Hiển thị các bài đăng có nhãn THIENTU TRAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THIENTU TRAN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

BÀI 5 : ĐIỀU MUỐN NÓI....TẠI CON NGƯỜI KHÔNG HẾT KHỔ ?...……( tiếp bài 4 ).


BÀI 5 : ĐIỀU MUỐN NÓI....TẠI CON NGƯỜI KHÔNG HẾT KHỔ ?...……( tiếp bài 4 ).
Do vậy, con người không GIẢI THOÁT ĐƯỢC KHỔ bởi con người LUÔN ĐEO BÁM NGHIỆP THỨC RIÊNG CỦA MÌNH, riêng của mỗi loài..... rồi quên dần đi Đạo Phật là DẠY CON NGƯỜI GIẢI THOÁT KHỔ ( khi đối diện, đối đầu trong cuộc sống do chính ta lục căn, lục thức hay do đối vật tương tác - lục trần đưa đến ) CHỨ KHÔNG DẠY CON NGƯỜI VẪN TIẾP TỤC SỐNG TRONG THẾ GIỚI "" CÒN TỐT CÒN XẤU; CÒN THIỆN CÒN ÁC, CÒN PHƯỚC BÁU, CÒN BẤT HẠNH, ...CÓ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC, CÓ ĐỊA NGỤC LUÂN HỒI... chính đó là cái nhìn của thói đời... " một giá trị mà chính con người chúng ta lập ra "
Tuy nói vậy, nhưng CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ LÝ LUẬN RỐT RÁO mà chỉ là những gợi ý. Nhất thiết phải chứng nghiệm, thân chứng mới khai thông con đường TÂM, CẢNH của Đạo Phật.....Ngặt một nổi, giả sử chứng nghiệm được rồi ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT hay BỒ TÁT thì VÂN SỐNG nhưng lại không có ngôn ngữ hay phương cách để truyền đạt cho CHÍNH XÁC.. AI CHỨNG NẤY BIẾT....
VÔ NGÔN TUYỆT LỰ...
-- điều nói ra được CHO DÙ LÀ THỰC , là do thân chứng của người này nhưng KHÔNG LÀ THỰC thân chứng của người khác. và cũng như thế không bao giờ " một thang thần dược của người bịnh này lại là thang thần dược của người bịnh khác..."".
-- Cảm thọ đau khổ hay HỂT KHỔ - đã giải thoát - của người này KHÔNG THỂ giải bày rõ ràng, chân thực với người khác, bởi gọi KHỔ là gọi chung NHƯNG mỗi cái khổ đều mỗi khác, nhất định khác, nên PHÁP GIẢI KHỔ không thể giống nhau...
do vậy lúc sanh tiền Đức Phật dạy :
"" những điều ta nói ̣ - chỉ dẩn cho con người giải thoát khổ - như nắm là trong tay ta; còn những điều ta biết như lá trong rừng."" hoặc "" tất cả mọi thế pháp đều hư dối cho dù Pháp ấy Như Lai vừa mới ban truyền mà bất cứ ai lập lại "".... Hư dối
ở đây là KHÔNG THÍCH HỢP... không thích hợp rồi...dù là cách thoát-khổ Như Lai vừa mới ban truyền......do đó con người chúng ta CHỈ ÔM CHẶC NHỮNG CÁNH TAY CHỈ TRĂNG ĐƯỢC BỌC BẰNG NHUNG nên không bao giờ THẤY TRĂNG, TIẾP CẬN ĐƯỢC....... TRĂNG.
Có bao giờ TỰ CON NGƯỜI CHÚNG TA biết mình SAI LẦM...đây chăng ?.
Ngay cả VÔ THƯỜNG là qui luật biến chuyển, thay đổi liên tục ...liên tục...trên hiện tượng giời, mà con người còn làm điều SAI TRÁI, NGHỊCH LÝ " bắt hay buộc " vô thường PHẢI KHÔNG ĐƯỢC BIẾN CHUYỂN, THAY ĐỔI.......để mọi việc, mọi vật như " TÔI " muốn - thật ra là " cái tôi " uớc muốn, cầu mong ...và vừa lòng...
Đó là THAM trong tinh thần giải-thoát khổ.......nên con người KHỔ vì hụt hẫn, bất toại.....THAM đó có thể kéo theo " anh em họ hàng nhà nó...SI - khi tham nhiều sâu đậm...cố chấp nhiều tham luyến....rồi SÂN...là điều tât yếu phải đến....rõ ràng. Phải chẳng qua bởi HIỆN HỮU của " cái tôi " VỊ NGÃ...!!.
Với lời khuyên, lời lưu lại...trong rất nhiều....rất nhiều.....kinh sách,..trong các buổi thuyết giảng...cuốn nào cũng vậy...người người cũng vậy ....đều nói LÀ KIM NGÔN PHẬT TỔ nhưng trong ấy " lấy gì xác định chắc chắn là Kim ngôn Phật tổ ", trong ấy không thấy ẩn tàng CHỦ QUAN, MẤT TỰ DO và chút ít VỤ LỢI...con người chúng ta qua kinh sách lưu truyền thấy KHÁCH QUAN, KHÔNG VỤ LỢI và tùy....TỰ DO...chúng ta có thể TIN ĐƯỢC :
Hiểu VÔ THƯỜNG, đừng VỊ NGÃ nghĩa là VÔ NGÃ ...vô ngã thì là triệt lộ , là chấm dứt NGUYÊN NHÂN mong cầu, ước vọng...KHỔ sẽ không sanh....hay chi tiết hơn..KHÔNG THAM, nghĩa là KHÔNG CHẤP HỮU cho " cái tôi " VỊ NGÃ. VỊ NGÃ........chấp hữu .........chứ KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG THỂ CÓ thì không kéo theo Tham, Sân, Si thì KHỔ KHÔNG SANH RA...
Có vẫn có thể có vì phải có......không vẫn có thể không vì phải không tùy theo định lượng, định phẩm của đời thường..nhưng những người biết VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ hay xa rời Tham, Sân, Si sẽ không chấp hữu...SẼ CÓ MỘT ĐỜI SỐNG thoát khỏi RÀNG BUỘC..... mà người khác thấy phong cách như THONG DONG, TỰ TẠI...hành cũng như không hành, thọ cũng như không thọ, phàm cũng như thánh....
Đó là LÝ GIẢI-THOÁT KHỔ ...giải-thoát khỏi những RÀNG BUỘC mà Đức Phật nói " Địa ngục hiện tiền,Niết bàn tại thế ".
KHỔ, RAY RỨT, LO SỢ ở đây và HẾT KHỔ, HẾT RAY RỨT, HÉT LO SỢ cũng ở đây...tất cả ĐỀU DO CON NGƯỜI Tham, Sân, Si của CHÍNH MÌNH mà sanh ra......
Giải thoát hay không... TÙY....tùy....chính mình.

7034

ĐIỀU MUỐN NÓI....TẠI CON NGƯỜI KHÔNG HẾT KHỔ ?...………..


BÀI 4 : ĐIỀU MUỐN NÓI....TẠI CON NGƯỜI KHÔNG HẾT KHỔ ?...………..
Nói con người tu theo Đạo Phật hay tu theo Đức Phật là SỐNG...sống ngay trong cuộc sống này...kiếp người này chứ chúng ta buông bỏ hay " không màn " để ý đến cuộc sống này mà tập trung lo cho " một đời nào đó " về sau này là hoàn toàn không phải...không đúng YẾU CHỈ GIẢI-THOÁT THOÁT KHỔ của Ngài, mặc dù có ai đó....có người nào nói RÁNG TU ĐI...LẬP NHIỀU PHƯỚC BÁU ĐI .....để cuộc sống SAU NÀY SUNG SƯỚNG MÃI MÃI hay được đầu thai làm người sung sướng ở kiếp kế tiếp....thì đây có phải chăng hình thức TRỐN CHẠY hiện tiền và " THẢ MỒI BẮT BÓNG "
Vâng, ĐẠO PHẬT hay ĐỨC PHẬT CHỈ DẠY CHẦM DỨT KHỔ NGAY KHI NÓ XUẤT HIỆN Ở MỖI CON NGƯỜI - LÀ GIẢI THOÁT KHỎ, HẾT KHỔ....." CÁI ĐANG LÀ......, NHƯ LAI........ " là bất biến KHÔNG KHỔ hiển hữu. Đạo phật ĐƯA CON NGƯỜI ĐẾN VỚI CÁI SỐNG HIỆN TIỀN - RỜI KHỎI HIỆN TIỀN LÀ ĐÃ VÀO ẢO ẢNH, LÀ MỘNG HUYỂN " CÁI
NÊN SẼ LÀ....... " là cái tương đối, là một.......chỉ một trạng huống của VÔ THƯỜNG chuyển biến, thay đổi mà bất cứ người nào cũng KHÔNG THỂ " biết ra sao ngày sau ". 
Bạn có " đồng tình, đồng cảm " không ??. TUỲ BẠN.
-- Với " cái đang là, thực tại hiện tiền, ở đây bây giờ, như lai Có hoặc không đồng tình, đồng cảm là bất biến, nhưng tất cả chúng ta đều nhận biết rằng " cái đang là, như lai " nó chỉ là như thế, chỉ là như nó đang trình hiện trước chúng ta, dù con người chúng ta gọi nó là ĐAU KHỔ hay KHÔNG ĐAU KHỔ. NẾU BẠN thấy 
-- ĐANG LÀ nghĩa là chính là nó..., Đạo Phật là dạy CẢM THỌ NGAY CHÍNH NÓ...như vậy nghĩa là chúng ta KHÔNG BẬN TÂM " nó từ đâu đến ", nó không bắt nguồn từ....... hay là nó không được sanh từ....NÓ KHÔNG SANH..., 
-- ĐANG LÀ nghĩa là chính là nó....Đạo Phật là dạy CẢM THỌ NGAY CHÍNH NÓ...như vậy nghĩa là chúng ta KHÔNG BẬN TÂM " nó sẽ ra thế nào ", nó không sẽ thành, sẽ trở nên
nó chỉ là thế .....NÓ KHÔNG CÓ CHẤM DỨT...KHÔNG TỬ.
Ý niệm thời gian LÀ CỦA CHÚNG TA....Ý niệm không gian LÀ CỦA CHÚNG TA....chứ vạn vật VÔ THƯỜNG biến đỏi, luân chuyển, thay đổi liên tục. ....NHƯ THẾ nếu chấm không " bị ", không có tác động của con người đến...thì nó chỉ ĐANG LÀ.., NHƯ LAI..., NHƯ THỊ.....
Nhưng, Nó chỉ là Nó ĐANG LÀ...và HIỆN HỮU ngay tức thời và " cái đang là, như lai " khác hiện hữu nhưng không phải từ nó, do nó, mà chỉ ĐANG LÀ, NHƯ LAI trong chuyển đổi, luân hồi của hiện tượng giới. Thế nên chúng ta có cảm giác nó " mong manh " như sương khói........ và Bạn " nắm bắt " ĐƯỢC nó chỉ và chỉ bằng TRỰC CẢM, THÂN CHỨNG... 
Bạn biết, Bạn cảm thọ về nó thật rõ ràng và....và ...không diễn đạt được nó như là " một cái gì ", hay bất cứ một từ ngữ ẩn dụ nào cũng có thể gáng-áp vào nó thì Bạn biết hoàn toàn vô nghĩa đối với nó. Thế nên, nó BẤT BIẾN, không sanh, không diệt - VĨNH HẰNG là thế trong ngôn ngữ Tôn giáo nhất là Phật giáo, quan niệm này rất thú vị hơn và chính xác nhất trong mọi quan niệm nhận thức của con người.
-- Với " CÁI ĐANG LÀ....... " thì Quan điểm của Đạo Phật - một quan điểm LẠ LÙNG mà.....mà THÚ VỊ bởi từ trước đây cho đến sau này đối với mọi quan niệm của con người. NÓ chắc thực trong mỗi sát na nhưng khi tư tưởng " xen vào "... nó không còn là nó...nó NHƯ DANH XƯNG, NHƯ ĐỊNH LƯỢNG, NHƯ ĐỊNH PHẨM của con người........ do vậy con người chúng ta nên xa rời.....là xa rời những xúc cảm do Ý căn diễn đạt sẽ đưa đến bám víu hay ghét bỏ, từ bám víu ghét bỏ sẽ đưa đến Ý đồ, từ ý đồ biến thành hành vi duy ý và hành động sai-khác nhau.
Chúng ta lại một lần nữa nghe lại SỰ DỨT KHOÁT của Đức Phật để dạy con người KHÔNG NÊN BỊ LÔI KÉO BỞI " CÁI ĐÃ LÀ......."" hay " CÁI NÊN LÀ... ......."" .cho dù " cái đã là "" hay "" cái nên là..."" mà nhiều người, mà nhiều Sư Thầy, nhiều Pháp sư cho là Tuyệt vời, cao cả....là chánh niệm.... Trong Tư Thập nhị chân Kinh ghi :
Dục sanh ư nhử ý
Ý dĩ tư tưởng sanh
Nhị tâm các tịch tĩnh
Phi sắc diệt phi hành.
( Trích trong Phật học Tự Diển của Cụ Đoàn Trung Côn ).
Trong Kinh Lăng Già, Đưc Phật khẳng định :
"" Hết thảy do tâm thức biến hiện mà có các cảnh giới khác nhau, ngay như cảnh giới thấy, nghe của Phật - người giác ngộ - cũng không phải cảnh giời thấy, nghe của Bồ Tát ""
Hoặc trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật nói :
"" Loài người thấy nước là nước, loài rồng, rắn thấy nước là nơi hang ổ của chúng ( chứ KHÔNG GỌI là nước ), loài quỷ thấy nước là máu mủ ( chứ KHÔNG phải là nhà hay là nước ) 
Do vậy, TÁNH KHÔNG của vạn hữu là Không phải " cái TÁNH " mà con người áp đặt cho vạn hữu khi tiếp cận, khi tương tác với vạn hữu.( tiếp và hết ) 
7033

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019

TẠI SAO CON NGƯỜI KHÔNG HẾT KHỔ ?...………...


TẠI SAO CON NGƯỜI KHÔNG HẾT KHỔ ?...………...
BÀI 3 : ĐIỀU MUỐN NÓI.....
TU THEO ĐẠO PHẬT '' LÀ SỐNG, CHỨ KHÔNG PHẢI LẬP LẠI CHO DÙ CHÚNG TA NÓI LẬP LẠI ĐIỀU ĐÚNG, ĐIỀU CHÁNH, ĐIỀU HAY...hay NGAY CẢ LẬP LẠI CHÂN LÝ.
Các Giáo phẩm, các Tu sĩ trên toàn Thế giới , Cơ Đốc giáo, Phật giáo, Tạng giáo hay Ấn giáo luôn luôn nhắc đến, nói đến một VIỄN ẢNH NGÀY MAI tươi sáng hơn. Thực hiện điều này......... và thực hiện theo cách này…, pháp kia….Bạn sẽ được vào Nước Thiên đàng, Tây phương cực lạc, được vãng sanh - được chết sớm hay muộn ĐỂ ĐẾN NƠI ẤY ??.............. ........còn không hay ngược lại, Bạn sẽ lọt vào Hỏa ngục, Địa ngục hay trầm luân sáu cõi luân hồi khổ sở !!. Rồi cận đại chuyển dịch vào ý thức hệ - thực tế cuộc đời khổ sở cũng còn đó với viễn ảnh Thiên đàng hạ giới..!!
Điều này khiến tâm thức con người càng bị quy định ngặt nghèo hơn bởi một số quy tắc, bởi một số giáo điều, giới luật,bởi một nhóm người để đến... niềm đất hứa, một cõi cao xanh, một sự siêu thoát, của Niết bàn, Thiên đàng và tâm thức con người bằng hình thức này hay hình thức khác bị manh mún xé vụn vặt….và hạn hẹp ….cục bộ..
Nói một cách khác, tất cả đều như nhau, cùng chung nguồn gốc, chỉ biểu hiện bằng những ngôn từ khác nhau nhưng vẫn là BẰNG CÁCH NÀY....NGÀY MAI SẼ.....!!.
Đây có phải chăng là lý do chính yếu ??- Tại sao con người không thay đổi, không hồi tỉnh; ngay cả những người đang nói ngay VỚI CHÍNH MÌNH, đang tuyên bố VỚI NGƯỜI CHUNG QUANH mà Họ coi như Đệ tử hay coi Họ như Sư Thầy, Sư Phụ........hoặc Họ tự cho là " gạch nối " với ai đó...như Bậc Toàn năng...!!
Tựu chung, nói tôi " tu hồi tỉnh, tu giác ngộ, tu giải thoát " cũng chỉ là THẢ MỒI BẮT BÓNG, BỎ CÁI ĐANG LÀ - thực tại hiện tiền, ở đây bây giờ đối với Họ không quan trọng nữa, nếu không muốn nói là bị lãng quên mặc dù nó rất HIỆN THỰC, CHÂN CHÁNH !!.
Điều này có nghĩa "" cái đang là, như lai " không còn quan trọng; trái lại những Ý NGHĨ HOÀN THIỆN, LÝ TƯỞNG hoàn thiện thì quan trọng, cái không thể biết mà chỉ biết qua sự đặt tên gọi thì quan trọng !!. " Cái đang là, như lai " không còn quan trọng.
" CÁI NÊN LÀ...... " trở thành Tháp ngà và rất quan trọng với con người. CÁI NÊN LÀ....có thể được bao trùm bằng những mỹ từ CHÁNH PHÁP, CHÂN TRUYỀN, MẬT TRUYỀN...…...
.........VI DIỆU, CAO SIÊU.....và lần hồi với thời gian, nó được bảo vệ "" HƠN CẢ CON MẮT CỦA CHÍNH MÌNH "".
Đạo Phật - Tạm gọi là Đạo Phật để dể bàn, dể luận, dể lý với nhau thì chúng ta thấy chúng ta SAI LẦM KHI " HIỂU " YẾU CHỈ RỐT RÁO CỦA ĐỨC _PHẬT .. ...........Ngài cũng như mọi con người khác NHƯNG Ngài khác các con người khác, kể cả Thầy Tu, Đạo sư, ....Ngài KHÔNG ÔM CHẦM QUÁ KHỨ, NGÀI KHÔNG XÂY DỰNG NGÀY MAI... chúng ta nếu đừng " xé manh mún " thì CÁI GÌ LÀM THÌ ĐÃ LÀM, CÁI GÌ Ở TƯƠNG LAI THÌ CHƯA ĐẾN.............. .....Ngài KHÔNG XÂY DỰNG XÃ HỘI, THẾ GIỚI CHO DÙ THẾ GIỚI CON NGƯỜI ĐANG NHIỀU TRẮC TRỞ KHÓ KHĂN, LO ÂU, BUỒN KHỔ THÀNH MỘT XÃ HỘI HOÀN MỸ, MỘT THIỆN ĐƯỜNG ƯỚC MƠ....MÀ VỜI NGÀI MỖI " CÁI KHỔ " LÀ MỘT SỰ MÊ MỜ, SAI LẦM..U MINH của con người.
CHẦM DỨT KHỔ Ở NGAY KHI NÓ XUẬT HIỆN Ở MỖI CON NGƯỜI.... là GIẢI THOÁT MỌI RÀNG sanh khổ........là phải chấm dứt NGUYÊN NHÂN gây ra khổ mà chính con người tạo ra....trong đời sống này...
Vậy ....tại sao con người CÒN KHỔ ?. Nguyên nhân gây khổ ở con người...vậy nguyên nhân là gì..?.
( tiếp...)



TẠI SAO CON NGƯỜI KHÔNG HẾT KHỔ ?? TẠI SAO CON NGƯỜI KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC BẢN CHẤT MÊ MỜ, VÔ MINH, SAI LẦM ??


Cái oái oăm của con người - thể hiện qua ngôn ngữ - chúng ta có từ HIỆN TẠI nhưng xét thật kỹ lại chúng ta thường " bỏ quên " hiện tại. Mỗi lần có tiếp cận với hiện tại chúng ta liền " nhảy tỏn " qua quá khứ hay " nhảy tỏn " đến tương lai !!. Ông lão nông VỪA NHÌN dây cỏ mắc cỡ, thực sự nó chỉ là dây cỏ mắc cỡ mà thôi - nhưng lão nông lại VỤT về quá khứ và...... trở nên THẤY GHET quá - cảm giác đó bởi nó đã làm Ông đau tay, bởi vì nó làm chật chỗ, ăn hết phân cây cối của Ông trồng. Nhạc sỹ Trần Thiện Thanh cũng VỪA NHÌN dây cỏ mắc cỡ - thực sự nó cũng chỉ là dây cỏ mắc cỡ - nhưng Anh ta lại VỤT về quá khứ với hình ảnh người tình thẹn thùng, e ấp, trinh nguyên, rồi anh mỉm cười với những hình ảnh của TƯƠNG LAI......
......đó là cái oái oăm, tệ hại theo cách nhìn của Phật giáo, của Thái Tử Tất Đạt Đa - Đức Phật mà chúng ta thường danh xưng thế - bởi nó KHÔNG cho con người cảm giác, cảm thọ ngay ở thực tại hiện tiền, ở như lai...., ở như thị......ở cái đang là.......- thực ra là có nhưng chúng ta vội quên ngay và .....và....đã sanh NGHIỆP cho dù nghiệp mà con người gọi là vui hay buồn, hạnh phúc hay tức giận đều mang đến cho con người lo âu, bồn chồn, sợ sệt, giận dổi, thỏa mãn.....hay những từ nào đó đại loại là như thế - dều nghĩa là khổ theo quan điểm của Đạo Phật !!
Cái oái oăm của con người hay của " bộ não của con người " là nó không có " khả năng " NHẬN RA Hiện tại; như nó có thể nói với chúng ta " mặt nước biển " - mặt ngăn cách giữa nước và không khí, nó BIẾT ĐÓ nhưng không cách nào diễn đạt hay " nắm bắt được ". Nó nói với chúng ta về số 0 - không - một số định lượng, định phẩm nhưng không bao giờ nó " nắm bắt được " số 0, thế nên các Bạn có biết số 0 là số sanh sau đẻ muộn hơn các anh chị em nó từ 1,2, ....đến 9 - những ký hiệu tượng trưng, ảnh tượng của hiện tượng giới. Nghĩa là NÓ chỉ diễn tả được cái có hình ảnh, có qui ước, có khái niệm..................nghĩa là CÁI ĐÃ LÀ, HAY CÁI NÊN LÀ . thế nên, còn những gì nói như tình yêu, từ bi, tỉnh lặng, hạnh phúc........CÁI ĐANG LÀ, NHƯ LAI ...nó - ngôn ngữ - phải kèm theo định từ tuyệt vời, vô lượng ( không cân đo đong đếm được ) hay vi diệu....... hoặc cả một từ mới Niết bàn......Tất cả những định từ nó dùng đi kèm chẳng qua là nó bất lực trong phạm vi CHÂN THỰC đó nghĩa là TẠM DÙNG do đó Đạo Phật gọi đó là mê mờ, sai lầm, vô minh và và.......không có sai lầm nào mà không khổ.
Cái oái oăm, cái bất lực của " bộ não con người " NHÂN TRÍ của con người, nó không bao giờ để con người " đứng yên " ở thực tại hiện tiền, ở đây bây giờ, như lai.... nghĩa là hiện tượng giới như trình hiện trước chúng ta. Nhân trí của con người - tư tưởng - nó chối bỏ cái đang là là như thế và chính nó thường nhủ thầm với chúng ta đó chỉ là phù du, tạm bợ, ngắn ngủi.......không làm đòn bẩy cho tiến bộ được.....thế là nó tạo ra lý tưởng hoàn hảo, chế độ hoàn thiện, các cách, pháp, hiệu quả, thiên đàng hoàn mỹ, Niết bàn cực lạc cũng như các định từ đối nghịch đáng chê, đáng sợ, phải loại trừ....
Cái oái oăm, cái bất lực của " bộ não con người " NHÂN TRÍ của con người, nó không bao giờ để con người " đứng yên " ở thực tại hiện tiền, ở đây bây giờ, như lai.... nghĩa là hiện tượng giới như trình hiện trước chúng ta.... Cái oái oăm, cái bất lực của " bộ não con người " NHÂN TRÍ của con người, nó không bao giờ để con người " đứng yên " ở thực tại hiện tiền, ở đây bây giờ, như lai.... nghĩa là hiện tượng giới như trình hiện trước chúng ta. Nhưng VÔ THƯỜNG là qui luật biến chuyển, thay đổi tất yếu của hiện tượng giới trong mọi cảnh giới mà NHÂN TRÍ của con người không bao giờ để con người " đứng yên " ở thực tại hiện tiền, ở đây bây giờ..., như lai....như đang trình hiện trước mặt chung ta..nghĩa là nó " bắt VÔ THƯỜNG ", nó " buộc VÔ THƯỜNG " .....KHÔNG ĐƯỢC đổi thay......dể dàng quá.....dể dàng quá....Ý MUỐN đó là SAI LẦM, TRÁI NGHICH....không thể được..
Đó là NGUYÊN NHÂN làm con người cảm thấy HỤT HẪN, không THỎA MÃN, MẤT MÁT......không TOẠI LÒNG...sanh bức xúc, KHỔ...Người tình quá trẻ đẹp...sau 30 năm...già lụ khụ không còn trẻ đẹp BẰNG người kia....thì gia đình lục đụt
vì KHÔNG CHẤP NHẬN VÔ THƯỜNG biến chuyển.....những gì tôi đã tạo nên như quyền thế, tài chánh PHẢI MÃI CÒN với tôi.....lại KHÔNG CHẤP NHẬN VÔ THƯỜNG biến chuyển, thay đổi..... .v...v.. KHỔ........ vẫn còn do sai trái, vô minh của CHÍNH MÌNH gây ra, do " cái ngã " VỊ NGÃ gây ra.
-- Chừng nào con người CÒN " buộc hay bắt " VÔ THƯỜNG không được biến chuyển, thay đổi...là con người CÒN SAI LẦM, TRÁI NGHỊCH...là CÒN KHỔ.
-- Chừng nào con người CÒN " buộc hay bắt " VÔ THƯỜNG không được biến chuyển, thay đổi.......là " cái tôi " VỊ NGÃ còn hiện hữu ....là con người CÒN SAI LẦM, TRÁI NGHỊCH...là CÒN KHỔ., chưa thoát KHỔ vậy nên NHÌN, THẤY hiện tượng giới một cách KHÔNG MONG MUỐN..., KHÔNG THAM LAM. ...... hay con người VÔ NGÃ thì con người HẾT KHỔ.
Đức Phật nhắn nhủ lại với con người rất KHÁCH QUAN, TỰ DO và Ngài không có ý VỤ LỢI - dù là để có nhiều người noi theo, dù là sự hãnh diện trong lòng, .....trọn..., tròn...ngắn gọn

VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ.....Ngài đã đưa ra NGUYÊN NHÂN sanh KHỔ và cách để MẤT NGUYÊN NHÂN ........mà KHÔNG CÓ NGUYÊN NHÂN thì KHÔNG XẢY RA.....là HẾT KHỔ.

Ý KIẾN : GIẢI THOÁT KHỔ CỦA CON NGƯỜI.


Ý KIẾN : GIẢI THOÁT KHỔ CỦA CON NGƯỜI.
Sự truy tìm và khát vọng đạt được chỉ là VÔ MINH...sai lầm....

Thật vậy. Nếu chúng ta nhìn kỹ lại - liệu có một hành động nào của con người trong đời sống bình nhật hay bắt đầu tu Đạo giải thoát đau khổ mà có ai lại không dựa trên nguyên tắc của lý tưởng, của lòng mong muốn và của ý chí, cho dù nhiều người đã nói rằng :" đây là hành động tự phát ", họ có thể nghĩ rằng họ có thể tự ý, nhưng xét cho cùng - không có chuyện đó - bởi mỗi hành động của con người đều bởi có lý do và ý chí của CÁI TÔI ; " tôi phải như thế này " , " tôi sẽ không làm điều kia " , Nó được phát sinh bởi " sự đào thoát, trốn chạy " khỏi tội đồ, tội Tổ tông, nghiệp xấu hay địa ngục....hoặc nó được thúc đẩy bởi " sự ước muốn, mong được " nghĩa là sở hữu một tri giác tuyệt vời - TUỆ, một ân huệ của Phật, Chúa, Thượng đế hay ít ra cũng " vãng sanh cực lạc "......v......v và ..v...v.,,,,như một KHẢ NĂNG LẠ hay một PHẦN THƯỞNG xứng đáng.
Xin lỗi, xin đừng cho rằng tôi ngạo mạn, bất kính với bất cứ Vị nào, với bất cứ người nào, bởi khi chúng ta không hiểu tường tận, chính xác, tỉ mỉ, bởi khi chúng ta không sáng suốt suy nghĩ, thì chúng ta không phải là một Phật tử rồi - do không nhớ lời dạy của Đức Phật - chứ đừng nói chi đến việc tu tập theo Ngài.
Thế nên chúng ta có thể nói - con người bình thường như các con người khác : Thái Tử Tất Đạt Đa, cúng ...cũng như chúng ta....cũng bắt đầu bằng sự LẦM LẨN, CẢ TIN ....nên Ngài theo hai Tôn giáo nổi tiếng thời bấy giờ, rồi Ngài giải thoát đau khổ được chăng ?. Không.
Qua hai Vị Thiền sư danh giá, lỗi lạc - đầu tiên - Alãrãma Kãlãma; rồi Vị Đạo sĩ nổi danh lổi lạc khác - Uddaka Rẫmaputta và không bao lâu (trích trong Đức Phật và Phật pháp ) " Vị đệ tử thông minh xuất chúng Gotama đã thấu triệt giáo lý của hai Vị Thầy :
Với Thiền sư Alãrãma Kalãma, Ngài nói : " Này Đạo hữu Kãlãma, có phải đây là mức tận cùng của giáo lý mà Đạo hữu nói rằng Đạo hữu đã chứng ngộ bằng trí tuệ trực giác và sống ẩn náu trong sư thành đạt ấy chăng ?.". Bằng cố gắng nổ lực, nghiêm mật tu tập Thái Tử Tất Đạt Đa đã đạt đến khả năng mà Kalãma gọi là Àkincannayatana Vô Sở Hữu Xứ Thiền và Arũpa Jhãna Thiền Vô Sắc giới thứ ba.
Với Thiền sư Uddaka Rẫmaputtaqua, thì Ngài cũng bằng cố gắng nổ lực, nghiêm mật tu tập và người đệ tử thông minh xuất chúng này cũng chứng đắc Đệ Bát thiền Vô Săc - tức tầng Thiền cao nhất của Thiền Vô Sắc giới Arũpa Jhãna, cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, không còn Tưởng ( tri giác saóóa ) mà cũng không còn Không-tưởng ( N'eva saóóa N'asaóóa-yatana ), tầng Thiền cao nhất trong tam giới, khi đắc thiền này tâm trở nên vô cùng tinh vi, tế nhị đến nỗi không thể nói là có tâm hay không có tâm.
Nhưng Đạo sĩ Gotama - Cồ Đàm nghĩ rằng ( trong Đức Phật và Phật pháp ) :' không thỏa mãn, bởi với một kỷ luật và giáo lý chỉ đưa đến khả năng, dú cho là khả năng tầng cao của tâm định mà không dẫn đến trạng thái ghê gớm, buông xã - không luyến ái, CHẤM DỨT MỌI ĐAU KHỔ, tình trạng tĩnh lặng, trực giác, giác ngộ và Niết-bàn. Ngài cảm thấy rằng đó chưa phải là mục tiêu cứu cánh, tuy rằng Ngài đã hoàn toàn chế ngự, làm chủ tâm mình, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn còn ở mãi xa....xa...
KHÔNG THỎA MÃN, bởi tất cả cũng chỉ là khát vọng nghĩa là chưa thoát khỏi vô minh. Ngài giả từ cả hai Vị Thầy. Ngài lại ra đi.... tuy rằng những Vị Thiền sư " rất hài lòng, rất vừa ý " mời Ngài lưu lại thay Họ để phát huy, để xiển dương Tông phái của Họ nhưng đối với Ngài , đối với Ngài là chưa giải thoát khổ.
Đối với chúng ta, con người thì có phải chăng Ngài cũng thực hiện những khái niệm, giả thuyết, những tiêu chí, những giáo pháp, tựu chung là những QUI ĐỊNH NGHIÊM NHẶT CỦA TƯ TƯỞNG - để rồi TƯ TƯỞNG TRUY TÌM cũng " tịt ngòi " ở cuối bức tường hiểu biết cho dù kiểm chứng được ĐÚNG những DỰ TƯỞNG của mình ....Đối với Thái Tử Tất Đạt Đa cũng thế....,
GIẢI THOÁT KHỔ....chấm dứt khổ...KHÔNG PHẢI LÀ SỰ HỌC HỎI..., TUÂN PHỤC, NHÁI LẠI VIỆC NGƯỜI KHÁC ĐÃ LÀM vì " cảm thọ khổ " là ray rứt, ưu tư, lo sợ...CỦA RIÊNG MỖI CON NGƯỜI.....
Giải thoát khổ...chấm dứt khổ...CHỈ CÓ MỘT CÁCH là CHẤM DỨT NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỔ....
Sau 49 ngày an tâm, tỉnh tâm...dưới côi Bồ đề Thái Tử Tất Đạt Đa phát hiện ra...nhận ra...VÔ THƯỜNG chỉ là chuyển biến thay đổi với mọi hiện tượng giới từ sanh, trưởng, già, chết....qui luật tất yếu NHƯNG ....cái quái quăm " cái tôi " ......cái tôi - hữu ngã đã song hành với tôi từ lúc trẻ thỏ KHÔNG THỂ Ý THỨC, KHÔNG CHỊU CHẤP NHẬN VÔ THƯỜNG mà làm ĐIỀU TRÁI NGHỊCH .......người có MUỐN có thêm và không hụt mất......người không MUỐN có và mãi tồn tại....người già không MUỐN cái chết đến với mình .v...v... như thế KHÔNG THỂ ĐƯỢC...không cưỡng lại được... Con người MUỐN....THAM.....SAI LẦM, SAI TRÁI.....sanh KHỔ là do mình THAM....
CỐ MUỐN, cố tham....thì tham " kéo theo người anh em họ Si của nó " và hụt hẩn không thỏa mãn, không vừa lòng " cái tôi " .....Sân..v..v..
Ngài nhận ra sự thật...và sự thật đó NGUYÊN NHÂN KHỔ : VÔ THƯỜNG ...KHỔ....VÔ NGÃ. Hay : " Sở dĩ con người KHỔ bởi con người mãi u mê, SAI TRÁI do Tham, Sân, Si của chính mình gây nên ".
Tu Phật......CHỈ CHẤM DỨT NGUYÊN NHÂN gây KHỔ thì mới HẾT KHỔ và HẾT KHỔ mới có KHÔNG KHỔ.......chứ không bao giờ GIẢM BỚT TỪ TỪ " cái khổ " rồi sẽ " hết khổ ", chứ không bao giờ như con người chúng ta nghĩ..... như chúng ta tưởng....như chúng ta được dạy bảo......thì đến bao giờ " nhiều cái lành, nhiều cái thiện, nhiều phước báu thì MẤT ĐI NGUYÊN NHÂN GÂY KHỔ sao?.

Không, chỉ có CHẤM DỨT NGUYÊN NHÂN KHỔ thì HẾT KHỔ - đó cũng là tâm nguyện, là mong mỏi của Thái Tử Tất Đạt Đa đối với con người...HÃY Ý THỨC việc làm của chính mình...... giải thoát khổ cho chính con người, chứ Ngài hay bất cứ Người hiểu biết, đàng hoàng nào mong đợi sự tuân theo, thuần phục, tôn vinh hay cầu xin...

ĐIỀU MUỐN NÓI VỚI CÁC BẠN...……...


ĐIỀU MUỐN NÓI VỚI CÁC BẠN...……...

Tôi muốn nói với các Bạn - các Bạn có nghĩ rằng khi một người nỗ lực, phấn đấu cho dù Anh ta có quyết tâm cao độ hay không cao độ đi nữa thì rõ ràng Anh ta cũng đã tự quy định, tự ràng buộc với một điều gì đó mà Anh ta cho là quan trọng hơn, to tát, lớn lao hơn về vật chất hay về tinh thần và quyết tâm thực hiện.. kể cả việc Anh ta muốn giải-thoát thoát khổ hay nói bình thường là muốn tu
Thế đây có phải là DÒNG TƯ TƯỞNG MONG MUỐN, lòng mong muốn hay chăng ?.
Thế đây có phải là SỰ MONG MUỐN của TƯ TƯỞNG là " động lực chính " hay chăng ?.
Nếu các Bạn " đồng tình " thì xét lại Tu Đạo Phật KHÔNG PHẢI hay KHÔNG THỂ BẮT ĐẦU BẰNG MỘT Ý THỨC CỐ GẮNG, MONG MUỐN hay MỘT QUY ĐỊNH, RÀNG BUỘC cho dù chúng ta có thể nói là ….. đây là " Ý thức MONG MUỐN chuyên tâm tu tập giải thoát khổ ", hay " quy định nhất tâm bất loan - định tâm " hoặc là " nghiêm mật giữ giới, hương thiện …. NHƯNG đích thị nó là " Bà con ruột thịt, là máu mủ " của quy định, ràng buộc, chấp chặc bắt buộc, mất tự do mà thôi.
Bởi ý thức mong muốn, hay quy định tất cả đều bắt nguồn từ " MONG CẦU của NỘI TÂM " hay nói một cách khác nó chỉ là những kinh nghiệm của " cái tôi ", của " cái ta ", cái NGÃ u mê " đánh lận con đen " của chính ta.
Đạo Phật - Đạo giải khổ KHÔNG CÓ PHẢI LÀ CỐ TÂM LÀM GIẢM...…..GIẢM DẦN CÁI KHỔ MÀ CON NGƯỜI ĐANG CÓ..., HIỆN CÓ....Đạo Phật không dạy chúng ta " mài mãi ,một miếng đồng rồi có ngày được cái gương soi mặt ".
Đạo Phật XẮC ĐỊNH " CON NGƯỜI KHỔ " và GIẢI THOÁT KHỔ nghĩa là HẾT KHỔ. Khổ dù là khổ gì….thì cũng một trạng thái CẢM THỌ BỊ.....đang bị của con người và HẾT KHỔ là không còn cảm thọ khổ mà là hoàn toàn cũng một cảm thọ nhưng khác.....không phải giảm dần, không bớt dần…..khổ. Cả hai cảm thọ KHỔ và HẾT KHỔ thì đều KHÔNG DIỄN TẢ ĐƯỢC mà chỉ THÂN CHỨNG " không phải cùng một " phẩm chất " như chúng ta " quên đi " khi nói đến..., nghĩ đến... ĐỨT KHOÁT " cái này " mất hẳn thì mới có " cái kia " hiện hữu..
Và nếu chúng ta NGHĨ CỐ LÀM CHO GIẢM DẦN, giảm dần.... làm như thế có phải chăng chúng ta đã NUÔI hay CHỈ NUÔI cho CÁI NGÃ LỚN HƠN mà thôi. Một trò xí gạt " êm ấm, ngọt ngào " để cái ngã còn tồn tại...., chứ KHÔNG PHẢI " ĐỂ HẾT KHỔ "... .....Nơi nào đó CÓ " sung sường, hạnh phúc " của Niết bàn thì nhất định không CÒN " sung sường, hạnh phúc " của vô minh. ". Không bao giờ...không bao giờ có không khí trong nước biển hay ngược lại không bao giờ có nước biển trong không khí mặc dầu chúng ta THẤY cách nhau một cái mặt mong manh...đến khi
" Cái này " mất....mất hẳn " cái kia " mới hiện hữu trọn vẹn....... " khổ " còn hiện hữu thì " không khổ " không hiện diện, chúng ta có học tập, trao dồi nghiêm mật ĐỂ LÀM GIẢM THIỂU hay BỚT " cái khổ " đi là KHÔNG ĐƯỢC ĐÂU.....là lọt vào " cái lưới bằng nhung " của vô minh..., của khổ.
Muốn nói như thế chỉ là một ý kiến của một cá nhân; một cá nhân có nhận xét rằng con người chúng ta đã làm một điều cực kỳ nguy hiểm khi bắt đầu cho việc tu tập theo Đạo Giải thoát rốt ráo khổ đau …….đa số chúng ta KHÔNG TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN KHỔ mà chúng ta tìm ... nghe Phương pháp giải khổ NHÚNG phương pháp giải khổ lại có hàng trăm, hằng ngàn phương pháp khác nhau hay nhiều...nhiều...sư thầy khác nhau vì con người có hàng trăm, hàng ngàn cái khổ khác nhau trong ngay đời sống này.... rất mong rằng các Bạn thấy vấn đề

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Ý KIẾN 2 : HIỂU TU PHẬT và TU PHẬT..

Ý KIẾN 2 : HIỂU TU PHẬT và TU PHẬT..
Chưa GIẢI THOÁT KHỔ mà chúng ta vẫn còn sống trong cuộc đời đau khổ mà...??.
Đây là một sự thật hiển nhiên bao nhiêu lâu nay chúng ta đã BỊ, trong khi đó Đức Phật đã bảo : " Niết bàn tại thế "; " chúng sanh là Phật sẽ thành " mà đã có ai, có ai đâu ?. Rồi chúng ta yên lặng, không dám nói, không dám hỏi...Hay là chúng ta LẠI NÉ ĐI bằng cách là chúng ta còn phải tu nhiều kiếp nữa, bởi tự cho mình nghiệp lực còn quá nặng, bây giờ chúng ta phải trả cho hết đi đồng thời phải chấp nhận những gì phủ phàn đưa đến,...rồi chúng ta sẽ.......và chúng ta sẽ......?
Người Giác ngộ - Đức Phật không bao giờ bảo : " có một linh hồn hay một dòng sinh mệnh bất diệt, tồn tại miên viển " vì như thế không phải MÂU THUẨN với luật VÔ THƯỜNG sao ?. mà thế thì LÚC NÀO đó có phải tôi không ?. SAI LẦM! Vâng có thể chúng ta sai lầm.........vậy luật Nhân quả và Biến dích thì sao ?.
Vâng, Ngài vẫn công nhận đúng...không có gì sai, nhưng điều đó KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ..." Tôi vẫn là tôi ..sau biến chuyển khi tôi HẾT KIẾP NGƯỜI ".
Mập mờ vì nhiều người nói....chúng ta TỰ AN ỦI mình bắng cách nào đó như TUYỆT ĐỐI...., NHẤT TÂM..... quán niệm một danh xưng nào đó của một Vị Phật mà chính con người chúng ta đặt ra - chứ các Vị KHÔNG CẦN thế, KHÔNG MUỐN TÔN VINH, CA NGỢI thế bao giờ để - rồi...rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ giác ngộ, chúng ta sẽ vãng sanh đến Tây phương Cực lạc, đến Miền đất hứa HẾT KHỔ ......nhưng chúng ta phải tuyệt đối quán niệm một danh xưng " một vị thuốc " mà cũng chính con người lập nên - mà không uống thuốc - rồi...rồi...một ngày nào đó chúng ta hết bịnh ??.
** Có phải chăng chúng ta SAI LẦM ?.
** Có phải chăng chúng ta TÔN VINH đến độ Người đươc tôn vinh cũng PHẢI NGƯỢN vì không nghe theo lời dạy bảo mà không cần suy nghĩ cứ chỉ " nhắm mắt tôn vinh, xùng bái "
** Có phải chúng ta quá dể dải khi dùng từ TU trong Đạo nhân, trong xã hội con người vào một lãnh vực khác ?.
** Có phải chăng chúng ta sai lầm TU, hay THAM THIỀN trong tôn giáo mà YẾU CHỈ của Tôn giáo đó là GIẢI THOÁT KHỔ chứ không phải HỌC ĐỨC TÁNH TỐT, HỌC, THEO PHƯƠNG PHÁP HAY, TUYỆT MẬT, BÍ TRUYỀN ?.
Không phải ít trường phái khác nhau ở Ấn Độ hay ở phương Đông, nơi mà người ta thường dạy những pháp môn tu hay tham thiền thật kinh khủng nhất...nó đã quy định, bắt buộc tâm trí không còn được một chút tự do nào, nó gò ép, chèn nén tâm trí không còn tự do, tự tại nên không thẻ thấu hiểu được vấn đề, không còn hiểu, THẤY, BIẾT " cái gì đang xảy ra " mà chỉ biết hành trì,...hành trì .... và hành trì.....với hy vọng " cái bánh vẻ " phía trước mà muôn đời không biết, không thể đạt đến đièu gì mới mẻ... !! ?.
VÀ CÓ BAO LẦN NGHĨ RẰNG CHÚNG TA ...chúng ta SAI. Chúng ta thoát khổ hay " nhai lại, nhái lại " một phương pháp hoặc " ca ngợi, tôn vinh một danh xưng, van xin.... "
VÀ CÓ BAO LẦN NGHĨ RẰNG CHÚNG TA " HIỂU CÁCH TU " nắm vững các pháp TU, các Đức tánh tốt hay chúng ta TU.., nghĩa là chúng ta PHẢI SỐNG ....phải BUÔNG BỎ Tham, Sân, Si của chính mình để BỚT hay HẾT KHỔ ?. hay Bạn đang cười... cho....vì nhận xét của tôi sai...TÙY BẠN...

.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

VẤN ĐỀ 1 ; HIỂU TU và TU ĐẠO PHẬT..

VẤN ĐỀ 1 ; HIỂU TU và TU ĐẠO PHẬT..
.
Con người, bất cứ ai với " cái từ TU " đều nghe dể chịu trong mọi hoàn cảnh, mọi thời gian bởi nó hàm ý là một sự sửa chữa CHO ĐƯỢC TỐT HƠN trước đây. Và như thế từ TU trở thành dể dải cho người dùng nó, nó bắt đầu đi vào phạm vi khác - như Phật giáo .....và...và nó SAI, sai hoàn toàn với TINH THẦN GIẢI THOÁT KHÔ mà Thái Tử Tất Đạt Đa đã " xả thân, liều mạng " mới NHẬN RA !!. TU PHẬT là để GIẢI THOÁT KHỔ cho con người trong cuộc sống hiện tại con người ĐANG KHỔ chứ KHÔNG PHẢI LÀ ĐỂ LÀM CHO TỐT HƠN mặc dầu khi BỚT hay HẾT khổ những Đức tánh tốt SẼ HIỆN HỮU.
Trên phương diện cuộc đời, trong cách hành xử với nhau, trong phạm vi đối nhân xử thế hay trong Đạo nhân TU là mong muôn TỐT HƠN, LÀNH HƠN, và như thế tâm trí tôi chỉ có một khả năng lập đi lập lại, thực hành từ ngày này qua ngày khác một phương pháp nào đó, rập khuôn theo một hệ thống nào đó để cuối cùng tôi sẽ GIỐNG '" một mẫu mực nào đó.... TỐT ", với cố gắng, đương nhiên phải cố gắng rồi.....tôi ĐƯỢC một KẾT QUẢ, có một THÀNH QUẢ như đã DỰ KIẾN - một mô thức sống, một mẫu mực đã quy định, nghĩa là tâm trí tôi ĐÃ sao chép, bắt chước lập lại mà thôi, nghĩa là tôi cố gắng học hỏi, huấn luyện tâm trí của tôi hay nói cách khác tôi vặn vẹo, uốn nắn, tâm trí của tôi, để trong quá trình đó hay đến lúc nào đó với hy vọng của mình - tôi đạt được một phần thưởng vào lúc kết thúc, lời đánh giá tốt, một tấm bằng khen. bằng một giá trị mà xã hội con người chấp nhận hay ít ra tôi khen tôi. Cho dù lúc đó tôi có khác hơn lúc trước nhưng chắc chắn suốt quá trình đó TÔI MẤT TỰ DO, tôi bị tôi chèn ép, tôi phải rập khuôn.....!!!. Và chẳng biết gì ngoài " cái tôi đã học " cái tôi ĐÃ BIẾT, tôi đã nghe .
Nhưng TU trong Phật giáo KHÔNG PHẢI THẾ. hoàn toàn không phải thế......
Nếu chúng ta cứ giữ quan điểm tu như thế thì đó là một SAI LẦM, một cách không thể chấp nhận trong Phật giaso... nhất là Phật giáo nói riêng.
Bạn có thấy, có khám phá ra rằng bằng cách như thế thì kết cuộc là những gì Bạn đã DỰ KIẾN hay NGHE NÓI " lúc đầu " không ?. Trong quá trình đó Bạn khư khư với những hứa hẹn, những thú vui, những phần thưởng, những hình phạt mà hệ thống đó vẻ ra đã làm cho tâm trí trở thành máy móc, ngu đần, hôn trầm, mê mẫn...lúc khởi đầu bằng sự gò bó, ép buộc, không tự do ...vào lúc khởi đầu Bạn đã đặt ra một con đường mà tâm trí phải theo thì làm gì quá trình đó cho phép Bạn tự do quan sát, khám phá, thì làm gì có quá trình đó cho phép Bạn tự do, tự tại để THẤY, BIẾT cái gì khác hơn cái mà nó " được cho biết trước và mong đợi ".
Thế Bạn chỉ có lại CÁI ĐÃ BIẾT hoặc Ai đó ĐÃ BIẾT và nói lại Bạn nghe hay những TƯỞNG THỨC mà Bạn đã đặt ra mà thôi.
Thế nhưng trong Phật giáo TU nhất định không phải là chúng ta muốn nói đến một cái gì đó phải được thực tập, phải lập đi lập lại, nhái đến nhái lui, hành trì - nghĩa là chúng ta không thể chấp hành, theo một phương pháp, một pháp môn, một tông phái nào cả; nghĩa là chúng ta không thể giữ gìn, tuân thủ một hệ thống giáo điều, giáo quy, giáo bang nào cả.
Đây là một SAI LẦM, sai lầm trầm trọng vì chúng ta quá dể dui ....hời hợt, cho nên chúng ta cứ mãi nói chúng ta đã tu, đã mà tham thiền mà sao chúng ta KHÔNG GIÁC NGỘ mà chỉ được Thầy, Sư phụ khen và CHƯA GIẢI THOÁT KHỔ !!.
tiếp.....2.


Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Trong bài 1 - Ý KIẾN - Niết bàn, Tây phương cực lạc

Trong bài 1 - Ý KIẾN - Niết bàn, Tây phương cực lạc có Bạn hỏi nguồn bài viết nên......xin trả lời...
79 tuổi đời chẳng gì vui
Nên viết " đại đại " cho tui đỡ buồn
Làm sao nhớ hết cội nguồn
Nhớ thì...thêm khổ....viết "tuông " cho lành
Bạn vui.....nhặt sớm....còn xanh
Chốc nữa ...nó héo...nó tanh nhất đời
Viết là....viết vậy để chơi
Xin Bạn lượng thứ....tôi mời trà nha...

VẤN ĐỀ ; ĐỘNG LỰC NÀO ĐƯA THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA TÌM GIẢI THOÁT KHỔ.................. Bài 6 : YẾU CHỈ CỦA ĐỨC PHẬT.

VẤN ĐỀ ; ĐỘNG LỰC NÀO ĐƯA THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA TÌM GIẢI THOÁT KHỔ..................
Bài 6 : YẾU CHỈ CỦA ĐỨC PHẬT.
Trong suốt quá trình truy tìm giải thoát Khổ của Thái Tử Tất Đạt Đa - về hiện tượng, về ý thức chúng ta thấy rằng ĐỘNG LỰC CHÍNH chính là Ở NGÀI, ngay những nỗi ưu tư, bức xúc của chính bản thân Ngài - cho dù chúng ta có tôn trọng Ngài, có muốn đề cao, tôn vinh Ngài đến đâu đi nữa - thì cũng phải nhận ra ĐÓ LÀ ĐỘNG LỰC CHÍNH. 
Và ở đây cho chúng ta nhận định thêm " động lực này " rất mạnh mẻ; mạnh mẻ đến độ không có con người nào có thể có được như Ngài. Chúng ta, con người có một trong nhiều lý do kính phục Ngài - trong Kinh sách, giảng luận thường nói Ngài là một con người đặc biệt hơn mọi người có lẽ là thế.
Thấy được động lực chúng ta mới có thể nhận ra " điều Ngài tìm " - YẾU CHỈ CỦA ĐỨC PHẬT. Trong quá trình tìm Ngài không để ý đến những " trạng thái tâm thức " - những cảnh Thiền - hay " Thiền giới " mà Ngài đạt được, rồi lại mạnh dạn, không luyến tiếc lìa bỏ kết quả. Điều này chỉ ra NHỮNG CẢNH GIỚI THIỀN đó " không đưa đến " cái Ngài cần tìm " - GIẢI THOÁT RỐT RÁO KHỔ. Vậy cảnh giới Thiền chỉ là " trạng thái TỈNH LẶNG, AN BÌNH hay gì gì........ " của tâm thức chứ không GIẢI THOÁT RỐT RÁO KHỔ 
Với Sư phụ thứ nhất - Đạo sĩ Alãrãma Kãlãma
-- Này Đạo hữu Kãlãma giáo lý mà chính Đạo hữu đã chứng ngộ bằng trí tuệ trực giác sâu rộng như thế nào ?
-- Ta đạt đến cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ Thiền ( ãkincannyatana )., tầng Thiền Vô sắc ( Arùpa Jhàna ), cảnh giới có quan niệm về Hư Không rất cao.
Và sau đó không bao lâu chính Đạo sĩ Gotama cũng chứng ngộ và thành đạt trạng thái ấy - trí tuệ và trực giác nhưng Đạo sĩ Gotama biết mình chưa thấu triệt chân lý tối thượng giải thoát khổ nên có một cuộc chia tay đầy lưu luyến của Sư phụ Ngài khi yêu cầu Ngài ở lại nối pháp.
Với Sư phụ thứ hai - Đạo sĩ Uddakha Rãmaputta, một Đạo sư trứ danh và một thời gian người đệ tử thông minh, quyết tâm cũng chứng đắc Đệ bát thiền Vô sắc, tức tầng cao nhất của thiền Vô sắc giới, cảnh giới Phi tưởng, Phi phi tưởng, tầng thiền cao nhất trong Tam giới, tâm trở nên vô cùng tinh vi tế nhị đến nổi không có thể nói là có tâm hay không.
Tuy nhiên Đạo sĩ Gotama cảm thấy rằng đó cũng chưa phải là mục tiêu cứu cánh; cho dù Ngài hoàn toàn làm chủ tâm mình nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn còn ở mãi xa với Ngài !.
Không thỏa mãn với phương pháp tu tập của Sư phụ Uddakha Rãmaputta, Thái Tử Tất Đạt Đa lại ra đi......
" Cái mà " Thái Tử Tất Đạt Đa xem là mục đích không phải là trạng thái tâm thức nào đó của con người mà là " giải thoát rốt ráo khổ " - đó mới là cứu cánh. Và một đêm ......Ngài PHÁT HIỆN " RỐT RÁO KHÔNG CÒN Ô NHIỄM " ( một số kinh sách gọi là triệt tiêu có lẽ không chính xác lắm ), KHÔNG CÒN TIẾN TRÌNH THAM ÁI thì chứng ngộ thực tướng vạn pháp, thì hoàn toàn thoát khổ
Có phải chăng KHI VÀ CHỈ KHI KIẾN DIỆN KHỔ thì MỚI giải thoát khổ ?. Và có phải chăng YẾU CHỈ DUY NHẤT hay CHÂN LÝ DUY NHẤT mà Đức Phật lưu lại cho con người là đây ?.
Một cách đơn giản, Bạn có thể học mọi cách, mọi tiến trình, mọi kinh nghiệm để đạt được tình THƯƠNG CON nhưng Bạn vẫn chưa BIẾT THƯƠNG CON - chỉ KHI và CHỈ KHI Bạn ĐỐI DIỆN với con Bạn - nghĩa là Bạn làm Cha / Mẹ thì Bạn BIẾT THƯƠNG CON và chỉ như thế, và không có gì là cao siêu, không có gì là huyền nhiệm bởi Bạn THÂN CHỨNG nó được rồi và tất cả các pháp - các cách ứng xử Bạn sẽ VÓ NGAY TƯƠNG ỨNG với TÌNH THƯƠNG ấy.
Có lẽ thế......
Con đường giải thoát khổ NÓI CHUNG nhưng " mỗi cái khổ " thì không của ai giống ai, của Thái Tử Tất Đạt Đa là của riêng Ngài. " Cái khổ " của Bạn là của riêng Bạn và con đường giải thoát khổ của tôi là của riêng tôi DUY CHỈ MỘT ĐIỀU giống nhau KHÔNG THỂ KHÁC là PHẢI BIẾT " CÁI KHỔ " nghĩa là phải KIẾN DIỆN NHƯ LAI....nói cách khác KHÔNG THỂ TRÁNH NÉ CÁI KHỔ MÀ PHẢI TRỰC DIỆN VỚI NÓ...NGHĨA LÀ phải chấp nhận " SỰ HIỆN HỮU " CỦA NÓ nơi con người - như chấp nhận cơn bịnh - rồi mới biết LÀ DO ĐÂU MÀ CÓ 
"" KHỔ DO VÔ MINH "" - Khổ sanh ra do " sự nhận biết SAI LẦM của con người sanh ra..
Đó là Chân lý mà Vị Thái Tử đã hy sinh cả cuộc đời của mình mới tìm ra. 
Và trong Thế giới con người ĐANG SỐNG thì con người có hàng ngàn....ngàn.. " cái khổ " khác nhau như con người có hàng ngàn...ngàn....." cái bịnh " thế nên lúc sinh tiền, Ngài đi thuyết pháp ĐỘ CHÚNG tuỳ theo tương duyên và cũng nhắc gửi lại cho con người :
-- "" Những điều Ta nói đây chỉ là lá trong nắm tay, còn những điều ta biết như lá trong rừng " - những cách giải khổ Ta đã bày giải đây chỉ như là nắm lá trong tay còn RẤT NHIỀU CÁCH GIẢI KHỔ KHÁC như lá trong rừng.
-- "" Mọi thế pháp đều Hư dối, cho dù pháp đó Như Lai vừa mới ban truyền mà bất cứ người nào lập lại "". Một pháp Phật ( cách giải khổ ) Như lai vừa bày giải CHO AI mà đem áp dụng cho " cái khổ khác " CHẮC CHẮN là KHÔNG ĐÚNG...
Một thang thuốc là thần dược đối với một bịnh nhưng chắc chắn KHÔNG THỂ LÀ THẦN DƯỢC cho một bịnh nhân khác.
TUỲ...TUỲ.....các Bạn .

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

VỀ TÁNH KHÔNG CỦA ĐẠO PHẬT.......

Ý KIẾN 12 : VỀ TÁNH KHÔNG CỦA ĐẠO PHẬT...........
" Cái " mà Đạo Phật nói CÓ THỰC thì con người " kéo xuống nói không " Cái mà Đạo Phật nói KHÔNG thì con người "đưa lên nói có "....có cái gì cao siêu đó gọi là KHÔNG.
Ở đây lại một lần nữa, theo thiển kiến khi nghĩ về TÁNH KHÔNG CỦA ĐẠO PHẬT tôi muốn minh định lại với các Bạn, chúng ta nên NHỚ RẰNG " hiện tượng giới NÓ LUÔN LUÔN LÀ CHÍNH NÓ...... KHI TƯƠNG TÁC VỚI CON NGƯỜI - nó luôn luôn là chính nó như nó đang trình hiện trước mặt con người " điều này có nghĩa là nó vẫn là một THỰC TẠI HIỆN HỮU chứ không phải " cái không ", cái rỗng không " nó không có gì, nó không là một thực hữu trong vạn hữu, để nói rõ hơn Bạn hãy tưởng tượng NẾU không có Bạn, không có tôi trong cái vũ trụ bao la này thì vạn hữu vẫn là VẠN HỮU CÓ THỰC chứ không phải không có và hiện đang hành hoạt không CẦN sự hiện diện của chúng ta đâu... Nhưng nó rất lạ lùng, kỳ kỳ với chúng ta khi chúng ta tiếp thu TƯ TƯỞNG Phật giáo, tư tưởng " giải thoát rốt ráo đau khổ " để nhìn vạn hữu, nghĩa là chúng ta ĐANG SỬ DỤNG MỘT KIỂU NHÌN KHÁC - QUAN NIỆM KHÁC - với kiểu nhìn quen thuộc, kiểu suy nghĩ quen thuộc của chúng ta bình nhật.
KHÔNG, không tánh của vạn hữu hay vạn hữu có Tánh không. ( Với các Vị giác ngộ nói KHÔNG là Họ nói đến " cái CẢM THỌ của Họ chứ không nói đến cái suy nghĩ, đặt tên như chúng ta - cái tính, còn với chúng ta là ĐANG NÓI ĐẾN LÝ của Đạo Phật, đang giải trình sự việc, nên chúng ta thường lẫn lộn từ không này - xin các Bạn lưu ý để chúng ta HIỂU rồi mới TIN được, và như thế chúng ta mới cúi đầu bái phục TRỌN TIN, chứ không thể làm con trâu xỏ vàm được dẩn dắt, chứ không thể đi trên vết mòn của bất cứ người nào - Đạo Phật không bao giờ yêu cầu như thế với chúng sanh đâu ).
Khi con người tương quan với vạn vật, với hiện tượng giới, con người " đã nhận thức " và nhận thức này nhất định đã tuân theo ngay hay là trên lệnh của các DẤU ẤN PHÂN BIỆT tốt hay xấu, hơn hay thiệt, thương hay ghét, thiện hay ác........mà Bạn hay tôi, chúng ta đã được tôi luyện truyền thừa từ lúc chúng ta ngơ ngác nhìn về hướng có " tiếng động gọi TÊN MÌNH " bởi Cha mẹ, bởi xã hội, bởi hệ thống chính trị, bởi các Ban bệ đạo đức, tôn giáo mà chính con người hình thành và "" CÁI TA hay CÁI TÔI HÌNH THÀNH "". Tôi khôn lớn, tôi thông minh, tôi giởi dang.......và tôi nhìn Vạn hữu THEO CÁCH ĐÓ........ Cách của Nhị nguyên đối đải. Nhưng các CẢM THỌ của một người, nhất định không phải là vấn đề TỪ PHÍA ĐỐI TƯỢNG tương tác mang đến - vấn đề của chính chúng ta. Cảnh vẫn là cảnh, hiện tượng giới vẫn là hiện tượng giới mà Cụ Nguyễn Du lại bảo : " người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ". Trái ấu nào mà tròn ?Trái bòn bon nào mà méo ??. Trái ấu không bao giờ tròn, trái bòn bon không bao giờ méo, tại sao lại nói : " thương nhau trái ấu cũng tròn, ghét nhau trái bòn bon cũng méo " ?. Đạo Phật hay Đức Phật vi tế nhận ra CÁI NHÌN CỦA NHÂN TRÍ hay cái trí VÔ MINH, quan niệm của con người khi tương quan với vạn hữu là sai lầm, U MÊ, VÔ MINH.
Con người chúng ta TỰ CÓ VẤN ĐỀ - vấn đề là do con người chúng ta làm sai lệch sự thật đó là oan nghiệt, rắc rối - NGHIỆP , vấn đề đó chính là nghiệp - nghiệp CHIÊU CẢM theo cách đó, dù chúng ta cho là vui hay buồn, là hạnh phúc hay bất hạnh, sung sướng hay nghiệt ngã, là toại hay bất toại.......Đạo giải thoát rốt ráo khổ - Đạo Phật bảo rằng NGHIỆP ĐÃ HIỆN HỮU trong Bạn, trong chúng ta rồi đó !!.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

VẤN ĐỀ 4 ; TU THEO PHẬT GIÁO.............ĐỊNH CHƯA PHẢI LÀ TU GIẢI THOÁT - THOÁT KHỔ

VẤN ĐỀ 4 ; TU THEO PHẬT GIÁO.............ĐỊNH CHƯA PHẢI LÀ TU GIẢI THOÁT - THOÁT KHỔ....x
Phương cách thứ hai của Phật giáo - TU ĐỊNH ( samatha ) -.hay Thiền là phương pháp giúp con người sống thật sự và trọn vẹn, sống trực tiếp với giây phút đang xảy ra với tâm thức và thân xác. Trực tiếp nên tu định giúp con người loại trừ được những cản trở nhằm vào tâm thức như xao lãng, âu lo, đờ đẫn, bồn chồn, sợ hải, giận dữ, hận thù, tránh được những xúc cảm phát sinh đột ngột......để dần dần tái lập sự an bình và tỉnh lặng - phải dùng từ an bình, tỉnh lặng chứ thật sư là tâm thức không còn bấn loạn bởi những xúc cảm. Tu định, hay Thiền không phải là sự trốn chạy, đào thoát những sinh hoạt thường nhật, một lối ngồi đặc biệt nào đó, ở Thiền viện hay ở một nơi xa xâm tách biệt hẵn với xã hội để trầm tư hay đấm mình vào một thứ lý tưởng nào đó huyền bí, vi mật.
Tu Định hay Thiền chân chính của Phật giáo hoàn toàn không có nghĩa là thoát ly như thế. Sự hiểu sai lệch như thế do bởi sự thiều hiểu biết về Tu định, Thiền và cũng làm cho Tu định, Thiền trở thành một nghi thức hay một lể tục thông thường chú trọng đến kỹ thuật Thiền - như yoga - luyện tập rồi thường đạt được một vài năng lực tâm linh.....hay thần bí - thật ra không có gì thần bí cả mà là một khả năng mà ai cũng có thể một trạng thái thân, tâm hoàn toàn TỈNH LẶNG - không còn sự " bát nháo, lăng xăng '' của cái tâm trí bình thường, không còn sự cân phân hơn thiệt, tốt cấu.....mà ai cũng có thể có được,.....nhưng khi nói đến TU THIỀN,.." hình như " chúng ta đều bắt đầu bằng sự lập đi, LẬP LẠI những qui tắc cần thiết........ như thế mà người ta gọi là " mở con mắt thứ ba "; Thiền đạt đến Cấp Đệ Nhất...Đệ Nhị...gì...gì. đó mà nhiều người nghĩ rằng người bình thường khác không thể có được...NHƯNG NGÀY xưa Vị Thái Tử dòng Họ Thích đã đạt được khi Ngài thọ giáo với Alảrãma Kãlãma và Uddaka Rãmaputta và Ngài đã trả lời khước từ ở lại thọ phong truyền thừa cả với hai Vị :' Hởi này Đạo hữu, tôi rất lấy làm hoan hỷ được gặp những người đồng tu đáng kính như Đạo hữu. Giáo lý mà tôi đã được trao truyền và chứng ngộ bằng GIỚI, ĐỊNH và ẩn náu trong sự thành đạt ấy như các Đạo hữu tuyên bố đã thành đạt."
Người Đạo sĩ Gotama cảm thấy rằng khả năng đó cũng chưa phải là mục tiêu cứu cánh. Ngài đã hoàn toàn chế ngự, làm chủ được tâm mình nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn còn ở mãi xa.....vì tất cả mọi khả năng đó còn cần đến sự dẫn dắt ...nên tất cả chưa thoát ra khỏi vòng Vô minh. Từ đó Ngài không tìm sự giúp đỡ dù là ý tưởng từ bên ngoài, giải pháp bên ngoài nữa.
Sau đó ...Ngài mới phát hiện ra Chân lý và sự vắng lặng chỉ tìm được ở ngay bên trong con người chúng ta.
( Đức Phật và Phật pháp trg 33, 34 và 35 ).
Tu định, Thiền " gom tụ " năng lực tâm thức trong một ý nghĩa tròn vẹn nhất, nhằm mục đích tẩy sạch tư tưởng bất tịnh, vọng động, theo lục căn hay lục trần. Sự an bình, tỉnh lặng đó sẽ gia tăng sức mạnh cảm nhận trực diện giúp con người suy luận, quán thấy thực tính của vạn vật chung quanh một cách tinh tế hơn, nhanh nhại hơn.
Một là phát triển sự tập trung tâm ý ( samatha hay samàdhi ), sự chú tâm vào một đề mục, còn gọi thoại đầu (cittekaggatà ) dần dần tâm thức an bình, tỉnh tịch - thường được diễn tả bởi từ như " đến cõi không, vô biên " hay những cõi vi diệu hơn như " phi tường, phi phi tướng " mà thật ra nó không gì vi diệu huyền bí cả bởi tâm thức KHÔNG CÒN DÍNH MẮC TƯỚNG gọi là phi tướng, phi phi tướng, nhưng cảm thọ vẫn cảm thọ dù rằng về hình tướng chúng ta gọi là thọ khổ, thọ lạc chứ không phải là không giác, không tri giác. Thiền nhân cũng cảm đó, thọ đó nhưng không vướng như chúng ta nên không " an trụ " vào danh xưng, tên gọi diễn tả do đó mới nói thọ mà không thọ, lạc mà không lạc, hĩ mà không hĩ, xã mà không xã.
Đây CŨNG LÀ GIAI ĐOẠN mà nhiều người " DỪNG LẠI " kể cả Tăng tu, mà Họ không thể ngờ rằng Họ CHƯA GIẢI THOÁT KHỔ.....trong đời sống hiện tiền này.....
Đối với Chân lý giải thoát rốt ráo khổ đau của Đạo Phật phương pháp Tu định, Thiền này xét cho cùng cũng không thể nói là không đan xen tu Giới và chưa đem lại sự giải thoát hoàn toàn, không đem lại sự kiến giải về thực tại tối hậu mà chỉ đạt đến sự sống hạnh phúc trong cuộc sống trong đời này ( ditthadhamma-sukhavihàra ) hay " sự sống an tịnh " ( santavihàra ), nó cũng chỉ là " bước đệm" từng bước trước khi KIẾN TÁNH VIÊN MÃN và làm cho con người phát triển " sự sáng suốt - TUỆ TÍNH ..
Đức Phật tùy thuận cơ duyên nêu ra một pháp Tu định, Thiền khác gọi là ( vipassanà ) " trục giác ", trực diện kiến tánh, vậy tu thiền hay định vẫn là " lập lại, làm lại những gì người ta chỉ bảo "mặc dù bình tỉnh, định tâm, định tánh dể sáng suốt, dể phát sinh tuệ nhưng giải thoát " CÁI KHỔ VẪN CHƯA " nói chung ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT SINH TUỆ GIÁC - đủ điều kiện để uống nước chứ chưa uống nước THẾ LÀ VẪN CHƯA BIẾT MÁT NHƯ THẾ NÀO.
( cón tiếp bài 5 Tu Tuệ ).