Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 16 - Duy tâm hồi chuyển- Pháp Tạng - kim sư tử chương.

Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm.(rõ nét Môn Duy tâm hồi chuyển).
Kim Sư Tử Chương.- Nội dung sách này được chia làm 10 môn:
1. Minh duyên khởi: Vàng vốn không có tự tính, chỉ do bàn tay khéo léo của người thợ đúc chạm mà thành con sư tử, nghĩa là hình tướng sư tử tùy duyên mà hiện.
2. Biện sắc không: Thể tính của sư tử tuy là không nhưng cũng không trở ngại gì cho việc phô bày hình tướng sư tử.
3. Ước tam tính: Đem Sư tử tình hữu (về mặt tình thì có sư tử nhưng về mặt lí thì không), Sư tử tự hữu(sư tử có giả)và Kim tính bất biến (chất vàng không thay đổi) phối hợp với 3 tính Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên thành thực của Duy thức thì: - Sư tử tình hữu: Sự tồn tại của sư tử là do tư tưởng hư cấu chủ quan (Biến kế sở chấp). - Sư tử tự hữu: Sự tồn tại của sư tử là nhờ duyên bên ngoài mà hiện ra một cách giả có(Y tha khởi). - Kim tính bất biến: Người thợ khéo léo đúc vàng thành hình dáng sư tử, nhưng tính chất của vàng thì không thay đổi(Viên thành thực).
4. Hiển vô tướng: Về mặt thể tính mà nói thì tất cả đều là vàng, ngoài vàng ra không có sư tử cho đến tướng trạng của sư tử.
5. Thuyết vô sinh: Sư tử tuy có sinh diệt, nhưng bản thể của vàng thì không thêm, bớt.
6. Luận ngũ giáo: Về mặt duyên khởi của sư tử, tất cả đều bàn rõ yếu chỉ của Hoa nghĩa Ngũ giáo(Ngu pháp Thanh văn giáo, Đại thừa Thủy giáo, Đại thừa Chung giáo, Đại thừa Đốn giáo, Nhất thừa Viên giáo).
7. Lặc thập huyền: Lặc, nghĩa là thâu tóm tất cả. Tông Hoa nghiêm mượn bản chất, tướng trạng của sư tử làm thí dụ, để trình bày từng môn trong thập huyền môn của Pháp giới duyên khởi.
8. Quát lục tướng: Dùng 6 tướng tổng, biệt, đồng, dị, thành, hoại của sư tử để bàn rõ về lí Lục tướng viên dung .
9. Thành bồ đề: Nhờ vào các pháp môn nói ở trên, khi thấy sư tử liền thấu suốt được lí tất cả pháp hữu vi xưa nay vốn vắng lặng, đồng thời xa lìa thủ xả, vào biển Nhất thiết trí, rồi tiến lên được Nhất thiết chủng trí mà ngộ đạo.
10. Nhập Niết bàn: Nếu thấy rõ được tướng sư tử và vàng đều không còn, thì chẳng sinh phiền não, vĩnh viễn xa lìa gốc khổ, chứng nhập Niết bàn. Hệ thống tông Hoa nghiêm tuy phức tạp, sâu xa, khó hiểu, nhưng Kim sư tử chương đã tóm tắt được những điểm cốt yếu một cách rõ ràng, cho nên đã trở thành bộ sách nhập môn của học thuyết Hoa nghiêm. Về các bản chú sớ của sách này thì có: Hoa nghiêm kinh Kim sư tử chương chú, 1 quyển, của Thừa thiên; Vân gian loại giải, 1 quyển của Tịnh nguyên; Quang hiển sao, 2 quyển, của Cao biện. [X. Phật tổ thống kỉ Q.39; Phật tổ lịch đại thông tải Q.15; Hoa nghiêm tông kinh luận chương sớ mục lục; Chư tông chương sớ lục Q.1]
Thuở xưa- hoàng hậu Võ Tắc Thiên mời thầy Pháp Tạng vào cung, bà rất thích nghe thầy thuyết pháp. Hôm đó thầy giảng về kinh Hoa Nghiêm. Thấy trong cung có một con sư tử bằng vàng, thầy cầm lên và lấy nó làm ví dụ để giảng về giáo lý Hoa Nghiêm cho hoàng hậu nghe. Sau buổi giảng thầy về chùa và ghi chép lại những điều mình đã giảng. Và đó là tác phẩm : Hoa Nghiêm Kim Sư Tử Chương.
Với thí dụ con sư tử vàng .- 1. Minh duyên khởi:
Vàng không có tự tính, nhờ có thợ khéo mà tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên nên gọi nó là duyên khởi.
Duyên khởi là sự sinh khởi của các pháp tùy trên điều kiện. Duyên là Nhân duyên, khởi là sinh khởi, Vàng không có tự tính, nhờ có điều kiện là thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Chúng ta nên biết rằng con sư tử thầy Pháp Tạng cầm trên tay để thuyết pháp là một ví dụ thôi. Thầy dùng hai hình ảnh để nói chuyện là vàng và sư tử, thêm vào đó là ông thợ. Trong sự liên hệ giữa vàng và sư tử có ông thợ chen vô trong đó. Nếu không có ông thợ thì vàng không bao giờ thành sư tử.
Vàng chính nó không có tự tính, nhờ điều kiện có thợ giỏi mới có tướng sư tử hiện ra. Sự có mặt của sư tử chỉ do duyên mà thôi, không duyên thì không có sư tử. Đó gọi là duyên khởi.
Trong đoạn này, chính nhờ ông thợ nên tướng sư tử mới hiện. Nhờ quán sát nên chúng ta mới thấy vàng trong tướng sư tử. Nếu không có sư tử thì làm sao thấy được vàng. Không thấy sóng thì làm sao thấy nước? Nói tới duyên sinh ta thấy có hai loại: ông thợ là duyên khởi, vàng là tánh khởi. Tánh cũng là một loại duyên.
Bây giờ chúng ta dùng một ví dụ khác là nước và sóng. Giữa nước và sóng cũng có một liên hệ như là giữa vàng và sư tử. Sự liên hệ đó là anh chàng gió. Nếu gió không can thiệp vào thì làm gì có sóng nổi lên cho chúng ta thấy. Ở đây cũng vậy, nếu không có ông thợ khéo thì làm sao có được con sư tử. Qua đó, chúng ta thấy có ba điều kiện:
1. Vàng tượng trưng cho bản thể, nền tảng của những hiện tượng . Cũng như nước là nền tảng của sóng thì vàng là nền tảng của sư tử. Nếu không biểu hiện ra sư tử thì vàng biểu hiện ra cái gì? Nó có thể biểu hiện ra đôi bông tai, chiếc vòng hoặc dây chuyền.
Vàng cũng như chân như, như bản thể, là nền tảng cho những hiện tượng phát khởi. Nếu không có sự can thiệp của ông thợ thì chúng ta không thấy được sư tử, đôi bông tai..., không thấy được vàng, cũng như nếu không có sự can thiệp của gió thì không thấy được sự liên hệ giữa nước và sóng.
2. Sư tử tượng trưng cho thế giới hiện tượng , hiện tượng giới. Trong khi học bài này ta phải biết con sư tử vàng thầy Pháp Tạng cầm trên tay chỉ là một ví dụ. Chúng ta đừng nên kẹt vào ví dụ.
Vàng không có tự tính, nhưng con sư tử thì có có, có không, có đẹp, có xấu. Đợt sóng thì có xuống, có lên, có cao, có thấp, nhưng nước thì không có tính đó. Sư tử, bông tai, dây chuyền...,có lớn, có nhỏ, có đẹp, có xấu. Nhưng vàng thì vượt thoát những cái đó, không nhỏ, không to, không đẹp, không xấu. Chúng ta không thể nói gì về vàng vì vàng là vô tính. Nhờ không có tự tính nên mới có ra được những hiện tượng trên thế giới (thế giới hiện tượng).
3. Ông thợ tượng trưng cho duyên, cho điều kiện. Nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi.
Chúng ta có thể nói đến bốn giáo lý về duyên khởi:
1- Nghiệp cảm duyên khởi
2- A lại gia duyên khởi
3- Chân như duyên khởi
4- Pháp giới duyên khởi
Tóm lại, duyên khởi có ít nhất là bốn loại: Nghiệp cảm duyên khởi, A lại gia duyên khởi, Tánh duyên khởi và Pháp giới duyên khởi.
Tất cả các cái hợp thành một cái và một cái chứa đựng tất cả các cái.
Đó là giáo lý của kinh Hoa Nghiêm. Trong giáo lý Hoa Nghiêm, người ta phân biệt ra Lý và Sự. Lý là thế giới của bản thể (bản thế giới) và Sự là thế giới của hiện tượng (hiện tượng giới).
Cánh cửa thứ mười: Duy Tâm Hồi Chuyển Thiện Thành Môn, thì:
Vàng và sư tử hoặc ẩn hoặc hiển tùy trường hợp, hoặc một hoặc nhiều, thật ra cả hai đều không có tự tánh, tất cả đều xoay quanh và biến chuyển theo tâm. Dù nói về sự hay về lý (bản thể hay hiện tượng) thì cả hai đều do tâm mà có sự thành lập và có cái vị trí của mình. Cái này gọi là Duy Tâm Hồi Chuyển Thiện Thành Môn.
Sư tử không có tự tánh mà vàng cũng không có tự tánh. Tướng, tánh là từ tâm chúng ta mà ra. Giống như khi ta chơi nhạc vậy, chơi ra một bản nhạc rồi thôi, bị vướng vào một bản nhạc thì không được.
Đó là một cách nói, chia ra làm tướng, làm tánh, làm vàng, làm sư tử, nhưng tất cả đều do tâm mà hiện ra. Sự thành lập của các pháp trên cơ bản nhân duyên, sự liên hệ giữa tánh và tướng, tất cả thứ đó đều do thi thiết của tâm mà thôi. Rốt cuộc tất cả chỉ là tâm, cái đó gọi là duy tâm hồi chuyển thiện thành môn .
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: