Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

+ SẮC - KHÔNG Bất Dị (không khác nhau) Bài 3. Quán Chiếu BN tt - Lưu ý 1/. Chẳng nên CHẤP KHÔNG.

Khi tu Quán Không để đến Trí Không (Bát Nhã BLM) Hành Giả nên lưu ý:
1/. Chẳng nên CHẤP KHÔNG. (Chấp Không là Tà Kiến chấp).
1a) Học pháp "Không" & Chấp Không.
Người tu Quán Không. Khi thấy các Pháp đều Không, liền khởi chấp: Không có tội, không có phước, không nhân, không quả v.v... liền rơi vào Chấp Không.
Kinh dạy: - Nguồn cội các pháp là không có tự tánh. Không tự tánh thì không phải có nghĩa là Không có các pháp, mà là các pháp giả có . Nếu chấp cái Không ấy thì rơi vào Đoạn kiến Không, nếu chấp Đoạn kiến Không thì là Tà kiến. Do vậy phải quán Không Không. (hết trích)
Muốn loại trừ "Chấp Không", phải nên quán Không không.
ĐT ĐL dạy:
- Không Không là nói các pháp là NHƯ. Như là BẤT SANH, BẤT DIỆT, TỊCH DIỆT CHÂN NHƯ, LÀ UYÊN NGUYÊN VẮNG LẶNG BẶC NGÔN NGỮ SUY LƯỜNG. (hết trích)
Trong ĐT ĐL có dạy về Quán Không & Chấp Không. Như sau:
* Người tà kiến chấp Không,và Người Quán Không khác nhau chỗ nào ?
LUẬN:
....... Hỏi: Nói "Các pháp tánh thường tự Không như vậy, sao chẳng bị đọa về tà kiến" ?
....... Đáp: Người vô trí chấp chẳng có tội, chẳng có phước, chẳng có đời sau, lại chấp tự sanh rồi tự diệt như cây cỏ, đất đá. Vậy là tà kiến. vì sao ? Vì họ chẳng quán được "nội thân, ngoại thân cũng đều là tự tướng Không cả".
....... Người theo tà kiến thường làm các việc ác, đoạn các thiện căn.
....... Trái lại, người tu quán Không chẳng khởi tâm chấp; đến việc thiện còn chẳng chấp, huống nữa là khởi tâm làm việc ác.
....... Người theo tà kiến phá "Không Môn" về cả 2 mặt: Nhân và Quả. Có người chỉ phá Quả mà không phá Nhân, có người phá cả nhân lẫn quả. ví như người nói "Không nhân, không duyên, không tội, không phước, tất cả đều là Không cả", là người phá cả nhân lẫn quả vậy.
....... Hỏi: Người quán Không cũng nói tất cả đều Không. Như vậy, giữa người tà kiến và người Quán Không đâu có khác gì ?
....... Đáp: Người theo tà kiến cho rằng:"Các pháp đoạn diệt rồi thành Không". Trái lại, người tu theo Đại Thừa thì biết rõ "Các pháp đều ở nơi thể Chân Không, chẳng thể phá; chẳng thể hoại. Như vậy 2 bên hoàn toàn khác nhau, như lửa và nước, như cam lồ và độc dược vậy. Lại nữa, thể Chân không chẳng phải Có, mà cũng chẳng phải Không. Đây là "Không Tam Muội"; còn người theo tà kiến tuy cũng nói Không, mà chẳng phải thật Không vậy. (hết trích)
1b). Nhập Pháp Không: Muốn vào được Pháp Không mà không bị "Chấp Không", thì gọi là "Nhập Pháp Không".
ĐT ĐL dạy:
....... Người tu quán Không, do trước đã có tu bố thí, trì giới, thiền định, nên tâm được nhu nhuyến; lại do các kiết sử đã mỏng, nên mới vào được Chân Không.
....... Trái lại, người vô trí chấp không là do tà kiến, chẳng phải do trí huệ mà biết được Tánh Không của các pháp vậy. Chỉ ví như người nghe nói "muối làm tăng thêm mùi vị của thức ăn, có muối các thức ăn mới trở nên thơm ngon hơn", rồi bốc cả nắm muối bò vào nồi canh, khiến chẳng sao ăn được vậy.
....... Người vô trí, khi nghe nói "Không môn" là "Giải Thoát Môn" liền sanh tâm giải đãi, chẳng chịu tu các công đức, mà lại muốn được "Pháp Không", khiến phải đoạn mất thiện căn.
....... Người vào được 3 Giải Thoát môn rồi, do biết được rõ nghĩa của Phật pháp, nên chẳng rơi vào đối đãi, ở nơi mọi sự việc đều được vô ngại, tức đã được Bát nhã Ba- la- mật rồi vậy.
....... Những người nào không rõ nghĩa Bát nhã Ba- la- mật mà vào trong Pháp môn A Tỳ Đàm, thì liền rơi ngay vào chấp Có, chấp Không; dẫn đến vào trong pháp môn Côn Lạc cũng là như vậy.
....... Trái lại, Bồ tát hành Bát nhã Ba- la- mật, rõ biết hết thảy các pháp là Vô tướng, mà cũng biết rõ hết thảy Tướng của các pháp, biết rõ hết thảy tướng đều là một, không khác. Nói rõ hơn, Vô tướng cũng là Nhất tướng vậy. (Như vậy gọi là Nhập Pháp Không)
(hết trích)
1c). Học pháp "Không" và nhập vào pháp "Không" có gì khác nhau ?
ĐT ĐL dạy:
LUẬN:
.......Hỏi: Học pháp "Không" và nhập vào pháp "Không" có gì khác nhau chăng ?
.......Đáp: Lúc ban đầu phải học pháp "Không", rồi sau đó mới được vào pháp "Không". Học "Không" là phương tiện để nhập vào "Không". Khi đã nhập vào "Không" rồi, thì Bồ tát dụng "vô tướng" và "vô tác" để học và hành 37 phẩm trợ đạo cùng 3 giải thoát môn.
....... Tuy rằng 37 phẩm trợ đạo là pháp của Thanh Văn, nhưng đó cũng là đường dẫn vào Niết bàn, nên Phật dạy Bồ tát cũng phải học và hành các pháp đó.
....... Ngài Tu Bồ Đề dấy niệm rằng, " 37 phẩm trợ đạo là pháp dẫn đến Niết bàn. Như vậy, vì sao Bồ tát hành pháp ấy, mà lại chẳng tác chứng Niết bàn ? ".
....... Phật dạy: Bồ tát quán hết thảy các sắc pháp đều là không. Nhờ vậy mà thâm nhập được vào thâm thiền định, khiến tâm chẳng loạn động, được trí huệ vô ngại để hành các thiện pháp làm lợi lạc cho chúng sanh. Thế nhưng, Bồ tát chẳng chấp pháp không, chẳng tác chứng đạo Nhị thừa, chẳng ái trước vô ngã, thẳng vào Niết bàn, mà chẳng thấy có pháp Niết bàn để tác chứng.
....... Bồ tát biết rõ, nếu chia chẻ sắc pháp, thì sẽ dẫn đến cực vi trần. Thế nhưng, Bồ tát chẳng chấp cực vi trần, vì biết rõ sắc pháp dẫn đến cực vi trần đều là tự tướng không. Cho nên ở nơi pháp vô sắc cũng chẳng lưu niệm, thẳng vào "Không", mà chẳng tác chứng "không". Phật dạy như vậy, nhưng ngài Tu Bồ Đề chưa thấu triệt ý của Phật, nên hỏi : Bồ tát chẳng nên trú nơi pháp không, mà tác chứng. Như vậy, vì sao nói Bồ tát trú nơi pháp không, mà chẳng tác chứng ?
....... Phật dạy: Vì Bồ tát đã thâm nhập vào pháp tánh, nên chẳng tác chứng vậy.
....... Ví như người cắt cỏ tranh, nếu nắm quá chặt thì cạnh lá tranh có thể cắt đứt tay; trái lại, nếu khéo léo nắm nhẹ nhàng, nhanh nhẹn thì chẳng bị đứt tay. Cũng như vậy, người học pháp không mà chưa được vào pháp tánh, thì còn chấp pháp không, và còn thấy các tác chứng; trái lại, Bồ tát đã thâm nhập vào pháp tánh, nên biết rõ "pháp không" cũng là "không", Niết bàn cũng là "không", là chẳng có chỗ chứng (vô sở chứng).
....... Khi chưa vào pháp không, Bồ tát đã tự niệm rằng : Ta nên quán các pháp đều là tự tướng không, mà chẳng nên thủ chứng. Khi vào thiền định, ta chớ nên chuyên tâm nhiếp niệm nơi pháp không, là ta đã buộc tâm vào "không", chẳng thể nào thoát ly ra khỏi "không" được. Nếu chấp "không" như vậy, thì chẳng sao có thể nhiếp độ chúng sanh được. (hết trích)
Như vậy.- Chỗ khác nhau giữa: Học pháp "Không" và nhập vào pháp "Không" , là: Không Chấp Không và Không Chấp Chứng Đắc.
* Luận lại dạy: Không Chấp Không và Không Chấp Chứng Đắc.- Thì được Pháp Nhẫn.
(Trích - Phẩm 60. Học Không, Bất Chứng.)
1d). Không Chấp Không và Không Chấp Chứng Đắc.- Thì được Pháp Nhẫn.
Hỏi: Nếu nói “Các pháp từ vô thi đến nay vẫn thường Không, thì nay cũng là Không. Như vậy là ác tà kiên rồi. Vì sao lại cho là Pháp Nhẫn ”?
Đáp: Nếu quán các pháp rốt ráo là Không, mà tâm chấp tướng Không ây mới là ác tà kiến.
Nếu quán các pháp rốt ráo Không, mà tâm chăng chấp tướng Không ây là chăng sanh ác tà kiên. Như vậy mới gọi là Pháp Nhẫn.
Như bài kệ thuyết:
Biết tánh pháp thường Không,
Tâm cũng chẳng chấp Không,
Như vậy là Pháp Nhẫn.
Vô tướng vào Phật Đạo.
Khai mở cửa Tri huệ,
Quản Thật Tướng các pháp,
Giữ tâm không thối chuyển,
Không tùy theo các quán.
Trí huệ quán như vậy,
Lợi lạc cho chính mình,
Cùng lợi cho tất cả,
Mới thật là Pháp Nhẫn.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản cho biết 'LỜI PHẬT DẠY VỀ CHỮ NHÂN'
Tất cả cảm xúc:
Bạn và 3 người khác

Không có nhận xét nào: