Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 14- - 3/. DUY TÂM HỒI CHUYỂN THIỆN THÀNH MÔN (Môn Duy tâm hồi chuyển khéo thành)- Định Nghĩa.

+ DUY TÂM là gì ?
- Đáp: Loài Hữu tình (như con người) đều có TÂM.
TÂM có 2 biểu hiện: 1. Bản Thể (Tịch- tịnh) 2. Hiện Tượng (Chiếu- động).
* Con người chỉ nhận biết và Chấp thủ phần Chiếu làm Ý Thức (còn cho là linh hồn, là Tâm ! ).- Thật ra dù là chấp thủ phần Chiếu, hoặc là chấp thủ phần Tịch.- Thì đều là thể bất toàn của Tâm. Nhà Phật gọi là VỌNG TÂM.- Cái Vọng Tâm này bị nhà Phật bác bỏ (gọi là Vô minh).
* Hành giả đệ tử Phật, nhận ra Chân Tâm (là Chân- Vọng- Tịch- Chiếu đồng thời) .- Đó là Như Lai Tàng Tâm.
Duy Tâm nói ở đây chính là : Chân tâm thanh tịnh- Như Lai Tàng.
DUY TÂM HỒI CHUYỂN là, các môn giáo nghĩa v.v… đều do tánh chân tâm thanh tịnh Như Lai Tạng kiến lập. Hoặc thiện hoặc ác đều theo tâm mà chuyển, nên nói HỒI CHUYỂN THIỆN THÀNH. Ngoài tâm không riêng có cảnh nên nói DUY TÂM.
Đây là căn cứ vào tâm mà nói rõ cái căn bản của duyên khởi, cũng chính là tất cả các pháp đều nương vào tâm Như lai tạng tự tính thanh tịnh mà được thành lập, thiện hay ác đều do tâm chuyển, cho nên gọi là Duy tâm hồi chuyển (duy tâm xoay chuyển).
Như dùng sư tử vàng làm ví dụ, thì vàng là bản thể, sư tử dụ cho hiện tượng, vàng và sư tử hoặc ẩn hoặc hiện, hoặc một hoặc nhiều, đều không có tự tính, do tâm xoay chuyển, nói sự, nói lí, có thành, có lập .- Đó là Duy tâm hồi chuyển thiện thành môn.
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: