Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang Chủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang Chủ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Cảm thơ Thầy Tuệ Sỹ

 (Vĩnh Hảo) Đọc thơ Tuệ Sỹ_______Ai có thể tưởng được đây là bài thơ ngắn của một nhà sư?

“Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận

Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.”

Ở đây không cần phải luận bàn làm gì cái sở học uyên bác và trí tuệ cao thâm của nhà sư tác giả bốn câu thơ ấy. Chỉ nói riêng chút xíu về hồn thơ, hơi thơ của ông qua vài bài thơ mà nhiều người từng đọc và say mê. Trước nhất là bài thơ vừa đọc ở trên (có trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn), tựa đề: Thoáng Chốc.Bài thơ bắt đầu bằng nhân vật ở ngôi thứ ba: “Em” (cô ấy, người ấy); mà cũng có thể là nhân vật ngôi thứ hai lắm! Em. Vâng, tôi nói với em đấy. Không nói bằng lời mà bằng tâm.Em: mắt biếc, ngây thơTả một người đẹp chỉ bằng mấy chữ. Mắt biếc: cửa sổ tâm hồn. Ngây thơ: tâm hồn. Chỉ nhìn vào cửa sổ là thấy được cái gì ẩn sâu bên trong. Cửa sổ xanh biếc, xanh như ngọc, mở ra một tâm hồn trong trắng ngây thơ. Không những vậy, cái vẻ ngây thơ còn được xác định thêm bằng khung cảnh chung quanh, bằng sự rộn rịp đông đảo của một ngày hội lớn; qua đó, thi nhân thấy “em” ngây thơ chi lạ giữa chốn lễ hội chen chúc những người là người. Lễ hội nào đây? Phải là lễ hội lớn ở chùa thì mắt biếc mới giao cảm với cái nhìn của thi nhân. Tết thượng nguyên? Lễ Phật Ðản? Không. Những ngày lễ hội này vui lắm. Khí trời ấm cúng, lòng người nô nức hân hoan. Không thích hợp để lòng mình bất chợt nẩy sinh một nỗi buồn vu vơ, hoặc bỗng dưng mà tha thiết yêu người như vậy. Phải là ngày Lễ hội Vu Lan. Mùa thu. Gió lành lạnh. Buồn buồn. Một ngày lễ tuy cũng là hội lớn nhưng không rộn ràng vui tươi như ngày xuân hay Phật Ðản. Ngày ấy, những người con xa gia đình sẽ nhớ cha nhớ mẹ hơn; những nhà tu sẽ dễ chạnh lòng hơn.Nơi sân chùa, tiếng trống, tiếng chuông, tiếng mõ, ban kinh sư nhịp nhàng câu kinh tiếng kệ, hàng nghìn người bu quanh đàn tràng chờ đợi giờ phút giành giật thực phẩm cúng cô hồn… Và em bỗng nổi bật giữa chốn lễ hội ấy, với đôi mắt ngạc nhiên quan sát, tìm hiểu quang cảnh lễ hội một cách thú vị. Và rồi một thoáng bất chợt bắt gặp nhà sư thi sĩ.Khoé môi cười nắng quái cũng gầy haoNắng lúc ấy không còn gay gắt nữa. Màu nắng bỗng dưng dịu xuống… Dịu không phải vì nắng thu mà vì một khoé môi cười. Khoé môi cười làm cho “nắng quái” hao gầy đi, giảm gắt đi. Nói cách khác, trời nắng gắt bỗng dưng êm dịu đi khi nàng nở một nụ cười. Nụ cười gì đấy nhỉ? Cười với ai? Cười với bạn bè? với người thân? hay với nhà sư thi sĩ? Có lẽ là cười với nhà sư. Em mỉm cười thay một lời chào. Nhưng cười thế nào mà nắng quái cũng gầy hao? Cười thế nào mà lòng bỗng bâng khuâng, dìu dịu… để không kềm được lời ca:Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớnKhoé môi cười nắng quái cũng gầy haoChưa hết. Ngay lúc ấy, ngay ở quang cảnh tưng bừng lễ hội ấy, mà tự dưng dáng em bỗng trở thành hiện thân của một con cò trắng giữa đồng xanh. Rõ ràng là em đang đứng giữa rừng người mà sao thi nhân lại thấy khác đi. Thấy em nổi bật lên, không phải như con cò trắng đứng giữa bầy cò đen; cũng không phải như con cò trắng đứng giữa bầy gà, bầy vịt, mà đứng giữa đồng xanh bát ngát. Tất cả mọi người chung quanh đều mất dạng, không hiện hữu. Chỉ có một mình em áo trắng, ngây thơ, mắt biếc, đứng giữa đất trời mênh mông.Như cò trắng giữa đồng xanh bất tậnMắt biếc, ngây thơ, trong chiếc áo dài trắng, đứng lặng lẽ, nở một nụ cười, giữa đám người chộn rộn. Ôi, đẹp như thế, làm sao mà lòng khỏi bâng khuâng xao động; làm sao mà chẳng thành thơ; làm sao mà khỏi yêu được! Vì vậy:Ta yêu ngườiÐừng vội, hãy đọc ngang đó, ngắt ngang đó thôi. Khoan đọc tiếp mấy chữ cuối. Khoan chấm dứt bài thơ. Hãy dợm một chút ở nơi này. Và hãy mượn bài thơ của thi nhân để diễn tả thể cách yêu bình phàm của chúng ta:

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận

Ta yêu người.Ta yêu người, chấm hết. Rồi bắt đầu bước chân chinh phục, chiếm hữu. Bước chân đó mỗi người có một cách riêng, không cần phải nói ra. Chỉ cần: Ta yêu người, là xong.Cái trình tự thương yêu của người trần sẽ trôi đi như thế. Thấy em mắt biếc, trong trắng, dịu dàng, cười rất có duyên, nổi bật giữa đám phàm phu tục tử khác… thì phải yêu thôi. Vâng, ta yêu người, tôi yêu cô, anh yêu em. Phải là như thế. Bài thơ của chúng ta, dù theo vần điệu và thể loại thì không muốn cắt ngang đó, tức lắm; nhưng trên thực tế đời sống thì chúng ta cắt ngang đó cái rụp, đâu có cần suy nghĩ gì nữa. Ðẹp, có duyên như vậy thì… yêu! Bài thơ chấm dứt, có một đoạn kết rất thực tế, rất phổ thông, rất là người._____________https://thuvienphatviet.com/vinh-hao-doc-tho-tue-sy/


Phạm Văn Dũng cảm tác.

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát

Ta yêu người vì một thoáng chiêm bao.

Đọc thơ và cảm xúc là tùy theo tâm trạng và hiểu biết của mỗi người cho nên thơ vốn chẳng giành riêng cho ai cả.Khi nghĩ về một bài thơ trước phải xem bài thơ được ra đời vào thời điểm nào, bối cảnh xã hội và nhà thơ đó là ai..Ở đây ta đang nói về bài thơ của một nhà thơ - tu sỹ phật giáo, một người nổi tiếng với đầy đủ tài hoa, phẩm hạnh và nhân cách của một nhà thơ - thi sĩ và một bậc tu hành giác ngộ thấu triệt nhân sinh..Tôi không dám nói nhiều về học thuật chỉ là một chút gợi ý , cảm xúc của mình với bài thơ cùng một tâm tư của người yêu thơ và thực hành phật đạo.Cuộc sống như một ngày hội lớn trong mắt người thi sĩ.

Chữ Em mở đầu câu thơ thật là tuyệt, không phải là một cô gái cụ thể mà tác giả đã rất tài tình gói trọn nhân tình thái thế vào một chữ Em như là một người con gái trong trắng hồn nhiên trong vũ điệu của cuộc sống, một ngày hội cho tất thảy chúng sinh được an bình vui tươi thọ hưởng kiếp đời như là một ân huệ mà tạo hoá đã ban cho.Chữ Em cũng chính là tác giả  với cái nhìn đời trong veo  mắt biếc giữa cuộc sống bao la như một ngày hội lớn, một cảm xúc bình an và ngây thơ không một mảy may lo âu sợ hãi trước cuộc đời..Nhưng sang câu thứ hai là:

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao.

Đến đây cái thấy cái hiểu cái cảm thụ của tác giả đã hoàn toàn khác lạ với cái trong trắng ngây thơ mắt biếc không một gợn đục như trước nữa, mà một cảm xúc đầy trí tuệ, từng trải khám xét..không như nhà thơ Thế Lữ : 

Bình minh chói lọi đâu đâu ấy

Còn chốn lòng riêng u ám hoài.

Tuệ Sỹ đã nhìn chân lý qua một nụ cười không phải là buồn thảm hay mắt biết ngây thơ như ngày nào nữa, mà cảm nhận cái nguồn ánh nắng không ngọt ngào trên một phần rất nhỏ ở bờ môi. Cái  giọt nắng ngọt ngào mạnh mẽ như ngày nào giờ chỉ còn là anh chàng hao mòn gầy gò thiếu sức sống, một khoé cười chẳng khinh khi cũng không mủn lòng mà đầy chút thương tiếc, cảm thương và thấu tỏ cho một sự thật, chân lý vẫn còn đó niềm hy vọng chưa vụt tắt vạn vật cũng đổi hình biến dạng, nắng quái là một chút xót lòng xao động của thi sĩ đứng trên cả và vượt ra ngoài để cảm nhận, bao dung..

Câu thứ ba và thứ tư:

Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát Ta yêu người vì một thoáng chiêm bao.

Tác giả đã gắn mình  như cò trắng, mà cò trắng trong ca dao nó thương lắm, yêu lắm nó không thể sống thiếu những cánh đồng xanh bát ngát, cái cuộc đời như thân cò cần mẫn chắt lọc gom góp cho đời.. Bát ngát đồng xanh mà thiếu một cánh cò bay thì câu ca dao không còn đằm thắm đọng lại trong trái tim bao người, tình yêu quê hương, non sông gấm vóc nó là hơi thở là cuộc sống là tất cả của một tâm hồn cao đẹp và đầy chất thi ca của Tuệ Sỹ.Ta yêu người vì một thoáng chiêm bao. Đây là một lời tự thú với chính mình và cũng là một lời cảnh tỉnhcho một sự thật đắng cay.. một sự bùng nổ về tâm thức, sự mê lầm ảo tưởng về một thời một đời..từ một thi sĩ đã chuyển thành bậc giác ngộ chân lý sự thật, thấy rõ được cả một tiến trình giác ngộ từ cảm xúc thi ca đến tuệ giác của một bậc tu hành .Tuệ Sỹ đã khẳng định một chân lý sự thật trong cái nhìn tuệ giác của một tu sĩ phật giáo.Như kinh Kim Cang: phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng..nó như khói như mây như bào như ảnh..Chúng ta đã và đang mê lầm, mê lầm chính bản thân mình, mê lầm ảo tưởng về một sự thật muôn đời, nó biến hoại, giả tạo và vô thường, nó như một giấc chiêm bao nó không thật sự tồn tại.. Cũng chính vì lẽ đó Tuệ Sỹ đã dùng tất cả những tháng ngày có được trong kiếp sống này để yêu thương, trân quý, hết  thảy chân thành, hết thảy đều thủy chung. Chỉ một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn mới đủ để dang cánh cò bay giản dị, mà đồng hành mãi theo chiều dài lịch sử ca dao, của những cánh đồng xanh bát ngát trong lòng dân tộc. Nếu như bài thơ kết thúc ở câu : Ta yêu người. Như tác giả bài viết Vĩnh Hảo thì tôi nghĩ   đôi cánh cò kia đã rụng mất ở một phương trời nào..Cảm ơn bạn đã quan hoài và chiếu cố đọc lời của một người thô vụng..mong được ý quên lời.


Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2023

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2023

Phước Báo là Gì

 Tôi từng hỏi bản thân.

Phước báo là gì
Có phước báo để làm gì
Và làm cách nào để tăng trưởng phước báo ?
Trước đây khi mình chưa nhận thức được chân lý của Đức Phật dạy.
Mình vẫn nghĩ Phước báo chính là sự giàu có về mặt nghĩa đen và nghĩa bóng.
Về thịnh vượng .
Về hạnh phúc. Cả tình yêu lẫn vật chất sự nghiệp.
Nhưng đến một giai đoạn của sự chiêm nghiệm trong thực tế. Mình đã hiểu về Phước Báo như thế này.
Đối với Cha Mẹ : Có con khoẻ mạnh. Và biết hiếu kính chính là Phước báo .
Đối với hôn nhân: Có vợ chồng chung thuỷ . Khỏe mạnh. Chính là phước báo.
Đối với công việc và nghề nghiệp : Không vướng vào lao lý và nợ nần . Chính là phước báo.
Đối với mối quan hệ anh em bạn bè : Không bị phản bội. Chính là phước báo.
Đối với nhu cầu hưởng thụ : Thì vật chất đủ . Đầy . Không thừa. Không thiếu . Chính là phước báo .
Tôi thử đổi ngược giá trị tất cả những gì vừa nói. Thì có vẻ như. Mọi thứ trở thành hoạ.
Vì vậy . Phước báo chính là việc . Nhìn nhận ra được Đạo Đức . Gìn giữ được Đạo Đức. Và Tăng Trưởng được Đạo Đức . Đấy chính là tinh thần thật sự của Phước Báo.
Đạo Đức đủ đầy. Thì cần có sự gìn giữ và tăng trưởng.
Đối với một người Phật Tử . Nếu hiểu đúng chân lý của Đức Phật . Thì hoàn toàn ko mong cầu nhiều về sự trù phú của vật chất.
Bởi một khi của cải dư thừa. Nếu ko giữ được tính trong sạch của Đạo Đức. Sự trù phú đó sẽ đưa con người đến với hoạ.
Bởi trong sự dưa thừa của người này. Có sự tồn tại thiếu thốn của người khác.
Lúc đó. Bản thân mình lại đặt thêm một câu hỏi.
Liệu có nhiều phước báo đến rồi. Thì tiếp theo phải làm gì với phước báo đó.
Đây chính là cách để chúng ta giữ gìn và tăng trưởng phước báo.
Ý nghĩ cho đi sự dưa thừa ở mình. Và san sẻ tới chỗ nơi còn thiếu hụt. Trong quá trình cho đi sự trù phú đó. Phật tử đã tự mình tăng trưởng sự từ bi của của bản thân.
Sự cho đi không nằm trong mong cầu để có được sự nhận lại.
Sự cho đi là để lan toả sự đủ đầy và san sẻ sự yêu thương . Mỗi một việc làm đó cũng là nhân quả tốt để có được phước báo về sức khoẻ và trù phú. Về thịnh vượng và giàu có. Nhưng là sự có được để tiếp tục cho đi. Chứ ko phải để có được lấy bản thân hưởng thụ.
Mỗi một ngày duy trì tốt phẩm hạnh của mình. Đó chính là Phước Báo đến từ sự tu tập.
Khi chúng ta cho đi hết sự trù phú cả vật chật và tinh thần. Con người trở nên rỗng rang. Nhẹ nhõm. Không còn giữ lại cho bản thân những điều dư thừa. Chỉ có một điều to lớn nhất được đúc kết và ở lại . Chính là trí tuệ và sự từ bi.
Nếu Phật tử nào hiểu và học sâu về Đạo Giải Thoát.
Chắc chắn sẽ hiểu được ý nghĩa về sự rỗng rang không còn dính mắc về vật chất . Nhưng lại trù phú và giàu có với trí tuệ và lòng thương yêu với muôn loài !
Đối với sự hiểu biết nông cạn trong quá trình tu tập của bản thân mình.
Phước Báo chính là việc nhìn nhận ra giá trị tồn tại thật sự của Đạo Đức và Phẩm Hạnh.
Bồi đắp và duy trì. Tăng trưởng và lan toả.
Không có bất cứ thứ gì đi ngược lại với Đạo Đức mà có thể mang lại giá trị thực thụ của Phước báo.
Chúng ta không thể làm những điều trái với đạo đức mà lại mong cầu điều tốt đẹp đến với chúng ta cả.
Chính vì vậy.
Trước khi có những hành vi tốt đẹp với đời với người. Hãy có nhận thức đúng đắn về bản thân mình .
Cũng giống như việc. Trước khi hành thiện những việc tốt ở bên ngoài. Hãy làm sạch sẽ những điều cốt lõi bên trong.
Bạn ko thể mang tiền bất chính để làm từ thiện. Vì nếu bạn lương thiện sẽ không làm điều bất chính.
Bạn không thể quỳ xin Đức Phật tới dập máu chảy đầu . Nếu bản thân không nhìn ra những lỗi lầm và sửa chữa chúng từ bên trong.
Bạn không thể cúng dường các Bậc Trí Thức để có được sự phước báo. Khi phẩm hạnh của mình chưa tốt.
Bạn có bỏ sức làm rất nhiều điều có hành vi lương thiện. Cũng không bằng một cái tự nhìn lại thân tâm.
" Trang "

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

Trí Tuệ

 Trí Tuệ. Chính Là tĩnh. Là Ko nói lỗi của người . Ko tắt ánh sáng của người. Và phát ra âm thanh ở mình.

Trí Tuệ là an trú. An trú là ko thị phi. Còn thị phi. Là còn tâm sợ hãi. Vì Sợ hãi mới khởi dục Sân Si . Vì Sân Si sẽ có tham vọng nói lỗi của người .

Nếu thật sự tin về Nhân Quả. Hiểu thật sự về Nhân quả . Thì chỉ quán sát nơi mình. Và cảm thương cho những người mắc lỗi. Chứ ko khởi tâm phân biệt và phỉ báng họ .

Bởi thấy biết được việc người nào mắc lỗi. Người đó tự có nghiệp quả. Mình nói lỗi của người. Khác nào mình gieo nghiệp cho nơi mình.

Điều đó hoàn toàn không có lợi lạc cho việc tu hành.

Nếu là một vị chư tăng chân chính.

Sẽ ko còn vướng mắc vào vị thế và chỗ đứng.

Cũng ko dính mắc chuyện đúng sai của Đạo .

Có Người Hỏi Mình..

 Có người hỏi mình.

Những gì bạn viết. Là do bạn đọc trước qua kinh điển. Và xem, nghe rất nhiều giáo Pháp đúng không ?

Và bây giờ bạn đang sao chép lại chúng ?


Trả lời rằng :

Khi chúng ta đọc một cuốn sách. Và thấy rằng những gì trong sách nói đều rất đúng. Ngay cả khi sách đề cập tới những vẫn đề tiêu cực và mặt trái của cuộc sống. Thì chúng ta vẫn cảm thấy rất đúng. Bởi vì đây chính là cách chúng ta xác nhận lại nhân sinh quan của mình thông qua một cuốn sách. Nó hoàn toàn là những thứ đã xảy ra. Và có sự trải biến của bản thân mình trước đó.

Trong kiến thức của Phật học cũng vậy.

Đức Phật lấy nguồn gốc của Chân Lý chính ở sự chiêm nghiệm từ bản thân Ngài thông qua sự trải biết và thực chứng trong quá trình tu tập. Nhận biết vạn vật và quán sát tất cả. Để cuối cùng đúc rút ra chân lý tối thượng của vạn vật.

Bởi vậy.

Những gì tôi nói. Tôi viết. Cũng chính là kiến thức và tư duy sẵn có của muôn loại.

Căn bản tri thức và Phật tánh đều có ở trong tất cả chúng sinh . Trong đó. Có bạn . Có tôi.

Có tất cả mọi người.

Và kiến giải của Đức Phật. Cũng nằm trong căn tính sâu xa của mọi chúng sinh. Chưa từng rời xa bất cứ một bản thể nào cả.

Chỉ có khác. Thời điểm thức tỉnh.

Nhận biết . Giác ngộ 

Và cách mà mỗi chúng sinh khai mở được tri thức của mình phụ thuộc vào nhân quả tu hành của nhiều đời nhiều kiếp khác nhau.


Vì sao tôi gọi đó là Nhân Quả Tu Hành.

Bởi vì phải thật sự có sự gieo trồng tu tập. Thì mới có sự thành tựu của tu tập.

Giống như việc một bãi đất trống. Phải thật sự có sự cố tình và nỗ lực gieo trồng chăm bón. 

Thì mới có sự tập hợp những thành tựu được đúc kết sau những tháng ngày trước đó.

Chứ không thể không có khởi đầu. Mà lại có sự hội tụ được.

Bạn không thể nhận diện một người Phật Tử đang đi trên đường . Nếu như bạn chưa từng có nhân duyên tu tập và va chạm với những hành trang Phật Pháp trước đó.

Hoàn toàn không.

Hoàn toàn ko có cảm giác nhân duyên tu hạnh đối với nhau.

Chính vì thế.

Kiến thức của tôi.

Của bạn 

Chỉ cần là kiến thức đúng đắn

Thì chắc chắn là kiến thức của Đức Phật muốn lan trải tới tất cả chúng sinh.

Vì Chân Lý của Đức Phật. Chính là Chân Lý xuất phát từ trong bản ngã của mọi thực thể.

Không có tính chiếm hữu.

Ko có tính sở quyền.

Bạn tự giác ngộ thông qua năng lực thẩm tánh của bản thân . Năng lực giác ngộ của bạn có trước. Rồi Bạn mới đọc kinh điển của Phật Pháp. Cũng là một ý.


Hoặc bạn đọc qua kinh điển. Và nghe giáo pháp để từ đó khai mở và giác ngộ. Đó cũng là một ý.


Tất cả những cái đó. Đều là phương tiện ban đầu để bạn bước đi trên con đường hành trì tu tập.

Con đường đó rất dài.

Và nó nằm dưới đôi chân của bạn.

Chỉ nằm dưới đôi chân bạn. Ko của ai hết .....


P/s: Nếu một người tự mãn với tánh biết của mình. Cũng sẽ khiến cho người khác sanh khởi tâm ngờ vực. Cả 2 việc làm trên đều ko có lợi ích cho họ. Đối với người tu tập. Thì " Dừng " chính là Trí Tuệ .

Khi có Trí Tuệ . Không còn ham muốn truy cầu tánh biết của người khác nữa.

Có Người Hỏi..

 Có người hỏi tôi rằng :

Người đã dẫn dắt bạn theo con đường tu hành giải thoát là ai vậy ?

Và hỏi tôi có thường xuyên nghe pháp của các vị hoà thượng . Và các sư thầy ngày nay thường giảng kinh hay không ?


Mình xin trích lời nói của Tôn Giả Ananda như vầy để trả lời cho 2 câu hỏi của bạn .


" Chúng con hoàn toàn bị nhân cách của Buddha chinh phục . Chúng con đã tìm được chốn trở về dưới cùng một cây đại thụ. Nơi ấy mãi mãi là chốn bình yên che chở cho những ai lạc lối. Thân tâm của chúng con. Đã dâng trọn cho Buddha rồi " .


Vì vậy. Người Thầy duy nhất của tôi. Chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cho đến tận bây giờ. Chưa có một ai khác. 


Ngày bé. Tôi từng nhận diện rất tốt 3 dạng đề Toán. Lý và Hoá đúng phân khúc mà tôi thích thú. 

Mỗi lần cô hoặc thầy viết trên bảng. Lập tức tôi đã hình dung được đáp án. Thậm chí có thể biết trước câu hỏi tiếp theo của thầy .


Trong việc tu hành cũng vậy. Giống như khi chúng ta giải một bài tập toán.

Nếu một khi đã hiểu rõ được định nghĩa. Định lý. Và phương pháp . Thì việc còn lại chúng ta phải làm. Là từ từ hoàn thành chúng.

Bởi vậy.

Nhất thiết của việc tu hành. Điều đầu tiên và cần thiết. Chính là xác định được con đường đúng đắn .

Hiểu sâu sắc về Chân Lý. Nhìn rõ được hướng đi. Và kiên trì tu tập.

Dù gặp bất cứ ai.

Trạng thái sức khoẻ . Tâm lý. Hay sự can thiệp giúp đỡ nào . 

Cũng chỉ lấy đó làm chiêm nghiệm.

Chứ nhất định không được rời bỏ con đường và sự thống suốt của mình.

Từ từ đi tới nơi mà chúng ta muốn tới. Bằng năng lực kiến giải của bản thân.


Nếu hỏi tôi từng nghe pháp thoại của vị sư thầy nào hay chưa ?

Xin trả lời : Gần đây. Sau khi tôi đã hiểu đúng đắn con đường mình sẽ đi.

Tôi đã cố tình tìm nghe 1 đến 2 bài pháp của 3 vị hoà thượng . 

Đầu tiên là 

Hoà thượng Tịnh Không

Tiếp đó là Sư Giác Khang

Và cuối cùng là Thầy Viên Minh.


Điểm chung của 3 vị . Chính là những lời thoại sâu sát dẫn dắt con người đi theo con đường tu hành giải thoát thực thụ. Bằng cách chiêm nghiệm sâu vào Nhân Quả luân hồi. Chỉ rất rõ cách để giải thoát. Chính là từ bỏ ham muốn về vật chất. Và quay trở về nhìn sâu vào bản ngã. Hành trang tu tập rất đơn giản của 3 vị. Chính là 1 niệm : An Tịnh .

Ngoài ra. Không dính mắc thêm bất cứ thứ gì hết.

Sắc thân càng đơn giản. Tâm thế càng rỗng rang.

Không bám víu vào phước báo giàu sang.

Xinh đẹp. Hay Hưởng thụ . 

Chỉ nhất nhất muốn chúng sinh Phật tử giác ngộ chấm dứt được tư tưởng mong cầu tiền bạc và ái dục . Thì mới có thể tiến tới giải thoát .


Tôi không có ý định . Định hướng bất cứ ai đi theo pháp môn nào. Hay nghe theo lời dạy kinh điển từ các vị hoà thượng nào cả.

Bởi mỗi người đều có năng lực giác ngộ của họ. Tuỳ theo kiến tánh của mỗi người để tìm cầu học đạo.


Đối với tôi. Học Phật cũng như việc biết mình đang ngồi trên một chiếc bè trên sông vậy. Một chiếc bè nếu gắn thêm động cơ chân vịt. Thì nó không còn là một chiếc bè ung dung tự tại . Tự giác chèo lái theo trí tuệ và năng lực của bản thân mình được nữa.

Chính vì vậy. Nếu có thể hãy tự giác chiêm nghiệm trước nhân quả của bản thân.

Nhìn sâu sắc con đường và chân lý.

Kiên định và kiên cố.

Khiêm nhường và Trí Tuệ.

Thấu đáo bản thân. Cũng là một dạng Trí Tuệ.

Bài học của bản thân cũng là một dạng của Pháp.

Thầy của chúng ta. Không ai khác chính là chúng ta vậy.

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

HÀNH THIỆN VÀ BỐ THÍ CÚNG DƯỜNG

Đối với việc hành thiện và bố thí cúng dường. Thì bản thân mình hiểu được như thế này.
Bất cứ việc gì làm cũng là một sự khởi niệm từ tâm. Và được nuôi dưỡng từ tâm thì việc làm và ý nghĩa mới thật sự lâu bền.
Nếu cho rằng dùng việc thiện để có được Phước Báo .
Thì cũng giống với tư tưởng của sự trao đổi bản ngã để có được thành tựu . Nếu ban phát cúng dường cho Tam Bảo với tâm thế tích phước thì có vẻ giống như một sự thoả thuận với Tam Bảo vậy. Điều ấy thật sự rất hoang đường .
" Đức Phật từng nói : Con người thường dùng một chiếc bè gỗ để đi qua sông. Vậy đến khi qua được sông rồi. Liệu có cần đội chiếc bè gỗ đó lên đầu để tiếp tục đi nữa hay không ?.
Chiếc Bè gỗ cũng chỉ là phương tiện để đưa chúng ta tới nơi mà chúng ta muốn. Ko nhất thiết phải vướng mắc vào nó .
Cũng vậy. Nếu bạn đã có một chiếc dù lớn. Nắng mưa. Gió bão. Bạn có cần phải mượn lại một chiếc dù của người khác để che chắn cho mình hay không ?.
Bởi vậy. Một người đã có năng lực giác ngộ.
Đang đi cũng có thể giác ngộ.
Đang ngủ cũng có thể giác ngộ.
Ở nhà cũng có thể giác ngộ.
Vậy có nhất thiết phải tới chùa mới có thể giác ngộ hay không ?
Một người có Trí Tuệ lớn. Có thể khai thị cho người khác về sự giác ngộ giải thoát.
Nhưng không thể can thiệp vào tư duy . Vào sự hiểu biết. Và quyết định giác ngộ của họ.
Chính vì vậy. Mỗi người đều phải dựa vào chính mình. Chiêm nghiệm từ nhân quả cuộc sống mới thấu đáo được Chân Lý của Đức Phật.
Một người tỉnh thức . Bước đi vào con đường giác ngộ. Tự sẽ thấy biết và thực chứng được trong cuộc hành trình đi tới nhận thức của bản ngã. Thấy biết được sự thật của cuộc sống và bản chất của luân hồi sinh tử.
Kể từ đó mới sanh khởi Trí Tuệ.
Có Trí Tuệ sẽ nhận ra sự vận hành của cuộc sống vốn dĩ là Vô Thường.
Biết đó là Vô Thường thì không còn sanh khởi ham muốn được mất . Giàu Sang . Tốt Xấu. Ko phân biệt lớn bé. Cao thấp. Buồn Vui. Đau Khổ.
Biết đó là Vô Thường thì thấy lòng rỗng rang . Không còn bám chấp vào ái dục. Tự lòng thấy thanh thoát. Thảnh thơi. Tự lòng cảm thấy yêu thương vạn vật.
Tự thấy lòng thương xót cả những người không yêu mình.
Tự thấy lòng không còn oán hận cả những người mình từng rất ghét bỏ.
Tự thấy lòng mình cần có khiêm hạ và từ bi.
Lòng từ bi và muốn cho đi được nuôi dưỡng và phát triển trong quá trình tỉnh thức và giác ngộ.
Lúc đấy. Mới cảm thọ được sự hài hoà giữa con người với con người.
Con người với vạn vật.
Từ đó mới thật sự sanh khởi lòng yêu thương thật sự.
Khi tăng trưởng được lòng yêu thương thật sự.
Chúng ta không còn bó buộc vào tư tưởng cúng dường và cho đi để được lợi lạc nữa.
Mà cho đi để lan toả sự yêu thương và ấm áp.
Gom góp sức lực. Trí tuệ và vật chất. Cúng dường cho người đời. Cho nhân sinh.
Với một người có tấm lòng từ bi đến từ chân tâm thật sự.
Tự sẽ chiêm nghiệm được Phúc Phần và Phước Báo.
Là Nhân Quả đến từ sự từ bi chân thật. Chứ không đến từ sự ham cầu đánh đổi.
Phật Pháp có nhiệm mầu hay không.
Là do mỗi người cảm thọ.
Tự mỗi người lĩnh hội trong quá trình tu tập.
Chứ không hề có sự thần thông mầu nhiệm nào từ hào quang tưởng ngã trong trí tưởng tượng u mê của con người.
Người theo học Phật chân chính.
Là xây dựng cho mình sự thấy biết chân chính.
Làm việc chân chính
Gieo nhân thiện lành chân chính.
Cái Phước Báo có được mà chúng sinh chiêm nghiệm từ Nhân Quả Chân Tâm. Chính là lợi ích từ việc chúng sinh tu tập.
Là tự Chúng Sinh cứu khổ. Và giải thoát cho mình.
Chứ không phải là một phép màu hão huyền nào cả.
Đức Phật không dạy Chúng sanh vướng mắc vào Phước Báo . Giàu Sang.
Ngài chỉ dạy chúng sanh buông cái ham muốn của mình xuống. Để không cảm thấy đau khổ và thiếu thốn. Vì ko còn cảm thấy đau khổ thiếu thốn. Nên cũng ko cần vướng mắc vào việc đi đường tắt hay đi đường vòng.
Đối với người Trị Quốc. Thì lấy yêu thương hoà bình để bình thiên hạ.
Giống như Bác Hồ kính yêu của chúng ta vậy.
Đối với chúng sanh vạn vật. Thì lấy việc tiết kiệm và bố thí làm phương tiện.
Nói cái bố thí ở nơi đây. Ko phải là bố thí và cúng dường cái vật chật. Mà bố thí và cúng dường sự kiêu ngạo và sự nhẫn nại trong nhau. Người này mang cho người khác sự kiêu ngạo. Và người khác lấy đi sự kiêu ngạo của bạn. Tức là bạn đã buông bỏ được cái nghiệp ác.
Bạn bỏ được nghiệp ác. Tức là bạn đã làm được cái việc lành.
Vật chất luôn quyết định ý thức.
Vì vậy. Nếu thiện nguyện để tạo phước.
Nhưng tạo phước để có được vật chất.
Nó lại là một vòng luẩn quẩn của luân hồi sanh tử.
Chỉ có đoạn tuyệt ham muốn và từ bỏ tư tưởng về giàu có. Thì mới gọi là Phước Báo.
Chính Là Phước báo để dẫn chúng sanh đi đến con đường Giác Ngộ Giải Thoát.
Chứ ko phải Phước Báo dẫn đến hưởng thụ vật chất.
P/s: Trên đường con đi. Có rất nhiều cây cao to lớn. Nhưng không phải cây nào cũng đổ bóng mát .
Người dạy con Giải Thoát. Nhất thiết con sẽ học được buông bỏ mong cầu.
Nơi nào còn nói tới giàu sang phú quý. Dù nơi đó có nói nhiều tới hành thiện.
Thì nơi đó vẫn trầm luân trong luân hồi.
Và con không thể vâng lời .
Hiền Trang. thứ 3 - 6 - 6 - 2023