Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

+ SẮC - KHÔNG Bất Dị. Bài 7. Thế nào là SẮC chẳng khác KHÔNG. Đáp:

Kính các Bạn. Với Ý Nghĩa "SẮC chẳng khác KHÔNG", trong Tâm kinh Bát Nhã. Có 2 phương diện:
1/. Nếu dùng Trí Thông minh của thế gian, lấy Ý Thức, não bộ để suy lường thì không thể nào thấu triệt được.
2/. Người tu hành dùng Trí Không (Trí biết các Pháp Không) để quán, thời mới biết SẮC chẳng khác KHÔNG.
- Quán như thế nào để biết ?
Đáp: Quán .- Các Pháp không thể tự có, mà do các duyên hội hợp mà có.
Trung Quán Luận. Tổ long Thọ nói:
............Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh trung đạo nghĩa.
nghĩa:
Nhân duyên sanh các pháp
Ta nói tức là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng gọi nghĩa Trung Đạo.
Ý là: Thấy các pháp do nhân duyên sanh, thể tánh đều không tức là quán không. Thể tánh các pháp là không, song khi duyên hợp giả có, tức là quán giả. Không giả đều buông, chỉ còn nhất tâm chân như, tức là quán Trung đạo đệ nhất nghĩa.
* Các Pháp Thực tướng đều là KHÔNG. Bản Thể Đồng là CHÂN NHƯ.
- Nên:
SẮC là tướng duyên hợp > Thực tướng đều là KHÔNG. Bản Thể Đồng là CHÂN NHƯ.
KHÔNG là tướng duyên hợp> Thực tướng đều là KHÔNG. Bản Thể Đồng là CHÂN NHƯ.
Kết luận : SẮC chẳng khác KHÔNG.
Thí dụ:
Có một quán cafe đặc tên là "Sen hồng".
Lại có một quán cafe đặc là "Không tên".
Như vậy dù là quán có tên hay quán không tên đều là quán cafe như nhau. Bởi vì do nhân như vậy, duyên như vậy mà có tên là "Sen hồng". Cũng do nhân như vậy, duyên như vậy mà có tên là "Không tên".
Tóm lại: Muôn Pháp Bất Dị.- Nghĩa là không có sai khác vì đều từ bản thể Chân Như mà huyễn hiện.
như Tổ dạy: " Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm (tức lìa ý thức, não bộ suy lường) thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như”.
* Các Bạn lưu ý: lìa ý thức, não bộ suy lường, không phải là tử vong, vô tri. Mà vẫn có Quán Trí, có trí Không, có Tánh giác.- Đó là Trí Huệ Bát Nhã Ba la mật.
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
1

Không có nhận xét nào: