Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019




Ngạo Thuyết

Công Đức Xuất Gia – Phải Chăng Tăng Bảo Đang Diễn Trò Mèo Khoe Mèo Dài Đuôi?
Kể từ sau hàng loạt vụ bê bối về giới đức và pháp hành tà mị liên quan đến Tăng Bảo trực thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam mà điển hình là sư thầy Thích Thanh Quyết, Thích Trúc Thái Minh, Thích Nhật Từ, Thích Phước Hoàn, Thích Thanh Toàn,... cùng với những phát ngôn đậm chất trào lộng, châm chích của vị tiến sĩ bỗng dưng suýt khóc Mai Ngọc Dũng, tôi, bạn và chúng ta được dịp nghe chư Tăng Bảo ra sức tán thán lý tưởng xuất gia, công đức xuất gia, việc giật dây đùng đùng kêu gọi người người bảo vệ Tăng Bảo,... Và cả hàng loạt những lời thách thức được không ít chư Tăng Bảo gửi đến người người rằng nếu cho rằng việc xuất gia dễ dàng kiếm tiền tỷ, chục tỷ, trăm tỷ,... thì thử cạo râu tóc, đắp y, mang bát để xem có dễ gồm thâu danh lợi, bạc tiền,... hay không? Hay phải năm lừa, mười lọc mới trọc cái đầu? Ngạo Thuyết xin khẳng định rằng những vị sư đăng đàn nói ra những lời thách thức, kêu gọi bảo vệ Tăng Bảo, kể lể công đức, lý tưởng xuất gia như thế vạn lần không phải là những người xuất gia chân chính.
Người học Phật chỉ cần khách quan nhìn nhận, đánh giá lại những phát ngôn của chư vị Tăng Bảo đó sẽ không quá khó để biết rằng họ đang khởi tâm ma nên mới có những phát ngôn không đúng với chánh pháp giác ngộ. Với giọng điệu thách thức, miệt thị người khác lẫn sân si,... những vị Tăng Bảo này đã nói ra những lời ngốc nghếch, nông cạn, trái với những điều Phật Thích Ca khuyên dạy. Lý tưởng xuất gia, công đức xuất gia qua lời “nắn nót” của chư vị Tăng Bảo đã bị méo mó, việc lập lại sự tán thán công đức xuất gia được sư thầy lạm dùng vô hình chung trở thành việc mèo khoe mèo dài đuôi.
Lẽ ra lý tưởng xuất gia, công đức xuất gia, hộ trì Tam Bảo,... sẽ được giới cư sĩ tại gia tùy tâm ra sức, nhìn nhận chứ không do sư thầy Tăng Bảo kêu gọi, kể lể hay việc giật dây cùng sự thách thức.
Sự bức xúc của giới Tăng Bảo sơ cơ trước những phát ngôn châm biếm của ông Mai Ngọc Dũng là điều hoàn toàn có thể hiểu và cảm thông được bởi lẽ giới Tăng Bảo cũng là con người.
Nhưng sự phản ứng thái quá, kém cỏi của những Tăng Bảo liên quan đến ông Mai Ngọc Dũng đã phơi bày một thực trạng đáng buồn ở đạo Phật. Đáng tiếc là không chỉ những vị Tăng Bảo trẻ người, non dạ có những phản ứng tệ hại mà nhẫn đến những vị Tăng Bảo có danh tiếng, già dặn cũng có sự thể hiện kém cỏi, đậm chất bầy đàn cùng những phát ngôn theo lối Cả Vú Lấp Miệng Em. Việc giới Tăng Bảo ra sức “truy sát” ông Mai Ngọc Dũng là điều có thật mà tôi, bạn và chúng ta đã được thực mục sở thị.
Và Ngạo Thuyết cho rằng đây không là việc hộ trì Tam Bảo chân chính mà đây chỉ là việc chư Tăng Bảo lạm dụng xảo ngôn che dấu tội lỗi hiện có ở không ít (nếu không muốn nói là rất nhiều) sư thầy Tăng Bảo đang núp bóng đạo Phật làm những điều tà vạy - những con đại ký sinh trùng của cả đạo và đời.
...
Lý tưởng xuất gia được tán thán rằng người xuất gia phải từ bỏ cha mẹ, anh em, vợ con, quyến thuộc,... mọi sở thích cá nhân khép mình vào giới luật, tu hành là vì tất cả chúng sinh trong Tam giới. Đây là lời nói hư cấu, giả dối do giới Tăng Bảo xác lập. Phật Thích Ca (nói riêng) hay Giác Giả (nói chung) không bao giờ nói những điều như thế.
Và có một sự thật là không có bất kỳ một người xuất gia nào quyết “cắt ái, ly gia" là vì tất cả chúng sinh trong Tam giới. Phần đa những người xuất gia đều vì chính bản thân họ. Trong số những người xuất gia đó, phần đa là vì bế tắc nơi cuộc sống, việc trốn khổ não, khốn khó ở đời thường. Số người xuất gia khác vì thấy kẽ hở và lợi tức khổng lồ thu được từ việc xuất gia đã dấn thân vào Tăng đoàn nhầm mượn đạo, tạo đời. Trong hàng ngũ Tăng đoàn còn có một lượng lượng không hề ít những người xuất gia vì “nhiệm vụ” chính trị.
Do đó, từ xưa đến nay người xuất gia chân chính trong hàng ngũ Tăng đoàn thật sự rất ít ỏi. Và các bạn cũng hãy nên sáng suốt, tỉnh táo ý thức được rằng ngay cả những người xuất gia chân chính – Họ Cũng Chỉ Là Những Con Người Hãy Còn Vô Minh, Họ Đang Mài Mò Lần Tìm Dấu Đạo – Và Điều Này Không Đồng Nghĩa Rằng Họ Đã Sáng Đạo Tức “Minh Tâm, Kiến Tánh” – Hiểu Đúng Chánh Pháp.
Những người xuất gia chân chính phần đa xuất gia là vì muốn giải tỏa những bế tắc nơi tâm thức. Phật Thích Ca “cắt ái, ly gia” tìm sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn cũng chính do muốn giải tỏa những bế tắc – những thao thức nơi tâm thức. Do đó, lý tưởng xuất gia là vì tất cả chúng sinh trong Tam Giới là một sự xảo biện, ngụy ngôn đã được giới Tăng Bảo ngày nay lạm dùng. Đây là điều mà người học Phật có chánh tâm, chánh tín, chánh kiến, chánh tư duy,... rất nên nhận diện và chia sẻ cho mọi người có đạo tâm cùng được biết.
Qua lời nói của chư Tăng Bảo ngày nay chúng ta cơ hồ như được nghe thấy rằng giới Tăng Bảo “cắt ái, ly gia”, tu hành, giữ giới, niết bàn đều là những hy sinh to lớn vì muôn chúng sinh của những con người xuất gia cao thượng. Điều này thực sự không đúng. Việc những người xuất gia từ bỏ gia đình, quyến thuộc đều là những chọn lựa có tính cá nhân cũng như vì chính bản thân họ và rất ít khi việc xuất gia là vì người khác hay chúng sinh khác.
Lý tưởng xuất gia, công đức xuất gia ngày nay đã bị “thổi phồng” và bị biến dạng không đúng với tinh thần đạo Phật cũng như chánh pháp giác ngộ.
Trước đây khi Phật Thích Ca hay người sáng mắt tán thán công đức xuất gia là vì muốn người đời nhìn nhận được vai trò rất quan trọng của chư Tăng Bảo trong việc gìn giữ pháp bảo, con mắt Như Lai – truyền giữ ngọn lửa chánh pháp.
Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết chú viết “Không Công Đức Mới Thật Là Chân Công Đức”.
Khi Phật Thích Ca nói về công đức xuất gia thì Người đã không còn là một người xuất gia mà đã là một người giác ngộ giải thoát hoàn tức đã xuất Tam Giới gia. Do đó, Phật Thích Ca không làm cái việc mèo khoe mèo dài đuôi, việc tán thán công đức xuất gia (nếu có) chỉ là một pháp phương tiện nhắn gửi giới cư sĩ tại gia hãy cùng chung sức hộ trì Tam Bảo, gìn giữ chánh pháp.
Ngày nay giới Tăng Bảo u mê tán thán công đức xuất gia, lý tưởng xuất gia mà không hiểu đúng về công đức xuất gia thì khác nào việc mèo khoe mèo dài đuôi.
Thế nào là công đức xuất gia? E rằng giới Tăng Bảo và người học Phật ngày nay không dễ gì hiểu tường tận.
Không có mô tả ảnh.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

MỘT VÀI CẢM NHẬN VỀ PHẢN BIỆN VỀ VỤ BÔI NHỌ PHẬT GIÁO DƯƠNG NGỌC DŨNG.


Phạm Văn Dũng

MỘT VÀI CẢM NHẬN VỀ PHẢN BIỆN VỀ VỤ BÔI NHỌ PHẬT GIÁO DƯƠNG NGỌC DŨNG.
Khi là người của tôn giáo mà nhất là đại diện cho Tăng Ni Phật Tử của Phật Đạo, Phật giáo Việt Nam, nếu là phát biểu hay giáo huấn, kiến nghị, phê phán hay lên án một người , một tổ chức về một hành động nào đó dù là làm tổn thương đến bất cứ ai , bất cứ tổ chức nào,,, thì nên chăng những vị đại diện cho tôn giáo của mình , và đại diện cho một nền đạo đức mà mình đã được tiếp thu từ vị Đạo Sư của mình hay là thông qua kinh sách đã được ghi chép để lại…
Trên tinh thần đó Người xuất gia trên mình xứng danh Tì Kheo, là người phụng sự chân lý thấm nhuận tư tưởng giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một tư tưởng mang tính nhân văn sâu sắc, Đức Phật lấy Từ Bi , Trí Tuệ làm nền tảng cũng là mục tiêu cuối cùng để dẫn dắt chúng sinh qua bờ mê để cập bến hạnh phúc an lành. Cái từ bi của Phật Đạo là Vô Duyên Từ Đồng Thể Bi. Chính vì thế Đức Phật cũng không ít lần bị vu oan, bị xỉ mắng…. nhưng với cách hành xử của bậc chân tu giác ngộ chỉ lấy cái đại bi tâm ra để giáo hóa chứ không dùng pháp luật hay bất cứ năng lực thần thông nào. Một người đã hoàn toàn tin tưởng vào chính bản thân mình , vào Tăng Đoàn của mình là trong sạch, nếu có chăng khi được thấy và nghe , cho dù là bảo về danh dự cho Tăng Đoàn , cho Đạo Sư hay cho chính bản thân mình, thì Đức Phật trước hết vẫn dạy bảo học trò của mình trước, và với những người hiểu lầm , vu khống thì Đức Phật dùng trí tuệ và tâm từ giải quyết một cách thấu đáo…
Giờ nói về ông Dương Ngọc Dũng. Khi một người còn vô minh thì làm sao mà hiểu được lời chư Tổ và Phật. vậy đây là do thiếu hiểu biết mà dẫn đến cuồng ngôn, nên chăng chỉ cần cộng đồng tu học làm cho ông ta thấy được cái dốt, cái sai lại còn hám danh của bản thân mình , chừng nào ông ta nhận ra được cái điều đó chính là sự thành công của Phật Đạo. Là biểu hiện Phật giáo Việt Nam đang còn sức sống mãnh liệt có đủ khả năng dẫn dắt tất cả những chúng sinh mê lầm, có đủ tài , trí và lòng từ bi của Phật đạo… còn nói theo nghiệp nhân thì cái gì đã gieo ắt sẽ có ngày hái quả. cũng đừng nên lấy cái chánh lý mà úp lên đầu người nhiều tội trọng mà thực tế ngay nơi người học Phật vẫn còn vướng phải dù cũng đã hao không ít nhiều của đàn na tín thí. nếu để thỏa mãn những tức dận khi mà cho rằng ông ta miệt thị Đạo Phật, thì cũng nên nghĩ rằng , Phật Đạo vốn là Tánh Không, chẳng có gì để nắm bắt hay thủ giữ để mà phỉ báng cả. nếu thực sự có cái hạnh Vô Duyên Từ , Đồng Thể Bi thì chắc chắn rằng cứu một con người ra vũng lầy tốt hơn là đẩy anh ta xuống vực thẳm. Tôi thấy những sự vụ về các vị tu hành vi phạm pháp luật và thực hành tâm linh trái với lời Phật dạy ở kinh điển rất nhiều trầm trọng đâu có được phanh phui rầm rộ như thế này đâu. trong những người xuất gia cũng còn đó những viên sạn, sỏi và cũng không phải là không có những hiện tượng mà ông Dũng nói. nếu mà làm quá lên cũng chứng tỏ một phần nào đó sự thật có thể là đang tồn tại nhưng chưa bị phơi bày mà sợ rằng từ một cái nảy xảy ra thành cái ung. Chẳng lẽ Phật giáo Việt Nam đã tồn tại và đi vào lòng người bao thế hệ mà lại sợ mấy câu nói còn vô minh của ông Dũng sẽ làm lung lay và hoang mang trong tư tưởng của những Phật tử Việt Nam về một thực trạng hiện tại của Phật giáo chăng? Điều này quả là hơi phóng đại và mơ hồ, nếu quả thực lời ông Dũng mà làm được điều đó , thì đây chính là một ngọn gió nhỏ mà đã làm lung lay một cây cổ thụ lớn chăng? Vậy tại sao lại như thế?
Nên chăng những bậc xuất gia hãy đứng trên cương vị là người chân tu giác ngộ Phật Đạo để giáo hóa chứ không nên trên tinh thần một công dân áp chế người lầm lỗi vào pháp luật khi chưa cần thiết. Nếu thực sự Đạo Phật chỉ duy nhất là tuân thủ theo pháp luật nhà nước không thôi, thì e rằng nhiều vị tu hành cũng đáng phải xử trên tinh thần đó. Song Phật đạo luôn tồn tại và vận hành trong máu thịt của tất cả chúng sinh, dù họ có học đạo hay không.
Phật đạo thực sự có tồn tại và phát triển hay không chính là lòng vị tha vô điều kiện là lòng từ bi không cần đến một lý do gì cả ( duyên ) là đại trí lấy giáo hóa làm thần thông của Phật Đạo. Một Nhất Xiển Đề mà vẫn còn được Phật thọ ký cho thành Phật. vậy thì sự việc này so với vị tiến sĩ Phật học phạm tội ấu dâm vừa qua và những bê bối trong hàng ngũ xuất gia đã là cái gì. đừng tự cho người là xấu quá mà mình hoàn toàn tốt. nên chăng phải y chỉ lấy lời Phật dạy .
-Y PHÁP BẤT Y NHÂN
-Y LIỄU NGHĨA KINH 
- BẤT Y BẤT LIỄU NGHĨA KINH
-Y NGHĨA BẤT Y NGỮ
-Y TRÍ BẤT Y THỨC
Chúng ta đang sống trong thời đại của những cơn lốc xoáy về ý thức . hơn bao giờ hết Đạo Phật phảir làm được những gì mà các tôn giáo khác không thể hoặc là rất khó làm, nếu thực sự những ai quan tâm về sự tồn vong và phát triển của Phật giáo Việt Nam thì hãy tự mình suy xét trước hết những tồn tại vướng mắc bấy lâu đã làm ảnh hưởng xấu đến cái nhìn về đạo Phật , phải thực sự tìm ra nguyên nhân tại vì sao? Lực lượng nào trong Đạo sẽ là tiên phong chứng minh Phật Đạo là cội nguồn tâm linh cho tất cả chúng sinh nương nhờ. Đội ngũ nào sẽ làm rạng rỡ một Phật giáo Việt Nam trí tuệ từ bi thương chúng sinh như thương chính bản thân mình, thấy khổ đau của chúng sinh là của mình , thấy mê lầm của chúng sinh là mình cần phải giác ngộ.
Tôi chỉ là người tự tin vào kinh sách đạo Phật , tự nhận thấy Phật Đạo là cái nôi sinh ra những Đại Đức mang tấm lòng bao dung, chia sẻ , đùm bọc như Đức Phật từng yêu thương tất cả chúng sinh như con của mình.
Phạm Văn Dũng 07 – 11- 2019

Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Nay Phơi Bày...





Ngạo Thuyết
Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Nay Phơi Bày Hiện Tướng Khuyết Tật, Bệnh Hoạn?
Có một điều Ngạo Thuyết muốn nhấn mạnh cho các bạn được rõ, đó là Tăng Bảo vốn dĩ là một con người với đầy đủ Thất Tình Lục Dục.
Sở dĩ NT nhấn mạnh điều này là vì ngày nay rất nhiều người học Phật lọt vào tà kiến giới Tăng Bảo là thầy của Trời - Người và từ đó xem giới Tăng Bảo như là những vị Thần, vị Thánh, vị đạo sư bất khả xâm phạm.
Do đó, rất nhiều người học Phật không dám “mạo phạm” đến Tăng Bảo dù rằng họ biết rõ sư thầy Tăng Bảo phạm giới, sa đọa. Họ sợ "đụng chạm" đến Tăng Bảo sẽ bị đọa địa ngục, bị tổn đức, mất phước.
Kết quả của việc không dám nói ra sự sa sút nhân cách, đạo hạnh của các vị Tăng Bảo trong một khoảng thời gian dài đã trở thành việc dung dưỡng cái xấu, cái ác tồn tại trong đạo Phật. Điều này từng bước hủy hoại sự trong sáng có ở đạo Phật, khiến những người sống nương nhờ nơi đạo Phật dần trở nên xa rời thực tế và ngày càng man trá.
...
Ngạo Thuyết đã từng nói với đại ý rằng những người tìm đến đạo (nói chung), tìm đến đạo Phật (nói riêng) đều là những người chênh chao nơi cuộc đời, họ có những khốn cùng, những bế tắc tâm thức - những tổn thương về mặt tâm lý hoặc tinh thần.
Thái tử Tất Đạt Đa là một minh chứng cho lập luận đó của Ngạo Thuyết. Phật Thích Ca đã vậy thì những người xuất gia học Phật chân chính há có thể tìm đến đạo Phật bằng lối khác.
Thời gian gần đây, do sự sa đọa của không ít vị Tăng Bảo báo chí đã vào cuộc, cộng đồng mạng và xã hội đã lên tiếng chỉ trích những hạng người xuất gia học Phật lầm đường.
Thế là đã có những vị Tăng Bảo, những tổ chức trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam khuyến khích những người xuất gia ra sức biện giải, đôi chối rằng họ xuất gia không vì cơm áo. Và đã có những vị Tăng Bảo trẻ bị kéo vào vòng xoáy thị phi, họ đã quá ngây thơ khi ra sức biện giải rằng họ đã từng hoặc đang rất giỏi giang, họ thành đạt nơi cuộc sống, nơi xã hội do đó họ xuất gia không vì cơm áo.
Những vị Tăng Bảo này cho rằng họ xuất gia vì lý tưởng, vì muốn giúp loài người thoát ra khỏi mọi khổ đau.
...
Lý tưởng mà giới Tăng Bảo này trình bày nghe có vẻ rất thù thắng, tối ưu, thánh thiện cơ mà họ, giới Tăng Bảo đó sẽ hoàn thành lý tưởng đấy bằng cách nào lại không hề được nói rõ. Tất cả những tâm huyết, lý tưởng của lực lượng Tăng Bảo trẻ rốt cuộc lại rơi vào sự bỏ ngỏ và là những lời biện giải xáo rỗng.
...
Lẽ ra người học Phật xuất gia phải sáng tỏ lý Thanh giả tự Thanh chứ không vội đôi chối khi chưa có được cách bồi đáp trọn vẹn.
...
Người có sự bế tắc tâm thức ở một mức độ nào đó chúng ta vẫn có thể xem như là những người bị tổn thương, bị khiếm khuyết tâm hồn, đây là những tâm hồn cần được chữa trị cho lành lặn.
Và những người chọn lựa con đường xuất gia chân chính vốn thật là những con người như thế. Về điểm này những người xuất gia học Phật rốt ráo tìm về sự giải thoát hoàn toàn phải chấp nhận và không việc gì phải hổ thẹn. Họ có hổ thẹn chăng là việc không ngừng nỗ lực học Phật mà mãi không sáng đạo, không thành tựu được việc giác ngộ giải thoát.
...
Người xuất gia tu hành chân chính đã là những người có tâm hồn đang cần chữa trị thì những hạng người xuất gia vì danh lợi, cơm áo, trốn nghèo tìm sự giàu có, mượn đạo tạo đời càng là những người có tâm hồn bệnh hoạn, khuyết tật.
Những kẻ có tâm tư bệnh hoạn đó vào chùa không từng vì mục đích giải thoát mà là để thâu đoạt tất cả những thứ mà họ mong cầu.
...
Người học Phật là con người với tất cả Thất tình lục dục - Hỷ (mừng) Nộ (giận) Ái (yêu) Ố (ghét) Ai (buồn) Lạc (vui) Dục (ham muốn). Do đó, nếu người xuất gia không có sự hàm dưỡng nội tâm đúng mực thì khi có đủ điều kiện sa ngã họ sẽ dễ dàng rơi vào sự tột cùng của sự băng hoại nhân cách con người.
Và bao giờ cũng vậy nền giáo dục ở mỗi quốc gia sẽ là nền tảng chính xây dựng nên nhân cách, đạo hạnh của sư thầy Tăng Bảo cũng như người đời.
Khi Nho giáo thời thịnh thế, nhân cách của sư thầy Tăng Bảo sẽ được tôi luyện bởi Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín và định hình nên giới hạnh của chư Tăng Bảo thuở trước.
Khi xã hội loài người chìm sâu vào lối sống thực dụng cùng căn bệnh thành tích thì sư thầy Tăng Bảo cũng sẽ "vẫy vùng" trong sự mông lung của đạo đức, giới hạnh. Những tâm hồn khiếm khuyết của người xuất gia cầu đạo sẽ thêm một lần nữa bị thử thách, bị "chênh chao" trong sự rèn giũa của việc tu thân và tu nhân.
...
Những người xuất gia với tâm hồn đang cần chữa lành và cả những người xuất gia vì danh lợi, chấp nhận đắm chìm nơi dục vọng sẽ dễ dàng hiện tướng bệnh hoạn, khuyết tật khi mà việc hàm dưỡng nhân cách con người bị xã hội cũng như ngành giáo dục bỏ ngỏ.
Những điều chúng ta được biết về sự sa đọa, trụy lạc của những vị Tăng Bảo trên báo chí chỉ là chút ít phần nổi của tảng băng trôi. Thực tế là phần chìm của tảng băng luôn rất to lớn.
Đi sâu vào phía sau cánh cửa chùa chiền, tự viện ngày nay chúng ta sẽ không khó trong việc bắt gặp những sư thầy đồng tính cũng như những tình ái lăng nhăng giữa các vị Tăng sinh, ni sinh,... Việc trộm cắp tiền ở các chùa diễn ra rất thường, đây là việc các chú tiểu vẫn hay làm. Việc sư thầy Tăng Bảo, ni chúng giành giật vị thế, lợi danh, tranh đoạt chùa vẫn xảy ra khắp mọi nơi,... Hiển nhiên đây không phải là việc học và hành đạo của những người xuất gia chân chính.
...
Ngày nay, Giới ni, sư, chú tiểu dù muốn hay dù không cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nền giáo dục chạy theo thành tích của lối sống thực dụng đương đại. Chúng ta sẽ thấy giới Tăng Bảo tranh nhau đi du học để gặt hái những học hàm, học vị. Đây không phải là những người học Phật chân chính tìm đến sự giác ngộ giải thoát, họ chỉ là thành phần môn đồ tri giải, là hạng sa môn nghĩa học.
Với khối tri kiến góp nhặt, tích lũy được những vị Tăng Bảo này gần như đánh mất khả năng chứng ngộ. Việc giác ngộ về sự giải thoát hoàn toàn với họ trở nên xa vời, họ dần dần chìm đắm trong lợi danh, tài vật lẫn sắc dục.
...
Những chú tiểu vào chùa từ tấm bé ngày nay sẽ được đến trường học hỏi các môn học cơ sở của ngành giáo dục. Về chùa những chú tiểu sẽ học ít nhiều về giáo lý Phật đà. Việc chùa sẽ chiếm mất khá nhiều thời gian của các chú tiểu. Nói một cách khác là các chú tiểu phải căng sức ra chiến đấu ở cả hai mặt trận – trường học và nhà chùa.
Việc rèn giũa nhân cách, đạo đức ở trường đã bỏ ngỏ thì ở chùa cũng sẽ bỏ ngỏ.
Việc được đến trường các chú tiểu được tiếp xúc với cuộc sống đời thường với những tâm hồn hãy còn non nớt. Với những chú tiểu cuộc sống bên ngoài chùa thật nhiều niềm vui. Các chú tiểu sẽ thấy tủi phận khi không có một mái ấm gia đình và được sống ở nẻo đời.
Phần đa những chú tiểu đều không ý thức được việc vào chùa tu học nhằm đạt được sự giác ngộ giải thoát. Việc thọ giới, tụng kinh, niệm Phật, gõ mõ,... những chú tiểu làm như một cái máy, có một sự gượng ép bắt buộc.
Lớn lên một chút những chú tiểu cảm thấy phân vân giữa hai nẻo đạo đời. Giới tính phát triển kéo theo tâm sinh lý phát triển những chú tiểu có những tò mò về người khác phái như bao con người bình thường khác.
Sinh lý phát triển bình thường khiến những chú tiểu cảm thấy rạo rực, chộn rộn, hoang mang và cả mặc cảm về sự phạm giới, về việc tu học không tốt.
Và ngày nay internet, điện thoại thông minh phổ biến đến mức các chú tiểu, các sư, ni,... không quá khó để sở hữu một chiếc smartphone. Đây là điều kiện cần để các chú tiểu, sư, ni có điều kiện đủ để xem phim sex, ảnh khiêu dâm,... Ngòi nổ cho những ham muốn xác thịt được kích hoạt,... Và rồi điều gì đến cũng sẽ đến khi hội đủ điều kiện.
Ngày nay những chú tiểu vào chùa từ tấm bé dễ thường sẽ thiếu thốn tình cảm gia đình ruột thịt nhưng về cơm ăn, áo mặc và học hành ở các ngôi chùa vương giả vốn thường thừa mứa. Việc khổ đau, khốn khó về một đời sống thế tục những chú tiểu không dễ trực nhận hay trải nghiệm được. Với những chú tiểu nhìn cuộc đời thế tục vẫn đẹp sao cùng với tâm nguyện xuất gia không thật có rất nhiều chú tiểu ước ao được hoàn tục sống ở đời.
...
Việc no cơm rửng mỡ, tâm nguyện chẳng chí thiết sẽ khiến sư thầy, ni chúng, các tiểu từng bước chìm vào lối sống sa đọa, lạc lối chánh đạo.
...
Lẽ ra tâm tham ái, dục vọng cần được người xuất gia điều phục, chuyển hóa nhưng thật sự các sư thầy Tăng Bảo bấy lâu nay đang dùng giới luật để đè nén, kiểm soát dục vọng.
Và cho đến khi việc đè nén tâm tham ái bất thành thì các sư thầy, ni chúng, chú tiểu,... lần lượt sa ngã, trụy lạc.
...
Chế độ ăn uống thuần chay với rất nhiều món ăn có tính âm điển hình như sữa đậu nành, đậu hủ,... có rất nhiều estrogen, các chất phụ gia, các chất bảo quản thực phẩm kết hợp với việc rối loạn tâm sinh lý ở các chú tiểu, các sư thầy,... dễ rơi vào căn bệnh đồng tính luyến ái và bày ra nơi chốn Phật môn những con người bệnh hoạn, khuyết tật tâm hồn.
...
Sư thầy Tăng Bảo, ni chúng, chú tiểu,... phần đa họ là những con người có sự tổn thương tâm hồn và kết hợp với điều kiện phước báu thừa mứa do xã hội ngày nay đang ưu đãi cho Tam Bảo đã dẫn đến giỏi Tăng Bảo dần bị vùi lấp trí tuệ rồi chìm sâu vào bể dục vọng, tham ái.

Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Càng Trở Nên Rất Đời Như Thế?


Ngạo Thuyết
Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Càng Trở Nên Rất Đời Như Thế?
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà giác ngộ đặng. Đây là điều mà phần lớn người học Phật đều được biết. Tuy nhiên liệu có được mấy người học Phật liễu được chân nghĩa câu nói nghe chừng rất đơn thuần đó.
Phần đa người học Phật cả Tăng lẫn tục khi tìm về đạo Phật đều sẽ rơi vào kiến thủ mặc định kinh Phật, pháp Phật là cao tột và không có một tri thức thế gian nào có thể so bì.
Vì thế người học Phật chỉ cần tham học giáo lý đạo Phật là đủ. Chính chấp thủ này đã khiến học nhân, hành nhân Phật học xa rời thực tại thế gian, chìm đắm vào biên kiến đạo Phật dẫn đến đánh mất trung đạo. Từ đó con đường giác ngộ giải thoát ngày càng trở nên mờ mịt, tối tăm.
...
Ở bài viết Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Càng Trở Nên Đổ Đốn Đến Tệ, Ngạo Thuyết đã chứng thực cho mọi người nhận diện ra được rằng gần như là tất cả người xuất gia từ lâu xa nhẫn đến đương đại đều là những người khốn cùng, túng ngặt hoặc đầy đau khổ, muộn phiền.
Số lượng người xuất gia học Phật có chí nguyện chân chánh thoát khổ nơi đời này, đời sau bằng chí thoát ly sinh tử luân hồi thật sự rất hiếm hoi đến mức gần như là không tồn tại.
Hiển nhiên là những người vào chùa từ thuở bé thơ sẽ khó thể xác định được mục tiêu học Phật của chính mình.
Chỉ có những người học Phật ở trường đời, va chạm với cuộc sống nghiệt ngã, gặp nhiều điều bất toại ý mới có thể phát nguyện chí xuất trần chạm đến sự giải thoát hoàn toàn.
Song do thiếu khuyết minh sư sáng đạo chỉ dẫn, do việc sớm chìm đắm vào chấp thủ kinh Phật cao tột cùng với sự trọng thị của người đời, tâm nhân ngã của người xuất gia sẽ được nuôi lớn dần, những khổ não nơi đời phai nhạt,... chí nguyện chân chánh xuất gia ban đầu sau cùng sẽ tan biến không lưu lại chút dấu vết. Đây là nguyên nhân khiến ngày nay không có những bậc Long Tượng xuất thế ở nơi chùa chiền, tự viện.
Con người tìm đến đạo Phật phần đa đều khởi nguồn từ sự đau khổ, khốn cùng, bế tắc,... Đây là một sự thật luôn đúng. Và chỉ có những con người sống trong tận cùng những bế tắc mới có cơ may chạm đến sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn.
Phật Thích Ca là một minh chứng điển hình. Khi còn là một Thái tử, Tất Đạt Đa sớm chất chứa, ôm giữ niềm thao thức "Làm sao thoát khỏi nỗi khổ sinh già bệnh chết?". Niềm thao thức đó "trùm kín" tâm hồn của Thái tử Tất Đạt Đa. Sự tranh giành hơn thua, được mất giữa người với người nơi cuộc sống không kéo Tất Đạt Đa ra khỏi những phiền muộn tâm thức. Việc kết hôn, việc kế thừa vai trò quốc vương đất nước Thích Ca không khiến Tất Đạt Đa "quên bẵng" niềm trăn trở "ra ngoài" luân hồi sinh tử
Ái dục của đời sống vợ chồng cũng không khiến Tất Đạt Đa lãng quên niềm thao thức tâm linh. Sự ra đời của cậu bé La Hầu La nhắc Tất Đạt Đa nhớ đến cái chết của mẹ chàng, hoàng hậu Ma Da, điều đó đã thổi bùng lên ngọn lửa Phải Tìm Ra Con Đường Thoát Ly Sinh Tử, vượt thoát hoàn toàn mọi khổ não thế gian. Và sau cùng Thái tử Tất Đạt Đa đã dũng mãnh lên đường.
Thế đấy, Thái tử Tất Đạt Đa dấn thân tìm đạo cùng thành đạo bởi do những bế tắc tâm linh cùng với sự kiên định mục tiêu tìm đạo.
Ái dục khoái lạc không thể trói được chân người học đạo chân chính bởi lẽ người học đạo chân chính thường nhóm chứa ba món bảo vật, đó là Chờ Đợi, Suy Tư Và Nhịn Đói (Đây là nhận định của một nhà nghiên cứu tôn giáo phương Tây, ông Herman Heese - Và hẳn nhiên đây không phải là một nhận định không có đạo lý).
...
Ở bối cảnh xã hội ngày nay cùng với sự can thiệp sâu sát của thành phần lãnh đạo đất nước Việt Nam vào các hệ thống tôn giáo đã dẫn đến một thực trạng đớn đau cho đạo Phật đó là những người xuất gia học Phật chỉ còn là những hạng người xuất gia với tư tưởng hám danh lợi, đắm dục vọng hoặc do hoàn cảnh bức ngặt, khốn cùng như nợ nần chồng chất, đói ăn, tội phạm lẩn trốn,... cùng những bế tắc nơi cuộc sống, những kẻ chán đời, nhụt chí,...
Và bên cạnh đó là một lực lượng không hề ít những cán bộ nhà nước được quy hoạch làm sư thầy Tăng Bảo ngõ hầu quốc hữu hóa đạo Phật.
Mặt khác, với những khoản huê lợi khổng lồ mà tín đồ Phật tử tham cầu sẵn sàng cung phụng cho chư Tăng Bảo đã khiển biết bao kẻ là Con Ông Cháu Cha, Cán Bộ Nhà Nước sẵn sàng "đấu thầu" để trở thành một ông sư, một vị Tăng Bảo ngự ở những ngôi chùa hoành tráng như chùa Bái Đính, chùa Tam Chức, chùa Ba Vàng, chùa Địa Ngục, chùa Cửu Long Sơn Tự, chùa Đại Tòng Lâm,... hệ thống chuỗi tự viện Thiền Tông Trúc Lâm,...
...
Số người xuất gia có đạo tâm sẽ sớm bị thải loại bởi sự xa hoa, tráng lệ của những ngôi chùa vương giả. Và kết quả là giới Tăng Bảo xuất gia đến với đạo Phật hoàn toàn đánh mất chí nguyện xuất trần giải thoát, việc xuất gia chỉ còn là việc tranh giành, gồm thâu lợi dưỡng, lợi danh giữa các vị Tăng Bảo giảo hoạt. Đấy là giấc mơ con của những người xuất gia học Phật ngày nay. Và giấc mơ con đè nát cuộc đời con đang dần dần hủy hoại đạo Phật ở Việt Nam cũng như đạo Phật ở phạm vi thế giới.
...
Không phải mãi cho đến bây giờ đạo Phật mới trở nên Rất Đời như thế. Dù muốn dù không thì Phật pháp tại thế gian chẳng thể lìa thế gian mà có thể tồn tại.
Ngạo Thuyết sẽ cùng các bạn ngược dòng thời gian để nhận diện Phật Giáo Việt Nam đã trượt dài sự Rất Đời như thế nào cũng như Phật pháp tại thế gian chẳng lìa thế gian ra sao?
Luôn có một sự tương tác gắn kết, chặt chẽ giữa đời và đạo Phật. Và chúng ta không cần phải ngược dòng lịch sử quá xa để tránh việc nhận những thông tin sai lạc, mịt mờ,...
Cỗ máy vượt thời gian đã dừng lại ở thời kỳ thực dân nửa phong kiến nơi đất nước Việt Nam. Lúc bấy giờ chiến tranh loạn lạc, nạn binh lửa triền miên. Kiếp người chừng như rất mong manh và đạo Phật như là một nơi gửi gắm cả linh hồn và thể xác của người Việt lúc bấy giờ.
...
Lúc bấy giờ người xuất gia có đầy đủ các hạng từ trốn lính, đói ăn, bế tắc khốn cùng và cả những chí sĩ yêu nước ẩn nhẫn chờ thời. Khi ấy, núp bóng chốn Phật môn còn có những người học Phật có chí nguyện xuất trần đơn thuần được kế thừa từ giới Tăng Bảo đời trước và cả những người trí thức, tú tài lỡ dở đường công danh,... cùng với những kẻ đầu trộm, đuôi cướp,...
Ở chốn Phật môn vẫn thường là nơi long xà lẫn lộn.
Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo ý thức hệ của giới xuất gia thời thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam sẽ có những nét Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín. Do đó những người xuất gia có đạo tâm sẽ không ngừng ra sức giữ gìn mối đạo cùng với việc truyền tải ý thức hệ yêu nước, đoàn kết giống nòi. Kinh sách Phật học được gìn giữ trao truyền, dịch giải và giảng thuyết lồng ghép vào tinh thần yêu nước, thương dân.
Đạo Phật đã gắn kết với đời như thế, tư tưởng xuất thế được dung hòa tư tưởng tu nhân của Khổng giáo.
...
Nhờ có đạo Phật mà có biết bao người núp bóng chốn Phật môn được sống sót, được cơm ăn, áo mặc trải qua một quãng thời gian dài chiến tranh loạn lạc.
Chiến tranh rồi cũng qua đi để lại nơi đất nước Việt Nam những điêu tàn, đổ nát. Một số những người xuất gia núp bóng Phật môn để sống còn thoát ly chùa chiền tái thiết lại cuộc sống riêng mình. Những người xuất gia núp bóng đạo Phật làm cách mạng, ẩn nhẫn chờ thời thoát ly đạo Phật về làm công tác quản lý đất nước,...
Một số khác núp bóng đạo Phật không biết đi đâu, về đâu sẽ tiếp tục ở lại các ngôi chùa sống qua ngày đoạn tháng.
Những người xuất gia có đạo tâm, có chí nguyện cao cả sẽ tiếp tục dấn thân vào con đường gìn giữ, truyền trao chánh pháp, kinh Phật.
Do được hàm dưỡng ở nền giáo dục Nho giáo cùng với việc trải qua những năm tháng loạn lạc, đau thương những người xuất gia có đạo tâm thời bấy giờ sống một đời sống thanh cao, phạm hạnh, đáng kính trọng.
Và do sự hàm dưỡng tích lũy ở đời, đạo hạnh của các vị Tăng Bảo xuất gia chân chính ngày ấy chói ngời ánh sáng đạo.
Tấm lòng từ bi, bác ái của những vị Tăng Bảo thời hậu chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ đã giúp đạo Phật có chỗ đứng vững chắc trong lòng dân tộc Việt Nam.
Lắng lòng một chút chúng ta sẽ nhận thấy nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến giới hạnh của chư Tăng Bảo thời phong kiến, thực dân nửa phong kiến, hậu thời phong kiến rất rõ rệt. Và thực tế là chư Tăng Bảo thời bấy giờ sống đời thanh cao, nghiêm trì phạm hạnh. Thêm nữa, trước cảnh đất nước điêu tàn, nạn đói triền miên,... chư Tăng Bảo đương thời dẫu có khởi lòng tham cũng chẳng thể được.
...
Chiến tranh qua đi, giới lãnh đạo đất nước Việt Nam được "nhồi sọ" tư tưởng vô thần của Đảng Cộng Sản Quốc Tế. Luận biện chứng nửa mùa "Vật Chất Quyết Định Ý Thức" đã khiến giới lãnh đạo đất nước Việt Nam lập ra những chế tài nhằm ngăn chặn người Việt Nam xuất gia làm sư thầy Tăng Bảo. Họ sợ rằng việc xuất gia sẽ "hao hụt" lực lượng lao động tạo ra của cải, vật chất tái thiết đất nước.
Chiêu bài bày trừ mê tín dị đoan được giới quản lý đất nước dựng lên nhằm cản trở sự phát triển lớn mạnh của các hệ thống tôn giáo, đồng thời góp phần "thâu tóm" sự Tự do tôn giáo, tự do ngôn luận ở các tôn giáo khác nhau.
Mặc dù bị quản thúc nhưng đạo Phật vẫn tùy thuận lách qua khe cửa hẹp - Những chế tài khắt khe mà tồn tại.
Có không ít những người thuộc những phe cánh chính trị đối lập và cả những kẻ trộm cướp thuộc chế độ cũ ẩn thân vào các ngôi chùa làm sư thầy, làm chú tiểu nhằm tránh sự "tìm diệt" của giới lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà Nước đương thời.
Đảng và Nhà Nước lúc bấy giờ cũng biết rằng sẽ có những thành phần chính trị ẩn nhẫn nơi các hệ thống tôn giáo chờ thời nên đã từng bước triển khai việc quốc hữu hóa đạo Phật bằng cách cài cắm cán bộ Đảng vào nội bộ các hệ thống tôn giáo, đồng thời chống lưng cho họ để họ dễ dàng nắm giữ vai trò lãnh đạo các hệ thống tôn giáo. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cùng những tổ chức Phật giáo Việt đã ra đời trong bối cảnh xã hội như thế.
Thời kỳ hậu phong kiến việc tu thân, bồi dưỡng đạo đức ở ngành giáo dục, ở văn hóa người Việt vẫn hãy còn được xem trọng. Điều này đã phơi bày qua lối sống không những của sư thầy Tăng Bảo mà cả ở mặt bằng chung văn hóa ứng xử của người Việt lúc bấy giờ.
Chính vì vậy sư thầy Tăng Bảo thuở ấy không dễ dàng sa ngã, đọa lạc với những hiện tướng trơ trẽn, bẩn thỉu về mặt giới hạnh xuất gia. Đây cũng là một thời kỳ đói nghèo của đất nước Việt Nam.
...
Hoa nở rồi tàn, tàn rồi lại nở...
...
Trải qua một thời kỳ bao cấp sai lầm về biện chứng đất nước Việt Nam chìm sâu vào đói nghèo, quẩn bách. Cùng tắc biến... giới lãnh đạo đất nước Việt Nam đã thực hiện chính sách "Mở Cửa" để phát triển kinh tế đất nước.
Do chính sách Mở Cửa mà kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cùng những bước nhảy vọt. Và kết quả là sự "hổng chân" đã đang và sẽ khiến cho đất nước Việt Nam mất định hướng cùng những mối nguy đổ vỡ, tan thương.
Sự nóng vội, bệnh thành tích,... hiện tồn nơi đất nước Việt Nam đã khiến tri thức người Việt bị "hổng chân" bày ra những khiếm khuyết không dễ gì "lấp đầy".
...
Vì lợi ích 10 năm trồng cây; Vì lợi ích 100 năm trồng người.
Tiếc rằng những nhà làm quản lý đất nước Việt Nam đã quên bỏ điều đó. Do mải mê chạy theo thành tích ngành giáo dục Việt Nam và cả gia đình cùng xã hội Việt Nam đã quên bỏ việc rèn giũa nhân cách, đạo đức cho chính bản thân cũng như cho thế hệ trẻ. Lối sống vật chất lên ngôi và mau chóng nhấn chìm xã hội người Việt vào vũng lầy của sự thực dụng cùng man trá.
Khoảng trống nội tâm hình thành trong mỗi người và lan tỏa vào mọi thành phần, tầng lớp người Việt.
Tìm một chỗ để nương náu tâm hồn và các hệ thống tôn giáo là điểm đến mà người Việt vin níu. Và đạo Phật, Phật, Bồ tát,... các sư thầy Tăng Bảo danh tiếng là chọn lựa thường thấy ở người Việt, đó là dư âm một thời của đạo Phật thuở nào.
Nắm bắt tâm lý đó và để "báo ân" Phật bằng vào việc hoằng dương chánh pháp những lợi ích của đạo Phật, của cúng dường Tam Bảo được giới Tăng Bảo ra sức xiểng dương.
Cùng với lòng tham cùng sự thực dụng các vị Tăng Bảo không chứng ngộ thông qua việc mang danh nghĩa hoằng dương chánh pháp đã từng bước hủy hoại sự chân thật của đạo lý giác ngộ giải thoát.
...
Do đã qua rồi thời tư tưởng nho giáo chi phối đạo Phật với Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, những tính cách quân tử, chánh trực mà người học đạo thường hàm dưỡng, người học Phật đương đại, cả Tăng Bảo xuất gia lẫn cư sĩ tại gia đều bị "một khoảng trống rèn giũa nhân cách, đạo đức" do ngành giáo dục và xã hội đương đại mang lại.
...
Với một khoảng trống mông lung của việc hàm dưỡng nội tâm những sư thầy Tăng Bảo dấn thân vào chùa do những khốn cùng, bế tắc nơi cuộc sống bỗng trở nên được trọng vọng, kính ngưỡng. Và đây là một mảnh đất màu mỡ cho sư thầy Tăng Bảo trượt sâu vào tâm nhân ngã với những tham lam, thấy lợi tối mắt.
Dựa vào danh nghĩa hoằng pháp các sư thầy Tăng Bảo ra sức kêu gọi tín đồ Phật tử xây dựng chùa to, Phật lớn ngõ hầu thâu đoạt tín đồ để thu hoạch những lợi dưỡng, lợi danh.
Kinh sách nhà Phật được các sư thầy Tăng Bảo hám danh, tham lợi tận dụng làm chiếc cần câu tài vật một cách hữu hiệu.
Giáo lý chuẩn mực của đạo Phật từng bước bị chỉnh sửa, thêm thắt và tầm thường hóa bởi tâm nhân ngã nơi những người học Phật nửa vời.
Danh lợi gồm thâu cùng với việc hàm dưỡng nội tâm thiếu khuyết, các sư thầy Tăng Bảo ngày càng bộc lộ tâm nhân ngã và trượt dài vào những lỗi Rất Đời.
Ăn no, rửng mỡ các sư thầy Tăng Bảo không thật tu mau chóng hiện tướng sư hổ mang với những tham đắm dục vọng. Và chúng ta đã đang và sẽ thấy một thế hệ sư thầy Tăng Bảo ăn no, rửng mở như sư Thích Thanh Toàn, Thích Phước Hoàn, Thích Trúc Thái Minh, Nguyễn Nhân, Thanh Hải Vô Thượng Sư, Trần Tâm, Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ,,... những kẻ học Phật môi miệng, biến đạo Phật thành chiếc cần câu cơm, câu tài vật, câu danh lợi.
...
Sự tương tác gắn kết chặt chẽ đạo đời qua các thời kỳ xã hội khác nhau đã phơi bày ra hình tướng, đạo hạnh của các sư thầy Tăng Bảo Việt Nam trải qua chiều dài lịch sử Việt Nam.
...
Lẽ ra Phật pháp tại thế gian chẳng lìa thế gian giác nhưng do chí nguyện xuất của giới Tăng Bảo ngày nay không còn là chí nguyện xuất trần giải thoát sinh tử nên chúng ta, tôi và các bạn sẽ chỉ có thể nhìn thấy những sư thầy Tăng Bảo Rất Đời đến trơ trẽn, hèn hạ.
...
Mời Các Bạn Tiếp Tục Tham Khảo Bài Viết - Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Nay Lại Phơi Bày Hiện Tướng Khuyết Tật, Bệnh Hoạn?

Vì Sao Tăng Bảo Ngày Càng Đổ Đốn Đến Tệ?


Ngạo Thuyết

 
Vì Sao Tăng Bảo Ngày Càng Đổ Đốn Đến Tệ?
Cuộc sống như cung đàn muôn điệu, năm tháng dần trôi cho cây xanh hé nụ, cho vô thường mầu nhiệm..

Thời gian gần đây người học Phật không quá khó để bắt gặp sự trượt dài nhân cách đạo hạnh của giới Tăng Bảo mà gần đây nhất là vụ gạ tình tai tiếng của sư Thích Thanh Toàn, trước đó là vụ hiếp dâm bé gái 14 tuổi của sư Thích Phước Hoàn, trước nữa là vụ lùm xùm ở chùa Ba Vàng do sư Thích Trúc Thái Minh cùng bà Phạm Thị Yến chủ xướng,... rồi đến sự nổi loạn của viện chủ tự phong Nguyễn Nhân chưởng quản chùa Tân Diệu - Long An,...
Những thị phi chốn Tòng Lâm đã kéo theo biết bao sư thầy rơi vào vòng xoáy mà điển hình là sư Thích Nhật Từ, Thích Trí Minh, Thích Từ Thông, Bửu Chánh, Pháp Tánh,... người đấm, kẻ xoa gây điên đảo thị phi.
Lội ngược dòng thêm một đoạn nữa người học Phật sẽ thấy một sư thầy Thích Thông Lạc với những tư tưởng cực đoan quá khích, một sư thầy Thích Chân Quang dối truyền Phật pháp đổi trắng, thay đen,...
Về những ni sư chốn Phật môn danh tiếng hiện nay NT có thể khẳng định họ là những bậc thầy "Tám" chuyện.
Lắng lòng một chút người nghe sẽ không quá khó để nhận ra một sự thật là rất rất nhiều ni sư thuyết pháp với những câu chuyện được thêu dệt, thêm thắt cùng những khẳng định nói như đúng rồi về những điều mà chính họ không thật sự rõ biết và họ thường gắn mác kinh Phật cho những câu chuyện để thâu tóm niềm tin nơi tín đồ.
...
Có vẻ không ồn ào, không lộ liễu đổ đốn như chư Tăng Bảo nhưng tin rằng nơi chốn hậu cung ni chúng sẽ không ngớt thị phi bởi lẽ đơn giản ni sư hay chư Tăng đều là con người. Và thị phi thường còn ở chốn hậu cung là sự đương nhiên bởi vì "Vì Ni Là Con Gái".
...
Trước sự trượt dài nhân cách đạo hạnh của giới Tăng Bảo ngày nay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cơ hồ như quá "im lìm", rất đỗi vô trách nhiệm đối với sự suy thịnh của đạo pháp.
Tại sao lại như vậy?
Vì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chỉ là một công cụ quản lý xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những người làm nơi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ăn cơm Chúa nên phải múa theo sự chỉ đạo của Chúa. Họ không là người có tâm huyết đối với đạo pháp do Phật Thích Ca trao truyền. Ngồi ở nơi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam họ có cơm ăn, áo mặc và sự trọng thị.
Do đó việc Nguyễn Nhân, Thích Trúc Thái Minh,... hay bất kỳ ai có hủy hoại chánh pháp đều không khiến họ động tâm. Bởi lẽ họ biết mọi việc đã có Đảng và Nhà Nước lo; việc của họ là ngồi chơi xơi nước, chờ đợi sự cung phụng là những món lợi quả được các chùa chiền, tự viện gửi về và chờ đợi cả sự chỉ đạo ở Cấp Trên.
...
Những bê bối xảy ra ở giới Tăng Bảo, ở các hệ thống chùa chiền, tự viện lẽ nào Đảng và Nhà Nước không hề biết? Họ biết cả đấy. Nguyễn Nhân không thể một tay chống trời, để làm được những điều đã đang và sẽ làm Nguyễn Nhân, Thích Trúc Thái Minh, Thích Thanh Quyết, Thích Phước Hoàn, Thích Thanh Toàn, Thích Nhật Từ, Thích Chân Quang,... nói túm lại là những người dòng họ Thích mang danh nghĩa tu hành mà chạy theo danh lợi, chùa to, Phật lớn đều được ô dù chống lưng, chỉ có ô dù chống lưng họ mới có thể tồn tại làm những việc trái đạo và huênh hoang như thế.
Ô dù từ đâu mà có? Ô dù to bự chẳng thể từ nơi dân đen mà có, ô dù đương nhiên sẽ phải ở nội bộ của các tổ chức chính trị. Và chúng ta đều biết Việt Nam vốn độc đảng, chỉ có mỗi Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trì đại cuộc. Do đó, yêu cũng nơi đấy, ghét cũng nơi đây. Việc đúng sai chỉ là sự xấp ngửa bàn tay nơi chốn này.
Tại sao lại có việc xuất hiện rất nhiều ô dù chống lưng cho các sư thầy, các cá nhân làm bậy ở các hệ thống chùa chiền, tự viện?
Bởi lẽ chúng ta đều biết và họ cũng biết nước trong sẽ không có cá. Thế nên bằng cách này, cách khác họ Phải làm cho nước đục.
...
Việc chống lưng là chống lưng nhưng nếu sư thầy nào hành xử lộ liễu và bị nắm thóp thì họ sẽ không ngần ngại việc "cờ bí, thí tốt" chăng?
Có vẻ là vậy nhưng thật ra cờ không hề bí, tốt vẫn cứ thí. Đấy là chỗ "cao minh" của người làm chính trị.
Tự do tôn giáo, tự do ngôn luận là một mối nguy cho chế độ độc tài. Tự do tôn giáo đã là rào cản khiến Đảng và Nhà Nước không thể quản lý sát sao nội bộ các tôn giáo. Đạo Phật cũng thừa hưởng sự tự do mà giới lãnh đạo đất nước không hề mong muốn. Những thùng Tam Bảo đầy ắp tiền và những khối tài sản khổng lồ của đạo Phật quả thật là một món mồi thơm ngon, béo bở.
Thêm nữa, nắm lấy tư tưởng của tín đồ Phật tử, thuần phục họ bằng niềm tin tâm linh là một điều rất tuyệt vời. Nếu làm được như thế quả thật là thập toàn, thập mỹ. Đấy là một cách cư xử rất đặc trưng, rất đời. Và đó cũng là sự ấu trĩ, thiển cận của đời. Đời là thế.
Đã nghĩ là làm. Cần phải quốc hữu hóa đạo Phật. Bên cạnh việc cài cắm cán bộ, quy hoạch sư thầy Tăng Bảo vẫn cần đến việc sư thầy hư đốn để việc quốc hữu hóa đạo Phật được lòng dân cùng với sự ủng hộ của tín đồ Phật tử. Có vẻ mọi việc đều thuận lợi. Cơ mà cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, thế nên những việc vô đạo, trái đức há dễ trót lọt.
Hòa Thân tham lam, xảo trá đến mấy thì Càn Long cũng sẽ thịt khi thấy đủ béo mụp. Và người trong thiên hạ vẫn dõi mắt xem những vở tuồng man trá, lọc lừa với những cung bậc cảm xúc khác nhau.
...
Thế nên... vì thế sư thầy Tăng Bảo ngày nay sẽ từng bước được quy hoạch với phương châm Thuận Ta Thì Sống, Chống Ta Thì Chết. Do vậy Tăng Bảo có đạo tâm sẽ bị thải loại từ vòng gởi xe.
Đạo Phật Việt Nam ngày càng rất đời là vì thế. Đấy là một trong những nguyên nhân khiến giới Tăng Bảo ngày càng kém cỏi, đổ đốn ra.
...
Ngoài việc quốc hữu hóa đạo Phật khiến giới Tăng Bảo ngày càng bệ rạc, tha hóa còn có nguyên nhân nào khiến giới xuất gia trở nên Rất Đời đến tệ?
NT sẽ lại tiếp tục câu chuyện bằng một lược trích từ kinh Mi Tiên Vấn Đáp:
...
Vua Milanda hỏi:
-Vì muốn cầu điều chi mà các ngài xuất gia làm sa môn?
Na Tiên đáp:
- Chúng tôi xuất gia làm sa môn là muốn trừ hết những khổ não trong đời này, cũng không muốn đời sau phải chịu khổ não nữa. Vì những mục đích ấy, chúng tôi xuất gia làm sa môn. Chúng tôi xem đó là điều cốt yếu nhất, tốt đẹp nhất vậy.
Vua lại hỏi:
- Có phải hết thảy các vị sa môn đều vì muốn diệt khổ não đời này và đời sau nên mới xuất gia làm sa môn hay chăng?”
Na Tiên đáp:
- Không phải vậy. Thật ra, những người xuất gia làm sa môn có bốn hạng khác nhau.
Vua hỏi:
- Thế nào là bốn hạng sa môn khác nhau?
Na Tiên nói:
- Trong số những người xuất gia làm sa môn, có người do nơi mắc phải nợ nần nên xuất gia để tránh né; có người vì phạm phép nước nên sợ mà xuất gia để lẩn tránh; có người vì quá nghèo khổ nên xuất gia để được có cơm ăn, áo mặc. Ba hạng ấy không phải vì muốn diệt khổ não mà xuất gia. Hạng thứ tư là những bậc chân chánh xuất gia. Vì muốn trừ diệt hết khổ não đời này và đời sau, nên mới xuất gia làm sa môn.
...
Trực Luận: Thế đấy! Người xuất gia làm sa môn có bốn hạng. Và chỉ có hạng thứ tư mới là hạng xuất gia chân chánh, và người xuất gia chân chánh đeo đuổi việc trừ diệt hết khổ não đời này, đời sau từ xưa đến nay thật sự là rất hiếm hoi.
Phần đa người xuất gia xưa nay đều do hoàn cảnh túng ngặt như mắc nợ nần, phạm pháp, trốn lính, đói ăn, khổ đau, tuyệt vọng, chán đời,... mà tìm đến đạo Phật. Đây mới là sự thật hiện tồn nơi đạo từ lâu xa đến nay.
Phần đa người xuất gia xưa nay đều không thật sự xác định rõ mục tiêu tìm về đạo Phật của mình và phần đa đều không kiên định ở mục tiêu thoát khổ não đời này, đời sau tức việc giải thoát hoàn toàn.
Người lớn xuất gia đã không thể xác định được mục tiêu học Phật thì những chú tiểu vào chùa từ thuở bé thơ càng không biết lý do của việc học Phật nơi mình. Cụ thể được phơi bày nơi đoạn lược trích từ kinh Mi Tiên Vấn Đáp:
...
Vua hỏi:
- Như đại đức, có phải vì cầu đạo mà làm sa môn chăng?
Na Tiên đáp:
- Bần Tăng vốn xuất gia khi còn nhỏ tuổi, nhờ có kinh điển của Phật, cùng các vị sa môn đều là những bậc cao minh giáo hóa cho. Bần Tăng học kinh, thọ giới, thâm nhập vào trong tâm. Vì thế mà lập chí nguyện quyết trừ dứt khổ não trong đời này và đời sau vậy.
...
Chú tiểu Na Tiên nhờ có minh sư dìu dắt mà nhận diện và theo đuổi được mục tiêu xuất gia chân chánh.
Đáng tiếc là minh sư nơi đạo Phật ngày nay hoàn toàn vắng bóng, người chứng ngộ đạo pháp hoàn toàn không có. Thế nên con đường học Phật, hành theo Phật trở nên cam go, xa vời.
Vì sao minh sư nơi đạo Phật ngày nay lại hiếm hoi đến mức bặt dấu?
Vì thực tế là phần đa người xuất gia học Phật từ lâu chỉ là những hạng người khốn cùng trốn nợ, trốn lính, chán đời, đói ăn, bần hàn,...
Người chân chánh xuất gia vốn đã ít ỏi lại không có minh sư chỉ điểm nên dần dần đánh mất chí nguyện xuất thế giải thoát hoàn toàn, từng bước lạc lối chánh đạo.
Có còn lại chăng chỉ là một vài vị Tăng Bảo có đạo tâm gìn giữ đạo Phật chân chánh. Vai trò gìn giữ, truyền trao kinh Phật chính là vai trò chính yếu mà Phật Thích Ca gởi gắm cho giới Tăng Bảo. Và đến thời điểm hiện tại giới Tăng Bảo chí ít vẫn còn làm được điều đó. Lành thay!
...
Qua phần trích lục kinh Mi Tiên Vấn Đáp, Ngạo Thuyết muốn truyền tải đến các bạn điều gì?
Đó là vai trò gìn giữ Kinh Phật là vai trò chính của thành phần Tăng Bảo.
Đồng thời với sự phân hóa mục đích xuất gia ở giới Tăng Bảo cũng như bối cảnh quản lý đạo Phật ngày nay thật khó để thành tựu bậc Long Tượng chốn chùa chiền, tự viện.
...
Với những hạng xuất gia hiện tồn nơi đạo Phật ngày nay cùng với sự định hướng quốc hữu hóa đạo Phật của Đảng cộng sản Việt Nam giới Tăng Bảo ngày càng trở nên Rất Đời là lẽ hiển nhiên mà người học Phật cùng xã hội phải chấp nhận và thừa nhận.
(Mời Các Bạn Xem Tiếp Bài Viết - Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Càng Trở Nên Rất Đời Như Thế)

Vì Sao Chỉ Với Dăm Ba Câu Nói Ngu Ngơ Của ...


Ngạo Thuyết
Vì Sao Chỉ Với Dăm Ba Câu Nói Ngu Ngơ Của Ông Dương Ngọc Dũng Tăng Đoàn Trực Thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Rúng Động?
Vì Nhóm Người Mang Danh Nghĩa Chư Tăng Cây Cao, Bóng Cả Này Vốn Không Có Thực Tu, Không Thật Sự Có Chánh Tâm Học Phật.
...
Cuối cùng ông Dương Ngọc Dũng cũng đành phải chịu nhục lê tấm thân đến trung tâm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam khẩn khoản gửi lời xin lỗi vì những phát ngôn nông nổi của chính mình bởi lẽ lời xin lỗi bằng văn bản trước đó của ông không được giới Tăng Ni, Phật Tử chấp nhận.
Dù cho đại diện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã chấp nhận lời xin lỗi nhưng những lời ong, tiếng ve vẫn thì thào rằng ông Dương Ngọc Dũng không có sự thành tâm.
Và đúng thật là ông Dương Ngọc Dũng không có một chút thành tâm nào cả. Thậm chí là trong lòng ông Dũng đang oán hận, hậm hực và không phục cách hành xử của giới Tăng Bảo Việt Nam.
Thực tế là ông Dương Ngọc Dũng không hề nhận ra những cái sai của chính mình sau những phát ngôn có tính châm chích, dè bỉu. Và những lời phát ngôn của ông Dũng dựa trên những chứng cứ có thật về thực trạng của Tăng đoàn ngày nay và cả những hiểu biết nông cạn, thiển cận về đạo Phật mà ông Dũng ngộ nhận sau bao nhiêu năm mài đũng quần nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu đạo Phật trên giấy để giành giật về những tấm bằng cấp được cho là danh giá, thượng lưu.
Sở dĩ ông Dương Ngọc Dũng phải xuống nước quỳ lụy, nhận lỗi về mình là do áp lực bị mất việc, sự nghiệp tiêu ma dưới sức ép của dư luận cũng như của Tăng Đoàn, Phật Tử Việt Nam. Vì để cứu vãn công danh, sự nghiệp có nguy cơ bị mất do vạ mồm ông Dương Ngọc Dũng đành phải cắn răng ngậm bồ hòn làm ngọt. Thật đúng là cục sắt ném đi, hòn chì ném lại - Tập tành gieo gió, liền đó gặt bão tơi bời.
...
Về phần ông Dương Ngọc Dũng, Ngạo Thuyết không đào sâu việc phân tích làm rõ bởi lẽ ông Dương Ngọc Dũng vốn dĩ chỉ là một kẻ ngoại đạo học đòi thể hiện việc hiểu biết hơn người về đạo Phật cùng với chỗ tư tâm phụng sự đức tin của chính mình.
...
Ngoài ra, lỗi vạ mồm của ông Dương Ngọc Dũng đối với xã hội Việt Nam thời điểm hiện tại không từng là trường hợp cá biệt. Qua cổng thông tin truyền thông ngày nay chúng ta, những người Việt Nam đã phải chứng kiến biết bao tiến sĩ giấy người Việt và cả những Ông Lớn, Bà Cả - Thành phần được đặt để làm đại diện cho dân tộc Việt Nam, cho tri thức văn hóa người Việt thốt ra những lời nói chứa đựng sự ngu dốt, ngốc nghếch, kém cỏi về cả nhân cách, văn hóa lẫn học thức. Những điều này diễn ra ngày càng trở nên thường ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam thế nên đâu còn chi lạ lẫm.
...
Với những người học Phật cuồng tín cái gọi là hộ trì Tam Bảo một cách thiếu hiểu biết cũng như giới Tăng Bảo không chánh tâm tư sửa chính mình thì việc ông Dương Ngọc Dũng nhịn nhục đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam xin lỗi là một sự thắng lợi của việc hộ trì Tam Bảo, một số người sẽ giảm bớt bức xúc; một số người sẽ cảm thấy ít nhiều sự thỏa mãn, hả hê; một số người khác sẽ tỏ thái độ không vừa lòng, họ muốn “vùi hoa, dập liễu”, quyết chí dồn ông Dương Ngọc Dũng vào chỗ mất việc làm, công danh – sự nghiệp tiêu ma,...
Song với góc nhìn lặng lẽ, Ngạo Thuyết nhận thấy việc giới Tăng Bảo cùng đại chúng Phật Tử gây sức ép một cách thái quá buộc ông Dương Ngọc Dũng phải gửi lời xin lỗi về những phát ngôn là một nỗi nhục nhã ê chề cho đạo Phật mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã trực tiếp tạo ra.
...
Những phát ngôn nông nổi mang cả sự ác ý (nếu có) của ông Dương Ngọc Dũng phải chăng chỉ là những lời bịa đặt không có cơ sở hay thực tế là những điều ông Dương Ngọc Dũng trình bày ít nhiều gì cũng có thật.
- Điển hình như việc chư Tăng Bảo khách mời từ các quốc gia khác thể hiện thái độ cau có, khó chịu, thiếu sự hàm dưỡng tu hành khi không có được một chỗ ngồi ưng ý ở lễ hội Vesak tại chùa Tam Chúc – Ninh Bình.
- Có không việc chư Tăng Bảo người Việt Nam “bận" mãi tự sướng – selfie trong buổi lễ Phật đản được tiếng long trọng, trang nghiêm và hoành tráng đó?
- Có không việc không hề ít chư Tăng Bảo người Việt Nam thật sự xem việc xuất gia như là một cái nghề thu đoạt công danh, sự nghiệp vinh gia, phì thân?
- ...
Những điều này đã bị giới Tăng Bảo cùng đại chúng Phật Tử cuồng tín bỏ ngỏ khi ra sức “truy sát” kẻ ngoại đạo Dương Ngọc Dũng.
Tại sao lại như vậy?
Phải chăng giới Tăng Bảo trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và những người cuồng tín học Phật đã không dám đối diện với sự thật đáng buồn hiện tồn nơi đạo Phật ngày nay ở Việt Nam?
Hay bởi do không dám đón nhận những đóng góp ý kiến trái chiều về sự hư hỏng của chư Tăng Bảo, sự suy đồi giới hạnh của người xuất gia nơi đạo Phật mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam “kích hoạt" quả bom “Bảo Vệ Tăng Bảo” nhầm đánh lạc hướng dư luận?
Phong trào Bảo Vệ Tăng Bảo đã được kích hoạt thành công nhưng từ đó phơi bày rạch ròi cho tất cả mọi người trực tiếp thấy được rằng có lắm vị Tăng Bảo miệng đọc tụng Nam Mô nhưng bụng lại chứa một bồ dao găm. Qua việc “truy sát” ông Dương Ngọc Dũng một cách quyết liệt cho thấy rằng người xuất gia và cả những cư sĩ tại gia không có Tâm Từ, Tâm Bi và thiếu khuyết trí tuệ một cách trầm trọng.
Việc hộ trì chánh pháp ở người học Phật là rất nên ra sức nhưng người học Phật hãy nên ra sức hộ trì chánh pháp bằng trí tuệ, bằng sự hiểu biết khách quan chứ không thể là một cách hành xử có tính bầy đàn, manh động và tùy tiện.
Nếu giới Tăng Bảo Việt Nam hiện tại có thực tu thì những phát ngôn kém hiểu biết của ông Dương Ngọc Dũng sẽ không làm họ rúng động như thế.
Những phát ngôn nông nổi của ông Dương Ngọc Dũng lẽ ra chỉ chạm đến những người học Phật sơ cơ, điển hình là đại chúng cư sĩ tại gia. Bởi lẽ về mặt lý thuyết những người tại gia chỉ tập tành học Phật, họ phải lo toan cho cuộc sống nên ít có thời gian hàm dưỡng giới hạnh, tu tâm, dưỡng tánh nên dễ sa vào thị phi điên đảo. Chính vì vậy nên khi bị chạm vào đức tin họ sẽ dễ dàng phẫn nộ, manh động và quá khích.
Chính vào những thời điểm như vậy, người học Phật tại gia rất cần đến giới Tăng Bảo dìu dắt chỉ bày cách đối trị tâm sân hận, tâm phẫn nộ ngõ hầu dần thoát ra những cuộc thị phi điên đảo. Và đó là điều mà giới Tăng Bảo chân tu, thực học nên làm.
Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn lại xem giới Tăng Bảo Việt Nam đã làm gì sau dăm ba câu nói của ông Dương Ngọc Dũng.
Họ rơi vào phẫn nộ, sân hận, si mê và manh động. Giáo Hội Phật Giáo các tỉnh thành lần lượt gửi công văn về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đòi khởi kiện ông Dương Ngọc Dũng khiến ông ta mất việc, thậm chí là phải ngồi tù (nghe đồn vậy).
Và những phát ngôn của ông Dương Ngọc Dũng không được mổ xẻ một cách chi tiết và đúng mực. Thay vào đó giới Tăng Bảo Việt Nam đã “thổi phồng” những phát ngôn của ông Dương Ngọc Dũng lên một tầm cao mới với nào là những phát ngôn của ông Dương Ngọc Dũng đã gây bức xúc cho đại chúng học Phật, gây mất niềm tin, làm tổn hại đến uy tín, danh dự của Tăng Bảo và đạo Phật. Không dừng lại đó những phát ngôn của ông Dương Ngọc Dũng bị phóng đại lên tầm mức an ninh quốc gia bởi những lời cáo buộc rằng đã gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Thật đáng sợ...!
Thật đáng buồn cho đạo Phật ngày nay! Trải qua hơn 2500 học Phật người Việt học Phật (nói chung), giới Tăng Bảo Việt Nam (nói riêng) đã làm gì đạo Phật thế này?
Từ bao giờ đạo Phật lại trở nên mong manh, dễ vỡ và núp bóng chính trị, dựa hơi luật pháp thế này?
Người học Phật chân chính xưa nay cứ đường thẳng mà đi, tâm vô úy của người học Phật là không sợ cường hào, ác bá, không quy thuận, bợ đỡ giới chính trị và càng không dựa hơi luật pháp để thanh trừng ngoại đạo.
...
Chỉ với một kẻ ngoại đạo Dương Ngọc Dũng mà những người xuất gia trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã phải rúng động, nháo nhào như thế thì đạo Phật Việt Nam ngày nay còn lại được gì?
Phải chăng giới Tăng Bảo Việt Nam ngày nay đã “vắng bóng” những vị chân tu, thực học?
Qua câu chuyện về ông Dương Ngọc Dũng chúng ta thường được nghe rằng ông Dương Ngọc Dũng nói những lời xúc phạm đến Tăng Bảo, đến đạo Phật rất cần được nghiêm trị thích đáng. Vậy còn những lời mà người học Phật, những người ủng hộ đạo Phật đã thóa mạ, miệt thị, nguyền rủa ông Dương Ngọc Dũng đọa địa ngục thì sao? Cớ sao người học Phật ngày nay lại thiếu khuyết Tâm Từ, lòng độ lượng và tinh thần vị tha?
...
Không sai! Ông Dương Ngọc Dũng là ngoại đạo nên sự hiểu biết về đạo Phật của ông ta bị hạn chế cũng là lẽ thường. Do đó cách hành xử của ông Dương Ngọc Dũng có kém cỏi đi chăng nữa cũng là điều hiển nhiên và có thể chấp nhận được. Hiểu sai về Phật pháp, đó là một tổn thất của ông Dương Ngọc Dũng. Điều đó đáng thương hơn là đáng trách.
Còn những người tự cho mình là Phật Tử, là thuộc về đạo Phật có bao giờ nhìn nhận, xét lại xem mình đã là nội đạo hay cách hành xử còn kém cỏi hơn cả ngoại đạo.
Phật Thích Ca trên đường hoằng pháp đã gặp biết bao ngoại đạo công kích, đả phá và Phật Thích Ca đã làm gì?
Phật Thích Ca vẫn tôn trọng ngoại đạo và nếu có thể Phật Thích Ca sẽ nhiếp phục ngoại đạo bằng Tâm Từ, bằng trí tuệ viên dung sáng tỏ. Nhược bằng ngoại đạo quá ư cang cường, manh động Phật Thích Ca chỉ xót thương cho người và lẳng lặng rời đi.
...
Vì cớ gì mà người học Phật lại thể hiện việc “đuổi cùng, giết tận” một kẻ ngoại đạo trong khi đó rất rất nhiều chư Tăng Bảo đang phá hoại đạo Phật ngay từ bên trong thông qua việc sa đọa, trụy lạc, trượt dài về mặt nhân cách, phẩm hạnh, giới đức và cả sự hiểu biết Phật học lại dường như bị "bỏ quên"?
Điển hình như việc tác pháp tà pháp Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ của sư Thích Trúc Thái Minh; Việc ngụy tạo Huyền Ký Của Đức Phật do ông Nguyễn Nhân, kẻ cai quản chùa Tân Diệu; Việc Cải Đổi Đạo Phật của sư thầy tiến sĩ Thích Nhật Từ,...