Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

Trí Tuệ

 Trí Tuệ. Chính Là tĩnh. Là Ko nói lỗi của người . Ko tắt ánh sáng của người. Và phát ra âm thanh ở mình.

Trí Tuệ là an trú. An trú là ko thị phi. Còn thị phi. Là còn tâm sợ hãi. Vì Sợ hãi mới khởi dục Sân Si . Vì Sân Si sẽ có tham vọng nói lỗi của người .

Nếu thật sự tin về Nhân Quả. Hiểu thật sự về Nhân quả . Thì chỉ quán sát nơi mình. Và cảm thương cho những người mắc lỗi. Chứ ko khởi tâm phân biệt và phỉ báng họ .

Bởi thấy biết được việc người nào mắc lỗi. Người đó tự có nghiệp quả. Mình nói lỗi của người. Khác nào mình gieo nghiệp cho nơi mình.

Điều đó hoàn toàn không có lợi lạc cho việc tu hành.

Nếu là một vị chư tăng chân chính.

Sẽ ko còn vướng mắc vào vị thế và chỗ đứng.

Cũng ko dính mắc chuyện đúng sai của Đạo .

Có Người Hỏi Mình..

 Có người hỏi mình.

Những gì bạn viết. Là do bạn đọc trước qua kinh điển. Và xem, nghe rất nhiều giáo Pháp đúng không ?

Và bây giờ bạn đang sao chép lại chúng ?


Trả lời rằng :

Khi chúng ta đọc một cuốn sách. Và thấy rằng những gì trong sách nói đều rất đúng. Ngay cả khi sách đề cập tới những vẫn đề tiêu cực và mặt trái của cuộc sống. Thì chúng ta vẫn cảm thấy rất đúng. Bởi vì đây chính là cách chúng ta xác nhận lại nhân sinh quan của mình thông qua một cuốn sách. Nó hoàn toàn là những thứ đã xảy ra. Và có sự trải biến của bản thân mình trước đó.

Trong kiến thức của Phật học cũng vậy.

Đức Phật lấy nguồn gốc của Chân Lý chính ở sự chiêm nghiệm từ bản thân Ngài thông qua sự trải biết và thực chứng trong quá trình tu tập. Nhận biết vạn vật và quán sát tất cả. Để cuối cùng đúc rút ra chân lý tối thượng của vạn vật.

Bởi vậy.

Những gì tôi nói. Tôi viết. Cũng chính là kiến thức và tư duy sẵn có của muôn loại.

Căn bản tri thức và Phật tánh đều có ở trong tất cả chúng sinh . Trong đó. Có bạn . Có tôi.

Có tất cả mọi người.

Và kiến giải của Đức Phật. Cũng nằm trong căn tính sâu xa của mọi chúng sinh. Chưa từng rời xa bất cứ một bản thể nào cả.

Chỉ có khác. Thời điểm thức tỉnh.

Nhận biết . Giác ngộ 

Và cách mà mỗi chúng sinh khai mở được tri thức của mình phụ thuộc vào nhân quả tu hành của nhiều đời nhiều kiếp khác nhau.


Vì sao tôi gọi đó là Nhân Quả Tu Hành.

Bởi vì phải thật sự có sự gieo trồng tu tập. Thì mới có sự thành tựu của tu tập.

Giống như việc một bãi đất trống. Phải thật sự có sự cố tình và nỗ lực gieo trồng chăm bón. 

Thì mới có sự tập hợp những thành tựu được đúc kết sau những tháng ngày trước đó.

Chứ không thể không có khởi đầu. Mà lại có sự hội tụ được.

Bạn không thể nhận diện một người Phật Tử đang đi trên đường . Nếu như bạn chưa từng có nhân duyên tu tập và va chạm với những hành trang Phật Pháp trước đó.

Hoàn toàn không.

Hoàn toàn ko có cảm giác nhân duyên tu hạnh đối với nhau.

Chính vì thế.

Kiến thức của tôi.

Của bạn 

Chỉ cần là kiến thức đúng đắn

Thì chắc chắn là kiến thức của Đức Phật muốn lan trải tới tất cả chúng sinh.

Vì Chân Lý của Đức Phật. Chính là Chân Lý xuất phát từ trong bản ngã của mọi thực thể.

Không có tính chiếm hữu.

Ko có tính sở quyền.

Bạn tự giác ngộ thông qua năng lực thẩm tánh của bản thân . Năng lực giác ngộ của bạn có trước. Rồi Bạn mới đọc kinh điển của Phật Pháp. Cũng là một ý.


Hoặc bạn đọc qua kinh điển. Và nghe giáo pháp để từ đó khai mở và giác ngộ. Đó cũng là một ý.


Tất cả những cái đó. Đều là phương tiện ban đầu để bạn bước đi trên con đường hành trì tu tập.

Con đường đó rất dài.

Và nó nằm dưới đôi chân của bạn.

Chỉ nằm dưới đôi chân bạn. Ko của ai hết .....


P/s: Nếu một người tự mãn với tánh biết của mình. Cũng sẽ khiến cho người khác sanh khởi tâm ngờ vực. Cả 2 việc làm trên đều ko có lợi ích cho họ. Đối với người tu tập. Thì " Dừng " chính là Trí Tuệ .

Khi có Trí Tuệ . Không còn ham muốn truy cầu tánh biết của người khác nữa.

Có Người Hỏi..

 Có người hỏi tôi rằng :

Người đã dẫn dắt bạn theo con đường tu hành giải thoát là ai vậy ?

Và hỏi tôi có thường xuyên nghe pháp của các vị hoà thượng . Và các sư thầy ngày nay thường giảng kinh hay không ?


Mình xin trích lời nói của Tôn Giả Ananda như vầy để trả lời cho 2 câu hỏi của bạn .


" Chúng con hoàn toàn bị nhân cách của Buddha chinh phục . Chúng con đã tìm được chốn trở về dưới cùng một cây đại thụ. Nơi ấy mãi mãi là chốn bình yên che chở cho những ai lạc lối. Thân tâm của chúng con. Đã dâng trọn cho Buddha rồi " .


Vì vậy. Người Thầy duy nhất của tôi. Chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cho đến tận bây giờ. Chưa có một ai khác. 


Ngày bé. Tôi từng nhận diện rất tốt 3 dạng đề Toán. Lý và Hoá đúng phân khúc mà tôi thích thú. 

Mỗi lần cô hoặc thầy viết trên bảng. Lập tức tôi đã hình dung được đáp án. Thậm chí có thể biết trước câu hỏi tiếp theo của thầy .


Trong việc tu hành cũng vậy. Giống như khi chúng ta giải một bài tập toán.

Nếu một khi đã hiểu rõ được định nghĩa. Định lý. Và phương pháp . Thì việc còn lại chúng ta phải làm. Là từ từ hoàn thành chúng.

Bởi vậy.

Nhất thiết của việc tu hành. Điều đầu tiên và cần thiết. Chính là xác định được con đường đúng đắn .

Hiểu sâu sắc về Chân Lý. Nhìn rõ được hướng đi. Và kiên trì tu tập.

Dù gặp bất cứ ai.

Trạng thái sức khoẻ . Tâm lý. Hay sự can thiệp giúp đỡ nào . 

Cũng chỉ lấy đó làm chiêm nghiệm.

Chứ nhất định không được rời bỏ con đường và sự thống suốt của mình.

Từ từ đi tới nơi mà chúng ta muốn tới. Bằng năng lực kiến giải của bản thân.


Nếu hỏi tôi từng nghe pháp thoại của vị sư thầy nào hay chưa ?

Xin trả lời : Gần đây. Sau khi tôi đã hiểu đúng đắn con đường mình sẽ đi.

Tôi đã cố tình tìm nghe 1 đến 2 bài pháp của 3 vị hoà thượng . 

Đầu tiên là 

Hoà thượng Tịnh Không

Tiếp đó là Sư Giác Khang

Và cuối cùng là Thầy Viên Minh.


Điểm chung của 3 vị . Chính là những lời thoại sâu sát dẫn dắt con người đi theo con đường tu hành giải thoát thực thụ. Bằng cách chiêm nghiệm sâu vào Nhân Quả luân hồi. Chỉ rất rõ cách để giải thoát. Chính là từ bỏ ham muốn về vật chất. Và quay trở về nhìn sâu vào bản ngã. Hành trang tu tập rất đơn giản của 3 vị. Chính là 1 niệm : An Tịnh .

Ngoài ra. Không dính mắc thêm bất cứ thứ gì hết.

Sắc thân càng đơn giản. Tâm thế càng rỗng rang.

Không bám víu vào phước báo giàu sang.

Xinh đẹp. Hay Hưởng thụ . 

Chỉ nhất nhất muốn chúng sinh Phật tử giác ngộ chấm dứt được tư tưởng mong cầu tiền bạc và ái dục . Thì mới có thể tiến tới giải thoát .


Tôi không có ý định . Định hướng bất cứ ai đi theo pháp môn nào. Hay nghe theo lời dạy kinh điển từ các vị hoà thượng nào cả.

Bởi mỗi người đều có năng lực giác ngộ của họ. Tuỳ theo kiến tánh của mỗi người để tìm cầu học đạo.


Đối với tôi. Học Phật cũng như việc biết mình đang ngồi trên một chiếc bè trên sông vậy. Một chiếc bè nếu gắn thêm động cơ chân vịt. Thì nó không còn là một chiếc bè ung dung tự tại . Tự giác chèo lái theo trí tuệ và năng lực của bản thân mình được nữa.

Chính vì vậy. Nếu có thể hãy tự giác chiêm nghiệm trước nhân quả của bản thân.

Nhìn sâu sắc con đường và chân lý.

Kiên định và kiên cố.

Khiêm nhường và Trí Tuệ.

Thấu đáo bản thân. Cũng là một dạng Trí Tuệ.

Bài học của bản thân cũng là một dạng của Pháp.

Thầy của chúng ta. Không ai khác chính là chúng ta vậy.

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

TRÍ TUỆ

Cách mà người lương thiện và Trí Tuệ khiến cho mình được ghi nhận và tỏa sáng.
Chính là việc đặt mình vào chỗ có ánh sáng để người khác có thể nhìn thấu được một cách rõ ràng và rất chân thật .
Chứ không phải là tắt đi ngọn đèn nơi người khác đang có. Và chiếu ngọn đèn khác vào chỗ của mình.
Trong Pháp hạnh của Đức Phật.
Ngài chưa từng luận bàn về thế gian về sự thật đúng sai.
Chưa từng nói cái đúng của mình và phủ bác cái sai của người.
Ngài chưa từng lo sợ chúng sinh đoạ vào đường ác.
Bởi thực chứng được cái ác. Mới rõ được cái thiện . Để rồi đoạn con đường ác.
Nếu một người cứ khăng khăng những gì mình kiến giải là đúng.
Chăm chăm vào việc ngăn chặn sự sai quấy ở người . Chỉ muốn nói tới cái nên. Mà không nói rõ con đường để hiểu thật sự thế nào là nên . Và không nên.
Thì cũng giống như việc một người. Đứng bên này sông. Nói về những thứ bên kia sông.
Điều này quả thực.
Chỉ khiến cho tâm tưởng con người thêm dao động và ngờ vực.
Tánh biết của mỗi người luôn luôn tồn tại và tăng trưởng.
Nếu không có sự thực chứng và trải biết.
Mọi luận bàn đều mới chỉ dừng lại ở chỗ nhận định. Chứ chưa hề có sự thấu đạt về bản chất.
Con người sẽ không thể có một sự hiểu biết lâu bền nếu bản thân chưa từng đi qua chân lý ấy.
Đức Phật từng nói " Một người thấy biết về con đường chân lý nhưng chưa từng bước qua đó.
Khác với một người thấy biết và đã bước đi trên con đường chân lý đó "
Chính vì vậy. Việc một người muốn luân lý và giác ngộ được chúng sanh vạn vật. Trước hết bản thân phải có được sự thanh tịnh.
Tức là thấy biết hết lỗi của thế gian. Nhưng không nói rõ lỗi của thế gian.
Tức là không mong cầu vạn vật trốn tránh ác giả. Mà thật sự muốn vạn vật đối chứng với ác giả.
Trí tuệ luôn sanh trưởng trong sự thống khổ.
Cảm thọ được từ chính mình. Mới là sự thấy biết thực thụ.
Bởi bản thể của con người là luôn có ham cầu.
Nếu có ngăn chặn tính dục của người này. Mà không cho họ thấy được nhân quả của tính dục đó. Thì làm sao để biết mà tu sửa.
Pháp hạnh của Đạo Phật căn bản là Từ Bi.
Không có sự trách phạt. Không có sự sân hận oán ghét.
Chỉ có sự bao dung tha thứ và trí tuệ.
Chính vì vậy.
Người sáng . Chính là người giữ được sự thanh tịnh.
Vạn vật nhìn vào sự thanh tịnh mà cảm thọ được trí tuệ.
Trí Tuệ luôn tồn tại trong sự tịch tĩnh của vạn vật.
Hiền Trang. Thứ 7 - 10 - 6 - 2023
Tất cả cảm xúc:1

HÀNH THIỆN VÀ BỐ THÍ CÚNG DƯỜNG

Đối với việc hành thiện và bố thí cúng dường. Thì bản thân mình hiểu được như thế này.
Bất cứ việc gì làm cũng là một sự khởi niệm từ tâm. Và được nuôi dưỡng từ tâm thì việc làm và ý nghĩa mới thật sự lâu bền.
Nếu cho rằng dùng việc thiện để có được Phước Báo .
Thì cũng giống với tư tưởng của sự trao đổi bản ngã để có được thành tựu . Nếu ban phát cúng dường cho Tam Bảo với tâm thế tích phước thì có vẻ giống như một sự thoả thuận với Tam Bảo vậy. Điều ấy thật sự rất hoang đường .
" Đức Phật từng nói : Con người thường dùng một chiếc bè gỗ để đi qua sông. Vậy đến khi qua được sông rồi. Liệu có cần đội chiếc bè gỗ đó lên đầu để tiếp tục đi nữa hay không ?.
Chiếc Bè gỗ cũng chỉ là phương tiện để đưa chúng ta tới nơi mà chúng ta muốn. Ko nhất thiết phải vướng mắc vào nó .
Cũng vậy. Nếu bạn đã có một chiếc dù lớn. Nắng mưa. Gió bão. Bạn có cần phải mượn lại một chiếc dù của người khác để che chắn cho mình hay không ?.
Bởi vậy. Một người đã có năng lực giác ngộ.
Đang đi cũng có thể giác ngộ.
Đang ngủ cũng có thể giác ngộ.
Ở nhà cũng có thể giác ngộ.
Vậy có nhất thiết phải tới chùa mới có thể giác ngộ hay không ?
Một người có Trí Tuệ lớn. Có thể khai thị cho người khác về sự giác ngộ giải thoát.
Nhưng không thể can thiệp vào tư duy . Vào sự hiểu biết. Và quyết định giác ngộ của họ.
Chính vì vậy. Mỗi người đều phải dựa vào chính mình. Chiêm nghiệm từ nhân quả cuộc sống mới thấu đáo được Chân Lý của Đức Phật.
Một người tỉnh thức . Bước đi vào con đường giác ngộ. Tự sẽ thấy biết và thực chứng được trong cuộc hành trình đi tới nhận thức của bản ngã. Thấy biết được sự thật của cuộc sống và bản chất của luân hồi sinh tử.
Kể từ đó mới sanh khởi Trí Tuệ.
Có Trí Tuệ sẽ nhận ra sự vận hành của cuộc sống vốn dĩ là Vô Thường.
Biết đó là Vô Thường thì không còn sanh khởi ham muốn được mất . Giàu Sang . Tốt Xấu. Ko phân biệt lớn bé. Cao thấp. Buồn Vui. Đau Khổ.
Biết đó là Vô Thường thì thấy lòng rỗng rang . Không còn bám chấp vào ái dục. Tự lòng thấy thanh thoát. Thảnh thơi. Tự lòng cảm thấy yêu thương vạn vật.
Tự thấy lòng thương xót cả những người không yêu mình.
Tự thấy lòng không còn oán hận cả những người mình từng rất ghét bỏ.
Tự thấy lòng mình cần có khiêm hạ và từ bi.
Lòng từ bi và muốn cho đi được nuôi dưỡng và phát triển trong quá trình tỉnh thức và giác ngộ.
Lúc đấy. Mới cảm thọ được sự hài hoà giữa con người với con người.
Con người với vạn vật.
Từ đó mới thật sự sanh khởi lòng yêu thương thật sự.
Khi tăng trưởng được lòng yêu thương thật sự.
Chúng ta không còn bó buộc vào tư tưởng cúng dường và cho đi để được lợi lạc nữa.
Mà cho đi để lan toả sự yêu thương và ấm áp.
Gom góp sức lực. Trí tuệ và vật chất. Cúng dường cho người đời. Cho nhân sinh.
Với một người có tấm lòng từ bi đến từ chân tâm thật sự.
Tự sẽ chiêm nghiệm được Phúc Phần và Phước Báo.
Là Nhân Quả đến từ sự từ bi chân thật. Chứ không đến từ sự ham cầu đánh đổi.
Phật Pháp có nhiệm mầu hay không.
Là do mỗi người cảm thọ.
Tự mỗi người lĩnh hội trong quá trình tu tập.
Chứ không hề có sự thần thông mầu nhiệm nào từ hào quang tưởng ngã trong trí tưởng tượng u mê của con người.
Người theo học Phật chân chính.
Là xây dựng cho mình sự thấy biết chân chính.
Làm việc chân chính
Gieo nhân thiện lành chân chính.
Cái Phước Báo có được mà chúng sinh chiêm nghiệm từ Nhân Quả Chân Tâm. Chính là lợi ích từ việc chúng sinh tu tập.
Là tự Chúng Sinh cứu khổ. Và giải thoát cho mình.
Chứ không phải là một phép màu hão huyền nào cả.
Đức Phật không dạy Chúng sanh vướng mắc vào Phước Báo . Giàu Sang.
Ngài chỉ dạy chúng sanh buông cái ham muốn của mình xuống. Để không cảm thấy đau khổ và thiếu thốn. Vì ko còn cảm thấy đau khổ thiếu thốn. Nên cũng ko cần vướng mắc vào việc đi đường tắt hay đi đường vòng.
Đối với người Trị Quốc. Thì lấy yêu thương hoà bình để bình thiên hạ.
Giống như Bác Hồ kính yêu của chúng ta vậy.
Đối với chúng sanh vạn vật. Thì lấy việc tiết kiệm và bố thí làm phương tiện.
Nói cái bố thí ở nơi đây. Ko phải là bố thí và cúng dường cái vật chật. Mà bố thí và cúng dường sự kiêu ngạo và sự nhẫn nại trong nhau. Người này mang cho người khác sự kiêu ngạo. Và người khác lấy đi sự kiêu ngạo của bạn. Tức là bạn đã buông bỏ được cái nghiệp ác.
Bạn bỏ được nghiệp ác. Tức là bạn đã làm được cái việc lành.
Vật chất luôn quyết định ý thức.
Vì vậy. Nếu thiện nguyện để tạo phước.
Nhưng tạo phước để có được vật chất.
Nó lại là một vòng luẩn quẩn của luân hồi sanh tử.
Chỉ có đoạn tuyệt ham muốn và từ bỏ tư tưởng về giàu có. Thì mới gọi là Phước Báo.
Chính Là Phước báo để dẫn chúng sanh đi đến con đường Giác Ngộ Giải Thoát.
Chứ ko phải Phước Báo dẫn đến hưởng thụ vật chất.
P/s: Trên đường con đi. Có rất nhiều cây cao to lớn. Nhưng không phải cây nào cũng đổ bóng mát .
Người dạy con Giải Thoát. Nhất thiết con sẽ học được buông bỏ mong cầu.
Nơi nào còn nói tới giàu sang phú quý. Dù nơi đó có nói nhiều tới hành thiện.
Thì nơi đó vẫn trầm luân trong luân hồi.
Và con không thể vâng lời .
Hiền Trang. thứ 3 - 6 - 6 - 2023

KINH LĂNG GIÀ - 31


 

KINH LĂNG GIÀ - 30


 

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023