Hiển thị các bài đăng có nhãn Osho. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Osho. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2023

Khó khăn của sự giác ngộ..

 Khó khăn của sự giác ngộ là bạn chỉ có thể giác ngộ trong một kiếp sống, bởi vì đó là kiếp sống cuối cùng của bạn. Một khi bạn đã giác ngộ, bạn không thể trở lại cơ thể con người nữa. Bạn được giải thoát khỏi nhà tù, khỏi đau đớn, khỏi thống khổ, khỏi sự tồn tại khốn khổ, vô nghĩa.Bạn không còn bị giới hạn dưới bất kỳ hình thức nào; bạn đi vào một ý thức phổ quát vô hình dạng. Một khi đã giác ngộ, cái chết của bạn sẽ là cái chết cuối cùng. Nói cách khác, chỉ những người giác ngộ mới chết.Người chưa chứng ngộ: rất khó - họ cứ quay lại, họ không bao giờ chết. Chỉ người chứng ngộ mới có thể đảm đương được cái chết; người chưa chứng ngộ không thể đảm đương được điều đó, người đó vẫn chưa sẵn sàng.Cuộc sống là một trường học, và trừ khi bạn học được bài học đó, bạn sẽ phải quay lại lớp học đó nhiều lần. Một khi bạn đã học bài, vượt qua kỳ thi, thì cho dù bạn có muốn quay lại lớp học bạn cũng sẽ thấy mọi cánh cửa đều đóng lại đối với bạn. Bạn phải di chuyển cao hơn, đến một mức độ hiện hữu khác.Chúng ta đã chuyển từ dạng này sang dạng khác. Con người là hình thức cuối cùng. Bên ngoài con người là một ý thức đại dương, vô hình.

Osho.

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2023

Kinh kim cương. Chương 7

Osho
Kinh kim cương. Chương 7

Thánh Francis thành Assisi nằm trên giường bệnh và ngài hát to đến nỗi cả khu phố đều nghe. Huynh Elias, một thành viên kiêu hãnh và nổi tiếng trong dòng Francis đến gần Thánh Francis và nói “Thưa Cha có nhiều người đứng ngoài cửa sổ.” Lo sợ rằng giây phút cuối cùng của cuộc đời Thánh Francis đã đến, những người yêu mến ngài tụ tập đông đủ quanh nhà.Huynh Elias nói “Con sợ không thể ngăn họ nghe Cha hát. Việc thiếu kiềm chế trong một giờ nghiêm trọng như vậy có thể làm mất tôn nghiêm thưa Cha. Nó có thể làm giảm sự kính mến mà Cha xứng đáng được hưởng. Có lẽ trong tâm trạng thái quá Cha đã đánh mất nghĩa vụ của mình đối với những người coi Cha như vị thánh. Sẽ tốt cho họ hơn nếu Cha chết với phẩm giá Cơ đốc? ”“Xin lỗi huynh” Thánh Francis nói “nhưng tôi vui đến nỗi tôi không thể cưỡng lại. Tôi phải hát!”Và ngài chết trong khi hát. Trong toàn bộ lịch sử Cơ đốc giáo, ngài là người duy nhất chết khi hát. Nhiều thiền sư cũng vừa chết vừa hát nhưng họ không thuộc Cơ đốc giáo. Ngài là thiền sư duy nhất trong số các vị thánh Cơ đốc - không quan tâm phẩm giá.Chuyện gì đã xảy ra? Huynh Elias muốn chứng minh cho mọi người thấy Francis là vị thánh. Ông sợ mọi người nghĩ rằng ngài bị điên. Một vị thánh phải buồn. Tín đồ Cơ đốc tin vào những vị thánh buồn. Họ không tin Chúa Jesus đã từng cười. Tiếng cười thì không phẩm giá lắm. Họ đặt Chúa Jesus lên cao hơn loài người sau đó tất cả những gì thuộc về con người được lấy ra khỏi ngài và ngài chết không còn giọt máu.Huynh Elias lo lắng. Đây là giờ phút cuối cùng, Thánh Francis hấp hối và ngài sẽ để lại tiếng xấu. Mọi người sẽ nghĩ ngài không phải là thánh hoặc bị điên. Ông ta lo lắng vì ông ta muốn chứng tỏ. Thực tế ông ta không lo lắng cho Thánh Francis mà lo lắng cho bản thân và dòng tên sau này. “Sẽ rất xấu hổ sau này. Chúng ta sẽ trả lời tín đồ như thế nào? Điều gì đã xảy ra trong những giây phút cuối cùng? ” Ông ta lo lắng cho chính mình. Nếu sư phụ điên thì đệ tử như thế nào chứ? Nhưng hãy nhìn từ hai mặt và hai chiều khác nhau. Elias được dư luận quan tâm. Ông ta muốn chứng minh thầy của mình là bậc thầy vĩ đại, là vị thánh vĩ đại nhất trong các vị thánh, chứng minh bằng cách nghiêm túc, kính trọng cuộc sống, không cười, không hát, không khiêu vũ. Người phàm thì làm như vậy được nhưng không phải tầm cỡ của Thánh Francis.Thánh Francis có tầm nhìn khác - ngài chỉ là người bình thường. Ngài nói “Xin lỗi huynh nhưng tôi vui đến nỗi tôi không thể cưỡng lại. Tôi phải hát! ” Thực ra, không phải là Francis đang hát, Francis đã trở thành bài hát. Đó là lý do tại sao ngài không thể cưỡng lại, không thể kiểm soát. Bài hát đang vang lên thì cứ vang lên. Nó không nằm trong tầm kiểm soát, điều đó không thể xảy ra bởi vì bộ điều khiển đã biến mất. Cái tôi, bản ngã, không tồn tại nữa. Thánh Francis không tồn tại như một cá nhân. Đó là sự im lặng tuyệt đối trong lòng. Từ sự im lặng đó bài hát ra đời. Francis có thể làm gì chứ? Đó là lý do ngài nói “Tôi không thể cưỡng lại và tôi phải hát!”Và ngài chết trong khi hát. Và không thể có cái chết nào đẹp hơn. Nếu bạn chết khi hát chứng tỏ bạn đã sống khi hát, rằng cuộc đời bạn là một niềm vui và cái chết là sự hùng vĩ tột đỉnh.Thánh Francis là một vị Phật. Đặc điểm của Phật là người không có ý tưởng về bản thân mình phải như thế nào, chỉ đơn giản sống tự phát, điều gì đến thì phải đến. Là người sống hồn nhiên theo bản chất thật của mình. 


ngôn ngữ của sự tồn tại

 Thiền chẳng có gì để cho bạn, nhưng có cái gì đó để lấy đi: nhân cách của bạn, mặt nạ, sự đồng nhất giả của bạn.

Thiền phải lột bạn ra, để cho duy nhất sự tồn tại, sự tồn tại thuần khiết còn lại không bị ô nhiễm trong bạn.
Nó không bận tâm về triết lý. Mối quan tâm của nó là việc trải nghiệm, mối quan tâm của nó có tính tồn tại. Đó là lý do tại sao tôi đã gọi nó là ngôn ngữ của sự tồn tại.
Mọi ngôn ngữ khác đều là ngôn ngữ của con người, nhằm mục đích của con người và của bãi chợ. Thiền không phải là hiện tượng bãi chợ.
Người ta cần dũng cảm vô cùng để bỏ đám đông bãi chợ, để đi vào trong sự tồn tại riêng của người ta, để bỏ mọi thứ mà người ta coi là có giá trị.
Thiền không muốn bạn từ bỏ thế giới, nó đơn giản muốn bạn từ bỏ bản thân bạn - để sự tồn tại diễn đạt và tỏ ra qua bạn.
Thiền sư, hay Phật, không nói, không làm, ông ấy chỉ cho phép sự tồn tại ca bài ca của nó. Phật chỉ là chiếc sáo, cây trúc hổng. Sự tồn tại có thể hát bất kỳ bài ca nào nó muốn hát, sáo không can thiệp vào.
Sáo cho phép sự tồn tại giao cảm với những người có khả năng lắng nghe âm nhạc đang tuôn chảy qua đó.
Thiền mở ra những cánh cửa của mọi điều huyền bí, điều huyền bí mà bạn có thể cảm thấy, nhưng bạn không thể nói được; điều huyền bí mà bạn có thể hát, có thể múa, bạn có thể sống nhưng bạn không thể nói được.
Đây là thế giới của thiền, và việc trải nghiệm sự tồn tại là ngôn ngữ của nó.
Osho, “ngôn ngữ của sự tồn tại”

Kỷ luật siêu việt T4

 Tôi không quan tâm tới quần chúng, đám đông. Tôi không quan tâm đến những vị khách bình thường, tôi CHỈ QUAN TÂM VỚI MỘT SỐ ÍT NGƯỜI TÌM KIẾM CHÂN THÀNH. Họ phải thể hiện khí phách của mình. Và số tiền bạn phải trả chỉ là sự khởi đầu. Nó chỉ là bản alpha; dần dần tôi sẽ thuyết phục bạn trả giá bằng mạng sống của mình. Chừng nào bạn còn chưa có đủ dũng cảm thì sẽ chẳng có gì xảy ra cả. Tôn giáo không rẻ tiền, chắc chắn không miễn phí....

Bạn phải chứng tỏ rằng bạn chân thành, bạn phải chứng tỏ rằng bạn không ở đây chỉ vì tò mò. Cách để kiểm tra một người là gì? Cách dễ nhất là tiền... bởi vì lòng tham lớn nhất là tiền.
Lòng tham lớn nhất là tiền bạc, cho nên bất cứ khi nào bạn phải mất tiền, bạn phải đánh mất một phần nhỏ lòng tham của mình. Khi bạn trả năm rupee để vào, bạn đang trả bằng việc bỏ đi một chút lòng tham. Tiền không phải là vấn đề, vấn đề là là lòng tham; bạn đang vứt bỏ chút ít tham lam.
Và đây chỉ là sự bắt đầu - bởi vì thiền chỉ có thể xảy ra khi mọi tham lam biến mất. Một chút tham lam bên trong bạn và thiền là không thể được. Với tâm tham lam thì không có thiền định; Thiền chỉ xảy ra trong tâm trí không tham lam. Không có tiền thì đi làm. TRẢ TIỀN BẰNG CÔNG VIỆC CỦA BẠN VÀ THỂ HIỆN SỰ CHÂN THÀNH CỦA BẠN....
Một ngày nọ tôi cũng hiểu ra.... Có ba loại... Tôi đã xem xét hàng ngàn người, và tôi thấy rằng chỉ có một số rất ít người sẽ mang hạt giống vào trái tim, người sẽ trở thành đất cho nó, người sẽ hấp thụ nó. Và những người khác chỉ là những người tò mò, chỉ đến để giải trí. Có thể việc giải trí mang tính tôn giáo, nhưng nó vô nghĩa.
Vì thế ở đây tôi không tồn tại vì số đông. Hãy để điều này được biết một lần và mãi mãi: Tôi không quan tâm tới đám đông, tôi chỉ quan tâm đến cá nhân. Và bạn phải thể hiện khí phách của mình. Và đây mới chỉ là sự khởi đầu của đạo tràng. Một khi đạo tràng được thành lập một cách đúng đắn thì sẽ ngày càng có nhiều khó khăn hơn cho những người mới bước vào.
~ Øsho🦋
Kỷ luật siêu việt T4

Kinh Yoga: Alfa & Omega

 Trạng thái dốt nát là nguyên nhân của mọi ảo tưởng, của mọi cái hão huyền, của mọi hình tướng.

Dốt nát là nguyên nhân, nhưng tri thức không phải là phương thuốc - tri thức theo nghĩa thông thái. Bạn có thể biết ngày càng nhiều hơn và nhiều hơn, nhưng bạn vẫn còn như cũ. Tri thức trở thành thói nghiện. Bạn cứ thêm vào nó. Nhưng bạn vẫn còn như cũ. Bạn biết nhiều hơn, nhưng bạn không nhiều hơn.
Và căn nguyên của dốt nát có thể bị làm tan biến chỉ khi bạn là nhiều hơn, khi bản thể bạn mạnh hơn, khi bản thể bạn nhiều quyền lực hơn, khi bản thể bạn đã thức tỉnh. Căn nguyên của mọi khổ là dốt, nhưng tri thức không phải là phương thuốc - thức tỉnh mới là phương thuốc. Nếu bạn không hiểu phân biệt tinh tế này, đầu tiên, bạn bị lạc trong dốt nát, và thế rồi bạn sẽ bị lạc - và lạc nhiều hơn thế - trong tri thức. Trong Kinh Upanishads có một trong những phát biểu triệt để nhất đã từng được thốt ra. Phát biểu này là ở chỗ người dốt bị lạc, nhưng trong tri thức họ bị lạc theo cách sâu hơn. Dốt nát dẫn sai đường, tri thức dẫn sai đường nhiều hơn.
Dốt nát không phải là thiếu vắng tri thức. Nếu nó là thiếu vắng tri thức thế thì mọi sự chắc đã rất, rất dễ dàng - và rẻ. Bạn có thể vay mượn tri thức; bạn không thể vay mượn bản thể. Bạn thậm chí có thể đánh cắp tri thức; bạn không thể đánh cắp bản thể. Bạn phải trưởng thành trong nó. Nhớ điều này như một tiêu chuẩn: rằng chừng nào bạn còn chưa trưởng thành trong cái gì đó, nó không bao giờ là của bạn.
Khi bạn trưởng thành, chỉ thế thì cái gì đó mới thuộc về bạn. Bạn có thể sở hữu cái gì đó, nhưng đừng bị lạc lối bởi sở hữu. Vật sở hữu vẫn còn tách rời - nó có thể bị lấy đi khỏi bạn. Chỉ bản thể bạn là không thể bị lấy đi khỏi bạn. Cho nên chừng nào việc biết còn chưa xảy ra trong bản thể bạn, dốt nát không thể bị tan biến.
Dốt nát không phải là thiếu vắng tri thức; dốt nát là thiếu vắng nhận biết. Dốt nát là một loại buồn ngủ, một loại thiu thiu ngủ, một loại thôi miên; dường như bạn bước đi trong giấc ngủ, làm mọi thứ trong ngủ say. Bạn không nhận biết điều bạn đang làm. Bạn không phải là ánh sáng; toàn thể bản thể bạn là tối.
Bạn có thể biết về ánh sáng, nhưng tri thức đó về ánh sáng sẽ không bao giờ trở thành ánh sáng. Ngược lại, nó sẽ trở thành rào cản hướng tới ánh sáng, bởi vì khi bạn biết quá nhiều về ánh sáng bạn quên mất rằng ánh sáng đã không xảy ra cho bạn. Bạn bị lừa bởi tri thức riêng của bạn.
Cứ dường như là bạn đã sống trong xà lim tối. Bạn đã nghe nói về ánh sáng nhưng bạn đã không nhìn thấy nó. Và làm sao bạn có thể nghe được về ánh sáng? Nó chỉ có thể được nhìn thấy. Tai không phải là phương tiện để biết ánh sáng: mắt mới là phương tiện.
Và bạn đã nghe nói về ánh sáng. Và nghe lặp đi lặp lại về ánh sáng bạn đã bắt đầu cảm thấy rằng bạn biết ánh sáng. Bạn biết về; nhưng biết về không phải là biết. Bạn đã nghe nói thôi. Làm sao bạn có thể nghe được ánh sáng? Dường như là ai đó nói rằng người đó đã thấy âm nhạc. Điều đó sẽ là ngớ ngẩn.
Nghe về ánh sáng, tâm trí trở nên ngày một tham hơn. Bạn tư vấn kinh sách. Bạn đi và hỏi người già, trí huệ. Bạn thậm chí có thể bắt gặp ai đó, người đã thấy, nhưng khoảnh khắc người đó nói cái gì đó về điều đó, với bạn nó trở thành việc nghe nói. Ở Ấn Độ kinh sách cổ nhất được biết tới là shruti, cái đã được nghe nói. Điều đó là hay. Điều đó thực sự hay. Làm sao chân lí có thể được nghe thấy? Và mọi kinh sách cổ đều được gọi là shrutis, và smritis. Shruti nghĩa là "điều nghe nói," và smriti nghĩa là "điều được ghi nhớ." Bạn đã nghe và bạn ghi nhớ. Bạn đã ghi nhớ nó, nhưng làm sao bạn có thể biết chân lí bằng việc nghe? Bạn phải cảm nó. Thực ra bạn phải sống nó.
Người sống trong hang động, trong bóng tối, có thể thu thập nhiều sự kiện về ánh sáng. Người đó gần như có thể trở thành bác học lớn. Bạn có thể tư vấn người đó và bạn có thể tin cậy vào người đó. Người đó sẽ nói mọi thứ mà đã từng được nói về ánh sáng, nhưng người đó sẽ sống tất cả như nhau trong bóng tối. Và người đó không thể giúp được bạn hướng tới ánh sáng; bản thân người đó mù.
Jesus nói đi nói lại, "Người mù dẫn người mù.” Kabir nói, "Nếu ông khổ, trở nên tỉnh táo đi; ông phải đã bị người mù dẫn đi. Nếu người mù dẫn người mù, họ rơi xuống giếng". Và các bạn tất cả đều ở trong giếng của khổ; các bạn phải đã nghe nói quá nhiều về chân lí; bạn phải đã nghe quá nhiều về Thượng đế. Hàng nghìn bác học liên tục thuyết giảng Thượng đế - nhà thờ, đền chùa, học giả - liên tục nói "về". Thượng đế không phải là việc nói. Đó là kinh nghiệm.
~ Osho
Kinh Yoga: Alfa & Omega

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2023

Kỷ luật siêu việt, Tập 2

 Suy nghĩ giống như bụi bẩn, bám vào tấm gương của tâm trí. Những suy nghĩ, ham muốn, tưởng tượng, ký ức - tất cả đều là những dạng bụi bẩn. Vì chúng mà tâm hồn trong sáng bị mất đi. Vì chúng mà khả năng phản ánh, tính chất như tấm gương của tâm bị mất đi. Cần phải làm sạch liên tục.

Cho nên, thiền không phải là cái gì đó bạn làm một lần rồi quên đi, bởi vì từng khoảnh khắc của cuộc sống bạn cứ bám đầy bụi bặm. Nó giống như một du khách đang đi du lịch. Hàng ngày người đó liên tục thu thập bụi trên quần áo, trên thân thể mình. Hàng ngày anh phải tắm để làm sạch cơ thể. Một lần nữa vào ngày hôm sau anh ấy sẽ lấy lại sức lực.
Thiền giống như việc tắm hàng ngày. Đó không phải là điều mà một khi bạn đã làm xong thì bạn sẽ xong. Thực tế là nó phải trở thành một điều tự nhiên. Khi bạn ăn, khi bạn đi ngủ, khi bạn tắm, thiền định sẽ trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống của bạn. Ít nhất hai lần một ngày bạn nên thanh lọc tâm trí của mình.
Thời gian tốt nhất là buổi sáng, khi bạn đang chuẩn bị cho một ngày, thế giới công việc.... Hãy thanh lọc tâm trí của bạn để bạn có sự sáng suốt, để bạn có sự minh bạch, để bạn không phạm lỗi lầm, sai sót, để bạn không' không có tư tưởng xấu xa nên không có tư tưởng ích kỷ... bạn đi vào thế giới một cách thanh tịnh hơn. Bạn không đi với những hạt giống hư hỏng. Và thời điểm tốt nhất tiếp theo là trước khi bạn đi ngủ, hãy thiền lại. Suốt ngày bụi bám đầy. Làm sạch tâm trí một lần nữa... chìm vào giấc ngủ.
Nếu bạn thực sự bắt đầu làm sạch nó, bạn sẽ thấy những thay đổi to lớn đang diễn ra…
Vào buổi sáng, lại thiền. Và nếu bạn thiền đúng và bạn trở thành vũng năng lượng im lặng, bạn sẽ đi vào thế giới theo một cách hoàn toàn khác - không xung đột, không hung hăng, hài hòa. Cho dù ai đó ghét bạn, bạn cũng sẽ chuyển hóa năng lượng đó thành tình yêu.
~ Osho
Kỷ luật siêu việt, Tập 2
Bài giảng về 42 Kinh của Đức Phật
Chương_5: Ánh sáng cho chính mình

 Một người đàn ông bị mê hoặc bởi dòng sông chảy qua làng của anh ta. Và anh ta muốn đi xuôi dòng, đến tận cùng để thấy nơi nó đổ vào đại dương. Tất nhiên anh ta nghiên cứu sách vở xem có ai đã từng đi xuôi dòng sông chưa. Nhiều người đã ra đi. Trong nhiều thế kỷ, nhiều người đã bị mê hoặc. Nhưng anh ta bối rối vì câu trả lời của họ khác nhau.

Người nói dòng sông đi thẳng. Người khác lại nói sau năm dặm thì dòng sông rẽ phải, và người khác nói rằng sau năm dặm thì dòng sông rẽ trái.
Thấy nhiều lẫn lộn trong kinh sách, anh ta đi gặp mọi người. Có lẽ ai đó còn sống đã từng đi dọc dòng sông. Có nhiều giả sư. Trở thành đạo sư là mong muốn thâm trầm của mọi người vì nó làm cho cái tôi thấy sướng. Ai cũng trở thành nhà thông thái mỗi khi có vấn đề cần tư vấn cho người khác. Suốt cuộc đời họ có thể rất ngu ngốc, nhưng hễ có người gặp khó khăn, thì họ trở thành thông thái với nhiều lời khuyên. Tất nhiên, không ai thèm nghe ai và thật tốt khi không ai nghe lời khuyên của ai. Vì vậy, cố vấn và giả sư rất đông. Anh ta đến thăm họ. Anh ta càng bối rối hơn vì ai cũng có ý kiến riêng.
Anh ta thu thập nhiều tài liệu. Lên kế hoạch. Vẽ bản đồ. Trên giấy, mọi thứ đều đẹp hoàn hảo. Đó là lý do tất cả các kinh sách đều đẹp. Và anh ta vứt bỏ đi những điều mâu thuẫn và tạo ra một tổng thể nhất quán. Bây giờ, dòng sông nhất quán này chỉ là một khái niệm tinh thần. Cho nên anh ta rất hài lòng với kế hoạch, với bản đồ, và bắt đầu tiến hành việc đi theo dòng sông.
Các vấn đề bắt đầu nảy sinh bởi vì anh ta lên kế hoạch sau năm dặm quẹo sang trái nhưng dòng sông không chảy theo bản đồ. Anh ta bối rối và sợ hãi. Bây giờ toàn bộ nỗ lực để thu thập trí tuệ đều vô ích và dòng sông sẽ không lắng nghe. Không có dòng sông nào lắng nghe bản đồ nào. Anh ta lo lắng về việc đi vào cái không biết, đi vào cái nguy hiểm ở phía trước. Nhưng phải đi theo dòng sông. Nếu dòng sông không thể theo bản đồ thì làm sao? Phải đi theo nó. Và cả đêm anh ta không ngủ.
Sáng hôm sau, anh ta đi tìm ngôi làng cạnh bờ sông trên bản đồ. Không có ngôi làng nào ở đó. Anh ta đói khát và thất vọng.
Có phải tất cả những kinh thánh đã sai? - không, chúng không sai. Nhưng sông là sông, nó đổi dòng chảy. Ngôi làng có thể còn và có thể biến mất. Dòng sông thay đổi hướng đi của nó. Có khi nó chảy qua trái, có khi nó chảy qua phải. Sông không logic hay nhất quán. Nó đơn giản là đang sống. Và có những người không hiểu điều này.
Một mình lặng lẽ trên sông, anh ta suy tư. Kinh thánh không giúp được gì, lời khuyên cũng vậy. Anh ta bắt đầu ngồi thiền. Đột nhiên một nhận thức nảy sinh: ‘’Dòng sông không tạo ra rắc rối mà bản đồ của ta tạo ra rắc rối. Dòng sông thậm chí không biết ta đang ở đây. Và dòng sông không thể thù địch với ta.’’
Anh ta ném bản đồ xuống sông. Rắc rối dừng lại. Bây giờ anh bắt đầu lênh đênh cùng dòng sông, không mong đợi. Và anh ta không bao giờ thất vọng nữa.
Nếu bạn trôi theo dòng sông cuộc đời, bạn sẽ đi tìm câu hỏi của mình và bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình.
~ Osho

Bí mật của các bí mật.

 Bạn càng tới gần chân lý, càng có khả năng đi lạc lối, bởi vì khi bạn tới gần chân lý hơn, bạn có thể trở nên rất bản ngã, tưởng rằng, “bây giờ ta biết rồi”.

Và nếu bản ngã khai thác tình huống này bạn sẽ rơi lại vào trong cùng thung lũng tối cũ của bạn, bạn sẽ mất đỉnh cao.
Khi bạn tới gần chân lý hơn, ham muốn lớn nảy sinh để chia sẻ nó với mọi người. Nhưng bạn đã không đạt tới đó trong tính toàn thể của nó, và điều nguy hiểm là chia sẻ chân lý một nửa, bởi vì chân lý một nửa còn nguy hiểm hơn dối trá, vì chúng mạnh mẽ.
Dối trá rất bất lực. Sớm hay muộn mọi người sẽ tự thấy thấy rằng nó là dối trá. Nhưng chân lý một nửa có thể còn dai dẳng trong hàng thế kỷ, nó có thể có tác động trong nhiều thế kỷ.
Không ai có thể đạt tới qua chân lý một nửa. Và người đi nửa đường sẽ không thuộc vào thế giới này cũng không thuộc vào thế giới kia. Người đó sẽ ở trong sự lấp lửng, và đó là tình huống rất kỳ lạ: bạn mất cái cũ và bạn chưa thu được cái mới, bạn trở thành hỗn độn.
Trật tự cũ mất rồi và trật tự mới chưa xảy ra. Bạn trở thành đám mây, bạn trở nên hoang mang. Thay vì trở nên sáng tạo hơn, thay vì trở nên sống động hơn, thay vì trở nên đầy ánh sáng hơn, cuộc sống của bạn trở thành xung đột giữa hai cực.
Bạn bị kéo lê bởi từng mảnh, bạn bắt đầu rơi vào các mảnh mẩu. Một nửa bạn thuộc về đất và một nửa bạn thuộc về trời. Bây giờ bạn chẳng ở đâu cả. Bây giờ bạn là không ai cả. Điều này có thể tạo ra điên khùng. Cho nên trong nhiều thế kỷ “Bí mật của Hoa Vàng” đã chỉ được truyền miệng.
“Bí mật của Hoa Vàng” là cốt lõi tinh túy Đạo của Trung Quốc. Nó được sinh ra trong bầu không khí Đạo, nhưng thế rồi Bồ-đề-đạt-ma tới Trung Quốc - một thầy mới với thông điệp từ Ấn Độ, thông điệp của Phật. Những người đã theo “Bí mật của hoa vàng” là những người rất cởi mở. Họ đã cho phép giáo huấn của Bồ đề đạt ma được là một phần giáo huấn của họ.
Giáo huấn truyền miệng vẫn còn sống, tăng trưởng, như dòng sông. Những dòng nước mới tới và trở thành một phần của nó. Một khi giáo huấn được viết ra, thế thì nó không thể tổ hợp thêm cái gì nữa. Thế thì nó trở thành cứng nhắc, nó mất tính linh động, nó trở thành chết, nó là cái xác.
Tôi chọn nói về nó, để cho nó có thể vẫn tăng trưởng. Nó là thông điệp hay cho thế giới, nó không nên chết. Tôi muốn làm sống lại đó. Và bây giờ tôi có thể nói với những người là đệ tử, người đã tới tôi và đã sẵn sàng chết đi để được tái sinh. Người sẵn sàng chết đi để nở hoa.
Hạt mầm này phải chết đi, chỉ thế thì nó mới có thể tăng trưởng. Hạt mầm này phải biến mất, chỉ thế thì cây mới có thể xảy ra.
Osho,

Bí mật của các bí mật.

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

 Có 5 thủ đoạn để biến một người thành một "nô lệ":


1. Giữ cho người đó yếu đuối nhất có thể


2. Giữ cho người đó dốt nát nhất có thể


3. Giữ cho người đó sợ hãi nhiều nhất có thể


4. Giữ cho người đó khổ nhất có thể


5. Giữ cho người đó bị tách biệt khỏi những người khác nhiều nhất có thể. Giữ cho mọi người không thể thân thiết với nhau, không thể yêu thương nhau, không thể tập hợp lại với nhau bất cứ cách nào, nhằm bất kì mục đích nào.


“Văn phòng nhỏ” của ad 6 năm trước, nơi cuốn sách “Cách mạng giải phóng trẻ em” và “Đứa trẻ nổi loạn” được thai nghén và hình thành


Bonus một vài câu quotes trong sách: 


- Đây mà là nhà trường sao? Đây là nhà tù. Con không muốn vào đó? Kiểu giáo dục nào mà con thậm chí không được phép nói "không" chứ? 


- Em sẵn sàng bị ở lại lớp này cả đời, nhưng em sẽ không bao giờ ngừng chiến đấu.


- Bờ sông thì đẹp thế, cạnh sông là cả một khu rừng - nơi địa lý thực sự cần được khám phá - thế mà họ  lại muốn tôi ngồi trong lớp để nhìn cái tấm bản đồ cũ kĩ bẩn thỉu ấy - tôi thà ở ngoài sông.


- Thầy phạt em đi 7 vòng quanh trường, vậy nếu em muốn đi luôn 10 vòng thì có được không? Vì xung quanh trường học thì thú vị thế còn trong lớp thì nhàm chán thế. Mà sáng nay dù sao em cũng chưa tập thể dục.


- Cha đừng bao giờ cho con lời khuyên, đừng xúc phạm con, cha nghĩ con không thể tự làm việc này sao? Cha chỉ cần cho con cơ hội để con tự hoàn thành nó theo cách của riêng mình là đủ...


- Cha phải thưởng cho con, vì con đã nói sự thật. Nếu cha không thưởng cho con nghĩa là cha đã thưởng cho sự dối trá. Nếu cha phạt con chỉ vì con nói sự thật thì từ nay về sau con sẽ không bao giờ có thể nói sự thật được nữa. Cha có muốn như vậy không?


- Khi con hỏi xin tiền mua sách, tốt hơn là cha nên cho con. Vì nếu không thì con sẽ phải trộm mà con không muốn trở thành kẻ trộm chút nào. Nếu như con phải trộm tiền của cha để mua sách, hãy nhớ, chính cha đã ép con làm điều đó.


- Trở thành Phật, trở thành Jesus ư? Tại sao ai cũng muốn tôi trở thành một ai đó khác, tại sao không một ai giúp tôi trở thành chính mình? Nếu Thượng đế muốn tôi trở thành ai đó, sao ngài ấy không tạo ra ai đó luôn đi, mà tạo ra tôi làm gì?


- Bầu cử ư? Bầu cử là ngu ngốc vì kiểu gì cũng phải chọn giữa hai kẻ ngu với nhau. Chọn mặt nào của đồng xu thì cũng vẫn là đồng xu đó, tôi từ chối bầu cử để ít nhất tay của tôi luôn sạch sẽ.


- Con sẽ học triết, vì con muốn dành cả đời này để chống lại triết học. Nếu vì học triết mà trở thành kẻ ăn xin, con sẵn sàng, có lẽ cuộc đời này cũng cần một vài kẻ ăn xin.


Sách về cuộc đời Osho, Phi Tuyết dịch


Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

Đừng Biến Đời Thành Cuộc Đua...

 ĐỪNG BIẾN ĐỜI THÀNH CUỘC ĐUA,

HÃY ĐỂ NÓ LÀ MỘT MÓN QUÀ! 


Một vị học giả uyên bác đang trải qua những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình. Đệ tử tụ tập quanh giường ông rất đông. Ai cũng ngậm ngùi và mong chờ được nghe những điều ông trăn trối. Không gian tuyệt đối im lặng vì vị học giả vẫn đang tỉnh thức nhưng lại không mở miệng nói lời nào. Ông nhìn quanh phòng, nhìn từng giương mặt của các đồ đệ, ông biết họ đang mong chờ những lời chỉ bảo cuối cùng. Dừng mắt lại cái bàn ở góc nhà, ông yêu cầu đệ tử hãy mang lại cho ông một chiếc bánh trong đĩa đặt trên bàn. Họ làm theo. Ông cầm lấy chiếc bánh, không hề run rẩy, bình tĩnh đưa lên miệng, cắn một miếng, nhai, nuốt, rồi lại cắn một miếng nữa. Các đồ đệ vẫn im lặng dõi theo ông không sót một cử chỉ nào cho tới khi một người dũng cảm cất tiếng hỏi “Thưa thầy, thầy có điều gì muốn nói với chúng con không?”


Vị học giả lúc này vừa mới ngưng ăn khi chiếc bánh đã hết. Ông trìu mến nhìn tất cả, một lần cuối cùng, rồi mỉm cười: “Đúng vậy, điều cuối cùng ta muốn nói với các con rằng, chiếc bánh này thật sự rất ngon”. Và rồi ông qua đời,miệng vẫn còn mỉm cười và khuôn mặt hết sức hài lòng.


Hi vọng bạn không thấy câu chuyện này quá khó hiểu, dù nó có thể lạ lùng. Một học giả uyên bác đưa ra lời dạy cuối cùng, lời dạy quan trọng nhất cho các học trò của ông, rằng, hãy cảm nhận đi, chiếc bánh này rất ngon. Chiếc bánh, cũng như cuộc sống vậy, là một món quà, là một điều kì diệu ngọt ngào. Tất cả chúng ta, thường chỉ vội vã đi tìm những chân lý cao siêu xa tít tắp mà bỏ quên những điều tuyệt vời đơn giản nhất gần bên, bỏ qua việc cảm nhận cuộc sống trên những thứ nhỏ nhặt mà ta cho là tầm thường. Vì cứ mãi đi tìm những thứ lớn lao mà ta lướt qua cuộc sống như một cơn gió, để rồi, khi tìm thấy thứ lớn lao thì tâm hồn ta cũng chai sạn mất rồi, không còn cảm nhận được gì nữa cả.


Bạn có nhớ thuyền trưởng Barbossa (cướp biển vùng Caribe 1) ao ước được làm gì đầu tiên sau khi hóa giải được lời nguyền không? Ông ta ao ước được ăn một trái táo, ông ta muốn ăn ngay một thùng táo. Cảm nhận vị ngọt lịm nơi đầu lưỡi – thứ mà ông ta không thể cảm nhận được khi còn bị nguyền. Vâng, tại sao không phải là uống một ngụm rượu, sao không phải là ăn một miếng thịt nướng ngon lành, sao không phải là cảm nhận sự đê mê nơi một phụ nữ… mà lại chỉ đơn giản là muốn ăn một trái táo? Thật là một thông điệp tuyệt vời về cuộc sống. Hãy cảm nhận, hãy tận hưởng mọi thứ khi còn có thể. Dù chỉ là sự mát lành của một cơn gió, vị ngọt lịm của trái táo, hương thơm thoang thoảng của một bông hoa hay tiếng chim đang hót phía xa. Mọi thứ đang tồn tại trên đời này, xung quanh chúng ta, hãy cảm nhận. Cảm nhận, cảm nhận, cảm nhận và không ngừng cảm nhận. Chỉ thế thôi. Đó chính là thông điệp cốt lõi nhất của cuộc sống mà bạn thường bỏ qua, vì nó đơn giản quá, tầm thường quá, vì cho rằng điều đó quá dễ dàng ai cũng làm được thì có gì hay. Thật sai lầm làm sao khi cả đời ta mải mê chạy theo những ước vọng mà quên bẵng đi cuộc sống thực quanh mình.


Thiên đường hay địa ngục đều là do chính chúng ta tự tạo nên, trên cuộc sống này. Nó không phải một thế giới nào đó ở một chiều không gian thời gian khác, mà chính là ngay tại đây.


Tôn giáo không cho phép bạn tận hưởng, nó dạy, hãy từ bỏ đi, đừng nuông chiều. Văn hóa, truyền thống cũng muốn bạn không được tận hưởng khoảnh khắc hiện tại, nó nói, nhanh lên, tương lai đang chờ đợi. Những người thân xung quanh cũng không muốn bạn tận hưởng hiện tại, họ nói, nếu không làm cái này cái kia ngay thì sẽ bị này bị nọ. Và thế là, nghe lời tất cả bọn họ, bạn trôi qua cuộc sống, với tốc độ chóng mặt, đến nỗi bạn không thể nhìn thấy những thứ xinh đẹp xung quanh, không thể tận hưởng những thứ tuyệt vời nhỏ nhoi đang ấn nấp đầy rẫy bên người.


Mà này, khi nói về việc tận hưởng cuộc sống, xin hãy nghĩ tới việc thỏa mãn những ước ao của tâm hồn, chứ không phải của tâm trí. Ước muốn của tâm hồn, chính là thỏa mãn cảm giác.


Hãy nuông chiều tâm hồn, nuôi dưỡng nó bằng những cảm giác đơn giản nhất. Hãy tận hưởng làn hơi ấm áp trên cơ thể người bạn yêu thương, hãy ngắm nhìn nụ cười trên gương mặt của mọi người xung quanh. Hãy ăn, hãy uống, vì muốn tận hưởng mùi vị của đồ ăn thức uống, chứ không phải để khoe, để chứng tỏ điều gì. Hãy đi, đi xa, để tận hưởng sự tự do và thú vị của những vùng đất mới lạ, chứ không phải để chạy trốn hay vì nghĩa vụ phải làm. Hãy trao tặng tình yêu và những cử chỉ yêu thương đến càng nhiều người có thể, để cảm nhận được tình yêu là thứ luôn hiện hữu, là thứ tình cảm mát lành, ngọt ngào và cần chia sẻ, chứ không phải thứ cuồng nhiệt, say đắm chỉ dành cho một vài người. Hãy cho đi, để cảm nhận rằng mình giàu có, chứ không phải vì bị ép buộc. Hãy sống cuộc đời của chính mình, theo cách mình muốn cảm nhận, chứ không phải vì sự kì vọng, vì truyền thống.


Đừng vội vã trôi qua cuộc đời, vì một ngày, khi bạn nhận ra mình đã trôi quá nhanh và bạn muốn quay lại, thì cũng muộn rồi. Không ai có thể quay ngược thời gian cho bạn trở lại nhìn ngắm những thứ bạn đã bỏ lỡ. Bạn sẽ nhận ra mình đã ngốc nghếch đến thế nào: Đánh đổi tất cả thời gian và sự sống để dành được những thứ bạn không thể mang theo khi lìa đời. 


Hãy tưởng tượng, nếu bạn săp lìa đời, như vị học giả trên kia. Bạn sẽ làm gì? Sẽ muốn sống lại những kí ức tốt đẹp đã qua hay muốn quay ngược thời gian để làm những điều mình đã bỏ lỡ?


Bạn có nhận ra không? Bạn đang bỏ lỡ rất nhiều thứ. Làn hơi ấm của cô người yêu, đôi môi mềm mại của cô ấy. Vị ngon của bia của rượu đâu rồi hay chỉ còn mỗi thứ vị đắng ngắt mỗi khi bạn đưa hết ly này tới ly khác lên miệng? 


Bạn có bỏ lỡ không? Giọt nước mắt của con gái bạn hay từng khoảnh khắc chúng lớn lên. Nụ cười của chúng khi vui đùa bên bạn. Sự hãnh diện chờ đợi một lời khen khi mang về những điểm số đẹp? 


Bạn có bỏ lỡ không? Nét mặt hạnh phúc của người vợ khi chuẩn bị bữa ăn ngon lành cho cả gia đình. Sự ghen tị của người bạn đời khi nhìn thấy cô bạn thân được chồng tặng cho một bó hoa chẳng vì dịp gì cả? 


Bạn có lỡ không? Sự mệt mỏi hằn trên đôi mắt của cha mẹ, bạn có biết món ăn cha mẹ mình thích nhất? 


Bạn có bỏ lỡ gì không? Hay bạn đã bỏ lỡ tất cả những khoảnh khắc ngập tràn cảm xúc của cuộc sống, vì một cuộc chạy đua mà bạn đua chỉ vì tất cả mọi người có vẻ đều đang đua. Vì đó là sự kì vọng của gia đình, của xã hội…


Không, tôi quyết sẽ không bỏ lỡ nữa, những khoảnh khắc, những cảm giác, những món quà mà tôi được trao khi còn sống trên đời. Và tôi cho rằng, bạn cũng nên như vậy.


Một cơn mưa sáng cũng là một món quà. Cơn mưa sáng nay, chính là món quà dành cho tôi, để cảm nhận những cảm xúc mình suýt bỏ lỡ.

Một món ngon bạn được ăn, một nơi đẹp đẽ bạn được đến, chính là một món quà.

Một câu chuyện bất chợt bạn được nghe, chính là một món quà.

Một người bạn mới quen, chính là một món quà.

Một khoản tiền bạn tích cóp được trong tài khoản, chính là một món quà.

Một lời khen từ người khác, đó chính là một món quà.

Một sự thất bại, chính là một món quà, món quà để bạn học hỏi và trưởng thành.


Cuộc sống này là một món quà, mọi thứ trong cuộc sống đều là những món quà. Hiện tại này chính là một món quà, khoảnh khắc này chính là món quà to lớn nhất.


Hãy thôi ngay cái quan niệm “Đời là một cuộc đua”, thay vào đó hãy dùng quan niệm: “Đời là một món quà”. Tận hưởng nó như thể nó là món quà dành riêng cho bạn. Và chia sẻ nó như thể nó là bất tận. Rồi thì trong một khoảnh khắc, bạn sẽ nhận ra, mình là người may mắn nhất trên đời.

Cuốn “Tại sao chúng ta không hạnh phúc?”, 2018




Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Chứng kiến - Đồng nhất

Trong con người, chiều thứ ba của tâm thức bắt đầu. Con người tồn tại chỉ như tảng đá tồn tại, con người kinh nghiệm sự hiện hữu của mình cũng như bất kì con vật nào kinh nghiệm, nhưng con người cũng có thể nhận biết về hai trạng thái khác. Con người có thể tồn tại, con người có thể biết rằng mình tồn tại, và con người cũng có thể biết rằng mình biết rằng mình tồn tại. Việc kinh nghiệm này tại điểm thứ ba được gọi là chứng kiến.




Tảng đá vô ý thức, con vật có ý thức, nhưng con người thậm chí còn có ý thức về việc có ý thức của mình. Con người nhận biết về tâm thức của mình. Nhưng điều này chỉ là tiềm năng trong con người; mọi người không sẵn sàng trong trạng thái này. Nó có thể là như vậy, nhưng nó lại không là hoàn cảnh. Phần lớn con người đều ở mức con vật: họ tồn tại, họ kinh nghiệm rằng họ tồn tại, nhưng họ không có kinh nghiệm về bất kì cái gì của trạng thái thứ ba, của việc chứng kiến. Nhưng đây là điều đúng duy nhất trong trạng thái thức của họ. Trong trạng thái ngủ, họ rơi lại vào cùng trạng thái như tảng đá - tồn tại đấy, nhưng không nhận biết về điều đó.
Khi bạn ngủ, thế thì không có khác biệt giữa trạng thái của bạn và trạng thái của đá. Trong giấc ngủ của mình bạn chỉ giống như tảng đá. Nếu bạn muốn, bạn cũng có thể nói điều đó theo cách đối lập: tảng đá là hệt như bạn ngoại trừ rằng tảng đá bao giờ cũng trong ngủ sâu. Khi bạn không có kinh nghiệm về việc chứng kiến nhưng bạn lại ý thức về sự tồn tại của mình, thế thì bạn ở trong cùng trạng thái như con vật. Lần nữa, bạn có thể nói điều đó theo cách đối lập: con vật là trong cùng trạng thái như bạn bởi vì nó cũng không kinh nghiệm việc chứng kiến. Và việc sinh của con người thực bắt đầu bằng việc chứng kiến.
Cố hiểu nghĩa của từ chứng kiến đi. Có lẽ đây là từ quan trọng nhất trong toàn thể ngôn ngữ con người, đặc biệt là các từ đã được dùng trong tìm kiếm tâm linh. Chúng ta có thể nói về quá trình chứng kiến về sau, nhưng trước tiên, sẽ là rất tốt nếu bạn có thể hiểu nghĩa của từ này.
Nếu tay bạn bị thương và có đau, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đang trong cơn đau. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang trong cơn đau, thế thì chưa có việc chứng kiến đâu. Nếu bạn cảm thấy rằng tay bạn đang trong cơn đau và bạn cũng nhận biết về điều đó, thế thì nhân chứng đã đi vào trong cảm nhận của bạn. Có cơn đói trong dạ dầy bạn, và nếu bạn cảm thấy rằng bạn đói, thế thì không có nhân chứng; bạn bị đồng nhất với cơn đói. Nếu bạn chú ý rằng có cơn đói, nếu bạn nhận biết về điều đó và bạn đơn giản vẫn còn nhận biết; khi bạn không trở nên bị mất hút trong kinh nghiệm này và bạn vẫn còn ở bên ngoài nó, ở một khoảng cách; khi bạn có khoảng cách giữa bạn và kinh nghiệm đó, thế thì khoảng cách này càng lớn, việc chứng kiến sẽ càng lớn. Khoảng cách càng nhỏ, nhân chứng sẽ bị mất. Từ được dùng cho việc thiếu chứng kiến là “đồng nhất” - trở thành bị mất trong cái gì đó.
Việc chứng kiến nghĩa là tách rời khỏi cái gì đó, không bị đồng nhất. Khi một người vẫn còn tách rời với mọi kinh nghiệm của mình - dù nó là đau đớn hay vui thú, dù nó là chết hay sinh, không thành vấn đề cái gì đang xảy ra - khi tâm thức người đó không trở thành một với bất kì cái gì đang xảy ra mà vẫn còn ở ngoài nó, mùi vị của nhân chứng đã bắt đầu. Nếu ai đó quen dùng ngôn ngữ xúc phạm, điều đó lập tức giữ bạn lại; khoảng cách bị phá vỡ. Mũi tên của xúc phạm xuyên vào bạn và khoảng cách bị phá vỡ. Thế thì bạn không nhớ rằng có ai đó người đang xúc phạm, có ai đó người bị xúc phạm - và bạn là một với người đang quan sát cả hai người xúc phạm và người bị xúc phạm.
Trong thực nghiệm thường xuyên của mình với việc chứng kiến, dần dần, dần dần Swami Ramateertha thậm chí đã thay đổi ngôn ngữ của mình. Có lẽ, ngôn ngữ của ông ấy đã thay đổi theo cách riêng của nó bởi vì ông ấy đã thực nghiệm nhiều thế.
Ông ấy ở New York. Vài người xúc phạm ông ấy trên đường, nhưng ông ấy trở về nhà cười to. Ông ấy nói với bạn bè của mình, “Hôm nay là một ngày thật vui! Rama đi ra chợ” - Rama là điều ông ấy tự gọi mình - “và vài người bắt đầu chửi ông ta và xúc phạm ông ta, và ông ta đã phải chịu rắc rối nào đó!”
Bạn ông ta nói, “Ông đang nói dường như ai đó khác đã bị xúc phạm và phải chịu rắc rối.”
Ramateertha nói, “Nhưng đó đích xác là điều đã xảy ra! Bởi vì tôi đã quan sát cả hai - người xúc phạm và người bị xúc phạm.”
Rất khó vẫn còn tách rời khi bạn bị xúc phạm bằng lời. Bạn bỗng nhiên sẽ trở nên hoàn toàn bị đồng nhất và hấp thu việc xúc phạm.
Chính tiềm năng của tâm thức là nó có thể hoặc trở nên bị đồng nhất, hoặc nó có thể ra xa và đứng ở một khoảng cách. Đây là toàn thể tiềm năng của tôn giáo. Nếu tiềm năng này không có đó, thế thì sẽ không có khả năng nào cho tôn giáo tồn tại. Và nếu không có khả năng nào cho trạng thái chứng kiến xảy ra, cũng sẽ không có cách nào để chấm dứt khổ.
Có một triết gia ở Hi Lạp, Epitectus. Có tin đồn về ông ấy rằng ông ấy đã đạt tới trạng thái chứng kiến, nhưng nhà vua không được thuyết phục. Nhà vua nói, “Làm sao người nào có thể chỉ là nhân chứng được? - nhưng chúng ta sẽ thấy...”
Epitectus được triệu tới. Nhà vua cũng triệu tới hai lực sĩ và bảo họ đập gẫy cả hai chân của Epitectus. Epitectus duỗi cả hai chân ra và vua nói, “Sao ông không kháng cự hay tranh đấu lại?”
Epitectus nói, “Tranh đấu là hoàn toàn vô nghĩa bởi vì các lực sĩ khoẻ hơn tôi nhiều. Mọi kháng cự sẽ hoàn toàn là vô ích. Vả lại, kéo dài hành động của tự nhiên này sẽ tạo ra nhiều đau đớn cho Epitectus, cho nên chân ông ta càng bị bẻ gẫy sớm chừng nào, câu chuyện sẽ càng kết thúc sớm chừng ấy.”
Vua nói, “Ông ngụ ý gì?”
Epitectus nói, “Người được gọi là Epitectus, chính là cái tên được trao cho thân thể này và trao cho người ông ấy triệu tới, sẽ bị đau quá nhiều.”
Vua hỏi, “Thế về ông thì sao?”
Epitectus đáp, “Ta sẽ quan sát! Ta sẽ quan sát sự ngu xuẩn của ông, ta sẽ quan sát sức mạnh của các lực sĩ của ông, ta sẽ quan sát rắc rối của Epitectus - ta sẽ quan sát tất cả những điều đó.”
Thế rồi vua nói, “Việc nói chẳng chứng minh được cái gì. Chân ông sẽ phải bị đập gẫy.”
Chân ông ấy bị đập gẫy, và Epitectus liên tục quan sát. Thế rồi ông ấy nói, “Nếu ông xong việc rồi, bây giờ ta muốn đưa Epitectus về nhà.”
Nhà vua bắt đầu khóc! Ông ta chưa bao giờ quan niệm nổi rằng điều này lại là có thể. Ông ta sụp xuống dưới chân Epitectus và hỏi về bí mật của hiểu biết này.
Epitectus nói, “Ngay cả bây giờ ta cũng không phải là người mà ông đang chạm vào chân. Ta đang thấy rằng nhà vua đang khóc. Bây giờ Epitectus lại trong rắc rối, một loại rắc rối khác - bây giờ chân của ông ấy đang bị chạm vào! Một thoáng trước đây chúng đã bị giữ để bị bẻ gẫy, bây giờ chúng lại bị giữ trong kính trọng... nhưng ta đang quan sát tất cả mọi điều này.”
Việc chứng kiến nghĩa là không có sự đồng nhất với bất kì kinh nghiệm về bất kì cái gì - với bất kì kinh nghiệm nào, tôi nói thế! Không kinh nghiệm nào chạm vào bạn cả. Bạn đứng ở một khoảng cách, bên ngoài nó. Sự tách rời của bạn với kinh nghiệm không bị ảnh hưởng bởi bất kì lí do nào.
Khi bạn bước đi trên đường, bạn có thể làm điều đó theo cách bạn vẫn bước, hay bạn cũng có thể bước đi theo cách mà hành động bước đang xảy ra và bạn đang chứng kiến nó, quan sát nó. Sự đồng nhất của bạn với từng hành động sẽ phải bị phá vỡ; sự đồng nhất với tất cả các kinh nghiệm sẽ phải bị bỏ lại đằng sau. Khi bạn đang ăn, bạn có thể ăn theo cách bạn vẫn ăn, nhưng bạn cũng có thể ăn theo cách hành động ăn đang xảy ra và bạn chỉ đang quan sát nó.
Khi bạn bắt đầu trở nên nhận biết theo cách này trong từng mọi khoảnh khắc, thế thì với nỗ lực thường xuyên này để nhận biết, nhân chứng sẽ được sinh ra. Thế thì bên trong bạn sẽ có một tâm thức chỉ quan sát. Nó chỉ là người quan sát, người biết; nó không bao giờ là người làm.
Dù đó là trong trạng thái thức hay trong trạng thái mơ hay trong trạng thái ngủ, trong từng trạng thái đó, mọi kinh nghiệm đều có ba khía cạnh: hiện tượng của việc kinh nghiệm, đối thể của kinh nghiệm, và người kinh nghiệm. Đối thể của kinh nghiệm là điều bạn kinh nghiệm hay có liên quan theo cách nào đó. Nếu bạn đang ăn, thế thì thức ăn là đối thể của kinh nghiệm; bạn ăn nó, cho nên bạn là người kinh nghiệm, người làm hành động này; và mối quan hệ giữa đối thể của kinh nghiệm và người kinh nghiệm là hiện tượng kinh nghiệm. Việc kinh nghiệm là mối quan hệ giữa hai điều này. Hay bạn cũng có thể hiểu nó theo cách này: mặt trời mọc và bạn đang ngắm nhìn nó: mặt trời là cái được thấy, bạn là người thấy, và mối quan hệ giữa hai điều này là việc thấy. Chiếc gai đâm vào chân bạn và nó gây đau: cái đau là cái được biết, bạn là người biết, và cây cầu giữa hai điều này là việc biết, việc cảm nhận.
Mọi kinh nghiệm đều có thể được chia ra thành ba khía cạnh này: đối thể ở bên ngoài bạn và là cái mà bạn, người kinh nghiệm, đang kinh nghiệm; cái tôi đây, bản ngã, cái đang kinh nghiệm, và cây cầu, mối quan hệ giữa hai điều này, cái là kinh nghiệm. Bạn có thể hiểu ba điều này. Và nếu có cái gì đó ở bên ngoài ba điều này, cái thứ tư, cái cũng ở bên trong bạn, là nhân chứng.
Nếu có chiều thứ tư bên trong bạn đang quan sát ba điều này từ bên trên - cái đang quan sát thức ăn được ăn, người đang ăn và cây cầu của việc kinh nghiệm giữa hai điều này - nếu cái gì đó trong bạn có thể quan sát toàn thể mọi sự từ một khoảng cách, thế thì khả năng thứ tư này được gọi là nhân chứng.
Bạn kinh nghiệm ba điều đầu tiên, nhưng bạn không kinh nghiệm điều thứ tư. Bạn kinh nghiệm chỉ ba trạng thái của tâm thức mà tôi đã nhắc tới trước đây. Trong cả trạng thái thức và mơ, chỉ có cái được kinh nghiệm, người kinh nghiệm và kinh nghiệm. Khi bạn đi vào ngủ sâu, thế rồi khi bạn thức dậy vào buổi sáng bạn nói, “Sảng khoái làm sao! Giấc ngủ của tôi thảnh thơi và dễ chịu làm sao!” Cảm nhận này về vui thích rút lại thành sự phân chia giữa cái được kinh nghiệm, người kinh nghiệm và kinh nghiệm - nhưng bạn chẳng có ý tưởng nào về cái thứ tư. Trong tất cả những kinh nghiệm này, bạn thậm chí không có một thoáng nhìn về cái thứ tư.
Thiền là cách để đánh thức trạng thái thứ tư, để gợi mở nó, để cho nó một cơ sở và để đi vào nó. Bất kì điều gì bạn có thể làm, trở nên nhận biết về ba điều này và chú ý liệu điều thứ tư cũng có đó không. Và khi bạn tiếp tục nhớ nó, điều thứ tư sẽ bắt đầu nảy sinh ra - bởi vì nó thức tỉnh chỉ qua việc hồi tưởng. Không có cách khác để đánh thức nó.

Từ "Chuyến bay từ một mình tới một mình"




Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

TÔI SẼ NÓI NHỮNG GÌ TÔI CẢM THẤY LÀ SỰ THẬT, BẤT KỂ NÓ CÓ CHỐNG LẠI BẤT CỨ AI

TÔI SẼ NÓI NHỮNG GÌ TÔI CẢM THẤY LÀ SỰ THẬT, BẤT KỂ NÓ CÓ CHỐNG LẠI BẤT CỨ AI - OSHO
“Từ hồi là sinh viên năm nhất tôi đã phải tự xoay xở để lo cho cuộc sống riêng của mình. Một trong những công việc đầu tiên của tôi là biên tập viên cho một tờ báo. Tôi làm việc đó vào ban đêm, trong một thời gian tôi không ngủ nhiều hơn 3 hay 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày và bất cứ khi nào tôi tìm thấy thời gian trống dù là trong ngày hay trong đêm, tôi sẽ ngủ.
Tôi từng là một biên tập viên nhưng rồi tôi đã bỏ việc bởi vì nhận ra tất cả mọi thứ đăng trên báo chí đều phải viết theo định hướng ủng hộ chính quyền. Ở đó sự thật không phải là tiêu chuẩn. Những con người nghèo khổ không được bảo vệ. Chính quyền quá nhiều quyền lực và báo chí cũng chỉ là thứ công cụ hùa theo chính quyền. Đó chính là lý do đầu tiên khiến tôi nghỉ việc.
Tôi nói với người chủ báo “Tôi sẽ nói những gì tôi cảm thấy là sự thật, bất kể nó có chống lại chính quyền hay chống lại bất cứ ai.”
Điều thứ hai tôi nhận ra, rằng mọi người không hứng thú với những tin tức tốt đẹp. Họ chỉ hứng thú với những vụ cưỡng hiếp, giết người, tự tử, ly hôn, scandal… Và tôi bảo họ rằng những thứ đó thì thật nguy hiểm. Ngoài kia có cả hàng triệu người đàn ông và chỉ một người cưỡng hiếp ai đó và anh ta trở thành tin tức. Những người còn lại thì sao?
Những bộ phim thì đầy ắp những cảnh bạo lực, đầy ắp cảnh khiêu dâm, đầy ắp cảnh giết người, cưỡng hiếp, tự tử… Những thứ xấu xa này – chúng chính là nhu cầu của bạn.
Và những người mà sản xuất ra những bộ phim này hay những tạp chí này chỉ đơn thuần là những nhà kinh doanh.
Tôi đã từng là một biên tập viên nhưng tôi không thể làm việc đó quá vài tuần. Người chủ báo cho gọi tôi, ông ấy nói “Cậu chắc hẳn được sinh ra ở Satyug”.
Tôi nói “Có chuyện gì vậy?”
Ông ấy nói “Cậu đã phá hủy tờ báo của tôi. Cậu đã làm cho lượng độc giả của tôi giảm đi một nửa.”
Tôi nói “Chẳng có gì quan trọng nếu tờ báo của ông bị giảm đi một nửa hay ngưng phát hành, nó chẳng phải việc tôi bận tâm. Nhưng những điều đúng đắn thì nên được nói tới cho mọi người biết.”
Nhưng ông ta nói “Người ta không muốn những thứ đúng đắn, và tôi cũng không phát hành báo vì mục đích từ thiện. Tôi là một người kinh doanh. Giờ thì tôi gặp rắc rối vì chúng ta đã kí hợp đồng trong một năm. Nếu cậu tiếp tục ở đây trong một năm, cậu sẽ làm tôi phá sản.”
Chuyện là trong một lần biên tập, tôi đã tự thay đổi toàn bộ nội dung tờ báo, tôi chuyển những tin tức chính trị ra trang cuối cùng. Tôi thu nhỏ những bài phát biểu của các chính trị gia chứ không cho phép chúng phủ hết cả trang đầu tiên như người khác vẫn làm. Tôi thay đổi những bức hình của họ, thật không cần thiết chút nào khi những bộ mặt xấu xí đó mỗi ngày cứ khắc vào tâm trí của những người độc giả. Bởi vì còn có biết bao nhiêu người đẹp đẽ khác trên thế giới mà không ai biết gì về họ.
Tôi đặt một bức hình lớn của Ravi Shankar đang chơi cây đàn sitar của anh ấy lên trang đầu tiên. Người ta nên biết về anh ấy…
Và tôi cũng thay thế toàn bộ những tin tức về tự tử, giết người, bạo lực… bằng những thứ khác.
“Bởi những thứ này không giúp gì cho ai cả. Nó thậm chí còn đang tạo ra môi trường cho bạo lực gia tăng trong cuộc sống, những thứ này xảy ra ở khắp nơi và mọi tờ báo đều nói về chúng, sau đó lại thêm những vụ cưỡng bức xảy ra ở khắp nơi. Thế thì hà cớ gì người ta lại chịu bị lép vế chứ, ai đó vốn luôn có một người phụ nữ trong tâm trí mà họ muốn cưỡng bức. Khi tất cả mọi người cùng nói, cùng làm điều đó, họ sẽ nghĩ tại sao mình lại không làm?”
Tôi kể với ông ấy một câu chuyện: “Hai người đàn ông đang đi đến chợ và một người nói 'Có một cuộc bạo loạn giữa người Hồi giáo và người Hindus đàng kia và người Hindus thì đang đập phá thánh đường Hồi giáo. Và vì chúng ta là người Hindus chúng ta nên đến đó giúp họ.'"
Người kia trả lời, “Đó không phải việc đúng đắn để làm. Nhà thờ hồi giáo thì không có làm hại gì tới chúng ta cả và những người Hồi đến đó cũng chỉ là để cầu nguyện thôi. Đó là nơi duy nhất họ có thể tới và cầu nguyện trong yên bình và anh lại muốn phá hủy nó. Thật là ngớ ngẩn.”
Ngày hôm sau người đàn ông mà đã thuyết phục rằng “chúng ta hãy đến đó giúp người Hindus phá hủy ngôi nhà thờ đó” đã rất ngạc nhiên khi thấy anh bạn kia đang phụ đập phá ngôi nhà thờ, anh ta liền hỏi, “Chuyện gì đã xảy ra?”
Người kia đáp “Vì tôi thấy mọi người đều làm điều này nên chắc hẳn nó phải là điều đúng đắn để làm.”
Khi bạn đọc được mỗi ngày từ mọi ngóc ngách cuộc sống: radio nói về cùng điều mà tivi, báo chí, phim ảnh nói đến thế thì bạn sẽ bị bao quanh bởi một bầu không khí ngập tràn những điều xấu xa đó đến nỗi nó sẽ khiến bạn bị chết đuối, bị đắm mình.
Tôi nói với ông chủ báo “Tôi muốn đăng tải những điều tốt đẹp đang xảy ra trên khắp thế giới. Không phải tất cả mọi người đều bị cưỡng hiếp, không phải mọi người đều đi tự tử, có rất nhiều người đang làm những công việc tốt đẹp, sống những đời sống đẹp, cố gắng để giúp đỡ những người khác và tôi chỉ muốn giúp mọi người biết về những người đó cùng với những công việc tốt đẹp họ đang làm”.
Ngày đó tôi đã cho đăng một bài báo về Baba Amte. Rất ít người biết về ông ấy – một người đàn ông đã hiến dâng cả cuộc đời cho những người mắc bệnh cùi. Ông ấy đã tạo ra một nơi đẹp đẽ cho những người cùi đến ở tại Maharashtra. Hàng ngàn người cùi ở đó và ông ấy cũng đã chứng minh cái suy nghĩ rất sai trái rằng bằng việc chạm vào người cùi bạn sẽ bị lây nhiễm bệnh cùi. Ông ấy sống cùng với họ, vợ ông ấy cũng sống cùng với họ, con ông ấy cũng sống cùng họ. Cả gia đình ông ấy đã phục vụ những người cùi, đưa rất nhiều người cùi trở lại cuộc sống bình thường như bao người bởi vì ông giúp họ trở nên hữu ích. Nếu có một người tay không làm gì được thì chân sẽ làm được gì đó. Nếu chân không thể thì tay họ có thể làm gì đó khác. Không một người cùi nào là vô dụng. Và ông ấy đã giúp trao cho họ một phẩm giá. Những người cùi thường bị ném ra khỏi thị trấn của họ, không ai sẵn sàng nói chuyện với họ, không ai sẵn sàng trao cho họ bất cứ công việc gì.
Người đàn ông này nên được mọi người biết tới nhiều hơn.
Có thể nhờ đó mà nhiều người muốn trở thành người như Baba Amte. Có thể nhờ đó mà nhiều người mắc bệnh cùi ở khắp nơi biết mà tìm đến vùng đất ấy cho một cuộc sống tốt hơn. Ông ấy gọi nó là “Anandvan” – khu rừng của phúc lành. Nó thật là một khu rừng đẹp và có rất nhiều thứ đáng được tôn vinh, cái cách mà những người bệnh bị lên án trong hàng thế kỉ có thể lấy lại phẩm giá của họ, niềm tin vào bản thân của chính họ. Giờ đây họ đã có thể tự kiếm được thực phẩm, quần áo mà không cần phụ thuộc vào bất cứ ai. Bạn sẽ phải ngạc nhiên nếu biết những gì Baba Amte đã hiến tặng cho những tổ chức từ thiện khác nữa.
Và đến nơi ấy bạn sẽ thấy người ta vô cùng hạnh phúc vì khi giúp được nhiều người không nơi nương tựa, họ cảm thấy như giúp chính mình, bởi biết đâu một ngày nào đó, chính bạn sẽ trở thành một người không có nơi nương tựa.
Nên tôi nói tiếp, “Vậy nên cứ để cho lượng phát hành của ông giảm đi. Tôi biết Baba Amte sẽ không làm tăng lượng phát hành cho ông, Ravi Shankar cũng không làm tăng lượng phát hành cho ông. Nhưng đừng lo lắng, tôi sẽ không để ông phải bị nặng gánh thêm nữa. Tôi có thể bắt ép bản thân ở lại đây trong một năm để đánh sập cái tờ báo của ông, nhưng tôi sẽ không làm vậy. Vì tôi hiểu ông. Vậy nên tự tôi sẽ rút lui. Ông có thể tiếp tục làm tăng cái lượng phát hành của ông như ông muốn. Tôi nghỉ việc, đừng bận tâm về cái hợp đồng làm việc một năm nữa. Vậy là đủ rồi.”
Trích quyển 'Osho’s Life and Teaching'
Phi Tuyết dịch