Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Hoa Nghiêm- Bài 32- Ý nghĩa Phật Tri kiến & Nhập Pháp Giới.

Kinh Hoa Nghiêm kết hợp mười loại thân trên làm thành một Đức Phật toàn diện (không) và cũng là tổng thể của Tỳ Lô Giá Na Phật, kết hợp giữa chân lý và trí tuệ, chi phối ngược xuống chín loại hình, từ hàng thánh giả cho đến người thường và cả loài hữu tình, vô tình trên thế gian này.
Về chúng hội: Mười loại thân trên tức là mười hạng người hiện diện trong pháp hội. Những người có mặt đây đã hoàn toàn thánh thiện, tâm ý hướng về Phật Pháp, đã gieo trồng phước lành trong vô lượng kiếp, đã từng cúng dường chư Phật nên có nhân duyên lớn với Phật Pháp Đại Thừa.
Chúng hội trong Hoa Nghiêm toàn là hàng Bồ Tát sơ phát tâm nên Kinh Hoa Nghiêm thuộc về biệt giáo.
Về thời gian: Dựa trên thời gian lịch sử, Phật thuyết Kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày; “Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật”, lúc Ngài mới thành Đạo dưới Bồ Đề Đạo Tràng. Nhưng Hoa Nghiêm thuộc về thế giới siêu thực nên thời gian không có những phần vị như quá khứ, hiện tại, vị lai, vì chúng hợp lại thành ngẫu lực đơn nhất của các hiện tại miên trường, quá khứ, tương lai được cuộn tròn trong giây phút giác ngộ hiện tại, nó vận hành bất tuyệt giữa lòng hiện tại miên viễn này nên Phật an trụ trong trụ xứ vô trụ của Ngài.
Về không gian: Không gian trong Hoa Nghiêm không phải dàn cảnh phân chia bởi núi, rừng, sông, biển, sáng tối có hình hay không có hình. Không gian ở đây được kết cấu thành một khối đơn nhất thể hiện tính tương dung tương nhiếp của vạn hữu, “Một trong tất cả, tất cả trong một” . Không gian sáng ngời suốt đã làm nổi bật ý tưởng châu biến hàm dung của thế giới Hoa Nghiêm.
Về vũ trụ: Không gian và thời gian của Hoa Nghiêm thuộc về tâm lý siêu thế vượt ngoài ngã và ngã sở hữu chỉ thuần nhất để tạo thành pháp giới, khác với thế gian giới. Pháp giới không tách rời thế gian giới “Phật pháp tại thế gian” nhưng chúng không phải là “một” khi chưa đạt đến thế giới tâm linh nơi Bồ Tát đang sinh hoạt, như những nhà học thuật họ rất giỏi nhưng họ không thể nào giống những bậc chân tu được vì họ chỉ nghiên cứu Phật Học, chứ cuộc sống không dính líu gì đến Phật Pháp mà họ am tường. Trong Đạo Phật thường dùng câu “Ẩm thuỷ tự lãnh noãn tri” nghĩa là “người uống nước tự biết vị của nó như thế nào”. Cũng vậy, người an trụ pháp mầu cũa Đức Phật, tụng Kinh, tham thiền, lễ bái với tất cả tấm lòng, mới hiểu được thế giới Phật, từ đó nhẹ nhàng bước vào thế giới Hoa Nghiêm. Đây cũng chính là con đường hành giả “Nhập Pháp Giới”....
Như vậy Kinh Hoa Nghiêm có cái nhìn về Đức Phật khác hẳn các hệ tư tưởng khác và đương nhiên cũng khác với lịch sử thông thường mà chúng ta học.
Đối với Kinh nếu chúng ta dùng “Tri thức” không thể đi vào Đạo, chỉ có “Duy Phật nãi năng kiến tận chư pháp thực tướng” (Chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu được thực tướng của vạn pháp). Vì dùng “Trí tuệ và niềm tin” của chính mình đi vào Đạo thì sẽ có thể nhận thức được cái gọi là “Bất khả tư nghì” .(lượt trích Luận văn nghiêng cứu k . Hoa nghiêm)
+++++++++++++++++
Bình giảng về vấn đề “Tri thức” khi nghiêng cứu Chân lý.
(Fb: Viên Dung) có nhận thức:
Tri kiến của con người mà nhập đạo được ư ! Thiệt là muốn nấu cát thành cơm !
Muốn biết ít nhiều về Đại Đạo hãy rời mọi sở tri kiến đi.
Nhưng không diệt nguyên thức, thức vô công dụng thì Đạo khai.
Khi Đạo khai mà thức vẫn luôn vô công dụng, từ đây mới gọi là thể nhập.
Nếu chưa đến đây mà khởi tâm luận đạo thì đạo ấy chỉ là đạo tục đế mà thôi. (hết trích) Viên Dung
Vâng! VQ cũng đồng nhận thức như thế.- Vì lẽ: Tri kiến của con người là "Dụng" của Tâm, chứ chưa phải là Tâm !
TÂM là gì ?
- Đáp: Loài Hữu tình (như con người) đều có TÂM.
TÂM có 2 biểu hiện: 1. Bản Thể (Tịch- tịnh) 2. Hiện Tượng (Chiếu- động).
* Con người chỉ nhận biết và Chấp thủ phần Chiếu làm Ý Thức (còn cho là linh hồn, là Tâm ! ).- Thật ra dù là chấp thủ phần Chiếu, hoặc là chấp thủ phần Tịch.- Thì đều là thể bất toàn của Tâm. Nhà Phật gọi là VỌNG TÂM.- Cái Vọng Tâm này bị nhà Phật bác bỏ (gọi là Vô minh).- Đó là TRI KIẾN của CHÚNG SANH.
* Hành giả đệ tử Phật, nhận ra Chân Tâm (là Chân- Vọng- Tịch- Chiếu đồng thời) .- Đó là Như Lai Tàng Tâm.
Kính các Bạn. Ở Giáo lý Nguyên Thuỷ PG và Giáo Lý Duy Thức PG. Thì Tâm chính là Thức. - Thức là Tri kiến.
* Vì như trên đã nói: Vọng Tâm- Tri kiến chỉ là thể Bất toàn của Tâm nên chúng luôn luôn bị lệch lạt không đến được Chân lý. Muốn đến được Chân lý cúng ta ta cần có TRI KIẾN VÔ KIẾN (Tri kiến Phật).- Tri kiến Phật này phải Thiền Quán mới thẩm nhập.
Thiền quán là tự hỏi mình.
Thiền quán là trạng thái Vô Tâm.(Tri kiến Vô kiến)
Con người ở trạng thái Vô Tâm mới ngưng suy nghĩ phân biệt. Nghĩa là thoát khỏi sự cuốn hút của Thức.
Suy nghĩ phân biệt là để Duyên Sanh Diệt dẫn dắt mình sanh tử.
Trạng thái Vô Tâm là trạng thái tịch tĩnh của vạn pháp. Là giải trừ 6 Thức. Cụ thể là Ý Thức.
Vâng Vô Tâm là trạng thái "giải trừ Ý thức", là KHÔNG VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT. là Không Vọng Tâm.- Đây là: Tri kiến Phật, là Y Trí Bất Y Thức (tứ y Pháp mà Đức Phật dạy.- khi tu học kinh điển).- Và đây cũng là vấn đề Tri kiến “Trí tuệ và niềm tin” mà bài viết này hướng đến, nhầm Nhập Pháp Giới ở kinh Hoa Nghiêm.
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản cho biết 'NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN'
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: