Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 28 - 9/. Chư pháp tương tức tự tại môn.- Tương tức, Tương Nhập, Tương Ứng,Tương Dung.

Chư Pháp Tương Tức Tự Tại môn: Mang ý nghĩa Một là tất cả. Tất cả là một. Lớn nhỏ, rộng hẹp chỉ là những danh từ tương đối, vì không có vật nào tuyệt đối lớn hoặc tuyệt đối nhỏ.
Đối với Phật thì đại thiên thế giới tức 1.000.000.000 thế giới như Thái dương hệ của chúng ta cũng chẳng lớn gì, vì trong vũ trụ bao la vô cùng tận, nó chỉ là một hạt cát nhỏ trong những đống cát của sông Hằng. Vì thế mà Đức Phật đã dạy: “Trên đầu sợi lông hiện ra mười phương quốc độ, ngồi trong hạt bụi mà chuyển đại pháp luân”. Ý Phật muốn nói đến lý bình đẳng, tuyệt đối, vô sai biệt giữa các pháp trên trần thế. Sự sai biệt giữa lớn và nhỏ không còn nữa nếu ta từ bỏ được lối nhìn sự vật ở bên ngoài, chỉ hướng tầm mắt nhìn vào bản thể bên trong mà quan sát sẽ thấy rõ sự sự vật vật trong khắp pháp giới đều viên dung, bình đẳng, tự tại, vô ngại.
Cái này là cái kia, cái kia là cái này. Nước là sóng, sóng là nước. Vàng là sư tử, sư tử là vàng.
Chúng ta có thể khái quát:
- Cánh cửa thứ nhất là Tương Ứng . Đồng thời cụ túc tương ứng môn là cùng một lúc tới với nhau. cùng một lượt tới với nhau và làm thành nhau .
- Cánh cửa thứ hai là Tương Thâu hayTương Nhiếp . Nhìn khơi khơi thì thấy cha ở ngoài con và con ở ngoài cha. Nhưng nhìn cho sâu thì thấy cha ở trong con và con ở trong cha. Nhìn bề ngoài là nhìn theo một trật tự tức là ta thấy ánh sáng nằm ngoài mặt trời, bông hoa nằm ngoài mặt trời, và hai cái đó không dính líu gì tới nhau hết. Đó là trật tự ngoại nhiếp. Nhìn cho kỹ thì ta thấy các cái nằm trong một cái, trong con có cha, trong cha có con. Đó là trật tự nội nhiếp.
- Cánh cửa thứ ba là Tương Nhập hay Tương Dung. Đây là danh từ của các nhà vật lý học có hương vị của Hoa Nghiêm. Cái một chứa đựng cái tất cả. Nhất đa tương dung bất đồng môn . Cái một chứa đựng cái tất cả, cái tất cả chứa đựng cái một.- Đây là Cái một chứa đựng cái tất cả. cái tất cả chứa đựng cái một.
Tương nhập nghĩa là trong cái này có cái kia và trong cái kia có cái này. Ví dụ nhìn vào cái bát ta có thể thấy người thợ gốm, nhìn người thợ gốm ta có thể thấy cái bát.
- Cánh cửa thứ tư là Tương Tức: nghĩa là cái này là cái kia, cái kia là cái này.Ví dụ sóng là nước, nước là sóng. Không có cái này thì không có cái kia. Ý nghĩa căn bản là: cái này có thì cái kia có.
Nghĩa là cái này cũng tức là cái kia. Như kinh Bát nhã nói "sắc tức thị không, không tức thị sắc". Bởi vì "Sắc" là NHƯ mà "không" cũng là NHƯ nên "tương tức".- Cái này là cái kia, cái kia là cái này. Nước là sóng, sóng là nước. Cái này là cái kia, chúng ta tức là nhau.
khi nhìn vào một tờ giấy, bạn sẽ thấy một đám mây bay trong ấy. Vì không có mây thì không có mưa, không có mưa thì cây cối không mọc được, và nếu không có cây thì làm sao có tờ giấy này trong tay bạn? Cho nên tờ giấy có mặt là vì đám mây có mặt, không có mây thì không có tờ giấy. Đám mây và tờ giấy phải nương vào nhau để hiện hữu, Do đó, tờ giấy tuy rất mỏng nhưng chứa đựng cả vũ trụ trong lòng nó.- Cái đó gọi là tương tức.
* Cặp khái niệm tương tức, tương nhập của giáo nghĩa Hoa Nghiêm triển khai giáo lý Duyên khởi, nhấn mạnh việc mọi sự mọi vật đều chứa đựng nhau, giao tiếp với nhau không trở ngại tuy có sự đa tạp trong thế giới hiện tượng.
Hỏi: Nếu tương tức lại tương nhập thành vô tận lại vô tận như vậy thì đây và cảnh giới vô cùng trùm khắp. Đâu là thủy, là chung, là nhân, là quả?
Đáp: Đây là căn cứ vào thể tánh pháp giới duyên khởi mà thành vô tận lại vô tận. Nên trước, sau, nhân, quả chẳng mất. Tuy chẳng mất trước sau nhưng trước sau tương tức lại tương nhập mà thành vô tận. Vì trước sau tương tức lại tương nhập nên khi mới phát tâm liền thành chánh giác.Nên kinh này tán thán công đức của người mới phát tâm “Nhất niệm công đức kia sâu rộng không có ngằn mé. Như Lai phân biệt nói cùng kiếp cũng chẳng thể hết”. Đây để rõ một tức tất cả, thành tất cả vô tận. Lại nói “Hà huống trong vô lượng, vô số, vô biên kiếp, tu đầy đủ các hạnh công đức của các độ và các địa”.
Tóm lại: Giáo lý kinh Hoa Nghiêm.- Chư Pháp Tương Tức Tự Tại môn: Trọng tâm nói về Thế giới Bản Thể.- Nơi ấy: Mọi sự mọi vật đều chứa đựng nhau, giao tiếp với nhau không trở ngại, chúng Tương tức, Tương Nhập, Tương Ứng,Tương Dung.
Có thể là hình ảnh về văn bản
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: