Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Hậu Chùa Ba Vàng Đắng Lòng Người Học Phật

Hậu Chùa Ba Vàng Đắng Lòng Người Học Phật (https://www.youtube.com/watch?v=xDQLOXHYL0w&t=54s)
Bạn Trúc Viên Trang tham vấn:
Pháp Niệm Phật Vãng Sanh, Hộ Niệm Vãng Sanh, Cầu An, Cầu Siêu,… Có Phải Là Pháp Do Phật Chỉ Dạy Hay Không?
Nhân sự kiện Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ làm Phật môn dậy sóng khiến rất nhiều người học Phật cả Tăng lẫn tục rơi vào vòng xoáy thị phi điên đảo, bạn Trúc Viên Trang đã cảm thán và hoài nghi tham vấn Ngạo Thuyết rằng:
Vậy pháp niệm phật vãng sanh..hộ niệm vãng sanh có phải pháp của Đức Phật không? Cầu an cầu siêu? Trai đàn chẩn tế? Trai tăng? 49 ngày đại tưởng tiểu tưởng? Tham gia xã hội...? Cho Trúc Viên Tra hỏi là pháp phật dạy...chứ?
Nếu phải thì phát huy..mà nếu không phải mà người học Phật cứ làm thì có bị gì không?
Ai là người ... phán quyết điều này?
Trong giới luật sadi cấm rờ đến tiền bac....vậy bây giờ tỳ kheo giữ tiền có trái với giới luật không?
Bạn Trúc Viên Trang lập luận:
Cuộc đời ngắn ngủi... như mộng, như chiêm bao nếu rảnh rang đi tìm đúng sai ..mình nghĩ như đi nắm hư không... như lấy vàng bắn chim... danh và lợi như là cái bánh vẽ, tranh giành để nắm lấy chiếc bánh vẽ thì thật vô nghĩa..., việc tranh giành tham đắm dễ khiến việc mình quên đi thực tại, quên đi rằng mình đang sống… biết bao bất công, biết bao điều dối gian, trí trá ... ở cuộc đời nơi mình, người… có lẽ vậy... mình nghĩ đó là pháp phật. Phật có nói: Cuộc đời là để nhận thức chứ không phải giải quyết nó... không biết nên làm sao?

Trả Lời Những Câu Hỏi Của Bạn Trúc Viên Trang, Ngạo Thuyết đáp rằng:
Trước tiên Ngạo Thuyết trả lời câu hỏi ai là người phán quyết sự đúng sai, chánh tà ở các pháp mà người đời sau nói rằng là pháp Phật. Về người phán quyết ở đạo Phật có thể nói là không có người phán quyết cụ thể, đây là điểm khác biệt khách quan và cũng đồng thời là khuyết điểm tối hậu ở đạo Phật so với ngoại đạo. Với các tôn giác khác như Nhất Thần Giáo thì ngoại đạo vì muốn ép tín đồ thuần phục, lệ thuộc hoàn toàn thì vai trò người phán quyết được giới lãnh đạo tinh thần được tối ưu hóa và bất khả xâm phạm.
Cụ thể như vai trò của đức giáo hoàng ở Kito giáo, đây là người phán quyết tối cao của Kito giáo, nhân vật này có đặc quyền phán quyết đúng sai dựa trên nền tảng hiểu biết cá nhân về kinh Thánh, về tri thức cộng đồng. Tính chủ quan, bảo thủ cá nhân ở đức giáo hoàng là rất lớn. Tuy nhiên, do có được đặc quyền đại diện Tiếng nói của Chúa nên lời nói của Đức giáo hoàng luôn đúng và bất khả xâm phạm. Và tín đồ con chiên của Chúa buộc phải tin một cách tuyệt đối, tin một cách thuần phục về những điều hoang đường, vô lý. Đơn cử như có một thời Giáo Hội Công Giáo bảo thủ rằng trái đất có hình vuông, vũ trụ - con người do một tay Chúa Cha nhào nặn, tượng hình trong 6 ngày, việc Đức mẹ Maria đồng trinh mà vẫn có thể sinh ra Chúa Jesu nơi máng cỏ. Hiển nhiên là những phán quyết này sẽ do Đức giáo hoàng xác lập, những lời phán quyết đấy hoàn toàn không đúng nhưng những lời phán quyết thiếu hiểu biết đó đã từng khuynh đảo cả mặt bằng chung tri thức loài người trong suốt một khoảng thời gian rất lâu xa. Và chi phối, ảnh hưởng đến con chiên ngoan đạo ngay đến tận bây giờ.
Đạo Phật không có việc áp đặt, ép uổng tín đồ Phật tử theo lối như thế. Phật dạy hãy tự thắp đuốc mà đi tức là người học Phật phải vận dụng trí tuệ của bản thân nhìn nhận, nhận thức, tư duy các pháp một cách khách quan, trong sáng nhất có thể. Nếu bản thân thiếu tri kiến Phật học thì nên gần gũi thiện tri thức học hỏi, tham vấn. Tuy nhiên, việc gần gũi thiện tri thức không đồng nghĩa việc giao phó tuệ tri, vận mạng của mình cho thiện tri thức mà người học Phật phải dùng tuệ tri tăng trưởng quán chiếu, tư duy, nhìn nhận lại những điều mà thiện tri thức chia sẻ có khế hợp với Phật pháp, với đương thời hay không.
Người phán quyết ở đạo Phật không lập thành chế định. Việc đúng sai, chánh tà ở các pháp sẽ do các thiện ác tri thức nhận diện và mỗi người học Phật phải tự quán chiếu, tư duy lại. Vai trò người tỏ ngộ hay nói cách khác là người sáng mắt nơi đạo Phật là người hoàn toàn có thể nhận diện đúng đắn việc đúng sai, chánh tà ở các pháp, song họ sẽ không buộc đại chúng phải tin nhận một cách tuyệt đối hoàn toàn. Họ có thể xác quyết việc đúng sai, chánh tà trong từng trường hợp, từng pháp cụ thể nhưng họ vẫn để ngỏ khả năng tư duy, nhận diện chánh pháp ở đại chúng học Phật.
Chính do không chế định hay nói đúng hơn là không thể chế định ra người phán quyết bởi lẽ người tỏ ngộ, chứng đắc hoàn toàn Phật pháp không hẳn lúc nào của xuất thế, hộ pháp nên những khi thiếu bóng dáng của Giác Giả trụ thế thì giáo lý đạo Phật dễ thường xảy ra hiện tượng đúng sai hỗn độn, chân ngụy rối bời. Đấy chính là khuyết điểm tối hậu của đạo Phật khi không có người phán xét chế định. Tuy nhiên, một khi giáo lý đạo Phật hãy còn đó thì tùy thời, khi khổ não chúng sinh Tam giới chạm đến sự cùng cực đau thương, Giác Giả sẽ xuất thế tùy duyên minh định lại chánh pháp, vạch rõ ranh giới chánh tà, chân ngụy ở đạo Phật, ở vạn pháp.

Về pháp niệm Phật vãng sanh, hộ niệm vãng sanh, cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạn, trai đàn chẩn tế, Trai Tăng, 49 ngày đại tưởng, tiểu tưởng, tham gia công tác xã hội,… có phải là pháp do Phật khởi xướng, xác lập hay không?
Phần đa những hình thức mà giới Tăng Bảo đạo Phật ngày nay đang chi trì đều không phải do Phật Thích Ca chế định. Một số rất ít trong các hình thức hoằng pháp ở Tăng Bảo đương thời đang lạm dùng mà bạn đề cập đến ở trên đã từng là một pháp phương tiện khéo để giúp người học đạo biết đến chánh pháp đạo Phật. Và những pháp phương tiện này vốn là pháp hành của ngoại đạo, Phật Thích Ca đã tùy biến ngõ hầu giúp người học đạo đến gần với đạo Phật.
Tiếc rằng giới Tăng Bảo từ lâu xa đã không thấu tỏ, hoặc có thể rõ biết đó là pháp hành ngoại đạo nhưng lại vì danh lợi nên vẫn lạm dùng các pháp phương tiện trên nhưng không theo đúng tinh thần chánh pháp đạo Phật mà hoàn toàn là pháp hành của ngoại đạo. Có thể nói các vị Tăng Bảo đã hành pháp phương tiện đạo Phật nhưng đã biến thể hoàn toàn thành pháp hành dẫn dụ ngoại đạo.
Những việc như cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạn, cúng vong tức trai đàn chẩn tế,… là những việc mà Phật Thích Ca bài trừ, khuyên dạy người học Phật nhất thiết phải xả bỏ khi dấn thân trên con đường chánh đạo giác ngộ giải thoát.
Việc tham gia công tác xã hội là điều mà Phật không khuyên Tăng chúng dấn thân. Phật dạy Bồ tát, tức người học Phật có tâm hạnh bồ tát – trước hãy tự giác, sau mới giác tha, hành được như vậy giác hạnh đồng viên mãn. Thế nên Phật khuyên người nên tự độ trước sau mới ra sức độ người bởi lẽ người mù chẳng thể dẫn người đi xa, đi đúng lối được. Ngu dốt mà nhiệt tình quá thành ra phá hoại chứ đâu thể hoằng pháp đúng với tinh thần chánh pháp đạo Phật.
49 ngày đại tưởng, tiểu tưởng hiển nhiên không do Phật Thích Ca bày ra, đấy chỉ là chiêu trò của người học Phật chưa ngộ.
Pháp niệm Phật vãng sanh, hộ niệm vãng sanh thời Phật Thích Ca là hoàn toàn không có. Và Phật Thích Ca cũng không truyền dạy pháp niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương. Tuy nhiên, ngoại đạo thời Phật tại thế có những pháp hành tương tợ như pháp cầu siêu, pháp nguyện cầu trợ duyên cho người bệnh tật, già yếu chết dễ.
Và bởi do người đời ở các nước quanh lưu vực sông Hằng có tín tâm với giới Tăng lữ, Bà la môn, các vị giáo chủ tôn giáo,… nên khi người nhà mất họ sẽ mời giới Tăng lữ, Bà la môn đến cầu nguyện, làm lễ rửa tội, lễ thánh tẩy để người sống an lòng, người chết an tâm. Phật và các vị đệ tử Phật được giới cư sĩ tại gia tín tâm, thuần phục nên những khi gia đình tín đồ đạo Phật có hữu sự cũng được mời đến. Do nhân duyên đó Phật đã tùy biến dùng việc thăm viếng người đã khuất khi được mời thỉnh làm phương tiện thuyết giảng chánh pháp độ sinh, Phật và đệ tử Phật sẽ thuyết giảng về Tứ diệu đế, về Bát chánh đạo. Và với đời sống của người xuất gia học Phật với 3 y 1 bát thì việc dùng phương tiện tạm gọi là cầu siêu để thuyết giảng chánh pháp Phật môn sẽ không đòi hỏi, không nhận lấy tiền cúng đám, hành lễ.
Trai Tăng không phải là việc Phật chế định, lễ Trai Tăng ra đời do bởi những vị cư sĩ vì kính ngưỡng Phật cùng giáo đoàn khất sĩ mà tổ chức ra việc dâng vật thực, cúng dường thuốc men, y bát,… Nói cho rốt ráo thì Lễ Trai Tăng cũng chỉ là lễ tiết của người đời dành cho chư Tăng Bảo lấy giới hạnh nghiêm thân. Tuy nhiên, ngày nay giới Tăng Bảo lạc lối chánh pháp sa đà lợi dưỡng đã làm lệch lạc đi ý nghĩa cũng như giá trị thật của những buổi lễ Trai Tăng, những buổi lễ Trai Tăng được tổ chức hoành tráng khuyến dụ người học Phật tu phước tranh giành nhau cúng dường, dâng y, dâng bát.
Đạo Phật ngày nay với sự quản lý điều tiết thiếu tâm, thiếu tầm của người làm công tác quản lý tôn giáo cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã từng bước hủy hoại chánh pháp sáng rõ nơi đạo Phật. Những điều mê tín dị đoan của ngoại đạo lần lượt được thành phần Tăng Bảo chèn vào đạo Phật, họ ra sức PR, makerting cho tà pháp ngang nhiên xâm hại sự sáng rõ minh bạch nơi viên ngọc quý chánh pháp.
Câu hỏi những việc như pháp niệm Phật vãng sanh, hộ niệm vãng sanh, cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạn, trai đàn chẩn tế, Trai Tăng, 49 ngày đại tưởng, tiểu tưởng, tham gia công tác xã hội,… không phải là chánh pháp mà là sự mê tín dị đoan nếu không loại trừ mà tiếp tục phát huy thì vấn đề sẽ ra sao, có bị nguy hại gì?
Câu trả lời là khi tà kiến, mê tín được gieo rắc sâu rộng vào lòng xã hội loài người thì đương nhiên là cuộc sống nhân sinh sẽ đảo lộn, âm thịnh – dương suy sẽ khiến việc vong nhập thêm nhiều làm náo loạn, khổ não giăng giăng. Tà kiến, tà pháp vượng thì chánh tín, chánh pháp suy vong, khổ não, phiền muộn, hận thù sẽ bức bách loài người.
Sadi không được rờ đến tiền chỉ là chế định của người đời sau nhằm ngăn chặn những người học Phật giai đoạn tập tu tham đắm tài vật, lạc lối chánh pháp. Tỳ kheo tích trữ, thâu đoạt tiền của có phạm giới luật không? Đây là câu hỏi rất ý vị. Người xuất gia chân chính sẽ sống đời với 3 y 1 bát, tỳ kheo mà không thuận hành 3 y, 1 bát thì vốn đã có thể xếp vào hạng tỳ kheo phạm giới rồi. Tham đắm tài vật, dùng mưu chước thâu đoạt của cải thì vị tỳ kheo đó đã đánh mất hoàn toàn giới thể, so với phàm phu hạng tỳ kheo đó đã không xứng hỏi rằng vị tỳ kheo đó có phạm giới luật không nghe thật đau lòng.
Trúc Viên Trang lại nói “Cuộc đời ngắn ngủi... như mộng, như chiêm bao nếu rảnh rang đi tìm đúng sai ..mình nghĩ như đi nắm hư không... như lấy vàng bắn chim... danh và lợi như là cái bánh vẽ, tranh giành để nắm lấy chiếc bánh vẽ thì thật vô nghĩa..., việc tranh giành tham đắm dễ khiến việc mình quên đi, thực tại, quên đi rằng mình đang sống… biết bao bất công, biết bao điều dối gian, trí trá ... ở cuộc đời nơi mình, người… có lẽ vậy... mình nghĩ đó là pháp phật. Phật có nói: Cuộc đời là để nhận thức chứ không phải giải quyết nó... không biết nên làm sao?”.
Cuộc đời ngắn ngủi như giấc chiêm bao ai đã sống được với lối lập luận đó hay đấy chỉ là lời nói suông. Chúng sinh Tam giới trôi lăn trong giấc trường mộng vô minh chưa biết đến ngày ra cớ sao lại tự trói mình vào kiến chấp cuộc đời như giấc mộng ngắn ngủi rồi từ bỏ giềng mối thoát khỏi lưới mộng vô minh luân hồi sinh tử. Danh lợi phù vân chỉ đúng với người có chí hướng thoát trần, xuất thế. Còn với đại đa số nhân sinh thì danh lợi luôn có sức cám dỗ lớn lao và có lắm kẻ sẳn sàng đoạt vật, mất người không tiếc. Người đời si mê là thế! Do đó, nhân sinh hàng ngàn năm vẫn cứ tranh đoạt, tham lam, trí trá, dối gian… người học Phật là người phải nhìn vào đấy, nhìn vào những Tham Sân Si Mạn Nghi đó cho thấu tột ngõ hầu hóa giải, chuyển hóa tất cả để thoát ra khỏi những mê lầm nhân vay, quả trả.
Cuộc đời là để nhận thức chứ không phải giải quyết nó, câu nói này không phát ra từ kim khẩu Phật Thích Ca. Một ai đó đã trí trá lộng giả thành chân, ngụy tạo một câu nói có hơi hướm minh triết thành lời Phật nói, điều này thật vô sỉ! Đáng tiếc!

Bóng ma vẫn lởn vởn trên bầu trời Phật pháp. Chuyện xưa kể rằng một thuở có một kẻ hãy còn u mê, nông nổi đã lập ngôn thế giới này vô thần. Và có một bầy đàn người đã tin nhận đều đó lập ra chủ nghĩa vô thần chuyên đả phá thế giới duy tâm, cho rằng những cõi giới vô hình không có. Với công cụ quyền lực trong tay những kẻ vô thần đó ra sức triệt hạ, tìm diệt những tôn giáo, những người theo chủ thuyết duy tâm. Việc làm sai trái, tầm bậy, tầm bạ này đã đẩy xã hội loài người vào vũng lầy của lòng tham và sự thực dụng.
Và ngày nay … tiếp nối những sai lầm xưa cũ, có những kẻ nắm trong tay quyền lực sinh sát đó lại không thừa nhận sai lầm ở việc đã truyền bá tư tưởng vô thần si mê, họ lại sai lầm hơn nữa khi hợp thức hóa việc có “vong nhập”, “Thỉnh vong”,… để gieo tà kiến rộng khắp xã hội loài người.
Ô hay! Chủ nghĩa vô thần thì vẫn cứ vô thần nhưng sau rốt lại làm bạn lữ với ma, cùng nắm tay ma, dắt dìu nhau đi vào ngõ tối. Thật gớm ghê thay ở lòng Tham khôn lường của con người.

Theo nguồn tin không chính thức nhưng khá tin cậy là Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ sẽ được hợp thức hóa, điều đó đồng nghĩa với việc mô hình Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ sẽ được nhân rộng ra toàn quốc. Do đó, có thể mai này chư Tăng sẽ kéo về chùa Ba Vàng nườm nượp để học cho kỳ được diệu pháp lừa người, mị dân. Thầy Thích Trúc Thái Minh - Chùa Ba Vàng sẽ từ vị trí tội đồ sẽ trở thành công thần trong việc triển khai mô hình điểm Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ.
Và hẳn là để hợp thức hóa điều này trong tình hình sóng gió Phật môn quá ư đa biến, và nếu vượt mức kiểm soát thì bàn tay ma sẽ chặn đứng dư luận bằng cách khóa mõm cơ quan ngôn luận báo đài về những vụ việc liên quan đến chùa Ba Vàng. Một khi dư luận lắng xuống, lộ trình hợp thức hóa Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ chính thức xác lập.
Điều này liệu có thể xảy ra không? Việc này hẳn là hồi sau sẽ rõ.
Doanh thu từ Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ, cầu siêu, cúng sao giải hạn,… quá ư khủng. Từ bỏ những điều đó quá ư phí phạm. Người học Phật hãy còn lắm kẻ mê, thế nên cớ sao phải từ bỏ miếng mồi béo bở như thế. Dẹp bỏ tất thì cả lũ cùng đói, thế nên duy trì ắt danh lợi theo về, vấn đề còn lại chỉ là chia chác theo một tỷ lệ thế nào cho đẹp lòng nhau. Và đây cũng là một kênh thu gom ngoại tệ, tiền vàng trong dân. Lợi ích nhiều đường… Rất nên duy trì, đã có người nghĩ như thế.
Chùa chiền, tự viện Việt Nam phần đa nếu không muốn nói là tất cả đều có cầu siêu, cầu an, cúng sao giải hạn,… do đó số lượng Tăng Bảo ủng hộ việc hợp thức hóa Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ nghe đồn là rất khủng. Lời nhận định này là đúng hay sai, đành thôi hạ hổi phân giải.
Có lẽ quả sẽ trổ thế nào sẽ dựa vào gió sẽ thổi theo hướng nào. Ngọn gió công luận có vẻ như không có một giá trị rõ rệt nào cả.
Lẽ nào hậu chùa ba vàng để lại dư vị chát đắng trong lòng người học Phật có đạo tâm.

Những điều Ngạo Thuyết nói là đúng hay sai với chánh pháp mà Phật Thích Ca trao truyền, mọi người hãy lắng lòng xuống, suy nghiệm, tư duy lại bằng tuệ tri cởi mở, khách quan nhất có thể, hãy lìa xa hai biên kiến Đoạn – Thường, ngã chấp, ngã kiến.
Trước sự suy vi, rối bời của chánh pháp có nơi đạo Phật – Ngạo Thuyết sẽ minh định lại chánh pháp bằng tuệ tri khách quan, sáng rõ nhất. Và nếu đến một lúc nào đó, chánh pháp cần đến một ngọn lửa chánh tín bùng cháy, Ngạo Thuyết sẽ sẳn sàng tự thiêu để soi sáng lại những tri kiến mê lầm, những vô minh bền bỉ hiện tồn trong lòng nhân loại. 

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Vài hạn chế đáng lưu tâm ở thầy Thích Nhật Từ qua buổi pháp thoại liên quan đến sự kiện chùa Ba Vàng

Vài Hạn Chế Đáng Lưu Tâm Ở Thầy Thích Nhật Từ Qua Buổi Pháp Thoại Ngày 21/3/2019 lúc 19h 22’ Liên Quan Đến Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ Ở Chùa Ba Vàng (https://www.youtube.com/watch?v=dydQ05maqTM)
Thưa tiến sĩ Phật Học Thích Nhật Từ! Ngạo Thuyết được biết danh tiếng của thầy rất lâu rồi và Ngạo Thuyết cũng từng nghe một vài buổi pháp thoại của thầy. Tuy nhiên, Ngạo Thuyết không đánh giá cao những bài thuyết giảng ấy.
Ngạo Thuyết phải thừa nhận rằng kiến thức Phật học của thầy rất sâu rộng, thầy có tác phong sư phạm nên việc giảng giải rất chuyên nghiệp. Và đó có lẽ là tất cả những gì mà thầy học hỏi, tích lũy được ở những năm tháng dài học Phật để mang về tấm bằng tiến sĩ Phật học hữu vi.
Ngạo Thuyết phải thừa nhận rằng Ngạo Thuyết rất kén chọn việc nghe Tăng Bảo giảng giải kinh Phật. Ngay khi mới tìm đến đạo Phật Ngạo Thuyết cũng từng thả lòng nghe sư thầy thuyết giảng song Ngạo Thuyết không tìm được một vị giảng sư Phật học nào giảng thoát ý, rõ nghĩa.
Tất cả những buổi pháp thoại ở các giảng sư mà Ngạo Thuyết từng nghe không thỏa mãn tri kiến Phật học buổi đầu còn non nớt của Ngạo Thuyết. Những bài giảng không có chiều sâu, mang đậm tư kiến và rất nhiều những mê tín dị đoan được các giảng sư Phật học vô minh gán ghép vào đạo Phật.
Và về sau, thi thoảng Ngạo Thuyết mới nghe pháp thoại của các giảng sư Tăng Bảo miền nam, ít khi nếu không muốn nói rằng không bao giờ xem chư Tăng miền bắc giảng pháp.
Tại sao lại như vậy?
Bởi lẽ Ngạo Thuyết biết rõ giới hạn tri kiến Phật, chánh kiến, chánh tín, chánh tư duy cũng như năng lực, vai trò của chư Tăng Bảo miền bắc. Ngạo Thuyết nông cạn nên sớm có sự nhìn nhận rằng Tăng Bảo mà là Đảng viên ưu tú, hưởng lương nhà nước thì khó có thể là một vị Tăng Bảo đúng mực theo tinh thần chánh pháp đạo Phật.
Nguyên tắc “Ăn cơm chúa phải múa tối ngày” dễ thường sẽ khiến việc học Phật của Tăng Bảo sẽ bị lạc lối, đây là điều khó tránh khỏi. Ngạo Thuyết ngu ngơ tin rằng phần đa Tăng Bảo danh tiếng miền bắc là Tăng Bảo hưởng lương nhà nước, và nếu điều đó là đúng thì những vị Tăng Bảo ấy chỉ là những thằng bù nhìn rơm, những con rối do người đời giật dây. Ngạo Thuyết thấy họ thật đáng thương, đáng tội nghiệp.
Song Ngạo Thuyết biết họ, những vị Tăng Bảo đó không nghĩ vậy bởi lẽ khi họ đến với đạo Phật là nhân duyên trọng trách “ý đảng, lòng dân”, họ gieo nhân khác nên quả họ hướng đến đâu từng là bồ đề, nhân sai biệt quả thành hư vọng. Họ đến với đạo Phật bằng dụng tâm khác nên tâm họ không trong sáng đúng theo tinh thần Phật đạo âu cũng là lẽ thường. Thế nên hẳn là họ đang choáng ngợp với thụ hưởng danh lợi theo về cùng với những đặc quyền, đặc lợi.
Tương tợ như vậy, Ngạo Thuyết không thừa nhận Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) cũng những tổ chức liên quan đến đạo Phật ở Việt Nam là thuộc về đạo Phật bởi lẽ Ngạo Thuyết tin rằng phần đa Tăng Bảo hoạt động ở các tổ chức Phật giáo đó ít nhiều đều hưởng lương nhà nước. Hưởng lương nhà nước vốn không có tội, hưởng lương nhà nước không phải là yếu tố quyết định đúng sai ở giới Tăng Bảo; Vấn đề phát sinh ở đây chính là tính khách quan, minh bạch trong công cuộc hoằng pháp đạo Phật đã không còn. Đạo Phật mà họ, những vị Tăng Bảo đó truyền thừa chỉ còn là một công cụ điều tiết, quản lý xã hội con người, tính giác ngộ giải giải thoát ở đạo Phật đã hoàn toàn vô nghĩa, mất hẳn tính khả dụng. Thậm chí, để tiện bề quản lý những vị Tăng Bảo này sẽ sẵn sàng gieo vào lòng tín đồ Phật tử sự mê tín dị đoan cũng như chính sách “ngu” tri kiến Phật. Đây là minh chứng cụ thể của nhân sai biệt, quả thành hư vọng.
Chính vì việc nhận diện vai trò, vị trí của Tăng Bảo ở GHPGVN đối với nước nhà nên Ngạo Thuyết không thừa nhận GHPGVN là đạo Phật, Ngạo Thuyết không kỳ vọng vào khả năng hoằng pháp đúng mực theo tinh thần chánh pháp đạo Phật ở GHPGVN cũng như ở các tổ chức liên quan đến đạo Phật.

Thưa thầy Thích Nhật Từ! Ngạo Thuyết được biết rằng thầy trước tu học theo Phật giáo Bắc Tông, về sau thầy theo về Phật giáo Nam Tông. Và từ đó ở những buổi pháp thoại thầy có xen vào tư tưởng bài xích Phật giáo Bắc Tông với lối lập luận kinh điển phát triển đại thừa Bắc Tông không phải là những bài pháp thoại do Phật Thích Ca thuyết giảng. Không chỉ vậy! Thầy còn tiến thêm một bước để “triệt phá” Phật giáo Bắc Tông bằng cách cho rằng kinh điển Bắc Tông là giáo lý Phật giáo bị Tàu lai (tức giáo lý của Trung Quốc ngụy tạo) nhằm thổi bùng lên tư tưởng “Bài Tàu” ở người đời cũng như người học Phật.
Và phải chăng đấy là việc thầy đang cố khắc dấu ấn đạo Phật mang thương hiệu Thích Nhật Từ?
Buổi pháp thoại lúc 19h 22’ ngày 21/3/2019, thầy Thích Nhật Từ đã có những trao đổi với phóng viên báo Lao Động TV về những vấn đề liên quan đến sự kiện chùa Ba Vàng, Ngạo Thuyết có nghe buổi pháp thoại đấy và nhận ra thầy vẫn dính mắc quá nhiều về những lỗi cũ rích thường thấy ở các bài pháp thoại của thầy. Một vài hạn chế đáng lưu tâm ở buổi pháp thoại đó, hạn chế thứ nhất là thầy Nhật Từ cho rằng hiện tượng vong nhập chỉ là một dạng bệnh về thần kinh, bệnh đa nhân cách; Hạn chế thứ hai là thầy quá quan trọng việc học Phật nhất thiết phải qua trường lớp chính quy, bài bản, phải đọc thật nhiều kinh sách Phật học; Hạn chế thứ ba là thầy có vẻ bức xúc thái quá về hiện tượng chùa Ba Vàng đến đáng ngờ,…
Về điểm hạn chế thứ ba, thầy thể hiện sự bức xúc thái quá đối với sai phạm của thầy Thích Trúc Thái Minh, rất nhiều câu chữ được thầy nhấn nhá để gần như là tuyên án tội trạng của thầy Thái Minh. Và đáng ngờ hơn khi thầy làm một việc mà theo Ngạo Thuyết là quá phận khi gần như là đưa ra khung hình phạt để tuyên xử thầy Thích Trúc Thái Minh theo đúng với luật pháp Việt Nam hiện hành. Việc làm này của thầy Ngạo Thuyết thấy không đúng, và rất không thỏa đáng. Việc làm sai trái của thầy Thích Trúc Thái Minh nếu lọt vào những khung hình phạt đó thì đó là việc làm của tòa án và pháp luật chứ không thể là cách thể hiện vung tay quá trán ở thầy Nhật Từ.
Và dường như thầy Nhật Từ đã chuẩn bị sẵn những tư liệu đầy đủ để tuyên án thầy Thái Minh ở buổi pháp thoại mà ban đầu thầy Nhật Từ khởi xướng là hỏi đáp tự do nhưng sau rốt là cuộc trao đổi giữa phóng viên báo Lao Động và sư Nhật Từ về vấn đề chùa Ba Vàng. Vô hình chung Ngạo Thuyết xét lại … cơ hồ như đây không phải là một buổi pháp thoại khách quan, mọi việc đã có sự sắp xếp, có kịch bản trước và việc còn lại chỉ là sự diễn xuất thể hiện ở mỗi người.
Về nhận định vong nhập thầy Nhật Từ khẳng định đấy chỉ là một dạng bệnh thần kinh đa nhân cách. Ở chỗ biết của Ngạo Thuyết thì Ngạo Thuyết khẳng định sự hiểu biết của thầy Nhật Từ về vong nhập hãy còn quá hẹp kém và hoàn toàn thiếu thực tế.
Có lẽ thầy Nhật Từ bị nhồi sọ và tự nhồi sọ kiến thức Phật học quá nhiều và lại mãi lo việc Phật sự nên không có thời gian suy nghiệm, tư duy lại, vì thế kiến thức Phật học ở thầy Nhật Từ cứ đá nhau, trước sau bất nhất.
Hiện tượng vong nhập thực tế là có thật, chứ không ảo – không là một dạng bệnh đa nhân cách như thầy Thích Nhật Từ lầm tưởng.
Và hiển nhiên khi có thật liền có giả. Cụ thể là việc vong nhập ở Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ ở chùa Ba Vàng phần đa là giả trá, là những vở diễn nhố nhăng, hý cuội…
Có một điều chắc thật là rất nhiều người đời cũng như kẻ học đạo đều biết ít nhiều về hiện tượng vong nhập xác phàm. Và để “trị” vong nhập, người thân sẽ đưa nạn nhân đến các thầy bùa nhờ “trục vong” hoặc đưa đến chùa nhờ sư thầy hóa giải. Các vị Tăng bảo có thể đưa nạn nhân lên chánh điện dùng câu kinh, lời kệ, chú thuật và niệm Phật để “trục vong”, với những vong cứng đầu thì lấy áo cà sa của vị Tăng Bảo chân tu với giới hạnh nghiêm thân khoác lên người nạn nhân hoặc đưa đầu nạn nhân vào đại hồng chuông, gióng chuông lên vong liền “chạy gấp” ra khỏi người nạn nhân. Đây là điều mà rất nhiều người biết đến. Việc giả trá hiển nhiên là có, song sự thật thì vẫn là sự thật.
Thầy Nhật Từ không tin việc vong nhập là có thật nhưng lại tin và tom góp, biên soạn một vài quyển sách nói về hiện tượng tái sinh ở người chết và khẳng định việc tái sinh là có thật, khoa học đã chứng thực. Điều này cho thấy ngã kiến của thầy Nhật Từ quá ư sâu nặng, kiến chấp trùng trùng.
Thêm nữa, nếu thầy Nhật Từ cho rằng không có việc vong nhập, điều này phải chăng là thầy nhìn nhận không có vong?
Trường hợp nếu thầy Nhật Từ cho rằng không có vong vậy thì sau mỗi thời pháp hoặc cụ thể hơn là ở cuối bài pháp thoại ngày 21/3/2019 thầy Nhật Từ khởi niệm hồi hướng, Ngạo Thuyết xin hỏi rằng việc hồi hướng đó, thầy Nhật Từ đang hồi hướng cho ai?
Trường hợp nếu thầy Nhật Từ cho rằng có vong vất vưỡng lang thang. Vậy Ngạo Thuyết hỏi thầy Nhật Từ rằng điều gì quyết định việc vong không nhập vào xác phàm, khi mà định tâm, định lực của nạn nhân quá yếu ớt, tán thần?

Về vấn đề thầy thể hiện điều tự phụ bình sinh sở học uyên nguyên, tri kiến Phật học hàm thụ ở bằng cấp tiến sĩ, điều này là rất dễ nhận thấy ở các buổi pháp thoại của thầy Nhật Từ.
Thầy Nhật Từ rất coi trọng việc học Phật nhất thiết phải qua trường lớp Phật học, phải được đào tạo bài bản, kinh sách đạo Phật phải tham cứu cho nhiều. Điều này không phải là vô ích, song xem kinh chuyển được kinh hay bị kinh chuyển mê mờ tri kiến Phật mới là vấn đề.
Học Phật là hàm thụ, chuyển hóa, buông bỏ bản ngã chứ không dừng lại ở nuôi lớn ngã chấp, ngã kiến ta biết, ta hiểu. Nay thầy Nhật Từ luôn thấy sở tri Phật học uyên nguyên, đấy chẳng phải là bị kinh chuyển đến điên đảo hay sao? Mong rằng thầy Nhật Từ sẽ sớm biết đến những lời cảnh tỉnh của Ngạo Thuyết mà tỉnh ngộ. Thầy Nhật Từ nên nhớ cho trung ngôn, nghịch nhĩ.
Lục tổ Huệ Năng khi xưa chỉ là gã đốn củi, quê mùa, ít học. Về sau, chỉ vì thâm đạt một câu Phàm Sở Hữu Tướng Giai Thị Hư Vọng mà liền thành thầy Tổ. Do vậy, Thường Bất Khinh Bồ Tát chẳng dám khinh người chưa học.
Ngạo Thuyết đến với đạo Phật không quá 6 tháng, và cũng không có duyên tham cứu nhiều kinh sách Phật học như thầy Nhật Từ, song Ngạo Thuyết có một điều mà thầy Nhật Từ cũng như chư Tăng Bảo hiện nay không có, cái Ngạo Thuyết đang có là một vầng trăng chánh pháp sáng viên dung.
Thưa thầy Nhật Từ! Thầy luôn tự hào rằng thầy là một vị giảng sư lâu năm, nhiều kinh nghiệm, nhiều học trò là những vị Tăng Bảo danh tiếng đương thời. Song thầy có từng nghĩ đến những vị học trò đó có thật sư kính nể, tôn trọng thầy hay không, hay chỉ là xem thầy trên tinh thần lục hòa tôn giáo.
Ngạo Thuyết tin rằng với ngã kiến lẫy lừng được thể hiện ở các bài thoại của thầy Nhật Từ sẽ khiến các vị Tăng Bảo khác không phục, không nể trọng vị Tăng Bảo tiến sĩ Phật học, vậy thì tấm bằng tiến sĩ Phật học cũng chỉ là tờ giấy không gói nổi ngọn lửa chánh pháp, chánh kiến, chánh tư duy.
Ngạo Thuyết xin hỏi một vài câu hỏi về nhân quả luân hồi mà giới Tăng Bảo thường giảng giải, chỉ bày, khuyên người học Phật tin nhận, thọ trì. Câu hỏi rằng thầy Nhật Từ có thật sự rõ biết về luật nhân quả không? Sát sinh đền mạng phải hiểu như thế nào cho đúng? Lẽ nào giết một con gà đền một mạng gà? Nếu thật thế thì sẽ mãi mãi không có chúng sinh giải thoát hoàn toàn khỏi Tam giới mất.
Tương truyền, khi xưa thầy Thích Thanh Từ vì không trả lời được một câu vấn đạo của Phật tử đã phải bế quan, ẩn tu một khoảng thời gian cho sáng đạo. Nay thầy Thích Nhật Từ sẽ phải hành xử thế nào?

Ngạo Thuyết biết giới Tăng Bảo ngày nay chịu rất nhiều áp lực, nhất là với những vị Tăng Bảo danh tiếng. Và thầy Thích Nhật Từ lại là người thể hiện rất năng nổ trong việc hoằng pháp, thế nên Phật tử luôn kỳ vọng thầy Nhật Từ sẽ giải thích rốt ráo những Sự Lạ, Hiện Tượng Lạ ở chốn Phật môn, chính vì lẽ đó, nếu không tỉnh táo, sáng suốt thì thầy Nhật Từ sẽ bị cuốn vào vòng xoáy thị phi điên đảo.
Vấn đề đặt ra là vậy làm cách nào để giới Tăng Bảo hữu danh không bị cuốn vào vòng thị phi điên đảo? Đứng ngoài cuộc ư? Không được! Vai trò của Tăng Bảo hoằng pháp không thể cô phụ lòng kỳ vọng, tin yêu của tín đồ Phật tử cũng như việc tránh né báo đền Phật ân.
Vậy phải làm sao trong những vòng xoáy thị phi chốn Phật môn?
Tăng Bảo hãy cởi trên sóng thj phi điên đảo mà dấn thân bằng vào tuệ tri khách quan, sáng suốt, tránh rơi vào ngã kiến là điều cần thiết. Trân trọng!

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Trong bài 1 - Ý KIẾN - Niết bàn, Tây phương cực lạc

Trong bài 1 - Ý KIẾN - Niết bàn, Tây phương cực lạc có Bạn hỏi nguồn bài viết nên......xin trả lời...
79 tuổi đời chẳng gì vui
Nên viết " đại đại " cho tui đỡ buồn
Làm sao nhớ hết cội nguồn
Nhớ thì...thêm khổ....viết "tuông " cho lành
Bạn vui.....nhặt sớm....còn xanh
Chốc nữa ...nó héo...nó tanh nhất đời
Viết là....viết vậy để chơi
Xin Bạn lượng thứ....tôi mời trà nha...

VẤN ĐỀ ; ĐỘNG LỰC NÀO ĐƯA THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA TÌM GIẢI THOÁT KHỔ.................. Bài 6 : YẾU CHỈ CỦA ĐỨC PHẬT.

VẤN ĐỀ ; ĐỘNG LỰC NÀO ĐƯA THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA TÌM GIẢI THOÁT KHỔ..................
Bài 6 : YẾU CHỈ CỦA ĐỨC PHẬT.
Trong suốt quá trình truy tìm giải thoát Khổ của Thái Tử Tất Đạt Đa - về hiện tượng, về ý thức chúng ta thấy rằng ĐỘNG LỰC CHÍNH chính là Ở NGÀI, ngay những nỗi ưu tư, bức xúc của chính bản thân Ngài - cho dù chúng ta có tôn trọng Ngài, có muốn đề cao, tôn vinh Ngài đến đâu đi nữa - thì cũng phải nhận ra ĐÓ LÀ ĐỘNG LỰC CHÍNH. 
Và ở đây cho chúng ta nhận định thêm " động lực này " rất mạnh mẻ; mạnh mẻ đến độ không có con người nào có thể có được như Ngài. Chúng ta, con người có một trong nhiều lý do kính phục Ngài - trong Kinh sách, giảng luận thường nói Ngài là một con người đặc biệt hơn mọi người có lẽ là thế.
Thấy được động lực chúng ta mới có thể nhận ra " điều Ngài tìm " - YẾU CHỈ CỦA ĐỨC PHẬT. Trong quá trình tìm Ngài không để ý đến những " trạng thái tâm thức " - những cảnh Thiền - hay " Thiền giới " mà Ngài đạt được, rồi lại mạnh dạn, không luyến tiếc lìa bỏ kết quả. Điều này chỉ ra NHỮNG CẢNH GIỚI THIỀN đó " không đưa đến " cái Ngài cần tìm " - GIẢI THOÁT RỐT RÁO KHỔ. Vậy cảnh giới Thiền chỉ là " trạng thái TỈNH LẶNG, AN BÌNH hay gì gì........ " của tâm thức chứ không GIẢI THOÁT RỐT RÁO KHỔ 
Với Sư phụ thứ nhất - Đạo sĩ Alãrãma Kãlãma
-- Này Đạo hữu Kãlãma giáo lý mà chính Đạo hữu đã chứng ngộ bằng trí tuệ trực giác sâu rộng như thế nào ?
-- Ta đạt đến cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ Thiền ( ãkincannyatana )., tầng Thiền Vô sắc ( Arùpa Jhàna ), cảnh giới có quan niệm về Hư Không rất cao.
Và sau đó không bao lâu chính Đạo sĩ Gotama cũng chứng ngộ và thành đạt trạng thái ấy - trí tuệ và trực giác nhưng Đạo sĩ Gotama biết mình chưa thấu triệt chân lý tối thượng giải thoát khổ nên có một cuộc chia tay đầy lưu luyến của Sư phụ Ngài khi yêu cầu Ngài ở lại nối pháp.
Với Sư phụ thứ hai - Đạo sĩ Uddakha Rãmaputta, một Đạo sư trứ danh và một thời gian người đệ tử thông minh, quyết tâm cũng chứng đắc Đệ bát thiền Vô sắc, tức tầng cao nhất của thiền Vô sắc giới, cảnh giới Phi tưởng, Phi phi tưởng, tầng thiền cao nhất trong Tam giới, tâm trở nên vô cùng tinh vi tế nhị đến nổi không có thể nói là có tâm hay không.
Tuy nhiên Đạo sĩ Gotama cảm thấy rằng đó cũng chưa phải là mục tiêu cứu cánh; cho dù Ngài hoàn toàn làm chủ tâm mình nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn còn ở mãi xa với Ngài !.
Không thỏa mãn với phương pháp tu tập của Sư phụ Uddakha Rãmaputta, Thái Tử Tất Đạt Đa lại ra đi......
" Cái mà " Thái Tử Tất Đạt Đa xem là mục đích không phải là trạng thái tâm thức nào đó của con người mà là " giải thoát rốt ráo khổ " - đó mới là cứu cánh. Và một đêm ......Ngài PHÁT HIỆN " RỐT RÁO KHÔNG CÒN Ô NHIỄM " ( một số kinh sách gọi là triệt tiêu có lẽ không chính xác lắm ), KHÔNG CÒN TIẾN TRÌNH THAM ÁI thì chứng ngộ thực tướng vạn pháp, thì hoàn toàn thoát khổ
Có phải chăng KHI VÀ CHỈ KHI KIẾN DIỆN KHỔ thì MỚI giải thoát khổ ?. Và có phải chăng YẾU CHỈ DUY NHẤT hay CHÂN LÝ DUY NHẤT mà Đức Phật lưu lại cho con người là đây ?.
Một cách đơn giản, Bạn có thể học mọi cách, mọi tiến trình, mọi kinh nghiệm để đạt được tình THƯƠNG CON nhưng Bạn vẫn chưa BIẾT THƯƠNG CON - chỉ KHI và CHỈ KHI Bạn ĐỐI DIỆN với con Bạn - nghĩa là Bạn làm Cha / Mẹ thì Bạn BIẾT THƯƠNG CON và chỉ như thế, và không có gì là cao siêu, không có gì là huyền nhiệm bởi Bạn THÂN CHỨNG nó được rồi và tất cả các pháp - các cách ứng xử Bạn sẽ VÓ NGAY TƯƠNG ỨNG với TÌNH THƯƠNG ấy.
Có lẽ thế......
Con đường giải thoát khổ NÓI CHUNG nhưng " mỗi cái khổ " thì không của ai giống ai, của Thái Tử Tất Đạt Đa là của riêng Ngài. " Cái khổ " của Bạn là của riêng Bạn và con đường giải thoát khổ của tôi là của riêng tôi DUY CHỈ MỘT ĐIỀU giống nhau KHÔNG THỂ KHÁC là PHẢI BIẾT " CÁI KHỔ " nghĩa là phải KIẾN DIỆN NHƯ LAI....nói cách khác KHÔNG THỂ TRÁNH NÉ CÁI KHỔ MÀ PHẢI TRỰC DIỆN VỚI NÓ...NGHĨA LÀ phải chấp nhận " SỰ HIỆN HỮU " CỦA NÓ nơi con người - như chấp nhận cơn bịnh - rồi mới biết LÀ DO ĐÂU MÀ CÓ 
"" KHỔ DO VÔ MINH "" - Khổ sanh ra do " sự nhận biết SAI LẦM của con người sanh ra..
Đó là Chân lý mà Vị Thái Tử đã hy sinh cả cuộc đời của mình mới tìm ra. 
Và trong Thế giới con người ĐANG SỐNG thì con người có hàng ngàn....ngàn.. " cái khổ " khác nhau như con người có hàng ngàn...ngàn....." cái bịnh " thế nên lúc sinh tiền, Ngài đi thuyết pháp ĐỘ CHÚNG tuỳ theo tương duyên và cũng nhắc gửi lại cho con người :
-- "" Những điều Ta nói đây chỉ là lá trong nắm tay, còn những điều ta biết như lá trong rừng " - những cách giải khổ Ta đã bày giải đây chỉ như là nắm lá trong tay còn RẤT NHIỀU CÁCH GIẢI KHỔ KHÁC như lá trong rừng.
-- "" Mọi thế pháp đều Hư dối, cho dù pháp đó Như Lai vừa mới ban truyền mà bất cứ người nào lập lại "". Một pháp Phật ( cách giải khổ ) Như lai vừa bày giải CHO AI mà đem áp dụng cho " cái khổ khác " CHẮC CHẮN là KHÔNG ĐÚNG...
Một thang thuốc là thần dược đối với một bịnh nhưng chắc chắn KHÔNG THỂ LÀ THẦN DƯỢC cho một bịnh nhân khác.
TUỲ...TUỲ.....các Bạn .

Lý Giải Hiện Trạng Các Lão Thiền Sư Bị Đột Quỵ… (P.2)

Lý Giải Hiện Trạng Các Lão Thiền Sư Bị Đột Quỵ… (P.2)

Câu hỏi đúng ra người hành thiền thì bộ não phải lành mạnh chứ của Kim Khanh Rosenfeld rất chuẩn và cần thiết đối với người học Phật ngày nay.
Đúng vậy ! Bộ não của thiền nhân thật sự sẽ rất vững vàng, lành mạnh. Và Ngạo Thuyết cũng nhắc lại là bộ não hành nhân sẽ vững vàng, lành mạnh khi hành pháp thiền đúng nguyên mẫu Phật pháp, hành thiền theo lối vô tâm, vô cầu – cốt giữ tâm an, thần nhàn, khí định, trước mắt là đích đến thản nhiên trước cuộc thịnh suy, được mất, tử sinh. Đó là lối hành thiền đúng tông phong Phật đạo, Tiên gia nguyên thủy.
Còn những pháp hành thiền của ngoại đạo hoặc đạo Phật lai căng dị giáo với việc thu nạp năng lượng, điều khí sinh thần, tụ khí đan điền, khai mở luân xa, đánh thức hỏa xà, cầu đắc thiên nhãn, đắc thần thông, tăng tiến tầng bậc tâm linh, lạm dụng thiền duyệt vi thực, lạm dụng định sinh hỷ lạc,… mà chánh định không vững, thiếu chánh kiến Phật môn … thì hành nhân sẽ dễ rơi vào ma đạo, loạn tưởng nhập tâm,…
Một khi hành nhân hành thiền sai chánh pháp mà không kịp thức tỉnh hồi đầu, chi trì pháp xả tâm, xả trược thì sớm muộn gì cũng dẫn đến bệnh hoang tưởng ra thứ dở người. Đến lúc ấy, đâu thể nói việc hành thiền đem lại não bộ vững vàng, lành mạnh nữa.

Nhân việc viết bài này, Ngạo Thuyết chợt nhận ra rằng việc hành thiền của hành nhân ngày nay dễ phát sinh dị khí câu lưu nơi nội thể, điều này dễ thường khiến hành nhân mới bước đầu tập hành thiền kinh hoảng, hoang mang. Kim Khanh RosenfeldVô Vi là hai trường hợp điển hình của việc phát sinh dị khí khi hành thiền,… Do đó, Ngạo Thuyết sẽ viết một bài viết ngắn về hiện tượng này, cách điều phục, hóa giải và hành xả tùy thời.
Câu hỏi “Tại sao một Thiền Sư như Thích Nhất Hạnh cuối đời lại thế?”. Tương tự như vậy! Câu hỏi “Tại sao Thiền sư Thanh Từ cuối đời cũng lại như thế?”,… những câu hỏi chứa đựng sự hoài nghi chỉ dừng lại ở việc chứng ngộ của hai vị Danh sư Thiền Tông hay “xét nét” đến pháp hành của Thiền Tỉnh Thức thuộc Dòng Tu Tiếp Hiện và pháp Thiền Hằng Thấy, Hằng Biết thuộc Thiền Phái Trúc Lâm có thực sự mang lại điều rốt ráo giải thoát hay không? Những câu hỏi trên nếu không tìm ra được lời đáp chuẩn mực thì người học Phật còn đó tâm nghi sẽ bất an bởi còn biết tin vào ai, tin vào giáo lý hệ phái nào khi những Danh Sư Đương Thế - Những vị Bồ tát sống còn không thể làm chủ chính mình trong cuộc tử sinh.
Các hệ phái đạo Phật khác vì cả nghĩ pháp hành bổn môn có sự rốt ráo hơn, do Ngã kiến, do tư tâm hiềm khích lâu xa, việc tranh đoạt uy vọng, danh tiếng, tín đồ… sẽ có những vị Tông chủ cùng giáo đồ cực đoan, quá khích ra sức kích bác pháp môn Thiền Tông Bắc Truyền không mang lại sự giác ngộ giải thoát cho người học Phật.
Đã có những người học Phật làm điều đó, họ là Tông đồ của hệ phái nguyên thủy (Theravada), Nam Tông, Tịnh Độ Tông,… và cơ hồ như môn đồ của dòng tu nguyên thủy (dòng tu không được thừa nhận đạo Phật nguyên thủy chính thống) của thầy Thích Thông Lạc đã khơi ngòi cho sự xác quyết hai Danh Sư Thiền Tông chưa chứng ngộ, họ đã tái khẳng định điều mà họ không thật rõ biết bằng lời nói chỉ có sư Thích Thông Lạc là người duy nhất đắc quả vị A la hán trong số các Danh Tăng đương thời. Những người học Phật nửa vời, những con sâu làm rầu nồi canh cũng góp phần rất lớn trong việc làm nhiễu loạn tín tâm của đại chúng học Phật.
Không dừng lại đó. Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ truyền thông, “cảnh nồi da, xáo thịt” giữa các hệ phái Phật môn sẽ vượt khỏi ranh giới đạo Phật. Ngoại đạo sẽ đón nhận những thông tin và công kích, dèm pha, đả phá rằng Đạo Phật, một lũ hề - Điều này thật sự đã xảy ra. Tăng Bảo chứng ngộ gì với bệnh tật triền miên. Niềm tự tôn đạo giáo nào cũng có, việc giành giật tín đồ, triệt hạ uy tín tôn giáo đối phương là việc làm trải dài theo lịch sử loài người. Những vị Giáo chủ, Tông chủ cùng đồ chúng… kém khuyết đức hạnh, đạo tâm, thiếu lòng tự trọng, thừa tính hẹp hòi, đố kỵ xưa nay ở các tôn giáo không từng thiếu.
Do đó, nếu người học Phật không kịp thời chấn hưng lại sự lành mạnh chốn Phật môn, sự sáng rõ của viên ngọc quý ẩn tàng nơi đạo Phật thì tin rằng mai này đạo Phật sẽ hỗn độn, nhiễu nhương. Khi ấy, đạo Phật so với ngoại đạo liệu có còn chi khác hay cũng chìm trong danh lợi mong cầu và khắc khoải những niềm đau.

Câu hỏi “Tại sao những Thiền Sư như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ cuối đời lại thế?” quả thật rất cần những người học Phật chân chính đặt ra, để nhận biết sâu sắc hơn về pháp hành, về việc chứng ngộ. Từ đó, những câu hỏi sáng tỏ hơn lại được người học Phật chánh tư duy đặt ra:
- Có không sự chứng ngộ vi diệu ở đạo Phật, có không những tầng bậc chứng ngộ nơi người học Phật? Đạo Phật có thật là đạo giác ngộ giải thoát hoàn toàn giúp chúng sinh vô minh vượt thoát sinh tử luân hồi? Hay giáo lý Phật môn chỉ dừng lại là ở những bài giảng thuyết giúp người học Phật thoát ra những khổ não đời thường? Chỉ thế thôi! Hay đạo Phật chỉ là chiếc bánh vẽ dụ trẻ con khi chúng còn mê ngủ?... Ôi! Rất, rất nhiều câu hỏi về Phật pháp mà người học Phật đúng mực với tri thức đương thời cần phải đặt ra.
- Và … nếu đạo Phật chỉ là chiếc bánh vẽ chẳng giúp no lòng khi đói thì người học Phật chân chính gìn giữ mà chi những nét vẽ đã hoen màu.
Trả lời câu hỏi tại sao các vị Thiền sư uy thế trấn môn như Tăng Bảo Nhất Hạnh, Thanh Từ ở cuối đời người thì tai biến đến xuất huyết não, người thì đột quỵ - Và phải chăng hai vị Danh sư Thiền Tông chưa chứng ngộ về đạo pháp?
Ngạo Thuyết khẳng định rằng cả hai vị Danh sư ấy đều không chứng ngộ một quả vị nào trong Tứ Quả Sa Môn tức Tứ Thánh Quả - A la hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn.
Và … với vị thế là người khai Tông, lập giáo mà hai vị Danh sư Thiền Tông đương thế còn không chứng ngộ ở tầng mức Nhập Lưu, Dự Lưu thì tin rằng giới Tăng Bảo Việt Nam học Phật tìm sự giác ngộ trên sách vở theo lối một tri, một giải ngày nay hiện không có lấy một người tỏ ngộ.
Không chỉ vậy! Ngạo Thuyết đã kiên nhẫn dõi mắt nhìn ra thế giới, 10 năm rồi cho việc tìm kiếm không hề ngăn ngại ở Nam Tông, Bắc Tông, Thiền – Tịnh – Mật, nhưng cuối cùng Ngạo Thuyết có thể khẳng định rằng “Đã khá lâu rồi không xuất thế một Chân Sư – Tăng Bảo Chứng Ngộ Pháp Vô Sanh” tùy nghi hộ pháp.
Tại sao lại như vậy?
Bởi lẽ đạo đời đã khiến Tăng Bảo bị nhốt vào biên kiến nẻo đạo từ lâu. Do duyên ấy cùng niềm tự tôn Phật pháp là đệ nhất chân nghĩa đế, đạo Phật là Number One,… Giới Tăng Bảo, người học Phật hết thế hệ này sang thế hệ khác truyền cho nhau những tri kiến lạc lầm. Những Chấp Thủ Sở Tri chồng lấp ngày càng thêm nhiều, giới Tăng Bảo vô hình chung đã đánh mất trung đạo, mặc dù ngày nay rất nhiều bài pháp thoại của các sư thầy vẫn thường nói đến lý trung đạo viên dung. Song giới hạn đạo đời đã phần nào khiến giới Tăng sinh kẹt lại ở lưới nhị nguyên; Lý thì như thị, sự thì nghi kỵ.
Thêm vào đó, ngày nay sự học Phật của chư Tăng bị quy hoạch thành trường lớp, những pho kinh sách lấp đầy vào não bộ, càng thêm dày nỗi vô minh.
Vì sao?
Vì việc học hành, thi cử để ra làm cử nhân, tiến sĩ Phật học đã tạo nên những mảng tri kiến lập tri ở Tăng sĩ xuất gia. Người sáng mắt dạy rằng tri kiến lập tri liền thì vô minh bổn. Do đó, khi tri thức Tăng Bảo nâng cao cùng với việc chăm học hơn hành trì, nghe sinh hiểu, ngỡ rằng biết liền thành sở tri chướng đóng bít cửa ngộ, lối vào Không môn của học nhân.
Chế định Tăng Bảo là thầy của Trời - Người, cùng với việc tích lũy nhiều kiến thức Phật học giới Tăng Bảo cả tin ngỡ rằng trí tuệ hơn người, từ đó sinh khởi tâm kiêu mạn, phóng dật và cứ thế chìm sâu vào sự tăm tối, mê mờ.
Theo quy chế trường chuyên Phật học cũng phải quán triệt đường lối Đảng Cộng Sản và lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Việc ăn cây nào, rào cây ấy – Tăng Bảo 3 Thời Ngày Nay Quy Y Ngoại Đạo Tự Bao Giờ. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến giới Tăng Bảo không thể “bùng nổ” tuệ tri.
Tăng Bảo, Tăng sinh ngày nay dễ thường rơi vào lỗi năng thuyết, bất năng hành. Vả lại đãi ngộ Tăng Bảo lại đang gặp thời hưng thịnh, điều kiện sống, sinh hoạt của giới Tăng Bảo ngày nay quá ư thừa mứa, Phiền não tức Bồ đề tự lúc nào cũng chỉ còn là những con chữ trên những tờ giấy chép kinh.
Đời sống Tăng sinh quá an toàn nên cái khổ, việc trực nhận chứng ngộ khổ giới Tăng Bảo ít khi được nếm trải; Đây là cánh cửa “đột phá” Phật môn và cánh cửa đó đã khép lại đối với giới Tăng Bảo đương thời.

Đó là hiện trạng của giới Tăng Bảo, Tăng sinh xuất gia ngày nay. Việc tỏ ngộ với họ giờ đã càng khó hơn việc “dắt lạc đà chui qua lỗ kim”.

Một số Tăng sinh Thiền môn theo lối chen ngang, cụ thể là thành phần chán đời giữa chừng, nương náu vào chốn tòng lâm những mong thoát khổ, cùng thêm một chút vọng cầu chứng ngộ khai tâm. Một số người học Phật theo lối chen ngang, khi khởi sơ phát tâm rất dũng mãnh nguyện thoát ly Tam giới nên rất miên mật hành trì. Chỉ đáng tiếc là danh sư chỉ dẫn thiếu khuyết, đồng môn thì giải đãi hành trì… Thế là sơ phát tâm bất thoái chuyển ban đầu dần lung lay, cái biết vô minh bổn rồi thì cũng nhập tâm, sự an toàn nơi chốn Tòng Lâm,… tất cả từng bước, từng bước hủy diệt tánh giác nơi người Tăng sinh lỗi nhịp nẻo đường đời. Tiếc thay! Một hạt mầm xanh đã gục chết trên mảnh đất màu mỡ.
Lại một câu hỏi đặt ra “Nếu quả thật hai vị Danh Tăng Thanh Từ - Nhất Hạnh chưa chứng ngộ thì tại sao họ đủ sức khai tông, lập giáo, chế định được những nét rất riêng cho bản sắc Tông môn?”.
Vấn đề này thuộc về duyên hội tụ, gặp thời thì cá chép vượt long môn. Phước báu chư Tăng ngày nay bị diễn giải sai, do đó người học Phật đắm mê phước báu cũng như mong mỏi tuệ tâm sẽ sẵn sàng chắp cánh cho người xuất gia có tâm đức, đạo hạnh. Sau lưng các vị Tăng Bảo luôn có những người rất sẵn sàng cúng dường tài vật, đất đai, sức người,… Hội đủ duyên nên Tăng Bảo Thanh Từ - Nhất Hạnh lập đạo tràng, xây hệ thống Thiền viện khang trang; Hiện tướng chùa to, Phật lớn chưa bao giờ là thước đo cho sự chứng ngộ.
Chẳng phải ngày nay chùa chiền, Tự viện được người đời dựng lên rất lộng lẫy, nguy nga. Và có không ít vị sư trụ trì những ngôi chùa xa hoa, hùng vỹ ấy chỉ là những con bù nhìn rơm, những Tăng Bảo bị mù tri kiến Phật.

Lẽ nào hai vị Danh sư trên không tỏ ngộ chút ít gì?
Hai vị Tăng Bảo Thanh Từ - Nhất Hạnh thuộc thế hệ trước nên họ ít nhiều nếm trải những khổ não, mất mát của thời chiến tranh binh lửa, họ lại là thành phần trí thức cấp tiến nên cũng có vốn tư lương vào đạo không hẹp chút nào. Các bản dịch kinh thời điểm đó dù không có nhiều nhưng giáo nghĩa mộc mạc, ít xen tạp phần diễn ý của dịch giả, thế nên các Tăng sinh ít bị nhiễu loạn thông tin, và họ phải đốt đuốc huệ để dò ngữ nghĩa nơi kinh Phật; Chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, đạo tâm theo đó thêm dày dặn.
Thêm nữa, nền giáo dục thời đó rèn dạy con người nhân cách, đạo đức, nghĩa nhân… Những điều kiện cần xây dựng nên nền móng đức độ, giới hạnh của chư Tăng Ni. Đất nước khó khăn nên việc xuất gia học Phật ở giới Tăng sinh bị kiểm duyệt gắt gao, chỉ có những người bền chí mới có thể theo đuổi việc học Phật. Vào chùa, Tăng sinh phải vừa lao động, vừa hành trì tu học, miếng ăn đôi khi phải chạy từng bữa nên hun đúc thêm chí nguyện xuất Tam giới gia,…
Song do kinh sách Phật học ít, lại thiên về Tịnh Độ Tông, việc học Phật chỉ mong cầu tha lực, Ơn Trên gia hộ đã là tri kiến trói người học Phật thuở ấy. Do đó, Tăng sinh Thanh Từ được đào luyện để có thể thành người dịch giải kinh sách đạo Phật, vô hình chung đặt để thầy Thanh Từ trở thành nhà nghiên cứu, học giả Phật học; Thầy Nhất Hạnh là Tăng sinh của Dòng Thiền Lâm Tế, làm việc cho người Pháp, đây là thế mạnh của thầy Nhất Hạnh bởi thêm một ngoại ngữ là bầu trời chừng như rộng ra thêm, thầy Thích Nhất Hạnh nhờ đó mà tham khảo được nhiều kinh sách Thiền Tông.
Về sau, thầy Nhất Hạnh theo người Pháp rời Việt Nam tiếp tục con đường xuất gia ly hương, lòng đau đáu một nỗi niềm nước mất, nhà tan.
Bước trên những khổ đau, con người ta dễ trưởng thành hơn, kiến thức Phật học về Thiền Tông, sự mới mẻ của đạo Phật trên đất nước Pháp, Tăng Bảo Thích Nhất Hạnh khai lập Dòng Tu Tiếp Hiện với Chánh Niệm, với Tỉnh Thức. Dấu ấn của dòng Thiền mà sư Nhất Hạnh xác lập là sự thanh thoát, nhẹ nhàng toát lên ở phong thái các vị Thiền sinh, đây là một nét rất riêng của thiền sinh Dòng Tu Tiếp Hiện.
Tăng Bảo Thanh Từ thì bận rộn nhiều với Phật sự đa đoan trong nước, những cuộc thuyết giảng ở nhiều nơi khiến pháp hành có thiên hướng Tịnh Độ Tông của sư Thanh Từ lỗi nhịp. Và tương truyền rằng do một Phật tử tín thành hỏi sư Thanh Từ về một vấn đề đạo pháp mà sư Thanh Từ không thể trả lời, trực nhận sự kém khuyết tri kiến Phật, sau chuyến làm Phật sự ấy, sư Thanh Từ xin phép Hòa Thượng Bổn Sư được dừng lại những việc Phật sự còn dở dang, về núi ẩn tu những mong sáng đạo. Hẳn đây là thời gian sư Thanh Từ dành cho việc tham cứu Thiền Tông của Dòng Thiền Trúc Lâm cùng việc hành trì thiền định.
Ít lâu sau, sư Thanh Từ xuất quan và vung tay phất mạnh lá cờ Thiền Tông, Thiền Tông Việt Nam dựa trên nền móng Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử được chính thức xác lập.

Nếu nói thầy Nhất Hạnh, thầy Thanh Từ không chút tỏ ngộ nào thì cũng không thật đúng. Thật ra thông qua việc hành thiền cả hai vị Danh sư ít nhiều đạt được định tâm, và khi đó những câu từ Phật học trước chưa rõ, giờ trở nên dễ hiểu, có những tỏ ngộ - những đột phá tri kiến Phật học khiến hai vị hành nhân Thiền Tông ngỡ rằng đã thông đạt Phật môn, việc thoát ra được khỏi cái kén Tịnh Độ Tông (Bắc thuộc), hai vị danh sư hân hoan đón nhận sự hiểu biết mới mẻ và niềm hỷ lạc tràn đầy của thiền định, hai vị Danh sư nghĩ rằng đã đến lúc báo đền Ơn Phật – Tổ gia trì, xác quyết việc ra sức chỉnh đốn những hiểu biết sai lạc của Đạo Phật, ở pháp môn Tịnh Độ Tông, đây là chỗ cài then đòi hỏi pháp môn Thiền Tông phải tái xuất.
Đáng tiếc là chút tỏ ngộ của hai vị Danh sư chỉ dừng lại ở ngoài da của đạo Phật! Sự tỏ ngộ đó không chạm đến quả vị Bất Thối Chuyển, thế nên trước sau thầy Nhất Hạnh, Thầy Thanh Từ cũng chỉ là người học Phật hành bồ tát đạo ở vai trò Tăng Bảo xuất gia.
Việc nhập thế ở vai trò khai Tông, lập Giáo, hai vị Danh sư nghiễm nhiên trở thành Tông chủ bản môn. Thiền Tông vụt sáng lên giữa bầu trời đêm Tịnh Độ Tông tịch mịch, lê thê, nhàm chán. Thế nên việc Phật sự bộn bề đã chướng ngại rất nhiều đến việc hành trì, tu tập của hai vị học nhân Thiền Tông, chút tỏ ngộ mênh mang giờ khi mờ, khi tỏ, hai vị Danh sư dần trở thành hai học giả chốn Tòng Lâm, việc dịch thuật, diễn giải kinh sách Thiền Tông dần trở thành tri kiến lập tri ở hai vị Danh sư đương thế - Ta chứng ngộ rồi, mắt huệ khép từ đây. Xưa nay Tri kiến lập tri huyễn hoặc biết bao người học Phật.
Khi tuổi tác càng cao, lại do thiếu khuyết việc rèn luyện định tâm, con người ta dễ thường rơi vào tình trạng tâm chùn, chí cạn,… Cứ thế danh lợi vô tình âm thầm gây họa hoại đến các vị danh sư, bận rộn việc Phật sự miên man hai vị Thiền sư quên mất công phu thực học, quên mất cả việc cần lắm sự hành trì. Tâm chí dần mỏi mòn, hai vị Thiền sư khắc khoải vọng cầu rằng công đức làm Phật sự của bản thân vô lượng như thế hẳn là Ơn Trên, Chư Phật sẽ gia hộ đến suốt đời. Đây là tri kiến của những ngày xưa ấy quay về, khi mà việc học Phật theo lối Tịnh Độ Tông (Bắc thuộc) chèn lấp tâm trí của hai Tăng sinh thời trai trẻ.
Song có một điều rất thật là Phật xưa nay không từng ban phước, giáng họa cho ai bao giờ.
Thời gian cứ thắm thoát thoi đưa, do không ý thức được thời điểm dừng lại, việc Bế Quan – Tạ Khách - Ẩn Tu nên hai vị Danh sư phần nào đã hủy hoại biết bao công sức, tâm lực của chính mình và ảnh hưởng rất lớn đến pháp môn Thiền Tông.
Và sau cùng, một ngày nào đó hay hiện tại, ngay bây giờ, ở đây đang có hai chúng sinh vẫn tiếp tục lại cuộc hành trình thoát khỏi Tam giới còn đó sự dở dang với rất nhiều lao nhọc.

Nói như thế, phải chăng người chứng ngộ sẽ không bao giờ bị những bệnh về não, về hệ thần kinh và luôn tự chủ việc sinh tử?
Ồ! Không. Ngạo Thuyết không từng nói thế.
Bạn có biết không?
Vị Phật Thích Ca, ngày xưa đi đường, trời mưa rơi ướt áo.
Nắng vẫn rám làn da trên những lối đi về
Thế nên, bạn hãy tin rằng Phật – Người Chứng Ngộ
Vẫn đói no ấm lạnh,
Vẫn cười khi vui và trầm lặng mỗi khi buồn.
Đừng nghĩ rằng Phật chẳng chút xuyến xao
Khi vua Tịnh Phạn dứt ngừng… hơi thở cuối.

Thế nên, đừng nghĩ người chứng ngộ sẽ tử thủ vô tâm, bởi lẽ họ vẫn sống cuộc đời rất thật. Song những vui buồn, được mất tựa nơi trung đạo mà họ hằng sống sẽ không bao giờ vượt mức đến nghiệt ngã, thê lương.
Do đó,
Gió vô thường vẫn thổi muôn phương
Một dịp bước sang đường xe tông, người ngã
Hay một hôm, có cơn gió nào rất lạ
Tuổi già rồi người gục xuống hanh hao
Câu hỏi rằng: Người hỡi! Có đớn đau?

Nén dư lệ, người mỉm cười rất khẽ
Con người mà, nào phải quái nhân đâu.

Có một sự thật là người chứng ngộ dẫu có hiện tướng thế nào vẫn rạch ròi chánh định, do đó, ở quãng đời còn lại, họ sẽ không quên việc hành trì thiền định, việc làm ngõ hầu đảm bảo rằng tùy thời họ có ít nhiều sự tự chủ trong việc xả bỏ báo thân. Do đó, dẫu vô thường bất ngờ ập đến, thân người chứng ngộ hiện tướng bệnh, tâm người ấy vẫn thênh thang. Điều này có thể xác nhận lại thông qua cuộc đời thường nhật của họ. Tuy nhiên, bạn dòm ngó mà chi, sao không tự gột rửa ở nơi mình.
Và chỉ có những người chứng ngộ hành trì thành tựu pháp hành Diệt Tận Định của hạng nhị thừa mới thật sự có đủ khả năng thực hiện việc thị tịch một cách rốt ráo tự chủ.

Lý Giải Hiện Trạng Các Lão Thiền Sư Bị Đột Quỵ… (P.1)

Lý Giải Hiện Trạng Các Lão Thiền Sư Bị Đột Quỵ… (P.1)
Ở bài viết có linkhttps://www.facebook.com/groups/1584059648562689/permalink/2032785350356781/, thành viên Kim Khanh Rosenfeld có đặt câu hỏi:
- Tại sao một Thiền Sư như Thích Nhất Hạnh cuối đời lại thế? Đúng ra Thiền thì bộ não phải lành mạnh chứ?
Cảm ơn Kim Khanh Rosenfeld đã có câu hỏi phá nghi rất hay!
Để trọn vẹn nội dung bài viết Ngạo Thuyết sẽ kể Kim Khanh cùng các bạn một câu chuyện khá dài về nhân duyên của Ngạo Thuyết đối với các vị Tăng Bảo danh tiếng đương thời.
Như đã từng nói nhiều lần, cách đây gần 10 năm Ngạo Thuyết mới biết đến kinh sách nhà Phật. Thuở ấy Ngạo Thuyết khờ nhiều nên vào chùa làng định bụng sẽ xuất gia. Chùa làng – sư quê, sư xuất gia nửa đường do yêu cầu cấp bách phải giữ chùa nhà nên tri kiến Phật học của sư thầy hạn chế rất nhiều. Cũng may Ngạo Thuyết có quen một vị cư sĩ tại gia có khá nhiều kinh sách, đặc biệt là kinh sách Bắc Tông; Kinh điển Nam Tông vị cư sĩ này sau khi tham cứu qua có phần xem nhẹ, thế là Ngạo Thuyết mượn được 1, 2 quyển kinh thuộc bộ Trường A Hàm – Nam Tông, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Địa Tạng – Bắc Tông,…
Ngạo Thuyết xem kinh mà không có người chỉ dạy cũng có cái hay, cái dở của nó. Khi đó, Ngạo Thuyết rất sợ phạm thượng nên xem kinh cẩn thận không dám bỏ chữ, kinh sách nhà Phật luôn để trên cao, kính cẩn uy nghi. Tuy nhiên, mỗi khi xem kinh sách Nam Tông Ngạo Thuyết rất ngán sự lập lại 3 lần cho mỗi câu hỏi, câu đáp (Có thể xem đây là thủ pháp Tam Đoạn Trùng Tuyên của kinh điển Nam Tông). Ở chùa giai đoạn dòm ngó “chân cẳng”, Ngạo Thuyết ít nhiều có sự hạn chế về thời gian nên Ngạo Thuyết dần phát chán lối Tam Đoạn Trùng Tuyên và chuyển qua lối xem thoáng. Kinh điển Nam – Bắc Tông gì ít nhiều đều có những yếu tố siêu hình, Phật Thích Ca được khắc họa ra với rất nhiều quyền phép, thông thiên, triệt địa, biết cả 3 thời. Thật vi diệu!
Sau đấy, Ngạo Thuyết rời chùa với chút hoài nghi về quyền phép của những vị Phật, song Ngạo Thuyết cũng không để tâm đến điều đó là mấy. Rồi một dịp tình cờ Ngạo Thuyết được nghe một chương trong quyển Đường Xưa Mây Trắng Bay do thầy Thích Nhất Hạnh phóng tác, lối viết gần gũi, rất thơ về cuộc đời Đức Phật. Ngạo Thuyết đã nghe tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng rất nhiều lần và chia sẻ cho nhiều người cùng nghe.
Qua ngòi bút của Thiền sư Nhất Hạnh, Đức Phật trở nên rất hiền hòa, rất gần gũi, những siêu hình, huyễn hóa về một vị Phật Quyền Năng vô hình chung đã chết trong lòng Ngạo Thuyết.
Lúc bấy giờ, Ngạo Thuyết rất thần tượng thầy Thích Nhất Hạnh và có dịp tìm hiểu phân định rõ ràng hơn về Nam Tông – Bắc Tông, Thiền – Tịnh – Mật,… biết rằng mình thích sự tĩnh lặng của thiền định nên Ngạo Thuyết lưu tâm đến Thiền Tông nhiều hơn.
Cũng như phần đa người học Phật chân chính, Ngạo Thuyết hướng đến kinh sách, hành trạng của những Thiền sư danh tiếng đương thế, khi ấy, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ là hai danh sư mà Ngạo Thuyết mong mỏi được gặp và tham vấn về những gút mắc việc hành thiền, về những gút mắc tâm linh.
Ngạo Thuyết được biết sau biến cố Làng Mai – Lâm Đồng, Thiền sư Nhất Hạnh bị cấm đoán việc về nước; Thiền sư Thanh Từ thì Ngạo Thuyết còn lưỡng lự nên chưa ghé viếng thăm.
Qua tham khảo một ít kinh sách, giáo lý, lời tự sự của hai vị danh sư đương thế Ngạo Thuyết đã từng có lúc tin rằng hai vị Tăng Bảo danh tiếng này đã chứng ngộ, đã đắc pháp. Tuy nhiên, trải qua mấy phen sương buốt lạnh cùng thiền định tri kiến Phật học của Ngạo Thuyết đã thoát thai và chợt nhận ra các bản dịch giải kinh sách của hai vị danh sư không có sự thanh thoát, có một sự ứ trệ, bế tắc ở sở hành, sở đắc của hai vị danh sư. Thầy Nhất Hạnh bị trói chân ở tỉnh thức, ở thực tại hiện tiền; Thầy Thanh Từ bị chững lại ở cái hằng thấy, hằng biết chẳng có ngày ra.
Xem sách của hai vị đương thế danh sư còn có ít nhiều sự thoát đạt, song khi tham cứu các bản dịch kinh của hai ngài sẽ dễ dàng thấy ý từ chẳng thoát tục, rất cứng nhắc, tù túng. Có dịp Ngạo Thuyết xem bản dịch Kinh Dấu Chân Voi (Đạo Bụt Nguyên Thủy) do thầy Nhất Hạnh dịch giải Ngạo Thuyết có một sự đượm buồn – nuối tiếc, lại xem bản dịch Kinh Kim Cang, Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh của thầy Thanh Từ để Ngạo Thuyết biết rằng có lẽ mình phải tự đốt đuốc mà đi thôi, bởi lẽ hai danh sư đương thế, đặc biệt là Thần tượng thầy Nhất Hạnh đã để lại trong ta một sự ngậm ngùi.

Lúc bấy giờ Ngạo Thuyết tập tành viết sách và đã cho ra đời quyển sách đầu tay – Hãy Là Đường Xưa Mây Trắng Bay… Đã có những chướng ngại về việc phát hành sách, Ngạo Thuyết phải mấy phen ra bắc, vào nam.
Nghe lời khuyên của một người bạn Ngạo Thuyết tập tành viết blog để truyền tải chút hiểu biết Phật học của mình, do nhân duyên đó Ngạo Thuyết mới lọ mọ vào các trang mạng tham khảo những thông tin cần thiết. Một dịp tình cờ được biết thầy Nhất Hạnh lập ra những Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan Cầu Siêu Chiến Sĩ Trận Vong và thầy xúng xính trong những bộ lễ phục sặc sỡ, xa hoa, Ngạo Thuyết biết rằng thần tượng một thời trong ta giờ đã chết. Cầu siêu, giải hạn, cúng sao… những việc làm đó Như Lai chưa bao giờ tán thán, xiểng dương; Áo lộng xênh xang, chuông khánh ru hồn,… đó là những việc làm của người chưa ngộ.

Có một dịp, một người em nhờ Ngạo Thuyết cùng đi Thiền Viện Trúc Lâm Phụng Hoàng ở Đà Lạt, thâm ý của người em là muốn xuất gia theo hệ phái Thiền Trúc Lâm. Khi đó, Ngạo Thuyết cũng thầm mong có dịp lễ bái sư ông Thanh Từ, tùy duyên hỏi đáp Phật pháp. Song lên đến nơi chỉ gặp các thầy Tri Khách, Trị Sự, Tăng Tu,… người em hỏi việc xuất gia tại chùa nhưng xem ra rất khó khăn. Muốn xuất gia ở lại Thiền viện phải có người quen biết giới thiệu, khi ấy, học nhân mới được công quả tập tu. Duyên gặp sư ông nghe chừng rất khó, trong khi chờ đợi Ngạo Thuyết đi lại viếng cảnh chùa, ghé sang nhà bảo tàng của Thiền viện, tình cờ bắt gặp tượng bán thân của sư ông Thanh Từ chợt nghe trang Kinh Kim Cang vỡ vụn – Phàm Sở Hữu Tướng Giai Thị Hư Vọng.
Tăng Bảo đã chứng ngộ hiển nhiên phải chi trì hộ pháp. Lời nói phải đi đôi với việc làm, đó là điều mà giới Tăng Bảo phải bảo nhậm.
Người tại gia có thể tùy tiện một chút; Người xuất gia với vị trí đặt để là thầy của Trời – Người nên không thể buông lung bởi lẽ ở trên trông xuống, người bên trông vào.

Người em trai ấy không có duyên với Thiền Phái Trúc Lâm, đã có lúc “để mắt” đến Pháp Truyền Tâm Ấn của bà Thanh Hải Vô Thượng Sư, nhưng sau đã theo về pháp hành của vị thầy Thích Thông Lạc, và từ đó cũng chìm đắm trong những cực đoan, kiến thủ.
Ngạo Thuyết lại được nghe rằng sư Thông Lạc cũng lưu lại khối tượng bán thân. Cái chết của vị sư này cũng có nhiều điều khuất tất, thật giả khó phân. Chỉ nghe nói lại rằng sư tịch rất nhẹ nhàng, sư Thông Lạc mất non nửa ngày thì chư Tăng Ni nơi Tu Viện Chơn Như mới được biết phong phanh. Và có thông tin nội bộ rằng sư Thông Lạc gần như bị quản thúc - nội bất xuất, ngoại bất nhập trong một khoảng thời gian ngắn mấy mươi ngày trước khi mất, dự là sư Thông Lạc đã không chế định ra việc này.
Sau khi sư Thông Lạc mất, tờ giấy tạm xem như bản di ngôn chế định người ngộ, kẻ thông trong số môn đồ, đệ tử của thầy Thông Lạc đã được tuyên đọc cùng với sự cắt đặt ngôi vị trụ trì Chùa Am, việc làm đã tạo ra ít nhiều sóng gió trong tông môn. Và rồi… người đi, kẻ ở. Chốn Tòng lâm xưa nay không từng vắng những ưu phiền.

Thầy Thông Lạc mất rồi, Thiền sư Nhất Hạnh, Thiền sư Thanh Từ lần lượt gặp sự cố về sức khỏe; Người bị đột quỵ, người bị xuất huyết não, bệnh trạng diễn ra không chỉ một lần.
Quả thật là trong lòng Ngạo Thuyết luôn tôn quý, kính trọng những vị Tăng Bảo xưa nay bởi lẽ họ là một trong ba viên ngọc quý giá Tam Bảo. Ngạo Thuyết kính trọng Tăng Bảo không vì danh tiếng hay việc họ chứng ngộ mà vì Tăng Bảo là những người đã hy sinh cuộc đời thế tục, dũng mãnh “cắt ái, ly gia”, dấn thân học đạo, hoằng pháp, Tăng Bảo là những người có công rất lớn trong việc giữ gìn Chánh Pháp Nhãn Tạng Như Lai – Pho Tam Tạng Kinh. Và Ngạo Thuyết đã từng nhờ đến những trang kinh góp nhặt mà khêu sáng được những tăm tối, vô minh của riêng mình.
Tuy nhiên, Ngạo Thuyết rất minh bạch trong việc tôn kính chư Tăng, lẽ đúng sai nơi giới Tăng Bảo, Ngạo Thuyết luôn rạch ròi minh định. Đây là việc không cô phụ người, không cô phụ chính ta; là báo đáp Phật ân của Người muôn năm cũ.
Do đó, khi nghe tin các vị Thiền sư tôn kính gặp vấn đề về não bộ dẫn đến những năm tháng cuối đời mất dần sự tự chủ nơi bản thân, lòng Ngạo Thuyết đã chùn xuống. Những nỗi xót xa, những niềm thương cảm miên man… Giá như… Đáng tiếc! Lẽ ra…
Việc đột quỵ, xuất huyết não của các vị Thiền sư đã mang lại một tổn thất không dễ bù đắp đối với pháp môn Thiền Tông. Danh sư Thiền Tông cuối đời lại không thể tự chủ đến đi, Cận Tử Nghiệp nặng nề khắc khoải… Biết sư thầy 100 tuổi sẽ về đâu?
Những bài giảng, những công sức nỗ lực hoằng pháp của các danh sư bị mai một ít nhiều bởi hiện tướng bệnh ở cuối đời mỗi người. Và với pháp môn Thiền Tông thì yêu cầu đến đi tự tại còn khắt khe hơn nữa.
Việc hiện tướng bệnh ở Thiền sư đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự tôn nghiêm, tông phong của bản môn.
Do hiện tướng bệnh nơi tâm nên việc chứng ngộ hay chưa chứng ngộ ở Thiền sư lẽ ra sẽ phải được xét lại, đây là việc đáng làm và nên làm để chứng nghiệm lại hành trạng, pháp ngữ của Danh sư có khế hợp lời Phật, Ý Tổ hay không? Nếu pháp ngữ Thiền sư để lại khế hợp lời Phật, Ý Tổ thì xác lập Tổ vị cho Danh sư, và pháp ngữ của Người sẽ được gìn giữ, nghiêm cẩn lưu lại cho muôn đời sau. Bởi lẽ pháp ngữ của Thiền sư chứng ngộ chẳng khác với lời Phật thuyết. Nếu thật sự là Tông phong Thiền Tông thì rất nên làm như thế. Và đây chính là sự khác biệt cứu cánh giữa Thiền Tông so với Mật Tông, Tịnh Độ Tông. Người học Phật chân chính hướng đến vô tâm phải chạm đến khéo hay phân biệt chẳng sinh lòng yêu ghét.

Lẽ ra … các vị danh sư (nói chung), danh sư Thiền Tông (nói riêng) ngày nay khi tuổi hạc đã cao phải ý thức được việc giao lại việc dẫn dắt Tăng sinh, quản trị Tự viện cho môn đồ có tâm, có tầm, đủ sức phục chúng gánh vác. Việc tiếp đến danh sư cần làm là bế quan, ẩn tu ngõ hầu làm chủ việc xả bỏ báo thân. Giả như … công phu tu tập vẫn chưa thành khối nhưng cũng không đến nỗi hiện tướng bệnh gây hoang mang đồ chúng và người học Phật rất đổi kính tin mình. Và việc bế quan, tạ khách cùng với việc không hiện tướng bệnh ngặt nghèo sẽ không làm ảnh hưởng tôn nghiêm, đạo pháp của Tông môn.

Việc bế Quan – Tạ Khách, trước đây danh gia Phật môn lẫn Đạo gia rất ưa dùng để bảo toàn sự oai nghiêm của Tông phong bản môn, đặc biệt thường gặp ở lối Tu Tiên. Chỉ có những Thiền sư thực thụ hành trì đắc pháp Nhị Thừa mới hiên ngang hoằng pháp, cho đến lúc hết duyên thì an nhiên thị tịch.

Thời Phật Thích Ca tại thế, việc Bế Quan – Tạ Khách, ẩn nhẫn hành trì xả bỏ báo thân không được khuyên dùng. Và chính Phật Thích Ca cũng không dùng việc xả bỏ báo thân theo pháp nhị thừa mà an nhiên sống đến cuối đời thị hiện tất cả nỗi khổ của sinh già bệnh chết. Phật an nhiên sống với đại định cùng với trí tuệ sáng tỏ muôn duyên.
Tại sao thời Phật Thích Ca tại thế không dùng đến pháp Bế Quan – Tạ Khách mà ngày nay danh sư Tăng Bảo nên dùng?
Bởi lẽ tri kiến Phật học mỗi thời, mỗi khác. Khi Phật Thích Ca tại thế tâm phân biệt Tông phong hệ phái, đạo giáo chưa nhiều, chưa sâu sắc; Giáo lý Phật pháp sơ khai lại mộc mạc, giản đơn, gần gũi, không chú trọng, xét nét đến yếu tố siêu hình; Trình độ mặt bằng chung của người học đạo thời ấy không cao, do đó tính phân biệt thủ xả cũng không quá khắt khe, quyết liệt; Việc tự chủ sinh tử vì thế cũng không bị đặt để ở thước đo chứng ngộ của hành nhân. Và trên tất cả Phật Thích Ca đã là Giác Giả đắc pháp vô sanh với đại định bất khả tư nghì thì đâu cần đến pháp xả báo thân của hàng nhị thừa.
Ngược lại, tri kiến Phật học ngày nay đã chế định, người chứng ngộ phải tự chủ việc đến đi – sinh tử, người đắc pháp rồi tội diệt, nghiệp tiêu, phước huệ viên mãn. Tất nhiên là những chế định ở người học Phật sẽ không thật đúng vì đã là chế định thì lập tức rơi vào biên kiến Đoạn – Thường, việc đánh mất lý trung đạo liền cách biệt với sự đúng mực của chánh pháp.
Tuy nhiên, do hành nhân – Thiền sư chưa chứng ngộ nên khó biện biệt lẽ ngụy chân cho môn đồ, người học Phật tín tâm được rõ. Do vậy, với những danh sư Tăng Bảo uy chấn Tông môn, việc sinh tử tồn vong của cá nhân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đạo nghiệp hoằng pháp độ sinh của hệ phái Tông môn. Trước việc “sống còn” của đạo pháp truyền thừa ở hệ phái bổn môn, danh sư Tăng Bảo chân chánh hộ pháp phải ý thức được việc nên làm, cần làm.
- Một là khi tuổi hạc đã cao danh sư phải “Bế Quan – Tạ Khách”, ẩn nhẫn hành hạnh tri túc, thiểu dục, hành trì viên mãn việc xả bỏ báo thân, sống trọn vẹn cho chánh pháp.
- Hai là trong quá trình truyền đạo, hoằng pháp phải sắp xếp được thời gian hành trì hợp lý ngõ hầu thành tựu cho được Pháp Diệt Tận Định của hàng nhị thừa. Và sẽ tuyệt vời hơn nếu Thiền sư hành trì chứng ngộ pháp vô sanh, nghiễm nhiên thành Giác Giả hộ pháp chốn tòng lâm, việc sinh tử tùy duyên tụ tán.
(Còn tiếp)

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

VỀ TÁNH KHÔNG CỦA ĐẠO PHẬT.......

Ý KIẾN 12 : VỀ TÁNH KHÔNG CỦA ĐẠO PHẬT...........
" Cái " mà Đạo Phật nói CÓ THỰC thì con người " kéo xuống nói không " Cái mà Đạo Phật nói KHÔNG thì con người "đưa lên nói có "....có cái gì cao siêu đó gọi là KHÔNG.
Ở đây lại một lần nữa, theo thiển kiến khi nghĩ về TÁNH KHÔNG CỦA ĐẠO PHẬT tôi muốn minh định lại với các Bạn, chúng ta nên NHỚ RẰNG " hiện tượng giới NÓ LUÔN LUÔN LÀ CHÍNH NÓ...... KHI TƯƠNG TÁC VỚI CON NGƯỜI - nó luôn luôn là chính nó như nó đang trình hiện trước mặt con người " điều này có nghĩa là nó vẫn là một THỰC TẠI HIỆN HỮU chứ không phải " cái không ", cái rỗng không " nó không có gì, nó không là một thực hữu trong vạn hữu, để nói rõ hơn Bạn hãy tưởng tượng NẾU không có Bạn, không có tôi trong cái vũ trụ bao la này thì vạn hữu vẫn là VẠN HỮU CÓ THỰC chứ không phải không có và hiện đang hành hoạt không CẦN sự hiện diện của chúng ta đâu... Nhưng nó rất lạ lùng, kỳ kỳ với chúng ta khi chúng ta tiếp thu TƯ TƯỞNG Phật giáo, tư tưởng " giải thoát rốt ráo đau khổ " để nhìn vạn hữu, nghĩa là chúng ta ĐANG SỬ DỤNG MỘT KIỂU NHÌN KHÁC - QUAN NIỆM KHÁC - với kiểu nhìn quen thuộc, kiểu suy nghĩ quen thuộc của chúng ta bình nhật.
KHÔNG, không tánh của vạn hữu hay vạn hữu có Tánh không. ( Với các Vị giác ngộ nói KHÔNG là Họ nói đến " cái CẢM THỌ của Họ chứ không nói đến cái suy nghĩ, đặt tên như chúng ta - cái tính, còn với chúng ta là ĐANG NÓI ĐẾN LÝ của Đạo Phật, đang giải trình sự việc, nên chúng ta thường lẫn lộn từ không này - xin các Bạn lưu ý để chúng ta HIỂU rồi mới TIN được, và như thế chúng ta mới cúi đầu bái phục TRỌN TIN, chứ không thể làm con trâu xỏ vàm được dẩn dắt, chứ không thể đi trên vết mòn của bất cứ người nào - Đạo Phật không bao giờ yêu cầu như thế với chúng sanh đâu ).
Khi con người tương quan với vạn vật, với hiện tượng giới, con người " đã nhận thức " và nhận thức này nhất định đã tuân theo ngay hay là trên lệnh của các DẤU ẤN PHÂN BIỆT tốt hay xấu, hơn hay thiệt, thương hay ghét, thiện hay ác........mà Bạn hay tôi, chúng ta đã được tôi luyện truyền thừa từ lúc chúng ta ngơ ngác nhìn về hướng có " tiếng động gọi TÊN MÌNH " bởi Cha mẹ, bởi xã hội, bởi hệ thống chính trị, bởi các Ban bệ đạo đức, tôn giáo mà chính con người hình thành và "" CÁI TA hay CÁI TÔI HÌNH THÀNH "". Tôi khôn lớn, tôi thông minh, tôi giởi dang.......và tôi nhìn Vạn hữu THEO CÁCH ĐÓ........ Cách của Nhị nguyên đối đải. Nhưng các CẢM THỌ của một người, nhất định không phải là vấn đề TỪ PHÍA ĐỐI TƯỢNG tương tác mang đến - vấn đề của chính chúng ta. Cảnh vẫn là cảnh, hiện tượng giới vẫn là hiện tượng giới mà Cụ Nguyễn Du lại bảo : " người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ". Trái ấu nào mà tròn ?Trái bòn bon nào mà méo ??. Trái ấu không bao giờ tròn, trái bòn bon không bao giờ méo, tại sao lại nói : " thương nhau trái ấu cũng tròn, ghét nhau trái bòn bon cũng méo " ?. Đạo Phật hay Đức Phật vi tế nhận ra CÁI NHÌN CỦA NHÂN TRÍ hay cái trí VÔ MINH, quan niệm của con người khi tương quan với vạn hữu là sai lầm, U MÊ, VÔ MINH.
Con người chúng ta TỰ CÓ VẤN ĐỀ - vấn đề là do con người chúng ta làm sai lệch sự thật đó là oan nghiệt, rắc rối - NGHIỆP , vấn đề đó chính là nghiệp - nghiệp CHIÊU CẢM theo cách đó, dù chúng ta cho là vui hay buồn, là hạnh phúc hay bất hạnh, sung sướng hay nghiệt ngã, là toại hay bất toại.......Đạo giải thoát rốt ráo khổ - Đạo Phật bảo rằng NGHIỆP ĐÃ HIỆN HỮU trong Bạn, trong chúng ta rồi đó !!.

Nói Về Thiền Bệnh Và Hơn Thế Nữa…

Nói Về Thiền Bệnh Và Hơn Thế Nữa…
Ngày nay, có quá nhiều lối hành thiền khác nhau và mỗi mỗi đều tự cho rằng là độc bộ, là chân truyền danh môn. Nhưng sau rốt của việc hành thiền hành nhân lại hiện tướng thành những thằng ngố hoang tưởng, nói chuyện theo lối đi mây, về gió.
Vì sao lại như vậy?
Lại có nhiều ý kiến cho rằng muốn hành thiền nhất thiết phải có minh sư kề cận, khi hành thiền phải thắp hương khấn nguyện trước bàn thờ Tam bảo, nhờ Phật lực gia trì để tránh việc hành nhân bị phi nhân nhiễu loạn.
Sự thật thì sao?

Quả thật là thời gian gần đây số lượng người tìm về đạo ngày càng nhiều. Tuy nhiên, mặc dù người học đạo gia tăng về lượng nhưng lại khuyết tổn về chất nghiêm trọng.
Mặc dù mặt bằng chung về kiến thức về khoa học – xã hội ở những người tìm về đạo đã có sự vượt trội hẳn so với thế hệ những người tìm đạo thuở trước. Song có một sự thật nghiệt ngã là do lối sống thực dụng ngày nay đã xâm chiếm mọi ngõ ngách xã hội nên việc tu thân, hàm dưỡng nội tâm ở loài người bị bỏ ngỏ. Thế giới nội tâm ở mỗi người tất yếu sẽ thiếu hẳn sự sâu sắc, vững vàng, do đó nội lực tâm hồn của người học đạo trở nên cạn cợt, nông nổi.
Bởi do thiếu chiều sâu nội lực, đạo đức, giới hạnh – việc hàm dưỡng tu thân đã kéo theo nền tảng tri thức đạo học ở người học đạo cũng tổn khuyết. Chính vì thế rất nhiều người học Phật ngày nay cơ hồ không phân biệt được việc học đạo, học Phật khác nhau như thế nào.
Bởi do không biện biệt được rạch ròi chân ngụy nên người học Phật dua vạy theo xu hướng 3 bó vô 1 giạ, cụ thể là đạo nào cũng tốt đời, đẹp đạo. Nào hay câu nói ấy vốn của ngoại đạo, câu nói đó một phần nhằm mục đích “dĩ hòa vi quý”, một phần quan trọng hơn là nhằm “nâng bi” cho đạo giáo mình ngang tầm với đạo Phật.
Tiếp tay cho việc len lõi hạ thấp giá trị chánh pháp trong sáng có ở đạo Phật lại là những người học Phật nửa mùa, những vị học Phật này thông qua giáo lý Phật môn biết đến pháp môn không hai bất khả tư nghị đã cả nghĩ các pháp thảy đều bình đẳng, đấy là tâm vô phân biệt của Phật môn. Nào hay tâm vô phân biệt của đạo Phật đúng đắn lại là khéo hay phân biệt chẳng sinh lòng yêu ghét, tích chứa.
Do cạn nghĩ hiểu như thế là đúng, là trung đạo người học Phật nửa mùa đó cho rằng đã “nắm bắt” thông suốt Phật đạo tức đã chứng, đã ngộ. Tòn ten nơi pháp môn không hai nơi lưới nhị nguyên người học Phật này nghĩ đến việc cất một tiếng nói để xác lập sở đắc, sở chứng của bản thân, thế là do không truy nguyên tận tường cội gốc và lại biết được Chúa Jesu, Thánh A lah, Phật Thích Ca được nhân loại đồng thừa nhận như là thánh nhân, người học Phật đó liền lập ngôn Phật, Chúa Jesu, Thượng Đế,… chẳng khác.
Việc đánh đồng Phật, Chúa Jesu, Thượng Đế,… vô hình chung “cào bằng” giáo lý đạo Phật và Kinh Thánh của Nhất Thần Giáo. Việc làm này thể hiện sự ngu ngốc và thiển cận của những người học Phật nửa vời.
Điều cơ bản nhất khi tìm đến đạo Phật người học Phật phải minh bạch được rằng đạo Phật là đạo trí tuệ, là đạo của sự hiểu biết đúng mực về vạn pháp, về vũ trụ vạn hữu lẫn thế giới vô hình. Và người học Phật sẽ tự giác, tự chứng sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn thông qua kinh sách Phật học cũng như việc trợ duyên ở các vị thiện tri thức.
Trong khi đó giáo lý của Nhất Thần Giáo lại buộc người quy thuận, phục tùng một Đấng Quyền Năng Huyễn Hóa, Siêu Hình; Đấng Quyền Năng được đồn thổi với những khả năng không thật có như việc kiến tạo vũ trụ, con người cùng sum la vạn tượng. Những năng lực siêu thực của các Đấng Quyền Năng dưới ánh sáng của khoa học ngày nay bộc lộ ra những giả dối, lọc lừa và mê muội. Song các vị giáo chủ của hệ thống Nhất Thần Giáo phần đa vẫn cố nhồi sọ tín đồ bằng đức tin, bằng sự trói buộc đóng kín sự hiểu biết khách quan, đúng mực. Những tôn giáo cố giấu dốt bằng việc lừa mị có thể gọi là hệ thống tôn giáo lấy sự ngu ngốc, si dại làm nền tảng. Tôn giáo lấy sự u mê, kém trí làm nền tảng thì không thể đánh đồng với tôn giáo lấy trí tuệ làm đuốc sáng soi đường.
Vậy nên phải chăng chính những người học Phật nửa mùa do muốn thể hiện mà chặn đứng sự giác ngộ giải thoát nơi bản thân, kéo theo việc làm hỗn mang khối tri kiến Phật học khiến những người học Phật tìm đạo thêm rối trí, mê mờ.
Tiếp tay cho những lập ngôn vụng về của những người học Phật nửa mùa nông nổi là đại đa số học giả, nhà nghiên cứu Phật cùng với rất nhiều, rất nhiều những người học Phật trên sách vở bon chen lạm bàn chuyện đạo.
Những người thực biết, thực chứng thường kiệm lời. Ngược lại, những kẻ học Phật theo lối gom góp tri kiến lập tri vốn không thực biết, thực chứng lại luôn ra sức nói về những điều mình không rõ biết. Và lời của những người học Phật nông nổi, cạn cợt tuệ tri luôn thể hiện như đúng rồi. Và những tin đồn luôn lan truyền nhanh chóng như bệnh dịch.
Ngày nay, người học Phật rất dễ dàng tiếp cận những nguồn thông tin đại loại như ông nọ niệm Phật vãng sanh Tây Phương, ngày ông ánh vãng sanh có ánh sáng vi diệu, có âm thanh nhã nhạc cõi trời, hoa trời cúng dường,…bà kia niệm Phật thành tựu niệm Phật nhất tâm bất loạn hoặc công phu thành khối niệm Phật vô biệt niệm. Ở một trường phái Phật học khác thì vị Tăng bảo đó chắc chắn là Bồ tát sống, là Phật tái lai bởi do khi hỏa thiêu thu được rất nhiều xá lợi như xá lợi tóc, xá lợi xương, xá lợi móng tay, xá lợi tủy não… Tu Thiền Tứ Niệm Xứ miên mật chắc chắn sẽ thành tựu 1 trong 4 quả vị Thánh – A la hán, A na hàm, Tư đà hàm, Tu đà hoàn…
Với những người này khi tham vấn đạo lý Phật học với họ, bạn sẽ thấy họ thao thao bất tuyệt cứ như thể biết tất, biết tuốt về đạo giác ngộ giải thoát. Nếu bạn “chịu khó” lắm nghe họ sẽ đưa bạn “lên mây, lên đọt”.
Song nếu bạn chất vấn rằng ông bạn nói đúng rồi, ông bạn nói rất hay, thế ông bạn đã niệm Phật thành tựu công phu nhất tâm bất loạn hay vô niệm biệt niệm, hoặc bà chị đã thành tựu quả vị nào trong 4 quả vị Thánh?
Tin rằng bạn sẽ thấy một sự bẽn lẽn, ngại ngùng ở những người học Phật huênh hoang nhưng còn có chút lòng tự trọng; Số người học Phật mồm mép khác, giảo hoạt hơn khi ấy biết rằng gặp phải đối tượng cứng, đối thủ giả nai giờ đến lượt “nắn gân” thì sẽ né tránh những câu chất vấn trực tiếp như vậy bằng những câu từ đại loại như có tu, có chứng, như người uống nước nóng lạnh tự biết và phản đòn bằng ông hãy hành đi, ông hãy tu đi khắc biết. Đấy là những câu chữ thể hiện sự không thành thật ở người học Phật huênh hoang, rỗng tuếch ưa dùng.
Học Phật mà không có trực tâm, chánh tâm, thâm tâm thì như là loài chồn hoang nơi Phật địa, người học Phật (nói riêng), người học đạo (nói chung) rất nên dùng trí tuệ, sự hiểu biết để nhận diện những giống loài cáo chồn nơi đạo học ngõ hầu không nhận lầm thầy bạn.

Có rất người học đạo dù rằng sự hiểu biết khoa học - xã hội ở tầm mức khá cao đến rất cao nhưng lại thiếu căn bản kiến thức đạo khi tìm đến đạo hoặc đạo Phật lại rất dễ cả tin, cuồng tín, mê đạo đến cực đoan.
Tại sao lại như vậy?
Bởi lẽ họ đã mòn mỏi ở nẻo đời, rất mong tìm được bến đỗ bình yên. Như người sắp đuối nước giữa dòng họ quơ quàng và túm rất chặt bất cứ thứ gì mà họ vớ được như đám lục bình, khúc cây mục,… Những người học Phật hạng này gần như đã đánh mất khả năng tự chủ, họ chỉ sống bằng niềm tin còn sót lại và bằng đầu lan truyền cái gọi là tin đồn – những hiểu biết sai lạc, không đúng chánh pháp mà họ không thể rõ biết. Bởi do chán ngán, thất vọng sự hiểu biết nẻo đời cùng với sự cả tin vào điều huyễn hoặc, hoang đường ở thế giới tâm linh nên họ gần như từ bỏ sự hiểu biết, trí tuệ mà họ đang có, họ trở nên mê muội, mụ mẫm cả ở hai nẻo đạo đời nhưng luôn nuôi dưỡng cái tôi cỡ lớn – Ta là nhà khoa học, ta là giới trí thức, là kĩ sư, bác sĩ, giáo viên… học Phật.
Sự mụ mẫm, mê muội của người tìm về đạo đôi khi khiến người nghe phải rợn người. Đơn cử như việc Ngạo Thuyết đã từng nghe rằng rất nhiều tín đồ của bà Thanh Hải Vô Thượng Sư cuồng tín Pháp Truyền Tâm Ấn, sùng tín bà ấy đến mức tranh nhau uống nước tắm gọi của bà ấy, câu chuyện này Ngạo Thuyết được nghe kể câu chuyện này từ một người trí thức đã từng gõ đầu bao thế hệ sinh viên, trong tủ sách đồ sộ của vị tri thức này có hầu hết giáo trình của những vị đạo sư danh tiếng Đông – Tây như Osho, J.Krishnamurti, D.T.Suzuki,… và đã từng “để mắt” đến bà Thanh Hải Vô Thượng Sư.

Do thông tin về đạo, về Phật học ngày nay dưới sự lan tỏa của công nghệ thông tin đã trở nên rất hỗn độn, loạn tạp nên người học Phật chân chính bị rối trí cũng là lẽ thường. Và chỉ cần lầm tin thì việc học Phật ngày càng xa ý đạo.

Việc hành thiền cũng thế. Có rất nhiều hệ thống tôn giáo lẫn phi tôn giáo, từ giới Tăng Bảo cho đến cư sĩ học Phật tại gia lẫn ngoại đạo xem việc chỉ dạy hành thiền như là chiếc cần câu cơm, cầu câu danh – lợi.
Giá trị thật sự của việc hành thiền bị thổi phồng vượt mức. Các phương pháp hành thiền được bày ra muôn hình, muôn vẽ với bí môn, mật truyền, độc bộ,… ngõ hầu chiêu mộ tín đồ.
Chiêu bài hành thiền Nhất Định Phải Có Thầy theo sát chỉ bày được lập ra để “bắt dính” tín đồ. Chiêu bài này không chỉ do mỗi Thiền Tông riêng dùng, Mật Tông là bậc thầy của chiêu bày Nhất Định Phải Có Thầy.
Ngay cả Tịnh Độ Tông với tâm yếu “Không cần gì cả, chỉ cần niệm Lục Tự Di Đà” cũng khéo léo trói Phật tử đến chùa với khóa tu một ngày, thọ bát quan trai, nhập thất, khóa tu hè, cúng sao giải hạn, cầu siêu, cầu an, sám hối, trí chú đại bi… và cả việc niệm Phật kèm theo lối thiền hành độc bộ như Nam Mô A Di Đà Phật, A Mi Đà Phật, Diệu A Di Đà Phật, A Di Đà Phật… Nếu Tịnh Độ Tông chỉ cần niệm Phật hiệu là đủ thì đâu cần bàn vẻ lắm món “tráng miệng” kèm theo bản sắc tông môn. Song bánh vẽ chẳng thể no lòng nên người học Phật cứ mãi trầm luân nơi mê ngộ.
Ai là người góp phần mê hoặc người học Phật chân chánh?
Vẫn là những người học Phật theo lối mồm mép, sống nhờ việc đồn thổi sư này là Phật sống, Tăng kia là Bồ tát sống,… Và do thiếu khuyết tri kiến Phật học cũng như việc học Phật theo trào lưu, theo số đông người học Phật sơ cơ dễ dàng bị mê hoặc và rồi lạc lối tri kiến Phật.
Người hành thiền ngày nay dễ bị rối trí trong các lời đồn thổi như quán âm thanh, quán ánh sáng, là năng lượng, mở luân xa, mở thiên nhãn, thiền chữa bệnh… Tất cả những phương pháp thiền vọng cầu như thế thảy đều là pháp hành của ngoại đạo.
Với đạo giác ngộ giải thoát những pháp hành như thế sẽ là điều chướng ngại, người học Phật chân chánh chớ nên dính mắc.
Lại nói về thiền bệnh. Thiền bệnh đa phần bởi do vọng cầu thủ xả.
Nếu người học Phật chánh tâm, chánh kiến, trực tâm hành thiền các bệnh thiền na ít khi gây khó.
Người học Phật phải nhận thức được rằng việc hành thiền chỉ góp phần xác lập lại định tâm, việc lắng lòng đó giúp tâm minh, trí sáng góp phần tăng trưởng huệ lực. Việc hành thiền ở đạo Phật cốt ở việc gột rửa thân tâm, hàm dưỡng nội tại nhằm thản nhiên trước cuộc thịnh suy, sinh tử, được mất. Việc hành thiền ở Phật môn là công cụ nhận diện khổ, thoát khổ. Do đó thiền của Phật đạo là vô thủ chứng, vô tâm, vô cầu.
Thế nên, pháp hành thiền của đạo Phật sẽ không phải là việc chứng ngộ giải thoát hoàn toàn như nhiều người học Phật lầm tưởng. Có thơ đề rằng:
Mấy ai thành Phật ở tu hành?
Chỉ trói cùm thêm trí óc mình.
Thấu lẽ huyền vi trong ngọc sáng
Là vầng dương hiện giữa trời xanh.
Việc hành thiền chỉ là trợ duyên cho sự ngộ nhập Phật tri kiến, liễu tri vạn pháp.
Và có một điều rất chát đắng là người muốn nếm trải đạo vị chứng ngộ giải thoát hoàn toàn sẽ phải từng trải cuộc đời thật với những khổ não, muộn phiền sâu sắc nhất và hành giả phải từng là người rất nhạy cảm với khổ đau nơi mình, ở người.
Thế nên danh gia từng nói:
Nếu chẳng một phen sương buốt lạnh
Hoa mai đâu dễ thoảng mùi hương.