Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

* Con người do ai sanh ? Có Ngã không ? Bài 10 - Chơn Ngã - 25 cõi đều có.(Trả lời và kết thúc bài viết về NGÃ)

Để trả lời câu hỏi: Con người do ai sanh ? Có Ngã không ?
Đáp:
* Với Giáo Lý Đạo Phật. Con người do Nhân Duyên sanh.(mà không phải do ai tạo ra cả). Bản thể của Duyên là Tánh Không.
* Với Giáo Lý Đạo Phật. TẤT CẢ PHÁP VÔ NGÃ. Nghĩa là không có cái Huyễn Ngã, Đại Ngã, Tiểu Ngã theo quan niệm sai lầm của Ngoại Đạo và Phàm phu vô minh. Không có cái Ngã do 5 Uẩn giả hợp.
* Nhưng cũng với Giáo Lý Đạo Phật. TẤT CẢ 25 CÕI ĐỀU CÓ NGÃ. Mà là Chơn Ngã.- Như bài kinh Đại Bát Niết Bàn Phật dạy sau:
kinh văn: Ca Diếp Bồ tát thưa: Bạch Thế Tôn ! Chúng sanh trong hai mươì lăm cõi có NGÃ không ?
Đức Phật dạy: Này Thiện Nam tử ! NGÃ đồng nghĩa với NHƯ LAI TÀNG. NHƯ LAI TÀNG đồng nghĩa với PHẬT TÁNH. Tất cả chúng sanh đều có PHẬT TÁNH ấy. Do vậy, chúng sanh trong hai mươi lăm cõi đều có NGÃ. NGÃ hay PHẬT TÁNH là cái vốn có của chúng sanh trong hai mươi lăm cõi; vậy mà từ lâu chúng sanh bị vô minh phiền não ngăn che lấp kín nên không nhận biết. Giống như cô gái nghèo, trong nhà đã sẵn có kho tàng ngọc báu, vàng ròng chôn dấu từ lâu mà không tự biết. Trong một dịp may, nhờ có người khách thông minh nhận biết chỉ bày cách khai quật, kho tàng châu báu hiển lộ ra, cô gái vui mừng khôn xiết, rất đỗi ngạc nhiên và kính trọng người khách tài ba đã làm việc hy hữu giúp mình !
Phật dạy: Này Ca Diếp ! Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Tất cả chúng sanh chẳng nhận thấy được, có khác gì cô gái nhà nghèo kia có kho vàng mà không biết. Nay Như Lai chỉ bày Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh đang bị phiền não vô minh che lấp. Như Lai chỉ bày kho báu giác tánh vốn có của chúng sanh. Giác tánh đó, chính là Phật tánh. Chúng sanh nhận thấy được, lòng rất vui mừng, trân trọng quy ngưỡng Như Lai.
Người khách thông minh giúp cô gái chỉ là người biết sự thật đã có. Như Lai chỉ bày Phật tánh của chúng sanh cũng chỉ là người chỉ ra một sự thật vốn có của chúng sanh mà thôi !
Phật dạy: Ngã, Như Lai tàng, Phật Tánh hay Chơn Như đều đồng một nghĩa. Do vậy chúng sanh ở 25 cõi đều có đầy đủ Như Lai tàng, Phật Tánh hay Chơn Như nên chúng sanh 25 cõi đều có Ngã.
Hổi: Thế thì vì sao 25 cõi chúng sanh đều bị Vô thường, khổ, bất tịnh chi phối ?
Đáp: Đó là vì chúng sanh vị vô minh che khuất chánh kiến, không thấy được vô thường nhưng vẫn là thường.
Vì lầm chấp Ý thức là Ngã nên khi ý thức tan rã thì cho là bị vô thường hoại diệt, mà không thể biết rằng ý thức đây hoại diệt thì lại sanh khởi hình thành Ý thức khác lại tiếp tục tái sanh, mà Như Lai Tàng, Phật Tánh vẫn THƯỜNG trụ không theo sanh diệt.
Chơn Ngã không phải là Ý thức. Chơn Ngã là Như Lai tàng, Phật Tánh hay Chơn Như nên chúng sanh 25 cõi đều có Ngã.
Vì chúng sanh 25 cõi có Chơn Ngã, nên cũng có Chơn Thường, Chơn Lạc, Chơn Tịnh.
THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là NHƯ LAI TÁNH.
Hỏi: Vì sao lại lúc thì Ngã, lúc thì Vô Ngã ?
Đáp: Phật dạy.- NGÃ- VÔ NGÃ TÙY DUYÊN MÀ NÓI:
Hỏi: Vì sao Phật lại bảo ngài Ca Diếp rằng “Nói ngã làchấp một bên, nói vô ngã cũng ỉà chấp một bên. Phải ly cả hai bên mới vào được Trung Đạo Sao nay ỉại nói vô ngã là thật, nói ngã là phương tiện?
Đáp: Vì hai hạng người sau đây mà nói “vô ngã”. Đó là:
- Hạng người chấp tướng vô ngã.
- Hạng người phá ngã.
Người không chấp “vô ngã” mới là người xả ly nên Phật dạy: “Trước nói ‘vô ngã’ nhằm phá chấp một bên, sau cũng nói ‘vô ngã’ nhưng đó là nghĩa Trung Đạo, là pháp ấn vậy”.
Lại nữa, có hai nhân duyên mà Phật nói về ngã và vô ngã.
Đó là:
- “Ngã” chỉ là tùy thuận thế gian mà nói.
- “Vô ngã” là y theo Đệ Nhất Thật Tướng mà nói.
Như vậy, tùy theo trường hợp mà Phật nói “ngã”, hoặc nói “vô ngã” cũng chẳng có lỗi lầm gì cả.
(trích ĐT ĐL)
Kinh Đại Niết Bàn. Phật dạy:
Này Ca Diếp ! Như Lai cũng như vậy. Nhằm hóa độ chúng sanh, Như Lai dạy tu quán niệm pháp vô ngã. Nhờ quán niệm pháp vô ngã mà dứt được ý niệm chấp ngã nên thọ dụng được Niết bàn. Nhằm trừ bỏ những vọng kiến trên đời, Như Lai chỉ dạy pháp xuất thế gian. Chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng, không chân. Tu quán niệm pháp vô ngã để thân tâm được nhẹ nhàng thanh thoát. Lời dạy đó của Như Lai, giống như cô gái kia nhằm chữa bệnh cho con, lấy chất đắng màu đen bôi lên vú...Như Lai vì muốn dạy tư duy quán niệm tánh "KHÔNG" của vạn pháp nên nói các pháp VÔ NGÃ. Cô gái khi rửa sạch vú rồi, gọi con đến bú. Hôm nay Như Lai chỉ dạy Như Lai Tàng (có ngã) các Tỳ kheo chớ có sanh lòng kinh nghi sợ sệt mà nên phân biệt nhận rõ Như Lai Tàng là sự thật. Đó chính là tánh chân ngã, chân tịnh, chân thường, chân lạc của vạn pháp.
Vô Ngã hay Ngã, người đệ tử Phật đều phải học kỷ, tu thật.
Hòa Thượng Thích Từ Thông làm bài trực chỉ:
Giáo lý của đạo Phật có: vô tự giáo, bán tự giáo và mãn tự giáo. Khi luận về vô ngã hay ngã phải đặt mình vào loại hiểu biết văn tự nào trong ba thứ văn tự ngôn giáo ấy.
Vô ngã là Như Lai dạy. Ngã cũng là lời Như Lai dạy. Dạy giáo lý "vô ngã", Như Lai dạy "lớp bán tự" cho Nhị thừa. Đại thừa Bồ tát học "mãn tự giáo" phải biết Ngã chính là Như Lai Tánh thường trụ không biến hoại. Như Lai dạy "vô ngã" cho hàng phàm phu, Nhị thừa, trong lúc "bệnh chấp" của họ còn tác động âm ỉ chưa tiêu.
Như Lai hành sử cách giáo hóa đó như người mẹ tự bôi đen vú mình và thoa chất đắng cay để cho con đừng đòi bú trong lúc thuốc trong bụng bé uống chưa tiêu.
Thuốc đã tiêu hóa bụng của bé ổn, người mẹ rửa sạch vú kêu con cho bú trở lại, vì sữa mẹ rất tốt con ạ !
Kinh Đại Bát Niết Bàn Như Lai dạy NGÃ, phải biết cho rõ.
Có NGÃ. NGÃ là PHẬT TÁNH. PHẬT TÁNH là NGÃ. NGÃ TÁNH tức là NHƯ LAI TÁNH thường trụ không biến hoại. Thường, Lạc, Ngã, Tịnh cũng là tánh chân thực không biến hoại như vậy.
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
1

* Con người do ai sanh ? Có Ngã không ? Bài 9 - Chân Như - Phật Tánh của Đạo Phật.- Khác với Đại Ngã của ngoại đạo thế nào ?

ĐT ĐL có đoạn:
Ngoại Đạo khác Phật Đạo:
như sửa trâu và sửa lừa, tuy đồng mà cũng khác. Sửa trâu có thể biến chế ra chất Tô lạc (chất bơ), còn sửa lừa thì chẳng được như vậy.
.......Pháp Phật và Pháp Ngoại đạo đều dạy chúng sanh "Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm", đều dạy nhiếp tâm tu Quán và tu Định, nhưng Đạo quả thì rất sai khác. Vì sao ? Vì Pháp Phật dạy chúng sanh dùng TRÍ Huệ Bát nhã quán chiếu. Còn hàng Ngoại đạo, do bị tà kiến chấp ngã trói buộc, nên chẳng sao tự giải thoát được.
* hoại tướng - bất hoại tướng .
.......Pháp Ngoại đạo là hoại tướng, ví như da trâu để lâu ngoài trời, dầm mưa giãi gió ắt phải bị hủy hoại. còn pháp Phật là bất hoại tướng, giống như hư không, chẳng có gì có thể phá được vậy.
.......Pháp Phật chẳng chấp Thường, nên chẳng bị rơi vào Thường kiến. Vì sao ? Vì nếu chấp Thường thì chẳng có tội, chẳng có phước, chẳng cần phải lánh nạn, cũng chẳng cần phải tìm phước.
.......Phật pháp cũng chẳng chấp Đoạn, nên chẳng rơi vào Đoạn Kiến. Vì sao ? Vì nếu Chấp Đoạn thì chẳng có tội, chẳng có phước, chẳng có đời sau nên cũng chẳng cần tu hành, chẳng cần giữ giới; ví như da trâu, sau khi đã bị mưa gió hủy hoại, chẳng còn gì nữa cả.
....... Hỏi: Thiền Định, Trí huệ của hàng Ngoại Đạo như thế nào ?
.......Đáp: Ngoại đạo dùng tâm chấp ngã mà vào Thiền Định nên khởi sanh nhiều ái mạn. Do đắm trước Thiền vị nên chẳng có Thật Trí Huệ, Thật Thiền Định.
....... Hỏi: Ngoại đạo cũng quán Không. Như vậy tạo sao họ chẳng có được Thật Trí Huệ ?
.......Đáp: Ngoại đạo tuy có quán Không, mà tâm họ còn chấp tướng Không, nên chẳng có được "Ngã Không" và "Pháp Không". Bởi nhân duyên vậy, nên họ chẳng có được Thật Trí Huệ.
(trích ĐT ĐL)
Ở đây xin nêu một số khác biệt về Chân Như- Chân Ngã của Đạo Phật với Thần Ngã của Ngoại Đạo.
I) Phật Tánh chẳng phải là Đại Ngã:
Phật Tánh chẳng phải là Đại Ngã. Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Chân lý này được nói đến trong Kinh Đại Bát Niết Bàn. Theo Độc thần giáo, Đại Ngã là Thượng đế, là toàn năng. Phật Pháp chủ trương rằng không có nhân vật nào hoặc cái gì là toàn năng.
II) Đại Ngã sinh Tiểu Ngã, Phật Tánh chẳng sinh: Phật Tánh chẳng sinh ra Phật Tánh. Phật Tánh chẳng sinh ra Đại Ngã. Phật Tánh chẳng sinh ra Tiểu Ngã. Phật Tánh là liễu nhân chẳng phải sanh nhân. (liễu nhân : ví như đèn soi sáng các vật, sanh nhân : ví như hạt giống sanh ra cây cỏ).- Chân lý này được nói đến trong Kinh Đại Bát Niết Bàn.
III) Phật Tánh Vô sinh Vô diệt:
Phật Tánh chẳng sinh , chẳng diệt Chân lý này được nói đến trong Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận : Tất cả chúng sinh Đều có Phật Tánh Xưa nay chẳng sinh Xưa nay chẳng diệt . . .Chân lý này cũng được nói đến trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, vì Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh == > Phật Tánh chẳng sinh , chẳng diệt.
IV) Phật Tánh chẳng phải là Tiểu Ngã, chẳng phải là Linh hồn:
Phật Tánh chẳng phải là Tiểu Ngã, vì Phật Tánh chẳng sinh , chẳng diệt Phật Tánh chẳng phải là Linh hồn : Một trong những khác biệt chính yếu giữa Phật Pháp và các đạo chủ trương có Đại ngã là : Họ chủ trương Linh hồn bất biến còn Phật Pháp thì ngược lại. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ : Theo PG: Linh hồn không bất biến, chớ chẳng phải là không có Linh hồn. Phật Tánh là Chân Tâm- Linh hồn không bất biến là Vọng Tâm. (còn Theo Độc thần giáo, Tiểu Ngã là Linh hồn thường cửu). (Linh hồn , Thượng đế, Thiên đàng đều không phải là thuật ngữ riêng của Độc thần giáo.)
V) Linh hồn , tức vọng tâm , đi luân hồi:Theo PG - Linh hồn không bất biến .Chính vì Linh hồn không bất biến nên Linh hồn có thể đi luân hồi.
mà Linh hồn là vọng tâm, bị luân hồi sanh tử.
VI) Vô Ngã =’ chẳng phải là Ta’= ‘chẳng phải là Ngã’:
Vô Ngã chẳng có nghĩa là "Không có Ngã" , mà là"chẳng phải là Ta" . Từ Vô Ngã đến Chân Ngã _con đường hợp lý và hiển nhiên !
Trong Kinh Vô Ngã Tướng (của Nhị Thừa), Phật đã lập đi lập lại lời giải thích Vô Ngã :{{ - Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôị }}.-Rõ ràng rằng Vô Ngã là "chẳng phải là Ta". Vọng Tâm là Vô Ngã vì Vọng Tâm chẳng phải là ta. Cái "chẳng phải là ta" này Phật gọi là Vô Ngã. Vọng Tâm là Vô Ngã. Cái mà chúng sinh tưởng là ta, thật chẳng phải là ta. Cái mà chúng sinh gọi là Bản Ngã, Phật gọi là Vô Ngã. Thực trạng của (Vọng) Tâm là Vô Ngã _là ‘chẳng phải là ta’
VII) Phật Tánh chẳng hề bị ô nhiễm:
Phật Tánh chẳng hề bị ô nhiễm; bởì vì Phật Tánh là Thường , Lạc, Ngã , Tịnh ; là bất biến . Phật Tánh không hề bị ô nhiễm. Đây là định lý sống còn của Thiền Tông
VIII) Phật Tánh là Đại Bình Đẳng, Phật Pháp là Đại Bình Đẳng:
Phật dạy về Bình Đẳng, như sau: Tất cả chúng sinh Đều có Phật Tánh. Xưa nay chẳng sinh. Xưa nay chẳng diệt . . .
Phật Tánh chẳng hề sinh và chẳng bao giờ diệt . ( Vì Phật Tánh chẳng hề sinh cho nên sẽ chẳng bao giờ bị diệt ). Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều chẳng sinh , chẳng diệt. Đó là Đại Bình Đẳng !
Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều bình đẳng với chư Phật, không khác : đều là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. (Kinh Đại Bát Niết Bàn ). Phật Tánh là Chân Ngã, Chân Ngã này có đặc tính Thường, Lạc, Tịnh.
Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều bình đẳng với chư Phật. Chân Ngã chẳng phải là Đại Ngã cũng chẳng phải là Tiểu Ngã.(Đại Ngã Bất Bình Đẳng với Tiểu Ngã).- Phật Tánh là Đại Bình Đẳng. Do đó : Phật Pháp là Đại Bình Đẳng. Đối chiếu với các tôn giáo thuộc Độc Thần Giáo :
Trong Độc Thần Giáo , tin Ông Thần Duy Nhất (sang Việt Nam, Ông Thần Duy Nhất được gọi là Thượng Đế) thì được lên Thiên Đàng, không tin thì xuống hoả ngục mãi mãi . Linh hồn là vĩnh cửu : John Smith sẽ mãi mãi là John Smith, sẽ vĩnh viễn là đàn ông, sẽ vĩnh viễn là da trắng, sẽ vĩnh viễn là người dân Anh, sẽ mãi mãi là chúng sinh ; chỉ có Ông Thần Duy Nhất là độc tôn, là Ông Thần, là Duy Nhất.
Ông Thần Duy Nhất sinh ra tất cả chúng sinh ; chỉ có Ông Thần Duy Nhất là chẳng ai sinh ra hết. tất cả chúng sinh đều phụ thuộc vào một người . ( Còn một vấn đề nữa là : linh hồn do Ông Thần Duy Nhất sinh ra, như vậy, linh hồn có thể bị Ông Thần Duy Nhất diệt ! )
Độc Thần Giáo thật là Bất Bình Đẳng.
Xin nhắc lại :
Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều chẳng sinh , chẳng diệt. Đại Bình Đẳng !
Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều bình đẳng với chư Phật. và chúng sinh có thể thành Phật.
Thế nên,
Phật Tánh là Đại Bình Đẳng.
Phật Pháp là Đại Bình Đẳng.
IX) Phật Tánh : những danh từ đồng nghĩa:
Phật Tánh còn được gọi là :
_Chân Như
_Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
_Đại Niết Bàn (là Niết Bàn của Phật, khác với Niết Bàn của A La Hán)
_Bản Thể của Tâm
_Bản Lai Diện Mục
_Tánh Thiên Chân ( thuật ngữ cổ xưa, hiện không còn dùng)
_Tánh Thực
_Chân Tánh
_Tự Tánh
_Tánh (viết hoa)
_Chân Tâm
_Tự Tâm
_Diệu Tâm
_Tâm Vương
_Kiến Tinh ( thuật ngữ dùng trong Kinh Lăng Nghiêm)
_Chân Ngã
_Chân Không Diệu Hữu (Chân Không + Diệu Hữu)
_Như Lai Tạng
. . .
B ) Đồng nghĩa, lại chẳng đồng nghĩa:
Trong những thuật ngữ kể trên :
1) Chân Như được dùng theo hai nghĩa :
_Chân Như là Phật Tánh
_Chân Như là tập hợp của tất cả Phật Tánh. Theo nghĩa này, thì Chân Như không phải là Phật Tánh ; vì tập hợp của tất cả Phật Tánh không phải là một Phật Tánh .
2) Bản Lai Diện Mục, thuật ngữ Thiền Tông, đồng nghĩa với Phật Tánh, nhưng cách dùng đặc biệt. Bản Lai Diện Mục thường được dùng trong câu hỏi :
_Cái gì là Bản Lai Diện Mục của ta/ông ?
Câu trả lời không phải là Phật Tánh. Chỉ trả lời được khi người bị hỏi đã Kiến Tánh ! và trong trường hởp này câu trả lời cũng không phải là Phật Tánh và có thể là bất cứ cái gì mà người Kiến Tánh thấy cần/nên nói !
3) Như Lai Tạng được dùng như Chân Như _tức là được dùng theo hai nghĩa :
_ Như Lai Tạng là Phật Tánh
_ Như Lai Tạng là tập hợp của tất cả Phật Tánh. ( Như trên : Theo nghĩa này, thì Như Lai Tạng không phải là Phật Tánh ; vì tập hợp của tất cả Phật Tánh không phải là một Phật Tánh.)
4) Tự Tánh
Tự Tánh = Phật Tánh, chữ Tự Tánh ở đây phải hiểu là Tự Tánh của ta, người, chúng sinh, giống hữu tình, của tinh thần.
Còn Tự Tánh của vật chất là Không ! ( Tánh Không )
5) Tâm Vương
Tâm Vương = vua của tâm = Phật Tánh
Đây là chữ dùng của Đại Thừa, người Nhị Thừa dĩ nhiên không công nhận chữ Tâm Vương này.
Những thuật ngữ kể trên dĩ nhiên không được người Nhị Thừa công nhận
X) Phật Tánh là Thường Lạc Ngã Tịnh, khi hiển lộ là giải thoát:
Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. - Chân lý này được nói đến trong Kinh Đại Bát Niết Bàn
Lời Bình :
Vì Ngã, nên Phật Tánh là thật có.
Vì Thường, Ngã, nên Phật Tánh là vĩnh hằng.
Vì Lạc, Ngã, nên Phật Tánh là thung dung , tự tại
Vì Thường, Tịnh, nên Phật Tánh là giải thoát !
Phật Tánh là giải thoát _nếu hiển lộ.
Nếu chưa hiển lộ, thì Phật Tánh ẩn tàng trong vọng tâm, vậy thôi.
X) Phật Tánh là Thường Lạc Ngã Tịnh, khi hiển lộ là giải thoát:
Kính các Bạn. Xin tóm lượt ý chỉ này của PG , mà Chân Như Chơn Ngã có khác với Đại Ngã- Thần Ngã của Ngoại Đạo.
Định nghĩa tổng quát về Chân Như (Chơn Ngã):
* Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”, nghĩa là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra.
* Chân Như là cái dung chứa mọi mâu thuẫn, đối nghịch: có và không, động và tĩnh, một và nhiều, như thật và như huyễn, tướng và vô tướng… đồng thời vẫn thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi chúng.
* Chân Như là cội nguồn của vạn pháp, vạn vật.
Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.
* Chân Như Rốt ráo bình đẳng. Không có sai khác. Nghĩa là Phật và Chúng Sanh rốt ráo Bình Đẳng Chơn Ngã.
Tổ Mã Minh ở Đại Thừa khởi tín luận, nói về Chân Như, như sau:
“Cái Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'HP luathoangphi.vn'
Tất cả cảm xúc:
2