Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2023

Đọc thơ Tuệ Sỹ

 (Vĩnh Hảo) Đọc thơ Tuệ Sỹ_______Ai có thể tưởng được đây là bài thơ ngắn của một nhà sư?

“Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.”
đây không cần phải luận bàn làm gì cái sở học uyên bác và trí tuệ cao thâm của nhà sư tác giả bốn câu thơ ấy. Chỉ nói riêng chút xíu về hồn thơ, hơi thơ của ông qua vài bài thơ mà nhiều người từng đọc và say mê. Trước nhất là bài thơ vừa đọc ở trên (có trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn), tựa đề: Thoáng Chốc.Bài thơ bắt đầu bằng nhân vật ở ngôi thứ ba: “Em” (cô ấy, người ấy); mà cũng có thể là nhân vật ngôi thứ hai lắm! Em. Vâng, tôi nói với em đấy. Không nói bằng lời mà bằng tâm.Em: mắt biếc, ngây thơTả một người đẹp chỉ bằng mấy chữ. Mắt biếc: cửa sổ tâm hồn. Ngây thơ: tâm hồn. Chỉ nhìn vào cửa sổ là thấy được cái gì ẩn sâu bên trong. Cửa sổ xanh biếc, xanh như ngọc, mở ra một tâm hồn trong trắng ngây thơ. Không những vậy, cái vẻ ngây thơ còn được xác định thêm bằng khung cảnh chung quanh, bằng sự rộn rịp đông đảo của một ngày hội lớn; qua đó, thi nhân thấy “em” ngây thơ chi lạ giữa chốn lễ hội chen chúc những người là người. Lễ hội nào đây? Phải là lễ hội lớn ở chùa thì mắt biếc mới giao cảm với cái nhìn của thi nhân. Tết thượng nguyên? Lễ Phật Ðản? Không. Những ngày lễ hội này vui lắm. Khí trời ấm cúng, lòng người nô nức hân hoan. Không thích hợp để lòng mình bất chợt nẩy sinh một nỗi buồn vu vơ, hoặc bỗng dưng mà tha thiết yêu người như vậy. Phải là ngày Lễ hội Vu Lan. Mùa thu. Gió lành lạnh. Buồn buồn. Một ngày lễ tuy cũng là hội lớn nhưng không rộn ràng vui tươi như ngày xuân hay Phật Ðản. Ngày ấy, những người con xa gia đình sẽ nhớ cha nhớ mẹ hơn; những nhà tu sẽ dễ chạnh lòng hơn.Nơi sân chùa, tiếng trống, tiếng chuông, tiếng mõ, ban kinh sư nhịp nhàng câu kinh tiếng kệ, hàng nghìn người bu quanh đàn tràng chờ đợi giờ phút giành giật thực phẩm cúng cô hồn… Và em bỗng nổi bật giữa chốn lễ hội ấy, với đôi mắt ngạc nhiên quan sát, tìm hiểu quang cảnh lễ hội một cách thú vị. Và rồi một thoáng bất chợt bắt gặp nhà sư thi sĩ.Khoé môi cười nắng quái cũng gầy haoNắng lúc ấy không còn gay gắt nữa. Màu nắng bỗng dưng dịu xuống… Dịu không phải vì nắng thu mà vì một khoé môi cười. Khoé môi cười làm cho “nắng quái” hao gầy đi, giảm gắt đi. Nói cách khác, trời nắng gắt bỗng dưng êm dịu đi khi nàng nở một nụ cười. Nụ cười gì đấy nhỉ? Cười với ai? Cười với bạn bè? với người thân? hay với nhà sư thi sĩ? Có lẽ là cười với nhà sư. Em mỉm cười thay một lời chào. Nhưng cười thế nào mà nắng quái cũng gầy hao? Cười thế nào mà lòng bỗng bâng khuâng, dìu dịu… để không kềm được lời ca:Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớnKhoé môi cười nắng quái cũng gầy haoChưa hết. Ngay lúc ấy, ngay ở quang cảnh tưng bừng lễ hội ấy, mà tự dưng dáng em bỗng trở thành hiện thân của một con cò trắng giữa đồng xanh. Rõ ràng là em đang đứng giữa rừng người mà sao thi nhân lại thấy khác đi. Thấy em nổi bật lên, không phải như con cò trắng đứng giữa bầy cò đen; cũng không phải như con cò trắng đứng giữa bầy gà, bầy vịt, mà đứng giữa đồng xanh bát ngát. Tất cả mọi người chung quanh đều mất dạng, không hiện hữu. Chỉ có một mình em áo trắng, ngây thơ, mắt biếc, đứng giữa đất trời mênh mông.Như cò trắng giữa đồng xanh bất tậnMắt biếc, ngây thơ, trong chiếc áo dài trắng, đứng lặng lẽ, nở một nụ cười, giữa đám người chộn rộn. Ôi, đẹp như thế, làm sao mà lòng khỏi bâng khuâng xao động; làm sao mà chẳng thành thơ; làm sao mà khỏi yêu được! Vì vậy:Ta yêu ngườiÐừng vội, hãy đọc ngang đó, ngắt ngang đó thôi. Khoan đọc tiếp mấy chữ cuối. Khoan chấm dứt bài thơ. Hãy dợm một chút ở nơi này. Và hãy mượn bài thơ của thi nhân để diễn tả thể cách yêu bình phàm của chúng ta:
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người.Ta yêu người, chấm hết. Rồi bắt đầu bước chân chinh phục, chiếm hữu. Bước chân đó mỗi người có một cách riêng, không cần phải nói ra. Chỉ cần: Ta yêu người, là xong.Cái trình tự thương yêu của người trần sẽ trôi đi như thế. Thấy em mắt biếc, trong trắng, dịu dàng, cười rất có duyên, nổi bật giữa đám phàm phu tục tử khác… thì phải yêu thôi. Vâng, ta yêu người, tôi yêu cô, anh yêu em. Phải là như thế. Bài thơ của chúng ta, dù theo vần điệu và thể loại thì không muốn cắt ngang đó, tức lắm; nhưng trên thực tế đời sống thì chúng ta cắt ngang đó cái rụp, đâu có cần suy nghĩ gì nữa. Ðẹp, có duyên như vậy thì… yêu! Bài thơ chấm dứt, có một đoạn kết rất thực tế, rất phổ thông, rất là người.
PHẠM VĂN DŨNG cảm tác.
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát
Ta yêu người vì một thoáng chiêm bao.
Đọc thơ và cảm xúc là tùy theo tâm trạng và hiểu biết của mỗi người cho nên thơ vốn chẳng giành riêng cho ai cả.Khi nghĩ về một bài thơ trước phải xem bài thơ được ra đời vào thời điểm nào, bối cảnh xã hội và nhà thơ đó là ai..Ở đây ta đang nói về bài thơ của một nhà thơ - tu sỹ phật giáo, một người nổi tiếng với đầy đủ tài hoa, phẩm hạnh và nhân cách của một nhà thơ - thi sĩ và một bậc tu hành giác ngộ thấu triệt nhân sinh..Tôi không dám nói nhiều về học thuật chỉ là một chút gợi ý , cảm xúc của mình với bài thơ cùng một tâm tư của người yêu thơ và thực hành phật đạo.Cuộc sống như một ngày hội lớn trong mắt người thi sĩ.
Chữ Em mở đầu câu thơ thật là tuyệt, không phải là một cô gái cụ thể mà tác giả đã rất tài tình gói trọn nhân tình thái thế vào một chữ Em như là một người con gái trong trắng hồn nhiên trong vũ điệu của cuộc sống, một ngày hội cho tất thảy chúng sinh được an bình vui tươi thọ hưởng kiếp đời như là một ân huệ mà tạo hoá đã ban cho.Chữ Em cũng chính là tác giả với cái nhìn đời trong veo mắt biếc giữa cuộc sống bao la như một ngày hội lớn, một cảm xúc bình an và ngây thơ không một mảy may lo âu sợ hãi trước cuộc đời..Nhưng sang câu thứ hai là:
Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao.
Đến đây cái thấy cái hiểu cái cảm thụ của tác giả đã hoàn toàn khác lạ với cái trong trắng ngây thơ mắt biếc không một gợn đục như trước nữa, mà một cảm xúc đầy trí tuệ, từng trải khám xét..không như nhà thơ Thế Lữ :
Bình minh chói lọi đâu đâu ấy
Còn chốn lòng riêng u ám hoài.
Tuệ Sỹ đã nhìn chân lý qua một nụ cười không phải là buồn thảm hay mắt biết ngây thơ như ngày nào nữa, mà cảm nhận cái nguồn ánh nắng không ngọt ngào trên một phần rất nhỏ ở bờ môi. Cái giọt nắng ngọt ngào mạnh mẽ như ngày nào giờ chỉ còn là anh chàng hao mòn gầy gò thiếu sức sống, một khoé cười chẳng khinh khi cũng không mủn lòng mà đầy chút thương tiếc, cảm thương và thấu tỏ cho một sự thật, chân lý vẫn còn đó niềm hy vọng chưa vụt tắt vạn vật cũng đổi hình biến dạng, nắng quái là một chút xót lòng xao động của thi sĩ đứng trên cả và vượt ra ngoài để cảm nhận, bao dung..
Câu thứ ba và thứ tư:
Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát Ta yêu người vì một thoáng chiêm bao.
Tác giả đã gắn mình như cò trắng, mà cò trắng trong ca dao nó thương lắm, yêu lắm nó không thể sống thiếu những cánh đồng xanh bát ngát, cái cuộc đời như thân cò cần mẫn chắt lọc gom góp cho đời.. Bát ngát đồng xanh mà thiếu một cánh cò bay thì câu ca dao không còn đằm thắm đọng lại trong trái tim bao người, tình yêu quê hương, non sông gấm vóc nó là hơi thở là cuộc sống là tất cả của một tâm hồn cao đẹp và đầy chất thi ca của Tuệ Sỹ.Ta yêu người vì một thoáng chiêm bao. Đây là một lời tự thú với chính mình và cũng là một lời cảnh tỉnhcho một sự thật đắng cay.. một sự bùng nổ về tâm thức, sự mê lầm ảo tưởng về một thời một đời..từ một thi sĩ đã chuyển thành bậc giác ngộ chân lý sự thật, thấy rõ được cả một tiến trình giác ngộ từ cảm xúc thi ca đến tuệ giác của một bậc tu hành .Tuệ Sỹ đã khẳng định một chân lý sự thật trong cái nhìn tuệ giác của một tu sĩ phật giáo.Như kinh Kim Cang: phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng..nó như khói như mây như bào như ảnh..Chúng ta đã và đang mê lầm, mê lầm chính bản thân mình, mê lầm ảo tưởng về một sự thật muôn đời, nó biến hoại, giả tạo và vô thường, nó như một giấc chiêm bao nó không thật sự tồn tại.. Cũng chính vì lẽ đó Tuệ Sỹ đã dùng tất cả những tháng ngày có được trong kiếp sống này để yêu thương, trân quý, hết thảy chân thành, hết thảy đều thủy chung. Chỉ một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn mới đủ để dang cánh cò bay giản dị, mà đồng hành mãi theo chiều dài lịch sử ca dao, của những cánh đồng xanh bát ngát trong lòng dân tộc. Nếu như bài thơ kết thúc ở câu : Ta yêu người. Như tác giả bài viết Vĩnh Hảo thì tôi nghĩ đôi cánh cò kia đã rụng mất ở một phương trời nào..Cảm ơn bạn đã quan hoài và chiếu cố đọc lời của một người thô vụng..mong được ý quên lời.

Khó khăn của sự giác ngộ..

 Khó khăn của sự giác ngộ là bạn chỉ có thể giác ngộ trong một kiếp sống, bởi vì đó là kiếp sống cuối cùng của bạn. Một khi bạn đã giác ngộ, bạn không thể trở lại cơ thể con người nữa. Bạn được giải thoát khỏi nhà tù, khỏi đau đớn, khỏi thống khổ, khỏi sự tồn tại khốn khổ, vô nghĩa.Bạn không còn bị giới hạn dưới bất kỳ hình thức nào; bạn đi vào một ý thức phổ quát vô hình dạng. Một khi đã giác ngộ, cái chết của bạn sẽ là cái chết cuối cùng. Nói cách khác, chỉ những người giác ngộ mới chết.Người chưa chứng ngộ: rất khó - họ cứ quay lại, họ không bao giờ chết. Chỉ người chứng ngộ mới có thể đảm đương được cái chết; người chưa chứng ngộ không thể đảm đương được điều đó, người đó vẫn chưa sẵn sàng.Cuộc sống là một trường học, và trừ khi bạn học được bài học đó, bạn sẽ phải quay lại lớp học đó nhiều lần. Một khi bạn đã học bài, vượt qua kỳ thi, thì cho dù bạn có muốn quay lại lớp học bạn cũng sẽ thấy mọi cánh cửa đều đóng lại đối với bạn. Bạn phải di chuyển cao hơn, đến một mức độ hiện hữu khác.Chúng ta đã chuyển từ dạng này sang dạng khác. Con người là hình thức cuối cùng. Bên ngoài con người là một ý thức đại dương, vô hình.

Osho.

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Cảm thơ Thầy Tuệ Sỹ

 (Vĩnh Hảo) Đọc thơ Tuệ Sỹ_______Ai có thể tưởng được đây là bài thơ ngắn của một nhà sư?

“Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận

Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.”

Ở đây không cần phải luận bàn làm gì cái sở học uyên bác và trí tuệ cao thâm của nhà sư tác giả bốn câu thơ ấy. Chỉ nói riêng chút xíu về hồn thơ, hơi thơ của ông qua vài bài thơ mà nhiều người từng đọc và say mê. Trước nhất là bài thơ vừa đọc ở trên (có trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn), tựa đề: Thoáng Chốc.Bài thơ bắt đầu bằng nhân vật ở ngôi thứ ba: “Em” (cô ấy, người ấy); mà cũng có thể là nhân vật ngôi thứ hai lắm! Em. Vâng, tôi nói với em đấy. Không nói bằng lời mà bằng tâm.Em: mắt biếc, ngây thơTả một người đẹp chỉ bằng mấy chữ. Mắt biếc: cửa sổ tâm hồn. Ngây thơ: tâm hồn. Chỉ nhìn vào cửa sổ là thấy được cái gì ẩn sâu bên trong. Cửa sổ xanh biếc, xanh như ngọc, mở ra một tâm hồn trong trắng ngây thơ. Không những vậy, cái vẻ ngây thơ còn được xác định thêm bằng khung cảnh chung quanh, bằng sự rộn rịp đông đảo của một ngày hội lớn; qua đó, thi nhân thấy “em” ngây thơ chi lạ giữa chốn lễ hội chen chúc những người là người. Lễ hội nào đây? Phải là lễ hội lớn ở chùa thì mắt biếc mới giao cảm với cái nhìn của thi nhân. Tết thượng nguyên? Lễ Phật Ðản? Không. Những ngày lễ hội này vui lắm. Khí trời ấm cúng, lòng người nô nức hân hoan. Không thích hợp để lòng mình bất chợt nẩy sinh một nỗi buồn vu vơ, hoặc bỗng dưng mà tha thiết yêu người như vậy. Phải là ngày Lễ hội Vu Lan. Mùa thu. Gió lành lạnh. Buồn buồn. Một ngày lễ tuy cũng là hội lớn nhưng không rộn ràng vui tươi như ngày xuân hay Phật Ðản. Ngày ấy, những người con xa gia đình sẽ nhớ cha nhớ mẹ hơn; những nhà tu sẽ dễ chạnh lòng hơn.Nơi sân chùa, tiếng trống, tiếng chuông, tiếng mõ, ban kinh sư nhịp nhàng câu kinh tiếng kệ, hàng nghìn người bu quanh đàn tràng chờ đợi giờ phút giành giật thực phẩm cúng cô hồn… Và em bỗng nổi bật giữa chốn lễ hội ấy, với đôi mắt ngạc nhiên quan sát, tìm hiểu quang cảnh lễ hội một cách thú vị. Và rồi một thoáng bất chợt bắt gặp nhà sư thi sĩ.Khoé môi cười nắng quái cũng gầy haoNắng lúc ấy không còn gay gắt nữa. Màu nắng bỗng dưng dịu xuống… Dịu không phải vì nắng thu mà vì một khoé môi cười. Khoé môi cười làm cho “nắng quái” hao gầy đi, giảm gắt đi. Nói cách khác, trời nắng gắt bỗng dưng êm dịu đi khi nàng nở một nụ cười. Nụ cười gì đấy nhỉ? Cười với ai? Cười với bạn bè? với người thân? hay với nhà sư thi sĩ? Có lẽ là cười với nhà sư. Em mỉm cười thay một lời chào. Nhưng cười thế nào mà nắng quái cũng gầy hao? Cười thế nào mà lòng bỗng bâng khuâng, dìu dịu… để không kềm được lời ca:Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớnKhoé môi cười nắng quái cũng gầy haoChưa hết. Ngay lúc ấy, ngay ở quang cảnh tưng bừng lễ hội ấy, mà tự dưng dáng em bỗng trở thành hiện thân của một con cò trắng giữa đồng xanh. Rõ ràng là em đang đứng giữa rừng người mà sao thi nhân lại thấy khác đi. Thấy em nổi bật lên, không phải như con cò trắng đứng giữa bầy cò đen; cũng không phải như con cò trắng đứng giữa bầy gà, bầy vịt, mà đứng giữa đồng xanh bát ngát. Tất cả mọi người chung quanh đều mất dạng, không hiện hữu. Chỉ có một mình em áo trắng, ngây thơ, mắt biếc, đứng giữa đất trời mênh mông.Như cò trắng giữa đồng xanh bất tậnMắt biếc, ngây thơ, trong chiếc áo dài trắng, đứng lặng lẽ, nở một nụ cười, giữa đám người chộn rộn. Ôi, đẹp như thế, làm sao mà lòng khỏi bâng khuâng xao động; làm sao mà chẳng thành thơ; làm sao mà khỏi yêu được! Vì vậy:Ta yêu ngườiÐừng vội, hãy đọc ngang đó, ngắt ngang đó thôi. Khoan đọc tiếp mấy chữ cuối. Khoan chấm dứt bài thơ. Hãy dợm một chút ở nơi này. Và hãy mượn bài thơ của thi nhân để diễn tả thể cách yêu bình phàm của chúng ta:

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận

Ta yêu người.Ta yêu người, chấm hết. Rồi bắt đầu bước chân chinh phục, chiếm hữu. Bước chân đó mỗi người có một cách riêng, không cần phải nói ra. Chỉ cần: Ta yêu người, là xong.Cái trình tự thương yêu của người trần sẽ trôi đi như thế. Thấy em mắt biếc, trong trắng, dịu dàng, cười rất có duyên, nổi bật giữa đám phàm phu tục tử khác… thì phải yêu thôi. Vâng, ta yêu người, tôi yêu cô, anh yêu em. Phải là như thế. Bài thơ của chúng ta, dù theo vần điệu và thể loại thì không muốn cắt ngang đó, tức lắm; nhưng trên thực tế đời sống thì chúng ta cắt ngang đó cái rụp, đâu có cần suy nghĩ gì nữa. Ðẹp, có duyên như vậy thì… yêu! Bài thơ chấm dứt, có một đoạn kết rất thực tế, rất phổ thông, rất là người._____________https://thuvienphatviet.com/vinh-hao-doc-tho-tue-sy/


Phạm Văn Dũng cảm tác.

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát

Ta yêu người vì một thoáng chiêm bao.

Đọc thơ và cảm xúc là tùy theo tâm trạng và hiểu biết của mỗi người cho nên thơ vốn chẳng giành riêng cho ai cả.Khi nghĩ về một bài thơ trước phải xem bài thơ được ra đời vào thời điểm nào, bối cảnh xã hội và nhà thơ đó là ai..Ở đây ta đang nói về bài thơ của một nhà thơ - tu sỹ phật giáo, một người nổi tiếng với đầy đủ tài hoa, phẩm hạnh và nhân cách của một nhà thơ - thi sĩ và một bậc tu hành giác ngộ thấu triệt nhân sinh..Tôi không dám nói nhiều về học thuật chỉ là một chút gợi ý , cảm xúc của mình với bài thơ cùng một tâm tư của người yêu thơ và thực hành phật đạo.Cuộc sống như một ngày hội lớn trong mắt người thi sĩ.

Chữ Em mở đầu câu thơ thật là tuyệt, không phải là một cô gái cụ thể mà tác giả đã rất tài tình gói trọn nhân tình thái thế vào một chữ Em như là một người con gái trong trắng hồn nhiên trong vũ điệu của cuộc sống, một ngày hội cho tất thảy chúng sinh được an bình vui tươi thọ hưởng kiếp đời như là một ân huệ mà tạo hoá đã ban cho.Chữ Em cũng chính là tác giả  với cái nhìn đời trong veo  mắt biếc giữa cuộc sống bao la như một ngày hội lớn, một cảm xúc bình an và ngây thơ không một mảy may lo âu sợ hãi trước cuộc đời..Nhưng sang câu thứ hai là:

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao.

Đến đây cái thấy cái hiểu cái cảm thụ của tác giả đã hoàn toàn khác lạ với cái trong trắng ngây thơ mắt biếc không một gợn đục như trước nữa, mà một cảm xúc đầy trí tuệ, từng trải khám xét..không như nhà thơ Thế Lữ : 

Bình minh chói lọi đâu đâu ấy

Còn chốn lòng riêng u ám hoài.

Tuệ Sỹ đã nhìn chân lý qua một nụ cười không phải là buồn thảm hay mắt biết ngây thơ như ngày nào nữa, mà cảm nhận cái nguồn ánh nắng không ngọt ngào trên một phần rất nhỏ ở bờ môi. Cái  giọt nắng ngọt ngào mạnh mẽ như ngày nào giờ chỉ còn là anh chàng hao mòn gầy gò thiếu sức sống, một khoé cười chẳng khinh khi cũng không mủn lòng mà đầy chút thương tiếc, cảm thương và thấu tỏ cho một sự thật, chân lý vẫn còn đó niềm hy vọng chưa vụt tắt vạn vật cũng đổi hình biến dạng, nắng quái là một chút xót lòng xao động của thi sĩ đứng trên cả và vượt ra ngoài để cảm nhận, bao dung..

Câu thứ ba và thứ tư:

Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát Ta yêu người vì một thoáng chiêm bao.

Tác giả đã gắn mình  như cò trắng, mà cò trắng trong ca dao nó thương lắm, yêu lắm nó không thể sống thiếu những cánh đồng xanh bát ngát, cái cuộc đời như thân cò cần mẫn chắt lọc gom góp cho đời.. Bát ngát đồng xanh mà thiếu một cánh cò bay thì câu ca dao không còn đằm thắm đọng lại trong trái tim bao người, tình yêu quê hương, non sông gấm vóc nó là hơi thở là cuộc sống là tất cả của một tâm hồn cao đẹp và đầy chất thi ca của Tuệ Sỹ.Ta yêu người vì một thoáng chiêm bao. Đây là một lời tự thú với chính mình và cũng là một lời cảnh tỉnhcho một sự thật đắng cay.. một sự bùng nổ về tâm thức, sự mê lầm ảo tưởng về một thời một đời..từ một thi sĩ đã chuyển thành bậc giác ngộ chân lý sự thật, thấy rõ được cả một tiến trình giác ngộ từ cảm xúc thi ca đến tuệ giác của một bậc tu hành .Tuệ Sỹ đã khẳng định một chân lý sự thật trong cái nhìn tuệ giác của một tu sĩ phật giáo.Như kinh Kim Cang: phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng..nó như khói như mây như bào như ảnh..Chúng ta đã và đang mê lầm, mê lầm chính bản thân mình, mê lầm ảo tưởng về một sự thật muôn đời, nó biến hoại, giả tạo và vô thường, nó như một giấc chiêm bao nó không thật sự tồn tại.. Cũng chính vì lẽ đó Tuệ Sỹ đã dùng tất cả những tháng ngày có được trong kiếp sống này để yêu thương, trân quý, hết  thảy chân thành, hết thảy đều thủy chung. Chỉ một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn mới đủ để dang cánh cò bay giản dị, mà đồng hành mãi theo chiều dài lịch sử ca dao, của những cánh đồng xanh bát ngát trong lòng dân tộc. Nếu như bài thơ kết thúc ở câu : Ta yêu người. Như tác giả bài viết Vĩnh Hảo thì tôi nghĩ   đôi cánh cò kia đã rụng mất ở một phương trời nào..Cảm ơn bạn đã quan hoài và chiếu cố đọc lời của một người thô vụng..mong được ý quên lời.


Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương 17 - 20

 Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư
Sài Gòn 1998 – 2543
THI CA 17 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO SANH
TỬ BẤT TƯƠNG CAN
Phiên âm:
Du giang hải, thiệp sơn xuyên
Tầm sư phỏng đạo vị tham thiền
Tự tùng nhận đắc tào khê lộ
Liễu tri sanh tử bất tương can
Dịch nghĩa:
Tôi đi khắp núi, sông, rừng, duyên hải
Để tầm sư, hỏi đạo, học tham thiền
Cho đến ngày, tôi tiếp nhận chỉ chú TÀO KHÊ
Sự sanh tử, chẳng đáng gì để tâm dính dáng
---o0o---
TRỰC CHỈ
Là con người không ai dám xem nhẹ vấn đề sinh tử. Ai cũng lo âu, sợ hãi
canh cánh suốt cuộc đời.
Với tuệ giác vô thượng của đức Phật mà người đạo sĩ tu học, có quán
chiếu tư duy, nhận thức được chân lý thì sự sinh tử không phải là việc đáng
sợ hãi, đáng để tâm ôm ấp, để rồi khổ đau vì nó, mà cuối cùng cũng không
tránh khỏi. Thế là "lỗ lã", "thiệt thòi". Tìm lý do? Chỉ vì "chấp", vì bệnh
chấp ngã, chắp pháp của con người. Đáng lý con người được hưởng sự tự
tại, giải thoát ngay trong cuộc sống, thế mà mất hết!
Từ khi tác giả Chứng Đạo Ca tiếp nhận chỉ thú TÀO KHÊ:
"Ung dung không làm lành
"Vội vàng không tạo ác
"Bằng bặc chẳng thấy nghe
"Thênh thênh tâm không "dính"
Do vậy, vấn đề sinh tử chẳng dính vào được. Há chẳng phải:
"Sinh tử bất tương can?"
---o0o---
THI CA 18 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ ĐẠI
THỪA THIỀN
Phiên âm:
Hành diệc thiền, tọa diệc thiền
Ngữ mặc động tĩnh thể an nhiên
Túng ngộ phong đao thường thản thản
Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn
Dịch nghĩa:
Tu THIỀN tọa, không chỉ ngồi mới "tọa"
Thiền cả đi, khi đứng lúc cần nằm
Dẫu gươm đao dọa dẫm vẫn bình tâm
Phải độc dược, cố giữ lòng thanh thản
---o0o---
TRỰC CHỈ
Xét cho kỹ mọi sinh hoạt ở đời, người ta sẽ thấy THIỀN là một môn
luyện tập thuộc phạm trù nội tâm, một phương pháp điều Tâm hiệu quả. Do
vậy, người ta ứng dụng hầu hết mọi lãnh vực, mọi ngành nghề. Thiếu chất
THIỀN khó mà phát triển tài năng kể cả hai mặt: sinh lý và tâm lý. Muốn
đánh trúng chỗ nhược của đối phương, người võ sĩ phải thiền. Nấu ăn thật
ngon, người đầu bếp phải có thiền. Phát minh một khoa học, một vật lý, một
dược liệu mới, nhà bác học phải có thiền… Đó là thế gian THIỀN.
Ở lãnh vực "tôn giáo", còn có ngoại đạo thiền, tiểu thừa thiền.
"Hành diệc thiền, tọa diệc thiền,
"Ngữ mặc động tĩnh thể an nhiên…"
Đấy thuộc ĐẠI THỪA THIỀN. Tại sao Đại thừa thiền có một phong thái
xem thường những đe dọa, chết chóc? Chừng nào THIỀN GIẢ giải đáp
được câu hỏi đó thì mới hiểu được rằng ĐI, ĐỨNG, NGỔI, NẰM, đều
không rời THIỀN của Đại thừa THIỀN.
Than ôi!
"Duy chứng nãi tri nan khả trắc
"Kính lý chiếu hình khán bất nan
"Thủy trung tróc nguyệt tranh niêm đắc".
---o0o---
THI CA 19 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ
SINH TỬ
Phiên âm:
Kỷ hồi tử, kỷ hồi sinh
Sinh tử du du vô định chi!
Ngã sư đắc kiến nhiên đăng Phật
Đa kiếp tằng vi nhẫn nhục tiên
Dịch nghĩa:
Việc sinh tử kể sao cùng số…
Tử rồi sinh, sinh tử lững lờ trôi
Bổn sư ta vô lượng kiếp phát tâm lành
Làm tiên nhẫn nhục, tu hành từ thời
NHIÊN ĐĂNG cổ Phật.
---o0o---
TRỰC CHỈ
Ham sinh sợ tử là việc thường tình. Bởi vì người đời quan niệm rằng "đời
người có một lần". Một lần sinh ra. Một lần thi đỗ. Một lần kết hôn và đáng
sợ nhất, một lần chết. Cuối cùng chết là hết!
Dưới nhãn quan của người chứng đạo: vạn pháp không có cái gì mất hẳn.
Vạn pháp là hiện tượng vô thường nhưng chúng duyên sinh từ bản thể chân
thường. Vì vậy, việc sinh tử không thể luận kiếp số, không có sự chấm dứt
dòng sinh tử. Dòng sinh tử tử sinh cứ trôi mãi không có bến bờ dừng trụ. Nó
"hằng" mà "chuyển". "Chuyển" trong cái "hằng".
"… Tử rồi sinh, sinh tử lững lờ trôi"
Không phải chỉ có con người mới tử sinh vô cùng vô tận về kiếp số. Qua
cái thấy của người chứng đạo, Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni của ta cũng
vậy, chư Phật trong mười phương ba đời cũng cùng thọ dụng một chân lý.
"… Việc sinh tử, kể sao cho cùng số…"
---o0o---
THI CA 20 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ THÚ
VUI CỦA THIỀN GIẢ
Phiên âm:
Nhập thâm sơn trụ lan nhã
Sầm ngâm u thúy trường tòng hạ
Ưu du tĩnh tọa dã tăng gia
Khuých tịch an cư thật tiêu sái!
Dịch nghĩa:
Vào rừng thẳm, trụ am thanh tĩnh mịch
Dưới cội tùng, bên gộp đá bóng râm che
Làm Tăng quê, vui sâu trong tĩnh tọa, trong êm đềm
Cảnh lặng lẽ, an lành sao nói hết… !
---o0o---
TRỰC CHỈ
Là con người, ai cũng như ai. Ngày ngày lo toan sinh kế, phục vụ bản
thân gia đình, thừa ra đóng góp phần cho xã hội. Ngoài những ngày giờ làm
việc mệt nhọc, mỗi người dành cho mình một cách "giải trí", một "thú vui".
Thú vui xem phim, thú vui đọc sách, thú vui đánh cờ, thú vui câu cá, thú vui
ca nhạc…
Dưới mắt người chứng đạo, người đạo sĩ cũng có thú vui, một thú vui
khác với tất cả thú vui của người thường. Thú vui của đạo sĩ, người thường
nghe có thể không thấy có gì vui. Vì người ta không thưởng thức nổi cái
hương vị giải thoát thậm trầm, sâu kín, mầu nhiệm của tâm hồn người đạo
sĩ.
Nói một cách khẳng định rằng, người đạo sĩ có thực tu, tu đúng chánh
pháp, người đạo sĩ đó thưởng thức trọn vẹn cái thú vui "vô vi" mà người
thường không có cơ hội được thưởng thức. Thú vui VÔ VI muốn thưởng
thức nó, còn có cách là phải theo dấu chân của người trước đã đi qua.
"Vào rừng thẳm, trụ am thanh tĩnh mịch
Dưới cội tùng, bên gộp đá, bóng râm che
"Làm Tăng quê, vui sâu trong tĩnh tọa, trong êm đềm
"Cảnh lặng lẽ, an lành sao nói hết… !"
---o0o---

Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương 14 - 16

 Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư
Sài Gòn 1998 – 2543
THI CA 14 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ SỰ
HỦY BÁNG
Phiên âm:
Quán ác ngôn thị công đức
Thử tắc thành ngô thiện tri thức
Bất nhân sáng báng khởi oan thân
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực
Dịch nghĩa:
* Lời sỉ nhục ta nghe ra răn dạy
Người dạy ta là thiện tri thức của ta
Nhờ ân sư mà đạo lực kiên cường
Lòng thánh thiện, ta thọ dụng, vô vàn an lạc
* Câu hủy báng, ta không quan tâm để dạ
Kết oan cừu nào có lợi chi
Để chứng minh sức TỪ, NHẪN vô sanh (1)
Hãy mở rộng cửa lòng bao la như biển.
---o0o---
TRỰC CHỈ
Người nói được cái xấu, dở của ta, người đó đáng là người THIỆN HỮU
TRI THỨC. Lời hủy báng, sỉ nhục nếu ta có đạo lực, chánh niệm vững vàng
thì sự kiện đó làm cho ta tăng thêm nghị lực trên bước đường hành đạo. Cho
nên:
"Quán ác ngôn, thị cộng đức"
Đó là điều có thật đối với người chân tu thực học, nghe sỉ nhục, hủy báng
mà giận mà thù thì làm sao tỏ rõ được sức TỪ BI, NHẪN NHỤC và VÔ
SANH của một Thích tử. Phải biểu lộ và chứng tỏ sức: TỪ, NHẪN, VÔ
SANH của đạo Phật qua những "ác ngôn" những "sáng báng" mà không
được khởi" oan thân". Cái thấy của người chứng đạo, qua niệm vấn đề là
như thế.
"Nhiêu, nhiêu, nhiêu thiên tai vạn họa nhất tề tiêu"
"Nhẫn, nhẫn, nhẫn oan gia trái chủ tùng thử tận"
"Mặc, mặc, mặc vô hạn thần tiên tùng thử đắc…"
---o0o---
THI CA 15 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO ĐỊNH
TUỆ LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH QUẢ BỔ ĐỀ NIẾT BÀN
Phiên âm:
Tông diệc thông, thuyết diệc thông
Định tuệ viên minh bất trệ không
Phi đản ngã kim độc đạt liễu
Hằng sa chư Phật thể giai đồng
Dịch nghĩa:
Chánh giáo giỏi, thuyết giáo hẳn là sâu sắc
Định tuệ tròn, sẽ không vướng CÓ và KHÔNG
Không riêng tôi, có được sự kiện nầy
Hằng sa Phật, ĐỔNG THỂ không ngoài chân lý ấy
---o0o---
TRỰC CHỈ
Thiền định, trí tuệ và sự thông minh là ba môn rất cần phải có của một tu
sĩ Phật giáo.
Chỉ có thông minh thôi, sẽ trở thành "Thế trí biện thông" tài tình cho lắm
thì cũng chỉ là người giỏi phục vụ cho ăn, mặc, ở, ngủ… suốt đời, mà khó có
một ngày bằng lòng trọn vẹn. Người ta phải "chịu đựng" và "chịu đựng"…
THIỀN ĐỊNH đối với tu sĩ Thích tử không thể thiếu. Thiền định quan
trọng với tu sĩ ví như chất muối quan trọng với những "đầu bếp" nên nếm
các món thực đơn đang nấu của mình. Thức ăn không thể không có muối
nhưng muối tự nó không thành thức ăn ngon được. Vì vậy, tu thiền định phải
là thứ định có tư duy, phát sanh trí tuệ. Nhận thức chân lý trong lúc định
cũng như lúc xuất định, ấy là định đúng. Trái lại định để đi vào vô tri vô giác
như tượng gỗ đá là định không có tuệ, đó là định sai lầm, vô ích. Khác hơn
định vô tri vô giác, người thiền định bằng cách tưởng tượng. Vận dụng trí
tưởng tượng: Rằng ta đến cõi trời, ta vào động tiên, ta gặp đức Phật v.v…
Đấy cũng là một thứ định không tuệ. Thứ định nầy sai lạc sẽ không đem lại
kết quả mà còn nguy hiểm cho hệ thần kinh. Thứ định nầy định càng sâu thì
"lậm" càng nặng, có thể dẫn đến bệnh "tâm thần" loạn trí mà người bị "lậm"
tưởng mình đang sinh hoạt giao du với thần thánh, Phật trời…
Định dẫn đến vô tưởng, vô tri giác sẽ rơi vào bệnh chấp KHÔNG, chối
bỏ vạn vật hiện hữu.
Định để mà tưởng tượng, xuất hồn đi đây đi đó, gặp thánh, gặp Phật… sẽ
rơi vào bệnh chấp CÓ, cảnh giới do hoang tưởng mà tự thấy.
Thiền định của đạo Phật, ĐỊNH là NHÂN, TUỆ là QUẢ. Tuệ phải là
"tuệ" do chánh định, chánh niệm, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ,
chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh mệnh. Đối tượng tư duy quán chiếu là
chân lý cuộc đời.
Do vậy, với cái thấy của người chứng đạo:
"Định tuệ viên minh bất trệ không…"
---o0o---
THI CA 16 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ
CHÁNH PHÁP CỦA NHƯ LAI
Phiên âm:
Sư tử hống, vô úy thuyết
Bách thú văn chi giai não liệt
Hương tượng bôn ba thất khước uy
Thiên long tịch thính sanh hân duyệt
Dịch nghĩa:
Tiếng PHÁP chánh, tựa tiếng gầm sư tử
Bách thú nghe, như vỡ óc xé tim gan
Lời Như Lai, lời vô úy trong trời người
Hương tượng khiếp, còn nói chi nai và chó choc
---o0o---
TRỰC CHỈ
Pháp âm của Phật thuyết thường được ví tiếng gầm của sư tử (sư tử hống)
hoặc "hải triều" hoặc "chuyển pháp luân". Những từ đó dùng chỉ chân lý có
một sức "uy hùng" như tiếng gầm của chúa sơn lâm, sức "áp đảo" như tiếng
"gào" của sóng biển, sức "đè bẹp" như sức cán sỏi đá của "hủ lô".
Chánh pháp phá tà thuyết dễ như ánh sáng chiếu bóng tối, phá mê tín dị
đoan huyễn hoặc siêu hình dễ như "hủ lô" cán sỏi…
Chỉ có người trí, hàng chư thiên (tức hạng người có gieo trồng thiện
nhân, có phước đức) nghe, sanh tâm hoan hỉ và hưởng được an lạc, ngay
trong cuộc sống.
---o0o---