Hiển thị các bài đăng có nhãn KRISHNAMURTI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KRISHNAMURTI. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

HIỂU BIẾT VÀ DỐT NÁT

HIỂU BIẾT VÀ DỐT NÁT

Thuộc một khía cạnh, chúng ta vun đắp sự hiểu biết về thiên nhiên, về vật chất, khoa học, và vân vân; và có thể lại hoàn toàn lơ là một sự việc quan trọng nhất trong sống, đó là cấu trúc và bản chất của cái trí riêng của chúng ta. Chắc chắn, nó là sự dốt nát.
Gặp gỡ này được thực hiện cho những sinh viên, và tôi lại không thấy có bao nhiêu sinh viên hiện diện. Nhưng dẫu vậy, tôi hy vọng các bạn không phiền nếu người nói chú ý vào những sinh viên.
Người ta thường không hiểu tại sao người ta nhận được sự giáo dục. Liệu nó là để thâu lượm hiểu biết thuộc những loại khác nhau đang xảy ra trên thế giới, hầu hết để cung cấp thông tin – thuộc công nghệ, xã hội, và kinh tế? Chắc chắn, hiểu biết đó là cần thiết. 

Và có thể hầu hết chúng ta, khi chúng ta đi đến cao đẳng hay đại học, đều hy vọng để chuẩn bị – dù từ ngữ đó có bất kỳ ý nghĩa gì – cho tương lai sắp đến, cho cuộc sống mà người ta phải sống hàng ngày: kiếm được một việc làm, giữ gìn việc làm, và leo lên những nấc thang của thành công, nếu người ta có khả năng. Chắc chắn, muốn có điều đó, hiểu biết thuộc khoa học, kinh tế, hay văn chương là cần thiết.
Vậy thì hiểu biết và dốt nát bắt đầu từ đâu? Người ta có lẽ có tất cả hiểu biết công nghệ về thế giới, về nguyên tử, về cách chế tạo những máy tính phi thường, làm thế nào đi đến mặt trăng, và làm tất cả những việc phi thường mà con người đang thực hiện khắp thế giới. Một tiến bộ thuộc công nghệ phi thường nhất, một cách mạng to tát, đang xảy ra ở đó, và tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều nhận biết việc này. Chúng ta đang trở nên có thông tin nhiều hơn, càng ngày càng có thể gặp gỡ thế giới, gặp gỡ thiên nhiên và những cơn bão của nó, đi đến mặt trăng và ra xa khỏi đó. Cái trí có khả năng lạ thường. Và người ta hỏi: Dốt nát là gì? Bạn biết hiểu biết là gì: đi đến cao đẳng, đại học, nếu bạn đủ may mắn, thâu lượm tất cả hiểu biết sách vở và điều gì những giáo sư và những chuyên gia có thể trao cho bạn trong bất kỳ phạm vi đó – xã hội, kinh tế, vật lý, sinh học, nhân loại học, và vân vân. Điều đó chúng ta gọi là hiểu biết.
Tiếp theo, dốt nát là gì? Rõ ràng, chúng ta là những người dốt nát, và vì vậy chúng ta phải thâu lượm hiểu biết để gặp gỡ xã hội phức tạp lạ lùng này, để sống trong thế giới này. Vì vậy chúng ta nói, ‘Chúng ta phải có hiểu biết, không chỉ kiếm được một công việc tốt hơn nhưng còn cả sống trong thế giới hiện đại này.’ Điều đó là hiển nhiên, điều đó là như vậy. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta sẽ đồng ý rằng điều này là cần thiết. Vậy thì, cái sự việc được gọi là dốt nát là gì? Hay tìm hiểu dốt nát là gì không bao giờ có trong những cái trí của chúng ta? Chúng ta đã thâu lượm hiểu biết, nhưng rõ ràng chúng ta đã không tìm hiểu toàn lãnh vực thuộc dốt nát của con người.
Dốt nát là gì? Liệu nó không là hoàn toàn xem thường, hoàn toàn bỏ quên thế giới thuộc tâm lý, rất tinh tế, và phức tạp, hay sao? Và chắc chắn ở đó cũng vậy, chúng ta có hiểu biết nào đó được trao tặng bởi những chuyên gia, những người triết lý, những người tâm lý, những người phân tích và vân vân. Nhưng lại nữa, chúng ta đã thâu lượm hiểu biết về chính chúng ta qua những người khác, qua Gita, qua Upanishads, Koran, Bible, Freuds, và Jungs. Họ đã chỉ bảo cho con người anh ấy là gì. Điều đó vẫn còn là hiểu biết: được thông tin qua những người khác về chính chúng ta. Liệu hiểu biết này, hay liệu nó là dốt nát tổng thể, khi chúng ta vun đắp thông tin, khi chúng ta học hành từ những người khác về chúng ta là gì và chúng ta nên suy nghĩ như thế nào và chúng ta nên suy nghĩ cái gì? Liệu nó không là chính bản thể của dốt nát khi chúng ta phụ thuộc vào những người khác cho tầm nhìn phía bên trong này, hiểu rõ phía bên trong, quan sát phía bên trong này về những tiến trình xảy ra? Phụ thuộc vào những người chuyên môn để chỉ bảo cho chúng ta phải suy nghĩ ra sao về chính chúng ta, và quan sát chúng ta qua đôi mắt của người triết lý, hay qua đôi mắt của người đạo sư, hay qua đôi mắt của bất kỳ những người lãnh đạo tôn giáo nào khắp thế giới – đó không là dốt nát hay sao? Một mặt chúng ta vun đắp hiểu biết về thiên nhiên, về vật chất, khoa học, và vân vân, và mặt khác chúng ta lại hoàn toàn quên bẵng một sự việc quan trọng nhất trong sống, mà là cấu trúc và bản chất của cái trí riêng của chúng ta. Chắc chắn, đó là dốt nát. Dù có lẽ chúng ta khôn ngoan bao nhiêu, dù chúng ta có những thông tin tốt và uyên bác về tất cả những sự kiện hiện nay, dù chúng ta tài giỏi thuộc công nghệ ra sao, khi chúng ta hoàn toàn bỏ quên điều gì đang xảy ra phía bên trong làn da, nó là một dạng của dốt nát tổng thể. Vì vậy, một mặt bạn có hiểu biết phi thường về một khía cạnh và mặt kia bạn lại dốt nát tuyệt đối về khía cạnh còn lại.
Và dốt nát này, không hiểu rõ về chính chúng ta này, đang tạo ra thảm họa trong thế giới, bất kể tất cả những trường đại học, dù chúng là những trường đại học cộng sản hay những trường đại học tư bản hay những trường đại học trong quốc gia này. Sự bỏ quên hoàn toàn điều gì đang xảy ra phía bên trong, thuộc tâm lý này, và sự phân chia này đang tạo ra thảm họa khôn lường; người ta thấy điều này nếu người ta quan sát, nếu người ta nhận biết được điều gì đang xảy ra trong thế giới. Những nổi loạn của sinh viên khắp thế giới để có việc làm tốt hơn, để tạo ra cuộc sống chắc chắn hơn trong một thế giới quá dư thừa dân số và nơi mọi thứ đã trở thành không chắc chắn, không an toàn lạ kỳ; và bởi vì không thể giải quyết được nó, chúng ta nương dựa những người khác để được thông tin về chính chúng ta, để được hướng dẫn. Và đây là nơi xung đột, đau khổ bắt đầu, khi chúng ta phân chia thế giới thành bên ngoài và bên trong; khi chúng ta hoàn toàn tập trung vào bên ngoài và lại hoàn toàn bỏ bê bên trong; hay trao tất cả ý nghĩ của chúng ta vào bên trong và hoàn toàn không lưu tâm đến bên ngoài, đang tìm kiếm bản thể và không màng đến sự diễn tả của bản thể đó. Vì vậy chúng ta có hai thế giới này: bên ngoài và bên trong. Tương tự như vậy, chúng ta đã phân chia con người thành cái cao hơn, linh hồn, đại ngã, và cơ quan thuộc vật chất như hai trạng thái hay thực thể tách rời. Nhưng nếu người ta nhận biết, người ta thấy rằng chỉ có một liên hệ tương quan giữa cái trí và thân thể đang xảy ra liên tục – một trao đổi giữa thân thể và cái trí, và cái trí và thân thể. Vì vậy câu hỏi không phải là làm cách nào tạo ra một cách mạng bên ngoài. Đã có những cách mạng bên ngoài, mà đã không thay đổi con người gì cả: cách mạng Cộng sản, cách mạng Pháp, và những hình thức cách mạng khác mà đã cố tình hủy diệt hàng triệu con người để cưỡng bách con người tuân phục vào một khuôn mẫu. Tất cả chúng đã hoàn toàn thất bại.
Và chắc chắn chỉ có một cách mạng duy nhất, cách mạng bên trong này, mới gây ảnh hưởng bên ngoài. Không phải bên ngoài trước, rồi sau đó bên trong, hay bên trong trước và bên ngoài là thứ hai; nó là một chuyển động đồng nhất. Vì vậy người ta không thể dốt nát hay bỏ bê phía bên trong, bởi vì những đòi hỏi bên trong, những thôi thúc bên trong, những ham muốn, những động cơ, những thúc đẩy bên trong, thay đổi bên ngoài – hình thức bên ngoài, diễn tả bên ngoài, luân lý bên ngoài. Vì vậy trong thâm nhập bên trong chúng ta không đang lơ là bên ngoài. Chúng ta chỉ đang nói rằng, nếu không có hiểu rõ bên trong, dù bạn có lẽ thay đổi bên ngoài nhiều bao nhiêu bởi những luật lệ mới, những cấu trúc xã hội mới, kinh tế mới, những quy định xã hội mới, bạn không thể giải quyết được vấn đề của con người. Bạn có lẽ mang lại một chút trật tự hơn, trật tự đó rõ ràng sẽ bị hủy hoại bởi những đòi hỏi, tham lam, sợ hãi bên trong riêng của bạn. Vì vậy dù bạn thông thái ra sao, dù bạn có nhiều bằng cấp bao nhiêu, dốt nát là chất lượng của cái trí đó mà hoàn toàn không nhận biết được điều gì đang xảy ra bên trong làn da. Không phải phụ thuộc người giáo sư nào đó, không phải phụ thuộc hệ thống triết học hay một đạo sư đặc biệt nào đó, nhưng tùy theo điều gì đang thực sự xảy ra, không phải dựa vào ‘cái gì nên là’ nhưng ‘cái gì là’. Vì vậy sự phân chia này đang xảy ra trong thế giới và sự bỏ bê hoàn toàn này về điều gì đang xảy ra bên trong tạo ra không chỉ thảm họa mà còn cả một biến dạng hoàn toàn của cái trí con người. Và tôi nghĩ rất quan trọng phải tìm hiểu việc đó. Tìm hiểu, không phải được chỉ bảo tìm hiểu cái gì, quan sát, không phải được chỉ bảo quan sát cái gì.
Trước hết, muốn tìm hiểu cần đến sự tự do. Nếu cái trí bị thành kiến, nếu nó bám chặt vào một niềm tin, giáo điều, hy vọng nào đó – và vì vậy thất vọng và sợ hãi – nó không được tự do để tìm hiểu. Một cái trí bị trói chặt vào một niềm tin nào đó – rằng có một linh hồn, một đại ngã, rằng không có đại ngã và vân vân – bị trói buộc vào một kết luận đặc biệt, thuộc tôn giáo hay không tôn giáo, Marxist hay Vedantist, không thể tìm hiểu. Vì vậy phải có tự do.
Bên trong, chúng ta không được tự do. Bạn có lẽ có tiền bạc, một công việc khiến cho bạn đi lại khắp thế giới – công việc đặc biệt của tôi là đi lại khắp thế giới – nhưng đó không là tự do. Tự do là học hành, thâm nhập, khám phá, tìm ra. Và không thể thâm nhập, học hành nếu có sợ hãi, nếu có một đòi hỏi ép buộc hay một quy định cố chấp. Vì vậy muốn tìm hiểu cần đến sự tự do. Ngược lại người khoa học không thể nhìn vào kính hiển vi và khám phá; anh ấy phải được tự do khỏi tất cả những giả thuyết. Nếu anh ấy nhìn những sự việc qua một kính hiển vi bằng một cái trí có một giả thuyết, anh ấy không thể thấy điều gì thực sự đang xảy ra. Vậy là muốn tìm hiểu toàn thế giới này của chính chúng ta, sự tự do tuyệt đối là cần thiết, không phải sự tự do tương đối.

Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu tự do đó là gì mà sẽ giúp chúng ta quan sát – không phải quan sát cái gì, nhưng sự tự do để quan sát. Nếu có bất kỳ hình thức nào của biến dạng, bất kỳ xuyên tạc, không chỉ trong đôi mắt vật chất nhưng cũng còn trong đôi mắt bên trong, trong cái trí, trong quả tim, lúc đó tìm hiểu không có ý nghĩa gì cả. Không phải như thế sao? Nếu tôi nói, ‘Tôi là một người Ấn giáo’ và quan sát bằng tất cả những thành kiến, những mê tín, và tình trạng bị quy định của tôi, tôi không thể thấy. Tôi sẽ thấy. Tôi sẽ thấy điều gì tôi đã bị chỉ bảo hay bị quy định, chiếu rọi điều đó từ nền quá khứ của tôi, và thấy điều gì tôi nên thấy. Vì vậy tự do là phủ nhận bất kỳ biến dạng nào.
Tự do chỉ có thể khi không có sợ hãi. Sợ hãi ngăn cản người ta không nhìn. Nó giống như một cái trí sống trong bóng tối và đang tìm kiếm ánh sáng. Tự do là chuyển động đó của cái trí và quả tim khi không có sợ hãi thuộc bất kỳ loại nào. Đúng chứ? Vậy thì câu hỏi của chúng ta là: Liệu cái trí và bộ não và các cơ quan vật chất có thể được hoàn toàn tự do khỏi sợ hãi? Lúc này, cùng nhau chúng ta sẽ tìm ra. Bạn sẽ không được chỉ bảo phải làm gì bởi người nói, để cho bạn ghi nhớ và sau đó áp dụng điều gì bạn đã học hành để loại bỏ sợ hãi – đó là điều gì chúng ta đã và đang làm trong hàng triệu năm. Chúng ta sẽ tìm ra cho chính chúng ta sợ hãi là gì, tìm hiểu nó, học hành tất cả về nó, thâm nhập nó, và thấy liệu cái trí có thể làm tự do chính nó hoàn toàn khỏi sợ hãi.

Có sợ hãi, sợ hãi của các cơ quan để tồn tại: sợ hãi thuộc thân thể mà đòi hỏi thực phẩm, quần áo, và chỗ ở; sợ hãi mà nảy sinh khi bạn gặp con rắn hay nguy hiểm. Và có nhiều hình thức sợ hãi khác, một số mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong chốc lát. Sự đòi hỏi có an toàn vật chất cho các cơ quan có thể tồn tại – nó là sợ hãi sao? Bạn hiểu rõ chứ? Khi bạn gặp một nguy hiểm thuộc vật chất và bạn phản ứng đến nó, nó là sợ hãi à? Khi bạn gặp một con rắn hay một con thú hoang nào đó và bạn phản ứng tức khắc, phản ứng đó được đặt nền tảng trên sợ hãi? Làm ơn, chúng ta đang tìm hiểu. Người nói sẽ không bảo cho bạn nó được đặt nền tảng trên cái gì; chúng ta đang học hành, chúng ta đang chuyển tải lẫn nhau. Cơ quan thân thể, cùng bộ não của nó, đã bị quy đinh trong hàng triệu năm để gặp gỡ sự nguy hiểm. Khi bạn thấy một con rắn, có phản ứng tức khắc. Phản ứng đó được đặt nền tảng trên sợ hãi hay trên thông minh?
Hãy tìm hiểu điều này cho chính bạn. Đừng chờ đợi một đáp án từ người nói. Nếu bạn chờ đợi một đáp án, vậy thì bạn biến người nói thành một uy quyền, thành một giáo sư; và như chúng ta đang nói trong một trường đại học, người giáo sư trở thành uy quyền, và tôi hy vọng bạn sẽ không biến người nói thành một uy quyền, bởi vì uy quyền là sự khước từ tự do khi chúng ta đang thâm nhập. Vì vậy không có uy quyền, ít nhất đến mức độ mà chúng ta quan tâm. Và đó là một hành động vĩ đại của hiểu rõ khi bạn gạt đi tất cả uy quyền với mục đích để tìm ra, để thâm nhập – cái trí của bạn được tự do rồi. Và thâm nhập toàn câu hỏi về uy quyền không phải điều gì chúng ta quan tâm vào lúc này. Nhưng trong tìm hiểu sợ hãi, chúng ta sẽ thấy sự liên quan của nó đến uy quyền.
Vì vậy chúng ta đang hỏi: Liệu do bởi sợ hãi mà khơi dậy hành động tức khắc khi bạn gặp nguy hiểm? Mặc dù ngay từ khởi đầu của thời gian những tế bào não và toàn cơ quan thân thể đã bị quy định để phản ứng đến sự nguy hiểm, chắc chắn phản ứng không là sợ hãi nhưng là thông minh. Thông minh đòi hỏi rằng bạn phải tồn tại; nếu không, bạn sẽ đi và và quăng bạn vào gầm một xe buýt! Vì vậy thông minh là nhận biết được sự nguy hiểm và hiểm họa của bị hủy diệt, của không-tồn tại. Tôi biết điều này mở ra nhiều câu hỏi, nhưng chúng ta sẽ gặp gỡ những câu hỏi đó nếu chúng ta bắt đầu hiểu rõ bản chất của sợ hãi.
Lúc này, chúng ta đang thâm nhập vào sợ hãi, không chỉ tại mức độ ý thức mà còn tại những tầng sâu thẳm hơn của cái trí, không phải bằng cách theo sát những từ ngữ nhưng bằng cách quan sát những sợ hãi riêng của chúng ta. Nếu bạn là một sinh viên, bạn sợ hãi về tương lai, rõ ràng như vậy. Trong một quốc gia dư thừa dân số như thế này, có sự hoang mang về những việc làm, và vân vân. Vì vậy có sợ hãi, và khi có sợ hãi chúng ta không thể tìm hiểu – hoặc vào cấu trúc bên ngoài của xã hội hoặc vào lãnh vực tinh tế, phức tạp hơn nhiều của chính chúng ta. Vì vậy người ta phải hiểu rõ, học hành, nhận biết được toàn cấu trúc và bản chất của sợ hãi.
Sợ hãi là kháng cự, và kháng cự hàm ý sự phân chia. Và nơi nào có phân chia có không-an toàn, và vì vậy phải có sợ hãi. Chúng ta đang theo cùng nhau chứ? Chúng ta đã học hành cái gì đó mới mẻ, chúng ta đã khám phá cái gì đó mới mẻ: kháng cự đó có những hình thức khác nhau, như quốc tịch, như gia đình, như niềm tin của tôi và niềm tin của bạn, quan điểm của tôi và quan điểm của bạn, thượng đế của tôi và thượng đế của bạn, cách suy nghĩ của tôi và cách suy nghĩ của bạn, trải nghiệm của tôi đối nghịch với trải nghiệm hay hiểu biết của bạn. Và bất kỳ kết luận nào là một kháng cự. Nơi nào có bất kỳ hình thức của kháng cự, chắc chắn nó phải tạo ra sợ hãi.
Vì vậy cái trí, trong quan sát, đang học hành về bản chất và cấu trúc của sợ hãi. Vì vậy, khi bạn đang học hành về sợ hãi, nó là đang học hành của bạn, không phải đang học hành của tôi đang trao tặng cho bạn. Bạn biết, một trong những việc kỳ lạ nhất trong sống là chúng ta muốn được chỉ bảo phải làm gì, chúng ta luôn luôn đang tìm kiếm ai đó để dẫn dắt chúng ta. Người nói không có gì để cống hiến, ông ta không có thông điệp nào để trao tặng cho bạn. Ông ta không đang chỉ bảo cho bạn phải làm gì hay đang gửi gấm cho bạn những lý tưởng mới, những triết lý mới, hay một bộ mới mẻ của những qui luật. Tất cả ông ta đang nói là, ‘Hãy quan sát, hãy nhìn ngắm.’ Và bạn không thể nhìn ngắm, quan sát, và lắng nghe nếu có sợ hãi.
Vì vậy có sợ hãi khi có bất kỳ hình thức nào của phân chia, và kháng cự. Khi bạn sử dụng từ ngữ ‘chủ nghĩa quốc gia’, bạn phân chia thế giới. Khi bạn tách rời chính bạn như một người Ấn giáo, một người Hồi giáo, một người Parsi, và mọi chuyện của nó, và người khác cũng làm tương tự như vậy, chắc chắn các bạn có những chiến tranh. Vì vậy bất kỳ hình thức nào của tách rời, loại trừ, rõ ràng sẽ tạo ra thảm hoạ và sợ hãi. Đúng chứ? Vì vậy sự kháng cự, mà là dựng lên một bức tường quanh chính người ta, chắc chắn sẽ tạo ra sợ hãi.
Vậy thì sự thâm nhập kế tiếp là: Tại sao cái trí và những tế bào não kháng cự, phân chia như ‘chúng tôi’ và ‘chúng nó’ và vân vân? Tại sao? Tôi không biết chúng ta sẽ thâm nhập câu hỏi này như thế nào, bởi vì cái trí bị phân chia trong chính nó, như tầng ý thức bên ngoài và tầng ý thức bên trong, như truyền thống và hiểu biết mới mẻ, như cái của tôi và cái của bạn. Và một phần, một mảnh, của cái trí nói, ‘Tôi phải tìm hiểu tại sao toàn phân chia và kháng cự này lại xảy ra.’ Kháng cự hiện diện vì chúng ta không muốn bị tổn thương; chúng ta mong muốn được an toàn. Và chính kháng cự đó tạo ra sợ hãi. Vì vậy cái trí, khi nhận ra điều này, chất vấn, ‘Tại sao tôi phân chia, tại sao tôi kháng cự?’ Bây giờ, phần nào của bộ não đang đặt ra câu hỏi này? Nó là một phần mà đã tự-tách rời chính nó hay là tổng thể của thân tâm mà đang đặt ra câu hỏi? Bạn thấy sự khác biệt? Một mảnh của cái trí mà đã tự-tách rời chính nó khỏi sợ hãi nói, ‘Bây giờ tôi đã hiểu rõ rằng sợ hãi hiện diện khi có bất kỳ hình thức nào của kháng cự.’ Cái phần riêng biệt đó đặt ra câu hỏi, ‘Tại sao tôi kháng cự?’ Đó không là câu hỏi sai lầm hay sao? Làm thế nào bạn có thể trả lời một nghi vấn tổng thể, căn bản khi nghi vấn đó bị đặt ra bởi một mảnh nhỏ của cái trí? Đáp án của nó sẽ luôn luôn là từng phần và không đúng thực. Liệu một mảnh của cái trí có thể đặt ra một nghi vấn mà là tổng thể hay sao? Hay chính là một cái trí không-phân chia mới có thể đặt ra nghi vấn này?
Vậy là lúc này, sự thâm nhập không phải cái gì tạo ra sự kháng cự nhưng liệu cái trí có thể thấy tổng thể của sợ hãi: sợ hãi của chết, sợ hãi của bị chi phối bởi một người khác, sợ hãi của không có an toàn, sợ hãi của mất đi cuộc sống của một người – bạn sẽ trả lời mỗi sợ hãi riêng của nó, bằng một trong những phân chia của cái trí, hay bạn sẽ đặt ra một nghi vấn tổng thể mà sẽ có đáp án tổng thể?
Vậy là lúc này, chúng ta sẽ tìm ra, thâm nhập, không phải vào sợ hãi nhưng vào bản chất của một cái trí không-phân chia, để cho khi nó đặt ra một nghi vấn sẽ có một đáp án tổng thể. Bạn nắm được chứ? Lúc này, cái trí và quả tim mà không-phân chia, không-kháng cự và vì vậy không-sợ hãi, và vì vậy có thể thâm nhập vào sợ hãi, là gì? Khi chúng ta nói ‘một mảnh của cái trí’, ‘một miếng’, ‘một phần’, điều đó có nghĩa gì? Bạn có khi nào quan sát cái trí riêng của bạn? Hãy quan sát nó, không sửa đổi nó, không nói nó đúng hay sai, nhưng chỉ quan sát nó? – làm thế nào có vô số những phân chia này trong chính người ta, vô số ham muốn, vô số vui thú, sợ hãi, đau khổ; và làm thế nào có sự theo đuổi vui thú và lẩn tránh đau khổ, sợ hãi. Bạn có khi nào quan sát nó trong chính bạn? Nếu bạn đã quan sát, ai là người quan sát? Anh ấy không là một mảnh của bộ não, của cái trí, đang quan sát? Đó là, một phần, một mảnh, đang quan sát những mảnh khác, những phần bị vỡ vụn khác. Điều này thực sự thú vị. Nếu một mảnh đang quan sát mảnh còn lại, đáp án của nó sẽ luôn luôn là từng phần, và thế là sự kháng cự không bao giờ có thể được giải đáp. Và vì vậy sợ hãi không bao giờ có thể biến mất. Vì vậy câu hỏi của chúng ta là: Cái trí nhìn ngắm, quan sát như thế nào? Nó quan sát như một phần, một mảnh, hay tổng thể của cái trí đang quan sát?
Lúc này, chúng ta đang tìm hiểu liệu cái trí có thể quan sát mà không có bất kỳ mảnh vỡ nào, không có người quan sát đang tham gia. Liệu có một quan sát mà không có miếng, mảnh, đang hành động? Mà là, quan sát không có người quan sát. Người quan sát là mảnh, quá khứ. Khi bạn quan sát cái micro này, hay nghìn ngắm hoàng hôn, cây dừa, hay người vợ của bạn, bạn đang nhìn ngắm qua quá khứ, quá khứ là hiểu biết, thông tin, trải nghiệm, mà cốt lõi là một mảnh. Và chắc chắn quá khứ phải tạo ra sự kháng cự. Bởi vì bạn đã có sợ hãi, bạn đã có vui thú, bạn nói rằng, ‘Chúa ơi, liệu ngày mai tôi sẽ có nhiều đau khổ hơn nữa?’ ‘Liệu, ngày mai tôi sẽ có nhiều vui thú hơn nữa?’ Vì vậy quá khứ là người quan sát, là mảnh vỡ. Và cái trí hỏi, ‘Liệu có thể có sự quan sát mà không có người quan sát?’ Đây thực sự là một nghi vấn quan trọng lạ thường. Bởi vì nếu đáp án là đúng thực, vậy thì bạn đã phá vỡ toàn cấu trúc của nỗ lực, của đấu tranh, của xung đột, và thế là của bạo lực.
Vì vậy muốn tìm ra, người ta phải quan sát cách thấy của người ta trong sống hàng ngày như thế nào: cái nhìn của bạn đến cái cây, đến người vợ hay người chồng của bạn, đến vị giáo sư của bạn, đến tương lai. Và liệu bạn có thể thấy mà không có người quan sát? Bởi vì khi có một người quan sát, anh ấy tạo tác không gian và thời gian, mà là một kháng cự. Vì vậy chính bản thể của xung đột là sự phân chia này giữa người quan sát và vật được quan sát. Và đó là tình trạng bị quy định của chúng ta. Chúng ta đã được nuôi dưỡng như thế từ thời niên thiếu. Đó đã là tình trạng bị quy định của chúng ta trong hàng ngàn năm – cái tôi cao hơn và cái tôi thấp hơn, đại ngã và vật chất, Thượng đế và quỉ dữ, tốt lành và xấu xa, luân lý xã hội và vô-luân lý của nó, và vân vân. Vì vậy, liệu ‘Cái tôi’, đó là quả tim, cái trí, những tế bào não, những cơ quan vật chất có thể tự-quan sát mà không chiếu rọi những hàm ý, những liên tưởng của quá khứ?
Bạn biết, những người sử dụng thuốc men, đặc biệt loại thuốc LSD, đã bảo với chúng tôi rằng khi họ sử dụng dạng đặc biệt của chất hóa học này, không gian giữa người quan sát và vật được quan sát biến mất. Và vì vậy có một liên hệ tức khắc, một tiếp xúc tức khắc, một tiếp xúc trực tiếp, một liên hệ trực tiếp. Bạn thấy những vật như thể bạn chưa bao giờ thấy bất kỳ thứ gì trước kia trong sống của bạn. Tôi biết một người dùng thuốc này và đi đến viện bảo tàng quan sát những bức tranh ở đó. Và những màu sắc và những nét cân đối, chiều sâu, những chuyển màu và ánh sáng anh ấy thấy là cái gì đó không thể tin được. Và việc đó bị gây ra bởi phản ứng hóa học; thế là, bạn lệ thuộc vào thuốc men và bạn phải sử dụng nó nhiều thêm nữa, giống như một người nghiện rượu. Bạn phải luôn luôn sử dụng nó để thấy những tuyệt vời của thế giới.
Bây giờ, điều gì chúng ta đang nói là: nếu không có thuốc men, nếu không có qui trình hóa học – mà cũng xảy ra khi bạn nhịn đói, làm cho thân thể của bạn nhạy cảm lạ thường – nếu không làm bất kỳ trò ma mãnh này, liệu bạn có thể thấy, quan sát mà không có người quan sát? Vậy thì bạn sẽ thấy điều lạ thường nhất đang xảy ra, điều nào đó khác biệt lạ thường với điều gì xảy ra qua thuốc men. Bởi vì lúc đó nó không là một việc bị thôi thúc, không là một việc được vun quén, nhưng một thực tế, trải nghiệm được. Điều đó có nghĩa không có sự tách rời của thời gian và khoảng cách và, vì vậy, không có nỗ lực. Lúc đó sống là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Nếu bạn tạo ra một lỗi lầm, bạn sửa chữa ngay tức khắc. Nếu có chút ít xung đột, bạn quan sát nó và loại bỏ nó; có một loại bỏ của nó qua sự quan sát, bởi vì không có người quan sát. Vì vậy có hành động tức khắc.
Thế là, cái trí quan sát sợ hãi mà không có người quan sát. Chỉ đến lúc đó bạn có thể đặt ra nghi vấn tổng thể. Và đáp án tổng thể, chắc chắn, là, ‘Không có sợ hãi’, mà không là một kết luận hợp lý nhưng một sự kiện thực sự. Hãy quan sát, thưa các bạn, người ta sợ chết. Tôi không biết tại sao, nhưng người ta là như thế. Lúc này, làm thế nào bạn sẽ trả lời nghi vấn đó? Làm ơn, hãy quan sát nó, hãy thâm nhập nó một cách tự do, không đang hỏi rằng liệu có đầu thai hay một linh hồn vĩnh viễn và mọi chuyện như thế. Đó là tất cả những trả lời lỗi thời, truyền thống và thực sự không giải đáp bất kỳ vấn đề nào cả. Bởi vì nếu bạn thực sự tin vào luân hồi, nó có nghĩa rằng lúc này bạn phải sống tại tột đỉnh; nếu không bạn phải trả lại cho nó vào đời sau. Đúng chứ? Và bạn không sống; bạn tin vào luân hồi và vẫn vậy bạn sống theo cái cách cũ kỹ. Vì vậy, niềm tin đó không có giá trị gì cả. Điều gì có giá trị là đang sống của bạn, không phải điều gì xảy ra ngày mai.
Bây giờ, người ta sợ hãi chết. Bạn biết chết, sự kết thúc của các cơ quan thân thể, chết của tất cả điều gì bạn đã ấp ủ, đã giữ gìn quý báu; bạn biết điều gì được hàm ý bởi chết. Lúc này, làm thế nào cái trí nhìn vào vấn đề này? Cái trí kháng cự nó? Cái trí sợ hãi nó? Liệu có một hy vọng trong một ý tưởng luân hồi hay một cuộc đời tương lai, hay ngồi bên cạnh Thượng đế trong một đám mây, và mọi chuyện như thế? Hay cái trí quan sát mà không có người quan sát? Bạn đang theo kịp điều này chứ? Nếu bạn quan sát mà không có người quan sát, liệu có chết hay không? Có chết các cơ quan thân thể. Nhưng lúc đó liệu có một sự việc được gọi là chết mà đã chi phối sống của chúng ta như thế? Hãy tìm ra, không phải qua thuốc men, nhưng qua sự quan sát tổng thể cấu trúc của sợ hãi; hãy tìm ra sự quan sát là gì, sợ hãi là gì, kháng cự là gì, nhận biết được sự kháng cự, nhận biết được không chỉ những sợ hãi tầng bên ngoài mà cũng còn cả những sợ hãi tầng bên trong. Nhưng chúng ta không có đủ thời gian để tìm hiểu vấn đề đó lúc này.
Vì vậy chúng ta quay trở lại câu hỏi căn bản: Dốt nát là gì? Dốt nát là không nhận biết được toàn cấu trúc và bản chất của cái trí, bộ não, và tất cả chuyển động của nó; đó chính là bản thể của dốt nát. Bạn học hành từ những quyển sách, từ những giáo sư của bạn, đậu những kỳ thi, có một vài mảnh bằng và có một việc làm – đó không là gì cả. Nó cần thiết trong thế giới điên cuồng này, nhưng hoàn toàn không nhận biết được chuyển động lạ thường, vẻ đẹp, sự tinh tế, sự mau lẹ của tất cả chuyển động bên trong đó, không ý thức được, không tỉnh thức được nó, không chỉ là dốt nát, nhưng nó còn tạo ra sự hủy hoại riêng của nó.
Có lẽ, nếu bạn không chán nản hay mệt mỏi, bạn muốn đặt ra những câu hỏi. Nhưng trước khi bạn đặt những câu hỏi, hãy tìm ra tại sao bạn đặt ra chúng, bởi vì nếu bạn có thể trả lời ‘tại sao’, vì lý do gì bạn đang hỏi, bạn sẽ tìm ra đáp án cho chính bạn. Chúng ta đặt ra một câu hỏi cho ai đó để chỉ bảo cho chúng ta đáp án, và hoặc đồng ý hoặc không-đồng ý với đáp án đó. Vì vậy lúc đó bạn thực sự không đặt ra một câu hỏi gì cả; bạn chỉ đang cống hiến một quan điểm trong hình thức một câu hỏi. Và quan điểm không là sự thật. Theo lý luận, quan điểm không thể hiện sự thật là gì. Vì vậy nếu bạn tìm hiểu toàn nghi vấn của đặt ra những câu hỏi, nó là một sự việc lạ thường. Tại sao chúng ta đặt ra một câu hỏi? Ai sẽ trả lời? Và khi bạn nghe đáp án liệu bạn có thể hiểu rõ nó? Hay bạn muốn có đáp án tùy theo tình trạng bị quy định của bạn, tùy theo ưa thích và không-ưa thích của bạn? Đó là, khi bạn nghe đáp án, liệu bạn diễn giải nó tùy theo những đòi hỏi và những ham muốn đặc biệt của bạn? Hay bạn đang lắng nghe một cách tự do. Nếu bạn đang lắng nghe một cách tự do và nếu bạn đặt câu hỏi một cách tự do, vậy thì có một vẻ đẹp trong đáp án. Vậy thì, bạn có muốn đưa ra bất kỳ câu hỏi nào hay không?

Người hỏi: Có một vật như là linh hồn hay không?
Krishnamurti: Có một vật như là linh hồn, s-o-u-l linh hồn? Hay s-o-l-e­ một mình? (Tiếng cười) Có cái gì đó tách khỏi thân thể, khỏi bộ não, khỏi suy nghĩ, cái gì đó không thời gian, cái gì đó không bị trói buộc trong lãnh vực của thời gian, không hướng về thời gian? Đúng chứ? Đó là điều gì chúng ta thường thường có ý qua từ ngữ ‘linh hồn’. Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ đó, sự thật đằng sau từ ngữ. Làm thế nào bạn biết rằng linh hồn có tồn tại? Bạn đã được dạy dỗ, phải không? Bạn đã bị quy định – giống như người cộng sản bị quy định để không tin một linh hồn. Bạn bị quy định để tin tưởng một linh hồn, đại ngã, cái tôi siêu việt, vân vân, vân vân, và một người khác bị quy định để không tin tưởng tất cả điều này. Lúc này, chúng ta sẽ tìm ra sự thật của vấn đề. Liệu có cái gì đó vĩnh cửu trong chúng ta? Vĩnh cửu có nghĩa không thời gian, cái gì đó không thể bị tác động bởi suy nghĩ – bởi vì suy nghĩ là thời gian, suy nghĩ là quá khứ. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng có một linh hồn, bạn đã tạo ra nó trong thời gian, và nếu suy nghĩ có thể mang nó vào trong phạm vi của nó, vậy thì nó là bộ phận của suy nghĩ. Thế là, linh hồn không vĩnh cửu; nó là bộ phận của suy nghĩ, và bởi vì đã tạo ra ý tưởng về linh hồn này như cái gì đó vĩnh cửu, suy nghĩ có sự an toàn trong đó.

Vì vậy câu hỏi là: Liệu có cái gì đó vĩnh cửu mà không bị đặt vào chung bởi suy nghĩ, suy nghĩ là trải nghiệm, lặp lại, thói quen, truyền thống, tình trạng bị quy định? Liệu có cái gì đó vượt khỏi thời gian, vượt khỏi tất cả đo lường của suy nghĩ? Bây giờ, muốn tìm ra điều đó – không phải như một niềm tin hay bằng cách lặp lại điều gì Shankara hay Buddha hay người nào đó đã nói – muốn thực sự tìm ra điều đó, suy nghĩ phải hoàn toàn không còn, suy nghĩ là người quan sát. Vì vây nếu bạn quan sát mà không có thời gian, bạn có toàn vũ trụ trong hai mắt của bạn, trong quả tim của bạn.

Người hỏi: Sau cái chết của nó, liệu thực thể ‘cái tôi’, mà cố gắng vô vàn để tích lũy, sở hữu, và thành tựu qua sự tồn tại của nó, và trong tiến trình sống nó trải nghiệm những dòng chảy lần lượt của hạnh phúc và đau khổ, liệu cái tôi đó có tiếp tục tồn tại qua sự vĩnh cửu, miễn là thực thể cái tôi còn ao ước tiếp tục trong cùng hình thức này hay trong bất kỳ hình thức nào khác?

Krishnamurti: Chỉ lắng nghe rất cẩn thận. Câu hỏi này được đặt ra bởi một sinh viên và nó nói về chết, về ‘cái tôi’. Nó không nói về sống có nghĩa gì, sống hạnh phúc, sáng tạo, cùng hân hoan vô cùng trong thế giới. Đây là một câu hỏi kiểu mẫu của Ấn độ. Ở Châu âu và Mỹ họ không đặt ra một câu hỏi như thế. Họ đặt ra những loại câu hỏi khác. Trong quốc gia này, bởi vì chúng ta nghĩ chúng ta là những người tôn giáo, chúng ta đặt ra những câu hỏi này, mà có nghĩa rằng chúng ta đã tách rời tôn giáo khỏi sống, khỏi đang sống hàng ngày. Vì vậy người hỏi đang muốn biết: ‘Cái tôi’ này là gì, và khi thân thể chết đi, liệu cái tôi vẫn còn sống trong một hình dạng khác hay trong cùng hình dạng này, và ‘cái tôi’ đó có một tiếp tục hay không?
Bây giờ rõ ràng rằng từ câu hỏi, ‘cái tôi’ được coi như một vật vĩnh cửu, cái gì đó không thể bị hủy diệt. Liệu có bất kỳ cái gì trong sống mà không thể bị hủy diệt? Liệu có bất kỳ cái gì trong sống mà vĩnh cửu? ‘Cái tôi’ của bạn vĩnh cửu hay sao? Bạn muốn nó được như thế, nhưng nó vĩnh cửu hay sao? Làm ơn hãy tìm hiểu. ‘Cái tôi’ này là gì? Nó không là một mớ của những kỷ niệm: những trải nghiệm của tôi, ngôi nhà của tôi, đồ đạc của tôi, sự nhận dạng cùng người vợ của tôi, con cái của tôi, đồ đạc của tôi, tài khoản ngân hàng của tôi, hay cùng một nghề nghiệp đặc biệt, một khả năng đặc biệt, hay sao? ‘Cái tôi’ mà giận dữ, ghen tuông, đố kỵ, chiếm hữu, thống trị, hung hăng – ‘Cái tôi’ đó vĩnh cửu hay sao? Nó là một ký ức, bạn hiểu chứ? Và ký ức là vĩnh cửu hay sao? Người ta muốn nghĩ rằng ‘cái tôi’ là vĩnh cửu bởi vì, lại nữa, trong đó có sự an toàn rằng ít nhất ‘cái tôi’ vẫn tiếp tục, bất kể các cơ quan thân thể. Và vì thế chúng ta bám vào điều đó. Bạn có lẽ không gọi nó là ‘cái tôi’. Bạn có lẽ gọi nó là cái đại ngã, linh hồn, cái tôi cao hơn, cho nó vô số danh tánh, nhưng nó được sinh ra cùng khuynh hướng, cùng động cơ để có cái gì đó vĩnh cửu trong thế giới không vĩnh cửu này. Và khi người ta quan sát một cách tự do, người ta thấy rằng không có sự việc như ‘cái tôi’ như là một thực thể vĩnh cửu. Vậy thì người ta có lẽ hỏi: ‘Nếu không có gì vĩnh cửu, tại sao lại vun đắp bất kỳ đạo đức nào? Làm việc đó có ý nghĩa gì? Tất cả trải nghiệm này là gì?
Muốn tìm ra sự thật của vấn đề, thưa bạn, bạn phải tìm hiểu toàn vấn đề này của cái gì đang suy nghĩ, tìm hiểu liệu suy nghĩ, được gắn kết với ‘cái tôi’ – đồ đạc của tôi, trải nghiệm của tôi, vui thú của tôi, sợ hãi của tôi – có bất kỳ vĩnh cửu nào hay không. Chắc chắn nó không-vĩnh cửu. Cái gì có, nếu người ta có thể sử dụng từ ngữ ‘vĩnh cửu’, là chuyển động của sự sống. Chuyển động – không phải chuyển động của bạn và chuyển động của tôi, chỉ vẻ đẹp của chuyển động. Và chuyển động cùng chuyển động đó, không người quan sát, là nhận biết được cái gì đó thuộc một kích thước hoàn toàn khác hẳn.
Bạn biết không, thưa bạn, thiền định là một trong những sự việc quan trọng nhất trong sống. Thiền định là một sự việc tuyệt vời. Muốn hiểu rõ thiền định là gì bạn phải hiểu rõ người thiền định. Người thiền định là thiền định và không còn gì nữa. Và nếu bạn hiểu rõ người thiền định, bạn đã hiểu rõ sự khởi đầu tổng thể và sự kết thúc của sống.

Ngày 19 tháng mười hai năm 1969

J. KRISHNAMURTI

Trích:TẠI SAO BẠN ĐANG ĐƯỢC GIÁO DỤC?
WHY ARE YOU BEING EDUCATED?
[www.thuvienhoasen.org ]
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 2-2011 –

Giòng Sông Của Ðời Sống

Giòng Sông Của Ðời Sống

Tôi tự hỏi có khi nào bạn đi dọc theo bờ sông, bạn chợt thấy có một cái vũng ao nhỏ nằm kế bên giòng sông hay không? Chắc là có, anh chàng câu cá nào đã đào chơi để đó. Bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt: giòng sông thì rộng, sâu, luôn trôi chảy không ngừng nghỉ, trong khi vũng nước đặc sệt những bùn lầy vì nó nằm một chỗ, không thông thương với giòng sông. Dĩ nhiên là không thể nào có cá lội trong vũng nước đó được, không thể nào sinh động như giòng sông. Bạn có thấy nhân loại giống như thế hay không? Mỗi người tự đào lấy một cái vũng nhỏ cho mình, ẩn nấp trong đó, tự tách rời ra khỏi mạch sống của cuộc đời kẹt cứng trong vũng nước ao tù đó cho tới chết và gọi là sự dính mắc, thối rửa, đó là kiếp người.

Không phải sao? Tất cả chúng ta đều mong cầu sự vĩnh cửu, chúng ta muốn một thú vui nào đó cứ kéo dài vô tận. Chúng ta đã đào một cái hố nhỏ rồi dùng gia đình, phong tục tập quán, tôn giáo làm hàng rào tự giam mình trong đó, chết trong đó. Chúng ta đã để đời sống trôi qua. Cái đời sống tuy vô thường, luôn luôn biến đổi chớp nhoáng, nhưng là một đời sống có chiều sâu thăm thẳm, có vẻ đẹp tuyệt vời và có sức sống kỳ diệu! Nếu bạn chịu khó ngồi yên lặng cạnh giòng sông, bạn sẽ nghe được tiếng sóng vỗ, tiếng nước chảy. Ðó là khúc hát của dòng sông! Luôn luôn có một sự chuyển động hướng về chỗ sâu thẳm hơn, bao la hơn. Ngược lại, trong vũng bùn kia, mặt nước ao tù ứ đọng không hề có một sự sống nào. Nếu đem đối chiếu, bạn sẽ thấy phần lớn chúng ta muốn hiện hữu theo kiểu vũng nước ao tù, tách rời khỏi quy luật của đời sống. Chúng ta cho rằng kiểu hiện hữu này là đúng, do đó chúng ta phát minh ra hàng loạt những triết lý để biện minh cho nó. Chúng ta muốn được an toàn, muốn né tránh tất cả mọi xáo trộn trong đời sống . Sự kiện nói trên có ý nghĩa bạn mong cầu những chuyện vui sướng sẽ không bao giờ chấm dứt, trái lại những điều buồn khổ, khó khăn cần phải chấm dứt càng sớm càng tốt! Chúng ta muốn tên tuổi chúng ta được mọi người biết đến, muốn gia đình tài sản còn mãi mãi, lưu truyền đến đời con cháu. Muốn kéo dài một cuộc sống vĩnh cửu trong vũng nước ao tù, muốn mọi việc không thay đổi gì cả. Vì lẽ đó chúng ta đã dựng lên một xã hội nhằm bảo đảm cho sự tồn tại của tài sản, tên tuổi, danh vọng của chúng ta. Nhưng tiếc thay, cuộc sống không phải như vậy! Cuộc sống vốn dĩ vô thường! Cũng giống như những chiếc lá xanh tươi trên cây kia rồi một ngày nào đó cũng phải lìa cành! Tất cả mọi vật đều biến dời. Có bao giờ bạn thấy bức tranh tuyệt mỹ của một bóng cây trơ cành in trên nền trời bao la hay chưa? Ðường nét của những cành khẳng khiu trụi lá, là cả một bài thơ hay một khúc hát tuyệt vời. Không còn một chiếc lá nào, nhưng rõ ràng là cây đang chờ mùa xuân tới để rồi một lần nữa lá xanh sẽ rì rào reo vang đầy cành, qua mùa Thu hong lá cho vàng úa, để rồi đến đầu Ðông gió sẽ cuốn đi hết. Ðó chính là đời sống! Nhưng chúng ta không hề nghĩ như vậy. Chúng ta bám víu vào con cái, nhà cửa, truyền thống, tên tuổi... Vì chúng ta muốn mọi sự đều còn hoài. Ðó chính là lý do khiến ta sợ chết! chúng ta sợ đánh mất những cái mà chúng ta đã quen thuộc, đã biết. Cuộc đời không đứng yên một chỗ như ta muốn. Lá rụng, tuyết tan, trăng tàn, hoa úa, người vật đều sẽ chết..v..v.. Vậy cớ sao ta lại cứ muốn đi ngược lại để tham cầu địa vị, quyền thế cứ còn mãi mãi Cuộc sống giống như một giòng sông: Trôi chảy không ngừng, luôn luôn tìm tòi, khám phá, thúc giục, sóng nước tràn lên bờ, soi vào tận những hang hóc xa xôi. Khổ thay! cái tâm con người lại không chịu chấp nhận chuyện đó. Chúng ta nghĩ nếu phải sống thường xuyên trong cảnh biến dời như thế thì quá nguy hiểm, quá bất trắc. Còn đâu là sự bình an nữa! Vì thế mỗi người tự xây lấy một thành trì kiên cố bằng những bức tường tập tục, giáo điều, triết lý, chánh trị, xã hội. Rồi thì gia đình, tên tuổi, danh vọng... mà chúng ta khổ công gây dựng... tất cả đều nằm gọn trong những bức tường này, xa rời khỏi cuộc sống. Họ không hề biết rằng cuộc sống nằm ở ngoài những bức tường, cuộc sống luôn luôn biến đổi, luôn luôn tìm cách xâm nhập để phá vỡ những bức tường chứa đầy hệ lụy, khổ đau này. Thượng Ðế hay thần thánh nằm trong những bức tường này đều là giả tạo, những giáo điều, triết lý trong đó cũng vô nghĩa vì đời sống thực sự là ở ngoài những bức tường kia. Một cái tâm không bị giam hãm trong những bức tường này, không mang gánh nặng của những tích lũy, thủ đắc; Một cái tâm với sự hiểu biết chân chính để sống theo định luật vô thường của vũ trụ, cái tâm ấy chính là đời sống. Cái tâm cứ đi tìm kiếm sự trường tồn sẽ sớm đi đến chỗ chết cứng, giống như vũng nước ao tù ở cạnh giòng sông đầy dẫy thối rữa, hư nát. Khi bạn hiểu được điều này, cuộc đời bạn sẽ hoàn toàn thay đổi, tương quan giữa bạn và đời sống, với bạn bè, vợ chồng con cái sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Lúc ấy bạn sẽ không cần phải tự chứng minh bằng cách đạt tới một mục tiêu nào cả, vì bạn hiểu rõ mọi sự tham cầu đều chỉ đem lại khổ đau và buồn phiền. Lúc bạn khám phá ra sự thật kỳ diệu của đời sống, bạn sẽ tìm thấy cái đẹp của tình thương, lòng nhân ái. Về phần cái tâm cố sức đào xới một vũng nước phẳng lặng, an toàn, trường tồn... chỉ dẫn dắt đến sự tối tăm, thối nát. Một khi đã ngủ yên trong vũng nước ao tù đó rồi, người ta sẽ ngại ngùng, không muốn phiêu lưu, tìm tòi, khám phá gì nữa. Bạn có biết tôn giáo là gì không? không phải bài ca ngợi Chúa trong giáo đường, cũng không phải tụng kinh nơi chùa chiền hoặc bất cứ một hình thức lễ nghi hay mê tín dị đoan nào do con người bày đặt ra. Tôn giáo thực sự là những tình cảm thân thương, là tình yêu vĩnh cửu, cũng giống như giòng nước trên sông cũng mãi mãi lưu chuyển không ngừng. Với sự hiểu biết này, sẽ có một khoảnh khắc nào đó bất chợt bạn thấy những cuộc săn đuổi, tìm kiếm không còn cần thiết nữa! Và sự dừng lại này, sự chấm dứt này chính là khởi đầu cho một trạng thái khác hoàn toàn mới lạ, vượt ra ngoài những phát minh hay những trò chơi của trí óc. Bạn thể nhập vào chính đời sống, đó là tôn giáo thật sự. Bạn chỉ làm được điều này khi bạn từ bỏ cái vũng ao tù để hòa nhập vào với giòng sông của cuộc đời. Lúc ấy, bạn cứ phó mặc cho cuộc đời đưa đẩy bạn, nó sẽ dẫn dắt bạn, tự bạn không phải làm gì cả. Vì bạn đã là một phần của đời sống rồi. Bạn không phải lo lắng cho sự an toàn, không phải quan tâm tới điều thiên hạ bàn tán hay không bàn tán. Ðó chính là vẻ đẹp của cuộc sống.
Hỏi : Ðiều gì làm chúng ta sợ chết ?
KrishnamurtiBạn có nghĩ khi chiếc lá lìa cành nó có sợ chết hay không? Cánh chim bay trên trời tìm cách tránh chết? Không! chúng nó không hề quan tâm tới cái chết. Chúng nó quá bận rộn đi kiếm sâu, làm tổ, ca hát, hay bay lượn rất là vui thú. Bạn có khi nào thấy một cánh chim soải thẳng lên trời xanh buông thả tận cùng, không đập cánh để mặc cho gió đưa đi? Chắc là chúng chẳng buồn nhớ đến cái chết làm chi, chúng đang tận hưởng cuộc đời. Nếu cái chết đến, được thôi! tức là chấm dứt sống. Cái gì xảy ra sẽ xảy ra; bây giờ hãy cứ sống tận cùng từng giờ từng phút. Chỉ có chúng ta, cứ mãi bận tâm về cái chết, vì chúng ta không biết sống. Chúng ta đang chết mà không biết. Những người già đi gần tới nấm mồ đã đành, nhưng những người trẻ cũng không xa lắm đâu! Chúng ta sợ chết vì chúng ta sẽ mất vợ con, bạn bè; mất những cái khổ công học hỏi, gầy dựng. Nếu như có thể đem theo hết những thứ đó, có lẽ chúng ta ít sợ chết hơn chăng? Bạn thử sống một ngày xả bỏ tất cả những lo âu, dẹp bỏ mọi chuyện qua một bên để xem xét sự gì xảy ra! đừng mang những buồn phiền từ ngày này sang ngày nọ, từ giờ này qua giờ khác. Khi bạn được giải thóat khỏi những ràng buộc này, bạn được tự do, từ đó một cuộc sống mới nảy sinh ra bao gồm cả sự sống lẫn cái chết. Chết chỉ là sự chấm dứt một trạng thái, và chính trong cái chết có ẩn chứa một sự đổi mới.
Hỏi: Công trình của nhân loại là gì ?
Krishnamurti: Theo bạn nó là gì? Phải chăng là đi học, thi đậu, kiếm việc làm và cứ thế mà tiếp tục cho đến hết đời! hoặc là đi nhà thờ, lui tới chùa chiền, gia nhập hội đoàn? Hay giết chết thú vật để ăn thịt? Còn nữa, xây cầu cho xe cộ chạy qua sông, đào giếng để lấy nước uống, khoan giếng dầu, leo núi, chinh phục không gian, sáng tác thi văn, yêu thương thù hận... ? Chung quanh chúng ta, thiên hạ đang xây dựng một nền văn minh để rồi sẽ bị sụp đổ vài thế kỷ sau đó, gây ra chiến tranh, tạo ra Thượng Ðế theo hình ảnh của con người, tàn sát đồng loại, nhân danh tôn giáo hay tổ quốc, thảo luận hòa bình và tình anh em trong khi đối xử tàn tệ với đồng loại. Ðó là công trình của con người ư? !! Tất cả những sự việc kể trên đưa tới sự đổ nát và khốn cùng, xáo trộn và tuyệt vọng. Tột đỉnh xa hoa hiện hữu ngay kế bên tận cùng nghèo khổ, bệnh tật, đói khát. Còn gì nữa? còn gì được coi là công trình thực sự của con người? Phải chăng là khám phá ra chân lý; là yêu thương mọi người chớ không phải là lòng ích kỷ, chỉ quan tâm tới những hoạt động trong phạm vi nhỏ hẹp của mỗi người.
Hỏi: Tại sao chúng ta tôn thờ Thượng Ðế ?
Krishnamurti: Thực ra chúng ta không hề tôn thờ Thượng Ðế. Bạn đừng cười. Chúng ta đâu có yêu Thượng Ðế, vì nếu chúng ta yêu Thượng Ðế thì chúng ta sẽ không tôn thờ Thượng Ðế. Khi tôn thờ có nghĩa là bạn sợ sệt. Ðền đài, những nơi thờ phượng thiêng liêng không phải là không có Thượng Ðế trong đó. Ðấy chỉ là sản phẩm tạo ra từ lòng sợ hãi mà thôi. Chỉ những người đau khổ, những người sợ sệt mới tôn thờ Thượng Ðế. Và thường chính những kẻ quyền thế, giàu sang, địa vị là những kẻ đau khổ. Hạnh phúc chỉ có khi bạn tự giải thoát ra khỏi ràng buộc đó, nhất là sự tôn thờ Thượng Ðế. Chỉ có những kẻ khốn khổ, bị dằn vặt, đang tuyệt vọng là thường lui tới chỗ thờ phượng để van cầu, xin xỏ. Nếu họ tạm gác sự tôn thờ để suy nghĩ về sự khốn khổ của mình, hiểu rõ bản chất của nó; họ sẽ trở thành người hạnh phúc, vì lúc ấy họ khám phá thấy đâu là chân lý, đâu là Thượng Ðế. 

Krishnamurti
Diệu Quế dịch

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Khi lắng nghe tâm được buông xả

Khi lắng nghe tâm được buông xả

Có người đang nói và bạn lắng nghe. Chính cái hành động lắng nghe đó làm cho tâm bạn được buông xả. Khi bạn thấy một sự vật, ngay chính nhận thức của nhìn giải tỏa bạn khỏi sự vật. Chính sự nghe, chính sự nhìn vào thực thể tự nó có hiệu quả phi thường không cần đến sự cố gắng của suy nghĩ .
. . . Chúng ta thử xét một chuyện — thí dụ tham vọng. Chúng ta đã biết quá rõ về tham vọng, nó làm chuyện gì, hậu quả ra sao rồi. Một lòng dạ đầy tham vọng thì không bao giờ biết đến cái gì là cảm thông, thương xót, yêu đương. Một tâm hồn đầy tham vọng là một tâm hồn tàn nhẫn — hoặc thuộc về tinh thần, hay là đối với ngoại cảnh, hoặc trong nội tâm. Chúng ta đã nghe nói như vậy, nghe như vậy, cho nên ngày nay, khi nghe nói về tham vọng, chúng ta diễn dịch thành: “Làm sao mà tôi có thể sống trong cái thế giới này, cái thế giới đã được xây dựng bởi tham vọng.” Như thế là bạn đã không nghe. Bạn đã trả lời ngay, bạn đã phản ứng với lời phát biểu, với sự kiện, cho nên bạn đã không nhìn rõ được chính sự kiện. Bạn chỉ diễn dịch sự kiện hoặc đề ra một ý kiến về sự kiện, hoặc đáp ứng sự kiện; cho nên bạn đã không thấy rõ sự kiện. . . .
Nếu người ta chịu lắng nghe — chỉ lắng nghe trong cung cách không có bất cứ sự đánh giá, nhận xét, phản ứng, ý kiến nào — khi đó chắc chắn là thực tế sẽ nẩy sinh ra năng lực để xua tan, xóa bỏ, quét sạch cái ý nghĩ về tham vọng vốn gây nên mâu thuẫn . . .
Chú ý mà không chống đối
Bạn hẳn đã biết khoảng không là gì. Trong phòng này có khoảng không. Khoảng cách từ đây tới quán trọ của bạn, từ cây cầu tới nhà bạn, từ bờ sông bên này tới bờ bên kia — tất cả đều là khoảng không. Bây giờ tôi xin hỏi rằng có khoảng không nào trong tâm bạn không? Hay là nó quá chật cứng đến nỗi không còn lấy một khe hở?
Nếu tâm bạn có khoảng trống, thì trong khoảng trống đó có sự an tịnh — và vì có sự an tịnh đó mà mọi thứ khác có thể xen vào được, nhờ thế bạn có thể lắng nghe, bạn có thể chú ý mà không có sự phản kháng. Do đó, sự có khoảng trống trong tâm là rất cần thiết.
Nếu tâm bạn không quá đầy ắp, không bị bận rộn suy nghĩ liên lục, thì nó có thể lắng nghe tiếng chó sủa, tiếng đoàn xe lửa chạy qua cầu từ xa, đồng thời cũng nhận thức được rõ ràng điều một người đang nói tại đây. Tâm trí khi đó hoàn toàn sống động, nên không bị mất tác dụng.
Chú ý mà không cố gắng
Có sự chú ý mà tâm không bị cuốn hút vào chăng?
Có sự chú ý mà không tập trung vào một đối tượng chăng?
Có sự chú ý mà không có bất cứ loại động lực, ảnh hưởng, hoặc ép buộc nào chăng?
Cái tâm có thể hoàn toàn chú ý mà không có một cảm giác bị ngăn cản nào chăng?
Chắc chắn là nó làm được, và đó chính là tình trạng chú tâm độc nhất, ngoài ra chỉ là sự nuông chiều hoặc mánh lới của cái tâm. Nếu bạn có thể hoàn toàn chú tâm mà không bị lôi cuốn vào cái gì, không có cảm giác bị ngăn cản nào, bạn sẽ biết thế nào là thiền định, bởi vì trong sự chú tâm đó, không có cố gắng, không có phân chia, không có nỗ lực, không có tìm tòi kết quả.
Tóm lại, thiền định là một quá trình khai phóng tâm linh ra khỏi sự ràng buộc của mọi loại hệ thống, và là sự chú tâm mà không bị lôi cuốn hoặc cố gắng để tập trung tư tưởng. 

J. Krishnamurti — The Book of Life
Người dịch: Danny Việt (ĐPK)

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

VÀI CHÚ GIẢI VỀ THIỀN ĐỐN NGỘ

...... .... .. . .
VÀI CHÚ GIẢI VỀ THIỀN ĐỐN NGỘ
Nguyên Giác Phan Tấn Hải

Phụ Lục 2
KRISHNAMURTI VÀ THIỀN ĐỊNH



 Krishnamurti là một nhân vật mang nhiều tính tiền định. Trọn đời ông như một vở kịch được sắp sẵn để mà chơi. Năm 1909, khi ông mười bốn tuổi, bà Annie Besant, chủ tịch Hội Thông Thiên Học, một vận động tổng hợp Triết học Tây phương với giáo lý nhà Phật và Ấn Độ giáo, tuyên bố Krishnamurti là hóa thân của Maitreya (Đức Từ-thị hay Phật Di Lặc). Bà thành lập hội Ngôi Sao để chuẩn bị cho ông - vị giáo chủ tương lai của thế giới đó - khi lớn lên sẽ giảng dạy một giáo lý mới cho thời đại mới.

Năm 1929, Krishnamurti tuyên bố giải tán hội Ngôi Sao. Bấy giờ ông tuyên bố "Truth is a pathless land," Chân lý là mảnh đất không lối ngõ gì cả. Điều này có thể gợi nhớ tới ngôn ngữ Thiền, con đường không đường, cửa không cửa (vô môn quan). Từ đây, ông đi nhiều nơi trên thế giới để nói về giảng dạy mới này. Ông nói chuyện về gần như là tất cả mọi vấn đề của con người. Phương pháp thường dùng nhất là đối thoại, ông thường đưa ra những câu hỏi, chất vấn, khảo sát về Tâm (Thoughts and feelings) chỉ thẳng cái tánh không thực của nó, sự lập đi lập lại giả tạo của nó. Có thể nhớ tới kinh Phật nói: "Tâm như diễn viên, ý như thằng hề." Ngôn phong của ông mang nhiều tính phủ định (negation), cũng triệt để như ngôn phong của hệ thống Bát Nhã.

Đức Phật Sống Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, người được dân tộc Tây Tạng tin tưởng là hóa thân của Đức Quan Âm, đã so sánh Krishnamurti với Nagarjuna (Tổ Long Thọ, người hình thành 5 hệ thống giáo lý nhà Phật, trong đó có giáo lý Tánh Không của Bát Nhã). Năm 1956, Đức Đạt Lai Lạt Ma và Krishnamurti gặp nhau tại Madras, Ấn Độ. Không có sách nào tường thuật buổi gặp nhau này một cách chi tiết. Hai hóa thân Phật này, một Di Lặc và một Quan Âm, đã nói gì với nhau không ai biết, có đấu phép để phân biệt bạn thù không cũng chẳng ai hay. Trang 202-203 của sách Krishnamurti A Biography của bà Pupul Jayakar chỉ ghi vài dòng, trong đó có một chữ "coexperience" của Đức Đạt Lai Lạt Ma phê bình về cuộc nói chuyện đó. Nói theo Thiền là đã ấn chứng cùng vào nhà Tổ, đi chung lối chim bay, thở chung một lỗ mũi với Phật.
Bài này trích dịch từ trong Krishnamurtís Notebook, sách ông viết lúc gần cuối đời, năm 1961, gồm một số đoạn nói lên quan điểm của ông về Thiền định. Nếu so sánh quan điểm này về Thiền của Krishnamurti với pháp Thiền Tào Động, Lâm Tế Tây Tạng, ta thấy rất nhiều điều giống nhau. Nói rõ hơn là, khác chỉ là ở thủ đoạn khai ngộ, Pháp bảo nhậm hoàn toàn như nhau. Nhưng than ôi, còn thấy có một pháp vẫn còn là chưa được.

TRÍCH VĂN
Trang 51:
Thiền định là sự vắng mặt của tất cả những gì gọi là ý thức, không phải để tiếp nhận, nhưng để làm vắng mặt, để quét sạch, để trống không tất cả những gì gọi là nỗ lực. Ở đó sẽ là chỗ cho sự vắng lặng, không phải là chỗ được tạo nên bởi tư tưởng và các sinh hoạt trí thức, mà là chỗ (cảnh giới) đó đến qua sự phủ định và phá hoại, khi không còn chút gì của tư tưởng (niệm) và các dự phóng của nó. Chỉ ở Tánh Không mới có Sáng Tạo.
Trang 81:
Thiền định không với một công thức nào hết, không với một động cơ và lý luận nào hết, không một nơi để đến và mục đích nào hết, là một hiện tượng khó tin. Loại Thiền định này không chỉ là một bùng nổ vĩ đại làm trong sạch tất cả nhưng cũng còn là sự chết (1). Ở đây không còn cái gì gọi là ngày mai nữa (Thời gian chấm dứt).
Trang 82:
Không có cái ngày mai trong Thiền định, (vì) không có lý luận gì được với cái chết. Cái chết của hôm qua và ngày mai không để lại chút khoảnh khắc gì trong hiện tại, và thời gian luôn là khoảnh khắc, nhưng sự hủy diệt (thời gian) này là cái hoàn toàn mới. Thiền định là như vậy, không phải là những con toán ngốc nghếch của bộ óc đi tìm sự an toàn. Thiền định là sự hủy diệt cái an toàn, và có cái đẹp tuyệt diệu trong Thiền định, không phải là cái đẹp của những gì được tạo dựng nên bởi con người hay Thiên nhiên, nhưng là cái đẹp của cái vắng lặng. Cái vắng lặng này là cái KHÔNG, trong đó và từ đó tất cả (vạn pháp) lưu xuất và hiện hữu (2).
Trang 142:
Thiền định là cửa ngõ đi vào cái không vô tận (3). (Meditation was an opening into immeasurable emptiness).
Trang 143:
Thiền định sinh khởi ra cái Đó (4), nó thuộc về sự trong sạch (thanh tịnh) bùng vỡ. Sự thanh tịnh của nó không để lại chút manh mún nào hết, nó ở đó, nó là tất cả và không có gì là từng hiện hữu. Khi không có gì hết thì là nó. Nó (Thiền định) là sự thanh tịnh của tất cả các yếu tính. Sự bình an này là cảnh giới vô tận, vô biên giới, của Tánh Không bất khả tư nghị.
Trang 170-171:
Nơi hàng hiên thoảng mùi thơm (nơi ông ở), khi bình minh chưa tới và hàng cây vẫn còn vắng lặng, cái gì là bản chất chính là cái đẹp (LND: essence dịch là bản chất hay yếu tính, có nên dùng chữ Tánh của Thiền không?). Nhưng cái yếu tính này thì không có thể kinh nghiệm. Kinh nghiệm phải chấm dứt, phải chết đi, vì kinh nghiệm chỉ làm củng cố thêm cái đã biết. Cái đã biết thì không bao giờ là bản chất, là yếu tính (LND: nghĩa của chữ yếu tính thường được định nghĩa cách Triết học là, cái gì làm cho nó là nó). Thiền định không bao giờ là một kinh nghiệm xa hơn; nó không chỉ là sự chấm dứt kinh nghiệm, mà sự chấm dứt này chỉ là một đáp ứng tới sự thách thức, lớn hay nhỏ. Nhưng nó (Thiền định) là sự mở ra cánh cửa của Pháp Tánh (the door to essence), mở ra cánh cửa của một lò sưởi, trong đó lửa đang đốt cháy hoàn toàn, không để lại chút tro bụi, không gì còn sót lại nữa. Chúng ta là những cái sót lại, những kẻ nói vâng của nhiều ngàn ngày hôm qua, một chuỗi liên tục của trí nhớ không thôi, của sự lựa chọn và tuyệt vọng. Cái gọi là Đại Ngã và Tiểu Ngã là khuôn mẫu của hiện hữu, và hiện hữu là tư tưởng, và tư tưởng là hiện hữu, với đau khổ không bao giờ chấm dứt. Trong ngọn lửa của Thiền định, tư tưởng chấm dứt cùng với cảm xúc, vì không có cái nào đã là tình yêu cả. Không có Tình yêu thì không có yếu tính; không có Tình yêu thì chỉ có tro bụi mà trên tro bụi này sự hiện hữu của chúng ta hình thành. Chỉ ở trong Tánh Không, mới có Tình yêu (5).
Trang 175; Trong khi ông đang đi bộ:
Vừa khi con đường rẽ về phía đông, cái Đó (otherness) hiện đến. Nó đến chan hòa đổ xuống những làn sóng lớn dày đặc của sự linh thánh vô biên. Như dường các tầng trời mở ra cho cái không-gọi-tên-được hiện đến từ cái vô lượng vô biên đó; Nó đã sống ở đó suốt ngày, tôi (ông khiêm tốn dùng chữ One, ngôi thứ ba) đột nhiên nhận ra và chỉ bây giờ, đang đi bộ một mình trong khi những người bạn khác đã vào ngã quẹo khác, tôi nhận ra sự kiện đó. Và cái gì làm cho sự kiện này khác thường chính là cái đang xảy ra; nó là đỉnh cao của cái trước giờ vẫn đang diễn tiến và không phải là một sự kiện riêng biệt (6). Có ánh sáng, không phải ánh sáng mặt trời hay đèn nến gì của con người, các loại ánh sáng này chỉ tạo nên bóng (shadows) thôi. Nhưng có ánh sáng không tạo nên bóng và nó là ánh sáng.
Trang 148:
Đang đi bộ và nói chuyện, Thiền định vẫn đang tiếp tục trong những lời và vẻ đẹp của đêm. Nó vẫn đang tiếp diễn ở một chiều sâu rộng lớn, trôi chảy bên ngoài và cả bên trong (Tâm). Nó đang bùng nổ và tỏa rộng ra.
Trang 212:
Thiền định là lang thang xuyên qua thế giới của tri thức và xa lìa khỏi nó để thâm nhập vào cái chưa từng được biết, cái không biết (the unknown).
Trang 217:
Thiền định là sự phủ định thuần túy nhất. Sự phủ định này không là kết quả của mọi phản ứng. Để từ chối, và duy trì ở trong sự từ chối này của phủ định đó là hành động không với một động cơ, cũng là Tình yêu vậy.
Trang 219:
Thiền định không phải là con đường của một nỗ lực nào hết. Tất cả nỗ lực chỉ đưa tới mâu thuẫn, đối kháng. Nỗ lực và chọn lựa luôn luôn là nguyên nhân của mâu thuẫn, sẽ làm cho Thiền định trở thành một chạy trốn thực tại, trốn cái đang làm. Thiền định chân chính sẽ đưa tới cái Đó, làm vắng lặng hoàn toàn một bộ óc vốn đã yên tĩnh. Bộ óc chỉ đơn giản là một hành lang cho cái vô lượng vô biên đó, cũng hệt như dòng sông rộng và sâu giữa 2 bờ dốc, cái Khác kỳ lạ này chuyển động với không một phương hướng và thời gian.
Cũng trang 219:
Thiền định là ngọn lửa đốt cháy sạch tất cả thời gian và khoảng cách, tất cả thành tựu và kinh nghiệm. Chỉ có cái Chơn Không vô lượng vô biên nhưng trong đây chính là chuyển động, là Sáng Tạo.
Trang 222:
Thiền định tiếp tục (trong cơ thể ông) với sự vắng lặng đó, và vắng lặng đó chính là Tình yêu. Nó không phải là yêu một vật gì hay người nào, một hình ảnh hay biểu tượng nào, chữ hay tranh. Nó đơn giản là tình yêu, với không một cảm xúc (feeling). Nó tự hoàn toàn trong chính nó, trần truồng, dầy đặc, không một nguyên nhân và phương hướng.
Cùng trang 222:
Trong Thiền định không có sự lập lại, không có sự tiếp nối của thói quen; chỉ có cái chết của tất cả mọi cái đã biết và có những trận mưa hoa của cái bất khả tri (unknown).

Ghi Chú:
(1) Có thể gợi nhớ tới một câu trong Thiền: "Đại tử nhất phiên," một phen chết lớn. Ở đây, hai ý không hoàn toàn trùng nhau. Đoạn này của Krishnamurti còn gợi nhớ tới bài kệ trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Sinh diệt dĩ diệt, tịch diệt vi lạc." Tạm dịch là, tất cả những gì gọi là sinh với diệt đều tiêu ma cả rồi, chỉ có cái Tánh Không Vắng Lặng này mới là niềm vui thật thôi.
(2) Điều này lại gợi nhớ tới chủ trương Chơn Không Diệu Hữu của Kinh Pháp Hoa. Trong cái Không chơn thật và tuyệt đối đó mới lưu xuất và hiện hữu cái Có kỳ diệu.
(3) Ngôn ngữ của Bát Nhã lại xuất hiện ở đây.
(4) Chữ cái Đó tạm dịch từ chữ The Otherness. Chữ này trong sách không được định nghĩa rõ ràng. Krishnamurti không có thói quen định nghĩa điều gì cả. Nếu dịch là cái Khác sợ không đúng theo văn mạch. Thấy được cái Đó phải chăng là Thấy Tánh theo ngôn ngữ của Thiền? Xin ghi một phần nguyên văn cho độc giả ghi nhận, chú ý có một chữ is ở thì hiện tại trong toàn văn ở thì quá khứ: "Meditation yeilded to the otherness; It was of shattering purity. Its purity left no residue; it was there, that is all and nothing existed."
(5) Đoạn này tương hợp với một đoạn kệ trong Kinh Lăng Già: "Viễn ly đoạn thường, thế gian hằng như mộng, tri bất đắc hữu vô, nhi hưng đại bi tâm."
(6) Cái trước giờ vẫn đang diễn tiến (what had been going on), không hiểu ý Krishnamurti ám chỉ điều gì. Trong văn mạch có thể hiểu theo 2 cách. Chữ cái Đó (cái Khác - otherness) ở đây có thể dịch, mượn chữ nhà chùa, là Tánh, một cách tương hợp. Ở đây, Krishnamurti nhìn Thấy Tánh hiển hiện trước mắt. Nghĩa thứ nhất của cái-trước-giờ-vẫn-đangđiễn-tiến có thể là, ám chỉ cái Tánh đó trước giờ vẫn bất sinh bất diệt bất tăng bất giảm... Nghĩa thứ nhì có thể có là, ông ám chỉ cái trong sách, ông gọi là process. Cái process này bắt đầu với ông từ năm hai mươi tám tuổi (năm 1922), năm ông chuyển hướng giáo lý phủ định tất cả. Có thể nói theo nhà chùa, giai đoạn này của ông là chuyển từ Như Lai Thiền sang Tổ Sư Thiền. Từ đó, ông chịu những cơn đau liên tục ở đầu và xương sống. Theo ông (?) đó là do pháp môn Không có gì để tu hết, nói theo Thiền là pháp bổn như vô pháp, nói theo ông là ở với cái Tánh Không Thường Tịch (nguyên văn là stillness and emptiness). Cuốn Krishnamurtís Notebook này được viết năm 1961, tức bốn mươi năm sau lần Đại Tử Nhất Phiên đó, nhưng cơn đau do process vẫn liên tục. Theo giải thích của bà Pupul Jayakar, tác giả quyển Krishnamurti A Biography, cơn đau do process đó là sự tỉnh thức và đi lên của luồng hỏa hầu trong người Krishnamurti. Bà Pupul Jayakar là bạn thân của Krishnamurti, là phó chủ tịch Krishnamurti Foundation, một triết gia lớn của Ấn Độ. Tuy nhiên, chúng ta không hề nghe Krishnamurti hay một Thiền Sư nào hở môi nói về con rắn đen hay đỏ gì hết. Còn chuyện nghe gì bên tai, thấy gì trước mắt hay đau gì do process đó thì cũng chẳng thấy ai bận tâm. Bởi vì hình như là khi đau quá, thì các Thiền sư vẫn phải đi Bác Sĩ khám bệnh.

MEDITATIONS

(Bổ túc cho ấn bản năm 2001)

Cuốn Meditations của Krishnamurti, xuất bản bởi nhà Shambala năm 1991, kết tập các lời nói về thiền định của nhà đạo sư dị thường nhất thế kỷ 20, người đã tự giải tán tổ chức tôn giáo mà ông được chọn làm giáo chủ từ khi còn thơ ấu trong khi tổ chức này đã có tới hơn 5 triệu tín đồ. Mặc dù phi bác hết tất cả những gì thuộc về tôn giáo, Krishnamurti vẫn có ngôn ngữ và phong thái của một vị Cổ Phật đi vào cuộc đời, đặc biệt là lời dạy của ông luôn luôn chỉ thẳng vào tâm để hiển tánh. Đây chính là pháp môn Thiền Đốn Ngộ không qua bất kỳ phương tiện nào. Nơi đây tất cả những gì gọi là tông phái, kỹ thuật, thẩm quyền, kinh điển, thần chú đều trở nên vô nghĩa.

Dưới đây là bản Việt dịch do Nguyên Giác thực hiện. Có một điều nên ghi chú, Krishnamurti đôi khi tránh xưng "tôi" (ngôi thứ nhất), và đã dùng chữ "one" (một người, ngôi thứ ba) để tự gọi như cách đứng ngoài mình và nói về mình, có lẽ vì ông không còn thấy có cái gì gọi là tự ngã nữa; người dịch chuyển nghĩa chữ "one" sang Việt ngữ là "bạn" (ngôi thứ hai). Trường hợp này sẽ lẫn lộn với khi dịch chữ "you" cũng là "bạn," nhưng sẽ tạo một văn phong thống nhất. Thêm nữa, bởi vì người dịch thấy rằng trong pháp môn này thực sự không có gì ngăn cách giữa các ngôi "tôi, người, bạn" chi cả. Bản dịch như sau.


 LỜI ĐẦU
Con người, với mục đích trốn thoát các mâu thuẫn, đã phát minh ra nhiều hình thức thiền định. Những hình thức này dựa vào khát vọng, vào ý chí và vào thúc giục tới thành tựu, và gợi mở mâu thuẫn và cuộc chiến đấu để tới. Nỗ lực tận tình đầy ý thức này thì luôn luôn nằm trong giới hạn của một tâm bị điều kiện hóa, và trong này thì không có tự do. Tất cả mọi nỗ lực để thiền định đều là chối bỏ thiền định.
Thiền định là sự chấm dứt các niệm. Chỉ tới lúc đó mới có một chiều kích khác, nơi vượt ra ngoài thời gian.
Tháng 3.1979.
***
Những đoạn văn dưới đây trích từ các tác phẩm sau:
Krishnamurti’s Notebook, Beginnings of Learning, The Awakening of Intelligence, Beyond Violence, You Are the World, The Flight of the Eagle, The Impossible Question, The Only Revolution, Freedom from the Known, Meditations 1969, Talks with American Students.
***
Tâm thiền định thì vắng lặng. Đó không phải sự vắng lặng mà tư tưởng có thể nhận thức được; đó không phải sự vắng lặng của một đêm im vắng; đó là sự vắng lặng khi niệm—với tất cả hình ảnh, lời và khái niệm của nó—đã hoàn toàn chấm dứt. Tâm thiền định này là một tâm tôn giáo—cái tôn giáo mà không một giáo hội nào, thánh đường nào, hay bài ca nào có thể chạm xúc được.
Tâm tôn giáo là sự bùng nổ của tình yêu. Đó là tình yêu không hề biết tới chia cách. Với nó, xa chính là gần. Đó không phải là một hay nhiều, nhưng là trạng thái tình yêu trong đó mọi chia chẻ đều chấm dứt. Hệt như vẻ đẹp, nó không thuộc về thước đo của ngôn ngữ. Từ riêng cái vắng lặng này, tâm thiền định hoạt động.
***
Thiền định là một trong những nghệ thuật lớn nhất của đời sống—có lẽ là nghệ thuật lớn nhất, và người ta không có thể học từ bất kỳ ai. Đó là vẻ đẹp của nó. Nó không có cái gì gọi là kỹ thuật, và do vậy không có cái gì gọi là thẩm quyền. Khi bạn biết về chính bạn, nhìn chính bạn, nhìn cách bạn đi, cách bạn ăn, những gì bạn nói, những tán gẫu, những căm ghét, những ghen tị—nếu bạn biết hết tất cả những điều đó trong tâm bạn, với không một lựa chọn, đó là một phần của thiền định.
Như vậy, thiền định có thể hiện hữu ngay cả khi bạn đang ngồi trên xe buýt, hay đang đi bộ trong rừng đầy những ánh sáng và bóng mát, hay đang nghe chim hót, hay đang nhìn khuôn mặt của vợ hoặc con bạn.
***
Thật kỳ lạ về cách thiền định trở thành; nó không có chấm dứt mà cũng không có khởi đầu. Nó hệt như giọt mưa: trong giọt nước là tất cả những dòng suối, những sông cả, những đại dương và những thác nước; giọt nước này nuôi lớn trái đất và con người; không có nó, trái đất sẽ là một sa mạc. Không thiền định, trái tim trở thành một sa mạc, một vùng đất hoang.
***
Thiền định là tìm xem tư tưởng, với tất cả những hoạt động của nó, tất cả những kinh nghiệm của nó, có thể tuyệt đối vắng lặng được hay không. Không được dụng tâm, bởi vì ngay khi bạn dụng tâm thì đã vướng vào nhị nguyên (hai đầu). Người nào nói rằng, "Tôi muốn đạt những kinh nghiệm tuyệt diệu, cho nên tôi phải buộc tâm tôi vắng lặng," thì sẽ không bao giờ thiền định được. Nhưng nếu bạn bắt đầu dò xét, quan sát, lắng nghe tất cả những chuyển động của niệm, những điều kiện hóa của nó, những theo đuổi của nó, những sợ hãi của nó, những niềm vui của nó, nhìm xem cách tư tưởng vận hành, rồi bạn sẽ thấy rằng tư tưởng của bạn trở thành vắng lặng dị thường; sự vắng lặng đó không phải là ngủ yên nhưng chính là tích cực mãnh liệt và do vậy mới thật vắng lặng. Một máy phát điện lớn đang hoạt động hoàn hảo thì khó mà gây nên tiếng động; chỉ khi nào có sức cản mới có tiếng động.
***
Vắng lặng và vô biên đi chung với nhau. Cái vô biên của vắng lặng là cái vô biên của tâm, trong đó không hề có nơi nào gọi được là trung tâm.
***
Thiền định là một công trình gian nan. Nó đòi hỏi hình thức cao nhất của kỷ luật—không phải tùy thuận theo, không phải là bắt chước, không phải là vâng phục—nhưng là một kỷ luật đến từ một tỉnh thức thường trực, không chỉ là những gì ngoài bạn nhưng còn là trong tâm bạn. Như vậy, thiền định không phải là một hoạt động của sự cô lập nhưng là một hành động trong đời sống thường ngày và đòi hỏi sự hợp tác, sự bén nhạy và trí thông minh. Nếu không đặt nền tảng về một cuộc sống ngay chính, thì thiền định trở thành một cuộc đào thoát và như vậy sẽ không có chút giá trị nào. Một cuộc sống ngay chính không có nghĩa là theo đuổi đạo đức xã hội, nhưng chính là tự do, xa lìa khỏi những ghen tị, thèm khát và mong muốn quyền lực—tất cả những thứ này chỉ sinh khởi mâu thuẫn. Cái tự do xa lìa những trạng thái trên không đến từ hoạt động của ý chí, nhưng chỉ bằng cách nhận biết chúng qua tự quán sát.
Không biết về các hoạt động của tự ngã, thiền định sẽ trở thành một hứng cảm và như vậy thì chỉ có rất ít ý nghĩa.
***
Luôn luôn đi tìm những kinh nghiệm siêu vượt, sâu hơn, rộng hơn chính là một hình thức đào thoát khỏi hiện thực của "cái đang là," cái tự ngã của chúng ta, cái tâm đã điều kiện hóa của chính chúng ta. Một tâm tỉnh thức, thông minh, tự do, tại sao lại thấy cần, tại sao lại phải có, bất kỳ "kinh nghiệm" nào nữa? Ánh sáng là ánh sáng; nó không đòi hỏi thêm chút ánh sáng nào.
***
Thiền định là một trong những thứ dị thường nhất, và nếu bạn không biết nó là gì, thì bạn chỉ hệt như một người mù trong một thế giới của những sắc màu sáng chói, của những bóng tối và của ánh sáng chuyển động. Nó không phải là một vấn đề của trí thức, nhưng khi trái tim bước vào tư tưởng, thì tư tưởng có một phẩm chất hoàn toàn khác; lúc đó nó thực sự là vô giới hạn, không phải chỉ trong khả năng suy nghĩ, hoạt động một cách hiệu quả, nhưng cũng còn trong ý nghĩa của cách sống trong một không gian vô tận nơi mà bạn là một phần của vạn pháp.
Thiền định là vận động của tình yêu. Nó không là tình yêu của một hay của nhiều. Nó y hệt như nước mà bất kỳ ai cũng có thể uống từ bất kỳ bình lọ nào, dù là bình vàng hay bình đất: nó thì không cạn. Và một hiện tượng đặc biệt xảy ra mà không một thứ ma túy hay phương tiện tự thôi miên nào có thể mang đến: nó như dường là tâm đi vào trong chính nó, bắt đầu từ mặt ngoài và càng lúc càng vào sâu, cho tới khi chiều cao và chiều sâu mất đi ý nghĩa, và tất cả những hình thức đo lường đều chấm dứt. Trong trạng thái này, đó là hòa bình toàn diện—không phải sự êm dịu đến từ việc làm cho khoái cảm—nhưng là một thứ hòa bình, một hòa bình có trong nó trật tự, vẻ đẹp, và dầy đặc. Nó có thể bị phá hủy toàn diện, hệt như bạn có thể phá hủy một cánh hoa, và tuy vậy, mặc dù nó rất mực mong manh, nó vẫn thực sự là bất khả hủy diệt. Thiền định này không có thể học từ người khác. Bạn phải khởi đầu mà không biết chút gì về nó, và phải đi từ ngây thơ này tới ngây thơ khác.
Mảnh đất mà tâm thiền định có thể bắt đầu chính là mảnh đất của đời sống thường ngày, của tranh chấp, của nỗi đau và của niềm vui nhanh chóng. Nó phải bắt đầu từ đó, và mang đến trật tự, và từ đó sẽ chuyển động bất tận. Nhưng nếu bạn chỉ quan tâm với chuyện làm cho trật tự, rồi thì chính cái trật tự đó sẽ mang đến giới hạn của chính nó, và bấy giờ thì tâm thức sẽ là tù nhân của chính nó. Trong tất cả những vận động này, bạn phải cách nào đó bắt đầu từ bên bờ bên kia, từ bờ sông bên kia, và không luôn luôn quan tâm với bờ sông bên này hoặc là quan tâm về cách nào để vượt qua sông. Và vẻ đẹp của thiền định là, bạn không bao giờ biết nơi bạn đang đứng, không bao giờ biết nơi bạn đang đi, và không bao giờ biết điểm chấm dứt nơi nào.
***
Thiền định không phải là cái gì khác với đời sống thường ngày; đừng đi về một góc phòng và thiền định trong mười phút, rồi lại trở ra và làm một tay đồ tể—nói trong cách vừa ẩn dụ vừa thực tiễn.
Thiền định là một trong những việc nghiêm trang nhất. Bạn có thể thiền suốt cả ngày, trong văn phòng, với gia đình, khi bạn nói với một người nào đó, "Bố thương con," khi bạn đang quan tâm tới các con. Nhưng khi bạn giáo dục chúng trở thành các quân nhân, để giết người, để được quốc gia hóa, để thờ phượng lá cờ, giáo dục chúng bước vào bẫy rập này của thế giới hiện đại.
Nhìn tất cả thế đó, nhận thức phần của bạn trong nó, tất cả đó là một phần của thiền định. Và khi bạn thiền định như vậy, bạn sẽ thấy trong nó một vẻ đẹp dị thường; bạn sẽ hành động đúng đắn trong từng khoảnh khắc; và nếu bạn không hành động đúng đắn vào một khoảnh khắc nào đó thì cũng chẳng hề gì, bạn sẽ làm đúng trở lại—bạn sẽ không tốn thì giờ để ân hận. Thiền định là một phần của đời sống, không phải là cái gì dị biệt với đời sống.
***
Nếu bạn sắp xếp để thiền định, nó sẽ không là thiền định. Nếu bạn sắp xếp để tốt lành, những tốt lành sẽ không bao giờ nở hoa. Nếu bạn tu dưỡng khiêm tốn, nó sẽ không còn là khiêm tốn. Thiền định là ngọn gió thổi vào khi bạn để cửa sổ mở; nhưng nếu bạn cố ý để nó mở, cố ý mời gọi nó đến, nó sẽ không bao giờ xuất hiện.
***
Thiền định không phải là một phương tiện cho một cứu cánh. Nó vừa là phương tiện vừa là cứu cánh.
***
Thiền định là cái gì cực kỳ dị thường. Nếu có bất kỳ loại nào của cưỡng bách, của nỗ lực để buộc tư tưởng phải vâng phục, bắt chước, thì nó trở thành một gánh nặng mệt mỏi. Sự vắng lặng mà nó mong mỏi sẽ không còn rõ nữa; nếu nó là cuộc theo đuổi các thị kiến và kinh nghiệm, thì nó sẽ dẫn tới ảo vọng và tự thôi miên. Chỉ ở trong sự bùng khởi các niệm, và như vậy trong việc chấm dứt các niệm, thì thiền định mới có ý nghĩa; tư tưởng chỉ có thể bùng khởi trong tự do, không phải trong những khuôn mẫu luôn mở rộng của kiến thức. Kiến thức có thể cho những kinh nghiệm mới hơn về các cảm xúc lớn hơn, nhưng một tâm đi tìm kiếm kinh nghiệm thì chỉ là ấu trĩ. Trưởng thành chính là sự tự do xa lìa tất cả kinh nghiệm; nó không còn chịu bất kỳ ảnh hưởng nào để hiện hữu hay không hiện hữu.
Trưởng thành trong thiền định là giải thoát tâm ra khỏi kiến thức, vì nó bóp khuôn và kiểm soát tất cả mọi kinh nghiệm. Một tâm, mà là ánh sáng cho chính nó, thì không cần kinh nghiệm. Ấu trĩ là nỗi thèm khát lo tìm các kinh nghiệm rộng hơn và lớn hơn. Thiền định là lang thang xuyên qua thế giới của kiến thức, và xa lìa các trói buộc của nó để bước vào cái không biết.
***
Bạn phải tìm ra cho chính bạn, không xuyên qua bất kỳ ai. Chúng ta đã có các thẩm quyền của các vị thầy, các vị cứu thế, và các đạo sư. Nếu bạn thực sự muốn tìm xem thiền định là gì, bạn phải gạt qua một bên tất cả các thẩm quyền một cách toàn diện và hoàn toàn.
***
Hạnh phúc và niềm vui bạn có thể mua trong bất kỳ chợ nào với một giá. Nhưng an lạc bạn không thể mua được—dù là cho chính bạn hay là cho người khác. Hạnh phúc và niềm vui tùy thuộc vào thời gian. Chỉ trong tự do hoàn toàn, an lạc mới hiện hữu. Niềm vui, cũng như hạnh phúc, bạn có thể tìm, và gặp, trong nhiều cách. Nhưng chúng đến và đi. An lạc—cái cảm giác kỳ lạ của hân hoan—không có động cơ nào. Bạn không có thể tìm nó. Một khi nó hiện ra đó, tùy thuộc vào phẩm chất tâm bạn, nó vẫn ở đó—không thời gian, không nguyên nhân, một điều không đo lường được bởi thời gian. Thiền định không phải là cuộc tìm kiếm niềm vui hay là tìm kiếm hạnh phúc. Ngược lại, thiền định là một trạng thái của tâm trong đó không có một khái niệm hay công thức nào, và do vậy hoàn toàn tự do. Chỉ với một tâm như vậy, niềm an lạc này mới đến—không được tìm kiếm, không được mời gọi. Một khi nó hiện ra đó, cho dù bạn có thể sống trong thế giới với mọi tiếng ồn, với mọi niềm vui và với mọi thô bạo, chúng sẽ không chạm xúc tới tâm đó. Một khi nó hiện ra đó, mâu thuẫn ngưng lại. Nhưng hành động chấm dứt mâu thuẫn thì không nhất thiết là tự do hoàn toàn. Thiền định là vận động của tâm trong tự do này. Trong cái bùng nổ này của an lạc, những con mắt sẽ biến thành ngây thơ, và tình yêu lúc đó là ân sủng.
***
Tôi không biết bạn có từng ghi nhận rằng khi bạn chăm chú hoàn toàn thì sẽ có sự vắng lặng hoàn toàn. Và trong sự chăm chú đó, không có đâu là biên giới, không có đâu là trung tâm, như là "cái tôi" người nhận biết hay là người chăm chú. Chăm chú đó, vắng lặng đó, là một trạng thái của thiền định.
***
Chúng ta hiếm khi lắng nghe tiếng chó sủa, hay tiếng khóc của một trẻ nhỏ, hay tiếng cười của một người đi ngang qua. Chúng ta ngăn cách chúng ta ra khỏi mọi thứ, và rồi từ thế cô lập để nhìn và lắng nghe mọi thứ. Chính sự ngăn cách này hủy diệt như vậy, vì trong đó là tất cả mọi mâu thuẫn và hỗn loạn. Nếu bạn lắng nghe âm thanh của những chuông kia với vắng lặng hoàn toàn, bạn sẽ đang bay trên đó—hay là, đúng ra, âm thanh sẽ chở bạn đi xuyên qua thung lũng và vượt lên đồi. Vẻ đẹp của nó chỉ được cảm nhận khi bạn và âm thanh không ngăn cách nhau, khi bạn là một phần của nó. Thiền định là chấm dứt các ngăn cách không bởi bất kỳ hành động nào của ý chí hay khát vọng.
Thiền định không phải là cái gì ngăn cách khỏi đời sống; nó là cốt tủy của đời sống, là cái rất mực cốt tủy của đời sống hàng ngày. Để lắng nghe các chuông kia, để nghe tiếng cười của người nông dân đó khi anh ta đi ngang qua với vợ, để lắng nghe tiếng chuông trên chiếc xe đạp của cô bé gái khi cô đạp ngang qua: đó là toàn bộ đời sống, và không chỉ là một phần mảnh của nó, lúc đó thiền định mở ra.
***
Thiền định là nhìn vào cái đang là và đi vượt qua nó.
***
Nhận thức không dùng lời, đó là, không một niệm, là một trong những hiện tượng kỳ dị nhất. Lúc đó thì nhận thức nhạy bén hơn rất nhiều, không chỉ với bộ óc, nhưng cũng với tất cả các cảm quan. Nhận thức như vậy thì không phải là cái nhận thức phần mảnh của thông minh, cũng không là chuyện của cảm xúc. Nó có thể được gọi là nhận thức toàn diện, và nó là một phần của thiền định. Nhận thức mà không có người nhận thức trong thiền định là giao tiếp với đỉnh cao và chiều sâu của cái vô tận. Nhận thức này thì hoàn toàn khác biệt với việc nhìn một vật mà không có người nhìn, bởi vì trong nhận thức của thiền định, thì không có vật (để nhìn) và do vậy không có kinh nghiệm. Tuy nhiên, thiền định có thể đến khi mắt mở và bạn bị vây quanh bởi đủ thứ các vật. Nhưng rồi thì những vật này không quan trọng chút nào cả. Bạn nhìn thấy chúng nhưng không có tiến trình của nhận diện, có nghĩa là không có kinh nghiệm.
Thiền định như thế có ý nghĩa gì? Không có ý nghĩa nào; không có tiện ích nào. Nhưng trong thiền định đó, có một vận động của niềm an lạc hân hoan lớn lao mà không có thể bị lẫn lộn với niềm vui. Đó là niềm an lạc hân hoan sẽ cho cái phẩm chất ngây thơ hồn nhiên vào mắt, vào tim và vào óc. Không nhìn đời sống như cái gì hoàn toàn mới, thì đó là thói quen, là chán ngán, là một việc vô nghĩa. Do vậy thiền định là của cái quan trọng lớn nhất. Nó mở cửa tới cái không có thể tính toán, tới cái không có thể đo lường.
***
Thiền định thì không bao giờ trong thời gian; thời gian không có thể đưa tới chuyển hóa; nó có thể mang tới thay đổi, điều này cần được thay đổi lần nữa, y hệt như mọi sự đổi mới. Thiền định từ trong thời gian thì luôn luôn ràng buộc, không có tự do nào trong nó, và khi không có tự do thì sẽ luôn luôn có lựa chọn và mâu thuẫn.
***
Chúng ta phải thay đổi cơ cấu của xã hội chúng ta, cái bất công của nó, cái đạo đức kinh hoàng của nó, cái chia chẻ nó đã tạo ra giữa người và người, những cuộc chiến tranh, cái hoàn toàn thiếu vắng tình yêu và từ bi đang hủy diệt thế giới. Nếu thiền định của bạn chỉ là một chuyện riêng tư, một việc mà bạn thưởng thức riêng tư, thì nó không phải là thiền định. Thiền định ám chỉ tới cái thay đổi triệt để hoàn toàn của tâm và trái tim. Nó chỉ có thể hiện hữu khi có cái cảm quan phi thường của sự vắng lặng trong tâm, và riêng nó mang tới cái tâm tôn giáo. Tâm đó biết cái gì là thiêng liêng.
***
Vẻ đẹp có nghĩa là sự nhạy cảm—một thân xác nhạy cảm, có nghĩa là việc ăn uống đúng đắn, một cách sống đúng đắn. Rồi thì tâm sẽ trở thành vắng lặng, một cách tất yếu và tự nhiên và ngoài cả nhận biết. Bạn không thể làm cho tâm vắng lặng, bởi vì bạn là người gây rối, chính bạn bị quấy nhiễu, lo lắng, rối loạn—làm sao bạn có thể làm cho tâm vắng lặng? Nhưng khi bạn hiểu sự vắng lặng là gì, hiểu nỗi buồn là gì, và nỗi buồn có thể có bao giờ chấm dứt hay không, và khi bạn hiểu được niềm vui, rồi thì từ đó sẽ có một tâm vắng lặng dị thường; bạn không phải tìm kiếm nó. Bạn phải bắt đầu ở lúc khởi đầu, và bước đầu tiên cũng chính là bước cuối cùng, và đây là thiền định.
***
Thiền định là ngây thơ đối với thời gian.
***
Thiền định không phải là một lối thoát ra khỏi thế giới; nó không phải là một hoạt động tự cô lập, vây bủa, nhưng đúng ra là hiểu biết về thế giới và các cách vận hành của nó. Thế giới có rất ít để cống hiến những gì ngoài thực phẩm, áo quần và nơi cư trú, và niềm vui với những nỗi buồn lớn lao của nó.
Thiền định là lang thang ra khỏi thế giới này; bạn phải là một người ngoại cuộc hoàn toàn. Lúc đó thế giới có một ý nghĩa, và vẻ đẹp của những cõi trời và quả đất thì thường tại. Lúc đó tình yêu không phải là niềm vui. Từ đây, tất cả các hành động bắt đầu nhưng đó không phải là kết quả của căng thẳng, của mâu thuẫn, của cuộc tìm kiếm tự hoàn thành chính mình, hay của hình ảnh quyền lực.
***
Nếu bạn cố tâm chọn một thái độ, một tư thế, với mục đích để thiền định, thì nó sẽ trở thành một trò chơi, một đồ chơi của tâm. Nếu bạn quyết định giải phóng mình ra khỏi sự hỗn loạn và đau khổ của đời sống, thì nó trở thành một kinh nghiệm của tưởng tượng—và nó không phải là thiền định. Tâm ý thức hay tâm vô thức không có dính gì trong đó; chúng không ngay cả biết tới mức độ và vẻ đẹp của thiền định—nếu chúng biết, thì bạn chỉ có thể nên đi mua một cuốn tiểu thuyết lãng mạn.
Trong cái chăm chú toàn diện của thiền định, không có sự biết, không có sự nhận biết, không cả hồi nhớ về một điều đã từng xảy ra. Thời gian và các niệm đã hoàn toàn chấm dứt, vì chúng là trung tâm nơi giới hạn chính cái thị kiến của riêng nó.
Chỉ trong khoảnh khắc, tư tưởng biến dạng đi (niệm diệt), và nỗ lực kinh nghiệm và hồi nhớ về nó chỉ còn là danh tự. Và danh tự thì không bao giờ là cái thực thể. Vào cái khoảng khắc đó—một điều không thuộc về thời gian—cái tối hậu là cái tức thì, nhưng cái tối hậu đó không có biểu tượng, thì không thuộc về người nào, không thuộc về thượng đế nào.
***
Thiền định là tìm xem có thể có hay không một cánh đồng, nơi chưa bị ô nhiễm bởi những điều đã biết.
***
Thiền định là sự bùng nở của hiểu biết. Hiểu biết thì không nằm trong biên giới của thời gian; thời gian không bao giờ mang tới hiểu biết. Hiểu biết không phải là một tiến trình tiệm tiến để được gom góp từng chút một, với cẩn trọng và kiên nhẫn. Hiểu biết là cái bây giờ, hoặc không bao giờ; nó là một tia chớp hủy diệt, không phải là một chuyện thuần hóa; nó là sự tan vỡ mà bạn sợ hãi, và do vậy bạn tránh né nó, một cách ý thức hay không. Hiểu biết có thể thay đổi cuộc đời của bạn, cách suy nghĩ và cách hành động; nó có thể dễ chịu hay là không, nhưng hiểu biết là một nỗi nguy hiểm cho tất cả mọi quan hệ. Nhưng không có hiểu biết, thì nỗi buồn cũng tiếp diễn. Nỗi buồn chấm dứt chỉ trong tự hiểu biết, cái nhận biết ra từng các niệm và cảm xúc, từng vận chuyển của ý thức và đó là cái đang bị giấu kín. Thiền định là hiểu biết về ý thức, cái bị giấu kín và cái mở rộng, và về cái chuyển động đang nằm vượt xa tất cả những tư tưởng và cảm xúc.
***
Đó là một trong những buổi sáng đáng yêu trước đó chưa bao giờ có. Mặt trời vừa lên và bạn thấy nó giữa cây thông và cây khuynh diệp. Nó nằm trên các ao hồ, sắc vàng, chói sáng—ánh sáng như thế chỉ có ở những nơi núi đồi và biển cả. Đó là một buổi sáng trong suốt, không một hơi gió, đầy những ánh sáng kỳ lạ đó, mà bạn thấy không chỉ bằng mắt của bạn nhưng là với cả bằng tim. Và khi bạn thấy nó, các tầng trời thì rất gần với mặt đất, và bạn tan mất trong vẻ đẹp. Bạn biết, bạn không bao giờ nên thiền định nơi công cộng, hay là với người khác, hay là tập thể trong một nhóm: bạn chỉ nên thiền định trong cô đơn, trong vắng lặng của đêm hay là trong buổi sáng sớm im vắng. Khi bạn thiền định trong cô đơn, nó phải là cô đơn. Bạn phải hoàn toàn đơn độc, không theo một hệ thống, không theo một phương pháp, không lập đi lập lại các chữ, không theo đuổi một niệm nào, và không uốn nắn một tư tưởng theo khát vọng của bạn.
Sự cô đơn này đến, khi tâm xa lìa tất cả mọi tư tưởng. Khi có ảnh hưởng của khát vọng hay của những chuyện mà tâm đang theo đuổi, hoặc là trong tương lai hay quá khứ, thì không có sự cô đơn. Chỉ ở trong cái vô lượng của hiện tại, sự cô đơn này mới đến. Và rồi, trong bí mật vắng lặng, trong đó tất cả mọi truyền thông đã ngưng bặt, trong đó không có người quan sát với nỗi lo lắng của anh ta, với các vấn đề và khẩu vị ngốc nghếch của anh ta—chỉ tới lúc đó, trong cái cô đơn vắng lặng đó, thiền định trở thành một cái gì không có thể mô tả bằng lời. Lúc đó thiền định trở thành một chuyển động ngoại thân.
Tôi không biết rằng bạn có từng bao giờ thiền định, rằng bạn có từng bao giờ đơn độc, chính riêng bạn, xa hết tất cả mọi thứ, xa mọi người, xa mọi tư tưởng và săn đuổi, rằng bạn có từng bao giờ hoàn toàn đơn độc, không phải là cô lập, không phải là rút lui vào trong một thị kiến hay giấc mơ huyễn ảo nào, nhưng là xa hẳn, đến nỗi trong chính bạn, không có gì có thể nhận biết được, không có gì mà bạn chạm xúc bằng tư tưởng hay cảm xúc, xa đến nỗi rằng trong đơn độc đầy đủ này, cái vắng lặng chân thực trở thành cánh hoa duy nhất, thành ánh sáng duy nhất, và thành cái phẩm chất phi thời gian không có thể đo lường bởi tư tưởng. Chỉ trong thiền định như thế, tình yêu mới hiện hữu. Đừng bận tâm bày tỏ nó: nó sẽ tự bày tỏ chính nó. Đừng sử dụng nó. Đừng cố gắng đưa nó vào hành động: nó sẽ hành động, và khi nó hành động, trong hành động đó sẽ không có ân hận, không có mâu thuẫn, không có cái gì là đau khổ và lao động cực nhọc của con người.
Do vậy, hãy thiền định đơn độc. Hãy lạc mất đi. Và đừng gắng nhớ nơi bạn từng cư trú. Nếu bạn gắng nhớ nó, rồi thì nó sẽ là cái gì đã chết. Và nếu bạn nắm giữ ký ức về nó, thì bạn sẽ không bao giờ đơn độc lần nữa. Do vậy, hãy thiền định trong cái đơn độc vô tận đó, trong cái vẻ đẹp của tình yêu đó, trong cái ngây thơ hồn nhiên đó, trong cái mới mẻ—lúc đó sẽ có niềm an lạc hân hoan thường tại.
Bầu trời thì rất là xanh, cái màu xanh của sau cơn mưa, và những cơn mưa này đã đến sau nhiều tháng nắng hạn. Sau mưa, bầu trời được rửa sạch đi, và các ngọn đồi đang hoan vui, và mặt đất thì đứng lặng. Và từng chiếc lá có ánh sáng mặt trời trên nó, và cảm giác về quả đất thì rất gần với bạn. Do vậy, hãy thiền định trong những an nghỉ rất là bí mật của tim và óc bạn, nơi bạn chưa bao giờ trước đó đặt chân.
***
Thiền định không phải là một phương tiện để đến một cứu cánh; không có điểm để đến, cũng không có việc đi đến; nó là một chuyển động trong thời gian, và ở ngoài thời gian. Tất cả hệ thống, phương pháp, buộc tư tưởng vào thời gian, nhưng sự nhận biết không lựa chọn về từng tư tưởng và cảm xúc, sự hiểu biết các động cơ của chúng, các vận hành của chúng, cho phép chúng bủng nở, là khởi đầu của thiền định. Khi tư tưởng và cảm xúc bùng nở và biến mất, thiền định là chuyển động vượt ngoài thời gian. Trong chuyển động này, có niềm hân hoan cảm khoái; trong cái tánh không toàn triệt, có tình yêu, và với tình yêu, có hủy diệt và sáng tạo.
***
Thiền định là ánh sáng đó ở trong tâm, nó chiếu sáng con đường cho hành động; và không có ánh sáng đó, thì không có tình yêu.
***
Thiền định không bao giờ là kinh cầu. Kinh cầu, lời xin ân sủng, được sinh khởi từ lòng tự xót thương. Bạn cầu nguyện khi bạn trong cảnh khó khăn, khi có nỗi buồn; nhưng khi có hạnh phúc, niềm vui, thì không có van xin ân sủng. Lòng tự xót thương, đã gắn quá sâu trong con người, là cội rễ của ngăn cách. Cái nào mà là ngăn cách, hay là nghĩ chính nó là ngăn cách, có từng tìm kiếm căn cước mình với cái gì đó mà nó không ngăn cách, thì chỉ mang thêm ngăn cách và đau đớn. Từ hỗn loạn này, bạn than khóc tới các tầng trời; hay là tới người chồng của bạn, hay là tới một vài vị thần trong tâm. Tiếng than khóc này có thể tìm ra một câu trả lời, nhưng câu trả lời chỉ là tiếng vọng của lòng tự xót thương, trong sự ngăn cách của nó.
Việc lập lại những lời, những kinh cầu, là tự thôi miên, tự khép kín và hủy diệt. Sự cô lập của tư tưởng thì luôn luôn trong phạm vi của cái đã biết, và câu trả lời cho kinh cầu là đáp ứng của cái đã biết.
Thiền định thì xa hẳn điều này. Trong cánh đồng này, tư tưởng không có thể vào; không có ngăn cách, và do vậy không có căn cước. Thiền định thì mở ngõ; sự bí mật không có chỗ trong nó. Mọi thứ được phơi bày ra, rõ ràng; lúc đó, vẻ đẹp của tình yêu hiện hữu.
***
Trong buổi sáng nay, phẩm chất của thiền định là cái không-gì-hết, cái trống vắng hoàn toàn của thời gian và không gian. Đó là một sự kiện, và không phải là một ý nghĩ hay một nghịch lý của các giả thuyết trái nghịch nhau. Bạn tìm ra cái tánh không kỳ lạ, khi cội rễ của tất cả mọi vấn đề tan biến đi. Cội rễ này là tư tưởng, cái tư tưởng chia chẻ và nắm giữ. Trong thiền định, tâm thực sự trở thành cái trống vắng mọi quá khứ, mặc dù nó có thể sử dụng quá khứ như là niệm. Trạng thái này đi xuyên suốt cả ngày, và vào đêm, giấc ngủ là cái trống vắng của hôm qua, và do vậy, tâm xúc chạm tới cái không còn thời gian.
***
Thiền định không phải là sự kiểm soát đơn giản thân thể và niệm tưởng, cũng không phải là một hệ thống pháp thở vào thở ra. Thân thể phải vắng lặng, mạnh khỏe và không cưỡng ép; sự tinh tế của cảm xúc phải được mài bén và được nuôi dưỡng; và tâm với tất cả những chao động, rối loạn và truy lùng của nó phải chấm dứt. Nó không phải là một sinh vật hữu cơ mà bạn phải bắt đầu với, nhưng đúng ra là tâm với các ý kiến, thành kiến và sở thích phải được nhìn ra. Khi tâm mạnh khỏe, sinh động và mạnh mẽ, thì cảm xúc sẽ được nâng cao và sẽ cực kỳ tinh tế. Lúc đó, thân xác, với sự thông minh tự nhiên riêng của nó, điều mà chưa bị làm hư hỏng bởi thói quen và sở thích, sẽ hoạt động như nó nên là.
Do vậy, bạn phải khởi đầu với tâm, chứ không phải với thân, cái tâm là các niệm và những biến đổi của các biểu hiện của niệm. Sự tập trung đơn giản làm cho niệm hẹp đi, hạn chế đi và dễ vỡ, nhưng sự tập trung đến như một việc tự nhiên khi có sự nhận biết về các lối đi của niệm. Sự nhận biết này không đến từ người suy nghĩ, người chọn lựa và gạt bỏ, người nắm giữ và phủ nhận. Sự nhận biết này thì không có chọn lựa và hiện diện vừa ở ngoài vừa ở trong; nó là dòng lưu chảy giữa cả hai, do vậy sự ngăn cách giữa cái ngoài và cái trong sẽ chấm dứt.
Niệm hủy diệt cảm xúc—cảm xúc là tình yêu. Niện có thể cung ứng chỉ niềm vui, và trong việc săn đuổi niềm vui, tình yêu bị gạt ra một bên. Niềm vui của ăn, của uống, có sự liên tục của nó trong niệm, và chỉ để kiểm soát hay trấn áp niềm vui này, cái mà niệm mang tới thì không có ý nghĩa; nó chỉ tạo ra những hình thức dị biệt của mâu thuẫn và xung đột.
Niệm, đó là chuyện đáng nói tới, không có thể tìm kiếm cái vượt ngoài thời gian, bởi vì niệm chính là ký ức, và kinh nghiệm, trong đó ký ức thì cũng chết hệt như chiếc lá của mùa thu vừa qua.
Nhận biết tất cả những điều này sẽ đưa tới sự chăm chú, cái không phải là sản phẩm của cái phi chăm chú. Nó là cái phi chăm chú mà đã định hình ra những thói quen vui khoái của thân thể và làm tan yếu đi cái dày đặc của cảm xúc. Sự không chăm chú không có thể được biến thành sự chăm chú. Nhận biết về sự không chăm chú mới là sự chăm chú.
Nhìn toàn bộ cái tiến trình phức tạp này chính là thiền định, từ riêng đó sẽ hiện ra cái trật tự trong hỗn loạn này. Trật tự này thì có tính tuyệt đối như là trật tự trong toán học, và từ đó sẽ có hành động—cái hành động tức khắc. Trật tự không phải là thu xếp, vẽ kiểu và từng phần: những cái này đến sau nó. Trật tự đến từ một tâm không bị làm đầy bởi các niệm. Khi niệm vắng lặng, sẽ có tánh không, cái đó là trật tự.
***
Nó thực sự là một con sông đẹp, rộng, sâu, với nhiều thành phố hai bên bờ, trôi tự do không bận tâm và chưa bao giờ bỏ rơi chính nó. Toàn bộ đời sống thì ở đó trên các bờ, các cánh đồng xanh, rừng, những ngôi nhà đơn độc, sự chết, tình yêu và hủy diệt; có những chiếc cầu rộng, dài trên nó, đẹp tuyệt. Những con sông và suối khác nối vào nó, nhưng nó là mẹ của tất cả các dòng sông, những con sông nhỏ và những con sông lớn. Nó thì luôn luôn đầy, luôn luôn tự trong sạch chính nó, và vào đêm thì là một ân sủng khi nhìn ngắm nó, với những sắc màu sậm dần trong mây và dòng nước vàng. Nhưng dòng nước nhỏ xa như vậy, giữa những tảng đá khổng lồ, đá tảng mà như dường tập trung vào việc sản xuất ra nó, là khởi đầu của đời sống, và sự chấm dứt của nó thì vượt quá các bến bờ và các đại dương.
Thiền định y hệt như dòng sông đó, chỉ là nó không có khởi đầu và không có chấm dứt; nó khởi đầu và cái chấm dứt của nó là cái khởi đầu của nó. Không có nguyên nhân nào, và chuyển động của nó là sự làm mới của nó. Nó thì luôn luôn mới, nó không bao giờ thu nhặt để trở thành già; nó không bao giờ bị hư hoại bởi vì nó không có cội rễ trong thời gian. Thật tốt để thiền định, không cưỡng ép nó, không làm bất kỳ nỗ lực nào, khởi đầu với một dòng nước và trôi đi vượt quá thời gian và không gian, nơi mà tư tưởng và cảm xúc không thể vào, nơi kinh nghiệm không hiện hữu.
***
Thiền định là việc buông thả ra hoàn toàn các năng lực.
***
Trong không gian mà tư tưởng tạo ra quanh nó thì không có tình yêu. Không gian này chia cách người với người, và trong nó là tất cả sự trở thành, cuộc chiến của đời sống, nỗi đau đớn và sợ hãi. Thiền định là việc chấm dứt cái không gian này, việc chấm dứt của cái "tôi." Lúc đó, quan hệ có một ý nghĩa khác hoàn toàn, bởi vì trong không gian đó, cái không gian mà không được tạo ra từ tư tưởng, thì người khác không hiện hữu, bởi vì bạn không hiện hữu.
Lúc đó, thiền định không phải là việc truy tìm một vài thị kiến, bất kể đã được phong thánh thế nào bởi truyền thống. Thay vậy, nó là cái không gian vô tận, nơi mà tư tưởng không có thể vào. Đối với chúng ta, cái không gian nhỏ dựng lập bởi tư tưởng quanh chính nó, cái gọi là cái "tôi," thì cực kỳ quan trọng, bởi vì đây là tất cả cái gì mà tâm biết, căn cước hóa chính nó với mọi thứ trong không gian đó. Và nỗi sợ hãi về việc không được sinh ra trong không gian đó. Nhưng trong thiền định, khi điều này được hiểu ra, tâm có thể vào trong một chiều kích không gian, nơi mà hành động là không hành động.
Chúng ta không biết tình yêu là gì, bởi vì trong không gian dựng lập bởi tư tưởng quanh chính nó như là cái "tôi," tình yêu là sự tranh chấp giữa cái "tôi" và cái "không-tôi." Tranh chấp này, sự tra tấn này, không phải là tình yêu.
Tư tưởng là sự chối bỏ tình yêu, và nó không thể vào trong không gian đó, nơi mà cái "tôi" không hiện hữu. Trong không gian đó, là ân sủng, cái mà con người tìm kiếm và không có thể thấy. Hắn tìm kiếm nó trong các biên giới của tư tưởng, và tư tưởng hủy diệt cái hân hoan sảng khoái của ân sủng này.
***
Niềm tin thì không cần thiết, cũng y hệt như các lý tưởng. Cả hai đều làm tan vỡ cái năng lực cần để theo dõi cái khai mở của sự kiện, cái "đang là." Niềm tin và lý tưởng là chạy trốn ra khỏi sự kiện, và trong chạy trốn thì không đưa tới chấm dứt buồn phiền. Việc chấm dứt buồn phiền là hành động hiểu biết sự kiện trong từng khoảnh khắc. Không có hệ thống nào hay phương pháp nào đưa tới hiểu biết; chỉ có sự nhận biết không lựa chọn về một sự kiện sẽ làm được điều đó. Thiền định theo một hệ thống là sự lẩn tránh cái sự kiện về cái bạn đang là; thật là quan trọng hơn để hiểu biết chính bạn, cái thay đổi thường trực của các sự kiện về bạn, hơn là thiền định để tìm vàng hay có thị kiến, có cảm giác và có các hình thức giải trí khác.
***
Thiền định vào giờ đó là sự tự do, và nó y hệt như vào trong một thế giới chưa biết của vẻ đẹp và vắng lặng; nó là một thế giới không có hình ảnh, biểu tượng hay chữ lời, không một gợn sóng của ký ức. Tình yêu là sự chết của từng phút một, và từng cái chết là việc làm mới lại tình yêu. Nó không phải là sự gắn bó, nó không có cội rễ; nó nở hoa mà không có nguyên nhân, và nó là một ngọn lửa đã cháy xa khỏi các biên giới, xa khỏi các hàng rào được xây kỹ lưỡng của ý thức. Nó là vẻ đẹp vượt ngoài niệm tưởng và cảm xúc; nó không thể mô tả lại trên khung vải, trong ngôn ngữ hay là trên mặt đá. Thiền định là nỗi hân hoan, và với nó ân sủng sẽ đến.
***
Tình yêu bùng nở chính là thiền định.
***
Trong thiền định, bạn phải tìm ra xem là có hay không một điểm chấm dứt của kiến thức, và do đây là tự do xa lìa khỏi cái đã biết.
***
Trời mưa nặng nề trong cả đêm và ngày, và dưới khe suối dòng nước vấy bùn chảy ra biển, làm nên màu nâu sô cô la. Khi bạn đi bộ trên bờ biển, sóng thì lớn và chúng vỡ tan ra với những lượng cong và sức mạnh lớn lao. Bạn đi bộ ngược gió, và đột nhiên bạn cảm thấy không có gì giữa bạn và bầu trời, và sự mở rộng này là cõi trời. Để mong manh, hoàn toàn khai mở—với các ngọn đồi, với biển và với con người—là cái cốt tủy chân thực của thiền định.
Để không có chống kháng, để không có bờ cản nội tâm với bất kỳ những gì, để thực sự tự do, một cách hoàn toàn, xa lìa khỏi tất cả những đòi hỏi, xung động và thúc giục nhỏ nhặt, với tất cả những giả hình và tranh chấp nhỏ của chúng, là đi bộ trong đời sống với các cánh tay mở rộng. Và đêm đó, đi bộ nơi đó trên mặt cát ướt đó, với các con chim hải âu quanh bạn, bạn cảm thấy cảm giác dị thường của tự do mở rộng và vẻ đẹp lớn lao của tình yêu mà chúng không ở trong bạn hay ở ngoài bạn—nhưng ở mọi nơi.
Chúng ta không nhận thức được quan trọng dường nào việc tự do xa lìa những niềm vui linh tinh và những nỗi đau của chúng, do vậy tâm nên ở nơi đơn độc. Tâm khi hoàn toàn đơn độc mới khai mở được. Bạn cảm thấy tất cả điều này một cách đột nhiên, như một ngọn lớn quét trên mặt đất và xuyên qua bạn. Đó bạn là—trần trụi mọi thứ, trống không—và do vậy hoàn toàn mở rộng. Vẻ đẹp của nó thì không ở trong ngôn ngữ hay trong cảm xúc, nhưng như dường ở khắp mọi nơi—quanh bạn, trong bạn, trên sông hồ và trên các ngọn đồi. Thiền định là thế.
***
Thiền định không phải là sự tập trung, cái tập trung là việc loại trừ ra, là sự cắt rời đi, là một đối kháng và do vậy là một tranh chấp. Một tâm thiền định có thể tập trung, cái tập trung mà nó không phải là một loại trừ, một đối kháng, nhưng một tâm được tập trung thì không có thể thiền định.
***
Trong sự hiểu biết của thiền định, sẽ có tình yêu, và tình yêu không phải là sản phẩm của các hệ thống, của các thói quen, của việc chạy theo một phương pháp. Tình yêu không có thể được bồi đắp bởi tư tưởng. Tình yêu có thể hiện ra khi có vắng lặng hoàn toàn, một vắng lặng mà trong đó người thiền định hoàn toàn vắng mặt; và tâm chỉ có thể vắng lặng khi nó hiểu biết chuyển động riêng của nó trong niệm và cảm xúc. Để hiểu chuyển động này của niệm và cảm xúc, sẽ không có thể bất kỳ một kết án quy lỗi nào trong việc quan sát nó. Để quan sát trong cách như vậy là một kỷ luật, và loại kỷ luật đó thì lưu chảy, tự do, không phải loại kỷ luật của sự vâng phục.
***
Buổi sáng đó, biển trông như một mặt hồ hay là một con sông khổng lồ—không một gợn sóng, và bình lặng đến nỗi bạn có thể thấy phản chiếu của các vì sao vào lúc rạng sáng. Bình minh chưa tới, nên các vì sao, các phản chiếu của bờ đá và ánh đèn phố xa kia đều hiện trên mặt nước. Và khi mặt trời đến nơi chân trời trong bầu trời không mây, nó làm thành một con đường vàng, và thật là dị thường khi thấy rằng ánh sáng của California bao đầy quả đất và từng chiếc lá và từng cọng cỏ.
Khi bạn nhìn ngắm, một niềm vắng lặng lớn đến vào trong bạn. Bộ não tự nó tĩnh lặng, không bất kỳ một phản ứng nào, không một vận động, và kỳ lạ để cảm được cái vắng lặng vô lượng. "Cảm" không phải là ngôn ngữ. Phẩm chất của cái vắng lặng đó, cái ngưng đọng đó thì không được cảm bởi bộ não; nó vượt qua cả bộ não. Não bộ có thể nhận thức, công thức hóa hay vẽ kiểu cho tương lai, nhưng cái tĩnh lặng này vượt ra ngoài phạm vi của nó, vượt ra mọi tưởng tượng, vượt ra mọi thèm khát. Bạn tĩnh lặng đến nỗi thân xác bạn trở thành một phần hoàn toàn của mặt đất, một phần của tất cả những gì tĩnh lặng.
Và khi ngọn gió nhẹ đến từ các ngọn đồi, lay động lá cây, sự tĩnh lặng này, cái phẩm chất dị thường của vắng lặng này, thì không bị quấy động. Ngôi nhà nằm giữa các ngọn đồi và biển, nhìn ra biển. Và khi bạn nhìn ngắm biển, rất mực tĩnh lặng như vậy, bạn thực sự trở thành một phần của tất cả mọi thứ. Bạn là tất cả. Bạn là ánh sáng, và vẻ đẹp của tình yêu. Một lần nữa, để nói "bạn là một phần của tất cả" thì cũng sai: chữ "bạn" thì không thích hợp bởi vì bạn thực sự không ở đó. Bạn không hiện hữu. Chỉ có cái tĩnh lặng đó, cái vẻ đẹp, cái nghĩa dị thường của tình yêu.
***
Những chữ "bạn" và "tôi" ngăn cách sự vật. Sự chia chẻ trong cái tĩnh lặng và vắng lặng kỳ lạ này không hiện hữu. Và khi bạn nhìn ra cửa sổ, không gian và thời gian như dường đã tới điểm chấm dứt, và không gian chia cắt thì không có một thực tính nào. Chiếc lá đó và cây khuynh diệp đó và mặt nước chiếu sáng xanh thì không dị biệt ngăn cách gì với bạn.
Thiền định thực sự rất đơn giản. Chúng ta làm phức tạp nó ra. Chúng ta thêu dệt lên một màng lưới ý tưởng quanh nó—nó là những gì và nó không là những gì. Nhưng nó thì không là những thứ như vậy. Bởi vì nó rất là đơn giản, nó trốn thoát chúng ta, bởi vì tâm chúng ta phức tạp như thế, dựa vào thời gian và bị thời gian bào mòn như thế. Và tâm này chỉ định ra hoạt động của con tim, và rồi rắc rối khởi đầu. Nhưng thiền định đến một cách tự nhiên, với cái thoải mái dị thường, khi bạn đi bộ trên cát hay nhìn ra cửa sổ hay nhìn những ngọn đồi tuyệt đẹp bị đốt cháy bởi nắng mùa hè vừa qua. Tại sao chúng ta là những con người bị tra tấn như vậy, với lệ trong mắt và tiếng cười giả tạo trên môi? Nếu bạn có thể đi bộ đơn độc giữa những ngọn đồi đó hay trong rừng hay dọc theo những đụn cát trắng dài, trong đơn độc đó bạn sẽ biết thiền định là gì.
Cái hân hoan an lạc của đơn độc đến khi bạn không sợ hiện hữu đơn độc—không còn lệ thuộc vào thế giới hay gắn bó vào bất kỳ những gì. Lúc đó, như bình minh kia đến buổi sáng nay, nó đến một cách lặng lẽ, và làm thành một đường vàng trong cái tĩnh lặng rất mực, cái tĩnh lặng ngay từ lúc khởi đầu, cái là cái bây giờ, và cái sẽ hiện hữu luôn luôn ở đó.
***
Thiền định là một chuển động trong cái chưa biết và thuộc về cái chưa biết. Bạn không ở đó, chỉ duy cái chuyển động. Bạn thì quá nhỏ nhặt hay là quá lớn lao cho chuyển động này. Nó không có gì phía sau nó hay phía trước nó. Nó là cái năng lực đó mà tâm niệm không thể chạm xúc được. Tư tưởng là cái hư hỏng, bởi vì nó là sản phẩm của hôm qua; nó bị bắt trong cái lưới của hàng thế kỷ và do vậy nó hỗn loạn, không minh bạch. Hãy làm những gì bạn sẽ làm, cái đã biết không có thể vươn tới được cái chưa biết. Thiền định là sự hấp hối của cái đã biết.
***
Thiền định của một tâm đã hoàn toàn vắng lặng là ân sủng mà con người từng tìm kiếm. Trong vắng lặng này, từng phẩm chất của vắng lặng hiện hữu.
***
Một khi bạn đã đặt nền tảng cho đức hạnh, cái mà là trật tự trong quan hệ, thì sẽ hiện ra phẩm chất này của tình yêu và của sự đang chết, cái mà là toàn bộ đời sống; rồi thì tâm trở thành vắng lặng dị thường, vắng lặng một cách tự nhiên, không phải bị làm cho thành vắng lặng xuyên qua những trấn áp, kỷ luật và kiểm soát, và cái vắng lặng đó thì phong phú vô lượng.
Vượt qua đó, không có ngôn ngữ, không có diễn tả nào có thể khả dĩ. Lúc đó tâm không khảo sát cái tuyệt đối, bởi vì nó không có nhu cầu nào nữa, bởi vì trong cái vắng lặng đó thì có cái mà nó là. Và toàn bộ cái này là ân sủng của thiền định.
***
Sau những trận mưa, những ngọn đồi đẹp dị thường. Chúng vẫn còn nâu với nắng hè, và chẳng bao lâu tất cả những thứ xanh tươi sẽ hiện ra. Trời đã mưa quá nặng nề, và vẻ đẹp của những ngọn đồi đó thì không có thể mô tả được. Bầu trời vẫn còn mây và trong không khí có mùi dâu, bạc hà và khuynh diệp. Thật tuyệt đẹp để hiện hữu giữa chúng, và một niềm vắng lặng kỳ lạ chiếm lấy bạn. Không như biển nằm xa dưới kia, những ngọn đồi thì hoàn toàn tĩnh lặng. Khi bạn nhìn ngắm và dòm chung quanh bạn, bạn đã rời mọi thứ dưới kia trong ngôi nhà nhỏ—quần áo bạn, tâm niệm bạn và những cách sống kỳ dị của đời sống. Nơi đây bạn đang đi rất nhẹ nhàng, không một tâm niệm nào, không bất kỳ gánh nặng nào, và với một cảm xúc về vẻ đẹp và trống không hoàn toàn. Những bụi rậm xanh nhỏ chẳng bao lâu sẽ xanh thêm, và trong vài tuần chúng sẽ có mùi hương mạnh mẽ hơn. Những con chim cút đang gọi và vài con trong chúng bay qua. Không biết tới nó, tâm ở trong một trạng thái thiền định trong đó tình yêu đang nở hoa. Sau hết, chỉ ở trong mảnh đất thiền định hoa này mới có thể nở ra. Nó thì hoàn toàn tuyệt diệu, và một cách kỳ lạ, tất cả trong đêm thúc giục bạn, và khi bạn tỉnh dậy, lâu trước khi mặt trời lên, nó vẫn còn ở đó trong tim bạn với niềm hân hoan dị thường, không vì bất cứ lý do nào cả. Nó ở đó, không nguyên nhân, và say sưa. Nó sẽ hiện hữu ở đó suốt cả ngày mà không cần bạn tìm tòi hay mời gọi nó ở lại với bạn.
***
Nơi đó trên mái hiên thơm, khi bình minh vẫn còn thật xa và cây cối vẫn còn tĩnh lặng, cái gì là cốt tủy thì là vẻ đẹp. Nhưng cái cốt tủy thì không có thể kinh nghiệm được; kinh nghiệm phải chết đi, bởi vì kinh nghiệm chỉ làm mạnh thêm cái đã biết. Cái đã biết thì không bao giờ là cái cốt tủy (tánh).
Thiền định không bao giờ là kinh nghiệm xa hơn; nó không chỉ là việc chấm dứt kinh nghiệm, cái kinh nghiệm là đáp ứng của thách thức, lớn hay nhỏ, nhưng nó là việc mở cửa cho yếu tánh, mở cửa cho một lò sưởi mà ngọn lửa của nó đốt cháy hoàn toàn, không để lại bất kỳ tro bụi nào; không có chút gì còn lại. Chúng ta là những cái còn lại, những người nói vâng của nhiều ngàn ngày hôm qua, một chuỗi liên tục của trí nhớ, của chọn lựa và tuyệt vọng. Cái tôi lớn và cái tôi nhỏ là khuôn mẫu của hiện hữu, và hiện hữu là tư tưởng, và tư tưởng là hiện hữu, với nỗi buồn không bao giờ chấm dứt.
Trong ngọn lửa của thiền định, tư tưởng chấm dứt và cùng với nó là cảm xúc, bởi vì không có cái nào là tình yêu. Không tình yêu, không có yếu tánh; không có nó, chỉ có tro bụi trên đó dựa vào hiện hữu của chúng ta. Từ tánh không, tình yêu hiện hữu.
***
Thiền định là hành động của vắng lặng.
***
Thiền định không có khởi đầu và không có điểm chấm dứt, trong nó không có thành đạt và không có thất bại, không có gom góp và không có loại bỏ; nó là một chuyển động không có tận cùng và do vậy, vượt ra và ở trên thời gian và không gian. Kinh nghiệm nó tức là chối bỏ nó, bởi vì người kinh nghiệm bị buộc vào thời gian và không gian, trí nhớ và nhận thức. Nền tảng của thiền định chân thực là cái nhận biết thụ động, cái tự do toàn diện ra khỏi thẩm quyền và khát vọng, ghen tị và sợ hãi. Thiền định không có ý nghĩa, không bất kỳ ý nghĩa nào hết mà không có tự do này, không có tự biết; khi còn có lựa chọn thì còn chưa tự biết. Lựa chọn đưa tới tranh chấp, cái ngăn cản sự hiểu biết về cái đang là. Lang thang vào một số huyễn tưởng, vào một số niềm tin lãng mạn, thì không là thiền định; não bộ phải tự gột rửa tất cả huyền thoại, ảo vọng và an toàn, và đối diện cái thực tại của sai trái của nó. Không có loạn tâm; mọi thứ thì trong chuyển động của thiền định. Cánh hoa là hình thức, mùi hương, màu sắc và vẻ đẹp đó là cái toàn bộ của nó. Xé nó ra từng mảnh, trong thực tại hay bằng ngôn ngữ, rồi thì không còn là hoa, chỉ là tưởng nhớ về cái đã là, cái mà không bao giờ là hoa. Thiền định là toàn cánh hoa trong cái đang sống động, đang tàn đi, và vẻ đẹp của nó.
***
Thiền định là tự do xa lìa mọi niệm, và là một chuyển động trong cái hân hoan an lạc của sự thật.
***
Trời vắng lặng lúc sáng sớm, và không một cánh chim hay chiếc lá nào quấy động. Thiền định, cái khởi đầu từ những chiều sâu không biết, và tiếp tục với độ dầy đặc thêm, và quét đi, gọt bộ óc vào trong cái vắng lặng hoàn toàn, đào ra những chiều sâu tâm niệm, bứng nhổ gốc rễ cảm xúc, làm trống vắng não bộ của cái đã biết và cái nông cạn của nó. Nó là một cuộc giải phẫu mà không có người điều hành, không có bác sĩ giải phẫu; nó đang tiếp diễn, như một bác sĩ giải phẫu mổ bệnh ung thư, cắt đi từng sớ thịt nhiễm ô, nếu không thì sự nhiễm ô lại lan tràn. Nó đang tiếp diễn, thiền định này, trong một giờ đồng hồ bởi nhìn ngắm. Và nó là thiền định mà không có người thiền định. Người thiền định can thiệp với cái vô dụng và ngốc nghếch của nó, tham vọng và thèm khát. Người thiền định là tư tưởng, được nuôi dưỡng bởi những tranh chấp và thương tích, và tư tưởng (tâm niệm) trong thiền định phải hoàn toàn ngưng lại. Đó là nền tảng của thiền định.
***
Thiền định là siêu vượt thời gian. Thời gian là khoảng cách mà tư tưởng du hàng trong những thành tựu của nó. Du hành thì luôn luôn dọc theo con đường cũ được che phủ với lớp vỏ mới, cảnh trí mới, nhưng luôn luôn là cùng con đường, không dẫn tới đâu—chỉ trừ tới đau khổ và buồn phiền.
Chỉ khi tâm siêu vượt thời gian, thì sự thật mới ngưng là một điều trừu tượng. Lúc đó an lạc hân hoan không phải là một ý tưởng dẫn tới từ niềm vui, nhưng là một thực tại không bằng ngôn ngữ.
Làm cho trống vắng cái tâm thời gian là cái vắng lặng của sự thật, và nhìn thấy nó chính là đang làm (như vậy); do vậy không có ngăn cách giữa cái thấy và cái làm. Trong khoảng cách giữa thấy và làm là những sinh khởi của mâu thuẫn, đau khổ và hỗn loạn. Cái không có thời gian là cái vô tận.
***
Bình minh đến chậm; các vì sao vẫn sáng và cây cối còn thu mình; không chim nào đang gọi, không ngay cả những con cú nhỏ đã cứ rúc rích cả đêm từ cây này tới cây kia. Nó là cái vắng lặng kỳ lạ, chỉ trừ tiếng rì rào của biển. Có mùi hương đó của hoa, lá úa và mặt đất ướt; không khí thì rất là, rất là tĩnh lặng, và mùi hương ở khắp mọi nơi. Mặt đất đang chờ bình minh và ngày sắp tới; có mong đợi, kiên nhẫn và một sự vắng lặng kỳ lạ. Thiền định tiếp diễn với cái vắng lặng đó và cái vắng lặng đó là tình yêu; nó không phải là tình yêu một vật hay một người nào, uy tín hay biểu tượng, ngôn ngữ và hình ảnh. Nó một cách đơn giản là tình yêu, không niềm tin, không cảm xúc. Nó là cái gì đã tự hoàn hoàn trong chính nó, trần trụi, dầy đặc, không cội rễ và phương hướng. Âm thanh của con chim thật xa kia là tình yêu; nó là phương hướng và khoảng cách; nó ở đó ngoài cả ngôn ngữ và thời gian. Nó không phải là một sự xúc động, cái tan đi và thô bạo; biểu tượng, ngôn ngữ có thể được thay thế, nhưng không phải là vật. Trần trụi, nó hoàn toàn mong manh và do vậy không có thể bị phá hủy. Nó có sức mạnh không có thể tìm tới của cái khác đó, cái không thể biết, cái đang đến xuyên qua cây cối và vượt xa cả biển. Thiền định là tiếng chim gọi lên từ tánh không và tiếng gầm rú của biển, đang ầm ầm đánh vào bờ. Tình yêu chỉ có thể ở trong cái hoàn toàn trống vắng. Bình minh xám đang ở xa tận chân tời, và những cây sậm tối thì còn sậm và dầy đặc hơn. Trong thiền định, không có sự lập lại, một tiếp diễn của thói quen; có cái chết của mọi thứ đã biết và cái nở hoa của cái chưa biết. Những vì sao đã biến dạng và những đám mây đã thức dậy với mặt trời đang tới.
***
Thiền định là trạng thái của tâm nhìn vào tất cả mọi thứ với sự chăm chú toàn diện, toàn bộ, không chỉ những phần của nó.
***
Thiền định là sự hủy diệt cái an toàn, và có vẻ đẹp lớn lao trong thiền định, không phải vẻ đẹp của những vật được ráp vào nhau bởi con người hay thiên nhiên, nhưng là của sự vắng lặng. Sự vắng lặng này là cái trống vắng, trong đó và từ đó mọi thứ trôi chảy và hiện hữu. Nó là cái không có thể biết; thông minh và cảm xúc không có thể mở đường tới nó; không có con đường nào dẫn tới nó (thiền định) và một phương pháp tìm tới nó chỉ là phát minh của một bộ óc tham lam. Tất cả những con đường và phương tiện của việc tính toán tự ngã phải bị phá hủy toàn bộ; tất cả việc đi tới hay đi lùi, kiểu cách của thời gian, phải chấm dứt, không có ngày mai. Thiền định là sự hủy diệt; nó là sự hiểm nguy cho những người muốn sống một cuộc đời mặt ngoài và một đời sống của huyễn vọng và huyền thoại.
***
Cái chết mà thiền định mang tới chính là cái bất tử của cái mới lạ.
***

Đây là cái gì kinh ngạc hơn nếu bạn gặp nó. Tôi có thể đi vào nó, nhưng sự mô tả không phải là cái được mô tả. Bạn phải nhận biết toàn bộ về nó bằng cách nhìn vào chính bạn—không sách vở, không vị thầy nào có thể dạy bạn điều này. Đừng dựa vào bất kỳ ai, đừng tham dự các tổ chức tinh thần; bạn phải học biết tất cả điều này từ chính bạn. Và nơi đó tâm sẽ khám phá ra những việc cực kỳ dị thường. Nhưng để như vậy, sẽ phải không có phần mảnh manh mún nào, và từ đó là chuyển động, là nhanh chóng, là ổn định dầy đặc. Đối với một tâm như vậy, không có thời gian, và do vậy cuộc sống có một ý nghĩa hoàn toàn khác



CHỨNG NGHIỆM TÂM LINH
CỦA NGÀI J. KRISHNAMURTI
(Trích trong Bút Hoa (nhật kí); dịch giả: Ẩn Hạc. 

Jiddu Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ; Ngài được Liên Hợp Quốc tôn vinh; được rất nhiều người với đủ mọi thành phần  xã hội – trong đó có Ngài Đạt Lai Lạt Ma & Nhà khoa học danh tiếng-giáo sư tiến sĩ vật lí David Bohm – ngưỡng mộ).

* Sống thì vượt ngoài thời gian, sống là hiện tiền sinh động, nhưng hiện tiền này không lệ thuộc vào thời gian. Sống là chú tâm, không nằm trong biên cương của tư tưởng, trong giới hạn của cảm thức. Từ ngữ dùng để thông tin và, cũng như hình tượng, ngay chính chúng không có một ý nghĩa nào. Cuộc đời luôn luôn là hiện tiền sinh động, thời gian luôn luôn thuộc vào quá khứ, và vì thế vào tương lai. Để cho thời gian (tâm lí) chết đi tức là sống trong hiện tiền. Chính lối sống này là bất tử, chứ không phải cách sống trong ý thức. Thời gian là tư tưởng trong tâm thức, tâm thức thì bị đóng khung. Mạng lưới của tư tưởng, của cảm thức, luôn luôn hằn dấu sợ hãi, đau khổ. Đau khổ sẽ chấm dứt khi thời gian chấm dứt.

* Ngày hôm qua thật lạ lùng. “Bờ bên kia” thường xuyên hiện diện suốt buổi đi dạo ngắn ngủi và vào lúc nghỉ, lại càng mãnh liệt hơn trong khi nói chuyện, duy trì, kéo dài gần hết đêm và vẫn còn đó lúc thức dậy sáng nay, sau một giấc ngủ ngắn. Thân thể mệt nhừ, cần được nghỉ ngơi, lại trở nên yên tĩnh một cách lạ lùng, nhưng phần nhỏ nhất của thân vẫn tỉnh táo và bén nhạy. (…) Tâm là một cái gì kì lạ; tâm tàng chứa trí óc, tư tưởng, tình cảm và cả đến mỗi cảm xúc tinh tế nhất, ảo tưởng, tưởng tượng… Tâm không phải là cộng chung hết cả những yếu tố trên, tuy nhiên không có chúng thì tâm không có; tâm còn hơn hẳn cái nó tàng chứa. Không có tâm thì những yếu tố nó tàng chứa cũng không có nốt; chính qua tâm mà chúng có mặt. (…).
 Ảnh minh họa
(…) Hoạt động của kí ức, kiến thức đang vận dụng, xung đột của dục vọng đối chọi nhau, tìm cầu tự do đều luôn luôn bị rào kín trong giới hạn của trí óc; trí óc có thể thanh lọc, mở rộng, tích lũy những ham muốn của nó, nhưng đau khổ sẽ tồn tại. Khi mà tư tưởng chỉ là sự đáp trả của kí ức, của kinh nghiệm, thì sẽ không chấm dứt được đau khổ. 

Trí óc là một “suy tư” phát xuất từ cái rỗng rang toàn vẹn của tâm; cái rỗng rang này không có trung tâm do đó có khả năng hoạt động vô hạn. Từ cái rỗng rang này sáng tạo sinh ra, nhưng đó không phải là tài khéo của con người. Sáng tạo phát sinh từ cái Không, và đó chính là tình yêu và sự chết.

* Lại thêm một ngày lạ lùng. Vào mọi lúc đều có mặt “bờ bên kia”, dù đi đến đâu, làm việc gì. Trí óc, rất yên tĩnh, không mê ngủ, nhưng tỉnh táo và bén nhạy, hình như tự chuyển động trong chính nó. Có cảm tưởng là quan sát từ một chiều sâu vô hạn. Tuy nhọc mệt, thân vẫn thức tỉnh một cách lạ lùng. Một ngọn lửa cháy sáng không dứt.

* Một buổi sáng tuyệt vời; nhìn về hướng tây, phía bầu trời một màu xanh thẫm, và mọi tư tưởng, mọi xúc cảm đều tan biến; cái nhìn này xuất phát từ cái rỗng không. Trước bình minh, thiền định là cửa ngõ bao la vô tận vào cái bất tri (tâm rỗng rang vô lượng). Không một thứ gì có thể mở cửa, ngoại trừ hủy diệt toàn bộ cái hữu tri. 

Thiền định là sự bùng nổ trong cái hiểu biết. Không phải là hiểu biết nếu không tự tri; học hiểu để tự tri không phải là tích lũy kiến thức; tích lũy sẽ ngăn ngại tự tri, vì học hiểu không phải là tiến trình gia tăng. Học hiểu cũng như hiểu biết, được tiến hành từ sát-na này đến sát-na kia. Tiến trình toàn thể này là sự bùng nổ trong thiền định.

* Thiền định không phải là nghiên cứu; không phải là kiếm tìm, thăm dò, khai phá. Thiền định là bùng nổ và khám phá. Không phải là trí óc bị ngự trị bằng giới luật, cũng không phải tự phân tích chính mình; thiền định chắc chắn không phải là đào luyện để tập trung tư tưởng, tư tưởng len vào trong sẽ chọn lựa và bác bỏ. 

Thiền định đến một cách tự nhiên khi tất cả sự khẳng định và thành đạt, hữu vi hoặc vô vi, đều được thấu triệt và tự rơi rụng một cách dễ dàng. Thiền định là trí óc rỗng rang hoàn toàn. Chính sự rỗng rang đó mới là cốt yếu chứ không phải cái tàng chứa trong trí óc. Chỉ từ sự rỗng rang đó mới có thể có tuệ quán được. 

Đức hạnh phát xuất từ đó, nhưng không phải là luân lí hoặc tư cách đáng kính trong xã hội. Chính từ sự rỗng rang đó phát sinh tình yêu, nếu không thì không phải là tình yêu. Nền tảng của đức hạnh nằm trong sự rỗng rang đó. Đây là chỗ bắt đầu và là nơi chấm dứt mọi sự.  

* Sự hủy diệt tâm lí của mọi thứ đã có – và không chỉ là thay đổi bên ngoài – là cốt tủy của trí thông minh. Mọi hành động vô minh đều dẫn đến đau khổ, rối loạn. Đau khổ là vô minh. Ngu si không phải là thiếu kiến thức, mà là thiếu hiểu biết về chính mình; không hiểu biết về chính mình thì không một chút gì có trí tuệ. (…) Không có trí tuệ nếu không có tự tri. Tự tri là một thực tại sống động, không phải là phán đoán. Mọi tự phê đều hàm ý tích lũy, lượng giá từ trung tâm của kinh nghiệm và của kiến thức; chính quá khứ này làm ngăn trở sự hiểu biết thực tại sống động. Theo đuổi sự tự tri là một hành động thông minh.

* Sáng nay thức dậy, vượt trên tất cả thiền định, tất cả tư tưởng và ảo tưởng phát sinh từ cảm thức, ngay trung tâm của trí óc và xa hơn, ngay tâm điểm của tâm thức, ngay chính bản thể của con người, rực chiếu một luồng sáng cực mạnh không mang một chút hình bóng, không bắt nguồn từ một kích cỡ nào. Phép lành ở đó, bất động. Và cùng với phép lành là thần lực vô cùng tận, và một vẻ đẹp vượt trên tư tưởng, cảm thức.

* Tâm thức nhân loại không thể dung chứa cái bao la của sự an nhiên; tâm thức có thể tiếp nhận nhưng không thể tìm kiếm, cũng như đào luyện cái bao la an nhiên đó. Hết cả tâm thức đều phải vô tác, không khởi dục vọng, không tìm cầu cũng như đuổi bắt; chỉ lúc đó mới sinh khởi một cái gì không chung không thủy. Thiền định chính là tâm thức rỗng rang, không phải để tiếp nhận, mà để buông bỏ. (…) Chỉ có thể có sáng tạo trong cái rỗng rang.

* Chiều hôm ấy nó đã ở đó, bỗng chốc tràn ngập khắp phòng… Cảm giác mãnh liệt về chơn mĩ, sức mạnh, vẻ dịu dàng. Những người khác đều nhận ra.

* Hoạt động của trí óc được ấn định trước; suy nghĩ, lí luận, nhưng trí óc hoạt động trong giới hạn, giới hạn không gian và thời gian (tâm lí). Vì vậy trí óc không thể trình bày, cũng không thể hiểu biết cái chung, cái toàn thể. Cái toàn thể đó là tâm; tâm thì rỗng rang, hoàn toàn rỗng rang, và vì rỗng rang nên trí óc nằm trong không-thời gian. Khi được thanh lọc ra khỏi sự ước định về lòng khao khát, ham muốn, tham vọng, trí óc mới có thể hội nhập cái toàn thể. Tình yêu chính là sự toàn vẹn đó.

* Mỗi một mưu đồ của tư tưởng đều phải được hiểu rõ. Mọi tư tưởng đều là phản ứng, mọi ứng xử bắt nguồn từ đó chỉ có nhấn mạnh thêm sự rối loạn và xung đột.

* Chắc chắn bản thể hiện diện suốt cả đêm; sáng nay khi thức giấc, bản thể đã ở đó và hình như tràn ngập toàn bộ đầu và thân. Và tiến trình tiếp tục một cách êm dịu. Muốn được như thế, phải một mình và tĩnh lặng.

* Có một hướng không bắt đầu từ đâu và đi về cái rỗng rang vô cùng, trụ xứ của bản thể vạn vật.

* Trí óc trở nên ti tiện khi nó sử dụng để học hỏi cái bất tri, cái vô lượng. Chức năng hoạt động của nó nằm trong cái hữu tri, nó không thể hoạt động trong cái bất tri (tâm rỗng rang vô lượng). Những sáng chế của nó ở trong phạm vi hữu tri; nó sẽ không bao giờ nắm bắt được sự sáng tạo của cái bất tri, dù cho dùng đến ngôn ngữ hay nghệ thuật. Trí óc không thể biết đến chơn mĩ. Chỉ trong im lặng tuyệt đối, vô ngôn, một sự vô hành không tạo tác, không chuyển động, thì cái bao la vô hạn mới xuất hiện.

* Khá đau đớn trưa hôm qua, và hình như có tăng thêm. Đến gần tối cái linh thiêng hiện hành, thấm nhập cả phòng. Người khác cũng cảm nhận. Suốt đêm tác động cơn đau có phần hòa hoãn, nhưng áp lực và căng thẳng vẫn còn đó, giống như mặt trời phía sau đám mây. Sáng nay rất sớm, mọi sự lại bắt đầu. (…) Mọi cảm thức, mọi xúc động đều liên kết với trí óc, nhưng đó không phải là tình yêu, nhưng cái xuất thần này chính là tình yêu. Trí óc chỉ có thể nhớ lại rất là khó khăn.
(…) Sáng nay thật sớm, phép lành gần như bao phủ hết quả đất, đang tràn ngập khắp phòng. Và theo đó xuất hiện sự tịch tĩnh làm im bặt hết mọi sự vật, một sự bất động chứa đựng tất cả chuyển động.

* Sống với một cái gì là thương yêu cái đó chứ không phải ràng buộc vào cái đó.

* Chấm dứt phiền não nằm trong sự quán chiếu sự kiện thực tế.

* Cái rỗng rang này không phải là một trạng thái ngoan không, trống trải; đó là năng lượng không có trung tâm, không có biên giới.

* Sáng nay dậy sớm để sống trong phép lành. Cơ thể bị bó buộc ngồi yên trước vẻ sáng sủa đó, vẻ đẹp đẽ đó. Sau đó suốt buổi sáng, ngồi trên ghế dài bên lề đường dưới bóng cây, phép lành được cảm nhận trong cái vô lượng vô biên. Phép lành cũng ban cho ta nơi trú ẩn, chỗ bảo bọc, giống hệt cội cây kia với tàng lá, tuy để ánh sáng soi qua vẫn che mát được dưới ánh nắng gay gắt miền núi. Mọi tương giao chính là che mát thấm đượm tự do, và chính tự do bảo đảm cho ta nơi trú ẩn.

* Nếu bạn có tiền, bạn cũng khổ; nếu bạn không có tiền, bạn cũng khổ. (…) Tiền bạc và quyền uy ngự trị không dứt; càng có càng muốn thêm, và cứ như thế vô cùng tận. Nhưng phía sau tất cả tiền bạc và quyền uy ẩn dấu nỗi khổ không tránh được; ta có thể lãng tránh, tìm quên, nhưng khổ đau luôn luôn hiện diện; với nó không thể bàn cãi được và nó ở đó, vết đau hằn sâu mà không gì có thể chữa trị được.

* Bằng vận hành của thời gian (tâm lí) không thể có chuyển hóa được. Phủ nhận thời gian chính là chuyển hóa; có chuyển hóa khi đã loại bỏ những thuộc tính phát sinh từ thời gian tức là thói quen, truyền thống, cải cách, các lí tưởng. Phủ nhận thời gian thì có chuyển hóa, chuyển hóa toàn diện và không phải là thay đổi hình tướng bên ngoài, cũng không phải thay thế một hình tướng này bằng một hình tướng khác. Nhưng thu đạt kiến thức, kĩ thuật, đòi hỏi phải có thời gian, ta không thể cũng chẳng nên chối bỏ; những năng lực này thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày. Thời gian cần thiết để đi từ chỗ này đến chỗ khác không phải là ảo tưởng, nhưng mọi hình thức khác của thời gian đều là ảo vọng. Chuyển hóa gồm có chú tâm mà từ đó sinh khởi một hình thức hành động khác. (…).

* Thiền định là ở chỗ làm tâm trống rỗng hết mọi tư tưởng, mọi cảm thức, vì những thứ này làm tan biến năng lực; chúng có tính lặp đi lặp lại, đưa đến những hành động máy móc; hành động này là thành phần cần thiết cho sự sống, nhưng chúng chỉ là một thành phần. Tư tưởng và cảm thức không thể biết thâm nhập vào cái bao la vô tận của sự sống.

* Khi trí óc không còn nuôi dưỡng bằng kí ức, bằng tư tưởng, khi trí óc để cho kinh nghiệm chết đi, thì hoạt động sẽ không còn quy ngã nữa. Lúc đó trí óc sẽ nuôi dưỡng các nơi khác. Và chính nguồn lương thực đó sẽ làm cho tâm thức thành tôn giáo.

* Ra khỏi tư tưởng là đức hạnh, và đức hạnh là tính mẫn cảm mở rộng, là tình yêu. Hãy thương yêu và sẽ không có tội lỗi; hãy thương yêu và cứ làm điều gì bạn muốn, lúc đó sẽ không có đau khổ.

* Trí óc vận hành trong cái manh mún, từng phần, chia chẻ. Nó tự chuyên môn hóa. Nó không bao giờ là cái toàn thể, cái mà nó muốn nắm giữ, muốn hiểu biết nhưng vô hiệu. Vì chính bản chất của nó, nên tư tưởng luôn luôn không toàn vẹn, cảm thức cũng thế; tư tưởng, phản ứng của kí ức chỉ có thể vận hành trong cái đã biết, hoặc lí giải từ kiến thức. 

Trí óc là sản phẩm của sự chuyên môn hóa. Nó không thể vượt lên trên chính nó. Nó chia chẻ và tự chuyên môn hóa thành nhà khoa học, nghệ sĩ, giáo sĩ, luật gia, kĩ thuật gia, nông gia… Nó hoạt động bằng cách phóng chiếu lên giai cấp xã hội, đặc quyền, quyền hành, uy thế của nó. Sự vận hành não bộ và giai cấp xã hội liên kết với nhau chặt chẽ, vì trí óc là một cơ quan tự bảo vệ. Chính từ nhu cầu này mà những yếu tố đối nghịch và chống trái của xã hội phát sinh. Nhà chuyên môn thì không có khả năng nhìn được toàn diện.
(…) Năng khiếu và thiên tư hiển nhiên là nguy hại, vì củng cố tính vị ngã; vì mang tính chia chẻ vụn vặt nên nuôi dưỡng xung đột. Năng khiếu chỉ có giá trị trong sự nhìn thấu toàn diện đời sống, sự nhìn thấu này nằm trong lĩnh vực của tâm chứ không phải của trí óc. Năng khiếu với sự vận hành của nó nằm trong giới hạn của trí óc, do đó năng khiếu trở nên nhẫn tâm, lãnh đạm đối với tiến trình toàn thể của đời sống. Năng khiếu gây ra lòng kiêu hãnh, ham muốn, và sự thành tựu của nó trở thành ưu tiên hàng đầu, nó đưa đến thù ghét, vô trật tự, đau khổ; nó chỉ có giá trị nếu nhận thức được toàn thể sự sống. (…).
(…) Trí óc vận hành bằng cách tự chuyên môn hóa với sự chia chẻ manh mún, với những hoạt động cô lập lại nó trong địa hạt giới hạn của thời gian. Trí óc không có khả năng nhìn thấy toàn thể sự sống; dù có được giáo hóa đến đâu, trí óc cũng chỉ là một phần chứ không phải là toàn thể. Chỉ có tâm mới thấy được cái toàn thể, và phạm vi của tâm bao trùm luôn trí óc; trí óc dù có làm gì đi nữa cũng không thể chứa đựng được tâm.
Để nhìn thấy toàn thể, trí óc phải ở trong trạng thái buông xả. Buông xả hoặc phủ nhận không phải là đối nghịch của khẳng định; những cái đối nghịch đều liên kết với nhau. Sự phủ nhận không có cái đối nghịch. Để có được cái nhìn toàn thể, trí óc phải ở trong trạng thái phủ nhận tuyệt đối; nó không được can thiệp vào bằng cách lượng giá, biện bạch, kết án và tự vệ. 

Trí óc phải im lặng mà không bị ép buộc; ép buộc sẽ làm cho trí óc chết cứng, chỉ có khả năng mô phỏng và tùy hợp. Chính trong trạng thái phủ nhận mà trí óc tĩnh lặng không lựa chọn. Chỉ chính lúc đó cái nhìn toàn thể mới phát sinh. Lúc đó tâm hoàn toàn tỉnh thức, và trạng thái này không gồm có người quan sát cũng như vật bị quan sát, mà chỉ có ánh sáng, chỉ có sáng suốt. Sự đối kháng và xung đột giữa người tư duy và tư tưởng kết thúc. 

* Thức dậy sáng nay; mặt trời còn nằm dưới đường chân trời; bình minh đã bắt đầu và thiền định tự dâng cho “bờ bên kia” mà phép lành là sức mạnh và sáng suốt. “Bờ bên kia” đã ở đó chiều hôm qua, ngay lúc mặt trời lặn, rất sáng, bất ngờ. Nhiều ngày nay nó đã không xuất hiện. Thân tự điều hòa theo nhịp độ cuộc sống phố thị và, khi “bờ bên kia” đến, nó biểu lộ một vẻ đẹp, một cường lực đến đỗi mọi sự đều im lìm bất động; nó tràn ngập căn phòng và còn vượt qua đó nữa.

* Có bản thể của thâm cùng ở đó. Bản thể của tư tưởng chính là tâm thái vô niệm. Tư tưởng, dù có tiếp nối với nhau thật thâm sâu, thật rộng lớn, vẫn luôn luôn chóng tàn, phiến diện. Chấm dứt tư tưởng chính là khởi đầu của bản thể. Chấm dứt tư tưởng là phủ định và phủ định thì không có mục tiêu nào xác định. Không có phương pháp, hệ thống để dừng bặt tư tưởng. 

Phương pháp, hệ thống chỉ là xác định tiệm cận với phủ định, và như thế tư tưởng sẽ không bao giờ có thể tự tìm nơi có bản thể của chính nó. Tư tưởng phải dừng bặt để cho bản thể hiển lộ. Bản thể của hữu là phi hữu, và để “thấy” cái thâm cùng của phi hữu, ta phải tự do thoát khỏi cái trở thành. Không thể nào tự do trong sự tương tục, và mọi điều bao hàm sự tương tục đều dính mắc vào thời gian. (…).

* Cô đơn một mình, nhưng không một chút gì cô lập, giống như một giọt nước mưa chứa đựng hết cả nước trên mặt đất.
* Tư tưởng là vật chất và có thể biến thành bất cứ thứ gì, xấu hay đẹp. Nhưng có một cái linh thiêng không phát xuất từ tư tưởng hoặc tình cảm, từ đó tư tưởng đã sống lại. Tư tưởng không thể biết và cũng không thể sử dụng được. Tư tưởng cũng không thể bộc lộ. Nhưng cái linh thiêng đó hiện hữu, không bao giờ biểu tượng hoặc lời lẽ có thể chạm đến được. Cái linh thiêng đó không thể truyền thông được. Đó là một sự kiện thực tế.
Một sự kiện thì phải được nhìn thấy, nhưng cái thấy này độc lập với ngôn từ. Khi sự kiện được diễn giải thì thôi không còn là sự kiện nữa, mà biến thành một cái gì hoàn toàn khác hẳn. Thấy là một điều gì hết sức quan trọng. Cái thấy này vượt ra ngoài không-thời gian, nó ngay đó và trong khoảnh khắc.
(…) Sự hiện diện của nó đang ở đây, tràn ngập khắp phòng, chan rải trên các ngọn đồi, trên những dòng nước, bao phủ hết cả hành tinh.
Đêm vừa qua, như đã xảy ra một hai lần trước đây, thân thể chỉ còn là một cơ quan và không là gì khác, đang vận hành, trống rỗng và bất động.

* Thành công (với tâm lí quy ngã) thật là tàn bạo dưới mọi khía cạnh, dù là chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, kinh tài… Thành công đưa đến cứng rắn.

* Chứng nghiệm về bản thể là đỉnh cao của cường lực, của nhạy cảm. Đây là vẻ đẹp vượt trên ngôn ngữ và cảm thức.

* Bận rộn, tuy vậy áp lực và căng thẳng vẫn còn đến trưa.
Dù những hành động cần thiết trong cuộc sống hằng ngày có ra sao đi nữa, thì va chạm và biến động mà cuộc sống đã gieo rắc không nên để lại dấu vết phía sau chúng ta. Chính những dấu vết này tạo ra bản ngã, cá tính, củng cố dần theo dòng đời, và lập thành bức tường hầu như không vượt qua nổi.

* Tỉnh giấc nửa đêm với cảm thức về một sức lực bao la, vô cùng tận. Không phải là sức lực tập trung chung quanh dục vọng hoặc ý muốn, mà là sức lực hiện diện khắp sông núi cây cỏ.
Hành động của con người là thực hành sự chọn lựa, thực hành theo ý muốn; hành động này bao gồm xung đột và đối kháng, từ đó sinh đau khổ. Hành động đó phát xuất từ một nguyên nhân (tâm lí), một động lực, do đó là phản ứng. Nhưng hành động hiện khởi từ sức lực vô ngã thì tự do, thoát khỏi mọi nguyên nhân, động lực; do đó sức lực này vô cùng tận, là bản thể.

* Chân lí không thể nào chính xác, vì cái gì có thể đo lường được thì không phải là chân lí. Chỉ có cái gì không sống động mới có thể đo lường được, chiều cao của nó mới có thể tìm bắt được.

* Sống không phải là trút bỏ hết kinh nghiệm, nhưng không có sự sống khi đất não dày đặc dây mơ rễ má. Khiêm cung không phải là loại bỏ có ý thức cái đã biết, sự loại bỏ này là lòng kiêu ngạo của sự thành tựu; khiêm cung là cái bất tri tuyệt đối, tức là chết đi. Sợ chết chỉ có trong cái đã biết, chứ không phải trong cái ta không biết. Không có sợ hãi đối với cái bất tri; sợ hãi chỉ có khi cái đã biết thay đổi, chấm dứt.

* Mọi hệ thống đều không tránh khỏi khuôn đúc tư tưởng theo một mẫu mực, và chủ nghĩa xu thời sẽ hủy diệt sự bừng nở của thiền định. (…) Không có tự do sẽ không có tự tri và không tự tri tức là không phải thiền định.

*  Tâm thái một mình là rỗng rang; trong ngọn lửa Không này, tâm trở về tươi trẻ và an nhiên. Và chỉ có tính an nhiên này mới có thể nhận được cái phi thời gian, cái mới mẻ không ngừng tự chết đi. Sự chết đi chính là sinh tạo. Không có tình yêu thì không có sự chết đi.

* Đời sống toàn thể bao hàm cái chia chẻ vụn vặt, nhưng cái chia chẻ này sẽ không bao giờ hiểu được cái toàn thể.

* Kiến thức ngăn ngại khám phá. Kiến thức luôn luôn bắt nguồn từ thời gian (tâm lí), từ quá khứ, không bao giờ mang lại tự do. Nhưng kiến thức cần thiết cho hành động, cho tư tưởng; không hành động thì không thể có hiện hữu. Nhưng dù hiền triết, chân chính và cao thượng đến đâu, hành động sẽ không đưa đến chân lí. Không có con đường dẫn đến chân lí.

* Chính sự quan sát tiến trình của tư tưởng, của thời gian (tâm lí) và nỗi sợ hãi, rõ biết toàn diện tiến trình này, chứ không phải chỉ một ý tưởng hoặc một định thức tri thức, sẽ chấm dứt được sợ hãi, trên mặt ý thức lẫn tiềm thức. Tự tri là tỉnh thức và là chấm dứt sợ hãi (tâm lí).

* Sợ hãi nội tâm sẽ biến nhu cầu về an toàn ngoại giới thành một bài toán về giai cấp, về uy tín, về quyền lực, và hậu quả là có đấu tranh tàn bạo.

* Từ bỏ là nhìn thấy sự thật như thị, sai lầm như thị và cái chân thật trong cái sai lầm. Đó là một hành vi chứ không phải một ý tưởng.

* Từ bỏ thời gian (tâm lí) chính là bản chất của cái phi thời gian.

* Thức dậy, tuy còn ngái ngủ, nhận thức được tiến trình kéo dài về đêm, và hơn thế nữa phép lành khai mở. Có cảm thức tác động lên con người. Thần lực đó, sức mạnh đó, ra khỏi và tuôn trào ra ngoài, như một thác nước từ đất phun vọt lên qua những mõ 
 m đá. Trong mọi sự này, hạnh phúc lạ thường khôn tả, một sự xuất thần không liên quan gì đến tư tưởng, đến cảm thức.

* Trong ánh chớp tuệ quán này sẽ phát sinh một tri giác mới mẻ.

* Tâm trí tịch lặng và rất tỉnh sáng. Tràn đầy cả đêm cái vô lượng vô biên đó, và kèm theo là thánh phúc.

* Im lặng này là cái Không, từ đó tuôn chảy và cũng từ đó phát xuất sự hiện hữu của vạn vật. Lặng im này là cái bất tri. (…).
Buổi sáng tươi trẻ đến đỗi các ngôi sao vẫn luôn sinh động và lấp lánh. Bình minh hãy còn lâu; tất cả đều yên tĩnh một cách lạ lùng, ngay cả thác nước ầm ĩ cũng câm nín, và những ngọn đồi cũng lặng lẽ. 

* Nó theo chúng tôi chí đến giờ đi ngủ và duy trì thành tiếng rì rào suốt đêm. Điều này không thuộc phạm vi kinh nghiệm, nó chỉ ở đó một cách giản dị, bằng một sức mạnh dữ dội, một phép lành.

* Tâm trong tính toàn thể bao trùm cả trí óc, tư tưởng của nó, cảm thức của nó, đang rỗng rang; và từ cái rỗng rang đó, năng lực càng lúc càng thâm sâu, lan rộng, vô lượng. Bởi vì mọi so sánh, mọi lượng giá đều xuất xứ từ tư tưởng tức là thời gian. “Bờ bên kia” là tâm phi thời gian, là hơi thở của chân chất an nhiên và của cái bao la vô tận. Ngôn từ không phải là thực tại; chúng chỉ là một phương tiện truyền thông chứ không phải là cái chân chất an nhiên, cái vô lượng vô biên. Cái trống rỗng là cái một mình.

* Chỉ có một chuyển động duy nhất trong đời sống, bên ngoài lẫn bên trong, không thể chia chẻ được, dù cho có phân biệt. Phân biệt làm cho số đông người chạy theo chuyển động bên ngoài của kiến thức, của ý tưởng, của tín ngưỡng, của quyền hành, an toàn, thịnh vượng, và cứ tiếp nối như thế. Ngược lại, có người lại bám chặt vào một đời sống mạo xưng là nội tâm, thành lập từ ảo ảnh, hi vọng, khát vọng, tĩnh lặng, xung đột và thất vọng. Chuyển động, vì là phản ứng, nên xung chướng với đời sống bên ngoài. Như vậy có đối kháng, tiếp theo là đau khổ, sợ hãi và trốn chạy.
Chỉ có một chuyển động duy nhất bên ngoài lẫn bên trong. Hiểu biết về bên ngoài, không xung đối cũng không kháng nghịch thì chuyển động thật sự của bên trong bắt đầu. Xung đột đã loại trừ, và tuy bén nhạy nhưng ngay đỉnh cao của nhạy cảm, trí óc vẫn đạt được tịch lặng. Chỉ ngay lúc đó, chuyển động nội tâm mới trở nên thật sự và có ý nghĩa.
Từ chuyển động này phát sinh lòng quảng đại, lòng từ bi không bắt nguồn từ lí trí, cũng không phải từ sự từ bỏ có suy nghĩ cân nhắc.

Tuệ Thiền Lê Bá Bôn lược soạn