Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 18 - Duy tâm hồi chuyển- Nhập Pháp Giới- Niết Bàn - Sanh tử.

Pháp Giới là gì?
- Đáp: Trong khung cảnh hẹp, pháp giới chỉ cho giới hạn của mỗi pháp. Trong phạm vi rộng, pháp giới chỉ cho toàn thể không gian rộng bao la.
- Pháp giới là bản thể chung của vạn pháp, tuy vô hình, bất sanh bất diệt .- Nhưng muôn ngàn hiện tượng sai khác tác động lẫn nhau, trợ duyên cho nhau nhưng không ngăn ngại nhau vì tất cả đều ở trong một trật tự nhịp nhàng cho đến nỗi “một trở thành tất cả và tất cả trở thành một”- và muôn ngàn hiện tượng vọng hiện từ Pháp Giới (gọi là Hóa Thân).
- Pháp giới còn gọi là pháp thân hay pháp tánh, pháp tướng, tức là nói đến lý tánh chân thật, thanh tịnh, bình đẳng của vạn pháp.
- Về mặt Chân Đế.- Pháp giới còn gọi là Như Lai tàng, ở khắp nơi trong vũ trụ, vốn sẵn có từ vô thỉ, không thể dùng giác quan hay trí tưởng tượng mà thấy được. Kinh Kim Cang nói “Như Lai, tức vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ, cố danh Như Lai”.
- Pháp giới là đầu mối vọng hiện ra muôn sự vật, lớn không ngoài, nhỏ không trong “Phóng chi tắc cai la thế giới, thu chi tắc tế nhập vi trần” (Buông ra thì trùm khắp pháp giới, thâu lại thì nhỏ hơn vi trần), nên pháp giới là tâm của vũ trụ, đồng thời cũng là tâm của con người và tùy theo pháp môn,
- Pháp giới có những danh hiệu khác nhau như: Chơn như, Chơn tâm, Chơn không, Tỳ Lô Giá Na, Bản lai diện mục, Như ý châu, Niết Bàn, Phật tánh. v.v...
Vì vậy pháp giới có đủ cả hai mặt chơn đế và tục đế, bản thể và hiện tượng, tánh và tướng mà hai mặt này lại tương dung, tương nhiếp với nhau như sóng và nước.
Ở Duy tâm hồi chuyển- Niết Bàn - Sanh tử.- Duy Tâm hiện này. Là nói : Niết Bàn - Sanh tử là do hành giả tu Phật. Có nhập Pháp Giới hay chưa mà ra.
Nếu thuận chuyển, gọi là niết bàn. Nên kinh nói “Tâm tạo ra các Như Lai”. Nếu nghịch chuyển đó là sanh tử. Nên nói “Ba cõi hư vọng chỉ do tâm tạo”.
Sanh tử, niết bàn đều chẳng ngoài tâm. Ngoại thế giới hay nội thân thể đều là cảnh duy tâm biến hiện. Thế nên, chẳng thể khẳng định rằng lớn hay nhỏ, rộng hay hẹp, tâm hay cảnh, tăng hay giảm v.v.... Kinh Niết Bàn nói “Phật tánh không phải tịnh cũng không phải bất tịnh”. Tịnh cùng bất tịnh đều duy tâm. Nếu lìa tâm hoàn toàn không có pháp khác.
Mọi sự vật hiện hữu trong cuộc đời đều bắt nguồn từ "Như lai tạng tính thanh tịnh chân tâm"mà kiến tạo nên. Tâm làm chủ tất cả. Cho nên trong kinh nói: Tâm tạo chư Như Lai, nhược bằng nghịch chuyển "tức thị sinh tử"; mà thuận chuyển thì "sinh tử thị niết bàn". Chân Tâm (Phật tính) vốn không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không nhơ, không sạch. Bản thể của Chân Tâm là trong sáng tròn đầy, chu biến khắp pháp giới bao la. Tâm là chủ động tất cả.
Nếu thuận chuyển, gọi là niết bàn. Nên kinh nói “Tâm tạo ra các Như Lai”. Nếu nghịch chuyển đó là sanh tử. Nên nói “Ba cõi hư vọng chỉ do tâm tạo”. Sanh tử, niết bàn đều chẳng ngoài tâm. Thế nên, chẳng thể khẳng định rằng tánh là tịnh hay bất tịnh. Kinh Niết Bàn nói “Phật tánh không phải tịnh cũng không phải bất tịnh”. Tịnh cùng bất tịnh đều duy tâm. Nếu lìa tâm hoàn toàn không có pháp khác. Kinh Lăng Già nói “Ngoài tâm không có cảnh giới, không có trần, chỉ do hư vọng mà thấy”.
Tâm làm chủ tất cả. Cho nên trong kinh nói: Tâm tạo chư Như lai, nhược bằng nghịch chuyển “tức thị sinh tử”; mà thuận chuyển thì “sinh tử thị niết bàn”.
* Thế nào là Thuận & Nghịch ?
+ Thuận chuyển: Là xoay Tâm về Bản Thể Chân Như.- Gọi là Hồi Quang phản chiếu.
+ Nghịch chuyển: Là xoay Tâm theo hiện tượng, thức tình Vọng động.(Trục sắc thinh nhi tham nhiễm.Thập triền thập sử,Tích thành hữu lậu chi nhơn.Lục căn lục trần,Vọng tác vô biên chi tội.)
+ Tổ dạy: Quy căn đắc Chỉ- Tuỳ Chiếu thất tông. Nghĩa là "về nguồn" (Thuận chuyển) được Tông chỉ. Mà chạy "theo Chiếu" (nghịch chuyển) thì mất Tông chỉ.
Chân Tâm (Phật tính- Bản Thể- chân như Tâm) vốn không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không nhơ, không sạch. Bản thể của ấy là trong sáng tròn đầy, chu biến khắp pháp giới bao la. Tâm ấy là chủ động tất cả.
“Nhập Pháp Giới” là phẩm tâm cao nhất của toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm. Nhập Pháp Giới.- Chính là Nhập Niết Bàn (theo tinh thần kinh Hoa Nghiêm).- Nhưng: Niết Bàn và Sanh Tử chỉ do duy Tâm Hồi chuyển Thiện Thành. (như phẩm Nhập Pháp Giới- kinh Hoa Nghiêm nói rõ).
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: