Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

SẮC - KHÔNG Bất Dị (không khác nhau) Bài 1. Ba Tầng Bậc Bát Nhã. - I/. Văn Tự Bát Nhã

Nhân có người bạn đàm đạo về vấn đề: Thế nào là SẮC chẳng khác KHÔNG.- Trong đoạn Bát Nhã Tâm kinh : "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc" ? VQ xin trình kiến giải như thế này:
Kính các Bạn:
Gần như phật tử nào cũng biết đến bài Bát Nhã Tâm Kinh. - Đây là kinh nói về Trí Tuệ, nhưng không phải là tâm trí suy nghĩ thường tình của người đời, mà nói về cái Trí Huệ “đến bờ kia” (Ba la mật). Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật v.v… trên thế gian. Bài kinh này là ngọn đuốc dẫn đường cho một hành giả tu Phật.
Khi học về Lý Bát Nhã của Phật Pháp. Chúng ta thường nghe nói có 3 Pháp học về Bát Nhã, đó là:
1/. Văn tự Bát Nhã.
2/. Quán Chiếu Bát Nhã.
3/. Thật Tướng Bát Nhã.
Nhưng thật ra - phân làm ba là do tâm của chúng sinh. Do căn cơ chúng sinh cạn mỏng, chưa thể một bước vào thẳng QUÁN CHIẾU hay THỰC TƯỚNG BÁT NHÃ, nên phải mượn ngôn từ chuyển tải 1 mà thành 3. Ý nghĩa như sau:
+ Pháp học Bát Nhã, thứ I
(1/.) Văn tự Bát-nhã: Là sự nghiên cứu ở cấp độ ý thức, nghĩa là suy nghĩ, phân biệt bằng bộ não của chúng ta, về những bản văn của hệ thống Kinh Bát-nhã.
Sự nghiên cứu này chưa đủ để đi vào Bát-nhã, mà phải thực hành Bát-nhã. Quán chiếu Bát-nhã là sự thực hành Bát-nhã để đạt đến thật tướng của Bát-nhã, tức là tánh Không.- Là đích đến của Hành Giả (người tu Phật).
Để chỉ hướng về Tánh Không. HT. Thích Thanh Kiểm, có dạy về 3 Tầng Bậc SẮC - KHÔNG , là: 1. Đối Đải. 2. Quán Chiếu 3. Thật Tướng.
a). SẮC - KHÔNG ĐỐI ĐẢI: Nghĩa là do Ý THỨC phân biệt mà phàm phu thấy Sắc (CÓ) đối lập với KHÔNG (Không Có). Đây là tầng bậc thứ I của Thế Gian Phàm phu, và là ở Tầng đầu 1/. Văn tự Bát Nhã. Ở tầng bậc này. Vì là Pháp Đối Đải, nên chúng ta chỉ thấy SẮC khác KHÔNG. - Không thể lẫn lộn. Thí dụ: Chúng ta nói "Tôi KHÔNG CÓ tiền" không thể nào lẫn lộn với "Tôi CÓ tiền". - Nếu lẫn lộn, thì là già cả lẫn lộn, hoặc là người bị mất trí !.
* Cái "Không" (trong vòng Đối Đải) này. Chưa phải là Tánh Không, mà Trí Huệ Bát Nhã chỉ bày.
Có thể là hình vẽ ngẫu hứng về võ thuật
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: