Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 12 - Nhất đa tương dung- CHÂU BIẾN HÀM DUNG QUÁN

Hàm ý: Cái lớn và cái bé tương dung (hàm chứa nhau), cái một và cái nhiều tương tức (là nhau, tôi là anh và anh là tôi), sự biến nhiếp vô ngại và sự giao tham tự tại, đó là châu biến hàm dung quán.- Nằm trên bình diện sự sự vô ngại pháp giới.
Châu hay chu có nghĩa là khắp hết, không có chỗ nào không có. Châu biến là chỗ nào cũng có mặt. Cái này ôm lấy được tất cả cái kia, cái kia ôm lấy được tất cả cái này. Hàm là ôm lấy, dung là chứa đựng. Cái này ôm lấy cái kia, cái kia ôm lấy cái này. Điều này tương đương với cái mà David Bohm gọi là the implicated order tức là trật tự nội nhiếp. Nhìn vào một cái thì thấy được tất cả các cái, tại vì cái một chứa đựng cái tất cả. Cái lớn chứa đựng cái bé và cái bé chứa đựng cái lớn.
Thầy Pháp Tạng muốn cái gì cũng mười cho tròn, cho đẹp. Vì vậy khi viết Hoa Nghiêm Bách Nghĩa Hải thầy đưa ra mười chương và mỗi chương có mười đoạn. Mười chương nhân mười đoạn nên thành một trăm đoạn vì vậy nên gọi là bách môn. Huyền môn mới có mười cánh cửa, còn bách môn thầy Pháp Tạng làm tới một trăm cánh cửa.
* Châu biến hàm dung quán: Pháp quán này dựa trên cái lý “Sự Sự vô ngại pháp giới” mà lập ra. “Châu biến” là lan ra, biến hóa cùng khắp tất cả; “Hàm dung” là bao gồm, thâu nhiếp hết, dung thông tất cả. “Châu biến hàm dung quán” là pháp quán nhằm mục đích nhận chân được rằng: cái pháp một và nhiều không ngại nhau, lớn và nhỏ trùm nhau, dung nhiếp lẫn nhau, lớp lớp không cùng tột, ẩn hiện tự tại, đồng thời tương tức tương nhập, thâu nhiếp, dung thông nhau cho đến vô cùng vô tận, trùm chứa cả vũ trụ bao la.
Theo pháp quán này, hành giả quán sát cái Lý nơi một Sự, rồi do một Sự ấy mà mỗi mỗi Sự khác cũng đều thấy rõ. Hành giả lại quán mọi Sự tức nơi Lý, rồi theo Lý ấy mà mỗi mỗi Sự đều dung thông. (tham khảo Thiện Tri Thức Pháp Tạng).
CHÂU BIẾN HÀM DUNG QUÁN là Pháp Quán để vào Thật Tướng Pháp - Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng môn.
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
2

Không có nhận xét nào: