Thứ Năm, 11 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 7 .- Tương Dung An vị.- Như Tướng.

Ở Môn Tương Dung An vị này, là quán về TƯỚNG.
Thông thường chúng sanh thấy được * Huyễn Tướng, bậc đạt Đạo thấy được * Như Tướng.
* Thế nào là Huyễn Tướng ? Đáp: Trong kinh A Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
+ Luận Đại Trí Độ giải: Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.
Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp. Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chí. (hết trích).
* Thấy Tướng Lớn (như núi Tu Di) Tướng Nhỏ (như hạt bụi).- Đó là do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp rằng là Lớn ! Là Nhỏ ! Là ngàn sai, muôn biệt ! Đó là thấy Huyễn Tướng.
* Thế nào là Như Tướng ? Đáp:
+ Quán thấy: Cái Lớn. Như là Núi Tu Di, không phải tự nhiên mà có Núi Tu Di, phải do những phần tử nhỏ, như cát, như cây v.v.. duyên hợp lại mới thành, vì các pháp do duyên sanh. Lại tận cùng các duyên như cát, như cây v.v.., để sanh ra các pháp vẫn là do duyên sanh, trùng trùng duyên khởi không có đầu mối, nên Thật tướng núi Tu Di là Không thật sanh, chỉ do vọng tưởng mà hiển hiện. Thật Tướng là Chơn Không, Chơn Không là NHƯ TƯỚNG.
+ Quán thấy: Cái Nhỏ, như là Hạt cải, không phải tự nhiên mà có Hạt cải, phải do những phần tử nhỏ, như những phần tử hữu cơ C+ H+ O+ N v.v.. duyên hợp lại mới thành, vì các pháp do duyên sanh. Lại tận cùng các duyên như C+ H+ O+ N v.v.., để sanh ra các pháp vẫn là do duyên sanh, trùng trùng duyên khởi không có đầu mối, nên Thật tướng Hạt cải là Không thật sanh, chỉ do vọng tưởng mà hiển hiện. Thật Tướng là Chơn Không, Chơn Không là NHƯ TƯỚNG.
Phẩm Phổ Hiền nói “Tất cả các thế giới vào trong một vi trần, thế giới chẳng tích tụ cũng chẳng ly tán”. Nên biết, nếu tương ưng cùng khắp thì trong một vi trần có thể thấy vô lượng quốc độ mà chẳng tạp loạn, chẳng tăng, chẳng giảm. Sao có thể cho hạt cải chứa núi Tu Di là việc khó ?
Kinh Kim cang dạy: "Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn, bào ảnh". Vậy nên biết tất cả pháp huyễn tướng là ngàn muôn sai biệt, nhưng thật tướng chỉ NHẤT NHƯ. Vì Vô Tướng, là NHƯ, nên lớn và nhỏ có thể dung chứa nhau.
Chính là do thật đức NHƯ vô ngại tự tại duyên khởi làm cho TƯƠNG DUNG, chẳng phải do trời người tạo ra, nên AN VỊ. Đây là VI TẾ TƯƠNG DUNG AN VỊ MÔN.
Hiền Thủ Quốc sư trong Kim sư tử chương, thuyết cho Hoàng đế Võ Tắc Thiên về các đặc điểm của Hoa Nghiêm tông. Có 10 điều.- Trong đó.- Thứ 10. Nhập Niết bàn. Rằng:
Trí thể tức như, sinh đại Niết bàn. (Ví như con sư tử bằng vàng)
Bấy giờ thấy rõ sư tử chưa từng có, vàng ròng chưa từng không; chấm dứt tất cả tác dụng phân biệt của tâm trí. Vàng Như sư tử và sư tử Như vàng. Đó là vĩnh cửu bất sinh bất diệt. (hết trích)- Đây là Nhập Như Tướng.
Do muôn Pháp Nhất Như, nên Lớn có thể dung chứa nhỏ, mà Nhỏ cũng có thể dung chứa Lớn.- Vì Bản Thể đều là NHƯ. (Như cũng là tên khác của Chân Tâm của Phật Tánh. Nên Nhập Như Tướng, có nghĩa là về Pháp Thân Như Lai)
Cũng nơi ý này.- Thi Sĩ Vũ hoàng Chương, trong một phút xuất thần, đã tiếp cận được Lý Tương dung, qua câu thơ:
......Kìa non đã lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc, bờ mê
Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
......(Nguyện cầu- VHC)
Mang ý nghĩa:
+ Nghìn thu: nghĩa là nghìn năm.- Chỉ như nữa cái chớp mắt.- Nghĩa là Thời gian Tương Dung.
+ Bốn bề: Nghĩa là 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc- Chỉ là một Phương.- Nghĩa là Không gian Tương Dung.
* Thời gian + Không gian tức là Vũ Trụ đó.
Có thể là hình ảnh về 1 người, hành tinh và văn bản
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: