Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

* Con người do ai sanh ? Có Ngã không ? Bài 9 - Chân Như - Phật Tánh của Đạo Phật.- Khác với Đại Ngã của ngoại đạo thế nào ?

ĐT ĐL có đoạn:
Ngoại Đạo khác Phật Đạo:
như sửa trâu và sửa lừa, tuy đồng mà cũng khác. Sửa trâu có thể biến chế ra chất Tô lạc (chất bơ), còn sửa lừa thì chẳng được như vậy.
.......Pháp Phật và Pháp Ngoại đạo đều dạy chúng sanh "Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm", đều dạy nhiếp tâm tu Quán và tu Định, nhưng Đạo quả thì rất sai khác. Vì sao ? Vì Pháp Phật dạy chúng sanh dùng TRÍ Huệ Bát nhã quán chiếu. Còn hàng Ngoại đạo, do bị tà kiến chấp ngã trói buộc, nên chẳng sao tự giải thoát được.
* hoại tướng - bất hoại tướng .
.......Pháp Ngoại đạo là hoại tướng, ví như da trâu để lâu ngoài trời, dầm mưa giãi gió ắt phải bị hủy hoại. còn pháp Phật là bất hoại tướng, giống như hư không, chẳng có gì có thể phá được vậy.
.......Pháp Phật chẳng chấp Thường, nên chẳng bị rơi vào Thường kiến. Vì sao ? Vì nếu chấp Thường thì chẳng có tội, chẳng có phước, chẳng cần phải lánh nạn, cũng chẳng cần phải tìm phước.
.......Phật pháp cũng chẳng chấp Đoạn, nên chẳng rơi vào Đoạn Kiến. Vì sao ? Vì nếu Chấp Đoạn thì chẳng có tội, chẳng có phước, chẳng có đời sau nên cũng chẳng cần tu hành, chẳng cần giữ giới; ví như da trâu, sau khi đã bị mưa gió hủy hoại, chẳng còn gì nữa cả.
....... Hỏi: Thiền Định, Trí huệ của hàng Ngoại Đạo như thế nào ?
.......Đáp: Ngoại đạo dùng tâm chấp ngã mà vào Thiền Định nên khởi sanh nhiều ái mạn. Do đắm trước Thiền vị nên chẳng có Thật Trí Huệ, Thật Thiền Định.
....... Hỏi: Ngoại đạo cũng quán Không. Như vậy tạo sao họ chẳng có được Thật Trí Huệ ?
.......Đáp: Ngoại đạo tuy có quán Không, mà tâm họ còn chấp tướng Không, nên chẳng có được "Ngã Không" và "Pháp Không". Bởi nhân duyên vậy, nên họ chẳng có được Thật Trí Huệ.
(trích ĐT ĐL)
Ở đây xin nêu một số khác biệt về Chân Như- Chân Ngã của Đạo Phật với Thần Ngã của Ngoại Đạo.
I) Phật Tánh chẳng phải là Đại Ngã:
Phật Tánh chẳng phải là Đại Ngã. Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Chân lý này được nói đến trong Kinh Đại Bát Niết Bàn. Theo Độc thần giáo, Đại Ngã là Thượng đế, là toàn năng. Phật Pháp chủ trương rằng không có nhân vật nào hoặc cái gì là toàn năng.
II) Đại Ngã sinh Tiểu Ngã, Phật Tánh chẳng sinh: Phật Tánh chẳng sinh ra Phật Tánh. Phật Tánh chẳng sinh ra Đại Ngã. Phật Tánh chẳng sinh ra Tiểu Ngã. Phật Tánh là liễu nhân chẳng phải sanh nhân. (liễu nhân : ví như đèn soi sáng các vật, sanh nhân : ví như hạt giống sanh ra cây cỏ).- Chân lý này được nói đến trong Kinh Đại Bát Niết Bàn.
III) Phật Tánh Vô sinh Vô diệt:
Phật Tánh chẳng sinh , chẳng diệt Chân lý này được nói đến trong Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận : Tất cả chúng sinh Đều có Phật Tánh Xưa nay chẳng sinh Xưa nay chẳng diệt . . .Chân lý này cũng được nói đến trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, vì Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh == > Phật Tánh chẳng sinh , chẳng diệt.
IV) Phật Tánh chẳng phải là Tiểu Ngã, chẳng phải là Linh hồn:
Phật Tánh chẳng phải là Tiểu Ngã, vì Phật Tánh chẳng sinh , chẳng diệt Phật Tánh chẳng phải là Linh hồn : Một trong những khác biệt chính yếu giữa Phật Pháp và các đạo chủ trương có Đại ngã là : Họ chủ trương Linh hồn bất biến còn Phật Pháp thì ngược lại. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ : Theo PG: Linh hồn không bất biến, chớ chẳng phải là không có Linh hồn. Phật Tánh là Chân Tâm- Linh hồn không bất biến là Vọng Tâm. (còn Theo Độc thần giáo, Tiểu Ngã là Linh hồn thường cửu). (Linh hồn , Thượng đế, Thiên đàng đều không phải là thuật ngữ riêng của Độc thần giáo.)
V) Linh hồn , tức vọng tâm , đi luân hồi:Theo PG - Linh hồn không bất biến .Chính vì Linh hồn không bất biến nên Linh hồn có thể đi luân hồi.
mà Linh hồn là vọng tâm, bị luân hồi sanh tử.
VI) Vô Ngã =’ chẳng phải là Ta’= ‘chẳng phải là Ngã’:
Vô Ngã chẳng có nghĩa là "Không có Ngã" , mà là"chẳng phải là Ta" . Từ Vô Ngã đến Chân Ngã _con đường hợp lý và hiển nhiên !
Trong Kinh Vô Ngã Tướng (của Nhị Thừa), Phật đã lập đi lập lại lời giải thích Vô Ngã :{{ - Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôị }}.-Rõ ràng rằng Vô Ngã là "chẳng phải là Ta". Vọng Tâm là Vô Ngã vì Vọng Tâm chẳng phải là ta. Cái "chẳng phải là ta" này Phật gọi là Vô Ngã. Vọng Tâm là Vô Ngã. Cái mà chúng sinh tưởng là ta, thật chẳng phải là ta. Cái mà chúng sinh gọi là Bản Ngã, Phật gọi là Vô Ngã. Thực trạng của (Vọng) Tâm là Vô Ngã _là ‘chẳng phải là ta’
VII) Phật Tánh chẳng hề bị ô nhiễm:
Phật Tánh chẳng hề bị ô nhiễm; bởì vì Phật Tánh là Thường , Lạc, Ngã , Tịnh ; là bất biến . Phật Tánh không hề bị ô nhiễm. Đây là định lý sống còn của Thiền Tông
VIII) Phật Tánh là Đại Bình Đẳng, Phật Pháp là Đại Bình Đẳng:
Phật dạy về Bình Đẳng, như sau: Tất cả chúng sinh Đều có Phật Tánh. Xưa nay chẳng sinh. Xưa nay chẳng diệt . . .
Phật Tánh chẳng hề sinh và chẳng bao giờ diệt . ( Vì Phật Tánh chẳng hề sinh cho nên sẽ chẳng bao giờ bị diệt ). Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều chẳng sinh , chẳng diệt. Đó là Đại Bình Đẳng !
Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều bình đẳng với chư Phật, không khác : đều là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. (Kinh Đại Bát Niết Bàn ). Phật Tánh là Chân Ngã, Chân Ngã này có đặc tính Thường, Lạc, Tịnh.
Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều bình đẳng với chư Phật. Chân Ngã chẳng phải là Đại Ngã cũng chẳng phải là Tiểu Ngã.(Đại Ngã Bất Bình Đẳng với Tiểu Ngã).- Phật Tánh là Đại Bình Đẳng. Do đó : Phật Pháp là Đại Bình Đẳng. Đối chiếu với các tôn giáo thuộc Độc Thần Giáo :
Trong Độc Thần Giáo , tin Ông Thần Duy Nhất (sang Việt Nam, Ông Thần Duy Nhất được gọi là Thượng Đế) thì được lên Thiên Đàng, không tin thì xuống hoả ngục mãi mãi . Linh hồn là vĩnh cửu : John Smith sẽ mãi mãi là John Smith, sẽ vĩnh viễn là đàn ông, sẽ vĩnh viễn là da trắng, sẽ vĩnh viễn là người dân Anh, sẽ mãi mãi là chúng sinh ; chỉ có Ông Thần Duy Nhất là độc tôn, là Ông Thần, là Duy Nhất.
Ông Thần Duy Nhất sinh ra tất cả chúng sinh ; chỉ có Ông Thần Duy Nhất là chẳng ai sinh ra hết. tất cả chúng sinh đều phụ thuộc vào một người . ( Còn một vấn đề nữa là : linh hồn do Ông Thần Duy Nhất sinh ra, như vậy, linh hồn có thể bị Ông Thần Duy Nhất diệt ! )
Độc Thần Giáo thật là Bất Bình Đẳng.
Xin nhắc lại :
Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều chẳng sinh , chẳng diệt. Đại Bình Đẳng !
Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều bình đẳng với chư Phật. và chúng sinh có thể thành Phật.
Thế nên,
Phật Tánh là Đại Bình Đẳng.
Phật Pháp là Đại Bình Đẳng.
IX) Phật Tánh : những danh từ đồng nghĩa:
Phật Tánh còn được gọi là :
_Chân Như
_Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
_Đại Niết Bàn (là Niết Bàn của Phật, khác với Niết Bàn của A La Hán)
_Bản Thể của Tâm
_Bản Lai Diện Mục
_Tánh Thiên Chân ( thuật ngữ cổ xưa, hiện không còn dùng)
_Tánh Thực
_Chân Tánh
_Tự Tánh
_Tánh (viết hoa)
_Chân Tâm
_Tự Tâm
_Diệu Tâm
_Tâm Vương
_Kiến Tinh ( thuật ngữ dùng trong Kinh Lăng Nghiêm)
_Chân Ngã
_Chân Không Diệu Hữu (Chân Không + Diệu Hữu)
_Như Lai Tạng
. . .
B ) Đồng nghĩa, lại chẳng đồng nghĩa:
Trong những thuật ngữ kể trên :
1) Chân Như được dùng theo hai nghĩa :
_Chân Như là Phật Tánh
_Chân Như là tập hợp của tất cả Phật Tánh. Theo nghĩa này, thì Chân Như không phải là Phật Tánh ; vì tập hợp của tất cả Phật Tánh không phải là một Phật Tánh .
2) Bản Lai Diện Mục, thuật ngữ Thiền Tông, đồng nghĩa với Phật Tánh, nhưng cách dùng đặc biệt. Bản Lai Diện Mục thường được dùng trong câu hỏi :
_Cái gì là Bản Lai Diện Mục của ta/ông ?
Câu trả lời không phải là Phật Tánh. Chỉ trả lời được khi người bị hỏi đã Kiến Tánh ! và trong trường hởp này câu trả lời cũng không phải là Phật Tánh và có thể là bất cứ cái gì mà người Kiến Tánh thấy cần/nên nói !
3) Như Lai Tạng được dùng như Chân Như _tức là được dùng theo hai nghĩa :
_ Như Lai Tạng là Phật Tánh
_ Như Lai Tạng là tập hợp của tất cả Phật Tánh. ( Như trên : Theo nghĩa này, thì Như Lai Tạng không phải là Phật Tánh ; vì tập hợp của tất cả Phật Tánh không phải là một Phật Tánh.)
4) Tự Tánh
Tự Tánh = Phật Tánh, chữ Tự Tánh ở đây phải hiểu là Tự Tánh của ta, người, chúng sinh, giống hữu tình, của tinh thần.
Còn Tự Tánh của vật chất là Không ! ( Tánh Không )
5) Tâm Vương
Tâm Vương = vua của tâm = Phật Tánh
Đây là chữ dùng của Đại Thừa, người Nhị Thừa dĩ nhiên không công nhận chữ Tâm Vương này.
Những thuật ngữ kể trên dĩ nhiên không được người Nhị Thừa công nhận
X) Phật Tánh là Thường Lạc Ngã Tịnh, khi hiển lộ là giải thoát:
Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. - Chân lý này được nói đến trong Kinh Đại Bát Niết Bàn
Lời Bình :
Vì Ngã, nên Phật Tánh là thật có.
Vì Thường, Ngã, nên Phật Tánh là vĩnh hằng.
Vì Lạc, Ngã, nên Phật Tánh là thung dung , tự tại
Vì Thường, Tịnh, nên Phật Tánh là giải thoát !
Phật Tánh là giải thoát _nếu hiển lộ.
Nếu chưa hiển lộ, thì Phật Tánh ẩn tàng trong vọng tâm, vậy thôi.
X) Phật Tánh là Thường Lạc Ngã Tịnh, khi hiển lộ là giải thoát:
Kính các Bạn. Xin tóm lượt ý chỉ này của PG , mà Chân Như Chơn Ngã có khác với Đại Ngã- Thần Ngã của Ngoại Đạo.
Định nghĩa tổng quát về Chân Như (Chơn Ngã):
* Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”, nghĩa là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra.
* Chân Như là cái dung chứa mọi mâu thuẫn, đối nghịch: có và không, động và tĩnh, một và nhiều, như thật và như huyễn, tướng và vô tướng… đồng thời vẫn thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi chúng.
* Chân Như là cội nguồn của vạn pháp, vạn vật.
Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.
* Chân Như Rốt ráo bình đẳng. Không có sai khác. Nghĩa là Phật và Chúng Sanh rốt ráo Bình Đẳng Chơn Ngã.
Tổ Mã Minh ở Đại Thừa khởi tín luận, nói về Chân Như, như sau:
“Cái Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'HP luathoangphi.vn'
Tất cả cảm xúc:
2

Không có nhận xét nào: