Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 15 - Duy tâm hồi chuyển- Tịch & Chiếu

Mọi sự vật hiện hữu trong cuộc đời đều bắt nguồn từ “Như lai tạng tính thanh tịnh chân tâm“mà kiến tạo nên.
Tâm làm chủ tất cả. Cho nên trong kinh nói: Tâm tạo chư Như lai, nhược bằng nghịch chuyển “tức thị sinh tử”; mà thuận chuyển thì “sinh tử thị niết bàn”.
* Thế nào là Thuận & Nghịch ?
+ Thuận chuyển: Là xoay Tâm về Bản Thể Chân Như.- Gọi là Hồi Quang phản chiếu.
+ Nghịch chuyển: Là xoay Tâm theo hiện tượng, thức tình Vọng động.(Trục sắc thinh nhi tham nhiễm.Thập triền thập sử,Tích thành hữu lậu chi nhơn.Lục căn lục trần,Vọng tác vô biên chi tội.)
+ Tổ dạy: Quy căn đắc Chỉ- Tuỳ Chiếu thất tông. Nghĩa là "về nguồn" (Thuận chuyển) được Tông chỉ. Mà chạy "theo Chiếu" (nghịch chuyển) thì mất Tông chỉ.
Chân Tâm (Phật tính- Bản Thể- chân như Tâm) vốn không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không nhơ, không sạch. Bản thể của ấy là trong sáng tròn đầy, chu biến khắp pháp giới bao la. Tâm ấy là chủ động tất cả.
Ví dụ như: Vàng và sư tử hoặc ẩn hoặc hiển tùy trường hợp, hoặc một hoặc nhiều, thật ra cả hai đều không có tự tánh, tất cả đều xoay quanh và biến chuyển theo tâm. Dù nói về sự hay về lý (bản thể hay hiện tượng) thì cả hai đều do tâm mà có sự thành lập và có cái vị trí của mình. Cái này gọi là Duy Tâm Hồi Chuyển Thiện Thành Môn.
* Ở ví dụ trên: Sư tử không có tự tánh mà vàng cũng không có tự tánh.- Tướng (sư tử), tánh (vàng ròng) là từ tâm chúng ta mà ra. Giống như khi ta chơi nhạc vậy, chơi ra một bản nhạc rồi thôi, bị vướng vào một bản nhạc thì tâm trạng bị kẹt.
Do Tâm mới có Lý và Sự. Do Tâm mới có vạn hữu sinh thành và biến dịch. Vậy Tâm là chính yếu.- Đây là lập trường căn bản của bộ kinh Hoa Nghiêm chủ trương “Nhất thiết duy tâm tạo”.
* Pháp môn “Duy Tâm thối chuyển thiện thành” cũng có ý nghĩa: Các pháp đều tương tức vô ngại hay Tâm tức Cảnh, Cảnh tức Tâm,
+ Khi Cảnh tịch thì Cảnh là Tâm,
+ khi Tâm chiếu thì Tâm là Cảnh.
+ Tịch và Chiếu chỉ là hai mặt của một đồng tiền.
* Tất cả mười huyền môn đều thiết lập bởi một nguyên lý của sự pháp hiện kỳ diệu của tâm, không ngoài giáo lý nhất tâm.
Thế giới bên ngoài là sự phóng hiện của tâm và từ thế giới này ta cũng trực ngộ được Chân tâm, đây là nguyên lý “tùng tướng hiển tánh”. Không có vấn đề vật chất ngoài tinh thần, hay tinh thần ngoài vật chất, cả hai yếu tố chung một bản thể.
* Chuyển Tâm (như bài kệ):
Kiến văn như huyễn uế,
Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ,
Trần tiêu giác viên tịnh.
Nghĩa:
Thấy nghe như huyễn mộng
Ba cõi như không hoa
Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh
Pháp môn “Duy tâm hồi chuyển thiện thành” tức là pháp môn tương tức vô ngại: Tâm tức cảnh và cảnh tức tâm. Khi cảnh “Tịch” thì cảnh là tâm, khi tâm “Chiếu” thì tâm là cảnh, nó không phải hai, mà chẳng phải một. (Vô Nhất - Bất Nhị).
Có thể là hình ảnh về 1 người, tượng đài và đền thờ
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: