Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

* Con người do ai sanh ? Có Ngã không ? Bài 10 - Chơn Ngã - 25 cõi đều có.(Trả lời và kết thúc bài viết về NGÃ)

Để trả lời câu hỏi: Con người do ai sanh ? Có Ngã không ?
Đáp:
* Với Giáo Lý Đạo Phật. Con người do Nhân Duyên sanh.(mà không phải do ai tạo ra cả). Bản thể của Duyên là Tánh Không.
* Với Giáo Lý Đạo Phật. TẤT CẢ PHÁP VÔ NGÃ. Nghĩa là không có cái Huyễn Ngã, Đại Ngã, Tiểu Ngã theo quan niệm sai lầm của Ngoại Đạo và Phàm phu vô minh. Không có cái Ngã do 5 Uẩn giả hợp.
* Nhưng cũng với Giáo Lý Đạo Phật. TẤT CẢ 25 CÕI ĐỀU CÓ NGÃ. Mà là Chơn Ngã.- Như bài kinh Đại Bát Niết Bàn Phật dạy sau:
kinh văn: Ca Diếp Bồ tát thưa: Bạch Thế Tôn ! Chúng sanh trong hai mươì lăm cõi có NGÃ không ?
Đức Phật dạy: Này Thiện Nam tử ! NGÃ đồng nghĩa với NHƯ LAI TÀNG. NHƯ LAI TÀNG đồng nghĩa với PHẬT TÁNH. Tất cả chúng sanh đều có PHẬT TÁNH ấy. Do vậy, chúng sanh trong hai mươi lăm cõi đều có NGÃ. NGÃ hay PHẬT TÁNH là cái vốn có của chúng sanh trong hai mươi lăm cõi; vậy mà từ lâu chúng sanh bị vô minh phiền não ngăn che lấp kín nên không nhận biết. Giống như cô gái nghèo, trong nhà đã sẵn có kho tàng ngọc báu, vàng ròng chôn dấu từ lâu mà không tự biết. Trong một dịp may, nhờ có người khách thông minh nhận biết chỉ bày cách khai quật, kho tàng châu báu hiển lộ ra, cô gái vui mừng khôn xiết, rất đỗi ngạc nhiên và kính trọng người khách tài ba đã làm việc hy hữu giúp mình !
Phật dạy: Này Ca Diếp ! Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Tất cả chúng sanh chẳng nhận thấy được, có khác gì cô gái nhà nghèo kia có kho vàng mà không biết. Nay Như Lai chỉ bày Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh đang bị phiền não vô minh che lấp. Như Lai chỉ bày kho báu giác tánh vốn có của chúng sanh. Giác tánh đó, chính là Phật tánh. Chúng sanh nhận thấy được, lòng rất vui mừng, trân trọng quy ngưỡng Như Lai.
Người khách thông minh giúp cô gái chỉ là người biết sự thật đã có. Như Lai chỉ bày Phật tánh của chúng sanh cũng chỉ là người chỉ ra một sự thật vốn có của chúng sanh mà thôi !
Phật dạy: Ngã, Như Lai tàng, Phật Tánh hay Chơn Như đều đồng một nghĩa. Do vậy chúng sanh ở 25 cõi đều có đầy đủ Như Lai tàng, Phật Tánh hay Chơn Như nên chúng sanh 25 cõi đều có Ngã.
Hổi: Thế thì vì sao 25 cõi chúng sanh đều bị Vô thường, khổ, bất tịnh chi phối ?
Đáp: Đó là vì chúng sanh vị vô minh che khuất chánh kiến, không thấy được vô thường nhưng vẫn là thường.
Vì lầm chấp Ý thức là Ngã nên khi ý thức tan rã thì cho là bị vô thường hoại diệt, mà không thể biết rằng ý thức đây hoại diệt thì lại sanh khởi hình thành Ý thức khác lại tiếp tục tái sanh, mà Như Lai Tàng, Phật Tánh vẫn THƯỜNG trụ không theo sanh diệt.
Chơn Ngã không phải là Ý thức. Chơn Ngã là Như Lai tàng, Phật Tánh hay Chơn Như nên chúng sanh 25 cõi đều có Ngã.
Vì chúng sanh 25 cõi có Chơn Ngã, nên cũng có Chơn Thường, Chơn Lạc, Chơn Tịnh.
THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là NHƯ LAI TÁNH.
Hỏi: Vì sao lại lúc thì Ngã, lúc thì Vô Ngã ?
Đáp: Phật dạy.- NGÃ- VÔ NGÃ TÙY DUYÊN MÀ NÓI:
Hỏi: Vì sao Phật lại bảo ngài Ca Diếp rằng “Nói ngã làchấp một bên, nói vô ngã cũng ỉà chấp một bên. Phải ly cả hai bên mới vào được Trung Đạo Sao nay ỉại nói vô ngã là thật, nói ngã là phương tiện?
Đáp: Vì hai hạng người sau đây mà nói “vô ngã”. Đó là:
- Hạng người chấp tướng vô ngã.
- Hạng người phá ngã.
Người không chấp “vô ngã” mới là người xả ly nên Phật dạy: “Trước nói ‘vô ngã’ nhằm phá chấp một bên, sau cũng nói ‘vô ngã’ nhưng đó là nghĩa Trung Đạo, là pháp ấn vậy”.
Lại nữa, có hai nhân duyên mà Phật nói về ngã và vô ngã.
Đó là:
- “Ngã” chỉ là tùy thuận thế gian mà nói.
- “Vô ngã” là y theo Đệ Nhất Thật Tướng mà nói.
Như vậy, tùy theo trường hợp mà Phật nói “ngã”, hoặc nói “vô ngã” cũng chẳng có lỗi lầm gì cả.
(trích ĐT ĐL)
Kinh Đại Niết Bàn. Phật dạy:
Này Ca Diếp ! Như Lai cũng như vậy. Nhằm hóa độ chúng sanh, Như Lai dạy tu quán niệm pháp vô ngã. Nhờ quán niệm pháp vô ngã mà dứt được ý niệm chấp ngã nên thọ dụng được Niết bàn. Nhằm trừ bỏ những vọng kiến trên đời, Như Lai chỉ dạy pháp xuất thế gian. Chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng, không chân. Tu quán niệm pháp vô ngã để thân tâm được nhẹ nhàng thanh thoát. Lời dạy đó của Như Lai, giống như cô gái kia nhằm chữa bệnh cho con, lấy chất đắng màu đen bôi lên vú...Như Lai vì muốn dạy tư duy quán niệm tánh "KHÔNG" của vạn pháp nên nói các pháp VÔ NGÃ. Cô gái khi rửa sạch vú rồi, gọi con đến bú. Hôm nay Như Lai chỉ dạy Như Lai Tàng (có ngã) các Tỳ kheo chớ có sanh lòng kinh nghi sợ sệt mà nên phân biệt nhận rõ Như Lai Tàng là sự thật. Đó chính là tánh chân ngã, chân tịnh, chân thường, chân lạc của vạn pháp.
Vô Ngã hay Ngã, người đệ tử Phật đều phải học kỷ, tu thật.
Hòa Thượng Thích Từ Thông làm bài trực chỉ:
Giáo lý của đạo Phật có: vô tự giáo, bán tự giáo và mãn tự giáo. Khi luận về vô ngã hay ngã phải đặt mình vào loại hiểu biết văn tự nào trong ba thứ văn tự ngôn giáo ấy.
Vô ngã là Như Lai dạy. Ngã cũng là lời Như Lai dạy. Dạy giáo lý "vô ngã", Như Lai dạy "lớp bán tự" cho Nhị thừa. Đại thừa Bồ tát học "mãn tự giáo" phải biết Ngã chính là Như Lai Tánh thường trụ không biến hoại. Như Lai dạy "vô ngã" cho hàng phàm phu, Nhị thừa, trong lúc "bệnh chấp" của họ còn tác động âm ỉ chưa tiêu.
Như Lai hành sử cách giáo hóa đó như người mẹ tự bôi đen vú mình và thoa chất đắng cay để cho con đừng đòi bú trong lúc thuốc trong bụng bé uống chưa tiêu.
Thuốc đã tiêu hóa bụng của bé ổn, người mẹ rửa sạch vú kêu con cho bú trở lại, vì sữa mẹ rất tốt con ạ !
Kinh Đại Bát Niết Bàn Như Lai dạy NGÃ, phải biết cho rõ.
Có NGÃ. NGÃ là PHẬT TÁNH. PHẬT TÁNH là NGÃ. NGÃ TÁNH tức là NHƯ LAI TÁNH thường trụ không biến hoại. Thường, Lạc, Ngã, Tịnh cũng là tánh chân thực không biến hoại như vậy.
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
1

Không có nhận xét nào: