Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 22- Bí mật ẩn hiển câu thành môn .

Nghĩa là cái này hiện thì cái kia ẩn (và ngược lại), đều cùng nhau thành tựu không rời.
+ Ví như nhìn bức tường, nếu thấy bức tường (tổng tướng) thì các chi tiết nhỏ nhiệm bên trong (như gạch, đá v.v...) ẩn. Nếu dùng kính hiển vi điện tử để soi, thì thấy các nguyên tử nhỏ nhiệm quay cuồng, lúc đó bức tường (tổng tướng) ẩn.
+ Ví như Khi nhìn con sư tử bằng vàng. Khi chỉ thấy sư tử mà không thấy vàng, trong trường hợp này sư tử hiện ra, vàng thì ẩn dấu đi. Khi nhìn vàng chỉ thấy vàng mà không thấy sư tử, trong trường hợp này vàng biểu hiện còn sư tử ẩn đi.
+ Ví như.- Tám vạn bốn nghìn pháp môn Phật dạy, có pháp nặng về phần tướng, có pháp nặng về phần tính, nhưng Tính-Tướng bất nhị, các pháp đều cùng chung một mục đích, giải thoát con người khỏi vòng luân hồi đau khổ.
+ Ví như.- Những hình thức tụng kinh, niệm Phật, lễ bái, cúng dường, bố thí, xây chùa, dựng tháp, in kinh, thực hành hạnh đầu đà… tức là những sự tướng bên ngoài phát ra từ lý thể bên trong, kết quả sẽ đưa tới sự chứng đắc pháp nọ, pháp kia, hay được sinh về những cõi tịnh độ.
+ Câu nói “Tâm là Phật, Phật là Tâm” hàm ý nghĩa: Ẩn và Hiển đều thành. Dụ như ánh sáng của trăng, nơi này nhìn như trăng khuyết mà nơi khác lại thấy trăng tròn trịa, viên mãn…
* Nói về thuyết tựu thành, nhờ đó mà cái ẩn mật và cái hiển hiện cùng tạo thành một toàn thể bằng hỗ tương chi trì. Nếu cái này ở trong thì cái kia ở ngoài hay ngược lại. Cả hai hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một nhất thể hoàn chỉnh.
Các pháp thâu nhiếp lẫn nhau, trong Ẩn có Hiển, trong Hiển có Ẩn Trong lý tương tức, tương nhập của các pháp, có pháp ở trong, có pháp ở ngoài, nhưng trong ngoài cùng một thể Tính.
chúng ta có thể gọi đó là tương biểu Biểu là biểu hiện ra, khi biểu hiện ra thì mình thấy, khi không biểu hiện ra thì mình không thấy. Có khi biểu, có khi vô biểu nhưng vô biểu không có nghĩa là không có đó.
Phật pháp không ly thế gian tướng và niết bàn không ở đâu xa, nó vẫn tàng ẩn trong nếp sống hiện tiền, ngay trong tâm thức mọi người ở tại thế gian này.
Phật pháp tại thế gian,
bất ly thế gian giác.
Ly thế mích Bồ đề,
kháp như cầu thố giác,
Nghĩa:
Pháp của Phật ở trong thế gian,
không lìa thế gian mà có giác ngộ.
Lìa thế gian mà tìm Bồ đề,
chẳng khác nào đi tìm lông rùa sừng thỏ.
(Pháp Bảo Đàn kinh)
* Nếu biết nhìn hai cái Ẩn - Hiển một lượt thì có thể thấy được tất cả đều ẩn hay tất cả đều biểu hiện. Ẩn nghĩa là bí mật, là dấu đi; hiển nghĩa là biểu hiện ra, là hiển trước. Đó là Ý nghĩa - Bí mật ẩn hiển câu thành môn.
Có thể là hình minh họa
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: