Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

* Con người do ai sanh ? Có Ngã không ? Bài 8 - Chơn Ngã (Cái Ngã Thứ Thiệt)

Theo Định Nghĩa của NGÃ:
+ Ngã (sanskrit: âtman, pali: attâ), là chỉ một cái ta: trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong mọi sự vật. (hết trích)
Như trên chúng ta đã quan sát:
+ Đại Ngã (tức Thượng Đế) đã bị bác bỏ.- Vì là Huyễn Ngã.
+ Tiểu Ngã (tức linh hồn) đã bị bác bỏ.- Vì là Huyễn Ngã.
Kinh Niết Bàn. Phật dạy: Ngoại Đạo nói Ngã, ví như mối ăn cây, không có thật nghĩa của Ngã. Nghĩa là như mối ăn trên bề mặt của cây, tạo ra một lằng ngang, hai lằn ngang v.v... Một lằng ngang thì gióng như chữ Nhất, hai lằng ngang thì giống như chữ Nhị. Nhưng con mối nó không biết chữ, nên những lằn gạch đó chỉ là ngẫu nhiên, chứ không có thật nghĩa ...!!!
Vậy theo quan niệm Đại Thừa PG, cái gì có thể đủ để gọi là CHƠN NGÃ ?
Đáp:
Đạo Phật Đại Thừa lấy cái thể "Chơn Như" (Tánh Không) làm CHƠN NGÃ. Nó khác với Ngã của ngoại đạo, và Huyễn ngã của Thế gian.- Nên gọi là Chơn Ngã.
Vấn: Nhưng Chân Như là gì ?
Đáp: Các Pháp do duyên hòa hợp mà có nên chúng không có Tự Tánh. KHÔNG TỰ TÁNH TỨC LÀ TÁNH KHÔNG. Ẩn tàng trong Tánh Không là Chơn Như
Tánh chất Không Tánh, là Tánh chung của Vạn Pháp. Đằng sau Tánh Không là CHÂN NHƯ, là nền tảng để vạn pháp nương gá vào đó mà có. Nghĩa là Chân Như là Bản Thể của Tánh Không, các pháp là Hiện Tượng của Tánh Không.
Con người sau khi thân hoại mạng chung.- Cái vĩnh viễn tồn tại là Tánh Không. (Không có cái gì Sanh ra Không- Không có cái gì huỷ diệt được Không)
Chân Như (Tánh Không).- Là Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của mọi sự , mọi vật.
+ Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên khi tác động vào Vô Tình chúng sanh thì gọi là Pháp Tánh.
+ Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên khi tác động vào Hữu Tình chúng sanh thì gọi là Phật Tánh.
Pháp tánh và Phật tánh chỉ là tên gọi khác của bản thể CHÂN NHƯ. Nhận thức trên mặt ĐỒNG, ta thấy Phật tánh và pháp tánh là một. Nhận thức qua mặt DỊ, ta thấy Phật tánh và Pháp tánh không phải một.
"Phật tánh tại hữu tình
"Pháp tánh tại vô tri
"Phật tánh bản lai vô nhị tánh
"Nhất hóa năng thiêu bách vạn sài"
(Luận Hiển Dương Thánh Giáo )
Pháp tánh tự nó thanh tịnh. Pháp tánh tự nó không xan tham, không có thủ xả, không có cái của ta của mi. Cái tự tánh thanh tịnh sẵn có của hữu tình chúng sanh gọi là Phật tánh.
Cái tự tánh thanh tịnh sẵn có của vô tình chúng sanh gọi là Pháp tánh. Phật tánh và pháp tánh không hai, ví như cùng một thứ lửa tùy đốt vào củi mà tên lửa và độ nóng có khác.
Sự thật, pháp tánh là tự tánh "như thị bản nhiên" của hiện tượng vạn pháp. Phật Tánh là tự tánh "như thị bản nhiên" của Tâm Thể Vô Nhiễm "Chơn Tâm Thường Trú" của con người. Cho nên nói: "Phật Tánh tức là phần Chân Tịnh của Tâm, nó hằng còn, không vô minh vọng tưởng" .
Bởi vậy: "Chơn Tâm Thường Trú", Phật Tánh, Chân Như, tức là Tánh Không, tên gọi tuy khác mà cùng chỉ cho Chân Tâm thường trú, tức là Phật đó. Như bài kệ kinh hoa Nghiêm dạy:
Quan-sát nơi các pháp
Đều không có tự-tánh
Tướng nó, vốn sanh-diệt
Chỉ là danh thuyết giả.
Tất cả pháp vô-sanh
Tất cả pháp vô-diệt
Nếu hiểu được như vậy
Chư Phật thường hiện tiền.
Pháp-tánh vốn không tịch
Vô-thủ, cũng vô-kiến
Tánh không, tức là Phật
Chẳng thể nghĩ lường được...
(Phẩm Tu Di Đảnh kệ tán- K Hoa Nghiêm)
+ Tóm lại: Bản Thể (Chân Như) của vạn vật hiện tượng "Thật tánh là Không". Bởi vì là Không, nên chẳng có sanh, chẳng có diệt, chẳng có đến, chẳng có đi, chẳng có tăng, chẳng có giảm, chẳng có nhơ, chẳng có sạch-
Tánh không này (tức Chân Như) là Thường trụ, là trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong mọi sự vật. là đủ điều kiện của NGÃ, nên là Chơn Ngã.
Có thể là hình minh họa về đền thờ
Tất cả cảm xúc:
Nguyễn Ngọc Hùng và 2 người khác

Không có nhận xét nào: