Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

* Con người do ai sanh ? Có Ngã không ? Bài 7 Tứ Đảo (4 điều điên đão về NGÃ).

Kính các Bạn. Học Đạo Phật, cũng ví như người học ở Thế gian.- Nghĩa là cũng có thứ lớp sơ, trung, cao học khác nhau. có khi nghĩa lý dường như trái nghịch nhau. Nhưng đó là vì đi vào nghĩa lý thâm sâu.
Thí dụ như:
+ Khi còn học ở tiểu học thế gian.- Nhà trường dạy rằng: Thế giới chúng ta ở, có ngày , có đêm. Ngày thì có mặt trời mọc, đêm thì mặt trời lặn. Mặt trời mọc và lặn gọi là 1 ngày v.v...
+ Nhưng khi lên trung học.- Nhà trường lại dạy rằng: Mặt trời là một định tinh, không có mọc lặn gì cả ! Chỉ vì trái đất xoay chung quanh mặt trời nên có "hiện tượng" ngày và đếm (chỉ là do chúng ta thấy).- Sự sâu cạn của Học Phật cũng giống như thế.- Sẽ do sự thấy, sự quán sát sâu cạn mà sẽ thấy khác nhau... Điển hình đó là bài kinh TỨ ĐẢO Phật dạy ở kinh Đại Niết Bàn (liên quan đến vấn đề Ngã - Vô Ngã) , như sau:
* Nói các pháp Vô ngã là để dẫn đến Tánh Không. Biết các pháp Tánh không, thì kết luận được là các pháp Vô ngã. Người đời dầu nói có ngã nhưng không có Phật tánh, đây thời gọi là nơi vô-ngã mà tưởng là ngã gọi đó là điên đảo.(thứ 1)
Phật pháp nói có ngã tức là Phật tánh. Người đời lại nói Phật pháp không ngã, đây gọi là nơi ngã tưởng là vô ngã. (thứ 2)
Nếu nói Phật pháp quyết định vô ngã nên đức Như-Lai dạy hàng đệ tử tu tập pháp vô ngã. Lời trên đây là điên đảo. Đây là điều điên đảo thứ ba.( thứ 3)
* Phật Pháp cũng nói Ngã. Nhưng là Phật Tánh.- Phật Tánh tức là phần Chân Tịnh của Tâm, nó hằng còn, không vô minh vọng tưởng (Chân Tịnh ), mà thế gian lại không biết cho là không có.- Đây là điên đão thứ 3.
* Người đời chấp có "Linh hồn thường trụ".- Là cái vọng tưởng không có mà cho đó là Ngã.- Đây là điên đão. (thứ 4)
* Vô Ngã là phương tiện Như Lai nói, Ngã mới là cứu cánh.
Kinh văn: Này Ca Diếp ! Ví như cô gái có đứa con bệnh tìm đến y sĩ. Thầy thuốc bảo: sau khi con uống thuốc, cô không nên cho nó bú sữa mẹ, vài hôm sau bệnh cháu sẽ lành. Nhằm trị bệnh cho con, cô gái lấy chất đắng màu đen thoa lên vú bảo đứa bé: vú mẹ có chất độc và nhớp con không nên bú...Đứa bé thấy nhớp và có mùi đắng không dám gần, dù khát, đói và thèm sữa mẹ.
Vài hôm sau, thuốc đứa bé uống đã tiêu hóa, bệnh đã lành. Người mẹ lấy nước rửa vú sạch, gọi con đến bú. Bấy giờ đứa bé rất đói khát, nhưng nhớ mùi đắng, chẳng dám đến bú. Người mẹ bảo: mấy ngày qua vì con uống thuốc phải kiêng sữa, mẹ lấy chất đắng thoa vào vú, bôi đen để con sợ mà không đòi. Nay thuốc con đã tiêu hóa, không cần phải kiêng sữa nữa. Con bú rất tốt chẳng có hại gì. Đứa bé nghe mẹ bảo vui mừng đến bú.
Này Ca Diếp ! Như Lai cũng như vậy. Nhằm hóa độ chúng sanh, Như Lai dạy tu quán niệm pháp vô ngã. Nhờ quán niệm pháp vô ngã mà dứt được ý niệm chấp ngã nên thọ dụng được Niết bàn.
Nhằm trừ bỏ những vọng kiến trên đời, Như Lai chỉ dạy pháp xuất thế gian. Chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng, không chân. Tu quán niệm pháp vô ngã để thân tâm được nhẹ nhàng thanh thoát. Lời dạy đó của Như Lai, giống như cô gái kia nhằm chữa bệnh cho con, lấy chất đắng màu đen bôi lên vú...Như Lai vì muốn dạy tư duy quán niệm tánh "KHÔNG" của vạn pháp nên nói các pháp VÔ NGÃ. Cô gái khi rửa sạch vú rồi, gọi con đến bú. Hôm nay Như Lai chỉ dạy Như Lai Tàng (có ngã) các Tỳ kheo chớ có sanh lòng kinh nghi sợ sệt mà nên phân biệt nhận rõ Như Lai Tàng là sự thật. Đó chính là tánh Chân ngã, Chân tịnh, Chân thường, Chân lạc của vạn pháp.(hết trích)
Vô Ngã là phương tiện Như Lai nói, Ngã mới là cứu cánh.
Đạo Phật Đại Thừa lấy cái thể Chơn Như làm NGÃ. Nó khác với Ngã của ngoại đạo, và Huyễn ngã của Thế gian.- Nên gọi là Chơn Ngã.
+ NGÃ là vạn vật hiện tượng "Thật tánh Không".- Tánh không là Chơn Ngã.
Lại nữa, Phật có hai cách thuyết:
- Nếu rốt ráo thì nói hết thảy pháp đều KHÔNG.
- Nếu phương tiện thì nói vô ngã.
....... Cả hai cách thuyết đều dẫn vào Bát nhã Ba- la- mật. Trong kinh có nói "Đi đến Niết bàn chỉ có một hướng, chẳng sai khác".
....... Lại nữa, đối với người tín căn chưa thuần thục thì trước phải nói về cầu hữu sở đắc, rồi sau mới dạy họ xả được. Vì hạng người này Phật dạy tu thiện pháp để xả ác pháp. Còn đối với người tín căn đã được thuần thục ở nơi các pháp chẳng còn cầu hữu sở đắc nữa, mà chỉ cầu xa lìa sanh tử, thì Phật vì họ nói về pháp KHÔNG.
....... Cả hai cách thuyết pháp đều là chân pháp cả. vì sao ? Vì hết thảy các pháp chỉ là giả danh, chẳng có lớn nhỏ, chẳng có ngắn dài, chẳng có gần xa, chẳng có tốt xấu... Bởi vậy nên dù thuyết CÓ (hữu), dù thuyết KHÔNG (vô), cũng đều như nhau cả. Có thời Phật thuyết theo nghĩa thế tục, có thời Phật thuyết theo Đệ Nhất Nghĩa, nên nói thuyết có ngã (hữu ngã) hay thuyết vô ngã cũng đều là thật pháp cả.
Có NGÃ. NGÃ là PHẬT TÁNH. PHẬT TÁNH là NGÃ. NGÃ TÁNH tức là NHƯ LAI TÁNH thường trụ không biến hoại. Thường, Lạc, Ngã, Tịnh cũng là tánh chân thực không biến hoại như vậy.
* Nói các pháp Vô ngã là để dẫn đến Tánh Không. Biết các pháp Tánh không, thì kết luận được là các pháp Vô ngã.
Sau đây chúng ta sẽ quan sát CHÂN NGÃ mà Đức Phật dạy. Khác với Đại Ngã, tiểu Ngã của Thế gian như thế nào...
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'sao hôm nay mùi lạ thế??? 6'
Tất cả cảm xúc:
2

Không có nhận xét nào: