Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 10 .- 2/. NHẤT ĐA TƯƠNG DUNG BẤT ĐỒNG MÔN (Môn Một nhiều tương dung chẳng đồng).- Ý Nghĩa.

kinh văn: Còn có Đại Bồ tát trụ Đại Niết Bàn đem cõi đại thiên để vào lỗ chân lông, mà lỗ chân lông không có to ra, cõi Đại thiên không có tướng teo nhỏ.(hết trích)
+ Thế nào là Một nhiều tương dung chẳng đồng ?
(trích) NHẤT ĐA TƯƠNG DUNG, tức là "một" và "Nhiều" dung chứa trong nhau. Đây là ước trên lý mà nói. Vì một vào nhiều, nhiều vào một nên nói là dung nhau (TƯƠNG DUNG).
Thể thì không có trước sau nhưng chẳng mất tướng một - nhiều, nên nói CHẲNG ĐỒNG. Đây chính là Thật Đức Duyên Khởi, chẳng phải là chỗ tu hành của trời người. Nên kinh nói “Vì một Phật độ đầy khắp mười phương, mười phương vào một Phật độ cũng không dư. Bổn tướng của thế giới cũng chẳng hoại. Nguyện lực tự tại nên được vậy”.
Ví dụ (tương dung chẳng đồng): (THỨC TÂM là 1) THỨC UẨN. Hiện ra 6 Thức: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.- Thể thì không có trước sau nhưng chẳng mất tướng một - nhiều, nên nói CHẲNG ĐỒNG.
Như phẩm Phổ Hiền nói “Thân tất cả chúng sanh vào trong thân một chúng sanh. Thân của một chúng sanh vào trong thân của tất cả chúng sanh”. Lại nói “Tất cả các thế giới nếu vào trong một vi trần mà các thế giới chẳng tích tụ cũng chẳng tạp loạn”. (hết trích)
+ Làm sao quán thấy được Nhất Đa Tương Dung ?
- Kinh Bát nhã Phật dạy: "Muốn lấy một mảy lông nâng được cả ba ngàn đại thiên thế giới, mà chẳng làm kinh động chúng sanh, phải tu tập Bát Nhã ba- la- mật."
* Nghĩa là muốn quán thấy được Nhất Đa Tương Dung, thì phải quán "Tánh Không" của các pháp.
Ví dụ như quán một cành hoa này (thay thế lỗ chân lông để quán):
- Hoa hồng này không phải tự nhiên mà có, nó phải do nhiều nhân duyên sanh khởi, phải có hạt giống hoặc cành giống, phải có con người chăn sóc, phải có nước, phân để tưới tẩm, có nước thì phải có mây tạo thành mưa, trong mưa cũng có sấm sét, muốn có mây phải có mặt trời chiếu diệu v.v... nghĩa là đã có cả càn khôn, vũ trụ trong cánh hoa này.
- Vũ trụ này cũng vậy. Phải do nhiều nhân tố nho nhỏ hợp lại mà thành, trong đó.- Một cành hoa hồng này cũng tàng trử trong vũ trụ.
- Cả vũ trụ hay là riêng một cành hoa hồng này, đều là tướng duyên hợp, đều là không tự tánh (Tánh không), nên là Như. Vì đều cùng một bản thể Như nên không ngăn ngại nhau (trong cái này đã có vô vàn cái kia).
* Đó là lý Nhất Đa Tương Dung bất đồng môn.
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: