Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 9 .- Tương Dung An vị.- Tình dữ Vô Tình đồng thành Phật Đạo.

Theo VQ cảm nhận.- Pháp quán Vi Tế Tương Dung.- Là Quán về Tướng của các Pháp để tìm vào THẬT TƯỚNG.
Kinh Bát Nhã Phật dạy:
.......Khi đã vào được nơi Thật Tướng pháp rồi, thì chẳng còn có sự phân biệt giữa tướng và tánh. Lúc bấy giờ, tướng và tánh chỉ là một, chẳng phải hai, chẳng phải khác.
.......Bởi vậy, nên Thật Tướng pháp còn được gọi là:
- Pháp như.
- Pháp tánh.
- Thật tế.
....... * Pháp Như:
....... Là tánh như như bất biến của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.
....... * Pháp Tánh:
....... Là bản tánh, là Thật thể của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.
....... * Thật Tế:
....... Là lý chân thật, vẹn toàn của các pháp. Thật tế vốn thường KHÔNG.(hết trích)
Vũ Trụ là Tướng lớn, hạt vi trần là Tướng nhỏ v.v... đều là hiện tượng của Tâm Chân Như (Như Tướng). Kinh Lăng Nghiêm dạy:" Phóng chi tắc cala pháp giới- Thâu chi tắc tế nhập vi trần". Nghĩa là: nói lớn, thì là Vũ trụ Pháp Giới. nói nhỏ, thì là thâu vào hạt bụi",- Đó là TÂM TƯỚNG (Như Tướng). Nói cách khác: Pháp Giới là Pháp Thân Phật.- Mà Pháp Giới là Vô Tình. Con người là Hữu Tình. Do vậy kinh nói: Tình dữ Vô Tình đồng thành Phật Đạo.
Theo Ngài Thiện Tri Thức Quảng Tánh:
“Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo”? Vấn đề này nếu nghiên cứu trên lý thuyết thì thấy rắc rối, còn nếu đã có thực hành thì chẳng có gì rắc rối cả. Ví dụ người bị mờ mắt nhìn thấy cái gì cũng mờ mờ, người sáng mắt nhìn thấy cái gì cũng sáng rõ ràng.
Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo là tinh thần của kinh Hoa Nghiêm “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”.
Chúng sanh có nghĩa là do nhiều nhân tố hợp lại (chúng) mà sanh ra (sanh) gồm tình và vô tình.
Tình là hữu tình chúng sanh, tức những loài có tình thức.
Vô tình là vô tình chúng sanh, tức những sinh vật và các sự vật hiện tượng.
Như vậy, chúng sanh bao hàm ý nghĩa không chỉ các loài hữu tình trong tam giới, lục đạo mà cả thiên nhiên, đất đá, cỏ cây…
Mặt khác, Phật là bậc Giác ngộ nhưng còn hàm ý là Phật tánh, Giác tánh, Bản giác, Bản thể và Chân như. Và dĩ nhiên, lời nguyện “Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo” nên được nhận thức về phương diện lý tánh hơn là sự tướng.
(theo Quảng Tánh)
Có bài kệ:
Phật Tánh tại hữu tình,
Pháp Tánh tại vô tri.
Phật- Pháp bổn lai vô nhị tánh.
Nhất hỏa năng siêu bách vạn sài.
(luận hiển dương thánh giáo)
Tóm lại: Vi Tế Tương Dung là nguyên lý vận hành của Vũ Trụ, vạn hữu, là Pháp Quán, phương cách để Nhập Pháp Giới, thành tựu Pháp Thân Như Lai.
Nam Mô Pháp Giới Tàng Thân A Di Đà Phật.
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
5

Không có nhận xét nào: