Hiển thị các bài đăng có nhãn Viên Quang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viên Quang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2024

Hoa Nghiêm- Bài 34 - 2 Bồ Tát Phổ Hiền: Yếu tố hạnh nguyện.

Đây là biểu tượng cho bản nguyện rộng sâu mang chiều hướng lịch sử về tâm địa tu hành của một vị Bồ Tát. Trong bản nguyện bao gồm cả trí tuệ, hành trì và bản thể của Phổ Hiền.
Như vậy, hết thảy chư Bồ Tát tham dự kiến thiết pháp giới đều xuất phát từ đời sống và thệ nguyện của Phổ Hiền … Chủ đích của Thiện Tài Đồng Tử qua hơn 50 cuộc hành trình được mô tả trong Hoa Nghiêm không gì hơn là một cuộc tự đồng nhất mình với Phổ Hiền Bồ Tát và cuối cùng đươc Ngài ấn chứng dạy về nhân địa tu hành, về tri kiến, bản nguyện và năng lực thần thông … tất cả Phật Pháp đều từ Phổ Hiền phóng ra. Do đó trên quãng đường hành Bồ Tát Đạo Phổ Hiền theo sát hành giả từ khi bắt đầu sự nghiệp và hiện diện suốt cả cuộc đời của mình. Nghĩa là Bồ Tát bắt đầu một lý tưởng phải lập nguyện cho đến khi thành đạt lý tưởng đó.
Bản nguyện là thuật ngữ Phật học được lưu xuất từ đại hạnh nguyện của Bồ Tát. Lời nguyện luôn gắn liền với niềm tin vững chắc bởi thế nó mang tính chất kiên thệ. Người tụ tập Đại Thừa lấy bốn lời nguyện của Ngài Phổ Hiền là tổng nguyện
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.
Phật đạo vô lượng thệ nguyện thành.
và mỗi người phải lập biệt nguyện riêng của mình. Như 24 nguyện của Phật A Súc Bệ cõi Diệu Hỷ ở Phương Đông, 48 nguyện của Phật A Di Đà ở phương Tây … Ngài A Nan nguyện “Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập”, còn Ngài Địa Tạng lập nguyện “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sanh dị độ phương chứng Bồ Đề”.
Trên thực tế một người bình thường vào đạo phải phát nguyện, tức là thay đổi toàn bộ hệ thống tâm lý làm phân ranh giữa hai cuộc đời thế gian và xuất thế gian.
Bản nguyện của Phổ Hiền là hướng đến giác ngộ giải thoát, cứu độ chúng sanh kể cả hữu tình và vô tình. Hạnh nguyện của Bồ Tát phải được thể hiện trong đời sống thực tại là sự hiến dâng đời mình để dẫn dắt mọi loài đến giải thoát giác ngộ tối hậu, kiến tạo hạnh phúc trong lòng thế gian.
Hạnh nguyện là việc làm mang tính phổ cập, phát sáng toàn cõi đến tận hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời, không giới hạn mức độ và đối tượng nào.- Như xưa Thái Tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia dưới gốc Bồ Đề, nguyện không rời nơi đây dù thịt nát xương tan, Ngài quyết thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Lời nguyện kiên cố như mũi tên cắm sâu vào lòng đất, như con thuyền lướt phăng trên mặt sóng gian nan, như bức thành vững chắc … đưa Ngài đến đỉnh cao nhất là sự thành công chứng Phật quả. Từ đó, bản nguyện luôn canh cánh bên lòng theo Ngài suốt 49 năm hoằng đạo lợi ích cho đời, tri thức của Ngài soi sáng cả vũ trụ và được mọi người chiêm ngưỡng. Đó là điểm cốt yếu tạo thành đời sống hành trì từ hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.
Kinh Hoa Nghiêm tiêu biểu cho tuệ giác của Như Lai và ý nghĩa đúng đắn của pháp tu theo bản nguyện được diễn tả trong phẩm Phổ Hiền trong Kinh Hoa Nghiêm. Phổ Hiền là hóa thân Phật Thích Ca xuất hiện trên cõi đời làm lợi ích chúng sanh và những ai y theo hạnh Phổ Hiền tu tập người đó là hóa thân của Phổ Hiền.
Như bản nguyện có sức mạnh hùng vĩ có thể vượt qua mọi hàng rào chướng ngại, đi trên gian nan để thành công một mục đích nào đó. Phổ Hiền Bồ Tát ngự trên voi trắng cũng đồng nghĩa với trang nghiêm thân tâm bằng sức mạnh trong sạch tuyệt vời chi phối cả toàn bộ pháp giới một cách an nhiên tự tại. Chỉ có hàng Bồ Tát mới thực thụ gánh vác nổi công việc của Ngài Phổ Hiền.
Muốn lành mạnh Phổ Hiển phải trải qua Tam Thừa Giáo tu hành. Từ vị trí phàm phu, hành giả tu ba nghiệp thanh tịnh, ly tham, ly sân, ly si, vô minh diệt, trí tuệ xuất hiện, có những đặc tính tốt làm mô phạm trong hàng Sa Môn.
Từ ưu thế của người đã tròn hạnh theo pháp tu thuộc nhơn thừa, thiên thừa, hành giả tiến tu Tam Thừa Giáo: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Tu pháp của Thanh Văn-Duyên giác để phát tiển đạo đức, tri thức và nhập cuộc giáo hóa chúng sanh hay đi vào con đường hành Bồ Tát đạo. Qua điểm này ta thấy việc giáo dục trong nhà Phật trước hết là giáo dục về tâm đức, sau mới phát triển về trí đức.
Bồ Tát là người kết hợp hai yếu tố này mới có thể vào đời lãnh đạo mà không làm tổn thương đến cuộc đời.
Từ cơ sở giáo dục qua hạnh Phổ Hiền, hành giả được trang bị đầy đủ những gì cho một vị Bồ Tát đủ sức vào đời để làm đạo và qua sự tiếp xúc với cuộc đời hành giả kiểm chứng lại tâm mình, trước mọi cám dỗ vật chất không khởi tâm ham muốn, trước mọi hoàn cảnh thuận nghịch đều có thể hiện đủ phương tiện để đối trị … Bồ Tát hành tất cả hạnh đức vì mục đích giáo hóa con người giúp họ trở về với tánh thiện và nuôi dưỡng giáo dục con người mở rộng tri thức, mở rộng tầm nhìn quan sát cuộc đời đúng theo tinh thần Phật Giáo và hướng theo tinh thần làm đạo của hạnh Bồ Tát Phồ Hiền để chuyển hóa cuộc đời.
Cuộc sống cần vui hãy làm chim hót
Sỏi đá khô cằn xin chuyển hóa màu xanh
Lại nguyện làm hoa khi vườn lạnh khô cành
Làm đuốc sáng khi dặm dài tăm tối
(Trích thơ thi sĩ Tống Anh Nghị)
Kinh Hoa Nghiêm chủ trương hành đạo bằng tâm, không để vọng thức suy nghĩ nên việc làm của Ngài bất khả tư nghì. Từ sự thành tựu Tam Thừa Giáo, Bồ Tát bắt đầu “Nhập Pháp Giới” đi vào tánh tu giáo hóa thẳng vào tâm, không qua ngôn ngữ. Cũng như Thiện Tài Đồng Tử sau khi đến Bồ Đề đạo tràng lần chót, được Bồ Tát Phổ Hiền xoa đãnh tán dương công đức của Thiện Tài và ngay lúc ấy Thiện Tài nhận được tâm ấn của Bồ Tát Phổ Hiền và đồng hóa mình với Ngài Phổ Hiền. Phổ Hiền đưa tâm Ngài vào tâm Đồng Tử và tâm Đồng Tử biến thành tâm Ngài. Thiện Tài đã có tâm chứng, đồng nguyện đồng hạnh với Phổ Hiền, nhận được lực bất tư nghì của Ngài nên vào đời làm mọi việc mà không nhọc sức. Sự chuyển hóa chúng sanh từ nội tâm, điều động công việc cũng từ nội tâm, dùng tâm chuyển vật, không cần cử thân động niệm, sức mạnh phi thường của tâm tác động cho công việc thành tựu đó là Vô Tác Diệu Lực. Đây là ý chính mà Kinh Hoa Nghiêm muốn đề cập, nó thể hiện trí tuệ tuyệt vời và năng lực của tâm thức khi đã đạt đến sự chứng đắc tâm linh.
Kinh Hoa Nghiêm đại diện cho hệ thống giáo dục của Phật Giáo Đại Thừa nhằm xây dựng con người toàn diện cả hai mặt Tri và hành. Đây là nền giáo dục nhập thế tích cực, mang lại ánh sáng cho cuộc đời và cuối cùng hồi hướng những thành quả đó đến Vô Thượng Bồ Đề, đến chân như thật tướng.
Một tinh thần Vô ngã-Vô chấp thủ lại nổi bật trong giáo lý Phật Đà mà các nhà giáo dục cần phải chú ý đến khi triển khai Bồ Tát hạnh.(lượt trích)
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
3

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2024

Hoa Nghiêm- Bài 33 - 3 trọng tố trong phẩm “Nhập Pháp Giới".

Nói chung trong 53 vị Thiện Tri Thức, ai cũng có vai trò quan trọng riêng nhưng ba nhân vật này tiêu biểu cho vai trò nòng cốt trong lĩnh vực Khai thị, Ngộ Nhập và Ấn chứng. Hay nói cách khác, ba vị này biểu thị cho Đại Trí Tuệ là Văn Thù, Đại Nguyện Lực là Phổ Hiền và Đại Bồ Đề Tâm là Thiện Tài.
1 Bồ Tát Văn Thù: Yếu tố trí tuệ
Văn Thù gọi là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, là vị Bồ Tát được coi như người giữ vai trò lãnh đạo về mặt trí tuệ vô tướng với nhiệm vụ hoá đạo.
Hết thảy cái gì tiêu biểu cho Đại trí huệ bất tư nghì của Như Lai đều được Văn Thù lãnh hội. Do đó ta có thể nói Văn Thù là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Đại giác của Phật Thích Ca và Ngài là một nhân vật biểu tượng xuất hiện trên cõi đời với hình thức hóa thân mà thôi.
Qua những điểm quan trọng trong Kinh văn, chỗ nào bắt đầu từ vô tướng, vô ngôn, bất tư nghì thì có Văn Thù xuất hiện thống nhiếp toàn bộ trí tuệ và tinh thần. Như việc Duy Ma Cật bệnh, Phật bảo Xá Lợi Phất thăm, Xá Lợi Phất từ chối vì không đủ khả năng luận thuyết vô tướng bất tư nghì với Duy Ma. Cho nên Văn Thù lãnh nhiệm vụ đến thăm bệnh Duy Ma. Hai vị này ngang cơ nhau như hai hòn núi trong bầu trời Bát Nhã vô tướng.
Văn Thù thường cỡi con sư tử và cầm cây kiếm, hai món này tượng trưng cho trí tuệ hùng vĩ siêu việt của Bát Nhã, nó chặt hết thảy mọi vướng chấp vi tế phiền não lậu hoặc.
Văn Thù còn được gọi là Pháp Vương Tử là con của vua pháp có trí tuệ giữ gia tài ẩn kín vô ngần tư nghì, chiều sâu tuyệt của tinh thần đại giải thoát trong giáo pháp của Phật được trao cho Văn Thù. Mặt khác, Phật nói Văn Thù là mẹ của tất cả chư Phật, vì trí tuệ sanh ra quả vị Phật.
Trong Phật Giáo Thánh Điển, phẩm Bát Nhã ghi: “Như Lai được sinh ra từ trí tuệ độ vô cực. Giả sử có người quan sát truy tìm gốc ngọn của chư Phật quá khứ, tương lai, hiện tại thì ai là mẹ của các Ngài? Phải biết trí tuệ vô cực là mẹ của chư Phật .
Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm thứ 39 này đề cập đến việc Văn Thù ra tay cứu vớt một chúng sanh được “Nhập Pháp Giới” của chư Phật. Trong đó người đệ tử lỗi lạc tiêu biểu nhất của Ngài là Thiện Tài Đồng Tử. Từ cõi nước Phật vì quán nhân duyên mà đi về hướng Nam đến Phước Thành (ngụ ý chỉ những người có duyên phước) thuyết pháp cho vô số thính giả gồm trời, người, phi nhơn, … thì Văn Thù bỗng phát hiện trong hàng thính chúng có một nhân vật nổi bật hơn hết đó là Thiện Tài Đồng Tử. Văn Thù đón nhận, huấn luyện, thúc đẩy Thiện Tài đó hãy gần gũi hết thảy Thiện tri thức để hoàn thành Nhất Thiết Tri Giác.
Thiện Tài theo lời Văn Thù tha phương cầu học với hơn 50 vị Thiện Tri Thức.
Lúc trở về Thiện Tài gặp lại Văn Thù và được Ngài khai quang điểm nhãn lần cuối cùng (hồi thứ 52) bừng sáng chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề và được Bồ Tát Phổ Hiền ấn chứng (hồi thứ 53) đi giáo hóa chúng sanh khắp cõi nước. Công việc đó như kéo tơ dệt thành tấm lụa tâm hồn, Văn Thù chỉ Thiện Tài cách thêu hoa lên tấm vải ấy cho tuyệt đẹp. Từ nơi Văn Thù mà Thiện Tài được nhập pháp giới và cũng từ phẩm Kinh then chốt này nói lên ý nghĩa của toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm..
Văn Thù đến với Thiện Tài là vì một sự nhân duyên lớn, vì khai mở Bồ Đề Tâm, vì chỉ con đường cho Thiện Tài nhập Pháp giới.
Những việc làm của Bồ Tát mang tính cách bất khả tư nghì, trí Bồ Tát soi đến đâu, nơi đó biến thành Phật cảnh và người nào được Văn Thù hướng dẫn thì tương lai sẽ được thâm nhập Phật huệ.
Văn Thù là Hóa Thân Phật, xuất hiện nhằm khai thị giác tánh cho Thiện Tài. Từ căn bản trí này, Thiện Tài đi vào lòng vũ trụ để thành đạt Hậu đắc trí và điểm cuối cùng đến Lâu Các Tỳ Lô Xá Na Đại Trang Nghiêm Tạng.
Thiện Tài được Bồ Tát Văn thù khai tâm nên Thiện Tài cảm thấy cuộc đời của mình đã đổi thay. Đó là cuộc đời của một hữu tình vừa giác ngộ, muốn cầu học Bồ Tát đạo, tu Bồ Tát hạnh.(lượt trích Luận văn nghiêng cứu k.Hoa Nghiêm)
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản
Tất cả cảm xúc:
3

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Hoa Nghiêm- Bài 32- Ý nghĩa Phật Tri kiến & Nhập Pháp Giới.

Kinh Hoa Nghiêm kết hợp mười loại thân trên làm thành một Đức Phật toàn diện (không) và cũng là tổng thể của Tỳ Lô Giá Na Phật, kết hợp giữa chân lý và trí tuệ, chi phối ngược xuống chín loại hình, từ hàng thánh giả cho đến người thường và cả loài hữu tình, vô tình trên thế gian này.
Về chúng hội: Mười loại thân trên tức là mười hạng người hiện diện trong pháp hội. Những người có mặt đây đã hoàn toàn thánh thiện, tâm ý hướng về Phật Pháp, đã gieo trồng phước lành trong vô lượng kiếp, đã từng cúng dường chư Phật nên có nhân duyên lớn với Phật Pháp Đại Thừa.
Chúng hội trong Hoa Nghiêm toàn là hàng Bồ Tát sơ phát tâm nên Kinh Hoa Nghiêm thuộc về biệt giáo.
Về thời gian: Dựa trên thời gian lịch sử, Phật thuyết Kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày; “Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật”, lúc Ngài mới thành Đạo dưới Bồ Đề Đạo Tràng. Nhưng Hoa Nghiêm thuộc về thế giới siêu thực nên thời gian không có những phần vị như quá khứ, hiện tại, vị lai, vì chúng hợp lại thành ngẫu lực đơn nhất của các hiện tại miên trường, quá khứ, tương lai được cuộn tròn trong giây phút giác ngộ hiện tại, nó vận hành bất tuyệt giữa lòng hiện tại miên viễn này nên Phật an trụ trong trụ xứ vô trụ của Ngài.
Về không gian: Không gian trong Hoa Nghiêm không phải dàn cảnh phân chia bởi núi, rừng, sông, biển, sáng tối có hình hay không có hình. Không gian ở đây được kết cấu thành một khối đơn nhất thể hiện tính tương dung tương nhiếp của vạn hữu, “Một trong tất cả, tất cả trong một” . Không gian sáng ngời suốt đã làm nổi bật ý tưởng châu biến hàm dung của thế giới Hoa Nghiêm.
Về vũ trụ: Không gian và thời gian của Hoa Nghiêm thuộc về tâm lý siêu thế vượt ngoài ngã và ngã sở hữu chỉ thuần nhất để tạo thành pháp giới, khác với thế gian giới. Pháp giới không tách rời thế gian giới “Phật pháp tại thế gian” nhưng chúng không phải là “một” khi chưa đạt đến thế giới tâm linh nơi Bồ Tát đang sinh hoạt, như những nhà học thuật họ rất giỏi nhưng họ không thể nào giống những bậc chân tu được vì họ chỉ nghiên cứu Phật Học, chứ cuộc sống không dính líu gì đến Phật Pháp mà họ am tường. Trong Đạo Phật thường dùng câu “Ẩm thuỷ tự lãnh noãn tri” nghĩa là “người uống nước tự biết vị của nó như thế nào”. Cũng vậy, người an trụ pháp mầu cũa Đức Phật, tụng Kinh, tham thiền, lễ bái với tất cả tấm lòng, mới hiểu được thế giới Phật, từ đó nhẹ nhàng bước vào thế giới Hoa Nghiêm. Đây cũng chính là con đường hành giả “Nhập Pháp Giới”....
Như vậy Kinh Hoa Nghiêm có cái nhìn về Đức Phật khác hẳn các hệ tư tưởng khác và đương nhiên cũng khác với lịch sử thông thường mà chúng ta học.
Đối với Kinh nếu chúng ta dùng “Tri thức” không thể đi vào Đạo, chỉ có “Duy Phật nãi năng kiến tận chư pháp thực tướng” (Chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu được thực tướng của vạn pháp). Vì dùng “Trí tuệ và niềm tin” của chính mình đi vào Đạo thì sẽ có thể nhận thức được cái gọi là “Bất khả tư nghì” .(lượt trích Luận văn nghiêng cứu k . Hoa nghiêm)
+++++++++++++++++
Bình giảng về vấn đề “Tri thức” khi nghiêng cứu Chân lý.
(Fb: Viên Dung) có nhận thức:
Tri kiến của con người mà nhập đạo được ư ! Thiệt là muốn nấu cát thành cơm !
Muốn biết ít nhiều về Đại Đạo hãy rời mọi sở tri kiến đi.
Nhưng không diệt nguyên thức, thức vô công dụng thì Đạo khai.
Khi Đạo khai mà thức vẫn luôn vô công dụng, từ đây mới gọi là thể nhập.
Nếu chưa đến đây mà khởi tâm luận đạo thì đạo ấy chỉ là đạo tục đế mà thôi. (hết trích) Viên Dung
Vâng! VQ cũng đồng nhận thức như thế.- Vì lẽ: Tri kiến của con người là "Dụng" của Tâm, chứ chưa phải là Tâm !
TÂM là gì ?
- Đáp: Loài Hữu tình (như con người) đều có TÂM.
TÂM có 2 biểu hiện: 1. Bản Thể (Tịch- tịnh) 2. Hiện Tượng (Chiếu- động).
* Con người chỉ nhận biết và Chấp thủ phần Chiếu làm Ý Thức (còn cho là linh hồn, là Tâm ! ).- Thật ra dù là chấp thủ phần Chiếu, hoặc là chấp thủ phần Tịch.- Thì đều là thể bất toàn của Tâm. Nhà Phật gọi là VỌNG TÂM.- Cái Vọng Tâm này bị nhà Phật bác bỏ (gọi là Vô minh).- Đó là TRI KIẾN của CHÚNG SANH.
* Hành giả đệ tử Phật, nhận ra Chân Tâm (là Chân- Vọng- Tịch- Chiếu đồng thời) .- Đó là Như Lai Tàng Tâm.
Kính các Bạn. Ở Giáo lý Nguyên Thuỷ PG và Giáo Lý Duy Thức PG. Thì Tâm chính là Thức. - Thức là Tri kiến.
* Vì như trên đã nói: Vọng Tâm- Tri kiến chỉ là thể Bất toàn của Tâm nên chúng luôn luôn bị lệch lạt không đến được Chân lý. Muốn đến được Chân lý cúng ta ta cần có TRI KIẾN VÔ KIẾN (Tri kiến Phật).- Tri kiến Phật này phải Thiền Quán mới thẩm nhập.
Thiền quán là tự hỏi mình.
Thiền quán là trạng thái Vô Tâm.(Tri kiến Vô kiến)
Con người ở trạng thái Vô Tâm mới ngưng suy nghĩ phân biệt. Nghĩa là thoát khỏi sự cuốn hút của Thức.
Suy nghĩ phân biệt là để Duyên Sanh Diệt dẫn dắt mình sanh tử.
Trạng thái Vô Tâm là trạng thái tịch tĩnh của vạn pháp. Là giải trừ 6 Thức. Cụ thể là Ý Thức.
Vâng Vô Tâm là trạng thái "giải trừ Ý thức", là KHÔNG VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT. là Không Vọng Tâm.- Đây là: Tri kiến Phật, là Y Trí Bất Y Thức (tứ y Pháp mà Đức Phật dạy.- khi tu học kinh điển).- Và đây cũng là vấn đề Tri kiến “Trí tuệ và niềm tin” mà bài viết này hướng đến, nhầm Nhập Pháp Giới ở kinh Hoa Nghiêm.
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản cho biết 'NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN'
Tất cả cảm xúc:
3

Hoa Nghiêm- Bài 31-10 Thân Phật.

NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI TRONG KINH HOA NGHIÊM QUA HÌNH ẢNH THIỆN TÀI ĐỒNG TỬ. Thích Nữ Tâm Thảo (luận văn nghiêng cứu K. Hoa Nghiêm).
(VQ Lượt trích & Bình giải.)
* Kinh Hoa Nghiêm giới thiệu Đức Phật là tất cả, thông cả vũ trụ, lấy vũ trụ làm pháp giới. Báo thân Tỳ Lô Giá Na Phật ở thế giới Liên Hoa Tạng thuần tịnh giáo hóa hàng Bồ Tát. Đức Phật Thích Ca là hóa thân ở thế giới Ta Bà tùy thuận chúng sanh, dùng vô số phương tiện giáo hóa. Phật tùy căn cơ chúng sanh hiện thân tuy một mà hai, tuy hai mà một không hơn kém khác nhau vậy.
“Tỳ Lô Giá Na” dịch Phổ Quang Minh Chiếu, tiêu biểu cho ánh sáng trí tuệ tuy không thấy nhưng phổ chiếu toàn diện và chi phối tất cả. Từ Tỳ Lô Giá Na tiêu biểu qua hình ảnh Phật với mười loại thân, khác với quan niệm thông thường cho rằng thượng đế tạo ra con người và vũ trụ. Quan niệm về Phật thân trong Kinh Hoa Nghiêm được Ngài Trí Giả Đại Sư ví như hoa sen trong hồ lớn, có cái còn nằm trong bùn, có cái vượt lên mặt nước, hoặc nở hoa, hoặc còn búp. Nói khác ngũ uẩn phát triển đạt đến đỉnh cao Tỳ Lô Giá Na chi phối muôn loài.
Mười loại thân Phật trong Kinh Hoa Nghiêm:
1. Chúng sanh thân: Tức là thân ngũ uẩn. Đức Phật cũng hiện hữu từ thân ngũ uẩn, mà tiếp đến quả vị toàn giác, vì Ngài không bị ngũ uẩn chi phối. Trong khi chúng sanh cũng mang thân ngũ uẩn nhưng bị nó ràng buộc triệt để, nên luôn gánh chịu những khổ đau sanh tử.
2. Quốc độ thân: Từ ngũ uẩn làm gốc, nảy sinh ra sự sống, hiện thân thứ hai là quốc độ thân chỉ cho sơn hà đại địa. Theo tinh thần Hoa Nghiêm, nhìn sông núi hùng vĩ, ngắm dòng suối chảy, nụ hoa mơn mởn, cá bơi chim liệng, hay thấy tượng Phật trang nghiêm, cảnh chùa thanh tịnh, khiến người phát tâm, đó là vô tình thuyết pháp, hay chính thân Tỳ Lô Giá Na đã tác động vào cảnh quang, tạo thành lực hấp dẫn đưa người đến với Đạo Phật. Do đó dưới mắt hành giả, con ong cái kiến cho đến cọng cỏ, bụi gai... không cái gì là không dễ thương và không phải là Phật.
3. Nghiệp thân: Phật trang nghiêm thân bằng 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.
4. Thanh Văn thân: Từ trong chúng sanh thân, nhận ra đời sống không bền chắc, nên khởi thân đi tìm hằng hữu. Từ bỏ đời sống thế gian đi theo lộ trình Phật mang thân tu sĩ phải tỏ rõ đạo đức và lòng nhiệt thành cộng với bản chất thật.
5. Duyên Giác thân: Là tầng lớp tri thức, quán nhân duyên thấy được mối quan hệ giữa mọi người với nhau trong xã hội, và theo lời Phật dạy, người nào thấy được nhân duyên thì thấy được pháp chân thật, đó là điều tiên quyết để tiến đến quả vị toàn giác.
6. Bồ Tát thân: Tổng hợp hai pháp tu của người và Duyên Giác, chúng ta có mẫu người thứ ba vừa có đạo đức vừa có tri thức, đi vào đời độ sanh đó là Bồ Tát.
7. Như Lai thân: Với thân Như Lai, không còn phải dấn thân vào đời để cứu độ như Bồ Tát, không phải ẩn tu như hàng Duyên Giác, cũng không cần sống trong tập thể để trao đổi sách tấn nhau như hàng Thanh Văn. Vì thân Như Lai “Vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ”. Chính thân này tác động đến các loài chúng sanh, giáo hóa được tất cả mà không cần cử thân động tâm.
8. Trí thân: Trên bước đường tu, sử dụng thân của từng giai đoạn tu khác nhau, thành đạt vị trí Như Lai. Lúc ấy, như như bất động mà vẫn hóa độ được chúng sanh, nên hoạt động chính của Như Lai không phải bằng thân xác, vật chất, bằng ngôn ngữ bình thường, mà bằng trí tuệ siêu việt.
9. Pháp thân: Trí Như Lai chiếu đến đâu thì biến các pháp ấy thành pháp thân của Đức Phật, rộng hơn ý niệm pháp thân của Phật Giáo nguyên thủy chỉ hạn hẹp trong giáo pháp còn lưu lại.
10. Hư không thân: Thế giới thường tịch quang hay Tỳ Lô Giá Na thân.
Kinh Hoa Nghiêm kết hợp mười loại thân trên làm thành một Đức Phật toàn diện (không) và cũng là tổng thể của Tỳ Lô Giá Na Phật, kết hợp giữa chân lý và trí tuệ, chi phối ngược xuống chín loại hình, từ hàng thánh giả cho đến người thường và cả loài hữu tình, vô tình trên thế gian này.
* Kinh Hoa Nghiêm diễn tả 53 tiến trình cầu đạo của Thiện Tài và 53 vị giáo thọ nhằm chỉ cho hàng ngũ Thiện Tri Thức dạy Bồ Tát đạo và Bồ Tát hạnh cho Đồng Tử. Trong đó hai mẫu người lý tưởng là Bồ Tát Văn Thù tiêu biểu cho trí tuệ lãnh vai trò hóa đạo và Bồ Tát Phổ Hiền tiêu biểu cho hạnh nguyện giữ vai trò hành đạo. Qua đó Thiện Tài được tôi luyện thành con người hữu ích thật sự cho đạo pháp. Bồ đề tâm và tri thức là nhân tố chính dẫn Thiện Tài đến với Đạo.
Hơn thế nữa Kinh Hoa Nghiêm là chiếc chìa khóa vàng mở tung cánh cửa Đại Niết Bàn,..(và kết luận: "" Niết Bàn Không phải là một nơi chốn nào khác biệt với thế gian, một cảnh giới mà người ta có thể tìm đến. Niết Bàn chính là ở nơi đây”.).
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
3