Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

+ SẮC - KHÔNG Bất Dị. Bài 6. Pháp học BN thứ III. Thực tướng Bát nhã.

Do quán chiếu nên thấy được Thật tướng của Vạn Pháp là như thị .- Có 10 phương diện Như Thị: : “như thị tướng” , “như thị tính” , “như thị thể” , “như thị lực” , “như thị tác” , “như thị nhân” , “như thị duyên” , “như thị quả” , “như thị báo” , và “như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” .
Thập Như Thị bổn lai là không (Pháp thể bổn không.- Đây là cái KHÔNG TUYỆT ĐÃI.- Lìa suy nghĩ, phân biệt). Cái bổn lai không đó chính là Thật tướng Bát nhã.
Thực hành QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ liên tục, đủ thời tiết nhân duyên ta nhận ra được THỰC TƯỚNG BÁT NHÃ.
Nói nhận nhưng không có cảnh giới sở nhận cũng không có chủ thể năng nhận. Thực tướng Bát nhã cũng chính là thực tướng của vạn pháp. Đó là chỗ không thể dùng lời nói để diễn tả, không thể dùng thức phân biệt mà thấu được. - Đây là cảnh giới Sắc Không Tuyệt Đãi, là Nhất Chân Như .
Tổ Mã Minh nói về Thật Tướng Nhất Chân Như: " Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”
Trí Tuệ mà tương ưng NHƯ, tức là Chân Trí, là Trí Không, là Trí Tuệ Bát Nhã Ba la mật.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đền thờ và văn bản cho biết 'Pháp Giới Nhất Chân'
Tất cả cảm xúc:
2

Không có nhận xét nào: