Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 20 - Nhân Đà La Võng cảnh giới môn -Ý nghĩa.

Đây là lý Pháp giới trùng trùng duyên khởi,như lưới châu của trời Đế Thích.
* Tấm lưới báu trang hoàng ở cung điện của trời Đế Thích. Mỗi mắt lưới đều có kết bảo châu, nhiều vô lượng, mỗi viên bảo châu đều ánh hiện hình ảnh của tất cả các viên bảo châu khác, vô lượng viên bảo châu như thế giao thoa phản chiếu, ánh hiện trùng trùng, vô cùng vô tận.
Duyên Khởi là gì ?
Đáp: Các Pháp không thể tự sinh khởi, Chúng khởi được là nhờ nương vào các pháp khác (duyên).- Nên nói Duyên khởi.
Pháp Duyên Khởi được hiển thị rõ ràng và dễ hiểu qua câu: “Cái này có thì cái kia có. Cái này sinh thì cái kia sinh. Cái này không thì cái kia không. Cái này diệt thì cái kia diệt”.
* Kinh Hoa Nghiêm dùng Nhân Đà La võng để ví Pháp Giới Pháp giới trùng trùng duyên khởi.- Nghĩa là Vũ Trụ hình thành và biến dịch trùng trùng các duyên theo quy luật lưới châu (hoặc gương giao thoa, phản ảnh cho nhau).
Kinh Phật nói đến bốn giáo lý về duyên khởi:
1- Nghiệp cảm duyên khởi
2- A lại gia duyên khởi
3- Chân như duyên khởi
4- Pháp giới duyên khởi.
Ở Môn Giáo này, triển khai về: Pháp giới duyên khởi.
* Chúng ta có thể hình dung: Nhân Đà La Võng cảnh giới .- Là nói : Pháp giới được duyên khởi.- Ví như hình ảnh muôn hình vạn trạng trong ống kính vạn hoa.
* Kinh Hoa Nghiêm dùng Nhân Đà La võng để ví dụ cho - Đây là Lý Duyên Khởi.- Ý nghĩa 1 và nhiều tương tức tương nhập (tức là nhau hòa nhập vào nhau, nương gá vào nhau, giao thoa, phản ảnh lẫn nhau), trùng trùng vô tận của các pháp.
Có thể là hình ảnh về 1 người và đồ chơi
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: