Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

TẠI SAO CON NGƯỜI KHÓ GIÁC NGỘ ?

TẠI SAO CON NGƯỜI KHÓ GIÁC NGỘ ?

... tại sao con người chúng ta lại phải khổ công khó nhọc tu hành, tụng kinh, niệm Phật, tham thiền để cầu giác ngộ ? Bởi vì chúng ta đang sống với tập quán mê muội hết sức sâu nặng từ vô lượng kiếp. Chính vì cuộc sống là mê muội, đau khổ, đầy ảo tưởng nên mới phải tìm cầu giác ngộ. Con đường tìm cầu giác ngộ đã được Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni trải qua với 5 năm tầm sư học đạo và 6 năm tu khổ hạnh (từ năm ngài 19 tuổi sau khi cưới vợ được 3 năm và sinh đứa con trai là La Hầu La –Rahula- cho đến khi ngài chứng đạo dưới gốc cây Bồ Đề bên dòng sông Ni Liên Thiền vào năm ngài 30 tuổi).

Kinh điển Phật giáo kể lại rằng Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt Đa (Kosala Akya Siddhartha) gọi tắt là Thích Ca, sau 6 năm tu khổ hạnh cùng với 5 anh em Kondana (Kiều Trần Như), Bhadhya (Bạt Đề Lợi Gia), Vappa (Ác Bệ), Mahanama (Ma Ha Câu Nam) và Asaji (A Xá Bệ Thê), cơ thể chỉ còn da bọc xương, đi đứng không vững, sức khoẻ kiệt quệ, ngài thấy rằng khổ hạnh không thể giải quết được vấn đề, nên quyết định ăn uống lại bình thường. Năm người bạn đồng tu cho rằng Thích Ca đã thoái chí, bèn rời bỏ ngài, đến vườn Nai ở Isipatana gần Thành phố Ba La Nại để tiếp tục tu khổ hạnh. Họ nói rằng, Thái tử Siddhartha đã trở về với cuộc sống tiện nghi và dục lạc vật chất.
Ở lại một mình, Thich Ca quyết tâm tự mình phấn đấu để tìm ra con đường giải thoát tối hậu trong suốt 49 ngày. Ngài lấy lại sức, nhờ uống bát sữa, do một thôn nữ tên là Sujata cúng dường, sau đó, ngài tắm ở sông Neranjara (Ni Liên Thiền). Tối đến, Ngài đến ngồi dưới gốc cây Pippala, sau này được đổi tên là cây Bồ đề, để đánh dấu sự kiện Thành đạo vĩ đại của Ngài. Ngài suy tư về lẽ sống chết, về những nguyên nhân tích tập dẫn tới luân hồi sanh tử và con đường giải thoát, dẫn tới Niết bàn, Ngài nhớ lại, thấy rõ các kiếp sống trước đây của mình, một kiếp, hai kiếp cho tới hàng trăm ngàn kiếp. Ngài nhớ lại, thấy rõ các chu kỳ thành hoại của một thế giới, nhiều thế giới. Ngài thấy rõ các chúng sanh, tùy theo nghiệp nặng nhẹ, thiện ác do mình tạo ra, luân hồi như thế nào trong các cõi sống, từ thời vô thủy cho tới ngày nay. Ngài thấy rõ, biết rõ nên tự bản thân Ngài đã đoạn trừ hết mọi tham ái, lậu hoặc, vô minh, đã được Giải thoát và Giác ngộ, và thành tựu Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ngài đã thành Phật (người giác ngộ).
Như vậy chúng ta thấy rằng Tất Đạt Đa từ lúc mới sinh cho tới trước khi chứng đạo, cũng là một chúng sinh mê lầm như bao nhiêu chúng sinh khác. Tới khi giác ngộ, có đầy đủ lục thông, mới biết rằng Tam giới chỉ là ảo mộng, không có một cái gì là thật cả. Ban đầu Thích Ca chưa vội đứng lên đi thuyết pháp ngay vì còn chờ nhân duyên, vả lại thật ra có chúng sinh nào đâu để mà giáo hóa chứ, toàn thể chúng sinh trong Tam giới cũng chỉ là ảo tưởng. Nhưng các vị vua trời nhìn thấy ánh hào quang rực rỡ của ngài, biết là Phật đã xuất hiện. Ngay cả bên phương Đông xa xôi (Trung Quốc) có người nhìn hiện tượng thiên văn trên trời, biết được bên phương Tây (Thiên Trúc) có một đại thánh nhân xuất hiện. Các vị vua trời đã thỉnh cầu ngài vì sự mê muội đau khổ của chúng sinh mà tìm cách giáo hóa. Từ đó Thích Ca đã đi du thuyết khắp nơi ở vùng phía bắc Ấn Độ, trên địa phận của hai bang Uttar Pradesh, Bihar và phần phía nam của nước Nepal ngày nay, trong một khu vực rộng khoảng 340.000 km2 .
Tóm lại trong mê muội ảo mộng giữa ban ngày thì có vũ trụ vạn vật thiên hình vạn trạng. Còn trong giác ngộ thì chỉ có tánh Không mà thôi, không một cái gì là có thật. Để điều hòa giữa hai trạng thái mâu thuẫn đó, Bồ Tát Long Thọ, sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất đầu thế kỷ thứ hai Công nguyên, đề ra Trung Quán Luận. Con người không thể chấp vào tánh Không, vì nó trái với hiện thực cuộc sống, cũng không thể chấp vào tánh Có, vì nó mê muội và gây ra đau khổ, phiền não không sao kể xiết. Trung Quán tức là Ưng Vô Sở Trụ (không có chỗ trụ) cũng chỉ là giả lập, bởi Không cũng không được (vô sở đắc) Giả (thế giới ảo hóa) cũng không được thì há Trung (ở giữa) mà có chỗ được (sở đắc) hay sao. Chẳng qua là giả lập để điều hòa cho khỏi thiên lệch mà thôi. Ưng vô sở trụ chính là thực tại bất định xứ (nonlocal) của lượng tử mà khoa học ngày nay đã phát hiện. Ưng vô sở trụ cũng chính là thực tại bất định xứ của mọi vật thể mà khoa học ngày nay thì còn mù mờ chưa hiểu thấu, nhưng các nhà đặc dị công năng đã chứng minh rằng cố thể vật chất cũng có những tính chất giống y như lượng tử (bất định xứ hay vô sở trụ) chỉ vì sức nặng, sức ỳ của vật chất (lực quán tính) có nguồn gốc sâu xa là tập quán cố chấp của chúng sinh nên thấy dường như cố thể vật chất là có định xứ (local, locality). Các nhà khoa học thiên văn biết rất rõ rằng thiên hà, các ngôi sao, các hành tinh, các thiên thể đều vô sở trụ tức không thể xác định vị trí, không thể xác định tọa độ một cách tuyệt đối, chỉ có thể xác định vị trí một cách tương đối. Bởi vì trong vũ trụ không thể có một điểm tựa tuyệt đối. Người ta chỉ có thể xác định vị trí dựa vào một hệ qui chiếu nhất định và hệ qui chiếu đó cũng chỉ là giả lập, cũng giống như các kinh tuyến, vĩ tuyến chỉ là những đường tưởng tượng được giả lập để xác định tọa độ của một vật thể trên địa cầu.
Trở lại câu hỏi tại sao con người khó giác ngộ ? Chính vì cái tập quán quá sâu nặng đã che lấp hết sự thật. Phật đã mô tả cái tập quán mê muội đó của con người bằng thuyết Thập nhị nhân duyên, trình bày cái mắt xích mê muội đầu tiên là Vô minh cho tới cái mắt xích cuối cùng là Lão tử như sơ đồ sau :



Sơ đồ Thập Nhị Nhân Duyên từ Vô minh cho tới Lão tử

Chính những tập quán vọng tưởng mê muội đó làm phát sinh ra vũ trụ, vạn vật, thế giới. Khoa học thế kỷ 20 và thế kỷ 21 đã lần lượt khám phá tánh không của vật chất, nghĩa là vật chất không có thực thể, chỉ là do tưởng tượng của tâm thức tạo ra mà thôi, đã tiến gần tới nhận thức của kinh điển Phật giáo từ ngàn xưa. Năm 1927, Heisenberg khám phá ra nguyên lý bất định (principle of uncertainty). Nguyên lý này nói rằng không thể xác định đồng thời vị trí và xung lượng của một hạt cơ bản hạ nguyên tử (subatomic particle) ví dụ như hạt electron. Điều đó có nghĩa là hạt electron không có thực thể, khi thì người ta thấy nó là sóng, khi thì thấy nó là hạt, mà hai tính chất sóng và hạt là đối lập với nhau, giống như Không và Có. Sóng là Không còn hạt là Có. Trong những năm đầu thập kỷ 1930, các nhà khoa học khám phá ra hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) cụ thể là một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau, dù bất cứ khoảng cách là bao xa, khi một hạt bị tác động thì tức thời hạt kia bị tác động tương ứng. Einstein không hiểu được hiện tượng này và không thừa nhận nó, ông gọi đó là tác động ma quái ở khoảng cách xa (spooky action at a distance). Năm 1935, Einstein cùng với Podolsky và Rosen nêu ra một giả thuyết mà sau này báo chí gọi là nghịch lý EPR (viết tắt tên của ba người này) họ muốn vạch ra sự thiếu sót hoặc sai lầm của cơ học lượng tử. Nhưng nhiều thí nghiệm về sau đã chứng tỏ rằng giả thuyết của nhóm EPR là sai lầm, Các thí nghiệm này cho chúng ta biết rằng: các tính chất của các hạt “không tồn tại” trước khi các tính chất đó được quan sát bởi một thiết bị đo đạc. Điều này thì rất tương đồng với Phật pháp, kinh điển luôn nói rằng các pháp đều không có tự tính riêng biệt, mọi tính chất của các pháp đều do tâm thức tưởng tượng, nghĩa là vạn pháp duy tâm. Hiện tượng vướng víu lượng tử còn bộc lộ những tính chất cực kỳ quan trọng mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hiểu hết, đó là không gian, thời gian và số lượng vật chất đều không có thật. Chính vì khoảng cách không gian không có thật nên hai photon dù cách xa bao nhiêu vẫn tức thời phản ứng với nhau không mất chút thời gian nào. Chính vì thời gian không có thật nên nhà khoa học nổi tiếng hiện đại Stephen Hawking nghĩ đến những “đường hầm” những “lỗ sâu đục” của thời gian mà nếu con người chui qua đó thì sẽ đột nhiên trở về thời cổ đại, hoặc đột nhiên bước vào cảnh giới của 1000 năm sau chẳng hạn. Chính vì số lượng vật chất không có thật nên năm 2012, Maria Chekhova đã tạo được thí nghiệm cho một hạt photon xuất hiện ở 100.000 vị trí khác nhau và tất cả chúng đều vướng víu (entangled).



Maria Vladimirovna Chekhova, Tiến sĩ Khoa học Đại học Moscow

Vì những khái niệm này quá đổi lạ lùng đối với con người, không thể tin nổi, nên nhiều nhà khoa học duy vật vẫn không muốn thừa nhận, bởi vì nếu thừa nhận thì toàn bộ nền khoa học của loài người bị sụp đổ hết. Con người chỉ còn công việc phát minh sáng chế ra các tiện nghi vật chất như nhà cửa, đường xá, xe cộ, máy bay, tàu thủy, máy tính, điện thoại thông minh…sản xuất ra các loại lương thực thực phẩm ngon lành để làm thỏa mãn các giác quan của mình chứ về mặt bản chất, không có gì là thật trong đó cả. Thí nghiệm hai khe hở đã bác bỏ một cách dứt khoát lập luận của chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất là độc lập, khách quan đối với ý thức.

Double Split Experiment – Thí Ngiệm Hai Khe Hở – Phụ đề Việt ngữ

Gần như toàn bộ nhân loại đều tin tưởng 100% rằng nhà cửa, xe cộ, tiện nghi vật chất trước mắt họ là hoàn toàn có thật, họ không có chút mảy may nghi ngờ, dù cho họ có là tăng ni phật tử thì cũng không có chút khác biệt nào, vẫn mang tâm niệm bị đè nặng bởi tập quán sâu dày như núi Tu Di cho rằng tất cả những gì hiện hữu trước 6 giác quan của họ đều là sự thật 100% . Dù cho có tham thiền hay tham thoại đầu 30 năm hay lâu hơn nữa, cũng không mảy may phát sinh được chút nghi tình nào cả. Chính vì lẽ đó mà con người khó giác ngộ. Khoa học ngày nay đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng vật chất, cụ thể là một hạt electron, một nguyên tử hay thậm chí là một phân tử không hề độc lập mà là tuỳ thuộc vào tâm thức của người quan sát. Vật chất không đặc cứng như chúng ta luôn cảm nhận. “Đặc cứng” chỉ là một cảm giác ảo tưởng, sự thật không phải thế.

The Holographic Universe – Vũ Trụ Toàn Ảnh 2 – Phụ đề Việt ngữ

Thiền sư Thanh Tủng 清聳 người tỉnh Phước Kiến, học đạo tại chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, thọ pháp với thiền sư Pháp Nhãn mà được khai ngộ. Một hôm sư thượng đường, nói :

「十方諸佛常在汝前,還見麼?Chư Phật mười phương thường ở trước mặt các ngươi, có thấy không ?

若言見,將心見,將眼見?Nếu bảo rằng thấy, đó là dùng tâm thấy hay dùng mắt thấy ?

所以道一切法不生,一切法不滅。Vì vậy mới nói tất cả pháp không sinh, tất cả pháp không diệt

若能如是解,諸佛常現前。」Nếu có thể hiểu như thế thì chư Phật thường hiện tiền

「見色便見心,且喚甚麼作心?Thấy sự vật tức là thấy tâm, thế thì tâm là cái gì ?

山河大地,萬象森羅,青黃赤白,Sơn hà đại địa, muôn vạn hiện tượng, xanh vàng đỏ trắng

男女等相,是心不是心?Các hình tướng nam nữ, là tâm hay không phải là tâm ?

若是心,為甚麼卻成物象去?Nếu là tâm, tại sao lại thành sự vật ?

若不是心,又道見色便見心。Nếu không phải là tâm, sao lại nói thấy sự vật tức là thấy tâm

還會麼?Có hiểu không ?

祇為迷此而成顛倒,種種不同,Chỉ vì mê lầm nên thành điên đảo, chủng loại bất đồng

於無同異中強生同異。Từ chỗ không đồng không khác, miễn cưỡng sinh ra đồng dị

且如今直下承當,頓豁本心,Nếu như nay nhìn thẳng xuống cái đang là, đốn ngộ bổn tâm

皎然無一物可作見聞。Hiểu rõ không một vật nào có thể tạo ra sự thấy nghe cả

若離心別求解脫者,Người nào muốn lìa tâm mà cầu giải thoát

古人喚作迷波討源,卒難曉悟。」Cổ nhân gọi là nhìn lầm sóng mà tưởng là nước, rốt cuộc khó giác ngộ

Ý của thiền sư Thanh Tủng được khoa học ngày nay giải thích một cách hết sức rõ ràng, có thể nói theo tiến sĩ Amit Goswami, là rõ như ban ngày.

Vạn Pháp Duy Thức

Trong bài kệ có một câu hỏi khó trả lời 若是心,為甚麼卻成物象去?Nếu là tâm, tại sao lại thành sự vật được chứ ? Chúng ta sẽ tìm cách trả lời câu hỏi đó. Trước hết cần phải hiểu rằng vật do tâm biến thành nhất định phải là vật ảo, không thể là vật thật được, dù đó là quả núi hay quả địa cầu. Dù cho cả sáu giác quan của chúng ta đều xác nhận đó là vật thật, nó vẫn là ảo, có bản chất là ảo hóa. Nhưng cơ chế biến hóa từ chỗ ảo, chỗ không có gì cả, biến thành vật thật sử dụng được, sờ mó được, ăn uống, tiêu hóa, tăng trưởng đều được, ngày nay khoa học đã nhìn thấy. Ngày xưa các thiền sư hiểu nhưng không thể diễn tả được, vì không có phương tiện để diễn tả rõ ràng. Bởi vì mọi nói năng diễn tả đều phải dựa vào tri kiến thế gian, mà thế gian lúc đó chưa có tri kiến loại này, nên không thể diễn tả. Nhưng ngày nay chúng ta dựa vào khoa Vật lý lượng tử, có thể hiểu và diễn tả rõ ràng.
Giác tánh cũng tức là Phật tánh (Phật có nghĩa là giác ngộ) hay còn gọi là Tâm. Tánh nghe, tánh thấy, tánh biết v.v… vốn là vô sinh vô thủy vô chung, nó hoàn toàn không có tùy thuộc vào con mắt, lỗ tai hay bộ não. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật đã chứng minh. Các nhà đặc dị công năng hiện đại cũng góp phần chứng minh sự thấy không phải bằng con mắt, có người thấy bằng mũi, có người thấy bằng nách. Giác tánh là sẵn có, không cần bất cứ cơ quan nào để nhận thức, Phật giáo gọi là bất nhị. Giác tánh cũng là tánh Không vì nó vô hình vô thể vô dạng. Nhưng tánh Không đó không phải là hư vô vì nó có năng lực ảo hóa tức biến không thành có. Nhưng để biến được như vậy thì nó phải phân lập thành hai thành phần đối lập mà triết học gọi là cặp phạm trù mâu thuẫn như : có và không, sáng và tối, vật chất và ý thức, thiện và ác, tốt và xấu, luân hồi và niết bàn, sinh và bất sinh, thánh và phàm, giác ngộ và mê lầm, đúng và sai v.v…Như vậy vũ trụ vạn vật hay nói gọn là vạn pháp đều là ảo. Vì nguồn gốc của vạn pháp đều là Tâm bất nhị nên trong Phật pháp có câu “Vạn pháp duy Tâm” tất cả các pháp đều là do Tâm tạo. Nhưng để biến được từ không thành có, phải có cơ chế biến hóa vô cùng phức tạp gọi là trùng trùng duyên khởi mà Phật giáo đã mô tả trong Thập nhị nhân duyên. Ngày nay khoa học cũng đã mô tả khá rõ ràng. Cái Không phải tạo ra các hạt ảo, những vật ảo là không có thật nhưng có tác dụng. Ví dụ kinh tuyến, vĩ tuyến chỉ là những đường tưởng tượng không có thật nhưng có tác dụng rất hữu ích để định vị. Chân không lượng tử là môi trường để cho các vật ảo phát sinh. Cái Không phải tạo ra số lượng vật chất là các hạt ảo như quark, electron, tạo ra không gian thời gian để làm nền tảng cho thế giới hiện hữu. Giả thuyết khoa học Big Bang cũng là lý giải đó. Rồi các hạt ảo tạo ra cấu trúc ảo như nguyên tử, phân tử. Rồi dần dần tạo ra sinh vật, con người có bộ não phát triển. Bộ não người là một cấu trúc ảo có công năng tưởng tượng rất thần sầu. Nó phát sinh ra cái mà Phật giáo gọi là nhất niệm vô minh, liên tục thành dòng tâm niệm không ngừng nghỉ mà triết học gọi là ý thức, tư tưởng, tư duy. Các cấu trúc ảo của vạn pháp nói chung, Phật giáo gọi là vô thủy vô minh. Gọi tên như thế vì đó thực chất chỉ là mê lầm, không có bắt đầu, không có thực thể. Khoa học ngày nay đã nhận ra điều đó, các khoa học gia hàng đầu như Niels Bohr đã nhận ra (nhưng Einstein thì chưa nhận ra), họ hiểu vật chất không có thực thể, vật chất chỉ là do ý thức (nhất niệm vô minh) tạo ra. Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật). Cơ chế chủ yếu quan trọng nhất để từ ảo biến thành thật có thể diễn tả bằng toán học như sau :

-1 x -1 = +1 (âm 1 nhân với âm 1 bằng dương 1)

Còn diễn tả bằng triết học thì như sau : con người là một cấu trúc ảo do các hạt ảo cấu thành và nó có ý thức, có tư duy, có trí tưởng tượng, nó vận dụng 6 giác quan để nhận thức các cấu trúc ảo khác thành sự vật như con trâu, con ngựa, quả núi, con sông, cây cối, hoa lá, sinh vật. Tất cả chỉ là ảo nhưng ảo tương tác với ảo thì thành ra vật thật. Vì tất cả mọi giác quan của con người đều xác nhận sự vật mà nó nhận thức là thật nên nó tin tưởng 100% là thật và không có chút nghi ngờ nào cả. Chính vì vậy mà con người rất khó giác ngộ.
Các nhà đặc dị công năng hiện đại như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý đã chứng minh một cách hết sức thuyết phục về bản chất ảo hóa của vật chất. Trương Bảo Thắng đã dùng tâm niệm lấy một quả táo ra khỏi một thùng sắt mà nắp đã bị hàn kín. Hầu Hi Quý đã dùng tâm niệm để lấy một gói thuốc lá hiệu Đỗ Quyên Hoa từ nơi sản xuất là huyện Lạc Đô tỉnh Thanh Hải cách xa nơi ông đang đứng là làng Loan Sơn, huyện Du, tỉnh Hồ Nam với khoảng cách rất xa :1600 km chỉ trong nháy mắt. Những hành vi này đều phù hợp với lý thuyết lượng tử mà hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) đã cho thấy rõ khả năng đó là có thật.



Thuốc lá Đỗ Quyên Hoa do huyện Lạc Đô, tỉnh Thanh Hải sản xuất

Tóm lại vũ trụ vạn vật chỉ là ảo hóa, do nhất niệm vô minh tưởng tượng ra. Tất cả đều xuất phát từ Tâm hay Giác tánh, hay Phật tánh, hay Thượng Đế, Trời (rất nhiều danh xưng khác nhau nhưng tôi cho rằng đồng nghĩa). Duy Thức học mô tả nó một cách rõ ràng bằng 8 thức, mà cơ bản nhất là A-lại-da thức. Tất cả sự phân biệt như : hữu tình vô tình, sinh tử niết bàn, tái sinh không tái sinh, ngộ hay mê v.v… đều chỉ là ảo tưởng. Cái ảo tưởng này Bát Nhã Tâm Kinh nói rất rõ : Không có Sinh Tử cũng không có hết Sinh Tử. Không có Khổ Tập Diệt Đạo cũng không có hết Khổ Tập Diệt Đạo. Các ông sư ngày nào cũng tụng kinh này nhưng thật ra rất ít người hiểu. Tất cả mọi sự phân biệt đều là tạm bợ không có thực chất, chỉ có ý nghĩa tương đối, chỉ dựa trên sự chấp ngã, chấp pháp. Những người quá cố chấp vào sự phân biệt tạm bợ là chưa hiểu pháp giới bình đẳng. Kinh Kim Cang cũng khuyên không nên cố chấp : “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”. Nếu thực hành được điều này thì giác ngộ không phải là quá khó, như sư Thanh Tủng đã nói :

直下承當,頓豁本心 Trực há thừa đương, đốn khoát bổn tâm

Chỉ cần nhìn xuống là thấy ngay, đốn ngộ bổn tâm, bổn tâm của mình tức là Phật, đã thành từ vô thủy, chứ không phải là mai kia mốt nọ hay trong tương lai xa vời mới sẽ thành.

Chú thích :

Thanh Tủng清聳 thiền sư là người nối pháp của Thanh Lương Văn Ích thiền sư 清涼文益禪師. Ông người huyện Phúc Thanh福清 Phúc Châu福州 tỉnh Phúc Kiến. Ông sống vào thời kỳ nước Nam Đường của Hậu Chủ Lý Dục 李煜bị diệt vong và nước Tống của Triệu Khuông Dận 趙匡胤thành lập, vào khoảng niên hiệu Khai Bảo 開寶 (bắt đầu từ năm 968 đời Tống Thái Tổ). Muốn hiểu thêm tình cảnh của Lý Dục, xin mời xem bài hát Kỷ Đa Sầu sau đây :
Kỷ Đa Sầu – Thái Hạnh Quyên – Ca từ Việt dịch

Truyền Bình

Theo: https://duylucthien.wordpress.com

Cuộc Trắc Nghiệm Hào Hứng Giữa Huệ Năng và Huyền Giác

Cuộc Trắc Nghiệm Hào Hứng Giữa Huệ Năng và Huyền Giác

...Sư Huyền Giác lại một Tăng sĩ thuộc thành phần trí thức. Trong hoàn cảnh ấy, sư phải khổ tu khổ nghiệm, phải đi hết con đường suy luận mới tiếp nhận được ánh sáng của trí tuệ không suy luận. Chính Sư kể lại con đường tu tập như sau trong Khúc Ca Chứng Đạo:Ta sớm bao năm chuyên học vấn,Từng viết sớ sao tìm kinh luận.Phân biệt danh tướng mãi không thôi,Vào biển đếm cát tự chuốc hận,Quả đáng bị Như Lai quở trách,Châu báu của người có ích gì?Lâu nay đắng đót rõ công suông,Uổng bấy lâu làm thân phong trần khách!
Thật vậy, Huyền Giác vào chùa từ thuở bé, tu tập theo kinh luận Phương Đẳng, và chuyên ròng về phép chỉ quán của phái Thiên Thai.


Thiên Thai tông do ngài Tuệ Văn lập ra từ đời Bắc Tề (thế kỷ thứ 6), đến đời nhà Tùy thì sư Trí Giả ở núi Thiên Thai mở rộng thành một pháp môn thuần túy Trung Hoa, thanh thế lừng lẫy một thời, và ảnh hưởng kéo dài mãi ở hậu thế. Đương thời người ta tôn Ngài Trí Giả lả Đông Độ Thích Ca, nghĩa là Phật của phương Đông.
Sở đắc ở cái lý “nhất thừa pháp”[13]của kinh Pháp Hoa, tông Thiên Thai rút diễn cốt tủy của pháp Phật thành năm yếu chỉ là “xưng danh, biện thể, minh tông, luận dung, và phán giáo tướng” gọi là NGŨ TRÙNG HUYỀN NGHĨA. Để qua năm cửa huyền ấy, có hai con đường là CHỈ và QUÁN. CHỈ là chấm dứt tư tưởng lăng xăng để cho tâm được định. QUÁN là xem xét thực tướng của muôn vật bằng ánh sáng của trí tuệ phát sanh từ tâm“chỉ”.
Tuy nhiên, cần thấu rõ rằng chỉ tức là quán, quán tức là chỉ, chứ không phải hai cái riêng biệt nối tiếp vào nhau trong thời gian, trái lại, cả hai đều đồng thời có, không cái nào trước cái nào; chỉ là “tịch”, mà quán là “chiếu”: tịch phát ra chiếu, chiếu không lìa tịch: không phải hai mà cũng chẳng phải một, ứng dụng cùng một lúc như đôi cánh chim. Cho nên rốt ráohơn, Sư Trí Giả nói chỉ rồi phá chỉ, nói quán rồi phá quán.
“Nếu trụ ở chỉ thì chìm sanh tử. Nếu trụ ở quán thì tâm loạn, vì như thế là đem tâm ám chỉtâm, lại khởi tâm mà quán cái quán. Nếu có tâm mà quán tức thấy các pháp là “thường”. Nếu không tâm mà quán tức thấy các pháp là “đoạn.” Nếu chẳng “có” tâm, chẳng “không” tâm, là chấp hai bên.”
(Đốn ngộ yếu môn luận)
Những kiến giải trên nhằm diễn đạt cái lý nhất như của Phật Pháp. Nhất như là Một. Một là Tất Cả. Cho nên theo tông Thiên Thai không phải tâm sanh ra tất cả pháp, mà tâm “là” tất cả pháp, tất cả pháp “tức là” tâm.
Sư Huyền Giác tu tập theo phép chỉ quán nói trên đến mức tinh tế. Sau này, ông là một Thiền sư lỗi lạc của phái Tào Khê mà đồng thời cũng là giáo chủ thứ tám của pháp hệ Thiên Thai nữa.
Vậy, tiếp theo những kinh luận Thiên Thai, Huyền Giác sau tự ngộ được tâm Phật nhờ kinh Duy Ma.
Kinh Duy Ma là một trong những bộ kinh Phương Đẳng nhằm chuyển pháp Phật từ Tiểu Thừa sang Đại Thừa mở đường cho Nhất thừa pháp. Người nói kinh là cư sĩ Duy Ma Cật, một trưởng giả giàu có, có kẻ hầu người hạ, sống hệt như thế tục mà đạo hạnh cao vút không lường. Những người nghe pháp là các đệ tử lớn của Phật, hầu hết là hàng Thinh Văn, Duyên Giác, tu hạnh Tiểu Thừa.
Đối với các vị ấy, và nhân cơ duyên gặp gỡ hàng ngày, cư sĩ Duy Ma dùng hết biện tài mà bài xích những hạnh nhỏ, cố chấp, hầu đưa họ đến cảnh giới bát ngát của hạnh Bồ Tát Đại Thừa.
Luận về kinh Duy Ma, Thiền Sư Hy Vận nói”Duy Ma giả, Tịnh Danh dãTịnh giả, tánh dãDanh giả, tướng dãTánh tướng bất nhị, cố hiệu Tịnh Danh.”
(Duy Ma tức là Tịnh Danh. Nói tịnh là nói tánh. Nói danh là nói tướng. Tánh với tướng chẳng khác nhau, nên gọi là Tịnh Danh.)
Đó là lý “bình đẳng không hai” của Đại thừa giáo, bình đẳng đến chỗ “nhất như”, không còn chút phân biệt nào giữa bất cứ gì, tội ác và công đức, Niết bàn và luân hồi, chợ búa và đạo trường, tu viện và lầu xanh…Câu chuyện phát tâm bồ đề của hai nhà sư phạm tội dâm và sát, câu chuyện nàng Thiên Nữ cả quyết rằng: “Chẳng khi nào ngài Xá Lợi Phất trở lạilàm phàm phu thì chẳng khi nào nàng chứng quả Chánh Giác” là những dấu hỏi mãi mãixoáy vào đầu người học đạo. Những câu nói kỳ bí như:
Tánh của dâm, nộ, si là giải thoát.
Già, bịnh, chết là Bồ đề của Bồ Tát.
Tất cả chúng ma và tất cả ngoại đạo là thị giả của tôi v.v…
Chứng tỏ một cái thấy siêu việt không trí óc nào vói tới được.
Sư Huyền Giác đạt tới đó sau khi tận dụng và vượt lên cái khả năng cuối cùng của trí óc. Và sư hoang mang, không biết mình đã biết gì. Trong tâm trạng ấy, Sư đến gõ cửa Lục Tổ.
Từ đây khởi đầu một cuộc vấn đáp tuyệt kỹ giữa Huệ Năng và Huyền Giác, một người là Thiền tổ chánh truyền của phái Thiếu Lâm, một người hoang mang chưa biết mình là gì giữa mê và ngộ.
Vấn đáp là một phép dạy đạo độc đáo của Thiền. Từ đời Huệ Năng, lối vấn đáp này in đậm nét vào tất cả giai đoạn tiến triển của Thiền qua các triều đại. Từ đời nhà Tống, Thiền công án ra đời kết tinh tự kho vấn đáp đồ sộ ấy của chư Tổ.
Thiền là vô tâm, vô niệm, nên lối vấn đáp của Thiền lúc nào cũng hồn nhiên, sống động như nước chảy mây bay, không chút chần chờ, suy nghĩ. Vì không suy nghĩ nên cuộc ứng đốiThiền như bất thần bừng lên từ từng sâu thẳm của tâm linh, tự đầu nguồn của cuộc sống. Cuộc ứng đối đó có thể hình dung như hai tấm gương phản chiếu liên miên ánh sáng cho nhau, tia sáng nào vừa nhận được cho là trả lại ngay, không giữ lại gì hết, nên gương lúc nào cũng trong, lòng gương lúc nào cũng không, để lúc nào cũng sẵn sàng nhận đâu trả đó, thích ứng với cơ sự diễn biến quanh mình.
Trong trường hợp vấn đáp của Huệ Năng và Huyền Giác, thoạt tiên ta thấy Huyền Giác đột ngột đặt ngay vấn đề sống chết lên thảm xanh, một vấn đề gấp rút, cần giải quyết ngay, vì quỉ vô thường có thể đến bất cứ lúc nào, hơi đâu lo chuyện lễ nghĩa:

“Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm”
(Sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc)


Thật vậy, sanh tử là việc lớn, không riêng gì cho đạo Phật. Đạo Phật dạy thoát ly sanh tử. Thoát ly bằng cách nào? Bằng cách “trường sanh bất tử” của phép tu tiên? Bằng cách trả thân xác lại cho cát bụi để linh hồn trở về thiên đường hưởng phúc lành bất diệt? Bằng cách hết nghiệp thì hết đầu thai? Không, chúng ta lầm cả. Huệ Năng dạy:
“Sao chẳng thể nhận cái lý “không sanh”, thấu rõ cái nghĩa “không chóng”?”
(Hà bất thể thủ vô sanh, liễu vô tốc hồ?)
Câu này có nghĩa là sao không tự mình nhận ra cái nguyên lý vô sanh, thường còn bất biến, chi phối toàn thể thế giới hiện tượng. Nếu nhận được nguyên lý ấy thì có gì đâu nữa mà nói chóng chầy, và vấn đề sanh tử tự nó giải quyết lấy nó.
Nguyên lý ấy là tự tánh. Tổ dùng chữ “thể” để chỉ tự tánh ấy, và chữ “liễu” để chỉ cái dụng của tự tánh ấy. Thể là tự tánh mà dụng tức là trí. Bằng câu hỏi ấy, Tổ muốn thử coi người học trò mới này đã “thấy tánh” chưa, và nếu đã thấy tánh thì tánh tức là dụng, là từ trí Bát nhã; dùng trí này quán chiếu vào hiện tượng sống chết thì sự sống chết tan ngay như một ảo tưởng - ảo tưởng của hình danh sắc tướng.
Như vậy, vấn đề sống chết không phải giải quyết bằng một việc làm cụ thể nào, mà bằng một cái thấy. Thấy cách nào đó, như chúng ta đây, là có sống chết. Thấy khác đi cách nào đó, như chư Phật và Tổ, là không có sanh tử. Cái thấy khác đó là tri kiến Phật.
Thật vậy, trong chuỗi xích mười hai nhân duyên, sanh tử là hai khoen chót, mà đầu não là vô minh. Phật dạy rằng vô minh không có thực thể, nghĩa là một ảo tưởng do chính mìnhtạo ra, thì tất cả mười một khoen xích kia hẳn nhiên đều là vô minh, là ảo tưởng cả - là “duy tâm sở tạo”. Mà đã là ảo tưởng thì sanh tử không còn là một vấn đề để giải quyết.
Nói một cách khác, sanh tử cũng ví như khi mắt ta mờ thì ta thấy hoa đốm nổi giữa trời; ta gọi là hoa đốm “sanh.” Ta dụi mắt nhìn kỹ thì không thấy hoa đốm nữa, ta gọi là hoa đốm“tử.” Nhưng sự thật thì hoa đốm chưa hề sanh ra thì cũng chẳng tử đi đâu cả. Hoa đốm là một ảo giác của mắt, cũng như sanh tử là một ảo tưởng của tâm. Cho nên nói thoát ly sanh tử mà thật ra chẳng có sanh tử nào phải thoát ly. Tất cả cái dễ và cái khó của phép giải thoát là ở chỗ phi lý ấy.
Thấu rõ ý ngầm của Huệ Năng trong câu hỏi “Sao chẳng thể nhận cái lý không sanh…?” Sư Huyền Giác đáp ngay:
“Thể tức không sanh, thấu vốn không chóng”
(Thể tức vô sanh, liễu bổn vô tốc).

“Thể tức không sanh” nghĩa là bổn thể, tức tự tánh, vốn không sanh không diệt, tức thường trụ ngoài thời gian.
“Thấu vốn không chóng” nghĩa là sanh tử vốn không thực có thì thấu rõ một hiện tượng là cùng một lúc thấu rõ tất cả, có gì đâu gọi là mau chậm, trước sau. Đó là phép “đốn.”
“Nhất liễu, nhất thiết liễu.”
Bằng câu trả lời trên, Huyền Giác cho Tổ thấy sư còn đi xa hơn thế nữa, nghĩa là Sư đã thoát ly không gian (thể tức không sanh) và thời gian (thấu vốn không chóng). Thời với không chẳng phải hai cái gì riêng biệt, mà chỉ là một khối nhất trí, một continuum espace-temps.
Thoát ly cái continuum ấy tức là thoát ly cái mà Tổ Huệ Khả nói rằng:
“Ba thưở cầu tâm tâm chẳng có[14]”
Ba thuở là quá khứ, hiện tại và vị lai. Ba thuở chẳng có, tâm chẳng có, tâm quá khứ chẳng có, tâm vị lai chẳng có, tâm hiện tại chẳng có, sanh tử cũng chẳng có, mà tròn đầy trước mắt chỉ có cái hiện tiền.
Thử nghĩ: Giác là thức tỉnh, mà thức tỉnh thì chỉ có thể thức tỉnh trên cái hiện tiền, thức tỉnhkhỏi những mộng lớn, mộng nhỏ thuộc dĩ vãng và tương lai.
Ngồi thiền là chuyển tất cả tâm trí vào cái hiện tiền để cho trí huệ quán chiếu và bao trùm tất cả trong một cái thấy toàn diện, nhất như. Khi đức Thế Tôn thành đạo, và Ngài thấy lại tất cả tiền kiếp chồng xếp trong quá khứ, cái quá khứ ấy thật không còn là quá khứ nữa mà đã nhập cuộc vào hiện tại, đã nằm chung trên một bình diện với hiện tiền: Trong hiện tiềndung nạp cả quá khứ và vị lai.
Cái hiện tiền ấy tức là cái sát na. Lục Tổ dạy về Niết Bàn có nói Niết Bàn:
“Trong sát na không có tướng sanh không có tướng diệt, mà cũng chẳng có sự sanh diệtnào phải diệt đi cả. Đó là cái hiện tiền tuyệt đối, không hạn cuộc bởi một ranh giới nào, nên lúc nào cũng vui.”
Nói một cách khác, sát na ấy là cảnh giới “y thực như vậy đó” của hàng đạt đạo chứng lý vô sanh.
Nghe Huyền Giác đáp, Huệ Năng khen phải. Giác sụp lạy. Như thế tỏ rõ Giác tìm đến Tào Khê cốt để thử thầy, và nếu vừa ý, xin ấn chứng. Giác chống tích trượng đứng không phải vì ngạo mạn. Tổ nói “Đúng vậy! Đúng vậy” (Như thị! Như thị) là bắt đầu thừa nhận cái thấy của nhà sư Thiên Thai là chính kiến.
Cuộc thử thách vừa ngưng lại tiếp tục ngay, càng lúc càng thêm gay cấn. Lối vấn đáp lần này có một tên riêng là Cơ Phong Vấn Đáp, ý nói người hỏi cũng như người đáp đều thừa cơ tặng cho nhau những mũi nhọn (phong) để thử sức nhau. Các mũi nhọn đều hiểm độcnhắm vào tim đối thủ - vào tâm điểm của đạo giác ngộ.
Vậy, thừa cơ hội sư Huyền Giác xin kiếu về, Huệ Năng bèn trở lại lần nữa với việc chóng chầy.
Ngài hỏi:
“Về chóng thế sao?”
(Phản thái tốc hồ?)
Giác lanh trí đỡ ngay mũi kiếm “mau chóng” và trả lại đối phương bằng thế kiếm “chẳng động”:
“Vốn mình chẳng phải động, há có mau chóng sao?”
(Bổn tự phi động, khởi hữu tốc da?)
Bổn là bổn lai, nghĩa là từ vô thỉ đến vô chung. Có động là có mau có chậm. Không động thì há có gì chóng chầy được sao?
Nói một cách khác, tự tánh của con người vốn là tự tại không có thời gian, vượt ngoài động tịnh, mau chậm, ngoài tất cả đối đãi và mâu thuẫn vậy. Trong thời gian, tất cả đều trôi chảy, đều biến đổi từ thế này sang thế khác, đều tương sanh tương khắc, đó là lý nhân quả. Nhân quả là khổ, vì đó là trạng thái bị chi phối, bị ràng buộc.
Tuy nhiên, đạo Phật dạy rằng không ai trói buộc mình cả, mà chỉ tự mình mắc lấy ảo tưởngrằng mình “thiếu” tự do. Do đó nhân quả cũng là ảo tưởng nốt. Nói thế không có nghĩa là phải bác bỏ lý nhân quả, nhưng cần quán chiếu lý nhân quả bằng một nhỡn quan khác, chẳng hạn như nhỡn quan của bà Ni Tổng trì trình lên cho Tổ Bồ Đề Đạt Ma xét cách hiểu đạo của mình:
“Theo ý con thì đạo cũng như cái nhìn của A Nan vào cõi Phật A Súc[15]: thấy một lần là không thấy trở lại được.”
Cõi Phật A Súc đó là sát na thường trụ. Trong sát na không có nhân sanh ra quả, mà nhân tức là quả, quả tức là nhân, đồng thời có, viên mãn có, từ vô thỉ đến vô chung. Nhân đó là viên nhân, quả đó là mãn quả, không phải tương sanh mà là tương tức, không phải khắc chế mà là dung thông. Do đó, Thiền nói rằng:
“Chư Phật thấy chúng sanh suốt ngày sanh mà không sanh, suốt ngày diệt mà không diệt. Không sanh không diệt đó là quả Đại Thừa.”
(Truyền tâm pháp yếu)
Trong sát na tất cả đều bất động vậy. Vì bất động nên trong thời gian ta nói củi cháy thành tro, nhưng trong sát na củi vẫn là củi, mà tro vẫn là tro.
“Sự sống và sự chết cũng vậy. Trong đạo Phật, ta nói cái không sanh thì không diệt. Sanh là một điểm trụ của thời gian, cũng như mùa đông và mùa xuân. Trong đạo Phật, không ai nói mùa đông “trở thành” mùa xuân bao giờ, hoặc mùa xuân “trở thành”mùa hè[16]
(Đạo Nguyên : Chánh Pháp nhãn tạng)
Huệ Năng lại tấn công tới tấp, như dốc hết sức mạnh đẩy đối phương vào chân tường. Lần này Ngài chặt xuống chữ “ai”
“Ai biết chẳng phải động?”
(Thùy tri phi động)
Ngài muốn xét kỹ lại coi Huyền Giác đã tự mình thể nghiệm được cái “chẳng động” hay đã suy tư ra cái chẳng động. Nếu là thể nghiệm thì đó là cái “bổn lai chẳng động”, tự nhiên nó là như vậy. Còn nếu do suy tư thì nghĩ về cái chẳng động vẫn còn là động, tu cái chẳng động chỉ đem lại cái tịnh mà dứt cái động, rốt cuộc vẫn hoàn động.“Ngăn động mà cầu tịnhHết ngăn lại động thêmCàng trệ ở hai bên Sao bằng do đầu mối[17]?”
Nếu là suy tư thì có người suy tư và có việc được suy tư. Người suy tư: ấy là cái tôi, gói ghém trong chữ “ai” của câu hỏi: “Ai biết chẳng phải động?”
“Ai” là chủ thể, là năng.
“Cái chẳng động” là đối tượng, là sở.
Hai cái biệt lập nhau, và nối liền nhau bằng một nhịp cầu: “biết”.
Vì lẽ “Tôi nghĩ tức là tôi có thật”, nên suy tư tức đặt cái tôi thành định lý, và cái biết ấy là cái biết chấp ngã. Phật dạy rằng Bồ tát nói pháp mà còn thấy có mình nói pháp thì chưa phải là Bồ tát. Còn Huyền Giác, nếu sư còn thấy có sư và có cái chẳng động thì hẳn chưa phải là Thiền sư.
Nhận kịp ẩn ý trong câu hỏi của Lục Tổ, Huyền Giác vặn lại ngay:
“Đúng là tại nhân giả sanh tâm phân biệt.”
(Nhân giả tự sanh phân biệt)
Sanh tâm là tự nơi tâm bỗng dấy lên một niệm, nhân đó cái toàn thể bị tách làm đôi: có tâm và có niệm, tức là có phân biệt vậy. Niệm là phân biệt.
Phân biệt có nghĩa là chia chẻ, và chia chẻ bằng mũi dao của suy tư. Nhân có suy tư nên mọi sự việc đều bị tách đôi: có cuộc sống, rất cụ thể, và có ý nghĩ về cuộc sống, rất trừu tượng, có chính mình, thuần nhất, và có khái niệm giả tạo về chính mình; có người làm và có người đứng ngoài xét lại người làm; có người hát và người nghe hát:“Ngã kim nhật tại tọa chi địaCổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi.”(Ngàn muôn năm âu cũng thế niAi hay hát? Mà ai hay nghe hát?)
(Nguyễn Công Trứ)

Do suy tư, trên con người có thêm một hình ảnh con người, trên tâm chồng thêm một bóng dáng của tâm. Hiện tượng phân tâm ấy, Thiền gọi là “Tâm thượng sanh tâm,” hoặc cụ thểhơn như lời Vân Môn nói “Trên cái đầu ghép thêm một cái đầu.” Vậy con người chúng ta ai cũng dư một cái tâm, dư một cái đầu. Ấy thế mà chúng ta lại tưởng mình “thiếu” một cái gì, nên lục lạo tìm kiếm khắp nơi. Chúng ta không thiếu, mà chúng ta chỉ dư thôi, dư hoặc thiếu đều do nghĩ mà ra cả.
Nếu ta không nghĩ, nếu một niệm không mống lên thì đó là cái toàn nhất của con người thể nhập làm một với cái toàn nhất của cuộc sống và của vũ trụ. Đó là trạng thái nhập đạo. Thân không còn là thân riêng rẽ, mà là quả của Bồ đề. Tâm không còn là tâm khác biệt, mà là hoa của linh tri.
Câu trả lời của Huyền Giác chứng tỏ Sư đã chứng ngoài mọi đối đãi và mâu thuẫn, nên Huệ Năng hạ lời khen:

“Người thực đã thấu cái ý không sanh.”
(Nhữ thậm đắc vô sanh chi ý.)

Tuy nhiên, lời khen của Lục Tổ lại là một mũi dao bọc nhung. Mũi dao ấy nằm ở chữ “ý.” Cuộc chiến đấu tưởng chừng như đã chấm dứt ngờ đâu lại ngấm ngầm ác liệt và hiểm độchơn. Tổ đã thừa cơ chuyển đường gươm từ chữ “ai” xuống chứ “ý”. Trước là cái thế năngsở, giờ là cái thế “ngã pháp.” Cùng chung một trận tuyến, song trận thế biến hóa hư diệu hơn.
Ngã là ta: chủ thểPháp là muôn vật: đối tượngChấp ngã là chấp có bản ngã chủ quan.Chấp pháp là chấp có vũ trụ khách quan.
Vì phân biệt có chủ nên chấp có khách – khách và chủ là hai con số của bài toán tâm linhnan giải, nan giải vì bài toán xây dựng trên định lý của cái tôi – trên một phi lý vậy. Thật ra tôi không có cái tôi nào khác hơn là toàn thể sự vật mà tôi ý thức.
Cho nên giải quyết bài toán bằng cách nào cũng là một việc làm lẩm cẩm, chẳng khác nào giải quyết cái phi lý bằng cái phi lý.
Vậy, lời khen của Lục Tổ không ngoài dụng ý trắc nghiệm kỹ sự tâm chứng của Huyền Giác trước ngã tướng và pháp tướng. Hiểu ý Tổ, Huyền Giác hỏi vặn lại:

“Không sanh há có ý sao?”
(Vô sanh khởi hữu ý da)

Không sanh là một nguyên lý tuyệt đối chi phối toàn thể thế giới tương đối của chúng ta có sanh có diệt. Thể nhận được chân lý ấy là trở về nguồn, nhập làm một với toàn thể ở trong ta và ngoài ta thành một khối linh minh, tự tại. Thể nhận không có nghĩa là nghĩ, nên vô sanh không có ý. Nếu có ý là có hai thể riêng biệt nhau, có cái thực tại vô sanh và có cái nhận thức, có ngã và pháp, có tâm và vật vậy.
“Ở đâu có vật là ở đó có tâm. Có phải tâm là một thứ, còn vật là một thứ khác nhau không? Không, vật tức là tâm. Nếu tâm khác vật, vật khác tâm, thì hóa ra có hai trạng thái ý thứcsao? Vậy nên vật tức là tâm.
Tâm có thể phân tách tâm không?
Không, không thể được. Cũng như dao không tự cắt được dao, cũng như mắt không tự thấy được mắt[18], tâm không tự biết được tâm. (Sikshasammuccaya).
Cái trạng thái thuần nhất ấy của tâm, loại trừ tất cả ý phân biệt và phân tách, gọi là Tam Ma đề (Định)[19]
Nói tóm lại, một ý nghĩ không mống lên, ấy là trạng thái không sanh, tuy siêu hình nhưng rất thực tiễn, nên nói “Vô sanh khởi hữu ý da?”
Tuy nhiên, chưa cho thế là đủ, Huệ Năng còn bồi thêm một mũi kiếm thượng thặng, một mũi kiếm tuyệt luân, từ một chẻ làm ba, đánh vào ba mặt trận: ý, ai, và phân biệt.
“Không ý thì ai phân biệt đây?”
(Vô ý thùy đương phân biệt)
Câu hỏi của Lục Tổ đưa thẳng chúng ta vào mạch máu của đạo giải thoát.
Thật vậy, nếu giải thoát là phá tất cả tướng thế gian, thì cái còn lại là gì? Hư vô chăng?
Phá hết mọi tướng về nhân ngã, Bồ đề, Niết bàn thì cứu cánh là gì? Trở về với thể chất gỗ đá sao? Vượt qua hết mọi mâu thuẫn thì kết quả là gì? Một cuộc sống tê hệt, lững đững lờ đờ chăng? Nếu không phân biệt gì hết thì khác nào quờ quạng trong tăm tối, như xác chếtchưa chôn?
Đó là những câu hỏi nhắm vào thực chất của giác ngộ. Hỏi tức là nghĩ. Không nghĩ, không thể hỏi. Cái lầm lớn nhất của ta là ở đó.
Ta tưởng rằng có thể nghĩ đến sự giải thoát như ta nghĩ đến một giải đáp cho bài toán. Nói thế không có nghĩa chân lý là một việc “bất khả tri” (agnostic), khép kín trước con người. Trái lại, chân lý là của con người, nằm trong con người, nên có thể tri, và vì lẽ ‘nằm trong” ấy nên không thể tri bằng phương tiện suy tư: suy tư và chân lý không nằm chung trên một bình diện.
Suy tư là một dòng diễn tiến đi từ một số định lý, qua từng đoạn đường, theo lối thẳng, để tự đó rút ra một kết luận. Đó là một tràng nhân quả vậy, tiếp nối trong thời gian, của những ý niệm thoạt sanh thoạt diệt.
Ngược lại, từ mê đến ngộ không phải là một quá trình theo đường thẳng, trong thời gian, mà là một biến cố đột ngột, đưa đến một biến chất đột ngột. Biến cố đó là “đốn”. Biến chấtđó là “ngộ”.
Trong đốn ngộ không có ý nghĩ nên không thể vận dụng khối óc mà vào đạo: “Động niệm tức quai.”
Trong đốn ngộ không có nhân quả nên không thể cải tiến lần hồi theo cấp bực: “Giác tất vô tiệm thứ.”
Trong đốn ngộ không có thời gian nên không thể trông cậy ở một ngày mai nào mà tất cả đều đặt ở hiện tiền, trong một sát na bất động: “Đương xứ tức chân.”
Mọi việc tu tập đều lồng khung trong thời gian nên, mặc dầu không thể không tu tập, vẫn không thể coi đó là nhân tất quyết đưa đến giác ngộ là quả: giác ngộ siêu thời gian không thể là quả của bất cứ gì. Câu nói “Xưa nay chưa hề có Phật cấp bực”[20]chỉ cho ý ấy. Hoặc ta là Phật, hoặc không là Phật, chứ không thể là Phật lai rai, phiên phiến được.
Tuy nhiên, nếu sự tu tập được khéo hướng dẫn thì kết quả vẫn tốt đẹp, và cái kết quả tốt đẹp cuối cùng là ta vỡ lẽ ra rằng mọi đường lối tu tập đều không đưa đến một kết quả nào hết. Ta đã lầm đường, song dầu biết lầm vẫn phải đi; có đi đến cùng mới tự mình ý thứcđược sự bất lực của mọi con đường vào đạo.
Tình trạng bế tắc và bất lực ấy, Thiền ví như leo mút cây sào trăm thước:“Bách xích can đầu tọa đích nhân,Tuy nhiên đắc kiến vị vi chân.”
Đó là đoạn đường quyết liệt, con người như sắp vỡ toang, “tâm tư thẳng vút như bức tường đứng”[21] nên dầu muốn dầu không cũng phải đánh liều làm một cái gì. Cái gì đó là thoát ra ngõ cụt bằng một cái nhảy:“Bách xích can đầu tiến nhất bộTam thiên thế giới hiện toàn thân.”(Sào cao trăm thước ngồi chót vótTuy thấy mà nào thấy được chân.Ví dám đầu sào thêm bước nữa,Mười phương thế giới hiện toàn thân.)
“Thế giới hiện toàn thân” là toàn thể tạo vật rơi lớp mặt nạ mà lồ lộ trước mắt cái nguyên khối thuần là tánh, là lý, linh minh, hư diệu. Nguyên khối đó là pháp thân Phật, tức Như Lai. Như Lai là:
“Không từ đâu đến mà cũng chẳng đi về đâu.” tức là vĩnh viễn trụ ở sát na bất động.
Cho nên nói nhảy không phải nhảy về quá khứ với những mộng cũ héo tàn, cũng chẳng phải nhảy đến ngày mai với những mộng mới vu vơ, mà chính là nhảy vào sát na, vào hiện tiền, về… chỗ cũ, trước mắt: đó là tất cả cái phi lý của đốn giáo.
Huyền Giác nói:“Búng tay, tám vạn pháp môn thànhNháy mắt, rũ xong ba kỳ kiếp,Một nhảy vào liền đất Như Lai.”
Cái phi lý ấy là Trung Đạo.
Trung Đạo là vượt qua.
Hơn thế nữa, cũng như biển cả bao gồm tất cả nước đục, trong, dơ sạch của sông ngòi, trong sát na bao gồm tất cả quá khứ và vị lai, trong Trung Đạo bao gồm tất cả đạo của thế gian. Trung Đạo vượt qua tất cả, và viên dung tất cả vậy. Đó là tất cả tinh thần nhân bảncủa đạo Phật. Đạo Phật không làm gì hết mà tự nhiên nhập cuộc, hòa ánh sáng, trộn cát bụi, không để lọt ra ngoài một cái kiến, con sâu.
Nói tóm lại, đốn ngộ là vượt qua và bao dung lại, là siêu việt tất cả mâu thuẫn, và viên dunglại tất cả mâu thuẫn.
Không siêu việt và không viên dung là ngu mê.
Có thể siêu việt mà không thể viên dung là hư vô. Có thể viên dung mà không thể siêu việtlà cuồng.
Có thể siêu việt mà cũng có thể viên dung là pháp Phật.
Tổ Đạt Ma nói:Mê thì ở bên nàyNgộ thì ở bên kiaVí biết bổn thể của tâm là không thì không thấy tướng, tức lìa cả mê ngộ.Mê và ngộ đã lìa thì bờ bên kia cũng chẳng có.Như Lai không ở bờ bên này, cũng không ở bờ bên kia, cũng không ở giữa dòng.Ở giữa dòng là Tiểu thừa.Ở bờ bên này là phàm phu Ở bờ bên kia là Bồ tát.(Đạt Ma ngộ tánh luận)
Cho nên Thiền không cầu chân chẳng dứt vọng, không theo trí mà bỏ ngu, không chán sống chết mà ham Niết bàn - những cái ấy đều là hai phương diện “không thể không có được” của thực tại.
Chân lý không phải là không hoặc chẳng không, mà là “không chẳng không”.
Hành động Thiền không phải vô vi cũng chẳng phải hữu vi mà là “Bất trụ hữu vi bất tận vô vi.”
Cuộc sống Thiền không phải là tự nhiên hoặc siêu nhiên mà là “trường nhiên.”

Sanh lão bệnh tử
Vị chi thường nhiên.
(Trần Thái Tôn)

Chứng ngộ Thiền không phải là Thánh mà cũng chẳng phải phàm, mà là “Quách nhiên vô thánh,” theo Sơ Tổ Đạt Ma.
Đến đây, hẳn ta có đủ ánh sáng để rọi vào câu hỏi uyên áo của Lục Tổ, “Không ý thì ai phân biệt đây?”
Phàm nói phân biệt là nói hữu tâm, nói cố ý. Ở đâu có ý là ở đó có riêng tư, có quan điểm, lập trường, có sanh sự và sự sanh, có đổ vỡ vậy.“Cố ý trồng hoa hoa ủ rũVô tâm tiếp liễu liễu xanh um.”

Vô tâm là không có tâm phân biệt.
Có phân biệt là có vô minh, có điên đảo.
Không phân biệt thì khác gì gỗ đá sao?
“Phàm luận về phân biệt có ba thứ:

-Một là do các giác quan sơ sanh tùy theo bản năng mà phân biệt.
-Hai là do ý thức so sánh, cân nhắc mà phân biệt.
-Ba là chân tâm ứng với ngoại vật, như kiếng chiếu hình, tỏ rõ phân biệt, tợ hồ như có phân biệt.

Giác quan và ý thức phân biệt là vọng. Chân tâm ứng với ngoại vật tỏ rõ thường biết, tuy tợ như phân biệt mà thật ra chả phải là phân biệt.[22]”
Cái “tợ như phân biệt” ấy là Trung Đạo, vượt qua và dung thông lại hai trạng thái tương đối(có phân biệt và không phân biệt) thuộc phạm vi suy luận và bản năng.
Do đó Sư Huyền Giác mới trả lời:
“Phân biệt cũng chẳng phải là ý.”
(Phân biệt diệc phi ý: có phân biệt nhưng chẳng phải cố ý phân biệt.)
Ý phân biệt là do niệm dấy lên đòi hỏi một sự thỏa mãn cho cái tôi muốn kéo dài để hưởng thụ. Có tâm mà phân biệt là phân biệt “vọng.” Có tâm tức là có ý.
Chân tâm phân biệt là ứng dụng với thời cơ, như mặt nước phản chiếu bóng chim bay.
Chim không có ý in hình trên dòng nước. Nước không có ý giữ bóng chim bay. Do những cơ duyên ngẫu hợp, và nước và chim và bóng qui tụ lại ở một tiêu điểm, do đó phát sanh hiện tượng và phân biệt. Không tâm mà phân biệt là phân biệt “chân.” Không tâm tức là không ý. Nên nói phân biệt mà không phân biệt.[23]
“Phân biệt rõ muôn vật mà bổn tánh vẫn như chẳng động; bổn tánh đã chẳng động tứcchẳng phải ý vậy.[24]”
Thiền nằm trong thế tục mà vẫn “không chấp, không lìa, không giữ, không bỏ” thế tục, do đó ứng dụng được dọc ngang, không đâu chẳng là đạo tràng, chẳng là xứ Phật.
Trong tinh thần Trung Đạo, Thiền dạy đừng chặn đứng tư tưởng mà cứ để “Tư tưởng lui tớitự do, tâm thể không vướng mắc, đó là Bát nhã.”
(Đàn Kinh)

Thiền nói không sanh, nhưng không sanh chẳng có nghĩa là là phá bỏ cái sanh đi:Thùy vô niệm, thùy vô sanhNhược thực vô sanh vô bất sanh.

(Chứng Đạo Ca)

Thiền nói không phân biệt, nhưng là:Phân biệt nhất thiết phápBất khởi phân biệt tưởng

(Đàn Kinh)

Nghĩa là tùy duyên mà phân biệt rõ ràng muôn vật, nhưng không nghĩ tưởng gì về sự phân biệt.
Nói một cách khác, cứ đi, đứng,nằm, ngồi, ăn cơm, mặc áo, cứ phân biệt như mọi người, vì đó là nhu cầu của cuộc sống, có xấu xa gì đâu mà đòi thoát ra, quí hồ đừng nghĩ đến sự đi, đứng, nằm, ngồi, đừng nghĩ đến sự phân biệt. Cái rắc rối là ở chỗ nghĩ, không phải ở chỗ mặc áo ăn cơm. Nghĩ đến sự mặc áo ăn cơm là mắc vào trạng thái phân tâm, là khiến con mắt phải tự thấy con mắt. Đó là bịnh Thiền:Thức đắc bổn tâm bổn tánhChánh thị tông môn đại bịnh.
(Đàn Kinh)

Hơn nữa, cần nghĩ thì cứ nghĩ, không ngại, quí hồ đừng nghĩ về cái nghĩ, vì nghĩ cũng là một nhu cầu như mọi nhu cầu sinh lý khác của con người. Nhưng nghĩ về cái nghĩ là nguy đấy, vì đó là bịnh “trên cái tâm nẩy sinh thêm một cái tâm.”
Một cái tâm cũng đủ lắm rồi, đủ rộng lớn bao gồm pháp giới, đủ linh hoạt ứng dụng khắp cùng. Thêm một cái tâm nữa là có loạn: cái dư, cũng như cái thiếu, bao giờ cũng rắc rối.
Tuy nhiên, dư hoặc thiếu chỉ là ảo tưởng. Quán xét đến chỗ tột cùng thì tất cả đều là ngôn từ mà còn lại chỉ Cái Toàn Thế, ứng dụng dưới vô số hình thái khác nhau. Con người là một Cái Toàn Thể. Cuộc sống là một Cái Toàn Thể. Tâm thức là một Cái Toàn Thể. Vũ trụ là một Cái Toàn Thể. Nên:
“Ai” cũng là tự tánh, “ý” cũng là tâm thanh tịnh, “phân biệt” cũng là trí Bồ đề.
Cái Toàn Thể ấy là Thiền. Chứng Đạo Ca nói:“Đi cũng Thiền, ngồi cũng ThiềnNói im, động tịnh thảy an nhiên.Phỏng gặp gươm dao thường nhẹ hữngVí nhằm thuốc độc vẫn bồng tênh.”

Trích: 
CHỨNG ĐẠO CA 
Tác giả: Thiền sư Huyền Giác
Dịch giả: Cư sĩ Trúc Thiên
Nhà xuất bản Lá Bối ấn hành lần thứ nhất tại Saigon năm 1970

Nguồn: https://thuvienhoasen.org

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

GÓP NHẶT LỜI PHẬT TỔ VÀ THÁNH HIỀN


GÓP NHẶT LỜI PHẬT TỔ VÀ THÁNH HIỀN


HT. THÍCH DUY LỰC


Mục Lục:

-Lời Dịch Giả.

-Trích trong Lăng Nghiêm Tông Thông. -Phẩm Phổ Môn.

-Trích lục: kinh Duy Ma Cật. -Trích lâm gian lục.

-Trích lục trong Đại Huệ thiền sư thư.

-Trích trong phật học về tôn giáo của nhân loại.

-Pháp môn an tâm.

-Trích trong của tổ Đạt Ma.

-Ba lần cảnh cáo khi sắp nhập niết bàn của phật Thích Ca. -Duy tâm quyết.

-Tiểu sử của ngài Vĩnh Minh.

---o0o---


Lời Dịch Giả:

Phật pháp là pháp bất nhị, tâm trí không thể đến được, nhưng người đời nay ưa thích đem tâm trí suy lường lời Phật Tổ, nên không đến được chỗ rốt ráo giải thoát.

Chúng tôi góp nhặt những lời chân thật của Phật Tổ và Thánh Hiền để chứng tỏ “tâm ngôn lộ tuyệt”.


Thích Duy Lực.

---o0o---


TRÍCH TRONG  TỤC TẠNG


LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG


TĂNG PHỤNG NGHI


Sơ ư văn trung, Nhập lưu vong sở. Sở nhập ký tịch, Động tịnh nhị tướng.





1



Liễu nhiên bất sanh, Như thị tiệm tăng, Văn sở văn tận.

Đoạn này như trong kinh đã nói: Giải thoát bước đầu tiên của căn này (nhĩ căn) được nhơn không (phá được nhân ngã chấp)

Tận văn bất trụ, Giác sở giác không.

Tức là trong kinh đã nói: Tánh không tròn đầy, sáng tỏ; được Pháp giải thoát (phá


được ngã chấp).

Không giác cực viên, Không sở không diệt.

Tức là trong kinh đã nói: Giải thoát pháp chấp xong rồi thì cái không cũng chẳng sanh


(phá được không chấp).

Sanh diệt ký diệt, Tịch diệt hiện tiền.

Tức là trong kinh đã nói: Do “Tam ma địa” (Chánh định) được “Vô sanh nhẫn” (nhẫn là “nhẫn khả” tức chứng ngộ).

---o0o---


PHẨM PHỔ MÔN

Có kệ rằng:

Chơn quán thanh tịnh quán, Quảng đại trí huệ quán,
Bi quán cập từ quán,

Thường nguyện thường chiêm ngưỡng. “Chơn quán” là “Nhị tướng chẳng sanh”.

“Thanh tịnh quán” là “Tận văn bất trụ”, “Giác sở giác không”.

“Quảng đại trí huệ quán” là “không giác cực viên” cho đến “Tịch diệt hiện tiền”. Với Phật Như Lai đồng một từ lực gọi là “Từ quán".

Với các chúng sanh đồng một bi ngưỡng gọi là “Bi quán”,

“Không giác cực viên” tức là trong kinh đã nói: Thân tâm chẳng thể đến. “Sanh diệt đã diệt” tức là trong kinh đã nói: Sanh diệt cả hai đều lìa. “Tịch diệt hiện tiền” tức là trong kinh đã nói: Thế thì thường chân thật.

Lấy kinh để chứng kinh thì nghĩa tự đầy đủ. Ông Tô Tử Do (em của Tô Đông Pha) có luận: Lăng Nghiêm và Kim Cang là hai kinh khế hợp nhau.








2



Quán Thế Âm dùng văn, tư, tu làm đệ nhất viên thông, có lời nói rằng: “Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở” cho đến “Tịch diệt hiện tiền” Nếu được như thế, trong khảy móng tay thấu qua được ba lớp “Không” tức cùng chư Phật chẳng khác.

Về phần Kinh Kim Cang có nói đến người tứ quả:

-  Tu Đà Hoàn: là Nhập Lưu mà chẳng có sở nhập, chẳng nhập sắc, thanh, hương, vị , xúc, pháp, ấy gọi là Tu Đà Hoàn. Cho nên sự chứng của Tu Đà Hoàn đồng với “Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở” của Ngài Quán Thế Âm nói: “Nhập lưu chẳng phải pháp có, chỉ là chẳng nhập lục trần, an nhiên thường trụ, ấy là Nhập Lưu thôi”.

-  Cho đến Tư Đà Hàm gọi là “Nhất Vãng Lai” mà thật chẳng có vãng lai.

-  A Na Hàm gọi là Bất Lai mà thật chẳng có bất lai, bởi vì “Vãng” thì nhập trần, “Lai” thì trờ về căn bản.

Tư Đà Hàm dù đã được Vãng Lai mà chưa được chẳng vãng lai. A Na Hàm không những chẳng vãng mà cũng chẳng lai.

- Đến A La Hán thì cái ý Vãng Lai đều hết. “Vô pháp khả đắc”. Vậy thì tên gọi “Tứ quả” kỳ thực là một pháp. Chỉ trải qua ba lớp “Không”, nên có sự khác biệt của sâu cạn mà thôi.

Vậy lời của hai kinh vốn phù hợp với nhau, mà người thế gian chẳng hiểu nên phải nói trắng ra.

Theo Tăng Phụng Nghi thì Tô Tử Do là người đã gặp thiện tri thức, phát minh ý chỉ hai kinh, dù như mới lạ nhưng phải tự trong lòng phát xuất ra, cho đến câu: “Trong một khảy móng tay … cùng chư Phật chẳng khác” nếu chẳng phải đốn ngộ thì không thể nói lời này được.


Ghi Chú:

Chấp “Có” thì lấy “Không” để phá, đây là lớp thứ nhất. Chấp “Không” thì lấy “Không Không” để phá, đây là lớp thứ hai. Sau cùng “Không Không” cũng phải quét sạch, đây là lớp thứ ba.

---o0o---


TRÍCH LỤC: KINH DUY MA CẬT


PHẨM THỨ SÁU - BẤT TƯ NGHÌ


Duy Ma Cật nói với Xá Lợi Phất rằng:

-  Kẻ cầu pháp chẳng màng thân mạng, huống là sàng tọa.

-  Kẻ cầu pháp chẳng cầu: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; chẳng cầu lục căn; lục trần; luc thức; chẳng cầu tam giới (Dục, Sắc, Vô Sắc).

-  Xá Lợi Phất! Kẻ cầu pháp chẳng chấp trước cầu Phật, chẳng chấp trước cầu Pháp, chẳng chấp trước cầu Tăng.

-  Kẻ cầu pháp chẳng cầu thấy khổ, chẳng cầu đoạn dứt tập khí phiền não, chẳng cầu chứng quả tu đạo. Tại sao?






3



-  Pháp chẳng hý luận, nếu nói: Ta phải thấy khổ, dứt tập khí, chứng diệt, tu đạo, thế là hý luận, chẳng phải cầu pháp.

-  Xá Lơi Phất! Pháp gọi là Tịch diệt, nếu hành theo sanh diệt là cầu sanh diệt, chẳng phải cầu pháp.

-  Pháp gọi là không nhiễm, nếu nhiễm nơi pháp cho đến Niết Bàn, thế là nhiễm trước, chẳng phải cầu pháp.

-  Pháp chẳng có chỗ hành, nếu hành nơi pháp, thế là chỗ hành, chẳng phải cầu pháp.

-  Pháp chẳng thủ xả, nếu thủ xả pháp thế là thủ xả chẳng phải cầu pháp.

-  Pháp chẳng xứ sở, nếu chấp trước xứ sở, thế là chấp trước xứ sở, chẳng phải cầu pháp.

-  Pháp gọi vô tướng, nếu theo tướng để biết, thế là cầu tướng chẳng phải cầu pháp.

-  Pháp chẳng thể trụ, nếu trụ nơi pháp thế là trụ pháp, chẳng phải cầu pháp.

-  Pháp chẳng thể kiến, văn, giác, tri, nếu hành theo kiến, văn, giác, tri, thế là kiến, văn, giác, tri, chẳng phải cầu pháp.

-  Pháp gọi vô vi, nếu hành hữu vi, thế là cầu hữu vi, chẳng phải cầu pháp.

Cho nên Xá Lợi Phất, nếu là kẻ cầu pháp thì đối với tất cả pháp: “ưng vô sở cầu”.

---o0o---


PHẨM THỨ BẢY - QUÁN CHÚNG SANH



Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng: Bố Tát quán chúng sanh phải như thế nào?

Duy Ma cật đáp: Giống như nhà ảo thuật thấy người huyễn hóa của mình làm ra. Bồ Tát quán chúng sanh cũng như thế.

Văn Thù hỏi: Nếu Bồ Tát quán như thế làm sao làm hạnh Từ?

Duy Ma Cật đáp: Bồ Tát quán như thế rồi tự nghĩ “ta phải vì chúng sanh thuyết pháp này, như vậy tức là hạnh Từ chân thật”.

-  Làm hạnh Từ tịch diệt, vì vô sở sanh.

-  Làm hạnh Từ bất nhiệt (không nóng), vì không phiền não.

-  Làm hạnh Từ bình đẳng, vì tam thế đều bình đẳng.

-  Làm hạnh Từ vô tranh, vì không chỗ khởi.

-  Làm hạnh Từ bất nhị, vì trong ngoài chẳng hợp.

-  Làm hạnh Từ bất hoại, vì cứu cánh tận (hết).

-  Làm hạnh Từ kiên cố, vì tâm chẳng hoại.

-  Làm hạnh Từ thanh tịnh, vì pháp tánh thanh tịnh.

-  Làm hạnh Từ vô biên, vì như hư không.

-  Làm hạnh Từ A La Hán, vì phá được kiết tặc (giặc phiền não).

-  Làm hạnh Từ Bồ Tát, vì khiến chúng sanh được an vui.

-  Làm hạnh Từ Như Lai, vì được như thật tướng.





4


-  Làm hạnh Từ của Phật, vì giác ngộ chúng sanh.

-  Làm hạnh Từ tự nhiên, vì chẳng nhơn mà được.

-  Làm hạnh Từ bồ đề, vì bình đẳng một vị (mùi vị).

-  Làm hạnh Từ vô đẳng (không gì bằng) vì đoạn tất cả ái.

-  Làm hạnh Từ đại bi, vì dẫn dắt theo đại thừa.

-  Làm hạnh Từ vô yểm (không chán), vì quán KHÔNG, VÔ, NGÃ.

-  Làm hạnh Từ pháp thí, vì thương mến chẳng thiếu sót.

-  Làm hạnh Từ trì giới, vì giáo hoá kẻ phá giới.

-  Làm hạnh Từ nhẫn nhục, vì hộ giúp cho người.

-  Làm hạnh Từ tinh tấn, vì gánh vác chúng sanh.

-  Làm hạnh Từ thiền định, vì chẳng thọ thiền vị.

-  Làm hạnh Từ trí huệ, vì chẳng có lúc bất tri.

-  Làm hạnh Từ phương tiện, vì thị hiện tất cả

-  Làm hạnh Từ vô ẩn, vì tâm ngay thẳng thanh tịnh.

-  Làm hạnh Từ thâm tâm, vì chẳng có hạnh phức tạp

-  Làm hạnh Từ vô cuống (không nói dối) vì chân thật bất hư.

-  Làm hạnh Từ an lạc, vì được sự vui của Phật.

-  Hạnh Từ của Bồ Tát là như thế!

Văn Thù lại hỏi: Thế nào là Bi?

Đáp rằng: Công đức của Bồ Tát làm là chung cho tất cả chúng sanh. Hỏi: Thế nào là Hỷ?

Đáp: Thấy chúng sanh được lợi ích thì lòng sanh hoan hỷ. Hỏi: Thế nào là Xả?

Đáp: Làm việc phước đức mà không có sự hy vọng (Vô sở đắc). Văn Thù hỏi thêm: Đối với sanh tử có sợ, Bồ Tát phải dựa vào đâu? Đáp: Phải dựa theo sức công đức của Như Lai.

Hỏi: Muốn dựa theo công đức của Như Lai phải trụ nơi nào? Đáp: Phải trụ nơi độ thoát tất cả chúng sanh.

Hỏi: Muốn độ chúng sanh phải trừ cái gì? Đáp: Phải trừ phiền não cho họ.

Hỏi: Muốn trừ phiền não phải làm thế nào? Đáp: Phải hành nơi chánh niệm.

Hỏi: Thế nào là hành nơi chánh niệm? Đáp: Phải hành bất sanh bất diệt.
Hỏi: Pháp nào bất sanh, pháp nào bất diệt?





5



Đáp: Bất thiện chẳng sanh, thiện pháp chẳng diệt. Hỏi: Thiện, bất thiện lấy gì làm gốc?

Đáp: Lấy thân làm gốc. Hỏi: Thân lấy gì làm gốc? Đáp: Lấy tham dục làm gốc.

Hỏi: Tham dục lấy gì làm gốc?

Đáp: Lấy hư vọng phân biệt làm gốc. Hỏi: Hư vọng phân biệt lấy gì làm gốc?

Đáp: Lấy điên đảo tưởng (tư tưởng chấp thật) làm gốc. Hỏi: Điên đảo tưởng lấy gì làm gốc?

Đáp: Lấy vô trụ làm gốc. Hỏi: Vô trụ lấy gì làm gốc? Đáp: Vô trụ chẳng có gốc.

Nói đến đây Duy Ma Cật liền nhấn mạnh rằng: Văn Thù! Từ gốc vô trụ, lập tất cả pháp. (Như thế mới là thật Vô sở trụ vậy).

---o0o---



TRÍCH TRONG: LAI QUẢ THIỀN SƯ NGỮ LỤC


BÀI CỨU TÂM

TÂM tại sao nói cứu? Kỳ thật là do sự ứng dụng hằng ngày của chúng ta chỉ biết có thân, không biết có Tâm. Xưa nay chỉ biết nói Tâm tức là thân, thân tức là Tâm, mê lầm cho thân tâm là một thể, mà chẳng biết có vọng tâm, có chơn tâm cho nên bất cứ lúc nào, nơi nào cũng hết lòng tận sức xúi giục cái tâm ngu si này, lo cho cái thân này được thể diện, được cao sang, được vừa lòng. cứ cho cái thân đây cũng là ta (Tâm), đó cũng là ta, mà chẳng biết đã làm cho cái tâm Phật cũa ta ẩn giấu trong tạng phủ của cái thân này.

Tội nghiệp cho cái Tâm chẳng hiểu thấu thân này là cái vật gì, cứu cánh là ai, tại sao phải gánh vác cho một đống thịt này? Đi, đứng, nằm, ngồi chỗ này nói đùa, chỗ kia phá giỡn, nghe nhạc, xem hát, chỉ lo vừa lòng cho thân làm cho cái Tâm ngày đêm bận rộn, mà chẳng biết quay đầu lại để xem xét cái thân này là aI? Thân chẳng màng đến cái tâm lao nhọc mệt mỏi, cũng chưa từng cho Tâm được ngừng nghỉ chốc lát, hễ thân có bệnh thì Tâm phải lo gấp tìm thuốc men cứu chữa cho, hễ thân có tội thì Tâm phải lo gấp tìm cách cứu thoát cho, thân có vinh dự thì Tâm phải hoan hỷ giùm cho, để thêm vui mừng, khi thân sắp chết thì Tâm phải lo tìm chỗ chôn cất.

Cái Tâm luôn luôn vì cái thân lo này lo kia, lo mặc lo ăn. Chỉ cho thân này là ta, chưa từng có giây phút nào cho Tâm là Ta. Đến khi chết xuống âm phủ, Diêm La Vương buộc tội, không đòi buộc tội cái thân mà đòi buộc tội cái Tâm, cho tất cả nghiệp đều do Tâm tạo, chẳng do nơi Thân. Chừng đó khóc lóc kêu oan, ai dè bận rộn đến ngày nay mới biết Tâm ta bị thân lừa gạt! Cái thân đã lìa khỏi cái Tâm chẳng thở, chẳng nói, thiêu thành tro, chôn thành đất, than ôi!






6



Cái Tâm suốt đời bận rộn, chỉ biết lo giùm cho thân, cuối cùng làm cho Tâm ta đọa vào địa ngục, khổ sở biết bao! Đến nay mới ăn năn hối hận. Tại sao trước kia chẳng tự biết quấy? Cứ hết lòng tận sức lo cho cái thân! Làm cho Tâm ta không tránh khỏi thai trâu, bụng ngựa, ngạ quỉ, súc sanh. Suy nghĩ kỹ lại thật là ngu si! Mình cứ ở trong lục đạo gần gũi cái thân này rồi đến cái thân kia, bị thân này thân kia lừa gạt một lần, hai lần, ba lần v.v… biết đến khi nào mới thôi!

Thật là đau lòng!

Lai Quả chí thành trăm lạy, xin chư Đại Đức cứu giúp Tâm này. Đây gọi là CỨU TÂM.

---o0o---


TRÍCH TRONG LÂM GIAN LỤC



Ngài Văn Thù nói: “Nay làm những việc thiện vốn là chưa từng làm, tất cả pháp cũng vậy, đều đồng với trước kia” cho nên, ngay lúc làm mà chẳng làm vì chẳng có kẻ làm, đang lúc làm mà chẳng làm vì sự làm chẳng có tự tánh, mặc cho vạn pháp tung hoành, thường đồng với vô sanh. Nên biết: Nam châm nhất định là không có hút sắt, vô minh chẳng duyên chư hạnh.

Ông Bàng Uẩn lúc lâm chung có hai câu kệ rằng: Không hoa lạc ảnh,

Dương diệm phiên ba. Nghĩa là:

Hoa đốm trên không hiện ra hình bóng, Dương diệm nổi lên làn sóng.

Ngài Vĩnh Minh tán thán rằng: Lời này không lọt vào kiến chấp “có” và “không”, khéo được ý chỉ Vô sanh, kẻ học nên quán sâu vào đó.

Đại Trí Độ Luận nói: “Người thường cho đất là kiên cố, tâm vô hình thể, ấy là lời hư vọng”. Phật nói tâm lực là lớn nhứt, khi hành bát nhã ba la mật, có thể làm tan rã đại địa, làm thành vi trần. Địa có sắc, hương, vị, xúc, nặng nên chẳng có sở tác động.

Thủy thiếu hương nên có tác động hơn Địa. Hỏa thiếu hương và vị nên có tác động hơn Thủy. Phong thiếu sắc, hương, vị nên có tác động hơn Hỏa. Tâm chẳng có sắc, hương, vị, xúc nên sức mạnh lớn hơn cả. Người Tâm nhiều phiền não trói buộc thì tâm lực yếu kém, kẻ thiện tâm hữu lậu, dù chẳng có phiền não, nhưng vì có tâm chấp lấy pháp tướng, nên tâm lực cũng còn kém. Tâm nhị thừa vô lậu dù chẳng chấp lấy tướng, nhưng còn chấp lấy pháp, nên tâm lực còn có số lượng, chẳng sử dụng hết được.

Chư Phật và Đại Bồ Tát thường ở nơi Thiền định, Trí huệ vô lượng vô biên, đối với sanh tử và Niết Bàn chẳng có phân biệt. Tâm lực chẳng có gì chướng ngại, trong một niệm có thể làm tan rã mười phương tất cả hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới thành bụi nhỏ. Nên biết cái sức lực của tâm lớn như thế, chỉ vì chúng sanh vọng chấp mà chẳng tự biết. Nói tóm lại: Thật tướng của tất cả các pháp, kỳ thực chẳng có khác biệt, chỉ vì trí huệ có cao thấp, nên tự cho là khác biệt mà thôi.

Tăng hỏi Ngưỡng Sơn Hòa Thượng: Hoà Thượng bình thường khai thị cho người học, thường vẽ tướng tròn là ý chỉ thế nào?




7



Đáp: Ấy là việc không đáng kể, nếu ông lãnh hội thì chẳng từ bên ngoài đến, nếu không lãnh hội thì cũng chẳng mất. Nay ta hỏi ông: Ông tham thiền học đạo, vậy các bậc Tôn Túc có chỉ trên thân ông cái nào là Phật Tánh của ông? Cho Nói là phải hay Nín là phải? Nếu cho Nói là phải thì như người mù mò lổ tai, cái vòi, răng của con voi; nếu cho Nín là phải, tức là vô tư, vô niệm. Cũng như mò cái đuôi của con voi, nếu cho chẳng nói chẳng nín là Trung đạo, như mò cái lưng của con voi, nếu cho tất cả đều phải như mò bốn chân của con voi, nếu tất cả đều chẳng phải thì thành ra kéo con voi lọt vào “Không Kiến”. Chính đang lúc những kẻ mù đều nói thấy con voi, đâu có biết ở trên con voi chỉ diễn ra những tên gọi sai biệt thôi. Nếu ông thấu suốt được lục cú (Nói, nín, chẳng nói chẳng nín, cũng nói cũng nín, tất cả đều phải, tất cả đều chẳng phải) thì đừng nên mò con voi là tốt nhất. Chớ nên nói cái giác chiếu soi hiện nay là phải, cũng chớ nên nói là chẳng phải. Cho nên Tổ sư nói:

Bồ Đề bổn vô thị, Diệc vô phi Bồ Đề. Cánh mích Bồ Đề xứ,

Chung thân lụy kiếp mê. Nghĩa là:

Bồ Đề vốn chẳng có thị phi tương đối, vì người mê chấp có Bồ Đề thật muốn tìm chỗ Bồ Đề, thì sự mê từ kiếp này sang kiếp khác còn hoài.

Bồ Tát Long Thọ nói: “Giả sử sanh có trước, sau mới có lão tử, chẳng có lão tử mà có sanh, thì sanh chẳng có lão tử”. (Nếu chẳng cần Lão Tử mà có sanh thì sự sanh đó độc lập, không cần có Lão Tử, nhưng chúng ta thấy rõ ràng sanh có lão tử, cho nên sanh có trước là không đúng).

Nếu trước có lão tử, sau mới có sanh, là chẳng có nhân, chẳng sanh mà có lão tử!

Nếu lấy hai bài kệ này để quán sự sanh tử của chúng sanh, cũng như muốn tìm chỗ bắt đầu của vòng tròn, là chẳng có chỗ đúng, cho nên chúng ta được biết: “Người xưa ngộ được ý này, ở nơi đi và trụ đều chẳng bị chướng ngại, là do sự quán được vạn vật bất nhị mà thôi”.

Kinh Duy Ma Cật nói: “Văn Thù khéo đến, chẳng có tướng đến mà đến, chẳng có tướng thấy mà thấy”.

Văn Thù đáp: Đúng vậy! Này cư sĩ! Nếu đến rồi thì chẳng còn đến nữa, nếu đi rồi thì không còn đi nữa. Tại sao? Vì kẻ đến không có chổ xuất phát, kẻ đi không có chổ đến, sự đã thấy không còn thấy.

Khởi Tín Luận nói: “Nếu Tâm có tướng thấy thì có cái tướng chẳng thấy. Chân tâm lìa thấy tức là cái nghĩa chiếu soi khắp nơi”. Nếu có tướng khứ lai và tướng thấy, thì mất cái nghĩa chánh rồi. Cũng như người thường nói: Tánh của gió vốn là động, thật thì không đúng. Gió vốn chẳng động mà có sức làm động vạn vật. Nếu gió vốn có động thì mất tự thể, chẳng còn có sức động nữa. Do đó được biết: Sự động là để tỏ bày sự chưa từng động, sự khứ lai và tướng thấy cũng vậy.

Phật xưa có bày kệ rằng:

Có người cuốc đất lộ, Lấy làm thành pho tượng, Kẻ ngu nói tượng sanh,




8


Người trí nói đất lộ,

Sau bị quan xét ra,

Lấy tượng đắp lại lộ,

Tượng vốn chẳng sanh diệt,

Lộ cũng chẳng mới cũ.


Bài kệ của Ngài Tường Công: Hoàng Long lão Hòa Thượng, Có lời thiền sanh duyên.

Sơn Tăng nói pháp Ngài, Nay vì ông kể ra.

Để cho ông thấu suốt, Mèo biết rình bắt chuột.

---o0o---


TRÍCH LỤC TRONG ĐẠI HUỆ THIỀN SƯ THƯ



Sợ hãi sanh tử mà gốc nghi nhổ chẳng hết, thì trăm kiếp ngàn đời trôi theo nghiệp mà thọ báo, trồi lên hụp xuống chẳng có lúc dừng, tốt nhất là mạnh dạn một phen nhổ sạch gốc Nghi, bèn có thể chẳng rời tâm chúng sanh mà thấy tâm Phật. Nếu có nguyện lực từ hồi trước, gặp bậc thiện tri thức chân chánh, dùng phương tiện khéo léo dẫn dắt thì có gì mà khó! Thấy chăng? Cổ Đức nói: “Sông hồ không có tâm làm chướng ngại người; Phật Tổ chẳng có ý gạt gẫm người. Chỉ tại đương nhân qua chẳng được, chớ chẳng nên nói sông hồ làm chướng ngại người. Ngôn giáo của Phật Tổ tuy chẳng gạt gẫm người, mà chỉ vì người học đạo nhận lầm phương tiện, ở trong một ngôn, một cú, cầu diệu, cầu huyền, cầu đắc cầu thất, do đó mới thấu triệt chẳng được, chớ chẳng nên nói Phật Tổ gạt người. Như người mù chẳng thấy ánh sáng mặt trời, mặt trăng là lỗi của người mù chớ chẳng phải lỗi của mặt trời, mặt trăng”.

Đây là học cái đạo lìa tướng văn tự, lìa tướng phân biệt, lìa tướng ngôn ngữ này vậy.


THƯ GỬI TRƯƠNG ÍCH CHÍ



Chúng sanh hằng ngày hiện hành vô minh, nên hễ thuận với vô minh thì sanh hoan hỷ, còn nghịch với vô minh thì đâm ra phiền não. Phật, Bồ Tát chẳng phải thế, các Ngài lại dựa vào vô minh để làm phật sự. Vì chúng sanh lấy vô minh làm nhà cửa, nghịch với vô minh là phá nhà cửa của chúng sanh, nên Phật, Bồ Tát thuận với vô minh là để theo cái chấp trước của chúng sanh mà dẫn dụ họ. Ngài Vĩnh Gia nói:

“Thật tánh vô minh tức Phật tánh, Thân không huyễn hoá tức Pháp thân” là cái đạo lý này vậy.


THƯ GỬI TRIỆU SƯ TRỌNG






9



Cái đạo lý này hướng lên trên sự việc tìm tòi thì nhanh, còn nếu hướng xuống dưới cái ý căn suy nghĩ tính toán thì càng thấy xa vậy. Do đó, ông già Thích Ca trên hội Pháp Hoa chỉ độ được đứa bé gái tám tuổi, trên hội Niết Bàn chỉ độ được một gã đồ tể, trên hội Hoa Nghiêm chỉ độ được một đồng tử. Xem cách thức thành Phật của ba vị đó, họ có từng hướng ra ngoài để cầu chứng đắc, cực khổ siêng năng tu hành gì đâu! Phật cũng chỉ nói “Nay ta vì ông bảo nhậm việc này”, chẳng hề hư dối vậy. Chỉ nói vì người bảo nhậm mà thôi, chứ chẳng nói có pháp có thể truyền, để cho ông hướng ra ngoài tìm cầu, rồi sau đó mới thành Phật.

May mắn có được thể cách như thế, tại sao không tin? Ví như lập tức tin nổi, chẳng hướng ra ngoài tìm cầu, cũng chẳng có chứng đắc ở trong tâm, thì bất cứ chỗ nào lúc nào cũng được giải thoát. Sao vậy? vì đã không hướng ra ngoài tìm cầu, thì trong tâm lặng lẽ yên tịnh, vì đã chẳng chấp có chứng đắc thì ngoại cảnh u nhàn.


BÀI KỆ của CỔ ĐỨC:


Phong động tâm diệu thọ,

Vân sanh tâm khởi trần.

Nhược minh kim nhật sự,

Muội khước bản lai nhân.


Dịch nghĩa:


Gió động tâm thổi cây,

Mây sanh tánh nổi trần.

Nếu rõ việc hôm nay,

Che khuất mặt bản lai


Giảng nghĩa:


Thấy gió động, tự tâm thổi cây, Biết mây sanh, tự tánh nổi trần. Nếu thấy biết rõ việc hôm nay, Tức là che khuất mặt bản lai.
Gió thổi, mây bay, cho đến tam tạng giáo điển, tất cả phật pháp đều là việc hôm nay.

---o0o---



TRÍCH TRONG PHẬT HỌC VỀ TÔN GIÁO CỦA NHÂN LOẠI


Tất cả tôn giáo trên thế giới đều phải có đủ các yếu tố sau đây: 1- Oai quyền.

2- Nghi thức.

3- Suy lường.

4- Truyền thống.

5- Thần trị và ân điển.





10


6- Thần bí.

Về tôn giáo của nhân loại, sáu yếu tố này đã phát huy được tác dụng trọng yếu, nhưng mỗi thứ yếu tố ấy đều có thể làm mất sự khống chế mà sanh ra các tệ đoan. Tệ đoan này làm cho thực cảnh của tôn giáo ngày càng hoang vu, hủ bại (mục nát), lạc đề, đầy thất bại và lẩn quẩn trong mê tín.

Phật Thích Ca quyết tâm rửa sạch miếng đất hoang vu này, để cho chân lý được mọc mầm. Phật giáo đối với sáu yếu tố này đều không có một chút dính dáng. Do đó làm cho người ta hoãng sợ, vì theo cách quan sát của người thường, nếu một tôn giáo mà thiếu sáu yếu tố này thì không thể tồn tại được.

Nhưng sự thực này đều được chứng tỏ như sau:

I- Phật Thích Ca Hoằng Dương Một Tôn Giáo Chẳng Có Oai Quyền.

Đặc quyền của Bà La Môn đứng trên bốn giai cấp ở Ấn Độ đều bị Phật quét sạch.

Phật nói với mọi người, chớ nên tin và ỷ lại thói quen của thế tục, chớ nên vì thấy một học thuyết ở trên kinh điển mà cho là phù hợp với tín ngưỡng của mình, hoặc vì lời khai thị của Đạo Sư mình, mà mình lại tin và mến nó cho nó là ngọn đèn của mình.

Chúng ta ở hiện tại cho đến sau khi chết chỉ tin nơi chính mình, chẳng cần sự tiếp tay của người khác. Chỉ có khả năng của chính mình mới đạt được cảnh giới tối cao.

II- Phật Hoằng Dương Một Tôn Giáo Chẳng Có Nghi Thức.

Phật cho rằng tất cả nghi thức điển lễ chỉ có hiệu lực bó buộc tinh thần của con người. Về điểm này, nhiều tác giả hình dung Phật giáo chẳng thuộc về lý tánh đạo đức tôn giáo nào cả.

III- Phật Hoằng Dương Một Tôn Giáo Chẳng Có Suy Lường.

Lý do này rất đơn giản. Đối với sự cầu tri giải của tham dục. Phật cho là không thể giúp trong việc khai mở trí huệ. Thí dụ như một người bị một mũi tên độc bắn trúng, không cho thầy thuốc chữa liền, mà còn để tìm hiểu mũi tên người bắn v.v… thì như thế, người bị thương sẽ chết trước khi tìm hiểu được.

IV- Phật Hoằng Dương Một Tôn Giáo Chẳng Có Truyền Thống.

Phật kêu gọi một tín đồ từ chổ bị đè ép nặng nề mà tự giải thoát, chớ nên tôn sùng ỷ lại và giữ lại những lời dạy bảo của đời trước truyền xuống. Nếu tín thọ phụng hành những giáo điều ấy, sẽ làm cho mình bị mê hoặc và đau khổ, biết đến khi nào tự giác, tự chứng được chính mình! Phật cho rằng nên cắt đứt truyền thống đời xưa là tốt nhất.

V- Phật Hoằng Dương Một Tôn Giáo Nhấn Mạnh Tự Lực, Không Cầu Ân Điển.

Vận mệnh của mình không do người khác định đoạt, dù là thần, tiên cho đến Phật cũng không giải thoát dùm cho mình được, mà phải nhờ tự lực mới giải thoát đến cùng tột.

VI- Phật Hoằng Dương Một Tôn Giáo Không Thần Bí.

Phật nói tất cả bói toán, tiên tri… đều là môn học thấp kém, không cho môn đồ làm những phép thần bí này. “Phàm dùng tà thuật để hiển bày kỳ lạ, đều chẳng phải đệ tử của ta, làm phép thần bí là một việc rất nguy hiểm”.

Khi Phật tại thế, Phật luôn luôn phòng ngừa sáu yếu tố có hại kể trên sẽ xâm nhập vào Phật giáo. Vậy mà sau khi Phật diệt rồi, những tệ hại của sáu yếu tố này lần lần tràng khắp.





11



Nhưng sự di hại này không làm mất bản chất chân thật của Phật giáo, mà chúng tôi nhận thức như sau:

1- Rất chú trọng kinh nghiệm trực tiếp.

Xưa nay, chưa có một tôn giáo nào hoàn toàn dùng cách phán đoán do kinh ngiệm trực tiếp để làm sáng tỏ lập trường kinh ngiệm trực tiếp của cá nhân, mới là sự khảo nghiệm chân lý tối hậu đối với mọi vấn đế. Chớ nên y cứ vào một luận lý hoặc suy lý hay biện luận nào. Một đệ tử chân chính của Phật cần phải tự mình chứng ngộ mới được.

2- Rất khoa học.

Kinh nghiệm trực tiếp dẫu cho là sự phán đoán sau cùng, nhưng mục đích của nó là làm sáng tỏ sự quan hệ nhân quả của thế hệ sanh tồn, nghĩa là: Bỉ tồn tại thì thử tồn tại, bỉ chẳng tồn tại thì thử chẳng tồn tại.

3- Rất thực dụng.

Phật xóa bỏ tất cả các suy lường và tìm cầu bên ngoài, mà tập trung chú ý vế sự giải quyết vấn đề thực tế. Lời dạy của Phật chỉ là phương tiện tạm thời, chẳng có giá trị nào khác. Cũng như chiếc bè chỉ để qua sông, khi qua đến bờ bên kia rồi, thì thành vô dụng.

4- Trị liệu.

Phật nói “Ta chẳng ý kiến của người. Ta chẳng hỏi tôn giáo của ngươi, Ta chỉ hỏi ngươi có bệnh gì?”

Phật nói “khổ và cách dứt khổ, bệnh và cách dứt bệnh, ta chỉ khai thị cho ngươi việc này”.

5- Nhân bản.

Phật thuyết pháp chẳng từ sự bắt đầu của vũ trụ, chỉ nói về thực tế của con người, nói về vấn đề của con người, tánh chất của con người và động lực phát triển của con người mà thôi.

6- Rất dân chủ.

Phật phê bình và đã kích chế độ giai cấp, nhất là sự thiết lập năng lực khuynh hướng về chế độ truyền thừa.

Phật sanh ra từ giòng vua chúa, thuộc giai cấp thống trị, lại còn là Tăng sĩ Bà La Môn

(có đặc quyền đứng trên bốn giai cấp ở Ấn Độ) mà vẫn quyết định đả phá giai cấp, chẳng màng địa vị xã hội của mình, lấy sự bình đẳng mà đối với đại chúng.

7- Tự tánh tự độ.

Phật pháp là vì sự lợi ích chung cho tất cả chúng sanh, nhưng rất chú trọng về phương tiện tu tập của cá nhân. Đối tượng của Phật thuyết pháp là là mỗi cá nhân, Phật muốn mỗi người đều nhìn ngay chính mình để đạt được Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên Phật nói với A Nan rằng: “Ngươi hãy làm đèn sáng cho chính mình, ngươi phải làm nơi nương tựa cho chính mình, chớ nên nương tựa bên ngoài, phải siêng năng tu tập để giải thóat cho mình”.

Ghi Chú:

Chế độ truyền thừa: Cha làm vua thì con cháu là giai cấp vua; cha làm nô lệ thì con cháu là giai cấp nô lệ.





12


---o0o---


PHÁP MÔN AN TÂM CỦA TỔ ĐẠT MA


Lúc mê thì người đuổi theo Pháp (còn pháp chấp), lúc ngộ thì Pháp đuổi theo người (hết pháp chấp); mê thì sắc thân làm chủ Tâm thức, ngộ thì Tâm thức làm chủ sắc thân, hễ có khởi Tâm phân biệt so đo cái hiện lượng của tâm thức, thì đều như mộng huyễn, nếu Tâm thức tịch diệt, chẳng còn chỗ mống khởi, gọi là Chánh giác.

Hỏi: Thế nào là hiện lượng của Tâm thức?

Đáp: Thấy tất cả pháp Có, Có chẳng tự Có, do tự tâm chấp thật thành Có; thấy tất cả pháp Không, Không chẳng tự Không, do tự Tâm chấp thật thành Không, cho đến bất cứ pháp nào cũng vậy, đều do tự tâm chấp Có chấp Không mà thành.

Nếu tạo tất cả tội mà người ấy tự thấy được Pháp Vương của mình (kiến tánh triệt để), thì liền được giải thoát. Nếu ở nơi sự được ngộ thì sức dụng mạnh hơn, nơi sự mà thấy được pháp tánh (tự tánh) thì bất cứ ở chỗ nào đều chẳng mất chánh niệm, nơi văn tự được ngộ thì sức dụng yếu kém. Sự tức là Pháp, Pháp tức là Sự, Sự và Pháp chẳng hai chẳng khác, dẫu cho người chạy nhảy nhào lộn, đủ thứ vận dụng đều chẳng ra ngoài phạm vi của pháp giới. Nếu đem pháp giới để nhập pháp giới, ấy là kẻ ngu si, bất cứ làm việc gì đều chẳng ra ngoài pháp giới tâm, tại sao? Vì Tâm thể tức là Pháp giới vậy.

Hỏi: Người thế gian đủ thứ tu học, tại sao chẳng đắc đạo?

Đáp: Vì thấy có TA nên chẳng đắc đạo. TA tức là NGÃ. Bậc thánh gặp khổ chẳng lo, gặp vui chẳng mừng, vì chẳng thấy có TA, nên chẳng biết khổ vui, vì quên mình nên mới được đến chỗ hư vô, TA còn tự quên thì đâu còn sự vật nào mà chẳng quên!

Hỏi: Pháp đã là KHÔNG thì còn ai tu đạo?

Đáp: Có “Ai” mới cần tu đạo, nếu không có “Ai” thì chẳng cầu tu đạo. Cái Ai này chính là ngã, nếu không chấp ngã thì gặp sự vật gì đều chẳng sanh tâm phải quấy, phải do ta tự phải, mà sự vật chẳng phải, quấy do ta tự quấy, mà sự vật chẳng quấy, nơi tâm vô tâm, ấy gọi là thông đạt Phật đạo. Nơi vật mà chẳng khởi tri kiến gọi là đạt đạo. Hễ gặp sự vật nào cũng liễu đạt nguồn gốc của nó thì người ấy được khai mở Huệ nhãn.

Người trí tùy sự vật mà chẳng tùy tự kỷ (hết ngã chấp) nên chẳng có thuận nghịch lấy bỏ, kẻ ngu tùy tự kỷ (còn ngã chấp) chẳng tùy sự vật nên có thuận nghịch lấy bỏ. Chẳng thấy một vật gọi là kiến đạo (thấy vật chẳng chấp thật cũng như chẳng thấy), chẳng hành một vật gọi là hành đạo, ở tất cả nơi chẳng có nơi (ở tất cả nơi chẳng chấp thật cũng như chẳng nơi), ngay khi làm mà chẳng có năng làm, chẳng có sở làm, tức là thấy Phật. Lúc thấy có tất cả tướng tức là có cái kiến chấp để chấp tướng nên bị đọa địa ngục, do chiếu soi thấu triệt pháp tánh nên được giải thoát. Hễ có sự tưởng nhớ phân biệt, ấy đều là những việc của bên chảo dầu sôi, lò lửa than, liền hiện tướng sanh tử. Nếu thấy pháp giới tánh (tức là thấy tự tánh, cũng gọi là Niết Bàn tánh) chẳng có sự tưởng nhớ phân biệt, tức là pháp giới tánh.

Vì tâm chẳng phải sắc (vật chất) nên phi hữu, thường dụng mà chẳng gián đoạn nên phi vô, dụng mà thường không nên phi hữu, không mà thường dụng nên phi vô (chữ phi ở đây là công cụ để phá chấp, không được cho là chẳng phải).

---o0o---





13



BA LẦN CẢNH CÁO KHI SẮP NHẬP NIẾT BÀN CỦA PHẬT THÍCH CA


PHẬT sắp nhập niết bàn, khai thị lần cuối cùng có ba lần cảnh cáo. Lúc bây giờ Đức Thế Tôn từ sơ thiền đến nhị thiền, tam thiền cho đến nhập diệt tận định, rồi từ diệt tận định trở ngược lại, cho đến sơ thiền. Thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng: “Ta dùng bát nhã thâm sâu, quán khắp tất cả lục đạo trong tam giới, căn bản tánh lìa, cuối cùng tịch diệt, đồng với tướng hư không, vô danh vô thức, tình chấp đoạn diệt, vốn là bình đẳng, chẳng cao chẳng thấp, chẳng thấy chẳng nghe, chẳng tri chẳng giác, chẳng thể trói buộc, chẳng thể giải thoát, vô chúng sanh, vô thọ mạng, chẳng sanh chẳng khởi, chẳng tận chẳng diệt, phi thế gian phi phi thế gian, Niết Bàn sanh tử đều bất khả đắc, nhị tế (trước, sau) bình đẳng, các pháp bằng nhau việc làm đồng như chẳng làm, cứu cánh yên tịnh. Từ pháp vô trụ, hành theo pháp tánh, dứt tất cả tướng, chẳng có một vật, pháp tướng như thế đều bất khả đắc. Những kẻ biết được gọi là người xuất thế gian, việc này chẳng biết gọi là sanh tử bắt đầu, các người cần phải đoạn dứt vô minh, diệt sự bắt đầu của sanh tử”.

Lần thứ nhì, cũng từ Sơ thiền cho đến Diệt tận định, rồi từ Diệt tận định trở ngược lại cho đến Sơ thiền. Thuận nghịch ra vào chín bậc thiền định xong, lại nói với đại chúng rằng: “Ta dùng Ma Ha Bát Nhã quán khắp hữu tình vô tình trong tam giới, tất cả người và pháp đều là cứu cánh, chẳng có kẻ trói buộc, chẳng có người giải thoát, vô trụ vô y (chẳng nơi nương tựa) chẳng thể nhiếp trì, chẳng vào tam giới, vốn là thanh tịnh, chẳng cáu bẩn, chẳng phiền não, bằng với hư không, bất bình đẳng, phi bất bình đẳng, tất cả tư tưởng động niệm trong tâm đều ngưng nghỉ, pháp tướng như thế gọi là đại Niết Bàn, chơn thật thấy được pháp này gọi là giải thoát, phàm phu chẳng thấy gọi là vô minh”.

Nói xong nhập Siêu thiền lần thứ ba, từ Sơ thiền cho đến Diệt tận định, rồi từ Diệt tận định trở ngược lại cho đến Sơ thiền, lại nói với đại chúng rằng: “Ta dùng Phật nhãn quán khắp tất cả các pháp trong tam giới, thực tế của vô minh tánh vốn giải thoát, tìm khắp mười phương đều chẳng thể được. Vì căn bản của vô minh chẳng có, nên nhánh lá của vô minh đều sẵn giải thoát, vì vô mình giải thoát nên lão tử đều được giải thoát. Do nhân duyên này nay ta an trụ nơi Thường Tịch Diệt Quang (ánh sáng thường tịch diệt) gọi là đại Niết Bàn”.

Lời cảnh cáo kể trên đều do lòng đại bi bất khả tư nghì của Phật, thuận nghịch nhập siêu thiền rồi nói ra. Kẻ gặp được sự dạy bảo này, nên lấy xương mình làm bút, lột da mình làm giấy, chích máu mình làm mực, viết ra để cạnh mình, chẳng nên giậy phút tạm quên, chẳng nên sát na mất sự chiếu soi. Theo ba lần cảnh cáo cuối cùng của Phật, quán tất cả pháp trong tam giới, nói bản tánh vô minh vốn là giải thoát, cho nên khắp mười phương trong pháp giới, hoặc hữu tình, hoặc vô tình, hoặc hữu tánh, hoặc vô tánh, núi sông, đất đai, cỏ cây, người, vật … Chẳng trong tam giới, chẳng ngoài tam giới, chẳng theo sanh tử, chẳng trụ Niết Bàn, đều đồng nhất tâm của chơn như diệu tánh. Nếu tín giải như vậy thì đốn ngộ được nhất thừa, chẳng còn lời bí mật nào hơn ý chỉ này!

Hỏi: Theo tục đế thì thánh phàm khác nhau, phàm phu vọng chấp thấy nghe, ngoài tâm kiến lập các pháp, bậc Thánh đã liễu ngộ nhất tâm, lại sao lại đồng thấy nghe như phàm phu?

Đáp: Bậc Thánh dù có thấy nghe, nhưng chẳng có chấp trước, luôn luôn diễn đạt vạn vật chẳng thật, đồng như huyễn hóa.




14



Như Kinh Đại Niết Bàn, Bồ Tát Ca Diếp bạch Phật rằng: Thế Tôn, nếu phiền não từ điên đảo tưởng sanh ra, thì tất cả các bậc Thánh đều thật có điên đảo tưởng, mà tại sao chẳng có phiền não, vậy nghĩa này là thế nào?

Phật hỏi: Tại sao nói bậc Thánh có điên đảo tưởng?

Ngài Ca Diếp nói: Thế Tôn, tất cả bậc Thánh thấy trâu cũng gọi là trâu, thấy ngựa cũng gọi là ngựa, thấy nam nữ, lớn nhỏ, nhà cửa, xe cộ và khứ lai đều cũng vậy, thế là điên đảo tưởng rồi!

Phật nói: Phàm phu có hai thứ tưởng, một là thế lưu bố tưởng (thế gian phổ biến lưu hành), hai là trước tưởng (tư tưởng chấp thật). Bậc thánh chỉ có thể lưu bố tưởng, chẳng có trước tưởng. Phàm phu vì sự cảm giác sai lầm, nơi thế lưu bố mà sanh ra trước tưởng, bậc Thánh vì hay chiếu soi thật tướng; nơi thế lưu bố chẳng sanh trước tưởng, nên phàm phu gọi là điên đảo tưởng; bậc Thánh dù biết nhưng chẳng gọi là điên đảo tưởng. Lại cảnh vốn tự không, đâu cần phải phá hoại sắc tướng rồi mới là không! Vì chơn tâm của bậc Thánh thường tự chiếu, chẳng nhờ nhân duyên mới sanh khởi, phàm phu thì chấp trước tri kiến, có năng có sở.

Nên Triệu Luận nói: “Hễ có sở tri thì có sở bất tri, chơn tâm của bậc Thánh vô tri nên vô sở bất tri, cái tri của bất tri mới được gọi là Nhất thiết tri”. Vậy Kinh nói: “chơn tâm của bậc thánh vô tri, vô sở bất tri là đáng tin lắm. Cho nên bậc thánh nơi tâm trống rỗng mà sự chiếu soi chẳng thiếu sót, suốt ngày tri mà chưa từng tri là vậy. Cũng như nước trong thì thấy bóng, đâu có sanh tâm năng sở, cảnh và tâm đều không, chẳng có cái tư tưởng giác tri”.

Trong kinh Lăng Già, Phật nói với Bồ Tát Đại Huệ rằng: “Cảnh thế gian như bóng tượng trong gương, và cảnh giới chiêm bao, nhưng chẳng phải trước mắt của bậc thánh không có cảnh thế gian. Phàm phu vì tư tưởng mê lầm nên đuổi theo cảnh chấp thật, gọi là vô minh điên đảo, chẳng phải minh trí. Bậc Thánh thấy cảnh đồng như phàm phu, mà chẳng có tâm niệm chấp trước, nên chẳng gọi là điên đảo”.

Giải thích rằng: Như thí dụ kể trên tỏ rõ cảnh chỉ có một, mà sự thấy có khác. Bậc Thánh chẳng phải không thấy cảnh thế gian, mà khi thấy đồng như thấy mặt trăng trong nước và bóng tượng trong gương vậy.

Hỏi: Sự thấy của phàm phu có năng thấy sở thấy, nên tâm và cảnh rõ ràng, vậy thì so với sự thấy của bậc Thánh làm sao phân biệt?

Đáp: Sự thấy của bậc Thánh thì Có và Không đồng thời chiếu soi, trong ngoài chẳng trụ, như tiếng dội trong hang, bóng hiện trong gương mà chẳng khởi tâm tác ý, sáng tỏ nhiệm mầu, tịch mà thường chiếu, nên nói là thường ở trong chánh niệm, cũng gọi là chánh tri. Kỳ thật, chẳng phải hữu niệm hữu tri, cũng chẳng phải vô niệm vô tri. Nếu chỉ vô niệm thì tịch mà mất sự chiếu soi, nếu chỉ có chiếu soi thì chiếu mà mất sự thường tịch, cả hai đều chẳng chánh. Chánh là ở chỗ Tịch và Chiếu đi song song với nhau.

Trong HOÀN NGUYÊN TẬP nói: “Tự tánh khởi chiếu, chiếu soi tất cả, liễu liễu tri mà vô sở tri, liễu liễu kiến mà vô năng kiến, trong ngoài sáng tỏ, cùng khắp pháp giới, cũng gọi là vô chướng ngại, nhãn của Phật TỲ LÔ GIÁ NA, tràn khắp mười phương chiếu soi tất cả quốc độ Phật” tức là nghĩa này vậy.

Lại nói: Tâm hay làm Phật, hay làm chúng sanh, hay làm thiên đàng, hay làm địa ngục, hễ tâm có sai biệt thì muôn ngàn cảnh giới sanh khởi, hễ tâm bình đẳng thì pháp giới trống rỗng yên tịnh. Tâm phàm thì tam độc nổi lên, tâm thánh thì lục thông tự tại, tâm không thì nhất đạo trong sạnh, tâm hữu thì muôn cảnh tung hoành, như tiếng




15



vang trong hang, lời hùng dội tiếng mạnh, như gương soi tướng, hình lõm hiện bóng co, thế thì biết vạn hạnh do tâm, tất cả tại ta. Bên trong hư thì bên ngoài chẳng thật, bên ngoài tế thì bên trong chẳng thô, thiện nhân tất gặp thiện duyên, ác hạnh khó tránh ác cảnh, sự vui của thiên đàng, sự khổ của địa ngục đều là tự tâm làm ra, chẳng phải người khác lãnh thọ, chẳng do trời sanh, chẳng do đất mọc, chỉ tại nhất niệm ban đầu của mình, nên có sự thăng trầm như thế.

Muốn được bên ngoài an hòa thì bên trong cần phải bình tĩnh, tâm không thì cảnh tịch, niệm khởi thì pháp sanh, nước đục thì làn sóng đen tối, nước trong thì bóng trăng sáng tỏ. Sự cần thiết của người tu hành đều chẳng ra ngoài những việc kể trên, gọi là cửa ải của chúng diệu, cũng là quê nhà của vạn linh, căn bản của thâm trầm và nguồn gốc của họa phước. Chỉ cần tự tâm luôn luôn được chánh niệm, đâu thể nghi ngờ cảnh giới bên ngoài! Cho nên, hễ lìa được tội hạnh, phước hạnh, bất động hạnh của chúng sanh, thì chẳng có quả báo khổ vui của tam giới, hễ lìa được kiến văn giác tri của chúng sanh thì đâu có cảnh giới của ngũ uẩn, lục căn, lục trần và lục thức! Nên biết, mê ngộ do thức, nhiễm tịnh do tâm, ấy cũng là mục tiêu của tiền triết hậu học, chỉ thị của muôn ngàn Kinh Luận vậy.

Trong kinh Lăng Già có bài kệ rằng: “Tâm niệm như nắm đất, làm ra như chén bát

(chén bát dụ cho chúng sanh, nắm đất dụ cho tự tâm), mỗi thứ dụ khác nhau, tất cả do tâm tạo”. Nếu nhất niệm chẳng sanh thì các duyên tự dứt, nên nói: “Nhất niệm tâm chẳng sanh thì các duyên tự dứt, nên nói: “Nhất niệm tâm chẳng sanh, vạn pháp không sai”. Hiện nay, hoặc tham sanh sợ chết; hoặc lo sống lo già; hoặc bỏ vọng bỏ thân, tùy theo tư tưởng mà tạo tác, nghiệp quả xoay chuyển mãi không dừng. Nếu liễu đạt sanh tử vô sanh, vọng tức vô vọng, một niệm tâm tịch, vạn lự (tất cả tâm và pháp) đều tiêu. Vậy thì biết hễ tâm ngộ là xong, chẳng còn pháp nào hơn nữa.

---o0o---


DUY TÂM QUYẾT


Nguyên Tác: Vĩnh Minh Thiền Sư



Dịch Giả: Thích Duy Lực


Nói đến chữ Tâm chẳng phải chơn, vọng, hữu, vô có thể phân biệt được; chẳng phải văn tự lời nói có thể diễn tả được. Nhưng các bậc Thánh ca ngợi, các Hiền triết giải thích, ngàn lối khác nhau, chỉ là tùy theo đương cơ mà giả lập phương tiện, cuối cùng đều qui về một pháp mà thôi.

Nên kinh Bát Nhã nói Bất nhị, Pháp Hoa nói Nhất thừa, Tư Ích nói Bình đẳng Như như, Hoa Nghiêm nói Thuần chơn Pháp giới, Viên Giác Kiến lập tất cả, Lăng Nghiêm Bao gồm mười phương, Đại Tập Nhiễm tịnh dung thông, Bảo Tích Căn trần hòa hợp, Niết Bàn An nơi bí tạng, Tịnh Danh Đạo tràng khắp nơi… tất cả tổng nhiếp bao gồm, tỏ hết sự và lý chẳng có thiều sót. Cho nên một pháp ngàn tên, tùy duyên lập hiệu, người học đạo chớ nên mê lầm việc tùy sự lập danh, kẹt vào lời nói phương tiện mà cho chúng sanh là giả chư Phật là thật! Nếu ngộ được nhất pháp thì vạn pháp viên thông, sự mắc kẹt nhiều kiếp ngay đó tan rã, vô biên diệu nghĩa nhất thời đều thông, thấu triệt nguồn gốc của tâm pháp, rõ hết phương tiện của chư Phật, chẳng tốn một chút công lực, chẳng dời một bước mà du lịch hằng sa thế giới, không một Phật sát đạo tràng nào mà chẳng đến, không một pháp hội nào mà chẳng dự, không một tướng nào mà chẳng phải thật tướng, không một nhân nào mà chẳng viên nhân (cái nhân tròn đầy bao gồm tất cả tâm pháp), hằng sa Như Lai rõ ràng ngay trước mắt, mười




16



phương Phật pháp sáng tỏ trong bàn tay, núi sông cao thấp cùng chuyển căn bản Pháp luân, hàm linh lớn nhỏ phổ hiện sắc thân Tam muội. Ở một chỗ mà mười phương cùng hiện, giảng một âm mà pháp giới đồng nghe, nói huyền nói diệu mà chẳng hoại pháp thế gian, muôn ngàn biến hóa mà chưa dời chỗ thật tế. Cùng tam thế chư Phật nhất thời hành đạo, với mười loại chúng sanh đồng chứng Niết Bàn, đánh trống Phật pháp nơi cung ma, sấm sét Phật pháp nơi xứ tà, đi ngược mà tự thuận, nơi cương mà tự nhu, lên cao mà chẳng nguy, nước đầy mà chẳng tràn, ở yên trên đất tuyệt học, sâu vào nguồn gốc vô vi, nhập cửa huyền của chúng diệu, dạo cảnh giới của thật tướng.

Chẳng một pháp vốn có, chẳng một pháp mới thành, diệt trung biên, tuyệt tiền hậu, ấn đồng dị (đồng và dị cùng trong một pháp ấn), nhất khứ lai. Muôn cảnh cùng quán, nhất tâm bình đẳng, tiếng Phật thường nghe, huệ quang thường chiếu, đây là Đại Tịch Tam Muội Kim Cang định môn Thánh phàm bằng nhau, cổ kim đều vậy. Như tánh ướt của giọt nước với biển cả vốn đồng, sự dung nạp của cái lổ nhỏ bằng hạt cải so với hư không chẳng khác, kẻ tin được thì công siêu nhiều kiếp, kẻ ngộ được thì rõ trong sát na.

Cái pháp môn của nhất tâm này thật là đại đạo chẳng có phương sở, tụ tập bụi trần mà chẳng phải hợp, tan rã quốc độ mà chẳng phân (phân tán), hòa quang mà bất quần (chẳng phải nhiều chúng hợp lại), đồng trần mà chẳng nhiễm, siêu xuất mà chẳng lìa, dung hợp mà chẳng tụ, nuôi dưỡng Thánh phàm mà chẳng có hình tướng thật chất để thấy, kiến đạo pháp giới mà chẳng có tên họ để gọi, che khắp cỏ cây, phủ khắp cổ kim, cùng khắp hư không pháp giới, bầu trời chẳng thể che lấp bản thể, thường chiếu thường hiện, địa ngục chẳng thể ẩn dấu ánh sáng, vô trụ vô y, trần lao chẳng thể đổi cái tánh, phi thuần phi tạp, muôn pháp chẳng thể dấu cái chơn, vắng lặng mà âm thanh khắp nơi, vô tướng mà hình tượng đầy trời, dung hợp lẫn nhau mà cảnh vật muôn ngàn sai biệt, hình tướng sum la chỉ là một, chẳng tụ chẳng chia, chẳng vì việc hỏng mà mất bản thể, cũng đồng cũng khác, tùy duyên mà chẳng cần giữ tánh, tức tướng là tánh nên chẳng ngại kiến lập; tức lý là sự nên chẳng hoại chơn thường. Dùng cái không của hữu, đâu ngại đủ thứ sanh khởi; dùng cái động của tịnh, đâu ngại muôn cảnh tịch lặng, nói một thì lớn nhỏ khác nhau, nói khác thì cao thấp đều bằng, nói có thì chơn lý tịch diệt, nói không thì sự dụng chẳng bỏ, dù sanh mà thường tịch, tướng thế gian trống rỗng, dù động mà thường trụ, muôn pháp chẳng dời; dù ẩn mà thường khởi, thích ứng tùy cơ. Chẳng giả mà ảo tưởng hòa hợp, chẳng thật mà chơn tánh trạm nhiên, chẳng thành mà đủ loại cùng sáng, chẳng hoại mà các duyên tự tuyệt. Cảnh dù hiện mà chẳng có tánh hiện, trí dù chiếu mà chẳng có công chiếu, tịch và dụng chẳng khác, năng và sở chỉ một. Đồng như gương sáng mà vạn tượng chẳng thể giấu hình, tánh như hư không mà các tướng chẳng rời bản thể, làm tạng thường trụ, làm cửa biến thông, trạm nhiên kiên cố thường tùy vật biến hóa, lăng xăng tạo tác mà chẳng động được chơn như, thân nam ẩn, thân nữ hiện, phương Đông nhập, phương Tây xuất, đang còn mà thường diệt, đang nắm mà thường buông, phổ biến mà ánh sáng chẳng động, khắp nơi mà một vật chẳng có, một hạt bụi gồm vô biên quốc độ, một niệm tưởng lập vô tận cổ kim. Tức tịnh thường nhiễm ở thật tướng mà chẳng phải thăng (cấp bậc cao), tức đục thường trong, vào lục đạo mà chẳng phải đọa.

Nhìn bên ngoài chẳng dư, nhìn bên trong chẳng thiếu, đầy mắt mà chẳng thấy, đầy tai mà chẳng nghe, đầy lòng mà chẳng biết, đủ lượng mà chẳng hay, đã thành mà chẳng cũ, nay hiện mà chẳng phải mới, chẳng mài mà tự sáng tỏ, chẳng chùi mà tự trong sạch, chơn tánh độc lập, diệu thể thường trụ, linh quang xán lạn, công đức đầy tràn.

Diệu dụng của hàm linh phổ hội, làm vua của muôn Pháp, Tam thừa và Ngũ tánh



(năm thứ chủng tánh: tam thừa, ngoại đạo và bất định chủng tánh) qui tụ, làm mẹ của





17



ngàn Thánh, độc tôn độc quý, chẳng gì sánh bằng, là chơn pháp yếu, là thật đại đạo, tông tích nhiệm mầu chẳng định, tùy theo tánh vật mà vuông tròn, diệu dụng thích ứng tự nhiên, tùy theo căn cơ mà ẩn hiện, cho nên gốc sanh ngọn mà ngọn tùy gốc, thể dụng lẫn nhau; chơn thành tục mà tục lập chơn, thánh phàm cùng tỏ; chính ta giúp người mà người giúp ta chủ bạn cùng tham.

Chúng sanh thành Phật mà Phật độ chúng sanh, nhân quả rõ ràng. Cảnh chẳng tự tánh mà người khác thành tự kỷ, tâm chẳng tự tánh mà tự kỷ thành người khác, lý chẳng thành tựu mà một tức nhiều, sự chẳng thành tựu làm nhiều tức một, tướng dù giả mà âm thầm một thể, tánh dù thật mà thường nơi vạn duyên. Dù hiển lộ mà tìm cầu rất khó, dù siêu tuyệt mà đại dụng chẳng ngại, hiện ra ảo tượng nơi một tánh mà dung chơn (dung hợp Chơn đế), Tịch diệt linh thiêng, nhờ sum la mà hiển tướng. Đế và trí

(Đế: Chơn đế, Tục đế. Trí: Quyền trí, Thật trí) phát minh lẫn nhau, nhiễm và tịnh huân tập lẫn nhau, tùy sức yếu mạnh mà chìm nổi vô thường, tùy duyên tụ tán mà nắm buông chẳng định, nhiếp nhau thì vi trần chẳng hiện, giúp nhau thì muôn cảnh đều sanh, đến như bóng trăng bỗng hiện trong nước, đi như đám mây bỗng tan trên trời, động tịnh vô ngại, trống rỗng thấu nhập, tương sanh tương khắc, linh thông khó lường, chẳng trong chẳng ngoài, diệu tánh khắp nơi.

Biển trí mênh mông dung nạp tất cả chẳng kẻ thiếu sót, linh châu (tự tánh) sáng tỏ, chiếu khắp mười phương chẳng từng mảy may ẩn giấu. Như vàng thiệt tùy theo đồ dùng làm ra đủ thứ khuôn hình, muôn ngàn sai biệt mà chẳng ngại, như trong lặng nối nhiều làn sóng, hiển tướng mà bản thể chẳng chút mất mát. Đều đúng đều sai, cũng tà cũng chánh, chẳng có mà thị hiện có, mơ hồ như trong mộng, chẳng thành mà tựa như thành, thấm thoát như huyễn hóa. Tùy nguồn không mà sanh diệt, pháp pháp vô tri, theo biến ảo mà thịnh suy, duyên duyên tuyệt đối (đối đãi). Cho nên, đỉnh núi chót vót mà chẳng vực thẳm, biển rộng không đáy mà chẳng thâm sâu, tam độc, tứ đảo (điên đảo) mà chẳng phải phàm, bát giải lục thông mà chẳng phải Thánh, đồng ở đất chơn như tịch diệt, cùng vào cửa bất nhị vô sanh. Tạo tác trong đạo giải thoát, trùng trùng vô tận hiển hiện trong bất tư nghì, mỗi mỗi khó tìm, đâu thể kiến lập thủy chung, chỉ định xứ sở! Đâu cần sùng chơn chê vọng, chán dị ham đồng!

Lại muốn hoại thân thể huyễn hóa, muốn dứt ý thức chiêm bao; mà chẳng biết mỗi niệm đều là Thích Ca ra đời, mỗi bước đều là Di Lặc hạ sanh, phân biệt là hiện cái tâm của Văn Thù, động tịnh là hành cái hạnh Phổ Hiền, mọi cửa đều là cam lồ, mọi vị đều là đề hồ, thường ở nơi thế giới Liên Hoa Tạng. Chói rọi không vật nào chẳng soi thấu, rõ ràng sáng tỏ đầy mắt, khỏi nhờ biện tài diễn tả, chẳng cần thần thông hiển thị, động tịnh thường gặp, sáng tối chẳng lìa, chẳng phải xưa thạnh nay suy, đâu phải ngu chìm mà trí hiện!

Nói nín thường khế hợp, đầu đuôi thầm dung thông, Đạt Ma đâu cần đến Đông Độ, bảy Phật đâu cần thị hiện trên đời! Hễ tâm không thì trời đất hư tịch, tâm hữu thì quốc độ sum sê, niệm khởi thì sơn nhạc lay động, niệm lặng thì sông ngòi yên tịnh, ứng cơ cao tột thì lời lời liễu nghĩa, trí huệ sáng tỏ thì niệm niệm hư huyền, căn khí lớn thì pháp pháp đầy đủ, độ lượng thì trần trần vô tận, ý địa trong thì thế giới sạch, tâm thủy đục thì cảnh tượng tối, đề ra một mà bao gồm toàn bộ, khang trang bình đẳng, sẵn sàng cụ túc, chỉ ở nơi chánh quán mà thôi.

Muôn pháp vốn do người tạo, chơn như tự đủ nhiều đức, vô niệm mà công đức sẵn có, vô tác mà diệu hạnh đều viên. Chẳng tạo mà thành, linh trí sẵn sàng, chẳng tìm tự đắc, diệu tánh thiên chơn, mới biết lý trí viên dung, đại đạo chẳng ở bên ngoài, tuyệt một hạt bụi mà độc lập, có tướng nào để tung hoành? Vì vậy, ngay nơi âm thanh tức là nghe, ngoài sự thấy chẳng có pháp khác (bản văn cũng là bản kiến, cùng khắp




18



không gian và thời gian) sắc đẹp chẳng thể mê hoặc, âm diệu chẳng thể lôi chìm, như nước biển hội đủ mùi vị của ngàn sông, như núi Tu Di nuốt hết sắc tướng của quần đảo, không một tên chẳng hoằng danh hiệu của Như Lai, không một vật chẳng tỏ hình tướng chư Phật, cây cối nhà cửa tự tỏ diệu tướng vô biên, khỉ kêu chim hót đều nói diệu âm bất nhị, si ái thành nguồn chơn giải thoát, tham sân tỏ đại dụng Bồ đề, vọng tưởng khởi mà Niết Bàn hiện, trần lao sanh mà Phật đạo thành. Từ bản thể làm nên mà Hóa thân, Báo thân tịch lặng, tùy duyên hiển hiện mà Pháp thân đầy đủ khắp nơi, thật là chỗ quy về của giáo pháp, linh ngộ của Thánh Hiền, thực tế của chúng sanh, căn bản của vạn vật, đại cương của chánh pháp, bản ý của xuất thế, đường lối của Tam thừa, bến đò của Phật đạo, linh nguyên của Bát Nhã, quê nhà của Niết Bàn.

Bởi vì diệu lý mầu nhiệm sâu xa, huyền chỉ hy hữu khó lường, kẻ cuồng huệ uổng nhọc tinh thần, kẻ si thiền chỉ có thể tự trói. Kỳ thật thì con đường của ngôn ngữ cắt tuyệt, ý thức phân biệt dứt bặt, tinh thần trong sạch, trí huệ tự nhiên, không hữu song dung, căn trần trống rỗng như nhìn thấu trời xanh, như ở dưới mặt trời chói chang, không một pháp môn nào chẳng hiện, không một chí lý nào chẳng rõ. Chẳng động tình thức, dưới ao sâu mà lượm nhằm thất bảo, chẳng phí tâm lực; trong nước đục mà tự được huyền châu, quán đại thiên thế giới ngay trước mắt, chỉ hằng sa quốc độ nơi bên cạnh, nắm chúng sanh trong bàn tay, ôm vạn vật trong lòng, chẳng tốn chút công, thành tựu Lăng Nghiêm đại định; chẳng nhìn một chữ, xem hết tất cả kinh điển, nghĩa của Tứ cú thông, đường của Bách phi tuyệt. Dọc xuyên tam tế, ngang thấu mười phương, duy nhất Tổng trì (Tổng nhất thiết pháp, Trì nhất thiết nghĩa, hiệu Đại Tự Tại).

Thần quang hiển hách, oai đức lẫy lừng, ngoại đạo kinh hồn, tà ma sợ hãi, phiền não tan rã, sanh tử bay mất, tình ái rửa sạch, ngạo mạn sụp đổ, thong thả vô ngại, đạm bạc rộng rãi, vô đắc vô cầu, khoáng đạt tự tại, cao rộng quá hư không, ánh sáng hơn nhật nguyệt, vậy thì quyền trí và thật trí đi đôi, từ bi, trí huệ song hành, cứu thế như huyễn, độ sanh đồng không, vào hữu mà chẳng trái vô, hành chơn mà chẳng ngại tục, như trời che đất chở, như nhật nguyệt cùng sáng, thị Thánh hiện phàm, xuất sanh nhập tử, đem thật tướng tâm ấn, dựng đại pháp tràng tạo một ánh sáng mà cứu tế muôn loài, khiến tro lạnh bừng lên sức ấm, hạt giống cháy sống lại làm thuyền. Từ nơi biển khổ, làm Đạo sư cho kẻ lạc đường. Che và chiếu tự động, nắm buông tùy trí, dù vô tri mà muôn pháp viên thông, dù vô kiến mà tất cả rõ ràng. Chỉ cần khế hợp ý chỉ này thì bản thể vốn tự nhiên, như mùa xuân nảy mầm, như đất sanh vạn vật, Thập thân bỗng hiện, Tứ trí đồng khởi, là như ý tràng (cây lọng), là Thất bảo tụ, pháp tài phong phú, lợi sanh chẳng cùng, nên gọi là Vô Tận Tạng, hiệu rừng công đức, đâu thể ánh nắng mà chẳng chiếu, có đèn đốt mà chẳng sáng!

Chớ nên dùng tâm có giới hạn mà sanh kiến giải có ngằn mé, đo lường rộng hẹp của hư không, xác định biên thùy của pháp giới, khiến cho tình thức phân biệt, chẳng siêu việt cảnh trần, vọng tâm bừng dậy nơi đất chơn như, đánh lên làn sóng ý thức trong biển tịch diệt; hạn chế sự thấy trong ống dòm, trộm cắp ánh sáng nơi kẽ vách, vọng lập cái tri của năng sở, lầm khởi cái kiến giải của tốt xấu, đuổi theo lời nói văn tự để định đoạt tông chỉ, cũng như con muỗi muốn bay theo đại bàng, đom đóm muốn so với mặt trời vậy!

Tự tánh khởi dụng dung nạp mười phương hư không trong một lỗ chân lông, hiện muôn ức Phật sát trong một sát na, mỗi mỗi thân cùng khắp mỗi mỗi Phật sát, mỗi mỗi Phật sát bao gồm vô biên thân, rút nhiều kiếp trong khoảnh khắc, quăng quả đất ra ngoài vũ trụ, trong một lỗ chân lông phóng ra vô tận quang minh, trong một lời nói tỏ hết tất cả giáo pháp, ấy là bổn phận của chúng sanh, sức bằng với chư Phật, không





19



một pháp nào mà chẳng phải vậy, hễ có tâm là sẵn sàng, chẳng nhờ sức của thần thông, chẳng do tu chứng mà được, đức lượng như như, tất cả đầy đủ, nếu bỏ biển mà nhận bọt, ý chí thấp kém mà tự khinh mình, chôn vùi gia tài mà không biết xài!

-Người học đạo chẳng tin tự tâm hoặc muốn bỏ vọng mà giữ chơn; hoặc cho mình chẳng có phần mà cam chịu trần lao; hoặc nhận vọng làm chơn mà hành theo tà đạo; hoặc chấp phương tiện mà khổ tu tiệm hạnh; hoặc chấp cao vị mà suy tôn cực Thánh; hoặc tích chứa công đức, hy vọng mãn ba A tăng kỳ kiếp để thành Phật, chẳng biết toàn thể hiện tiền, lại mong cầu diệu ngộ, chẳng biết xưa nay vốn đầy đủ mà chờ đợi sự thành công. Nếu chẳng nhập viên thường ắt phải chịu luân hồi!

-Chỉ vì mê muội nơi đức tánh, chẳng phân biệt chơn tông, buông giác theo trần, bỏ gốc tìm ngọn, theo lưới ma của hữu vô, vào rừng tà của đồng dị, mổ xẻ chơn không, phân chia pháp tánh, sanh diệt theo trần, hữu vô tùy cảnh, chấp đoạn mê thường, lấy duyên bỏ tánh, vọng khởi tri giải, lầm lẫn tu hành.

-Hoặc hòa thần dưỡng khí mà chấp tự nhiên; hoặc cho khổ thân hủy hình là hành theo chí đạo; hoặc chấp lấy cái cột vô trước để dựng lên thành cảnh trước mắt; hoặc cầu tịnh lự mà đè nén vọng tâm; hoặc gọt tình diệt pháp để kết thành không; hoặc theo hình bóng của nhân duyên pháp trần mà ôm thành tướng; hoặc bỏ mất chơn của linh tâm; hoặc hủy hoại chánh nhân của Phật pháp.

-Hoặc kết tụ tinh thần cắt tuyệt tâm thức; thọ báo thành loài vô tình; hoặc tĩnh tâm bặt sắc trụ quả nơi trời Tứ không; hoặc chấp thật có, lạc vào thành huyễn hóa; hoặc chấp không, lại đồng như sừng thỏ; hoặc tuyệt kiến giải, đọa vào nhà đen tối; hoặc lập chiếu soi, trở thành chấp sở tri; hoặc nhận hữu giác là hình của chơn Phật, hoặc nhận vô tri như loài gỗ đá; hoặc chấp vọng bằng với quả cứu cánh, cũng như nhận đất là bình; hoặc bỏ duyên để vào cửa giải thoát, cũng như vạch sóng tìm nước.

-Hoặc đuổi theo ngoại cảnh, vọng tạo việc trong chiêm bao; hoặc trong giữ u nhàn, ở yên nơi ngu si; hoặc chấp đồng, cho vạn vật đều bằng nhau; hoặc chấp dị, mỗi mỗi tự lập pháp giới; hoặc cam chịu ngu si, cho chẳng có phân biệt là đại đạo, hoặc ham Không kiến (tri kiến chấp không), bài xích thiện ác cho là chơn tu; hoặc hiểu lầm tánh bất tư nghì lọt vào ngoan không; hoặc cho diệu tánh chơn là thật có; hoặc trầm cơ tuyệt tưởng (cơ: linh động) đồng như cõi trời hữu lậu; hoặc giác quán tư duy đọa nơi tình lượng (tình thức suy lường); hoặc chẳng cứu xét vọng tánh, cho ấy là thời hỗn độn sơ khai của trời đất; hoặc mê muội nơi ảo thể, lấy “tuyệt không” làm Tông chỉ.

-Hoặc nhận bóng làm chơn; hoặc lấy vọng để tìm thật; hoặc nhận tánh kiến văn cho là hữu tình; hoặc chỉ cảnh huyễn hóa cho là loài vô tình; hoặc khởi ý trái với tịch tri; hoặc dứt niệm phế bỏ Phật dụng; hoặc mê tánh công đức, khởi tri kiến của tâm sắc; hoặc căn cứ lời “Tất cánh không” sanh tâm đoạn diệt; hoặc chấp chí lý liền bỏ trang nghiêm; hoặc mê tiệm thuyết (đốn tiệm tương đối), luôn luôn tạo tác; hoặc chiếu theo “Bản thể lìa duyên” kiên cố ngã chấp; hoặc tiêu diệt tất cả, giữ lấy tự kỷ; hoặc quyết định “Người và pháp tự nhiên” thành ngoại đạo vô nhân; hoặc chấp cảnh và trí hòa hợp, đọa vào cộng kiến; hoặc chấp tâm và cảnh lẫn lộn, thành pháp năng sở; hoặc chấp sự phân biệt chơn tục, bị buộc nơi ngu xuẩn của tri chướng.

-Hoặc giữ “nhất như bất biến”, lọt vào thường kiến; hoặc thấy tứ tướng dời đổi, chìm nơi đoạn kiến; hoặc chấp vô tu, lìa bỏ Thánh vị; hoặc nói có chứng trái ngược thiên chơn; hoặc đam mê y báo, chánh báo, theo thế tục luân hồi; hoặc chán sanh tử lạc mất chơn giải thoát; hoặc mê chấp chơn không, sùng nhân trước quả; hoặc mê muội thực tế, ham Phật ghét ma; hoặc chấp thuyết phương tiện tùy nghi, cho lời Phật Tổ là chơn.






20



-Hoặc bỏ mất thật tướng âm thanh, muốn lìa ngôn ngữ cầu nơi nín lặng; hoặc tuân theo giáo thừa, phá hoại định thể của tự tánh; hoặc hoằng thiền quán, bài xích lời giải thích của kinh liễu nghĩa; hoặc vì tranh đoạt danh lợi, đặt ra lời kỳ lạ, bị chìm vào biển ý thức; hoặc muốn tịnh khiết tìm cầu huyền bí lại đọa vào thành ngũ ấm; hoặc khởi tri giải thù thắng, móc thịt đắp ghẻ; hoặc trụ nơi bản tánh trong sạch mà chấp thuốc thành bệnh; hoặc theo văn tìm nghĩa, thích ăn đàm dãi của người khác.

-Hoặc cố giữ thanh nhàn, ngồi nơi pháp trần; hoặc sanh tâm có đắc để bàn luận Đại thừa Vô tướng; hoặc dùng tư tưởng suy lường để tìm huyền chỉ bên ngoài vật; hoặc phế bỏ ngôn thuyết sanh kiến giải tịnh khẩu; hoặc chấp sự giải thích kỹ càng cho ngón tay là mặt trăng; hoặc nhận lầm sự dụng làm nguồn gốc của sanh diệt; hoặc chuyên ghi nhớ, trụ trong thức tưởng; hoặc hay sắp đặt, đánh mất bản tánh của viên giác; hoặc phóng túng đi lầm cửa đạo; hoặc muốn thân tâm tinh tấn kẹt nơi hữu vi.

-Hoặc chấp chơn tánh vô vật, bị trói nơi trí huệ; hoặc siêng tu niệm, mất nơi chánh thọ (chánh định); hoặc bắt chước “tự tại vô ngại” bỏ sự tu hành; hoặc ỷ “bản tánh vốn không”, tùy thuận tập khí; hoặc chấp “thật có ràng buộc” nên muốn dứt trừ.

-Đối với Phật pháp, kẻ quý trọng thì sanh trưởng pháp ái, kẻ khinh mạng thì hủy hoại nhân Phật; hoặc cầu tiến mà trái với bản tâm; hoặc lui sụt lại trở thành buông lung; hoặc thể và dụng khác nhau, trái với Phật thừa; hoặc trầm không trệ tịch, làm mất bản tánh của đại bi; hoặc bặt duyên chán giả, vi phạm pháp môn sẵn đủ; hoặc mê muội chơn ngã vốn không, mà chấp ngã kiến; hoặc cố chấp Phật pháp, mê lầm hiện lượng (pháp ngã vốn không); hoặc có giải chẳng có tín, mống lên tà kiến; hoặc có tín chẳng có giải, sanh trưởng vô minh.

-Hoặc cho người đúng pháp sai; hoặc cho cảnh sâu trí cạn; hoặc chấp lấy nên mê pháp tánh; hoặc xả bỏ thành cái chơn như; hoặc chấp tánh lìa nên nghịch với nhân; hoặc chấp thường trụ nên trái với quả; hoặc chấp cái sai phỉ báng cái thật; hoặc chấp cái đúng phá hoại sự tùy nghi; hoặc chán vô minh, xa trái bất động trí môn; hoặc ghét vọng cảnh, tổn thương pháp tánh tam muội; hoặc chấp cái lý đồng, hành tăng thượng mạn; hoặc bác cái tướng dị, hoại cửa phương tiện.

-Hoặc chấp Bồ đề là thật, phỉ báng chánh pháp luân; hoặc chấp chúng sanh là giả, hủy hoại chơn Phật thể; hoặc chấp thật trí mà bỏ quyền trí; hoặc chấp sự tùy cơ giáo hóa mà mê muội chánh tông; hoặc kẹt trên lý, lọt vào hầm vô vi; hoặc chấp nơi sự, nhảy vào lưới hư huyễn; hoặc xóa bỏ dấu tích đối đãi, trái ngược với sự song chiếu (thể và dụng đi đôi); hoặc chấp nơi Trung đạo, làm mất bản ý phương tiện; hoặc có định mà chẳng có huệ, làm mầm đạo bị cháy; hoặc cố chấp hạnh nguyện, thành chôn vùi giống Phật; hoặc tu hạnh Vô tác mà trờ thành Bồ đề hữu vi; hoặc chấp cái Tâm vô trước nên thành Bát nhã tương tự (chẳng phải Bát nhã chân thật); hoặc ham tướng tịnh mà thành cấu bẩn của thật tánh; hoặc trụ nơi chánh vị (ngôi pháp) làm mất cái tự tánh vốn không; hoặc kiến lập thiền quán vô tướng làm chướng ngại chơn như.

-Hoặc sanh khởi tâm liễu tri, thành phản bội pháp tánh; hoặc chấp chơn thuyên (lời giải thích kỹ càng) sanh ngữ kiến (tà kiến chấp ngôn ngữ), như uống cam lồ mà chết sớm; hoặc ôm chí lý tròn đầy, khởi tâm chấp trước, như uống đề hồ mà trúng độc vậy.

Một trăm hai mươi thứ kiến giải kể trên, đều là mê trái tông chỉ, làm mất bản chơn, cũng như dụi mắt nên thấy hoa đóm trên không; leo cây để tìm cá. Mùi đắng chẳng làm được giống ngọt; đất cát đâu thể nấu thành cơm! Ấy đều vì chẳng biết Pháp tánh dung thông, nên mê lầm lời phương tiện của chư Phật, chư Tổ, chìm nơi kiến chấp, tự chướng bản tâm, chẳng nhập Trung đạo, bò lết trên đường thăng trầm, ràng buộc




21



trong lòng thủ xả, nơi vô tâm mà muốn đoạn trừ, nơi vô sự mà muốn lìa bỏ, lấy pháp Không làm thành cảnh si ái, đem chơn trí lập thành tư tưởng chướng ngại, luôn luôn theo đuổi bát phong, khó ra khỏi lưới chấp trước. Thật chẳng biết cái lý sanh tử âm thầm khế hợp với đạo, vọng vốn là Bồ đề, xưa nay dung thông giác tánh, sáng thường trụ nơi tối, nước chẳng lìa băng, diệu dụng vô tận linh trí thường tồn.

Sao lại dứt niệm tưởng để cầu tịch lặng, diệt phiền não để chứng chơn như? Vọng tu vọng tập, tự khó tự dễ mà không biết bản tánh viên giác vốn chẳng bí mật, kho tàng Như Lai thật chẳng che giấu!

Nên biết, lý của viên thường chẳng thiếu, chỉ vì lòng tín giải đông đủ, cũng như thấy Bồ tát đứng trên mũi kim, thấy mành treo trên núi Tu Di, chỉ biết tán thán hy hữu kỳ lạ mà chẳng biết tại sao! Như trong kinh Pháp Hoa, con đi ăn xin mà chẳng biết cha (tự tánh) là triệu phú, chẳng dám thừa kế gia tài của mình, suốt ngày tìm cầu bên ngoài mà chẳng tự tỉnh ngộ, bỏ vàng lượm sỏi, cam chịu nghèo khổ.

Cho nên, chư Phật thương tiếc, chư Tổ xót xa, đều nói chúng sanh chẳng chịu đi thẳng đến chỗ thực tế, lạc mất bản tâm, chỉ theo vọng thức thăng trầm, đuổi theo cảnh trần so đo chấp trước, chẳng biết muôn pháp vô thể, tất cả vô danh, tùy ý hiện hình, theo ngôn lập hiệu, ý tùy tưởng sanh, ngôn theo niệm khởi, kỳ thật, tưởng và niệm đều không gốc ngọn phi hữu. Cho nên, tam giới vô vật, vạn hữu trống rỗng, tà chánh đồng nhau, thiện ác không khác. Chúng sanh vì ôm chặt tư tưởng chấp thật, bỏ hết đại nghĩa của Phật pháp, chẳng trở về được tự tánh, lại ở nơi vô tâm mà phân chia đồng dị, ở trong nhất thể mà vọng lập ly hợp, vừa lập mình và người thì liền sanh sự thuận nghịch, ấy lên đầu mối đấu tranh, kết thành nghiệp quả mê hoặc, dệt thành lưới thị phi, tạo thành cái lòng của yêu ghét, nhìn bóng tượng trong gương phân biệt xấu đẹp, nghe tiếng dội trong hang mống khởi buồn vui, trách hạnh kiểm của người huyễn hóa, mà chẳng biết năng sở song tịch, lý sự đều không. Đã tạo cái nhân mê hoặc thì phải chịu cái quả huyễn hóa.

Muốn rõ diệu lý nên truy cứu tự tâm, một niệm chứng ngộ liền tiêu hằng sa ác nghiệp, một đèn đốt lên liền phá ngàn năm đem tối, muôn cảnh đối diện mà chẳng lập danh tướng, mê ngộ chẳng còn, trạm nhiên trong sạch, thân tâm thấy nghe tùy duyên dưỡng tánh, phóng khoáng tung hoành, tiêu dao tự tại, sự tiếp xúc hằng ngày đều là giải thoát bất tư nghì, cũng là Đạo tràng đại tịch diệt.

Nay khuyên các vị hậu hiền nên đi theo đường lối này, dẫu cho nghe mà chẳng tin, cũng được gieo trồng giống Phật; dẫu cho học mà chưa thành cũng được phước báo trời người, huống là chứng quả thành Phật, chẳng có gì bằng!

Những lời trên đây đều có ghi đủ trong kinh điển của Phật, chẳng phải khi không mà đặt ra, xin học giả hãy tự xem xét kỷ!

TIỂU SỬ CỦA NGÀI VĨNH MINH


(Dịch từ Chỉ Nguyệt Lục, quyển 24, Tục Tạng Kinh)


Thiền sư Diên Thọ ở Vĩnh Minh, họ Vương, người Hàng Châu. Thuở nhỏ đã biết kính Phật thừa, lớn lên một ngày chỉ ăn một bữa. Tụng kinh Pháp Hoa hai tháng đã thuộc lòng, cảm thông được bầy dê quỳ nghe. Đến tuổi hai mươi tám, làm quan chức Chấn Tướng xứ Huê Đình, gặp ghe lưới đều mua hết cá rồi thả xuống sông. Y chỉ Thúy Nham học pháp xuất thế gian, được vua Văn Mục khen ngợi và cho phép xuất gia, trì hạnh Đầu đà rất tinh tấn; nhập định ở núi Thiên Thai ba tháng, có loài chim làm tổ trên áo. Kế đó tham học với Đức Thiều Quốc Sư (Tổ thứ nhì của Pháp Nhãn tông), được ngộ và thọ tâm ấn. Ban đầu trụ trì chùa Tuyết Đậu, sau cùng dời đến chùa Vĩnh




22



Minh, trụ trì mười lăm năm, học chúng có hai ngàn vị. Người đời cho là Di Lặc hạ sanh.

٭


Tăng hỏi: Thế nào là diệu chỉ của Vĩnh Minh? Đáp: Đốt thêm nhang đi.


Tăng nói: Tạ sư khai thị.


Sư đáp: Chẳng dính dáng gì cả. Tăng lễ bái.


Sư nói nghe bài kệ đây:

Muốn biết diệu chỉ của Vĩnh Minh, Trước cửa sẵn 
đầy hồ nước trong. Mặt trời chiếu thì rọi ánh sáng,

Có gió thổi thì nổi làn sóng.

٭


Hai vị Tăng đến tham học, Sư hỏi một Tăng: Từng đến đây chăng? Tăng nói: Đã có đến.

Hỏi Tăng kia: Từng đến đây chăng? Đáp: Chưa từng đến.


Sư nói: Một đắc một thất.


Một hồi thị giả hỏi: Hai vị Tăng vừa rồi, chẳng biết vị nào đắc, vị nào thất? Sư hỏi: Ngươi biết hai vị này chăng?


Đáp: Không biết
.
Sư nói: Trong một hầm chẳng có đất khác.

٭


Về cốt tủy của chư Phật chư Tổ, Sư có nhắc đến ngài Ca Diếp Ba vừa nghe kệ sau đây liền được chứng Sơ quả, kệ rằng:

Các pháp tùy duyên sanh,

Các pháp tùy duyên diệt. Thầy ta đại Sa môn,

Lời này luôn luôn thuyết. Bồ tát Long Thọ lại có bài kệ rằng:

Chẳng vật tùy duyên sanh, Chẳng vật tùy duyên diệt. Sanh chỉ các duyên sanh, Diệt chỉ các duyên diệt.

Do hai bài kệ trên được biết, sắc sanh chỉ là không sanh, sắc diệt chỉ là không diệt. Ví như tánh của gió chẳng động, vì duyên khởi nên thấy động, nếu bản tánh của gió




23



vốn động thì đâu có bao giờ tịnh được. Trong phòng kín nếu có gió sao gặp duyên liền khởi? Chẳng những tánh gió như thế, tất cả pháp đều vậy, nghĩa là sắc với không chẳng khác.

Nên Duy Ma Cật nói với Bồ tát Văn Thù rằng: Tướng chẳng đến mà đến, tướng chẳng thấy mà thấy.

Văn Thù nói: Đúng thế, nếu đến rồi thì chẳng đến nữa, nếu đi rồi thì chẳng đi nữa. Tại sao? Kẻ đến chẳng có chỗ xuất phát, kẻ đi chẳng có chỗ đến, cái sở thấy chẳng thể thấy nữa, ấy là ý chỉ của duyên khởi Vô sanh vậy.

Hỏi: Bài kệ của ngài Trường Sa rằng:

Người học đạo sao chẳng biết chơn? Chỉ vì xưa nay nhận thức thần. Nguồn gốc sanh tử từ vô thủy,

Si mê cho là bổn lai nhân.

Vậy lìa tánh thức riêng có chơn tâm ư?

Đáp: Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật vì A Nan phân tích kỹ càng, ngươi còn chẳng tin. A Nan cho tư tưởng suy tìm là tâm, đã bị Phật quở. Tư tưởng suy tìm là thức, nếu dùng ý thức suy nghĩ, hành theo danh tướng thì sanh phiền não, ấy gọi là thức, chẳng gọi là tâm. “Ý” tức là ghi nhớ, tưởng nhớ cảnh xưa, sanh khởi nơi vọng đều là vọng thức, chẳng dính dáng với tâm. Bản tâm phi hữu phi vô, hữu vô đều chẳng nhiễm, cho đến mê, ngộ, thánh, phàm, đi, đứng, nằm, ngồi, đều là vọng thức, chẳng phải tâm vậy. Tâm xưa vốn chẳng sanh, nay cũng chẳng diệt. Nếu biết tự tâm như thế thì chư Phật cũng vậy, nên Duy Ma Cật nói: “Trực tâm là đạo tràng”, vì chẳng hư giả.

Sư vì Phật pháp đương thời lưu truyền ở Trung Quốc chẳng được đầy đủ, mà ba tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Duy Thức lại chấp tánh chấp tướng, bài xích lẫn nhau, nên mời Pháp sư thông suốt giáo lý của ba tông hội hợp lại vấn nạn với nhau, hễ khi bị kẹt nơi đại nghĩa cao tốt, thì Sư dùng yếu chỉ của Thiền tông để dung thông cùng vào nghĩa Trung đạo. Do đó, Sư thu thập Bí kinh Đại thừa liễu nghĩa sáu chục bộ, và lời dạy của các bậc Thánh Hiền ba trăm nhà, gồm người Ấn Độ và Trung Quốc, soạn thành bộ Tông Cảnh Lục một trăm quyển lưu truyền khắp thiên hạ và giúp cho giáo lý của ba tông được đầy đủ hơn.

Tăng hỏi: Bộ Tông Cảnh của Hòa thượng bàn luận, chỉ lập nhất tâm làm tông chỉ, cho là bao gồm vô lượng pháp môn. Vậy thì Tâm gồm tất cả pháp ư? Nếu nói “sanh”, là tự sanh hoặc tha sanh, hoặc cộng sanh, hoặc vô sanh ư?

Đáp: Tâm này chẳng tung chẳng hoành, phi tha phi tự, tại sao? Nếu gồm tất cả pháp tức là hoành, nếu sanh tất cả pháp tức là tung. Nếu nói tự sanh thì tâm lại sanh tâm sao? Nếu nói tha sanh thì tự còn chẳng lập, huống là có tha? Nếu nói cộng sanh thì tự tha còn chẳng có, lấy gì để cộng? Nếu nói vô nhân sanh thì hữu nhân còn chẳng cho, huống là vô nhân!

Tăng nói: Nếu bốn thứ sanh đó đều không, tại sao? Phật nói: “Ý căn sanh ý thức, tất cả do tâm tạo!” thế há chẳng phải tự sanh ư? Lại nói tâm chẳng độc khởi, phải nhờ duyên mới khởi, có duyên thì tư tưởng sanh, không duyên thì tư tưởng chẳng sanh, há chẳng phải tha sanh ư? Lại nói nhân duyên lục căn tiếp xúc lục trần, sanh ra lục thức lãnh thọ, thành tất cả pháp, há chẳng phải cộng sanh ư? Lại nói Thập nhị nhân duyên tánh tự như vậy, chẳng do Phật, trời, người hay a tu la, há chẳng phải vô nhân sanh ư?




24



Sư cười nói: Chư Phật ứng cơ, tùy duyên sai biệt, mong chúng sanh làm thiện phá ác, khiến vào Đệ nhất nghĩa đế. Nói bốn thứ sanh ấy chỉ là lời phương tiện, như nắm tay không để gạt trẻ con, đâu có pháp thật!

Hỏi: Thế thì tất cả pháp thị (đúng) là tâm ư? Đáp: Nói thị tức là hai.

Hỏi: Thế thì tất cả pháp đều lập phi (sai) ư?

Đáp: Phi cũng thành hai. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói “Chơn Văn Thù chẳng thị Văn Thù, nếu có thị là hai Văn Thù, nhưng ta hôm nay phi chẳng Văn Thù, trong đó thật chẳng có hai tướng thị và phi”.

Hỏi: Đã hai tướng thì sùng nhất được chăng?

Đáp: Thị phi đã nghịch đại chỉ, nhất cũng trái viên tông. Hỏi: Vậy dùng tâm như thế nào mới khế hợp Tông chỉ này? Đáp: Cảnh và trí đều quên, còn nói gì khế hợp nữa!

Hỏi: Thế thì ngôn ngữ và suy tư chấm dứt, tâm trí cắt tuyệt?

Đáp: Ấy cũng là lời nói miễn cưỡng, xoay chuyển theo ý của người khác, dù muốn ẩn hình mà chưa quên dấu tích.

Hỏi: Thế nào được hình tích đều quên?

Đáp: Vốn chẳng triệu chứng dấu tích, có gì để quên!

Hỏi: Con biết rồi. Khi được đại ngộ mới được tự rõ, như người uống nước lạnh, nóng tự biết phải chăng?

Đáp: Cửa ải chúng ta chẳng có lý rõ hay không rõ, cũng chẳng mê ngộ.

Xòe tay trình ông chẳng một vật, Uổng công lao nhọc thuyết ngàn lối.

Chẳng phải người thượng căn (tin tự tâm) thì chẳng thể gánh vác việc này. Cổ Đức nói: “Khắp mười phương thế giới, tìm một người bạn chẳng ra, chỉ một người thừa kế ngôi Tổ, chẳng có người thứ hai”. Nếu chưa đích thân đến chỗ cứu cánh, chỉ làm nhọc tinh thần suy tư, dẫu cho nói huyền lại thêm huyền, diệu lại thêm diệu, cũng chỉ là lời phương tiện để giúp cho được vào cửa, đến khi nơi bổn phận được đích thân chiếu soi (kiến tánh), xem lại những phương tiện huyền diệu đều là ma thuyết, vọng tâm trôi nổi, đủ thứ kiến giải khôn khéo đều chẳng thể thành tựu Viên Giác, chỉ là dấu tích hình tướng ngôn ngữ, nếu chấp lời phương tiện thì mê đạo chơn thật. Cần đến nơi đầu sào trăm thước, buông thân xả mạng mới được.

Tăng nói: Xin cho một lời dạy cuối cùng. Sư nói:

Kẻ huyễn hóa hỏi người huyễn hóa, Nước suối đáp tiếng dội trong hang. Muốn thông đạt Tông chỉ của ta, Trâu đất bước đi trên nước bằng.

Người dạy đệ tử rằng: Chánh tông của Phật Tổ là chơn Duy thức, hễ có chỗ tin (tin tự tâm) đều có thể dạy người. Nếu luận về cửa tu chứng, thì bậc Trưởng lão các nơi đều nói “Công dụng chưa so bằng chư Thánh”. Nhưng trong giáo môn cũng cho rằng, sơ tâm Bồ tát cũng có thể do so sánh mà biết, cũng do theo ngôn giáo của Phật mà hội,





25



trước dùng văn giải tín nhập, sau dùng vô tư (chẳng suy tư) khế đồng, vừa vào cửa tín, bèn lên ngôi Tổ. Hiện nay, theo việc thế gian trong thế giới này, dù chưa chứng ngộ, cũng có ba thứ biết về chánh pháp: một là so sánh biết, hai là hiện biết, ba là theo ngôn giáo mà biết.

Thế nào là so sánh biết? Cũng như cái thân hữu lậu này đều có chiêm bao, trong chiêm bao thấy có cảnh giới tốt, xấu, vui, buồn rõ ràng, khi thức tỉnh mới biết nằm yên trên giường, tất cả đều do tư tưởng ý thức làm nên, đâu có thật. Đem việc chiêm bao so sánh với việc thức tỉnh thì khi thức tỉnh cũng như chiêm bao chẳng thật, cảnh giới quá khứ, vị lai, hiện tại vốn là thân tướng phần của thức thứ tám, cảnh hiện tại là do minh liễu ý thức suy tư, đều do bản thức biến hiện ra, nên trong chiêm bao với lúc thức tỉnh dù khác, đều chẳng ra ngoài ý thức, thế thì ý chỉ của duy tâm do so sánh được bày tỏ rõ ràng.

Thế nào là hiện biết? Tức là đối với cảnh phân minh, chẳng cần so sánh, cũng như hiện nay thấy các vật xanh, trắng, bản tánh các vật vốn tự trống rỗng, chẳng nói ta xanh ta trắng, đều do nhãn thức với đồng thời ý thức so đo phân biệt, cho là xanh là trắng, cho ý thức phân biệt là màu sắc, dùng ngôn thuyết làm xanh làm trắng, đều thuộc về dấu tích của ý ngôn (ngôn ngữ của ý thức) vọng tự đặt ra, vì lục trần vốn lay động, thể chẳng tự lập, tên chẳng tự gọi, một sắc đã vậy, thì muôn pháp cũng như thế, chẳng có tự tánh, đều là ý ngôn, nên nói vạn pháp vốn thanh nhàn, do người tự náo động. Cho nên khi hữu tâm sanh khởi thì vạn cảnh đều có, vô tâm sanh khởi thì vạn cảnh đều không. Nhưng không chẳng tự không, do tâm nên không; hữu chẳng tự hữu, do tâm nên hữu; đã là phi không phi hữu, tức là duy thức, duy tâm. Nếu vô nơi tâm thì vạn pháp đặt ở chỗ nào? Cũng như cảnh quá khứ đâu phải có, tùy chỗ niệm khởi bỗng hiện, nếu tưởng niệm chẳng sanh thì cảnh cũng chẳng hiện, ấy đều là cuộc sống hằng ngày có thể hiện biết, chẳng nhờ tu tập, chẳng đợi công thành. Phàm loài hữu tâm đều có thể chứng biết. Nên Cổ Đức nói: “Như người thượng căn biết pháp Duy thức, thường quán tự tâm, biết ý ngôn làm cảnh, kẻ sơ quán dù chưa thành bậc Thánh, đã thấu nghĩa của ý ngôn, tức là sơ tâm Bồ tát”.

Thế nào theo ngôn giáo mà biết? Kinh nói: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, bản lý của vạn pháp hiện ra, hay giải thích kỹ càng về chánh tông vậy”.

Sư thừa đại nguyện lực, làm Pháp thí chủ nơi Trung Quốc, trụ trì chùa Vĩnh Minh mười lăm năm, độ đệ tử một ngàn năm trăm người, vào núi Thiên Thai truyền giới hơn mười ngàn người, thường thọ giới Bồ tát cho thất chúng, ban đêm thí thực, ban ngày phóng sanh, lục thời tán hoa, ngày đêm tu trì, đông, hạ chẳng ngừng, tiếng tăm truyền khắp nước ngoài. Vua Cao Ly sai Tăng vượt biển hỏi đạo, trong số đó có ba mươi sáu vị được Sư thọ Tâm ấn. Vua Cao Ly gởi thư xin làm đệ tử đúng lễ.

Buổi sáng ngày 26 tháng chạp năm thứ 8, niên hiệu Khai Bửu, Sư thị hiện có bệnh, đốt nhang báo cáo đại chúng, ngồi kiết già viên tịch, thọ 72 tuổi, hạ 42. toàn thân nhập tháp núi Đại Từ.

-------------
















26