Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

Duyên Khởi. Bài 8.- Vô Vi

Đối với Tôn Giáo khác.- Vô Vi là chỉ cho cái huyền bí, siêu nhiên của Đạo (thuộc về Huyền thuật) ! Giáo lý Phật thì khác hẳn cái nghĩa Vô Vi này.
* Với Đạo Phật:
Vi tức là Niết Bàn, là Bản Thể các Pháp, là Thật Tánh của các Pháp. Cũng tức là Thật Tướng, là Bản Thể của Pháp Duyên Khởi.
(theo thiền sư Ajahn Sumedho, Tâm và đạo, )
Thế thì pháp vô vi là gì? Bạn không thể thấy, ngửi, nếm, xúc chạm, nghe, hay suy nghĩ về pháp vô vi nhưng nó là nơi mà tất cả pháp hữu vi hội tụ về. Nó không thuộc về cảm giác. Nó là sự an tịnh. Nó không sinh khởi hay hoại diệt, không có sự bắt đầu hay chấm dứt. Chính nó là cội nguồn mà từ đó tất cả các pháp hữu vi được sinh khởi. Khi để tất cả sự việc hiện lên trong tâm và ra đi, bạn đang để cho chúng trở về với pháp vô vi hay pháp không điều kiện (tức là nhân duyên khởi).
Thế thì mục tiêu tối hậu của con người là thấy và biết rằng các pháp điều kiện (nhân duyên sanh) chỉ là những điều kiện, và pháp không điều kiện (vô vi) chỉ là pháp không điều kiện..... Và đạo Phật là chiếc xe, là quy ước, là cách thức, là truyền thống giúp bạn phá vỡ và đi xuyên qua những ảo tưởng, thoát khỏi những trói buộc của những điều kiện của thế giới luân hồi sinh tử.
Khi thấy được pháp không điều kiện, hay pháp vô vi, hay Niết bàn, lúc đó, bạn đang ở trạng thái vô sanh và bất tử. (hết trích)
VÔ VI nghĩa là không tạo tác. Trái lại với pháp hữu vi, các pháp không do nhân duyên sinh, không sinh diệt biến đổi, không bị chi phối bởi các tướng thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, hay sinh lão bịnh tử, đều là pháp vô vi.
Theo luận Câu Xá thuyết minh, có 3 pháp thuộc về loại pháp vô vi:
1/. Hư không vô vi: Tất cả Pháp là Duyên khởi- nên Bản Thể là từ KHÔNG mà sanh.- Đó là Hư Không Vô Vi. Cũng cần để ý, cái hư không trong quan niệm thông thường, cái khoảng không chúng ta thấy trước mặt, không phải là hư không vô vi.- Vấn đề này luận Câu Xá nói: Nó cũng là một loại sắc pháp (hữu vi) hiện hữu trong không gian mà thôi, có sinh có diệt, có thay đổi biến hóa, vẫn nằm trong khái niệm của con người.- "Hư không vô vi" vượt ra ngoài khái niệm, chúng ta không thể dùng ý thức của con người mà biết được. (mà phải chuyển Thức thành Trí mới cảm nhận).
2/. Trạch diệt vô vi: Do dùng trí tuệ quán chiếu để diệt trừ mọi sự ràng buộc của phiền não vô minh mà hiển bày cảnh giới không tịch (niết bàn). Cảnh giới không tịch này xưa nay vốn hằng hữu, bất sinh bất diệt – cho nên gọi là vô vi; nhưng chỉ vì vô minh phiền não che khuất mà chưa hiển lộ ra được; nay nhờ tuệ giác quét sạch vô minh mà nó lại hiện rõ ra, cho nên gọi là “trạch diệt vô vi”.
3/. Phi trạch diệt vô vi: Đây là pháp vô vi không cần phải dùng trí tuệ tiêu diệt vô minh mới hiển bày, mà là thể tính không tịch vốn có hiển nhiên (Vô Sanh). đã không sinh thì tất nhiên cũng không diệt. Pháp không sinh không diệt là pháp vô vi. Pháp vô vi này không phải do dùng trí tuệ dứt trừ lậu hoặc để chứng đắc, nên gọi là “phi trạch diệt vô vi”.
Theo Duy Thức Học, có 6 pháp Vô Vi:
Đó là:
1/Hư không vô vi: không ngã không pháp rời các cấu nhiễm rỗng rang như hư không, chơn như, pháp tánh. Không dùng ý thức suy nghĩ, nó phi sắc phi tâm, không cấu tịnh, sanh, diệt và tăng giảm nên gọi là vô vi.
2/Trạch diệt vô vi: dùng trí huệ vô lậu lựa chọn diệt trừ nhiễm ô, nên chơn như vô vi mới hiện
3/Phi trạch diệt vô vi: không cần lựa chọn diệt trừ các phiền não, có 2:
a/Tánh chơn như vốn thanh tịnh, không cần lựa chọn, diệt trừ phiền não nhiễm ô nó mới có
b/Các pháp hữu vi thiếu duyên không sanh khởi, nên pháp vô vi được hiện nên gọi là phi trạch diệt
4/Bất động diệt vô vi: đệ tứ thiền lìa được 3 định dưới ra khỏi tam tai (đau binh, thủy, hoả) không bị mừng, giận, ghét, thương,.. làm chao động nơi tâm
**BẤT ĐỘNG DIỆT VÔ VI:Nghĩa là Diệt Đế vốn Như Như Bất Động (Thường trụ - Vô Sanh).
*Thế nào là Bất Động ?
Nghĩa là thể Tâm Lặng yên không đến không đi, không qua không lại .
Niết Bàn Tĩnh lặng bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm.
Bởi vì Tâm Vốn đã cùng khắp,nên không thể sanh diệt, đến đi, thêm bớt.
Niết Bàn Vô Trụ Xứ nên Bất Động Như như.
Triệu Luận viết:
BÀI LUẬN THỨ NHẤT
VẬT BẤT THIÊN
Phàm phu vọng thấy các pháp hình như có lưu động và biến đổi; nếu lấy Bát Nhã mà quán thì liền thấy ngay thật tướng của các pháp ngay đó thể tánh tịch diệt chơn thường, chẳng có chút tướng lưu động hay biến đổi, nên nói chẳng có một pháp được động chuyển là vậy.
Vì duyên sanh nên tánh không, nên mỗi pháp ngay đó vốn không biến đổi, chẳng phải tướng biến đổi mà tánh chẳng biến đổi (nghĩa là tánh với tướng chẳng khác).
Thấy được mỗi pháp không biến đổi, nên tức vật tức chân, chân thì chẳng có một pháp nào dính dáng đến tình cảm, theo đó mà quán tục thì tục tức chân vậy.
Vì do toàn lý thành sự, sự sự đều chân, thì thật tướng của các pháp ngay đó đều được hiển hiện rồi.
lại nói:
Gió bão bay núi mà thường tịnh
Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi
Bụi trần lăng xăng mà chẳng động
Trăng qua bầu trời mà chẳng đi.
* Đây là ý nghĩa bất động diệt Vô Vi
5/Thọ tưởng diệt vô vi: khi được diệt tận định, diệt trừ thọ và tưởng tâm sở nên gọi thọ tưởng diệt vô vi
6/Chân như vô vi: không phải vọng gọi là Chơn (biến kế sở chấp) không điên đảo gọi là Như (y tha khởi) tức là thật tánh của các pháp (viên thành thật)
Theo Luận Hiển Dương Thánh giáo, có 8 pháp Vô Vi:
Vô vi có tám loại: hư không, phi trạch diệt, trạch diệt, bất động, tưởng thọ diệt, thiện pháp chân như, bất thiện pháp chân như, vô ký pháp chân như.
1. Hư không: Là đối tượng của tâm và tâm pháp, tức cảnh giới đối trị ngoại sắc
2. Phi trạch diệt: Là nhân duyên chưa tập hợp, ở khoảng giữa ấy, các hành không khởi diệt, nhưng chẳng phải ly hệ.
.
3. Trạch diệt: Là do phương tiện tuệ mà các hành hữu lậu hoàn toàn không khởi diệt, và đó là ly hệ.
4. Bất động: Là rời ý muốn trú cõi Biến tịnh, đắc đệ tứ tĩnh lự, ở khoảng giữa ấy, ly hệ đối với khổ lạc.
5. Tưởng thọ diệt: Là rời ý muốn trú cõi Vô sở hữu xứ, nhập diệt tận định, ly hệ vì tâm và tâm pháp không thường hiện hành bị diệt, và vì một phần tâm và tâm pháp thường hiện hành bị diệt.
6. Thiện pháp chân như: Là cảnh giới thanh tịnh nơi thiện pháp
7. Bất thiện pháp chân như: Là cảnh giới thanh tịnh nơi bất thiện pháp.
8. Vô ký pháp chân như: Là cảnh giới thanh tịnh nơi vô ký pháp. Lại nữa, năm pháp như vậy (tâm, tâm sở hữu pháp, sắc pháp,bất tương ưng hành pháp, vô vi) (hết trích)
* Vô Vi tìm ở đâu ?
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
Nguyễn Ngọc Hùng và 2 người khác

Duyên Khởi. Bài 7.- Hữu Vi

Thế nào là "Pháp Hữu Vi" ?
- Pháp hữu vi là pháp do nhân duyên hòa hợp vọng sanh, do nhân duyên sanh nên do nhân duyên diệt. Pháp do nhân duyên mới có nên là vô ngã, vì vô ngã nên vô thường, vì vô thường nên khổ, vì khổ nên bất tịnh (không ưng ý)
- Pháp Hữu Vi là những pháp do các duyên giả hợp mà có ra. Như cái nhà, chiếc xe, cây cối, con người, cầm thú v.v....
- Tất cả Pháp Hữu Vi đều do duyên hợp mà sanh nên chúng không thể độc lập mà trụ, sẽ theo duyên mà dị và hết duyên thì diệt.
- Hữu vi tiếng (有爲) Phạm: Saôskfta. Pàli:Saíkhata. Cũng gọi Hữu vi pháp. Pháp do tạo tác mà có. Chỉ chung cho các hiện tượng do nhân duyên hòa hợp mà được tạo ra. Cũng tức là tất cả hiện tượng trong quan hệ hỗ tương, sinh diệt biến hóa, lấy 4 tướng hữu vi sinh, trụ, dị, diệt làm đặc trưng. Ngược lại, pháp nào vĩnh viễn bất biến và tồn tại tuyệt đối thì gọi là Vô vi pháp.
- Pháp Hữu Vi theo duyên mà sanh, trụ, dị, diệt (thành, trụ, hoại, không), nên gọi là KHÔNG CÓ TỰ TÁNH. Chúng vô thường, biến ão không bền chắc.
Kinh Kim Cang Bát nhã dạy:
“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.”
Dịch nghĩa:
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.
- Theo Câu xá luận quang kí quyển 5, thì nhân duyên tạo tác gọi là Vi , còn các pháp sắc, tâm từ nhân duyên, có sự tạo tác của nhân duyên, cho nên gọi là Hữu vi, do đó, Hữu vi cũng là tên khác của pháp duyên khởi.
Theo Tự điển Phật học online:
* Pháp hữu vi có thể chia ra 3 loại gọi là Tam hữu vi, đó là: Sắc pháp (vật chất), Tâm pháp (tâm) và Phi sắc phi tâm pháp (pháp bất tương ứng).
* Pháp hữu vi là pháp vô thường, chuyển biến, đổi dời trong từng sát na, vì thế cũng gọi là Hữu vi chuyển biến. Sinh, trụ, dị, diệt (Tứ tướng hữu vi) là đặc trưng căn bản của các pháp hữu vi, cũng có thuyết hợp 2 tướng trụ, dị làm một mà lập Tam tướng hữu vi.
* Tất cả các pháp hữu vi cuối cùng sẽ bị lìa bỏ mà đến Niết bàn, cho nên gọi là Hữu li. 4. Hữu sự: Sự là nhân, nghĩa là các pháp hữu vi đều từ nhân mà sinh ra, cho nên gọi là Hữu sự. Lại nữa, pháp hữu vi phải nhờ quan hệ nhân quả mới thành lập được, như vậy, phàm là pháp hữu vi thì nhất định sẽ sinh ra quả, cho nên Hữu vi cũng được gọi là Hữu quả. Ngoài ra, Hữu vi còn có tên khác là Hữu sát na vì nó có tính chất sinh diệt đổi dời trong từng sát na. (hết trích)
Tóm lại: Hữu Vi Pháp là Pháp do nhân duyên sanh, là HIỆN TƯỢNG của Chân Như Tâm. Tánh chất của Pháp Hữu Vi là: Có Sanh- có diệt. có Cấu- có Tịnh. có Tăng- có Giảm. có Đến- có Đi (Vô thường, khổ, bất tịnh).
* Hữu vi cũng là tên khác của pháp duyên khởi.
* Chúng sanh trú chấp Hữu Vi Pháp, sống bằng Hữu Vi Pháp, bị Hữu Vi Pháp chi phối.- Nên phải chịu sanh tử luận hồi ưu bi khổ não.
* Tất cả các pháp hữu vi cuối cùng sẽ bị lìa bỏ mà đến Niết bàn,
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
Bạn và 1 người khác

Duyên Khởi Bài 6.- Vô Sanh

"Nguyên lý Sanh khởi" của vạn Pháp là: Chư Pháp Duyên Sanh. Nghĩa là Tất cả các Pháp đều Duyên Sanh.- Nếu có thể tư duy sâu, thì chúng ta thấy rằng: Cái nguyên nhân để "sanh" ra các Pháp cũng là Duyên sanh, nghĩa là cũng nương gá vào cái khác để thấy có sanh khởi. Truy cùng đuổi tận cái nguyên nhân đầu tiên để sanh Pháp là KHÔNG CÓ,
+ Kinh Hoa Nghiêm gọi tính chất này là Trùng Trùng Duyên Khởi. Có thể khái quát Bản Thể (bản chất- Thực chất) của các Pháp là KHÔNG.
+ Trung Quán Luận. Tổ Long Thọ dạy:
.............Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh trung đạo nghĩa.
Nghĩa là:
..............Nhân duyên sanh các pháp
Ta nói tức là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng gọi nghĩa Trung Đạo.
+ Không thể tìm ra "cái nguyên nhân đầu tiên" để sanh ra các Pháp. Tức Các Pháp không có nhân sanh, không nhân sanh, thì không quả sanh. Dẫn đến bản chất các Pháp.- SANH KHÔNG THẬT SANH, DIỆT KHÔNG THẬT DIỆT, CHỈ LÀ HIỆN TƯỢNG GIẢ DANH, BẢN THỂ LÀ KHÔNG.
Đại Trí Độ Luận, Lời tựa rằng:
Muôn sự muôn vật đều do sanh sanh mà được hình thành. Thế nhưng cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh. Từ vô thi đến nay và mãi mãi về sau, tánh vô sanh ấy vẫn thường bất động. Do duyên khởi biến hóa mà giả danh có các sự các vật. Thật ra, tất cả các sự các vật đều là hư vọng, là không thật có, là vô tự tánh. Phàm phu do chìm đắm trong mê muội, mà khởi vọng chấp cho rằng các sự vật là thật có.
(hết trích)
+ Bản thể các Pháp là KHÔNG, nên biết KHÔNG thì vô sanh (Vì KHÔNG thì không cái gì sanh nó được. Không Diệt, vì không cái gì diệt KHÔNG được).-
+ Với Bản Thể Vô Sanh của TÁNH KHÔNG các Pháp. Bát Nhã Tâm Kinh viết "Xá lợi tử! Thị chư pháp không tướng. bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý. Vô sắc thân hương vị xúc pháp. Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới."
Nghĩa là: Tất cả pháp Thật Tướng là KHÔNG TƯỚNG. đều tồn tại ý nghĩa “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.”.
Giống như không trung. Không trung không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức.v.v... cho chí đến không có các giới tuyến , như ý thức giới. v.v..." (hết trích)
Lời giải:
"Thị chư pháp không tướng": tất cả các pháp - sự vật, hiện tượng, sinh vật... - trong cõi đời này tuy là có tướng nhưng thực chỉ là tướng không, mới nhìn có vẻ như có tướng mà nhìn kỹ, nhìn thấu đáo thì hóa ra "không" (rỗng) tướng vì nó không tự thân có, nó do duyên sinh, duyên hợp, tương tác mà thành như "ngũ uẩn" kia vẫn vốn là "không", vậy mà vẫn có ta, có cơ thể này, có đi đứng, có nói năng, buồn vui, sướng khổ. Có tất cả, mà là "rỗng", "rỗng" mà "lại có".
Cái mặt trời kia tưởng là nó quay mà nó không quay. Tưởng là nó có mọc (sinh) và có lặn (diệt) vậy mà nó cứ ở y đó, chẳng mọc mà cũng chẳng lặn. Khi nó lặn ở chỗ này thì ở chỗ kia người ta gọi nó mọc. Nói khác đi, nó ỳ một chỗ. Tưởng nó ỳ một chỗ mà nó lại quay trong thiên hà của nó. Tưởng nó vĩ đại, khổng lồ mà thật ra như hạt cát trong dãi thiên hà. Mà, ngày nay khoa học đã tìm thấy hàng trăm ngàn thiên hà, mỗi thiên hà có hàng tỷ ngôi sao như mặt trời "vĩ đại" của chúng ta. Mặt trăng kia cũng vậy. Chả có trăng non, trăng già, trăng đầy, trăng khuyết gì cả! Khi trái đất xoay - và trăng cũng xoay - thì trái đất che bớt một phần trăng đi, ta có bao nhiêu là hiện tượng: trăng lặn, trăng mọc, trăng đầy, trăng khuyết, nào sinh nào diệt, nào thêm nào bớt. Mà không có gì cả! Nó vậy đó. Ngay cả cái "trăng sáng vằng vặc" của nó cũng vậy. Cũng không tự nó. Rồi mây che, rồi mây bay đi. Mây cũng vậy, lang thang vô định, xây thành rồi tan biến rồi lại xây. Mây thành mưa. Mưa thành suối, sông hồ biển cả rồi lại bốc thành mây. Là những giọt nước. Giọt nước lại chỉ là H và O, những nguyên tử, xoắn xít, xoay trở thành đủ thứ. Thủy triều lên bên này là lúc thủy triều xuống bên kia. Ngọn sóng vươn lên, như có một số phận - rồi tan trong nước, lại vươn lên thành sóng, như không động, mà cũng không nghỉ, không có mà cũng không vắng. Một hòn sỏi, một hạt cát, vỡ tan đi thành bụi, rồi thành năng lượng mà năng lượng thì không có sinh ra và cũng chẳng mất đi. Ngàn năm trước, không phải là nhà vật lý, Phật cũng nói như vậy bằng trực giác. Một đóa hoa trên bàn viết đã được trồng từ mảnh đất đầy phân. Và đóa hoa thơm tho kia, chẳng mấy chút cũng đã lại trở thành phân. Nhưng đừng nhìn hoa mà chỉ thấy phân! Cũng đừng nhìn phân mà không thấy hoa. Vẫn như có "sắc tướng" mà chỉ là "không tướng", vẫn như có "thọ tướng", "tưởng tướng", "hành tướng", "thức tướng", mà thật ra chỉ là "không tướng".
... Sinh diệt là nỗi lo lớn nhất của kiếp người mà các hệ thống triết học không sao giải đáp được, chỉ có thể dùng "tuệ giác" để khẳng định "bất sinh bất diệt" - sinh và diệt là một - chỉ là một sự chuyển hóa năng lượng mà năng lượng thì luôn được bảo toàn - Nó vậy đó.
Đây là ý chỉ: BẢN CHẤT CÁC PHÁP DUYÊN KHỞI LÀ VÔ SANH.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Xá lợi tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt. bât cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.'
Tất cả cảm xúc:
Bạn, Nguyễn Ngọc Hùng và 6 người khác

Duyên Khởi.. Bài 5.- Động & Tịnh

Như bài kinh Bách Dụ nêu trên.- Đức Phật dạy: Vạn Pháp từ KHÔNG, từ TỊCH DIỆT (Tịnh) mà sanh ra.
+ KHÔNG. tức là Không Tự Tánh (Tánh Không). Tạo sao các Pháp không tự Tánh ? Vì các Pháp do nhân duyên sanh, phải tùy thuộc nhân duyên, nhân duyên còn thì các pháp còn, nhân duyên diệt thì các Pháp diệt, chúng phải biến chuyển theo qui luật Thành, trụ, Hoại, Không.- Nên bản chất chúng là KHÔNG TỰ TÁNH (Tánh Không- Vô Ngã). Tất cả cá pháp đều không tự tánh.- Nên nói các Pháp từ KHÔNG mà sanh ra.
KHÔNG TỰ TÁNH, CHÍNH LÀ CHÂN NHƯ ,LÀ TÂM. NHÀ PHẬT NÓI : TÂM SANH RA CÁC PHÁP (là chỗ này).
+ Trong Chơn Không (Tánh Không), tức là CHÂN NHƯ TÂM có 2 đặc tánh: TỊCH & CHIẾU (còn gọi là Động & Tịnh).- Chúng Sanh chỉ chấp lấy phần Chiếu (phần động) làm Ngã, làm cái Ta, là Linh Hồn v.v...nên cái Thể Toàn vẹn của Chân Như Tâm mất đi và bị thiếu khuyết (bất toàn vì chỉ có động mà thiếu Tịnh). Từ đó Tâm thành ra VỌNG TÂM. Vọng Tâm tức là Ý THỨC của con người.- Tánh của Ý Thức thì ĐỘNG, là CHIẾU. Còn cái Tánh của TRÍ là TỊNH, là TỊCH thì chúng sanh lại không biết, và chỉ sống bằng Vọng Tâm; Vọng tâm chỉ là biên kiến lêch lạc, sai lầm nên nhà Phật gọi là Vô Minh.
Vởi Ý này mà Tam Tổ Tăng Xáng dạy:
"Quy căn đắc Chỉ.- Tùy Chiếu thất tông"- Về Nguồn được Chỉ, theo Chiếu mất Tông.
Tổ Đạt Ma ở Ngộ Tánh Luận dạy:
"Chúng sanh chuyên ĐỘNG. Nhị Thừa chuyên TỊNH.- Rời hẳn Động và Tịnh là Đại tọa Thiền".
Mục tiêu của việc tu Thiền là đem Ý Thức về Chân Trí.- Gọi là Chuyển Thức thành TRÍ. tức là đem ĐỘNG về TỊNH. Phật gọi là NIẾT BÀN, Tổ gọi là TỊCH DIỆT.
Có thể là hình ảnh về đền thờ và văn bản cho biết 'thiền là phương thức thực tập cốt tủy của đạo Phật.'
Tất cả cảm xúc:
Bạn và 3 người khác