Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Tề Thiên Đại Thánh Tầm Đạo Lần Thứ Hai

Nghe vô thường gọi người


Lòng thầm kinh hãi

Một phen bôn đào

Tầm sư, học đạo màu

72 phép thần thông

Trời người đâu dễ đặng

Đạo thánh nhân khiêm hạ

Vẻ vời… không thật sống

Ngạo thế nhân

Tánh lại buông lung

Ý mã, tâm viên,…

Đời là thế.

Bị đuổi khỏi học đường

Quay về chốn cũ, nhà xưa

Hoa Quả Sơn, Thủy Liêm Động

Ta làm vua một cõi

Có đêm say, hồn thác xuống Diêm đài

Đạo tiên thánh hoài công

Mộng trường sinh bất tử

Ta điên tiết đạo Trời

Mấy bận loạn thiên cung

Thiên tướng hà sa đều tỏ mặt

Phút sa cơ khổ nhục

Chốn lao tù

Lò luyện đơn

Thái Thượng giam cầm

Lửa Tam muội cháy lòng

Bao ngày nung đốt?

Ta luyện mắt ngươi vàng

Lóng lánh tinh anh

Nuôi mối hận trong lòng

Thù này ta quyết trả

Lão Quân khinh suất, ngạo đời

Cho đồng tử mở nắp lò

Thét 1 tiếng vang chấn động Tam thiên

Thần binh, thiên tướng thảy đều bạt vía

Ngọc Đế cả kinh

Mời Phật Tổ hộ thiên đình

Ta cười nhạt khinh trời già nhu nhược

Lại sa vào khổ kiếp

Một trò chơi

Bàn tay buông thỏng của Như Lai

Ta cân đẩu vân mấy lượt

Hoài… không khỏi

Ngũ Hành Sơn rèn chí, nuôi tâm

Thời gian thấm thoát trôi qua

Mấy trăm năm có lẻ

Đào ra hoa, kết trái lại giao mùa

Có hôm nghe Người đi Thiên trúc

Thỉnh kinh điển đại thừa cứu khổ nhân gian

Âu cũng một chữ duyên

Ta bầu bạn cùng Người

Đường ngàn dặm xa xôi khó nhọc

Thỉnh chân kinh ngót nghét vượt 10 năm

Quay về lại cố hương

Người người hoan hỷ

Ta chỉ cười thương nhân thế đảo điên

Tam Tạng Kinh là ngón tay chỉ mặt trăng

Người ôm giữ cho lòng thêm điên đảo

Học chẳng hành, trẻ nít cười khinh

Ta rõ biết

Không trách trời cao không có mắt

Bởi do người không trọn đạo quân thần

Khiến 3 cõi 6 đường trầm luân cơ khổ

Kêu khóc oán trời

Trời bảo: Chẳng tại ta.

Tỉnh giấc vô thường -

Chánh đạo chỉ vậy thôi.

Giữ chân đạo thường an lạc tịnh

Đắm vô thường đau khổ khó rời xa

Siêu sinh mộng càng thêm như bào ảnh

Lặng dừng tâm sẽ đoạn dứt luân hồi.

Lòng an định, phải đâu là người chết?

Từ bi tâm chư Phật,

Những mong đền.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Bá đạo – Phẩm thứ ba – Đạo Phật có Number One?
- Thưa thầy! Thầy vẫn chưa trả lời đạo nào tốt nhất.
- Chẳng phải tôi đã nói qua rằng đạo không tốt xấu. Tốt xấu là do tâm phân biệt của con người mà định danh hay sao?
- Thưa thầy! Con mong thầy giảng nói rõ hơn.
- Nếu nói đến chữ đạo thì hãy xét xem bạn dùng chữ đạo đấy với hàm nghĩa nào. Hiện nay, phần đa con người dùng chữ đạo là để phân định các tôn giáo khác nhau. Chữ đạo được dùng theo nghĩa này thì đã xa với nguyên gốc.
- Thưa thầy! Vậy chữ đạo theo nghĩa nguyên sơ, ban đầu sẽ được dùng với hàm ý gì?
- Chữ đạo ban đầu được Lão Tử dùng với “Đạo khả đạo phi thường đạo”. Trong Đạo Đức kinh, Lão Tử rất ưa dùng từ đạo và từ đạo của Lão Tử dùng với hàm nghĩa rất rộng nhưng có thể diễn nói nôm na rằng đạo là bản nguyên, nguồn gốc sum la vạn tượng và những quy luật vận hành của sum la vạn tượng. Vậy nên chữ đạo với nguyên nghĩa ban đầu hoàn toàn sai biệt với ngữ nghĩa từ đạo mà con người hiện dùng. Trong pho Tam Tạng kinh không thường dùng chữ đạo do vậy nên ngày nay con người mà cụ thể là người học Phật thường hay dùng từ người cầu đạo, người tầm đạo thì chỉ nên xem như là một cách nói ví von mang quy ước chung chung chứ không minh định rạch ròi về tôn giáo mà bản thân người đó theo đuổi. Và với nghĩa nôm na đạo là bản nguyên, nguồn gốc sum la vạn tượng và những quy luật của nó thì đạo vốn vậy, không thiện ác, tốt xấu, đúng sai, minh hay vô minh…
- Thưa thầy! Ý thầy là nguyên sơ đạo không có sự phân biệt rạch ròi. Ví như việc trời mưa nắng, có nơi, có loài nhờ mưa mà được lợi nhưng với diêm dân mà mưa dầm thì thôi rồi, ví như kỷ băng hà hủy diệt loài khủng long nhưng nếu trái đất không trải qua kỷ băng hà thì biết đến bao giờ con người mới phát triển, tiến hóa như ngày nay. Vậy nếu hiểu đạo theo nghĩa phân định các hệ thống tôn giáo thì đạo nào tốt nhất?
- Như đã nói từ trước, “Đạo vốn không tốt, chẳng xấu. Xấu tốt tùy tâm người”. Khi bạn khởi ý phân biệt cao thấp, hay dở, tốt xấu thì theo hệ quy chiếu chủ quan của bạn thì đạo mới “lấm tấm” bùn.
- Thưa thầy! Ý con muốn hỏi “Đối với đệ nhất nghĩa đế có phải đạo Phật – đạo giác ngộ giải thoát (thầy hay nói thế) là đạo tốt nhất” không?
- Ồ! Cái đấy do tâm phân biệt chủ quan, hẹp lòng của bạn mà đạo Phật thành đạo tốt nhất, số 1 (Number one) chứ bản nguyên đạo Phật là bình đẳng thì đâu thể gây sự thị phi hơn kém, cao thấp. Trong suốt pho Tam Tạng Kinh Phật Thích Ca diễn nói tới lui chỉ có hai vấn đề chính yếu, đó là Luân Hồi và Giải Thoát; Phật Thích Ca cũng không nói “Tất cả chúng sinh hãy giải thoát hoàn toàn cả đi” mà chỉ nói đại ý “Đời là bể khổ, Luân Hồi nhiều khổ não”, “Ai nhàm chán luân hồi sinh tử quẩn quanh thì đây, bát chánh đạo là lối thoát khỏi sinh tử”. Thế đấy, Phật Thích Ca không nói “Giải thoát hoàn toàn là tốt nhất”, “Luân hồi là xấu nhất, là thê thảm nhất”. Vậy nên bạn chớ chấp giữ “Đạo nào tốt, đạo nào xấu” mà chướng ngại mắt huệ.
- Hơn nữa, nếu gặp đạo giáo khác mà bạn dè bĩu, khinh chê dễ thường gây điều thị phi phiền não. Thời Phật tại thế, vì quá cứng nhắc xiển dương chánh pháp đạo giác ngộ giải thoát mà ngài Mục Kiền Liên “phê phán” yếu điểm giáo lý của Kì na giáo một cách kịch liệt, chính việc đó đã khiến ngài Mục Kiền Liên bị tín đồ cuồng tín, cực đoan Kì na giáo phục kích đánh đến chết, đấy là bài học lẽ ra người học Phật phải nhớ đời đời.
- “Đạo Phật là bình đẳng cớ sao bạn lại nuôi giữ tâm phân biệt hẹp hòi”. Phần đa tôn giáo nào ra đời cũng dựng xây trên nên tảng thiện lương, tốt đẹp cả. Với những tín đồ Kito giáo, Hồi giáo,… thì đạo của họ là tốt nhất. Họ tin Chúa, tin Thượng Đế, tin Thánh Alah,… họ cầu nguyện ăn nên, làm ra và ra sức lao động nên trở nên no đủ, phú cường. Nhìn các nước phương Tây, các nước chịu ảnh hưởng của Thần giáo bạn sẽ dễ dàng nhận diện được điều này. Còn các nước có nhiều người học Phật tự hào “Đạo Phật là tốt nhất, là Number one” thì kinh tế phát triển chậm lụt vì như như bất động, vì phúc họa tùy duyên, vì nghiệp nên thế đấy. Vậy nên ở khía cạnh làm ăn, phát triển kinh tế thì bạn nên xét lại xem “Đạo Phật có tốt nhất không?”.

- Vậy nên tốt xấu, cao thấp, đúng sai thì phải xét ở góc cạnh nào. Sự khác biệt chính yếu giữa các đạo giáo là ở điểm đến sau cùng. Và tùy chọn lựa của mỗi người mà sự tốt xấu, hay dở, đúng sai mới ứng nghiệm
Bá đạo - Phẩm thứ hai - Đạo nào là tốt nhất?
- Thưa thầy! Việc tham vấn đạo nào có quan trọng không?
- Đương nhiên là rất quan trọng.
- Thưa thầy! Quan trọng như thế nào ạ?
- Bạn có nghe qua nhân quả chẳng lầm không?
- Thưa thầy! Con có nghe.
- Ừ! Vậy nên gieo nhân hạt táo thì được cây táo, gieo nhân hạt cam thì được cây cam,... Người học đạo chớ vì tham cứu bá đạo mà ăn cây táo rào cây sung, tạo điều trá ngụy, hư vọng.
- Thưa thầy! Thầy có thể nói rõ hơn không?
- Như đạo Lão xem đạo như một dòng sông, có khúc sông lượn lờ phẳng lặng, có khúc sông vặn mình dữ dội, người học đạo Lão là người học hạnh tùy thuận theo tự nhiên, không chống trái, xung đột. Có thể ví như người học đạo ở đạo Lão sẽ đặt mình ở vị trí bờ sông dõi mắt nhìn con nước lớn ròng mà không bị cuốn theo dòng chảy biến động. Hồi giáo, Kito giáo, Do Thái giáo... hay Thần giáo nói chung thì cho rằng có một ông thần tạo ra dòng sông với con nước lớn ròng cũng như tạo ra con người cùng vũ trụ vạn hữu, và người sống thiện lành, tin tuyệt đối vào đấng quyền năng thì khi chết sẽ về Thiên đàng. Đạo J. Krishnamurti, đạo Osho thì giải phóng, tự do bất tận. Đạo Phật thì giải thoát hoàn toàn khỏi sinh tử luân hồi. Đạo Thông Thiên Học, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài ... thì góp nhặt ý tứ từ các hệ thống tôn giáo khác nhau, gom 3 bó rồi đập, rồi giũ tạo ra một giạ nhưng là thóc hay nếp hay lúa ma là tùy ở sự góp nhặt tri kiến chủ quan của người khai lập ra đạo giáo cũng như ở đội ngũ truyền giáo kế thừa…
- Thưa thầy! Con chỉ là người tìm đạo muốn hiểu rõ về đạo, và hành trì sống theo đạo, điều này có chướng ngại gì không?
- Mục đích bạn có vẻ chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, nghiên cứu đạo học và xa hơn một chút là làm lành, lánh dữ. Bạn gieo nhân đấy và kiên định hành trì thì đương nhiên sẽ được vậy. Việc ấy, với đạo không lỗi gì.
- Thưa thầy! Nhưng theo con được biết thì có sự giải thoát hoàn toàn, con sống thuận theo đạo như vậy thì có thoát khỏi luân hồi sinh tử được không?
- Hiển nhiên là không thể thoát khỏi luân hồi trừ phi mắt huệ bạn bừng sáng, ý tôi muốn nói là sự hiểu biết của bản thân bạn phải có một đột phá về mặt tâm linh tức trí tuệ xuất thế gian.
- Thưa thầy! Con mong thầy chỉ dạy rõ hơn.
- À! Bạn tìm đến đạo mà không có mục định hướng, một đích đến rõ ràng thì sao bạn có thể hoàn mãn được hành trình vượt thoát sinh tử. Khi bạn tìm đến đạo mà không có mục đích giải thoát hoàn toàn thì đâu thể thu được quả liễu thoát sinh tử. Bạn gieo nhân thấu hiểu đạo chứ nào phải nhân giải thoát hoàn toàn thì quả sẽ nương nơi nhân mà thành tựu. Đây gọi là nhân quả chẳng lầm.
- Thưa thầy! Ý thầy muốn chỉ dạy rằng muốn thành đạo nào thì phải xác định được đích đến cụ thể?
- Đúng vậy! Mỗi đạo giáo sẽ có một đích đến khác nhau, bạn theo đạo nào thì phải thuần tín ngõ hầu về đích theo đúng nhân ban đầu đã gieo. Chứ nếu bạn “bâng khuâng” giữa Phật, Thượng Đế, Vô Thần… thì bạn sẽ “chấp chới”, chìm nổi thôi. Đích đến của đạo Lão là tạo ra một ốc đảo – một tiên giới tiêu diêu tự tại để khi “nhắm mắt xuôi tay” về đấy hưởng nhàn, muốn làm được điều này thì hiện đời sống tùy thuận, mềm mại, uyển chuyển như nước và tín tâm luyện “hình thần” cũng như tâm rằng có “Một cõi đi về” do chính mình tạo lập; Đích đến của phần đa tôn giáo thuộc về Thần quyền thì chết sẽ cộng trú, hợp thể với Đấng quyền năng – Thượng Đế, Thánh Alah,… Đích đến của cộng sản giáo thì chết là hết, không Thần – Phật – Thượng Đế chi cả, nên sống hiện đời cứ việc tham đi, có vẻ như với cộng sản giáo lệch lạc thì nhân nghĩa, đạo đức chỉ là bánh vẽ chỉ dùng làm trang sức cho đẹp thôi, gượng nói là đạo đức giả vậy. Đạo Phật đúng nguyên mẫu thì là thoát khỏi luân hồi, xa rời sinh tử mộng; Đạo Phật lệch lạc thì nghe chừng còn tham sống nên mộng tưởng điên đảo cứu cánh Niết bàn tức là vẫn mong cầu có một cõi giới Thường An Lạc Tịnh để về thọ hưởng với cái gọi là Cái Đang Là hoặc về Phật quốc tiếp tục tu… Bạn chọn đích đến là tìm hiểu đạo thì có vẻ nhân duyên bạn thuộc về đạo Lão vậy thì bạn còn gì nữa mà không dấn thân, trải nghiệm tùy thuận. Đừng quan hoài đến những đạo giáo khác không khéo sẽ khiến tín tâm bạn lung lay.
- Thưa thầy! Đạo nào là tốt nhất?
...
Bá đạo - Phẩm thứ nhất - Chừng mô gọi bằng thằng?
- Thưa thầy! Thầy cho con tham vấn về đạo.
- Bạn muốn tham vấn về đạo nào?
- Thưa thầy! Đạo nào là sao ạ?
- Đạo có bá đạo. Bạn muốn hỏi đạo nào?
- Thưa thầy! Con không hiểu ý bá đạo mà thầy nói, thầy có thể giảng rõ hơn không?
- Người học đạo ngày nay có thể tu tập theo nhiều đạo giáo khác nhau như Hồi giáo, Ấn giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo, Kito giáo, Hòa Hảo giáo, Cao Đài giáo, Thông Thiên Học giáo, Tịnh Độ giáo, Thiền Tông giáo, Mật Tông giáo, Cộng sản giáo, Do Thái giáo,... Rất, rất nhiều giáo nên tôi gọi là bá đạo. Vậy bạn muốn tham vấn đạo nào?
- Thưa thầy! Con xin phép được gọi thầy là thầy để thể hiện sự tôn kính. Thầy có thể trả lời tham vấn ở nhiều đạo giáo khác nhau ạ?
- Chừ bạn muốn ngỏ ý gọi tôi bằng thầy, thế chừng mô bạn gọi tôi bằng thằng?
- Thưa thầy! Thầy dạy quá lời. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Bạn muốn tôi hiểu theo nghĩa "Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy" hay "Chùa có một ông sư, bán chùa đi thì vẫn còn lại ông sư"?
- Thầy thật hài hước! Con chỉ muốn gọi thầy là thầy để tiện bề tham vấn.
- Thư giản một chút. Chuyện này không vui đâu.
- Thưa thầy! Ý thầy là gì?
- À! Đạo khả đạo phi thường đạo; Danh khả danh phi thường danh. Sự điên đảo ở đời không hề ít. Gọi tôi là gì không quan trọng, điều quan trọng hơn là sự chân thành đối đãi nhau và thành thật với chính mình. Dặm đường tôi qua đã nếm trải không ít chuyện bỗng dưng được gọi bằng thầy rồi bỗng chốc "khinh khỉnh" nhìn nhau, như thế nào khác gì gọi bằng thằng?
- Thưa thầy! Sao lại có chuyện như thế? Con sẽ không như thế đâu ạ!
- Ai biết ngày mai sẽ ra sao?
- Thưa thầy! Con tuyệt đối không thế. Nhưng thầy cho con hỏi "Sao lại có chuyện từ đầu gọi thầy, sau lại gọi thằng?"
- Hẳn là phẩm hạnh của tôi không tốt rồi.
- Thưa thầy! Thầy lại dạy quá lời. Con thật lòng muốn biết.
- Nhân sinh sự vốn vô thường, lý này lẽ nào bạn còn chưa rõ.
- Thưa thầy! Con biết lý vô thường nhưng không rõ sự tình đến mức vậy.
- Bạn tìm đến tôi và muốn gọi tôi là thầy vì lý do gì?
- Thưa thầy! Vì con xem những bài viết của thầy con thấy hay, đặc biệt nên muốn gần gũi học tập nên mong mỏi được gọi thầy để thể hiện sự kính phục ạ!
- Ừ! Hôm nay, bạn đến vì thấy bài viết tôi hay, đặc biệt nên bạn ấn tượng, bạn ấn tượng là vì ý tứ bài viết hợp khẩu vị của bạn nên bạn sinh lòng tôn trọng, quy ngưỡng. Rồi ngày mai này tôi tiếp tục viết bài nhưng loạt bài viết mới này lại không hợp khẩu vị, không đạo mạo chỉnh chu không ra dáng của một tôn sư, thế là sự kính ngưỡng của bạn dành cho tôi sẽ tụt giảm. Và nếu những điều tôi viết "đụng chạm" đến ông Phật, ông Thần hay vị đạo sư đáng kính của bạn thì việc "xấp ngửa" bàn tay sẽ xảy ra. Vậy nên khi tôi làm vừa lòng bạn, ràng buộc mình trong khuôn phép mặc định của bạn thì tôi sẽ mãi mãi làm thầy; Còn khi tôi làm bạn không vừa lòng, không giữ hình tượng đạo mạo như ý bạn thì tôi sẽ trở thành thằng. Điều này trên bước đường tôi đi đã gặp không ít lần nên cũng quen rồi. Vậy chừng mô bạn sẽ gọi tôi bằng thằng?
- Thưa thầy! Con sẽ không như thế.
- Ừ! Vậy bạn sẽ tham vấn về đạo nào?
(Còn tiếp)


VẤN ĐỀ :
Một ý tưởng cá nhân nêu lên không phải để tranh biện mà chỉ là một ý tưởng để trao đổi. người tu Phật xem như một cơn gió thoảng qua - nếu hài hòa là " đồng cảm " trái lại chỉ Ta bà.
Chúng ta học Phật hay tu Phật đều thường nghe bài thơ phổ biến này :
" Sinh ra hai tay trắng
Lìa đời trắng hai tay
Sao mãi nhặt cho đầy
Túi đời như mây bay .
Thiển ý rằng : .
Sinh ra là thực có
Lìa đời là qua đi
Vô thường là như thế
Sao không BIẾT thế ni !
Niết Bàn là " cái chi " ?.
Phật Đà bảo có thật
Tại thế chẳng đâu xa
Phủi sạch sống bằng gì ?.
Bi quan là vọng tưởng
Đời, Đạo chẳng hài hòa
Sống sao cho đời thuận
Vạn thế chứng Đạo ca. .
CẢNH 5 Cá vượt vũ môn " TU chuẩn bị vượt vũ môn " gặp nòng nọc nhái NÒNG NỌC
.
Ủa, ủa, ủa ....anh cá a ?.
Lờ đờ tôi tưởng một ...." con ma "
Râu mép anh đâu ….còn một chiếc ?.
Vãy, vi... trụi lủi nhận không ra .
Mới nhìn tôi tưởng gặp ...." quỷ ma "
Loại này kỳ lạ khó nhận ra L
ội đi như thể thây ma chết
Nhìn kỹ thì ra .....anh đó à.... .
Sao thế..? anh nay ốm quá trời
Đuôi, vy đâu mấy lấy gì bơi
Vũ môn tam cấp thời gần tới
Anh trôi lơ lững, chẳng còn hơi .
CÁ :
" vô thường " anh biết tất cả không
Phủi hết tôi đây chỉ giữ ...." lòng "
Tham, si cũng thế tôi đà tiệt
Phen này nhất định hóa thành ....a...a." rồng " .
NÒNG NỌC :
Anh này nói chyện thật lạ ghê
Tham, si nào có chỉ U mê
Thản nhiên Anh sống phù ...a..a..Thiên đạo
Sân, hận không còn bớt nhiêu khê .
Râu, đuôi cho hết tưởng phúc sao ?.
Hiện tại thì Anh lội cách nào ?.
Sinh tồn là luật mà ....Ông nội
Anh nghĩ lăng nhăng mấy chuyện phào .
….Này nhá ...
Cả dòng sinh mệnh mới vô thường
Anh nhớ trong tâm tợ kỹ cương
Tùy duyên tương tác không tao loạn
Hết sân, còn ái ( còn muốn ) thật vô phương ! .
Anh biết xưa kia Phật cho gì ?.
Bố thí khi nao ?. Bố thí chi ?.
Bố thí cho ai ?. Cho gì thế ?.
( Bộ ) Cứ hể đem cho ( là ) bố thí ..hì..hì...hì….. .
Nòng nọc lắc đầu bỏ đi .
Cá vượt vũ môn ốm chìm xuống....
T.T.T NHƯ KHÔNG.
( Trích trong Kịch thơ Cá, Rùa, Nòng nọc nhái ).VẤN ĐỀ :
Một ý tưởng cá nhân nêu lên không phải để tranh biện mà chỉ là một ý tưởng để trao đổi. người tu Phật xem như một cơn gió thoảng qua - nếu hài hòa là " đồng cảm " trái lại chỉ Ta bà.
Chúng ta học Phật hay tu Phật đều thường nghe bài thơ phổ biến này :
" Sinh ra hai tay trắng
Lìa đời trắng hai tay
Sao mãi nhặt cho đầy
Túi đời như mây bay .
Thiển ý rằng : .
Sinh ra là thực có
Lìa đời là qua đi
Vô thường là như thế
Sao không BIẾT thế ni !
Niết Bàn là " cái chi " ?.
Phật Đà bảo có thật
Tại thế chẳng đâu xa
Phủi sạch sống bằng gì ?.
Bi quan là vọng tưởng
Đời, Đạo chẳng hài hòa
Sống sao cho đời thuận
Vạn thế chứng Đạo ca. .
CẢNH 5 Cá vượt vũ môn " TU chuẩn bị vượt vũ môn " gặp nòng nọc nhái NÒNG NỌC
.
Ủa, ủa, ủa ....anh cá a ?.
Lờ đờ tôi tưởng một ...." con ma "
Râu mép anh đâu ….còn một chiếc ?.
Vãy, vi... trụi lủi nhận không ra .
Mới nhìn tôi tưởng gặp ...." quỷ ma "
Loại này kỳ lạ khó nhận ra L
ội đi như thể thây ma chết
Nhìn kỹ thì ra .....anh đó à.... .
Sao thế..? anh nay ốm quá trời
Đuôi, vy đâu mấy lấy gì bơi
Vũ môn tam cấp thời gần tới
Anh trôi lơ lững, chẳng còn hơi .
CÁ :
" vô thường " anh biết tất cả không
Phủi hết tôi đây chỉ giữ ...." lòng "
Tham, si cũng thế tôi đà tiệt
Phen này nhất định hóa thành ....a...a." rồng " .
NÒNG NỌC :
Anh này nói chyện thật lạ ghê
Tham, si nào có chỉ U mê
Thản nhiên Anh sống phù ...a..a..Thiên đạo
Sân, hận không còn bớt nhiêu khê .
Râu, đuôi cho hết tưởng phúc sao ?.
Hiện tại thì Anh lội cách nào ?.
Sinh tồn là luật mà ....Ông nội
Anh nghĩ lăng nhăng mấy chuyện phào .
….Này nhá ...
Cả dòng sinh mệnh mới vô thường
Anh nhớ trong tâm tợ kỹ cương
Tùy duyên tương tác không tao loạn
Hết sân, còn ái ( còn muốn ) thật vô phương ! .
Anh biết xưa kia Phật cho gì ?.
Bố thí khi nao ?. Bố thí chi ?.
Bố thí cho ai ?. Cho gì thế ?.
( Bộ ) Cứ hể đem cho ( là ) bố thí ..hì..hì...hì….. .
Nòng nọc lắc đầu bỏ đi .
Cá vượt vũ môn ốm chìm xuống....
T.T.T NHƯ KHÔNG.
( Trích trong Kịch thơ Cá, Rùa, Nòng nọc nhái ).

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018


Ý KIẾN ; PHẬT PHÁP và SAI LẦM TRONG Ý NGHĨ VỀ PHẬT PHÁP.....
BAO GIỜ CUỘC ĐỜI VẪN ĐẸP, VẪN AN NHIÊN, BÌNH LẶNG
NÓI NHƯ THẾ NGHĨA LÀ NGƯỜI NÓI PHẢI ĐANG ĐỨNG Ở MỘT GÓC ĐỘ QUAN NIỆM SỐNG NHƯ THẾ NÀO., MỘT PHẠM TRÙ NÀO ĐÓ, MỘT PHÍA NÀO ĐÓ CỦA CUỘC ĐỜI...................... NHƯỢC BẰNG THÌ CHẲNG QUA CHỈ LÀ HÌ LỘNG....LÀ SAI....
NHỮNG NGƯỜI PHẬT TỬ, NHỮNG PHÁP SƯ, NHỮNG ĐẠO SƯ..., NHỮNG THẦY CHÙA,.... ĐÃ ĐƯA ĐẠO GIẢI THOÁT RỐT RÁO ĐAU KHỔ THÀNH TÔN GIÁO, MỘT HỆ THỐNG " LÀM LANH LÁNH DỬ ", TÍCH PHƯỜC, CẦU ĐỨC THÌ VIỆC '' HỌ KEO ĐẠO GIẢI THOÁT RỐT RÁO KHỔ ''THÀNH NHÂN ĐẠO, THÀNH TỔ CHỨC BAN BỆ, HỆ THỐNG .......NHỮNH HỆ PHÁI, CHI PHÁI...VỚI NHỮNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TỐT, VƠI NHỮNG CHÙA CHIỀN NGUY NGA VÀ...VÀ...NHỮNG SỔ CÔNG ĐỨC ..KHÔNG BAO GIỜ CHẤM DỨT VÀ NHỮNG TRANH BIỆN HƠN THUA GIỮA CÁC " CÁI TÔN CHỈ ", CÁC '' PHẬT PHÁP CAO SIÊU, HUYỀN NHIỆM, BÍ MẬT TRUYỀN THỪA CHO CHỈ CHÍNH HỌ, CỦA THẦY, TỔ LÀ ĐIỀU TẤT YẾU CŨNG KHÔNG BAO GIỜ CHẤM DỨT......CHƯA NÓI ĐẾN NHỮNG CUỘC TRANH BIỆN GẮT GAO.........ĐỂ BẢO VỆ MÌNH..., THẦY MÌNH...., SƯ MÌNH.......
ĐỐI VỚI ĐẠO GIẢI THOÁT RỐT RÁO KHỔ ĐAU - KHÔNG CÓ PHÁP NÀO LÀ "" PHẬT PHÁP "" NẾU PHÁP ĐÓ, CÁCH ĐÓ KHÔNG GIẢI QUYÊT " DỨT ĐIỂM NGAY NỔI KHỔ CON NGƯỜI ĐANG CÓ, ĐANG THỌ " - NHẤT LÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẬT TỬ CHÂN THÀNH.......... KHÔNG HẸN, KHÔNG HỨA, KHÔNG XIN, KHÔNG CÀU, VỪA '''' HÁ MIỆNG "" NÓI ĐẸP THÌ ĐÃ SAI, VỪA HÁ MIỆNG NÓI ĐỜI VẪN AN NHIÊN, BÌNH LẶNG THÌ CŨNG ĐÃ SAI....!!!!!!. BẤT CỨ PHÁP NÀO, BẤT CỨ CÁCH NÀO "" LÀM CHẤM DỨT NGAY KHỔ CHO CON NGƯỜI - ĐÓ MƠI CHÍNH LÀ '' PHẬT PHÁP "" CÒN TẤT CẢ CHỈ LÀ TAY CHỈ TRĂNG...….
NHƯNG NẾU CỐ CHO MÌNH LÀ CHÂN CHÁNH, CHÂN TRUYỀN THÌ CHẲNG QUA LÀ TRÒ ĐÙA HÍ LỘNG VỚI VÔ MINH MỘT SỰ VỖ VỀ, AN ỦI VỚI CHÍNH MÌNH, CHÍNH SƯ THÀY CỦA MÌNH, NHỮNG HƯ ẢO TRIỀN MIÊN MỘNG TƯỞNG GIẢ VỜ TRONG TA BÀ THẾ GIỚI.
HỒI TƯỞNG...HỒI TƯỞNG LẠI ĐI...VÀ HÃY SUY NGHĨ - ĐIỀU NÀY NHƯ BẮT BUỘC TẤT CẢ MỌI PHẬT TỬ - KHÔNG THỂ TIN, KHÔNG THỂ NHĂM MẮT NGHE MÀ KHÔNG HIỂU, MÀ KHÔNG BIẾT......NGÀI THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA " LY GIA CẮT ÁI RA ĐI KHÔNG BỞI VÌ NHỮNG GÌ SUNG SƯỚNG HƠN CÁI NGÀI ĐANG CÓ, KHÔNG BỞI NHỮNG GÌ CÁI GÌ CON NGƯỜI CÓ THỂ CÓ, SẼ CÓ THỂ CÓ.....MÀ LÀ CHẤM DỨT ĐAU KHỔ. NGAY TẠI NƠI KHỔ - TẠI CÁI KHỔ ĐANG XẢY RA..............TẠI ĐÂY.BÂY GIỜ
...CẢM THỌ KHỔ HẾT KHỔ KHÔNG Ở ĐÀNG KIA, ...KHÔNG Ở NƠI NỌ....MÀ TẠI ĐÂY BÂY GIỜ...........VẬY PHẬT PHÁP LÀ PHÁP, LÀ CÁCH CHẤM DỨT KHỔ TẠI DÂY ĐÂY BÂY GIỜ. PHẬT PHÁP KHÔNG LÀ CÁCH, LÀ PHƯƠNG PHÁP CHO NGÀY MAI, CHO MỔ CUỘC HẸN HÒ SẼ.......VỚI PHẢI............
MỖI MỘT CÁI KHỔ MỖI KHÁC.
MỖI MỘT CÁI KHỔ CỦA CON NGƯỜI DUY CHỈ CÓ " MỘT CÁCH GIẢI QUYẾT NGAY TỨC THỜI " KHÔNG CÓ CÁCH NÀO GIỐNG CÁCH NÀO......ĂN ĐI....UỐNG ĐI.........THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI. ...VÀ CÁCH CHẤM DỨT KHỔ LÀ "" PHẬT PHÁP ""
PHẬT PHÁP - KHÔNG NHẰM ĐƯA CON NGƯỜI ĐẾN VỚI NHỮNG KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT NHƯNG ĐIỀU ĐÓ KHÔNG CO NGHĨA CON NGƯỜI '"" CÒN NHÌN SAI, CÒN NHÌN MÊ MỒ...... HAY CON NGƯỜI VẪN SAI LÂM........
GẦN ĐÂY, MỘT LẦN NỮA DẤY LÊN CAO TRÀO VINH DANH ĐẠO PHẬT, NHẤT LÀ KHI HỘI CÁC NHÀ KHOA HỌC TÂM LINH TIẾN BỘ THẾ GIỜI IDICUS Ở GENEVE - THUỴ SĨ , VÀ KHI CUỐN "" HÀNH TRÌNH VỀ ĐÔNG PHƯƠNG DO 7 NHÀ BÁC HỌC VIỆN SĨ CỦA VIỆN KHOA HỌC HOÀNG GIA ANH QUỐC BIÊN SOẠN BÁO CÁO RỒI SÁNG HÔM SAU HỌ ĐI MẤT TÍCH - BIỆT TÍCH ( do Nguyên Phong biên dịch ). HỌ ĐƯA NGƯỜI PHẬT TỬ, NHỮNG NGƯỜI NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO THẤY NHỮNG KHẢ NĂNG MÀ KHÔA HỌC BÓ TAY, NHỮNG KHẢ NĂNG MÀ NGƯỜI PHẬT TỬ THUẦN THÀNH CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC, NHƯNG HỌ KHÔNG XÁC ĐỊNH "" PHẬT PHÁP CHỈ LÀ MỘT CÁCH BÌNH THƯỜNG CHẤM DỨT KHỔ ĐAU NGAY BÂY GIỜ MÀ THÔI ""
XIN LỖI TÔI PHẢI TRÌNH BÀY, TÔI PHẢI NÊU LÊN ĐIỀU TÔI NGHĨ SAU KHÍ SUY XÉT VÀ CHO LÀ ĐÚNG......--- ĐẠO PHẬT - PHẬT PHÁP -- KHÔNG GIẢI QUYẾT CÁI SẼ LÀ......, CÁI ĐÃ LÀ ........MÀ GIẢI GIẢI QUYẾT CÁI ĐANG LÀ..............ĐẠO PHẬT KHÔNG DẠY CON NGƯỜI " HÃY ĐỢI ĐẤY........''.....BỊ TÊN ĐỘC THÌ PHẢI NHỔ TÊN RA NGAY KHÔNG THÌ SẼ CHẾT TRƯỚC KHI BIẾT NHỮNG GÌ CẤN BIẾT....HÃY CHÁM DỨT NGAY CÁI KHỔ KHÔNG THỂ ĐỂ KHI ĐẦY ĐỦ CÔNG ĐỨC, PHƯỚC BÁU HAY XÂY XONG CHÙA TO, CHUÔNG LỚN...
ĐẠO PHẬT,......PHẬT PHÁP RẤT ĐƠN GIẢN - CHỈ CHẤM DỨT KHỔ CHỨ KHÔNG PHẢI " SẼ " CHẤM DỨT KHỔ.....
CÁCH NÀO...., PHÁP NÀO......CHẤM DỨT ĐAU KHỔ ĐỀU LÀ "" PHẬT PHÁP "" TRÁI LẠI LÀ KHÔNG........LÀ KHÔNG PHẢI
"" PHẬT PHÁP "" CHO DÙ PHÁP ẤY NHƯ LAI VỪA MỚI BAN TRUYỀN.
ĐIỀU SUY NGHĨ...TÔI ĐÃ SUY NGHĨ....ĐIẾU MUỐN NÓI TÔI ĐÃ NÓI...... VIỆC NHẬN ĐỊNH CỦA BẠN LÀ CỦA BẠN.........TUỲ BẠN....MỖI VIỆC TUY NHỎ NHOI TRONG CUỘC ĐỜI NHƯNG CŨNG LÀ MỘT KHÓ KHĂN, MỘT KHỔ SỞ, LO ÂU............CÁCH CHÁM DỨT LO ÂU, KHÓ KHĂN, KHỔ ĐAU............CÓ LẼ ĐÓ LÀ PHẬT PHÁP MÀ CHÚNG TA HẰNG NGHĨ ĐẾN...

VẤN ĐỀ : CÁCH SỐNG THỰC CỦA ĐẠO PHẬT TRONG CUỘC ĐỜI.
BÀI 1 : ĐẠO PHẬT DIỆT TRÍ hay KHÔNG DIỆT TRÍ ?.
Khi đề cập đến học Phật thì chúng ta thấy hàng trăm nghín ý kiến, hàng trăm nghin pháp tu và hàng trăm nghìn Đạo sư, Thầy đều như hay, như giỏi, như đã giác ngộ để chúng ta đáng tin là đúng đắn noi theo học theo, tu theo để giải thoát đau khổ triền miên mà chúng ta, con người đang trầm luân !!.
Chúng ta không bàn đến " các đối tượng ấy " tốt, xấu, đúng sai, hơn kém.......chúng ta nhìn lại chúng ta - tất cả đời sống chúng ta đặt NỀN TRÊN TƯ TƯỞNG, nó là cái đo lường, tính tóan và định lượng định phẩm. Nó đo lường chính chúng ta hàng ngày, nó tính toán, dự trù cho chúng ta hàng ngày, nó định lượng định phẩm cho chúng ta hàng ngày và cả....các Đạo sư, Thầy giảng, Thượng đế nó cũng đo lường !!.
Nó đo lường qua KÝ ỨC đã qua - quá khứ, qua HÌNH ẢNH, phóng ảnh, dựu trù - tương lai. Tất cả mọi tương quan của chúng ta với con người, vơi các Pháp sư, với Đạo sư , với thiên nhiên và với cả Thượng đế của Họ nữa - nó cố gắng tự cải thiện theo cách nó nghĩ....
Thế nên những tế bào óc ghi nhớ và tư tưởng như là " cái tôi " TIẾP CẬN, TƯƠNG QUAN với thế giới bên ngoài lẩn bên trong con người - tâm thức -. Như những tham vọng của tôi, tham lam, những mục tiêu, sự thỏa mãn, không thỏa mãn của tôi, những y tưởng kinh ban tế thế hay từ bi, bác ái hoặc cả " một nơi SỐNG tuyệt vời, Tây Phương Cực lạc - cho đến chỗ tận cùng, NƠI MÀ NÓ KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC CHỨC NĂNG CỦA NÓ thì nó mới chấm dứt không còn tư tưởng hành hoạt được được thì nó mới chịu LÀM THINH bỏ cuộc, BIỆT VÔ ÂM TÍN.....
Trong đời thường chúng ta cũng dể thấy sự bỏ cuộc của nó như là nếu chúng ta đặt câu hỏi " Tình Mẹ thương yêu con LỚN CỞ nào ?." Nó NGỌNG...., Chúng ta lại hỏi tiếp : " Chú mầy BIẾT tình Mẹ thương yêu con mà, tại sao không diễn tả ?. Nó sẽ trả lời " À như nước trong nguồn chảy ra, như biển Thái bình.....và như.......như...... ....vô tận, VÔ LƯỢNG..". 
Nếu chúng ta đặt câu hỏi : " Một Cô gái bị người tình bỏ đi sau một thời gian yêu nhau và lấy theo một số tiền lớn chú mầy BIẾT đó thì thế nào ?." Nó sẽ nhanh nhẩu trả lời : " thì là bị lừa cả tình lẫn tiền và Cô ấy BUỒN tỷ tê, ray rức, ĐAU KHỔ chứ gì - Thật là yếu đuối, ngu si không thể tưởng ". Nhưng nếu chúng ta hỏi tiếp " nhưng CÁI KHỔ ấy bao lớn, ra sao ? ". Nó chỉ nói con người khổ rõ rang nhưng KHÔNG THỂ BIẾT KHỔ NHƯ THẾ NÀO và nó biện giải " lấp liếm " rằng MỖI CÁI KHỔ MỖI KHÁC MÀ LÀM SAO TÔI NÓI được
Nhưng nếu, Cô ta biết rất rõ rằng HIỆN TẠI người tình không còn ở đây, dứt khoát chắc chắn không còn nữa, Ở ĐÂY BÂY GIỜ thế thì chú mầy cũng BIẾT mà , thế thì tâm trạng của Cô ấy như thế nào ……….?.". Nó sẽ ngập ngừng : " ...ờ.....ờ..như bình thường, yên lặng, nhẹ nhàng ...như là ...........như là............ ....BUÔNG BỎ...., như là TRỐNG KHÔNG, như là .....à...à......" 
Nó BIẾT nhưng không có từ nào cho nó dùng, nó Biết nhưng nó không diễn tả được, nên nó phải dùng " hình trạng hiện tượng tương đương " để trả lời với chúng ta hay nói cách khác CAI TRÍ BIẾT NƠI CON NGƯỜI CHÚNG TA hay CẢM, THỌ NƠI CON NGƯỜI CHÚNG TA CÓ HAI HOẠT DỤNG :
-- 1/. BIẾT hay CẢM THỌ theo HIỆN TƯỚNG, QUI ƯỚC 
… .NÊN BIẾT, CẢM THỌ ĐÓ DIỄN TẢ ĐƯỢC BẰNG NGÔN NGỮ QUI ƯỚC, NÓI NÊN LỜI ĐƯỢC.....và vì theo qui ước nên cái BIẾT, CẢM THỌ này thay đổi bấp bênh, không bền vững VÔ THƯỜNG với con người.
-- 2/. BIẾT hay CẢM THỌ không theo HIỆN TƯỚNG, QUI ƯỚC …..NÊN BIẾT, CẢM THỌ ĐÓ KHÔNG DIỄN TẢ ĐƯỢC BẰNG NGÔN NGỮ QUI ƯỚC, KHÔNG NÓI NÊN LỜI ĐƯỢC VÔ NGÔN chỉ THÂN CHỨNG mà thôi.
VÔ LƯỢNG cụm từ mà chúng ta thường nghe trong Kinh Phật giáo không có ý là to quá, lớn quá bởi cái TRÍ của con người " lanh lợi, nhanh nhẩu " nó sẽ nói được bất cứ số lớn hơn nào mà chúng ta nói với nó như 100, nó chỉ cần nói 101, 1 tỷ, nó nói 1 tỷ lẻ 1 ...........Vô lượng ở đây là " dạ, Em không THẨM ĐỊNH được, không cân, đo, đong, đếm được............dạ........... ngoài.....ngoài ....điều.EM biết từ lúc Em hiện hữu, từ lúc khai thiên lập địa tới nay".
Với Cô gái kia cũng thế - chúng ta thấy nó kết luận rất nhanh - buồn tỷ tê, ray rức, yếu đuối, ngu si...nhưng nó có ngờ đâu Cô gái đó chỉ SỐNG Ở ĐÂY BÂY GIỜ, Thực tại hiện tiền - nó " tịt ngòi " và phải dùng " hình trạng hiện tượng tương đương bình thường, tỉnh lặng, nhẹ nhàng, buông bỏ,...…….TRỐNG KHÔNG .và nó cũng biết những từ này KHÔNG DIỄN TẢ được gì cả !!.
Bà Mẹ và Cô gái đều đang sống, vẫn sống, vẫn biết, vẫn suy nghĩ, vẫn cảm thọ. Cô gái BIẾT RẤT RÕ quá khứ nên Cô ấy mới biết người tình KHÔNG CÓ Ở ĐÂY BÂY GIỜ; Cô gái ấy BIẾT rất rõ TƯƠNG LAI nghĩa là Cô ấy còn sống và vẫn phải sống nhưng NHẬN THỨC RÕ NHẤT là Cô BIẾT " ở đây bây giờ, thực tại hiện tiền "
.....bởi thế BỘ ÓC của Bạn, cho dù Bạn gọi nó là TRÍ - cái biết căn cứ hiện tượng bên ngoài ..VÔ MINH TRÍvà TÂM - cái biêt KHÔNG căn cứ hiện tượng diển biến..đôi nơi còn gọi là TUỆ TRÍ
Trong Kinh , lời giảng huấn PHẢI DÙNG CHUNG từ TRÍ, nên sự lúng túng, khó hiểu, hoang mang là tất yếu; chưa nói đến SỰ NGỘ NHẬN " cái biết của TUỆ " là một khả năng siêu việt, phải tu luyện PHẢI ĐẾN MỨC ĐỌ NÀO ĐÓ MỚI CÓ ĐUỢC.
Theo thiển kiến, trình bày như trên TRÍ hay TÂM, TUỆ của Bạn, của tôi hay chúng ta ĐỀU LÀ THẤY, BIẾT và tạo CẢM, THỌ nơi con người chúng ta nhưng đi vào một chiều kích hoàn toàn khác - KHÔNG, KHÔNG PHẢI là đi vào một chiều kích của CÁI KHÔNG DIỂN TẢ ĐƯỢC bởi con người KHÔNG BAO GIỜ - không bao giờ có thể lãnh hội, hiểu, biết được bất cứ cái gì mà không cân, đo, đong, đếm..... Trí và Tâm, Tuệ luôn luôn hiện hữu vơi con người trong suốt cả đời như CÓ SẲN - suốt cả đời không thể nào không hứu NHƯNG TÙY THEO " SỰ HIỂU BIẾT " lại cũng hiểu biết của TRÍ VÔ MINH - bỏi nó biết phân ịịnh, chọn lựa và quyết ịịnh ...NHƯNG KHI NÓ QUYẾT ĐỊNH " thành TUỆ " thì bớc hành hoạt kế tiếp KHÔNG CÒN ĐỊNH LƯỢNG, ĐINH PHẨM
Chứ nói chung chung CHẤM DỨT TRÍ BỎ TRÍ ĐI là sai lầm bởi con người thành người KHÙNG....! CHẤM DỨT TÂM ( cảm xúc bên trong .....) thành người VÔ CẢM.....!!. 
Đạo Phật luôn luôn biết đến, nói êến con người PHẢI BÌNH THƯỜNG và sự XÚC, CẢM là XÚC , CẢM .....Ở ĐÂY BÂY GIỜ; ngay bây giờ chứ không so đo, căn cứ trước hoặc sau ......trước cũng sai....sau cũng sai ....hay CẢ NÓI LÀ TRUNG DUNG, TRUNG ĐẠO.....nghĩa là chúng ta tưởng KHÔNG TRƯỚC CŨNG KHÔNG SAU cũng sai lầm....
Diễn tả, diễn giải, giải thích, những lời nói NHƯNG phải là sư vật hiện ĐANG LÀ...., nó KHÔNG là hình tượng của quá khư hoặc DỰ PHÓNG tương lai cho dù là diễn tả ở đây bây giờ mà vẫn còn nói là KHÔNG TRƯỚC , KHÔNG SAU ….
cũng sai lầm, SAI LẦM....bởi THỰC TẠI HIỆN TIỀN chỉ ĐANG LÀ...……..no không " dính dáng " gì đến " sự minh danh, dán nhản mác " của CON NGƯỜI. nên từ trung đạo cũng gây ngộ nhận, gây hoang mang có lẽ là thế.
Thế nên nói một cách không quá đáng, con người chúng ta sống trong một thế giới của sự đo lường, thẩm định, còn cái thế giới chúng ta muốn đi vào là thế giới KHÔNG CÓ ĐO LƯỜNG NÀO CẢ của Phật giáo hay rõ hơn nhất là Thiền .. là thấy cái đang là và vượt khỏi nó - thấy sự đo lường và vượt khỏi đo lường. Thế là điều gì xảy ra khi bộ óc, tâm và thân thực sự bình lặng, hài hòa - khi tâm, thân và lòng trọn vẹn là một ?.
Phải chăng bấy giờ người ta sống, vẫn sống một đời sống hoàn toàn khác hẳn MÀ KHÔNG là người mất trí, vô hồn ?.
Có phải chăng Đức Phật chưa bao giờ nói với CON NGƯỜI đang sống trên Thế gian này về Thiên đàng hay Tây phương Cực lạc - một nơi nào đó NHẤT ĐỊNH KHÔNG CÓ CON NGƯỜI mà chỉ bảo : " Địa ngục hiện tiền, Niết bàn tại thế "
Name:  g.jpg
Views: 0
Size:  92.5 KB

VẤN ĐỀ : PHẬT PHÁP...
......PHẬT PHÁP và PHẬT PHÁP.....
Bài 8 : 
Không một Phật tử nào, không một Nhà nghiên cứu Phật giáo nào mà lại không BIẾT từ " Phật pháp ". Mà có thật chúng ta ĐÃ CÓ BAO LẦN TỰ HỎI THẬT LÒNG MÌNH " sự HIỂU, BIẾT NÀY " là chắc chắn HAY KHÔNG ??. Có chắc chắn chúng ta HIỂU , BIẾT từ " Phật pháp " ĐÚNG như Tư tưởng của Đức Phât chăng ??.
Chắc chắn chứ, Sư phụ tôi, Pháp Sư của tôi, Tông, Chi, Phái của tôi, của chúng tôi đã bao nhiêu ngàn năm nay, đã không biết bao nhiêu Vị, không biết bao nhiêu người lên rừng xuống biển, để bảo vệ PHẬT PHÁP, bảo vệ những " lời dạy của Đức Phật ", để bảo vệ các Kinh Tạng Vi diệu xuất trần, thoát thế. 
Qua bài trước đây, tôi, và cũng đã KHÔNG CÒN DỂ DUI, cả nể để chấp nhận như bao lâu nay chúng ta dể dui chấp nhận, bởi cái tính CẢ TIN - THẬT SỰ chúng ta quá dể dui cả tin, khi nghe, khi được giảng, khi được dạy bảo từ bao lâu nay và thật sự chuyện TIN " đây là Phật Pháp như các Pháp Sư, các Thầy các Tổ , các Tông, Chi, Phái mà tôi đã từng tu học, trên nền tảng QUÁ VỮNG CHẮC ĐẠO ĐỨC, LUÂN LÝ mà không một con người nào có thể có một " chút ngờ vực ". 
Lòng Từ Bi, lòng Bác ái..............và hệ thống triết lý, những hệ thống tương quan, nhưng hệ thống giáo điều luôn luôn HƯỚNG THIỆN CHO CON NGƯỜI, luôn luôn HƯỚNG CON NGƯỜI xa rời CÁI ÁC, bất nhân, bất nghĩa.....v v ......thoát khỏi KHỔ ẢI TA BÀ.. .rồi bao nhiêu ngàn năm nay, bao nhiêu ngàn pho Kinh sách, giảng luận, bao nhiêu Tông, Chi, Phái….
.tất cả, tất cả....đều không phải la những CÁCH, những PHEP, những PHÁP hoàn hảo hay cũng không ít người cho là thật hoàn hảo, tuyệt vòi, vi diệu............ cho con người, đưa con người đến " hạnh phuc, sung sương " hay sao ??.
Vâng, đúng, đúng đó là những PHÁP, những PHÉP, những CÁCH GIẢI QUYẾT TỐT....những cách GIẢI QUYẾT TỐT VẤN ĐỀ nhưng hầu hêt con người chúng ta QUÊN........ như đã nói trên chúng ta QUÁ DỄ DUI RỒI QUÊN hay VÌ NỂ NANG MÀ CHẤP NHẬN - Chấp nhận sai lầm 
Chúng ta bình tĩnh, bình tỉnh lại, NHÌN THẬT KỸ MỤC ĐÍCH CỦA Thái Tử Tất Đạt Đa không phải hy sinh gia đình, không phải hy sinh hạnh phúc - loại hạnh phúc thoả mãn mà mọi con người đều mơ ước... những PHÁP ĐÓ THỰC SỰ KHÔNG PHẢI LÀ "" PHẬT PHÁP "" những Pháp đó, những Phương pháp đó chẳng qua như " phép thuật, như phép luyện kim ma thuật thời trung cổ hay những pháp luyện linh đơn các Đạo sĩ Đông Phương đã từng thực hiện, mà con người NGHĨ là trường sanh bất lão........hay những Pháp - cách tạo nên được CÁI Gì ĐÓ.... tất cả những PHÁP đó CÓ NGUYÊN TĂC RIÊNG, CÓ CUNG CÁCH RIÊNG, CÓ QUI TRÌNH TIẾN HÀNH....NGHIÊM NHẶC THÌ NHÁT ĐỊNH SẼ THÀNH CÔNG..............như NHỮNG KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT MÀ HAI TÔN GIÁO, HAY VỊ THIỀN SƯ đã truyền dạy cho Thái Tử hoặc gần đây con người chúng ta nghe theo các Pháp sư, các Đạo Sư, các Thầy........để nghiêm chỉnh chấp hành " với hy vọng về Tây phương Cực Lạc mau mau........" MÀ RÕ RÀNG ĐÃ QUÊN RẰNG...............đã quên rằng : "" PHẬT PHÁP "" cũng là một pháp, một cách, NHƯNG CỐT LÕI CỦA CÁCH ĐÓ LÀ CHÁM DỨT KHỔ ĐAU. nghĩa là bất cứ cách nào, phương pháp nào giải quyết vấn đề của con người MÀ VẪN CÒN VƯỚNG KHỔ ĐAU, CÒN VƯỚNG ƯU PHIỀN, CÒN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC...cho dù đạt đợc " cái gọi là quả Phật " cho chình mình và người tương quan, thì đó KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT PHÁP.
Do vậy, nếu chúng ta nói PHẬT PHÁP là một HỆ THỐNG LÝ THUYẾT, là một Tôn giáo, là một nền Triết học hay Đạo học.....LÀ CHÚNG TA SAI LẦM.....PHẬT PHÁP CHỈ LÀ MỘT CÁCH - MỘT CÁCH GIẢI QUYẾT "" HẾT KHỔ "".
Bất cứ cách nào không gỉải quyết HẾT KHỔ, không chấm dứt khổ thì đó không phải là PHẬT PHÁP.cho dù cách Cách đó có ai nói là vi diệu, cao siêu, huyền nhiệm, bí truyền, mật truyền.............đưa con người đến " kết quả nào " đi chăng nữa. .......
Trong cuộc sống đời thường, Bạn có thấy có bao nhiêu " cái khó khăn, rắc rối về tình cảm " nói nôm na như chúng ta hay gọi là " thất tình " ấy mà............riêng loại khổ này có hàng triệu triệu dạng khác nhau, thê thì sẽ PHẢI CÓ HÀNG TRIỆU, TRIỆU cách - Pháp gỉải quyêt .....NHƯNG, như....đi chơi đêm........, đi nhảy đầm....đi nghe nhạc......ở nhà đếm vàng, tiền hay hột xoàn.....vào Chùa bố thí hành thiện, phong sanh cứu độ chúng sanh.............hoặc cả việc cạo ầầu đi tu..
"" thì chẳng qua ĐỂ QUÊN. quên dần... chứ không phải giải quyêt ….DỨT KHỔ nên tất cả các PHÁP ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT PHÁP..
Đơn giản, bình thường….PHẬT PHÁP đơn giản, bình thường như chuyện đời phố thị...NHƯNG các Bạn CHO PHÉP HÝ LỘNG nha..
-- Này con, người đó KHÔNG PHẢI CỦA CON, con "" chấp hữu ", CON MUỐN CÓ ĐƯỢC là SAI, con nghĩ rằng " con tốt, con thành thật, con yêu thật ư ?....con buộc PHẢI LÀ CỦA CON à...?? SAI LẦM..... ( thấy nguyên nhân gây khổ )
-- Hiện tại...CON ĐANG NHƯ THẾ NÀO..?? ( Tôi là ai ?? ). Con phải KIẾN DIỆN NHƯ LAI như hiện trạng đang trình hiện trước con.... ( như lai ). 
..Có phải " cái tham, cầu,..." ngày hôm qua, hôm kia,...trước đây….... QUÁ KHỨ làm cho con có CẢM, THỌ hôm nay..sanh ra "" thất tình?.KHỔ ??.
..Có phải " nhưng sai lầm, trói buộc " có thể làm con có những hành động SAI LẦM TIẾP THEO trong TƯƠNG LAI........như chán sống, như đi tu, như tự tử….con lại SAI LẦM bởi những u mê đó...làm hư hại cuộc đời con, làm những người thân thương, gia đình con buồn khổ…??.
..Có phải THỰC TẠI HIỆN TIỀN, ở đây bây giờ CON LÀ...….
.....con biết mà "" tôi là ai "" con hay KIẾN DIỆN NHƯ LẠI,và con ""HÃY TỰ ĐỐT ĐUỐC CỦA MÌNH SOI ĐƯỜNG "".
Cám ơn các Bạn đã cho tôi hy lộng một chút, tôi vui, các Bạn vui vì tháy Anh chàng đó BIẾT " cái khổ từ đâu " Giác ngộ khổ..và tất nhiên Anh ta HẾT KHỔ, bởi không ai ngu gì mà thọ khổ…. nhờ TỨ DIỆU ĐẾ, và tôi đoan chắc rang khi Anh ta HẾT KHỔ ...KHÔNG AI BIẾT ANH CẢM THỌ THẾ NÀO....sung sướng ư ?. Nhẹ nhàng ư ?. Hạnh phúc ư ?.....
Anh ta sẽ nói "" Ờ CŨNG ĐƯỢC ""., "" Ờ CŨNG ĐÚNG "" chứ ngay bản thân Anh ta cũng không diễn tả được cơ mà…không có từ nào của ngôn ngữ diễn tả được ….cảm thọ hết khổ ngoài cụm từ " HẾT KHỔ "" hay một từ MỚI mà không ai định nghĩa, xác minh được đó là NIẾT BÀN.
Chắc chắn Anh chàng này PHẢI ĐỌC, PHẢI HỌC Bát Chánh đạo để GIỮ MÌNH nghĩa là Anh ta TU. Anh ta TU khi " nắm chắc " hai Chân lý của Đức Phật nhờ các Vị Tiền nhân ghi chép lại "" ĐỜI con người KHỔ "; "" CON NGƯỜI KHỔ DO BỞI con người đeo bám U MÊ, SAI LẦM ..VÔ MINH "" và CÁCH - Pháp giải quyết là trên cơ sở Tứ diệu đế, Bát Chánh đạo.
Như thế, các Pháp của các Tông, Chi, Phái hiện có KHÔNG PHẢI LÁ SAI mà chỉ là NHỮNG TAY CHỈ TRĂNG, con người chúng ta cũng trân trọng, học hỏi..NHƯNG TÙY DUYÊN mà vận dung, chứ chắc có lẽ các Vị Tôn chủ KHÔNG AI MUỐN, KHÔNG AI THÍCH ÉP MÌNH PHẢI THEO
Tôi suy nghĩ đơn giản bởi tôi cho Đạo Phật RẤT ĐƠN GIẢN, RẤT BÌNH THƯỜNG để cho con người HIỂU ĐƯỢC Phật pháp , để Thai tử Tất Đạt Đa KHÔNG PHẢI LÀ THẦN LINH, để cho Giáo lý của Đức Phật GIẢI THOÁT ĐƯỢC " cái khổ " của con người và CHỈ CON NGƯỜI CÓ KHỔ....
Khổ ở tại thế gian này nên Kết quả Giải thoát khổ CŨNG TẠI THẾ GIAN NÀY...
Đức Phật dạy "" NIẾT BÀN TẠI THẾ " chắc là thế.
Name:  h.jpg
Views: 9
Size:  58.0 KB

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018


VẤN ĐỀ : TU THEO ĐẠO PHẬT.
BÀI 7 : Ngộ nhận về tu hành Giải thoát KHỔ ĐAU và tu tập ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THOẢ MÃN..
Chúng ta, con người không bất cứ ai mà đã không cố găng hết sức mình kể từ ngày Vị Thái Tử khả kính ra đời và mang nặng NỔI ƯU TƯ về CÁI KHỔ CỦA CON NGƯỜI nghĩa là cũng có phần của riêng Ngài, của thân bằng quyến thuộc và nhừng người thân thương của Ngài........
Với một tương lai huy hoàng, hạnh phúc vô tân, đương nhiên là theo quan điểm SỐNG của CON NGƯỜI tư khi có Ngài và về trước đó.
Nhưng với Ngài, không một ai THOÁT KHỎI KHỔ ĐAU - cái điều LẠ LÙNG trước khi Ngài Đản sanh, con người ai cũng khổ mà KHÔNG AI DÁM ĐỐI MẶT VỚI KHỔ .....Khổ được Thần Tượng hoá, khổ đươc Thánh thần hoá, khổ được thiêng liêng hóa và... không biết bao nhiêu LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT, TRIẾT LÝ được chính con người đăc ra ......ĐỂ LẠI KHỐNG CHẾ, CHEN ÉP LẠI CHÍNH MÌNH.........chính con người mình..!!!!.
Hãy cố gắng bình tỉnh xét lại quá trình TÌM KIẾM CHÂN LÝ của Đức Phật,
Ngài không là một Nhà Luyện kim tìm vàng, Ngài không phải là một Nhà Xã Hội học, Ngài không phải là một Nhà Nhân Chủng học, Ngài không phải là Nhà Bát học MÀ NGÀI LÀ CON NGƯỜI - con người KHỔ và Ngài CHỈ TÌM RA CHÂN LÝ "" GIẢI KHỔ "" .
"" CON NGƯỜI KHỔ là DO U MÊ, SAI LẦM, VÔ MINH " - biêt được NHƯ THẾ....liễu ngộ được NHƯ THẾ, tức là BIẾT ĐƯỢC CÁCH HOÁ GIẢI, nghĩa là BIẾT CÁCH HẾT KHỔ - PHÁP HẾT KHỔ - PHÁP PHẬT.
Mục tiêu CỐT LÕI của con đường TRUY TÌM của Đức Phật KHÔNG PHẢI LÀ " tìm vàng " không phải " tìm hạnh phúc thoả mãn, không phải là tìm uy quyền tột đỉnh MÀ TÌM HẾT KHỔ - cái cảm thọ HẾT KHỔ của con người hiển lộ khi CÁI KHỔ MẤT TÍCH - tuỳ nghi đẵc tên, gọi danh, dán nhản….. NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ THOẢ MÃN.
Thế nên, bất cứ CÁCH NÀO, PHƯƠNG PHÁP NÀO giải quyết ĐƯỢC VẤN ĐỀ "" HẾT KHỔ "" là " đi vào ĐÚNG mục tiêu giải khổ của Phật giáo " và sau này chúng ta, con người gọi là Phật pháp.
Có bao nhiêu CÁI KHỔ trên thế gian này ??. Có CÁI KHỔ NÀO GIỐNG CÁI KHỔ NÀO trên thế gian này khồng ??. Và NẾU KHÔNG CÓ CÁI KHỔ NÀO GIỐNG CÁI KHỔ NÀO thì CŨNG KHÔNG CÓ PHÁP PHẬT NÀO ĐANG ÁP DỤNG CHO MỘT CON NGƯỜI KHỔ MÀ CÓ THỂ ĐEM ÁP DỤNG CHO BẤT CỨ NGƯỜI KHỔ NÀO KHAC HỞN HỌ, thế nên con người chúng ta KHÔNG THỂ VỎ ĐOÁN RẰNG ....PHÁP NÀY CỦA THẦY TÔI, PHÁP KIA CỦA TỔ TÔI, hay PHÁP NÀY LÀ DUY NHẤT MẬT TRUYỀN, BÍ TRUYỀN CUA TÔNG, CỦA PHÁI CHÚNG TÔI.....v...v... ......KHÔNG .
Nghe thêm lại một lần nữa lời của Đức Phật - nếu Bạn hoài nghi về Kinh sách ghi lại - thì NỘI-DUNG của LỜI KHUYÊN NÀY cho chúng ta thấy " sự tự trọng, đúng đắn và minh bạch .." rồi sẽ cho Bạn tin, đây chính là lời của Đức Phật.
" Đừng tin tưởng ở Ta chỉ ví các người đã xem Ta là Người giác ngộ, chỉ ví các người đã xem Ta là Thầy của các người. Đừng tin tưởng ở nơi Ta chỉ vì các người khác đã làm như vậy. và cũng đừng tin tưởng bất cứ điều gì bỏi các người đã đọc nó trong Kinh, sách, theo những gì người khác kể, tin đồn từ Hệ thống giáo dục nào, từ một Tôn giáo nào hay bất cứ Đạo sư, Pháp sư, Đạo sĩ nào. Dừng tin tưởng bởi uy tín của các Bậc Trưởng Thượng hay bởi uy tín của bất cứ ai. Đừng dựa vào lý luận, kết luận chính xác nào do suy đoán. Hãy tự thân mình biết rõ rằng " điều nào đó " làm cho chính mình buồn phiền, đau khổ hay người khác buồn phiền, đau khổ thì hãy vứt bỏ chúng đi. ".
Lời khuyên này cho chúng ta rút ra được
--1/. Tu theo Đạo Phật là VẪN SỐNG, CÒN SỐNG trong cuộc đời này, trông cái Thế giới Ta bà mà từ trước đến giờ chúng ta vẫn " bị hù, bị dọa " nên quá sợ, sợ khiếp vía hồn kinh và đã sanh ra không biết bao nhiêu Đạo sư, Pháp sư, Giảng sư........... đã chỉ ra phương pháp TRÁNH NÉ, những cách TÍCH LŨY, ĐẦU TƯ phước báu, như một NĂNG LỰC hay VỐN LIẾN "- mà Họ cho là CHỈ có phương pháp, CHỈ có cách của Họ là Chân truyền, là tuyệt vời để đạt đến mục đích Tối thượng là sẽ RỜI KHỎI CHỖ NÀY, cõi Ta bà khổ ải này, là sẽ VÃNG SANH CỰC LẠC.
--2/. Tu theo Đạo Phật là CỐT YẾU không phải tin mọi KIẾN THỨC cho dù đến từ đâu, học hỏi từ ai - NÓ chỉ là kiến thức - mà TỰ MÌNH PHẢI QUÁN XÉT thật kỷ " sự, việc đó " - cái đang làm, đang xảy ra có làm cho chính mình hay người khác buồn phiền, khổ đau..Vậy thì BỎ NÓ ĐI, BUÔNG NÓ ĐI. Điều này có phải chăng là Tu theo Đạo Phật chúng ta phải ĐẦU TIÊN nhớ và chỉ nhó câu của ĐỨC PHẬT : " Con người khổ sở bởi do VÔ MINH ".nghĩa là khi tu theo Đạo Phật thì PHẢI THẬM THÂM liễu nghĩa VÔ MINH, những cái THẤY, BIẾT sai lầm, rồi nó tự mất ( bởi nó biết là không HẠP, không CÙNG HỆ, không CÙNG PHE với chúng ta ) hay lúc đó mới TỪ BỎ, BUÔNG BỎ CÁI NGUYÊN NHÂN TẠO RA nó đi.
-- 3/. Tu theo Đạo Phật là phải " nắm bắt " được đắc tính của VÔ MINH đầu tiên và tối cần thiết - có phải chăng đây là YẾU CHỈ của Phật tổ trên con đường giải thoát rốt ráo khổ đau ? Cón những Tông, những Phái, những Pháp có phải chăng là những NHÓM NGƯỜI, những HỆ THỐNG LÝ LUẬN, những PHƯƠNG CÁCH " đồng cảm, đồng tình " tổng hợp lưu lại cho chúng ta; chỉ là những CÁNH TAY CHỈ TRĂNG, mà Đức Phật cũng đã cảnh giác con người : " mọi Thế pháp đều Hư dối cho dù Pháp đó do Như lai vừa ban truyền " ( từ Như Lai đây để chỉ Đức Phật do các Vị Tiền nhân sử dụng ). Ngài cảnh giác bởi không có một Thế pháp nào ( pháp do con người thuyết, con người giảng, trình bày ), có thể áp dụng cho MỌI sự, vật, việc ví rằng không có sự, vật, việc nào lại giống sự, vật, việc nào….NÊN Hư dối là thế.
-- 4/. Tu theo Đạo Phật " phải nắm được thuộc tính của VÔ MINH" nghĩa là cái THẤY, BIẾT của con người không còn mê mờ,không còn bị bám víu bởi KÝ ỨC quá khứ, KHÁI NIỆM của hiện tại và DỰ TƯỞNG tương lai, không còn gì cả CHỈ KIẾN DIỆN NHƯ LAI - tất cả các Pháp cũng thế chỉ là thiện xảo, tuy rằng những pháp đó cúng cần đối vời con người nhưng chỉ là những thiện-xảo khi HÀNH mà thôi. Nó tùy duyên, túy cơ - cũng như có ai, có Tông, Phái nào QUẢ QUYẾT rằng tu Thiền không có Tịnh hay tu Tịnh không có Thiền. Tùy lúc, tùy thời, tùy cơ - tu Thiền cũng có Tịnh, tuTịnh cũng có Thiền. Nhưng lời của Đức Phật nêu trên cho chúng ta biết rằng - chính mình nếm mật, chính mình uống nước, chính mình ăn me, chính mình đi trên dây thăng bằng THÌ SẼ BIẾT, chứ không phải qua hay bằng việc đi theo một con đường vẻ lại nào đó thì chúng ta sẽ biết
Thế nên, tôi không dám nói nhưng khi đã trình bày rồi thì tùy các Bạn NHẬN ĐỊNH chứ với tôi một thời gian qua rất dài, rất uổng phí chúng ta với ý thức " tầm Đạo , cầu Đạo, tìm Thầy, tìm pháp....." là ý thức SAI LẦM.
Chúng ta đi tìm cách ở bên ngoài chúng ta trong khi nó ở ngay trong chúng ta.
Ôi ngộ nhận......

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Thientu Tran
1 giờ ·
NIẾT BÀN : Ý Thức về Niết bàn
Như trên nếu chúng ta nói rằng " chúng ta hiểu Niết bàn " hay bất cứ người nào giải thích về Niết bàn thì đó là một sự lầm lẫn lớn và rất quan trọng bởi nó làm sai lệch Niết bàn - điều nói về Niết bàn không phải là Niết bàn !. Tuy nhiên nói Niết bàn là đích đến, là mục đích tối hậu trên đường giải thoát lo âu, sợ sệt - khổ - thì có thể. bởi Niết bàn không phải là một nơi đến như thường được dùng như thế giới Cực lạc, NHƯ MỘT NƠI NÀO ĐÓ mà con người sống hoàn toàn không còn đau khổ, không còn luân hồi vào thế giới trầm luân, sung sướng toại nguyện thì vô hình chung tạo ra một ngộ nhận đáng buồn vì con người cứ vào đó thì không bao giờ đến được, nên con người lầm tưởng mình không bao giờ Giác ngộ được.
Niết bàn là một trải nghiệm NỘI HƯỚNG tâm lý. Niết bàn là cảm nhận " kết quả tự thân " như đau khổ - thân chứng nên khi trình bày, lý giải nghĩa là lý giải bằng ngôn ngữ khái niệm, qui ước thì không thể nào tránh khỏi lầm lẫn và ngộ nhận. . Cái đích đến tối hậu, tối thượng đó được Đạo Phật gọi là Niết bàn, Đạo Thiên Chúa gọi là Thiên đàng, Đạo Bà La Môn gọi là Brahma nhưng tựu chung vẫn là một điểm NỘI HƯỚNG mà mỗi cá nhận tự thân chứng. Nó không phải là một cảnh giới HIỆN TƯỢNG bên ngoài tâm ý của con người nên không thể nhầm lẫn mà đồng hóa như đất, như nước, như tinh tú hay một khu vực địa lý, một không gian nào đó......
NIết bàn cũng không phải là một Ý niệm nhi nguyên, Ý niệm phi nhị nguyên hay ý niệm phi phi nhị nguyên nên chúng ta rất dể nhầm lẫn trạng thái mà trạng thái ấy lại dùng các từ sung sướng, hạnh phúc, lạc thú, tĩnh lặng..... tròn đầy viên mãn, vô biên. .
Nói Niết bàn là " kết quả sau cùng, tối thượng " nhưng dù là một kết quả mà bản chất thực của nó không phải là một ĐẠI LƯỢNG, là một cái gì đó mà có thể đong, có thể đo, có thể đếm,, có thể ước lượng hay so sánh được. Niết bàn có thể mô tả khái lược TÌNH TRẠNG CẢM THỌ TỰ THÂN của người đột nhiên thọ được hay của hành giả tu dưỡng đạt đên sau khi vượt thoát mọi ưu phiền trói buộc, mọi đau khổ hoặc hành giả hoàn thành sự chuyển hóa tâm ý, nhận thức và hành vi. Thế nên chúng ta khó tránh được lấn cấn,lúng túng khi để hiểu Niết bàn bằng ngôn ngữ qui ước, định lượng định phẩm, khái niệm qui phạm. . Niết bàn là một cảm thọ tự thân - thân chứng - dù nó có thể có qua một quá trình nhận thức, một quá trình tu dưỡng hay không nhưng bao giờ cảm thọ này cũng chỉ đến, chỉ xuất hiện đột ngột lạ lùng kèm theo cảm giác tròn đầy, viên mãn - một sự bùng nổ tự nhiên, như một sự thoát xác trọn vẹn. Hành giả tự biết không do một chủ đích đạt được, một ham muốn, ước vọng thúc đẩy, một điều kiện nào trước đó hay sẽ là một tác duyên nào sanh ra hay là nguyên nhân cho một cái gì cả.- một kết quả như cuối cùng, nó viên mãn không sanh không diệt " đến và đi như thế " .
Kết quả cuối cùng đó mà nội dung chỉ định giác ngộ hay nhập Niết bàn, nó là một thực trạng THỰC HỮU dù không phải do một tiến trình, dần dần, từ từ. Nó không có một cái gì mang tính đặc thù như nó, giống nó trước đó hay sau đó - NÊN NIẾT BÀN LÀ KẾT QUẢ SAU CÙNG. . TRI- hành giả có tri, phải còn tri. Tri kiến đó không phải là tri kiến của tri thức huân tập, khuôn thức, mẫu mực, tri của tri vô minh, u mê. . THỨC - thức trong Niết bàn với các Vị đã chứng nhập " gợi ý " cho chúng ta - các Vị ấy CÓ Ý THỨC về Niết bàn khi và chỉ khi CHẤM DỨT ý thức nhị nguyên - loại ý thức nhị nguyên với các cập đói đải, các vướng bận chấp hữu, thường hằng và không bao giờ tránh khỏi nghiệp chướng, lo âu, xung đột, bất hòa. phiền não. Trong thế giới tương đối, biến chuyển liên tục không có cái gì thường hằng, viên miễn và chúng ta lại xử dụng ngôn ngữ khái niệm để diển đạt, để lãnh hội " CÁI KHÔNG THỂ NÓI ĐƯỢC " bằng " CÁI NÓI ĐƯỢC " thi tất yếu là sai lầm từ ban đầu !. .
Có phải chăng các Vị Tiền nhân buộc phải nói Niết bàn là một cảnh siêu việt hơn thực tế. - Niết bàn thoát khỏi sinh tử luân hồi ?. Trí năng của con người rõ ràng " không với tới " nó được. Có phải chăng vì thế mà chúng ta không tìm được một giải thích khẳng định về NIết bàn ?. . Có phải chăng trong Bộ Áo Nghĩa thư Upanishada chúng ta chỉ có thể đọc được " đó là cái này ....." hay " đây là cái này..." hoặc " ở đây bây giờ ". . Có phải chăng vì thế mà các Đạo Sư Thiền tông chỉ bảo " uống nước đi thì biết nước mát thế nào " ?. Những cảm thọ này không thể giải bày như một trạng thái có hiện tướng, có tương liên nhân quả. Nó là những gì đang xảy ra và thực là như thế, đang là, như thị ( thị hiện ), " kiến diện như lai " . Chúng ta chỉ có thể biết nó như nó trình hiện và chúng ta " bước trọn, hòa quyện vào chính nó ". . Từ đó có hai chiều hướng nhận định sai khác sanh ra khác biệt trong luận giải, luận giảng trong Triết học Phật giáo :. . 1/. Nhiều Học phái cho rằng : được phát khởi từ sự phải có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, căn cứ trên giới luật GIỚI, ĐỊNH để dần dần giảm bớt, giảm bớt...... giảm bớt.........cho đến khi hoàn toàn chấm dứt cái trí u mê, Vô minh thì lúc đó giác ngộ, thọ Niết bàn. .
2/. Một số Học phái cho rằng tu dưỡng, giới luật có nghiêm nhặc tới mức nào đi nữa thì cái giảm thiểu, CÓ GIẢM THIỂU cách nào thì vẫn luôn luôn là chính nó. Mài một miếng đồng bằng cách nào đi nữa thì vẫn là miếng đồng không thể thành cái gương. CỎ, có đè mãi thì nó cũng chỉ là cỏ bị đè chứ không thành một thứ nào khác cỏ. Bằng trên THỰC TÍNH CỦA NIẾT BÀN họ nói Giác ngộ là giác ngộ . Giác ngộ không tới bằng sự tu dưỡng, rèn luyện nào cả.
Cả hai chiều hướng này đều cùng đến MỤC ĐÍCH TỐI HẬU - NIẾT BÀN hay giác ngộ nhưng một bên nói về " cách đi đến " và một bên nói về lúc đến "" nhắm vào điểm đạt được " . Tựu chung tất yếu phải khác nhau bởi tất cả chỉ là những CÁNH TAY NGỌC NGÀ CHỈ TRĂNG ( còn tiếp )


THIỂN Ý VỀ TU GIẢI THOÁT KHỔ THEO ĐẠO PHẬT.
Ai cũng hiểu từ TU và ai cũng muốn từ tu " gần " mình, bởi nó hình thành từ khái niệm " sửa chữa cho tốt hơn, hoàn thiện hơn " trong bất cứ phạm trù nào - và cũng chính vì nội hàm của TU là chuyển hóa từ xấu, từ chưa hoàn thiện thành tốt, thành hoàn thiện hơn " mà ( theo thiển ý ) có một sự ngộ nhận " chết người " trong phạm vi Đạo giải thoát KHỔ - trong Đạo Phật. .
Bản thân của từ TU đã gợi cho chúng ta ý " đi đến mục đích tốt hơn " - đối với đời sống thường nhật chúng ta có các từ : Tu chỉnh, Tu bổ, Tu nghiệp, Tu thân, Tu.........v..v và v...v đại loại là như thế NHƯNG trong phạm vi Đạo giải thoát khổ - theo thiển ý - từ Tu này QUẢ thật nghiệt ngã ! !
Nói theo cách bình thường Tu theo Đạo Phật là " có mục đích TỐI HẬU - giải thoát đau khổ, chứng nhập Niết bàn " . Ai cũng hiểu thế, ai cũng đồng tình như thế nhưng bất cứ người nào am hiểu Đạo Phật đều không đồng thuận khi một người Tu theo Phật giáo mà nói " tôi tu ĐỂ THÀNH phật "; " tôi tu ĐỂ sau này HẾT KHỔ " , '' tôi tu ĐỂ....." dại loại là ĐỂ SAU NÀY...…...
" Sai rồi con, sai rồi cháu, sai rồi em ...."", người tu Phật, người lớn sẽ bảo với chúng ta như thế và chắc chắn trong một trường hợp nào đó với Bạn, Bạn cũng nói như thế với ai đó nếu thuận duyên - rõ ràng hơn, trong lời khuyên đó Họ sẽ nói thêm Tu Phật con phải " bỏ " từ ĐỂ đó đi, tu mà ĐỂ THÀNH PHẬT, thì thành cái gì chứ ?. .
Thế có phải chăng tu - theo sống đời thường một người KHÔNG CÓI MỤC ĐÍCH thì thật tội nghiệp….. có mục đích, có điểm đến ?. " "" Cải tạo dần dần " có định hướng từ BỚT CÁI XẤU đến CÁI TỐT . Từng bước, từng bước theo con đường THẲNG, con đường tịnh tiến, tích lũy rồi tốt thêm, tốt thêm hay BỚT NGHIỆP ÁC dần dần, tích bồi NGHIỆP THIỆN, phước báu để đến ĐIỂM CUỐI CÙNG .....cho một giai đoạn LÀM NGƯỜI TỐT HƠN......?? .
Thế có phải chăng tu theo Đại Phật có mục đích, có hoạch định ?.
À, có lẽ không phải thế, các Vị Tiền bối, kể cả Bạn cũng bảo BỎ từ ĐỂ cơ mà, cho dù rằng trước khi xác định, trước khi hạ quyết tâm tu chúng ta ai cũng thấy mục đích trước mắt nhưng khi " vào con đường tuu Phật tức là giác ngộ YẾU CHỈ GIẢI THOÁT KHỔ - thì lại không thấy mục đích ( xin lỗi, tôi chỉ trình bày qua sự TƯỞNG, NGHĨ của mình và cho mình, chứ không hàm ý rằng mình đã giác ngộ - xin đừng hiểu lầm nha….. ) điều này có lẽ xưa kia Thái Tử Tất Đạt Đa cũng thế, Ngài cũng TƯỞNG, NGHĨ tức là quán xét lại......sau mỗi một giai đoạn TU THEO......2 Tôn giáo, 2 Thiền sư và cả giai đợn tuyệt thức..
Thế nên tu theo Đạo Phật - đạo giải thoát rốt ráo khổ không phải " CẢI TẠO DẦN DẦN "" và có định hướng từ xấu đến mục đích tốt. Không có từng bước, từng bước theo con đường tích lũy, ĐỂ rồi tốt thêm, tốt thêm.......nhiều phước báu, ...........giảm nghiệp ác -- giảm nghiệp ác ....như chúng ta LỘT MỘT CỦ HÀNH CHO NÓ NHỎ DẦN NHỎ DẦN.......và nó VẪN LÀ CỦ HÀNH.....
Dù rằng "" đời con người "" trôi chảy theo thời gian như trôi chảy trên một con đường có khởi đầu, có kết thúc, có sanh, trưởng, hoại, diệt tuần tự như thế, không thể khác hơn NHƯNG GIÁC NGỘ - hiểu " Chân thực tướng vạn vật "", thì CHỈ Ở ĐÂY BÂY GIỜ không có khởi đầu, không có kết thúc, THÌ CHỈ...…..... ngay ở THỰC TẠI HIỆN TIỀN, nên mới nói "" không sanh không diệt "", nghĩa là CHẦM DỨT LUÂN HỒI, nghĩa là CÁI ĐANG LÀ là CÁI ĐANG LÀ ....không nên NHÌN, không nên NGHĨ " nó " được sanh từ......hay CÁI ĐANG LÀ là CÁI ĐANG LÀ...........không nên NHÌN, không nên NGHĨ " nó " sẽ tạo thêm ........hoặc đôi chỗ các Vị còn nói là "" việc đã làm thì đã làm rồi và không thêm bớt " XONG.- trong khi đời con người vẫn tiếp diễn, con người sống vẫn sống.
Mỗi một " giác ngộ " chỉ là một giác ngộ nó không hình thành từ cái vừa qua và nó cũng không là tiền đề cho cái sắp tới.
Có phải thế chăng ?. Nếu chúng ta " nhìn, nghĩ " sự, vật, việc bằng ký ức, bằng cái dấu ấn trong lòng, thì sự vật " méo mó " nghiệp sanh ra, dù chúng ta có cho là thiện hay ác cũng là nghiệp - khổ ngay ! Nếu chúng ta " nhìn, nghĩ " sự, vật, việc thêm dự phóng, trù tính ....sư, vật cũng " méo mó " chưa thật và nghiệp cũng hiện hình trong ta - khổ ngay !.
Vậy có NÊN CHĂNG xem hình ảnh người đi dây thăng bằng là hình ảnh của một người tu Phật giáo ?. Trên hiện tượng, họ phải đi từ đầu dây đến cuối dây như con người ……..KIẾP NGƯỜI, Họ phải đi từ sanh đến tử, nhưng mỗi một bước chân là trọn vẹn chân thực, hoàn toàn sống trọn vẹn, cảm thọ thực trọn vẹn, không "" được "" lo âu, sợ sệt không "" được "" sung sường, hạnh phúc ( từ lo âu, sợ sệt, sung sướng, hạnh phúc là những từ bình thường con người dùng ).
Bằng tất cả những gì mà họ đã học tập trong Trường xiếc, bằng tất cả cái gì gọi là kinh nghiệm mà họ đã có NHƯNG ngay THỰC TẠI HIỆN TIỀN, Ở ĐÂY BÂY GIỜ tất cả những thứ đó chỉ là kỹ năng - theo từ chuyên môn nghề nghiệp hay " thiện xảo " từ thường dùng của Đạo Phật.
Quá khứ hồi ức ( bước đi này giống hay không giống bước đi trước ), hay dự phóng tương lai ( ta sẽ bước kế tiếp như bước đi này hay bước đí trước đây...) nếu xuất hiện trong tâm trí họ - chỉ cần mống khởi một niệm : tốt hay xấu, hay hay dở, kinh nghiệm có được vận dụng được không, đôi giày đang mang hiệu gì, phải tính toán bước kế tiếp phải như thế nào, .........những người đứng dưới kia nhìn mình kìa và Họ sẽ đánh giá mình là.........thì ôi thôi - tội nghiệp, thê thảm...........!! quả là tệ hại cho Anh ta...…. , mất thăng bằng và.....và chúng ta biết Anh ta sẽ........thế nào rôồi... !.
Chúng ta có thể hỏi Lý trí, cái nhân trí của họ đâu ?. Có lẽ họ chỉ có thể trả lời " nó đi đâu tôi không biết " - tôi không bảo nó gì hết - nó tự vắng mặt. . Rồi họ cứ bước đi, bước đi, họ không rút kinh nghiệm gì từ bước trước, họ không tích lũy gì từ việc đã qua, họ chỉ trọn vẹn sống, trọn vẹn cảm thọ những gì đang xảy ra trong từng bước rất thực với cái gì đang xảy ra, cái đang là mà trong tâm tư họ không còn khái niệm tốt xấu, hơn thiệt, ít nhiều, hay dở.............. - điều này chỉ là của những người đang đứng dưới đất " cho là.....hay nghĩ rằng và đánh giá rằng....... " mà thôi.
Người đi dây thăng bằng đi hết dây như con người sống hết đời mình, chu ký sanh diệt của thân, Kiếp người. Họ hoàn thành, người tu giác ngộ viên mãn.
Tôi, tự nghĩ thế và ( xin đừng giận nha ) tôi nghĩ ngày xưa Thái Tử Tất Đạt Đa sau khi ngồi dưới gốc Bồ đề và .....chúng ta gọi là Ngài GIÁC NGỘ - cũng như những khán giả xem xiếc đánh giá Anh đi dây thăng bằng hay, giỏi. Rồi Ngài THẤY, BIẾT TỪNG VIỆC, TỪNG CI KHỔ, từng hoàn cảnh khổ của người khác - CHỨ NGÀI KHÔNG VƯỚNG MẮC.... ....NGÀI ĐƯA RA MỘT CÁCH GIẢI QUYẾT - một Pháp Phật. Cũng phải ngày này qua ngày kia.......cho đến Ngài nhập diệt. Chúng ta NGHĨ và TIN rằng Ngài Giác ngộ viên mãn…... XONG. .
Có phải thế chăng ?. Tôi tự hỏi để tự " củng cố " đời mình, để xác định con đường ( tạm gọi là ) tu tập của mình.
Và trình bày....., Nếu có " đồng cảm " là tôi thấy thấp thoáng bóng ai đàng kia .....trong rừng mà tôi đang lạc, nếu có một lời chỉ trích vì bất đồng thì chỉ là một vấn đề tôi phải suy nghĩ lại hay cũng có thể là cái " gõ đầu cảnh giác của Sư phụ tôi " . Xin cúi đầu đảnh lễ Sư phụ. .
Chúc các Bạn thân tâm thường an lạc.


Ý KIẾN VỀ NGƯỜI MÀ CON NGƯỜI TÔN XƯNG LÀ ĐỨC PHẬT.
Tôi hay Bạn, chúng ta đều là những người CHỈ BIẾT người mà con người chúng ta tôn xưng là Đức Phật là chỉ NGHE, chỉ ĐỌC, chỉ ĐƯỢC DẠY...chứ thật sự chúng ta không biết " người ấy "....Những lời Đức Phật lưu lại cũng được BIẾT là như thế….
cho nên " việc BIẾT và việc TIN "" là việc do chính chúng ta quyết định ...….., do chính tôi hay chính Bạn..bang cách nào đó của chúng ta, phù hợp với chúng ta.chứ that chúng ta KHÔNG THỂ " khờ khạo nghe theo ai hay tin theo ai " nhất là điều này ai cũng biết Đức Phật không cổ vũ, động viện...ngay cả việc TIN THEO NGÀI :
"" đừng tin tưởng nơi ta cho dù các người xem ta như là Thầy các người…..mà hay SUY, XÉT việc gì không làm buồn phiền, âu lo cho mình hay cho người thì hãy thực hiện "".
Thế nên, ngay cả những Kinh, sách luận giảng Đạo Phật cho đến bây giờ nhiều không biết bao nhiêu và con người chúng ta mới vào đường Đạo thật quá ngở ngàng không biết đâu là chính thống…, đâu là chính kim ngôn Đức Phật, mặc dù rất nhiều người, nhiều Sư, nhiều Luận sư cả quyết rang đây là hữu hiệu nhất…, đây là kim ngôn chân truyền của Đức Phật.
Do vậy, đối với những Kinh, sách luận giảng con người chúng ta TIN hay KHÔNG là tùy theo sự suy nghĩ, luận xét của chính chúng ra.…..nó có khách quan KHÔNG VỊ NGÃ.....nó có chân that BẤT VỤ LỢI hay không, ngay cả trong phạm vi tinh thần như SỰ HẢNH DIỆN, THÍCH THÚ...….
Như trong Kinh Samayutta - Laba Sakkara Samiyutta Đức Phật có dạy đồng thời để trả lời cho người Bà La Môn tên là Udaya :
-- Này các tỳ khoe, lợi lạc, thanh danh, vinh quang,....và lời tán thán tất cả đều là thô bỉ. Những thứ này đâm thủng làn da ngoài của con người; rồi chúng đâm thủng làn da trong của con người. Chúng sẽ tiếp đâm thủng những bấp thịt, ...sau khi đâm thủng bấp thịt chúng sẽ đâm thủng mạch máu, rồi chúng đâm thủng xương…chúng sẽ bỏ đi hay lưu trú trong tủy của xương của con người phá hoại dần cho đến hết cuộc đời"".
Trong tinh thần giải thoát rốt ráo KHỔ của Đạo Phật, Bạn đọc và thấy rõ ràng rằng lợi lạc, thanh danh, lời tán thán, khát vọng quyền thế, khát vọng của cải, tham vọng địa vị, uy quyền, thế lực, nổi tiếng ...đều thô bỉ, khủng khiếp, phá hoại và có hại khôn cùng….VÀ TUYÊN BỐ NÀY KHÔNG CẦN AI GIẢI BÀY, GIẢNG DẠY chúng ta cũng có thể TIN là lời tuyên bố của con người tối thượng đã loại bỏ được tất cả những điều đó sau khi hiểu được kết quả thực sự do kinh nghiệm chính bản thân - hay giác ngộ được điều đó..

   

Ý KIÊN VÀ TRẢ LỜI BẠM TAM DO .
ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NIẾT BÀN......??.
Thành thật cám ơn những gì Bạn nghĩ về tôi, nhưng đây chỉ là " điểm tương ứng, tương đồng, đồng cảm " chứ thật sự Bạn KHÔNG CÓ NHỮNG ĐIỀU ĐÓ TRONG TÂM thì Bạn hoàn toàn KHÔNG HIỂU những gì tôi trình bày.
Nhất là về Đạo Phật, thiển ý của tôi - tất cả các Kinh, sách, giảng luận ĐỀU LÀ ĐƯỢC GHI LẠI BỞI CÁC TIỀN BỐI cho dù Họ có xác định hay nhất định là lời của Đức Phật thì CŨNG " DÍNH PHẦN MỘT CHÚT CHỦ QUAN " của Họ. 
Đối với chúng ta, những người hậu bối chúng ta, điều quan trọng là KHÔNG VỘI TIN CHẮC NHỮNG ĐIỀU ĐÓ mà phải đọc...đọc....rất nhiều, suy nghĩ thật kỷ, bởi BẤT TRI thì BẤT KIẾN và BẤT KIẾN thì BẤT GIÁC ( không biết ).
Do vậy và cũng như một số Kinh sách lời Đức Phật được ghi lại là " KHÔNG tin tưởng bất cứ điều gì TỪ ĐÂU ĐẾN và ........kể cả các Người xem Ta là Thầy các Người mà phải suy ngẫm thật kỷ - điều gì không làm buồn phiền, đau khổ mình và người khác thì mới làm "
Thế nên trong cuộc đời bình thường của người Phật tử, tức con người ĐANG HƯỚNG ĐẾN GIẢI THOÁT KHỔ - không phải là kiêu ngạo hay trịch thượng - mà KHÔNG TIN VỘI và KHÔNG THEO VỘI BẤT CỨ AI, BẤT CỨ ĐẠO SƯ, PHÁP SƯ NÀO, BẤT CỨ PHÁP NÀO, TÔNG NÀO........ sau khi ĐÃ NHỚ NHƯ ĐINH ĐÓNG CỘT Chân lý mà Đức Phật tuyên xưng "" ĐỜI người KHỔ " và những đúc kết trong TỨ ĐẾ, trong BÁT CHÁNH ĐẠO " nằm lòng " rồi từng bước cẩn thận......... từng bước cản thận..... ....ĐỐI ĐẦU với " cái khó khăn, ô trượt " trong cuộc sống đời thường, xong bước này tiếp bước kia, từng cái, từng cái sẽ được HOÁ GIẢI tuỳ duyên đến với mình, nghĩa là BIẾT NƯỚC MÁT hay NÓNG Ở TỪNG NGỤM, TỪNG NGỤM MÌNH UỐNG và tiếp tục cuốc sống chứ không phải ĐỢI ĐẾN KHI QUA ĐỜI. Lại nữa sau khi qua đời NẾU CÓ GÌ ĐI NỮA thí CŨNG KHÔNG PHẢI CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI CHÍNH MÌNH. Đức Phật luôn luôn nhắc nhở con người trong chuyện " người bị mủi tên đọc ghim vào thân " mà Bạn và chúng ta đều biết "" GIẢI QUYẾT ĐI....TU và HÀNH ĐI...ĐỪNG HỎI, ĐỪNG TÌM. ĐỪNG CHỜ...... .........BẰNG KHÔNG BẠN SẼ CHẾT TRƯỚC KHI CÁC THẮC MẮC ĐƯỢC GIẢI ĐÁP '' 
Một người THÍCH VÀNG có thể nghe theo sự dạy bảo, chỉ dẩn theo kế hoạch thế này...thế này... SẼ TÌM RA VÀNG nhưng không người nào dẩn chúng ta đến với Chân lý - không người nào trao tận tay chúng ta Chân lý cả; nên khi Họ bảo " làm thế này đi....tu thế này đi.......... luyện tập thế này đi......rồi sẽ ĐƯỢC bất cứ cái gì kể cả Họ nói là Chân lý, là giác ngộ, là đạt đến Tây phương cực lạc......... thì đó chỉ là " cái bánh mà Họ vẻ lại cho mình " là con đường Họ ĐÃ ĐI QUA và VẺ LẠI cho chúng ta. Có thể Họ đi qua và thân chứng được cái gì đó ...nhưng là thân chứng của riêng Họ - chân lý, cảm thọ của tiêng Họ.mà thôi...... .....,mát nhiều, nóng nhiều hay mát ít, nóng ít mình không bao giờ CẢM ĐƯỢC như Họ. 
Chừng nào CHƯA LÀM CHA ( hoặc MẸ ) thì chừng đó Bạn chưa BIẾT TÌNH YÊU của Cha Mẹ ĐỐI VỚI CON cho dù Bạn có nghe qua hàng triệu lần thuyết trình, cho dù Bạn đọc hàng vạn cuốn sách, qua hàng ngàn lần diễn tập và ai đó có xác định rằng PHẢI TẬP LUYỆN NHƯ THẾ TỪ TỪ SẼ.....sẽ đưa đến kết quả LÀ BIẾT TÌNH CHA / MẸ THƯƠNG CON.......nhưng thực sự kết quả đó chỉ là NHỮNG ĐIẾU ĐÃ ĐƯỢC HOACH ĐỊNH bằng trí não, kế hoạch ...............và Bạn vẫn KHÔNG THỌ ĐƯỢC NHƯ THẬT như khi là Cha là Mẹ. 
Cách và dụng cụ uống nước thì có muôn ngàn cách - pháp - và CÓ THỂ GIỐNG NHAU, nhưng cảm thọ thì KHÔNG THỂ NÓI GIỐNG NHAU. và CHỈ CÓ BẠN BIẾT RẤT RÕ, thật rõ mà cũng không giải thích, trình bày được bằng ngôn ngữ của con người. 
Thế nên chúng ta CHỈ CÓ THỂ NÓI " QUÁ MÁT., QUÁ NÓNG hay bất cứ từ nào đại loại như thế mà chúng ta có thể.......
Thế nên, Đức Phật CẢM THỌ được " trạng thái KHÔNG CÒN KHỔ " - điều mà Ngài xã thân truy tìm GIẢI THOÁT KHỔ - khi Ngài còn sanh tiền và...và....Ngài cũng không biểu đạt được nên có lẽ các Tiền bối dùng một từ MỚI - " NIẾT BÀN " cho trạng thái ấy, cho cảm thọ ấy và Ngài dạy :
-- Người nào nói rằng không có Niết bàn, người đó sai lầm.
-- Người nào nói Niết bàn là thường hằng vĩnh cữu người đó cũng sai lầm.
-- Họ không biết rằng Niết bàn THỰC CÓ là một CẢNH cực kỳ sung sướng trong đời sống của con người và thời gian .
Chú suy nghĩ thế, Chú cố gắng trình bày thế và Cháu đọc cứ đọc nhưng đừng bận tâm hãy nghe Ca sỹ Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn - Anh ta không tìm được từ để dùng vì Anh ta " ngọng với từ ngử con người " khi cần diễn cảm thọ riêng của mình !! 
"" nắng có HỒNG bằng đôi môi Em.
mưa có BUỒN bằng đôi mắt em
gió sẽ MỪNG vì tóc em bay
cho mây HỜN ngủ quên trên vai
nắng có còn HỜN GHEN môi em
mưa có còn BUỒN trong mắt trong...
....nắng HỒNG à ?. mưa BUỒN à ?. Gió MỪNG được sao ?. Hay mây lại HỜN được sao ?. ...nhưng khi nghe rồi chúng ta thấy nhẹ nhàng và chỉ nói CŨNG ĐƯỢC...vậy thôi. . 
Bạn đọc bài thơ sau .....cũng để thông cảm...cũng để ngấm vào THẾ THÔI...
"" Như thế thì em đã biết rồi
Đói ăn, khát uống chỉ thế thôi
Khi đêm nhiều nắng , trời thơm ngát
Sen nở trên đồi, mai nở môi. "
T.T.T NHƯ KHÔNG .....