Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

Nước Trong Trăng Hiện

 Nước Trong Trăng Hiện

- Đạo Phật là gì?
- Đạo Phật là không gì cả.
- Ông nói đạo Phật không là gì cả cớ sao người người quay về quy y Tam bảo, nương tựa Phật – Pháp – Tăng?
- Đã bảo đạo Phật là không gì cả mà ông lại mê muội nói rằng nương tựa Phật – Pháp – Tăng là nghĩa lý gì?
- Không có cả Phật – Pháp – Tăng, phải chăng đây là lời đốn ngộ kẻ ngu hạ này nghe qua quả thật càng thêm mờ mịt, tôi xin ngài từ bi khai thị.
- Tam Tạng kinh chung cùng cũng chỉ là một phương pháp chỉ người lắng tâm. Nếu tâm ông phẳng lặng tức nước trong, nước trong thì trăng sẽ hiện. Nếu tâm ông phẳng lặng như gương soi tiếp vật thì đâu cần nương tựa đông tây, nam bắc mà chi nữa.
- Nước trong, trăng hiện – Đạo Phật chỉ thế thôi sao?
- Thế ông còn muốn gì nữa?
- Nước trong, trăng hiện. Thật quá giản đơn. Cả pho Tam Tạng kinh chỉ bày mỗi điều ấy, có lẽ đâu thế.
- Phật không thuyết Tam Tạng kinh.
- Phật không thuyết Tam Tạng kinh vậy ai đã thuyết bộ kinh vi diệu đó.
- Phật nói 49 năm ta không nói một lời nào. Tổ nói ta không có một pháp cho người. Ông sao lại chẳng tin lời Phật, lời Tổ?
- Nước trong, trăng hiện nên hiểu ra làm sao?
- Nước trong, trăng hiện cũng chỉ là mượn lời để nói sao ông không y cứ thuận hành mà lại dùng tri kiến muốn hiểu nó?
- Kẻ ngu hạ này trước pháp đốn thật không đủ duyên khai ngộ, chỉ mong hiểu lý tiệm tu mà thôi. Nay hữu duyên gặp thiện tri thức nên rất mong được chỉ bày.
- Nước trong, trăng hiện như gương soi tiếp vật chẳng nảy sinh tình ý. Chỉ riêng câu nước trong, trăng hiện này mà đến cả những bậc hành giả xưa nay vẫn còn mê lầm chẳng nhận được bản lai huống hồ gì những kẻ tu hành trên môi miệng.
- Khi xưa Thái tử Tất đạt đa lao nhọc, bôn ba tầm đạo ngàn lối vẫn không thể sáng mắt, sáng lòng đến khi mòn mỏi dừng lặng lại mà nếm trải sự vi diệu chân thật của nước trong, trăng hiện. Tam Tạng kinh nói ra cũng chỉ bày cho chúng nhân muôn phương nhận biết được điều đó. Nhưng chúng sinh chi loại vô minh dày đặc cứ lầm nhận ngón tay là mặt trăng nên Phật mới nói rằng 49 năm ta không nói một lời nào. Thế mà nay có kẻ lại cho rằng Thiền – Tịnh – Mật là chân truyền của Phật Thích Ca, lời này thật quá mê muội và ấu trĩ.
- Ta hỏi ông khi nước trong xanh phẳng lặng như gương soi thì ông có thể nhìn rõ được hình ảnh chim bay ngang trời, có thể phân biệt được đấy là chim én hay đại bàng thông qua tấm gương nước ấy không?
- Nếu nước phẳng lặng trong xanh như gương soi thì hiển nhiên cảnh vật được phản chiếu lên đúng thật như bản thể của nó rồi.
- Đúng vậy. Chỉ cần ông hành được như thế thì với Phật, với Tổ nào đâu khác gì?
- Để hành được nước trong, trăng hiện thì nên hành Thiền, Tịnh hay Mật?
- Sao ông cứ mê đắm pháp phương tiện nhận lầm đấy là cứu cánh? Ta hỏi ông gương soi tiếp vật khi ấy gương có hành thiền, niệm Phật hay trì chú không?
- Ngài dạy chí phải, Thiền – Tịnh – Mật chỉ là phương pháp để lắng tâm mà thôi. Thưa ngài vậy chẳng lẽ Thiền – Tịnh – Mật không có một thần lực, không có phép màu vi diệu nào?
- Nước lặng, gương soi là vi diệu bản thể. Nước lặng, gương soi cần thần lực, cần phép màu để làm gì? Ông thật vô minh quá thể hay là ham tiếc sinh tử đây?
- Sao ngài nói tôi ham tiếc sinh tử?
- Cổ đức dạy “Cách vật, trí tri; Tình sanh, trí cách”. Như gương soi, nước lặng chẳng động tình thì sự vật thế nào, nó hiện bày thế ấy không yêu, chẳng ghét, khách quan vô cùng, khách quan mà không hạn cuộc rằng khách quan, sự sự rỗng lặng như thế, đâu dấy khởi thị phi. Vậy mà các ông tự lập pháp phương tiện thành pháp môn cho rằng đắc ý Thiền – Tịnh – Mật rồi dấy khởi tạo tác thị phi, tình chấp như thế, trí rỗng rang liền bị ngăn ngại đâu thể nào nếm được ý vị gương soi, tiếp vật; nước trong, trăng hiện nữa.
- Vậy chỉ còn là như gương soi, như là nước lặng; đấy là cái hằng thấy, hằng biết mà Phật, Tổ nói đến.
- Phật, Tổ nào nói còn lại cái hằng thấy, hằng biết. Đúng là ham tiếc sinh tử. Ông có biết rằng cái thấy biết thường hằng là nhân khiến ông cũng như chúng sinh vô minh trôi lăn, chìm nổi trong 6 thú không? Gương soi, nước lặng có bao giờ khởi ý “Ta là gương soi, ta là nước lặng” không?
- Thưa ngài! Thật không có lý đó! Rốt cuộc là không còn gì cả. Điều này rõ thật đúng cơ mà thật khó nghĩ cho thông đặng.
- Ông không tin thì cứ nghi. Hỷ sự này chẳng dính dáng đến ta

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

Sự Thật Về Giới Tăng Bảo Xưa Nay - Công Đức, Phước Báu Là Sự Dối Trá Ngọt Ngào (P. 2)




Sự Thật Về Giới Tăng Bảo Xưa Nay - Công Đức, Phước Báu Là Sự Dối Trá Ngọt Ngào (P. 2)
Ngạo Thuyết xong việc ngày nay rồi chạnh thương đời đạo, thương những người bạn vong niên từng mạn đàm Phật pháp đang loay hoay với mớ tri kiến Phật học bồng bềnh rối rắm nên Ngạo Thuyết viết ra sách Hãy Là Đường Xưa Mây Trắng Bay nhắm trạch pháp, chỉ rõ những lối mê.
Kể từ đó Ngạo Thuyết dấn thân trên con đường báo đền ơn Phật, đi trong phi đạo hành Phật đạo. Tuy nhiên, bản tính Ngạo Thuyết thường lặng lẽ nên chẳng ham việc đứng trước người, lòng vẫn thường mong sẽ sớm tìm thấy Bậc Long Tượng xuất thế, hộ trì Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng. Chỉ cần nhận biết có vị Danh sư xuất thế thì Ngạo Thuyết sẽ phủi tay quy ẩn, vui thú điền viên.
Khoảng thời gian 10 năm nhanh chóng trôi qua, Ngạo Thuyết cũng bồng bềnh trong thanh sắc "nửa đời, nửa đạo". Dù rằng với "tai tinh, mắt sáng" và không ngừng lần tìm một vị minh sư ở cả hai nẻo đạo đời. Song bóng dáng của một người chứng ngộ giáo môn giác ngộ giải thoát vẫn mãi là bóng chim, tăm cá.
Thời may, đạo tràng Tương Tác Phật Học Online, Nikaya & Đốn Ngộ theo tháng năm cũng có được những sự tăng trưởng đáng khích lệ. Với góc nhìn của mình, Ngạo Thuyết nhận ra những người bạn cùng Ngạo Thuyết đi qua những tháng năm là những người học Phật lành mạnh, có đạo tâm và có lòng chí thành cầu đạo giác ngộ giải thoát.
Có được duyên lành như thế nên Ngạo Thuyết sẽ từng bước bóc tách những gốc khuất, những sai lạc nơi đạo Phật những mong thành tựu Di Lặc Thiên Bá Ức Hóa Thân, diệu pháp mà vị Giác Giả thứ hai đã cơ xảo phổ truyền.
10 năm thả lòng và kiên trì lần tìm những vị minh sư sáng mắt hộ trì chánh pháp ở giới Tăng Bảo xuất gia và cư sĩ học Phật tại gia đủ để Ngạo Thuyết nhận ra rằng đã rất lâu rồi không có một vị chân sư như thế xuất hiện, người học Phật có đạo tâm có vẻ không ít nhưng do lọt vào biên kiến đạo Phật, đánh mất trung đạo và do tuệ tri không đủ, lại thiếu minh sư sáng mắt chỉ đường nên dẫu trải qua những quãng thời gian rộng dài, những người học Phật có đạo tâm cũng dần đánh mất chánh niệm, đạo tâm trở nên thui chột và chìm dần vào nhân ngã, vào hệ phái, tông môn, vào đạo Phật; Chánh pháp mà họ vay mượn từ kinh Phật ngõ hầu thuyết pháp độ sinh dần trở thành tà giáo và làm thui chột cả tuệ giác của chính những người học Phật tín thành, đồng thời gây ra họa hại đến cả đại chúng học Phật.
Sơ khởi tìm đến đạo Phật, Ngạo Thuyết biết đến Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh, Tịnh Không,...
Và Ngạo Thuyết đã từng trân quý tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng để rồi xót xa nhận ra rằng sư Thích Nhất Hạnh lạc lối chánh đạo, sự Tỉnh Thức mà sư Nhất Hạnh ra sức phổ truyền không giúp được sư minh tâm, kiến tánh lúc cuối đời.
Tương tự như thế cái thấy biết thường hằng của sư Thanh Từ cũng không giúp sư Thanh Từ giữ được sự sáng suốt ở những năm cuối đời.
Và đều đáng tiếc bên cạnh đó là những người học Phật hàng Tăng Thân đệ tử của những vị Danh Tăng đó cũng không hiểu đúng Phật pháp, không chịu thức tỉnh trước hiện tướng Bệnh Khổ, Già Khổ, Tử Khổ của các vị Danh Tăng. Họ thật sự là đã hiểu sai chánh pháp, ngộ nhận về đạo Phật khi kêu đại chúng học Phật ra sức cầu nguyện giật giành lại mạng sống cho những vị Danh sư những khi trái gió, trở trời. Việc làm ngô nghê như thế thật sự là không đúng với chánh pháp và vùi lấp tín đồ vào bể khổ mê tín dị đoan.
Người học Phật há lại chẳng biết hoa nở rồi tàn, trăng tròn rồi khuyết, thu qua, đông đến,... đó là duyên sinh diệt, há dễ cưỡng cầu. Cớ sao người học Phật lại tự huyễn nhau việc cầu nguyện có thể giúp các vị Tăng Bảo duy trì mạng huyễn, làm chậm được việc sống chết.
Người học Phật mà tác pháp như thế thì quả thật là đang ra sức hủy hoại chánh pháp, chà đạp lên quy luật nhân quả luân hồi mà Phật Thích Ca đã thuyết giảng - Sao lại chẳng điềm nhiên như hạt sương đêm?
...
Ngạo Thuyết đã từng nghe sư Thanh Từ nói với đại ý rằng cuộc đời này có gì đâu mà khổ, cuộc đời này vui đấy chứ và lúc bấy giờ sư Thanh Từ đã nói ra nguyện lực sẽ tái sinh trở nhằm dẫn dắt đại chúng vượt thoát luân hồi.
Tương tự như thế Hòa thượng Tịnh Không người dấn thân trên con đường niệm Phật A Di Đà nguyện vãng sanh Tây Phương cũng đã đánh tiếng về việc tái sinh lại để dìu dắt tín đồ tiến nhập cõi Tây Phương cực lạc trước rồi mới ngồi lên bảo tòa Liên Hoa ở chốn Tây Phương.
...
- Chúng ta thấy gì về những nguyện lực nghe chừng như rất đỗi Từ Bi Bác Ái này?
Và đấy không chỉ là hai vị Danh Tăng duy nhất sau những năm tháng dài đằng đẳng với nguyện lực tự cứu bản thân đã khởi ý làm bồ tát đưa người, ta xin đưa qua sông.
- Với nguyện lực có vẻ đại hùng, đại lực đại từ bi như thế liệu những vị Danh Tăng đấy có thể thực hiện được trọn vẹn nguyện lực của mình?
Nguyện lực tái sinh của những vị Danh Tăng là hoàn toàn không khó, thậm chí không phát nguyện vẫn sẽ tái sinh, nhất là khi các vị Danh Tăng đã hiểu sai về nền tảng chánh pháp cơ bản. Sự thật là việc giải thoát hoàn toàn mới khó nhằn chứ còn việc tái sinh xưa nay vốn dĩ là việc không cầu mà được.
Còn việc các ngài tái sinh với mộng tưởng độ thoát cho tín chúng thì chắc chắn rằng khó thể thành tựu. Người sáng mắt xưa từng nói "Bồ tát cách ấm còn mê" với ý là cho dù là Bồ tát thật nhập thai trưởng dưỡng 9 tháng 10 ngày còn không thể nhớ được hạnh nguyện của bản thân, mê mờ chánh trí; chỉ đến khi đủ duyên thì may ra mới phát khởi được chánh tri.
Bồ tát hàng thật còn không dễ thành tựu việc làm còn dỡ dang thì những người chưa thâm nhập được kinh Phật, chánh trí chưa sinh như hai vị Danh Tăng kia hiển nhiên khó thể thành toàn nguyện lực của chính mình.
Ngoài ra yếu tố duyên tái sinh quyết định rất nhiều đến việc tăng tiến trên đường đạo ở mỗi chúng sinh. Và chúng ta đều biết dòng chảy của cộng nghiệp như con nước lớn, nước ròng bất định và khôn lường. Cộng nghiệp sẽ chi phối và dễ dàng vùi lấp mọi nguyện lực của mọi chúng sinh trong bể khổ luân hồi; Đây là điều mà hai vị Danh Tăng trên cũng như các vị tu sĩ Mật Tông Tây Tạng xưa nay không hiểu hết.
Những người quan tâm đến đạo Phật, đến Mật Tông Tây Tạng dễ thường sẽ biết đến vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay chính là hóa thân của nguyện lực tái sinh dẫn dắt dân tộc Tây Tạng của vị Đạt Lai Lạt Ma đời đầu. Điều đó có nghĩa là ngài Đạt Lai Lạt Ma đã tái sinh ít nhất 14 lần.
- Với nguyện lực đại từ, đại bi như thế ngài Đạt Lai Lạt Ma đã thành tựu được những gì sau 14 lần tái sinh?
Cứ tạm xem như việc tìm người tái sinh chuẩn xác, các vị Đạt Lai Lạt Ma tái sinh đều được tín chúng tìm đúng người. Và kết quả là ngài Đạt Lai Lạt Ma thật sự không đánh giá được cộng nghiệp nhân loại cũng như duyên thời cuộc, điều này đã phơi bày ra một thực trạng ngài Đạt Lai Lạt Ma phải sống lưu vong, trong khi đó dân tộc Tây Tạng vẫn chịu sự giày xéo của gót giày của Tập Cận Bình và Trung Cộng.
Tương tự như thế ngài Ban Thiền Lạt Ma sau 11 lần tái sinh để độ chúng đã bị chính quyền Trung Cộng bắt cóc vào năm 1995, khi mới 6 tuổi và bị quản giáo nghiêm ngặt đến mức giới truyền thông quốc tế không thật sự rõ ngài Ban Thiền Lạt Ma còn sống hay đã chết, người sống đó có thật là ngài không?
...
Thế đấy! Rõ thật là việc tái sinh hoằng pháp tiềm ẩn những rủi ro khôn lường mà đến cả chân bồ tát tức người sáng mắt cũng như Phật Thích Ca cũng không đa sự, việc xong rồi liền thôi.
Chớ vọng ngôn khinh xuất nói rằng tâm đại từ, đại lực, đại bi của Phật Thích Ca và những vị Giác Giả tiền bối hẹp kém hơn những vị Danh Tăng đương thời. Người thấu đạt tự biết công thành, thân thoái - Tre tàn thì măng sẽ mọc, chẳng ôm mộng dời non, lấp bể vậy.
- Vì sao những vị Danh Tăng sau khi dấn thân tìm đạo, học đạo, hành đạo một quãng thời gian dài đằng đẳng với nguyện lực thoát khỏi luân hồi lại khởi nguyện tái sinh độ chúng, tiếp tục dẫn dắt tín đồ?
Vì lẽ họ ngộ nhận tâm yếu chánh pháp giác ngộ giải thoát, ngộ nhận vai trò của họ đối với đại chúng học Phật, ngộ nhận cả về công đức, phước báu.
Do được đại chúng học Phật đãi ngộ trọng hậu nên những vị Danh Tăng đã có cái nhìn lệch lạc với chánh pháp. Đời là bể khổ là điều Phật Thích Ca đúc kết được khi nhìn xuyên suốt quy luật luân hồi. Song do sống giữa sự phồn hoa danh lợi ở vị trí là những vị Danh Tăng nên những vị Tăng Bảo này đã không nhận ra rằng đời đích thực là bể khổ; Niềm vui bên đời hẳn nhiên là có tồn tại nhưng nó không là gì với Sinh Khổ, Bệnh Khổ, Già Khổ, Chết Khổ, Cầu Bất Đắc Khổ, Ái Biệt Ly Khổ, Oán Tăng Hội Khổ, Ngũ Ấm Xí Thạnh Khổ.
Vì không hằng sống trong những khổ sầu khi được danh cao, lợi lớn những vị Danh Tăng đã không khêu sáng được chánh trí nên dần trở nên Ham Tiếc Sinh Tử. Do ngộ nhận công đức tích lũy trong quá trình hoằng truyền pháp Phật là thật có, do ngộ nhận phước báu tích lũy được ở hiện đời là hữu hình, là nhân đã gieo sẽ trổ quả ở đời sau và cả một sự hứng khởi, bốc đồng âm ỉ các vị Danh Tăng người trước, kẻ sau phát khởi nghuyện lực tái sinh ngõ hầu thu đoạt tín tâm của tín chúng học Phật và cả nghĩ rằng ở kiếp tái sinh đạo tràng cũ, quyến thuộc xưa sẽ lại quây quầng cùng nhau xưng tán, cung phụng danh lợi, vun bồi vị thế cho họ nhưng lại luôn là những tín đồ thuần thành với thân phận bề tôi. Do hiểu sai công đức, phước báu theo lối học Phật truyền thống, giới Tăng Bảo đã hư vọng PR những lời dối trá ngọt ngào đến với đại chúng học Phật; Vô hình chung trở thành điều tự huyễn đối với chính họ.
Rồi sẽ lại có người cho rằng Ngạo Thuyết ra sức bêu riếu, kích khởi thị phi bài xích chư Tăng Bảo. Như Ngạo Thuyết đã từng nói việc hủy hoại danh tiếng chư Tăng không mang lại cho Ngạo Thuyết thêm chút nào tiếng tăm, danh lợi.
Hãy nên nên nhận vấn đề ở góc nhìn khoáng đạt, thông thoáng hơn! Ở nơi tấm lòng bao dung, cởi mở các bạn sẽ nhận thấy rằng Ngạo Thuyết không dè bĩu, không chê bai Tăng Bảo; Ngạo Thuyết chỉ là chỉ ra những sai lầm có thật ở giới Tăng Bảo xưa nay.
Thông qua việc chỉ ra việc học và hành pháp chệch hướng chánh đạo ở giới Tăng Bảo, Ngạo Thuyết cất lên một tiếng nói đại diện cho cả hai nẻo đạo đời đặt giới Tăng Bảo vào lại đúng vị trí là thành phần Thanh Văn học Phật, đặt giới Tăng Bảo về đúng với vai trò gìn giữ và truyền trao ngọn đuốc chánh pháp giác ngộ giải thoát mà Phật Thích Ca đã phổ truyền.
Và nếu muốn đột phá vượt ra khỏi giới hạn là thành phần Thanh Văn học Phật thì giới Tăng Bảo cần phải trau dồi trí tuệ ngõ hầu tháo gỡ những tầng tầng, lớp lớp vô minh để trở nên là một vị Duyên Giác - Độc Giác nhẫn đến Toàn Giác.
Và những việc trạch pháp nhằm vào những vị Tăng Bảo danh tiếng lạc lối Phật môn khó mong chạm đến các vị Danh Tăng. Ngạo Thuyết chỉ hy vọng rằng những vị Tăng Bảo trẻ tuổi sẽ đủ duyên tham khảo những bài Ngạo Thuyết viết và đủ chánh trí vượt qua những chấp thủ hệ phái, tông môn, đại ngã mà từng bước trở nên là những vị Tăng Bảo chân chính, đúng mực.
Bên cạnh đó, Ngạo Thuyết cũng hy vọng đại chúng học Phật và người đời sẽ đủ duyên tham khảo những bài trạch pháp của Ngạo Thuyết ngõ hầu tỏ tường chân ngụy, từng bước xa rời những đứa mê tín dị đoan, chạm đến suối nguồn giải thoát, để rồi không còn là những tà thí chủ, tà cư sĩ đẩy giới Tăng Bảo xuất gia vào vực sâu là những Tà Tăng.
Con người Ngạo Thuyết xưa nay quả thật là có chỗ tà quái. Lệ thường Ngạo Thuyết không dễ học được nhiều điều từ những cái tốt, cái hay; Song Ngạo Thuyết lại học được nhiều hơn những điều hữu ích từ cái sai, cái chưa đúng của người cũng như của mình.
Ngạo Thuyết lại thường thấy lỗi của người chính là lỗi của mình vậy. Ngay như trước những lệch lạc, ngộ nhận chánh pháp ở giới Tăng Bảo; Mỗi lần trạch pháp Ngạo Thuyết thường rất đắn đo, sợ rằng động chúng, sợ rằng ảnh hưởng đến sự tôn kính của viên ngọc quý thứ ba của Tam Bảo, sợ rằng ngoại đạo thừa cơ hủy hoại đạo Phật.
Nhưng rõ thật là viên quý Tăng Bảo đang ngày càng mờ nhạt, rạn vỡ. Thế nên nếu không sớm thức tỉnh, không sớm sửa sai thì chính giới Tăng Bảo sẽ biến mình thành những túi da béo phì, xấu xa, hôi thối, là những kẻ ăn không, ngồi rồi lại ăn trên ngồi trước tạo ra ác nghiệp hủy hoại đạo Phật, hủy hoại Tam Bảo - Phật Pháp Tăng.
Ngạo Thuyết nhận ra những lỗi lầm của giới Tăng Bảo là lỗi của chính mình; Biết mà không nói đích thực là lỗi lớn vậy.
Chỉ mong giới Tăng Bảo, đặc biệt là những vị Danh Tăng đủ duyên tham khảo những bài viết ở chủ đề Cẩm Nang Vượt Thoát Luân Hồi thân tâm liền chấn động, chí thành sám hối thì tin rằng việc sáng mắt, sáng lòng ở họ sẽ không còn xa; Nếu không được vậy thì có thể nói với họ rằng là chung thân bất cứu.
...
P/S:
Ngạo Thuyết dự rằng sẽ gói ghém toàn bộ nội dung bài viết sự thật về giới Tăng Bảo, công đức và phước báu hư vọng vào phần 2. Nhưng xem ra Ngạo Thuyết bá đạo nhiều chữ quá thế nên phải sang đến phần ba mới hoàn thành được bài viết Sự Thật Về Giới Tăng Bảo Xưa Nay - Công Đức, Phước Báu Là Sự Dối Trá Ngọt Ngào.
Mời các bạn kiên nhẫn đón xem, Ngạo Thuyết hy vọng rằng ngay khi Ngạo Thuyết dừng viết thì các bạn nghiễm nhiên hội tụ trọn vẹn trí tuệ Phật và con đường dấn thân về sau sẽ là sự chọn lựa tự chủ của mọi người.
Nam Mô Di Lặc Thiên Bá Ức Hóa Thân Tôn Phật!

Sự Thật Về Giới Tăng Bảo Xưa Nay - Công Đức, Phước Báu Là Sự Dối Trá Ngọt Ngào (P. 1)



Sự Thật Về Giới Tăng Bảo Xưa Nay - Công Đức, Phước Báu Là Sự Dối Trá Ngọt Ngào (P. 1)
Có không ít người thấy Ngao Thuyết cứ thường vạch ra chân tướng và sự tà vạy ở giới Tăng Bảo thì có phần khó chịu, lấy làm không vừa ý. Người cảm mến, yêu quý Ngạo Thuyết thì sợ rằng việc nói ra cái sai của chư Tăng Bảo sẽ khiến Ngạo Thuyết sẽ tổn phước, sẽ đọa địa ngục.
Ở bài viết Ba Lần Đối Diện Với Tâm Ma đã phần nào phơi bày bóng dáng Ma Vương Ngạo Thuyết lầm lũi bước vào địa ngục, do đó Ngạo Thuyết có xuống địa ngục cũng là lẽ thường. Xuống địa ngục mà tổn phước đến mức không thể ở địa ngục thì Ngạo Thuyết chỉ có nước lên Thiên đàng thôi.
Thật ra phước báu, công đức là sự dối trá ngọt ngào đang hiện tồn nơi đạo Phật.
Vì sao Ngạo Thuyết vẫn cứ thường phơi bày ra sự kém cỏi của giới Tăng Bảo xưa nay?
Rõ thật là chư Tăng Bảo đương thời và ngày xưa không hề tranh cơm áo gạo tiền với Ngạo Thuyết, chư Tăng cũng chẳng thể tranh danh, đoạt lợi từ Ngạo Thuyết.
Vậy phải chăng giữa Ngạo Thuyết và họ có sự hiểu lầm chi hay có oán thù sâu nặng nào đó khiến Ngạo Thuyết không thể đặt xuống?
Thật ra thì Ngạo Thuyết đã chịu ơn giới Tăng Bảo, những người đã giữ lửa và lan truyền ngọn đuốc chánh pháp đến muôn nơi. Chính nhờ việc hộ trì, gìn giữ pho Tam Tạng Kinh của giới Tăng Bảo đã giúp Ngạo Thuyết có cơ duyên chạm đến giáo lý chánh pháp để rồi hoát nhiên đại ngộ.
Thế nên việc Ngạo Thuyết đang làm chính thật là việc trả ơn Tam Bảo, đặc biệt là với chư Tăng Bảo.
Có câu "Thọ ân giọt nước, báo ơn suối nguồn" và muốn trả ơn chư Tăng Bảo không gì tốt hơn bằng việc chỉ ra những sai lầm then chốt khiến họ không thể tiến tu dẫn đến việc chứng ngộ ở giới Tăng Bảo trở thành viễn vông, hư ảo.
Thêm nữa, Ngạo Thuyết cũng không muốn giới Tăng Bảo, những người đảm nhận vai trò, trách nhiệm hộ trì Phật - Pháp - Tăng lại trở thành tội nhân thiên cổ, là những người phá hoại đạo Phật, là thành phần trực tiếp hủy hoại đạo Phật trong tương lai gần vì những sự hiểu biết sai lạc về chánh pháp ở họ.
...
Thời gian gần đây trong giới học Phật có lan truyền một bài viết do người học Phật hệ phái Nam Tông ra sức, bài viết có nội dung đưa ra những luận thuyết để chứng thực rằng giáo lý Phật giáo phát triển Bắc Tông không do Phật Thích Ca thuyết mà đó là thủ đoạn phá hoại đạo Phật của ngoại đạo Bà La Môn.
Các bạn có thể tham khảo nội dung bài xích Phật giáo Bắc Tông ở những người học Phật Nam Tông bảo thủ cực đoan ở link - https://www.facebook.com/113031753784684/posts/213273020427223/.
Ở bài viết đấy có đoạn:
...
“Bấy giờ, trong phòng Duy Ma Cật có một Thiên nữ thấy các vị Trời người đang nghe thuyết pháp, liền hiện hình thiên nữ rải hoa trên thân các Bồ Tát và đại đệ tử. Hoa đến thân các Bồ Tát liền rơi xuống đất, đến các đại đệ tử thì dính trên thân chẳng rơi xuống. Tất cả đệ tử dùng thần lực phủi hoa cũng chẳng rơi xuống.
Lúc ấy, thiên nữ hỏi Xá Lợi Phất rằng:
-Tại sao phủi hoa?
Ðáp:
-Hoa nầy chẳng đúng pháp nên phủi.
Thiên nữ nói:
-Chớ bảo hoa này chẳng đúng pháp. Tại sao? Vì hoa này chẳng có phân biệt, tại nhơn giả tự sanh phân biệt tưởng mà thôi. Người ở nơi Phật pháp xuất gia, có tâm phân biệt là chẳng đúng pháp, nếu chẳng phân biệt tức là đúng pháp. Nay thử xem các vị Bồ Tát chẳng dính hoa là vì đã đoạn diệt phân biệt tưởng vậy. Ví như người đang có khiếp sợ thì phi nhơn mới được dịp mê hoặc. Cũng thế, các vị đệ tử vì đang sợ sanh tử thì sắc, thanh, hương, vị, xúc mới được dịp mê hoặc. Kẻ đã lìa được khiếp sợ thì tất cả ngũ dục đều chẳng thể mê hoặc. Kẻ kiết tập (tập khí trói buộc) chưa sạch, hoa mới dính vào thân. Kẻ kiết tập đã sạch thì hoa chẳng dính vậy.”
~ Duy-ma-cật Sở Thuyết Kinh
Một bậc A-la-hán, người đã đoạn tận các lậu hoặc, hơn nữa còn là bậc có trí tuệ giải thoát đệ nhất trong hàng Tỷ-kheo, còn có thể có tâm phân biệt, tâm chấp trước được chăng?
Đức Phật dạy rằng về mức độ diệt tận lậu hoặc, thì Mahakassapa, Sariputta, cũng như những đệ tử Thanh văn khác, là ngang hàng với chính Ngài. Vậy có lẽ chính Đức Phật cũng vẫn còn tâm phân biệt, tâm chấp trước chăng?
Nếu những hàng Bồ-tát bất thối chuyển ấy, chưa chứng ngộ được sự diệt tận vô minh, mà vẫn có thể chỉ ra được con đường để đưa một vị A-la-hán, người đã tu tập theo Chánh Pháp của Đức Phật, người mà Đức Phật đã xác chứng rằng vị ấy đã hoàn toàn giải thoát, đến được một mức giác ngộ cao hơn nữa, thì hai sự việc sau đây có thể xảy ra:
– Một vị chưa diệt tận vô minh dạy cho một vị đã diệt tận vô minh con đường đưa đến quả vị cao hơn. Cũng ví như một người mù, trong buổi sáng, muốn nắm tay dắt một người sáng mắt đi trên con đường, mà con đường này người sáng mắt đã đi đến tận cùng, đã tỏ tường các hẻm hóc lớn nhỏ, các viên đá, các chướng ngại vật trên đường như hiểu rõ lòng bàn tay mình, trong khi người mù này vẫn chưa bao giờ đi hết con đường ấy.
– Con đường mà Đức Phật đã tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, Pháp mà Đức Phật đã tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, được chính Ngài truyền dạy cho thế gian, được chính Ngài tuyên bố là con đường duy nhất đưa đến giác ngộ giải thoát, thì con đường ấy, Pháp ấy vẫn chưa đưa đến giải thoát tột cùng. Nghĩa là chẳng những các vị A-la-hán đệ tử, mà ngay chính Đức Phật cũng vẫn còn là một bậc hữu học. Nghĩa là Đức Phật đã nói không như thật.
Những việc nêu trên là phi lý, không tùy thuận Chánh Pháp, nội hàm tự sinh mâu thuẫn, do vậy đó là những điều không thể có được.
...
Qua đoạn trích dẫn trên chúng ta dễ dàng nhận ra những luận điệu của người học Phật Nam Tông này có vẻ rất đanh thép, gay gắt và dường như đúng trên nền tảng luận thuyết và sự hiểu biết của người đó.
Thậm chí là người học Phật Nam Tông này còn cả gan kéo cả Phật Thích Ca chèn vào những luận điểm của mình để tăng tính quyết liệt xen lẫn cả việc thị uy.
Tiếc thay những luận thuyết này lại không y tựa hoàn toàn nơi lời Phật Thích Ca thuyết mà dựa trên Tạng Kinh Nikaya và phần chú giải Kinh Phật nguyên thủy.
Việc dựa trên nền Kinh Nikaya vốn đã tạo ra sai sót rất lớn vì có đến 80 - 90% nội dung Kinh Nikaya không phải là lời Phật thuyết, ngay cả việc xác thực đệ tử chứng đắc Tứ Quả Vị Thánh phần nhiều cũng là việc làm của người đời sau.
Song trên thực tế người học Phật Nam Tông đưa ra luận thuyết bài xích giáo lý Phật giáo phát triển Bắc Tông trên chủ yếu dựa trên những bản chú giải Kinh Nikaya, việc làm cơ sở này nhằm tiến đến sự triệt hạ, xóa sổ hoàn toàn Phật giáo Bắc Tông, đây là việc làm sai chồng thêm sai. Việc chú giải Kinh Nikaya chủ yếu vốn do người tục, tai điếc ra sức, điều này đã tạo những chú giải hoàn toàn không đúng về quả vị A la hán, về Tam Minh - Lục Thông, Niết Bàn, Luân Hồi và đạo Phật,...
...
Ngạo Thuyết đã từng bước phá việc chấp pháp môn, chấp hệ phái, chấp Tăng Bảo và tiến đến là việc phá chấp Đại Thừa - Tiểu Thừa, nhẫn đến việc phá luôn việc chấp Phật Thích Ca, chấp đạo Phật.
Việc làm này của Ngạo Thuyết hẳn sẽ khiến nhiều người học Phật hoang mang, kinh sợ.
Tuy nhiên, nếu bạn là người học Phật chân chính thì bạn hãy lắng đọng lòng mình để đủ duyên nhận diện được rằng những điều Ngạo Thuyết trình bày đều dựa trên nền tảng lẽ thật. Và Phật Thích Ca là người tôn trọng cũng như bảo vệ sự thật; Điều Phật Thích Ca từng làm cũng chính là việc giúp con người tiếp cận, chạm đến sự thật.
...
Do chấp chặt Y Kinh nên những người học Phật thủ cựu, cực đoan đã không thể mở lòng ra chấp nhận những sự thật.
Họ như những đứa trẻ con không bao giờ lớn, sau khi được thầy cô dạy học thuộc lòng bản cửu chương thì cứ ê a đọc tụng mà không thể áp dụng bản cửu chương vào việc tính toán hoặc nâng cấp bản cửu chương ở những con số cao hơn.
Điều đáng tiếc hơn là do bản thân họ không thể lớn, không thể trưởng thành nên họ bày ra những tà kiến, ác kiến nhằm giam hãm, kìm kẹp những người đã tín nhiệm họ khiến những người đó không thể trưởng thành, không thể lột xác để chạm đến sự giác ngộ giải thoát.
...
Giới Tăng Bảo xưa nay chính là đại biểu chính danh của thành phần học Phật hàng Thanh Văn. Và từ xưa đến nay giới Tăng Bảo Thanh Văn học Phật rất hiếm hoi người chứng ngộ, Tiểu Ngộ đã khó, Đại Ngộ càng khó hơn, Toàn Giác thì quả thật là như bóng chim, tăm cá.
Ngạo Thuyết nói giới Tăng Bảo xưa nay hiếm hoi người chứng ngộ chứ không nói rằng không có người chứng ngộ bởi lẽ Ngạo Thuyết biết rằng có ít nhất là hai người chứng ngộ ở lịch sử tồn tại của đạo Phật:
- Đã có một người chứng ngộ Toàn Giác sau thời Phật Thích Ca, sự hiện diện của bộ kinh sách Phật học phát triển Bắc Tông là dấu vết để nhận biết của sự tồn tại một vị Giác Giả thứ hai có trí tuệ viên dung, trác tuyệt.
- Và người chứng ngộ thứ hai sau thời Phật Thích Ca đáng kể đến chính là Lục Tổ Huệ Năng, chủ nhân của bộ Kinh Pháp Bảo Đàn.
...
Vì sao giới Tăng Bảo xưa nay hiếm hoi người chứng ngộ?
Nguyên tắc quan trọng nhất mở ra cơ may chứng ngộ sự giác ngộ giải thoát chính là việc hành nhân dấn thân trên con đường trung đạo; Các bạn học Phật đúng mực hãy sáng mắt, sáng lòng để nhận diện ra một sự thật rằng chính lý trung đạo mới là cửa ngõ vào đạo giác ngộ giải thoát chứ không phải Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế hay thiền định, thiền quán hay một pháp môn, một hệ phái học Phật nào cả.
Do đó, một khi hành nhân chọn lựa xuất phát điểm sai tức là đã gieo nhân sai biệt, nhân sai biệt dễ thường sẽ dẫn đến việc trổ quả thành hư vọng.
Dựa vào lý trung đạo chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra giới Tăng Bảo xưa và nay đã đánh mất trung đạo ngày khi hạ quyết tâm chọn lựa việc dấn thân học và hành trên lối mòn đạo Phật. Việc chọn xuất phát điểm sai đã khiến giới Tăng Bảo xưa nay khó thành tựu đạo quả dẫu cho có chánh tín xuất gia cùng với việc kiên trì hạ thủ công phu.
Giới Tăng Bảo xoa nay vì thế đã trở nên là thành phần học Phật hạng Thanh văn khó thể xé toạc bức màn vô minh và kiên cố dựng lên những Tà kiến, những Ác kiến. Rõ thật là giới Thanh văn học Phật khó thể chứng ngộ việc chứng ngộ giải thoát khi đạo Phật thiếu vắng đi một Bậc Long Tượng hộ pháp, một vị minh sư sáng mắt dẫn đường.
Rất khách quan chúng ta dễ dàng nhận ra giới Tăng Bảo xuất gia xưa nay đánh mất trung đạo khi nhốt thân vào đạo Phật rồi lần lượt tự giam cầm chính mình vào hệ phái, vào pháp môn, vào việc tơ tưởng ngộ nhận làm thầy của Trời - Người một cách hư vọng. Đây thực sự là hiện trạng của giới Tăng Bảo ngày nay.
Con đường giác ngộ giải thoát lẽ ra sẽ mang lại cho hành nhân từng bước thoát khỏi những trói cột, buộc ràng thân tâm. Trong khi đó chúng ta đã và đang nhìn thấy một sự thật là giới Tăng Bảo xưa nay đang tự cột trói với rất nhiều xiềng xích, dây trói, tự gông cùm bằng cả một mạng lưới vô minh dày đặc.
- Tại sao lại như vậy và liệu có đúng là như thế không?
Rõ thật là với hiện tướng sa môn ở giới Tăng Bảo học Phật thì chúng ta dễ dàng nhận ra giới Tăng Bảo xưa nay đang bị cột trói với tầng tầng, lớp lớp vô minh.
- Thân tướng của giới Tăng Bảo đã xác định như vậy liệu tâm của giới Tăng Bảo có vượt thoát khỏi những màn lưới vô minh sâu nặng không?
Có vẻ cả thân tâm của giới Tăng Bảo xưa nay đều đánh mất trung đạo dẫn đến việc tự vùi lấp định huệ. Và điều này hoàn toàn đúng trong suốt quá trình hình thành, phát triển và tồn tại của đạo Phật. Vì lẽ đó vị Giác Giả thứ hai đã dùng phương tiện xác quyết rằng giới Tăng Bảo, ngay cả giới Tăng Bảo thượng thủ thời Phật Thích Ca tại thế cũng chỉ thành phần Thanh Văn học Phật, họ đã thui chột pháo khí đại thừa, tâm hạnh Bồ tát nên rất khó để chứng ngộ sự Toàn Giác.
...
Chậm lại một chút. Ngạo Thuyết sẽ đưa ra những dẫn chứng rất thật để chúng ta có thể xác thực, kiểm chứng lại sự đánh mất lý trung đạo ở giới Tăng Bảo và nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng trượt dài trong bóng tối vô minh ở giới Tăng Bảo xưa nay.
Do chọn xuất phát điểm rơi vào biên kiến đạo Phật và không có minh sư sáng mắt dẫn đường nên giới Tăng Bảo xưa nay lần lượt rơi vào những lỗi lầm rất sơ đẳng và ấu trĩ ở 10 điều chớ vội tin được thể hiện trong bản Kinh Kalama. Cụ thể, giới Tăng Bảo học Phật ngày nay do chấp trước Y Kinh, chấp trước đạo Phật là chánh pháp, chấp trước vào lời Phật nên họ mắc đủ trọn vẹn cả 10 lỗi chớ vội tin:
1. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
2. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
3. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
4. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.
5. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.
6. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
7. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
8. Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
9. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
Thả lòng ra và khách quan nhìn nhận chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra đúng thật là giới Tăng Bảo ngày nay mắc trọn vẹn đủ cả 10 lỗi này khi xuất gia học Phật. Và do y tựa, cả tin vào quý thầy Tăng Bảo đã dẫn đến đại chúng học Phật cũng mắc đúng 10 lỗi này khi tìm đến đạo Phật, điều này đã khiến việc học Phật ở cả Tăng lẫn tục đều lạc lối, chánh pháp giác ngộ giải thoát thông qua việc học Phật ngày càng trở nên thâm tà, ngụy dị đến tối tăm.
...
Các bạn đã nhìn thấy giới Tăng Bảo xưa nay đích thực đã đánh mất trung đạo khi nhốt cả thân tâm vào đạo Phật. Và tiếp theo đây Ngạo Thuyết sẽ đưa ra những dẫn chứng xác thực rằng giới Tăng Bảo đang bị nhốt cả thân tâm vào hệ phái, vào pháp môn, vào phước báu, vào ngã mạn làm thầy của Trời - Người thông qua hiện tướng đinh ninh khai thị dù diễn thuyết không hoàn toàn đúng với tâm Phật; Điều này đã dẫn đến giới Tăng Bảo ngày càng không làm đúng vai trò, trách nhiệm hộ trì Tam Bảo - Việc bảo vệ chánh pháp trước sự chống phá của ngoại đạo ở giới Tăng Bảo hiện nay là rất tắc trách, rất bê trễ mà nguyên nhân chính để dẫn đến việc kém cỏi hộ pháp của giới Tăng Bảo chính là việc trói thân tâm vào đạo Phật mà không chạm đến việc tỏ ngộ.
...
Với một sự khách quan dựa trên nền tảng tổng thể, xuyên suốt chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra giới Tăng Bảo danh gia từ cao niên đến chư Tăng Tài trẻ tuổi, năng nổ - họ đều tự nhốt họ vào những giới hạn hệ phái, pháp môn, danh và lợi; Tất cả những điều đó đang gông cùm giới Tăng Bảo của chúng ta.
Do duy ngã nên giới Tăng Bảo tỏ ra an toàn trong những chiếc lồng tri kiến vô minh đó và do việc nhận thức không sáng nên họ bắt đầu công cuộc lừa người - đại chúng học Phật và người đời, nào hay đó cũng chính là nhân dẫn đến việc tự huyễn hoặc, tự gạt chính mình ở giới Tăng Bảo.
...
Chúng ta đều biết ngày nay sự phân biệt kì thị, chê bai pháp môn, hệ phái Phật học Nam - Bắc Tông đã đang và sẽ xảy ra trong suốt lịch sử phát triển và tồn tại của đạo Phật. Điều mê muội, ngu xuẩn này đang được giới học Phật cả Tăng lẫn tục ngày nay ra sức duy trì; Đây là lỗi lầm đáng xấu hổ ở người học Phật xưa nay.
- Và thành phần học Phật chính nào sẽ chịu trách nhiệm chính khiến thân Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng?
Hiển nhiên là với vai trò chính danh giữ gìn ngọn đuốc chánh pháp, là một trong ba viên ngọc quý Tam Bảo, giới Tăng Bảo sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì sự chia rẽ đạo Phật một cách mê muội và ngu xuẩn.
- Tại sao giới Tăng Bảo trực thuộc hệ phái Phật học phát triển Bắc Tông không thể tháo gỡ, triệt giải sự phân chia hệ phái Phật học một cách thiển cận và ấu trĩ như thế?
Vì giới Tăng Bảo Bắc Tông nhốt thân vào đạo Phật, vào hệ phái, vào pháp môn, vào danh lợi đang được thụ hưởng nên không thể thấu hiểu tâm Phật và đồng thời không đồng cảm được nỗi lòng của đại chúng học Phật. Trên tất cả là do việc tự nhốt mình vào những giới hạn Tông phái, việc đánh mất trung đạo nên giới Tăng Bảo Bắc Tông không thể chứng ngộ "Minh tâm, kiến tánh". Kết quả của việc không tỏ ngộ đã khiến giới Tăng Bảo Bắc Tông trở thành những vị Tăng Bảo cơm áo cô phụ sự cúng dường của đàn na tín thí, họ ngày càng chìm đắm trong muôn lối vô minh.
- Tại sao giới Tăng Bảo trực thuộc hệ phái Phật học phát triển Nam Tông không thể tháo gỡ, triệt giải sự phân chia hệ phái Phật học một cách thiển cận và ấu trĩ như thế?
Không chỉ vậy. Chính giới Tăng Bảo Nam Tông vì sự thủ cựu, cực đoan, quá khích đã gây ra sự chia rẽ đạo Phật; Sự cực đoan đánh mất trung đạo đã khiến giới Tăng Bảo Nam Tông không dễ dàng chấp nhận sự trưởng thành, sự lớn khôn ở người học Phật theo năm dài, tháng rộng.
- Lẽ nào người học Phật sẽ vẫn mãi là những đứa trẻ có lớn mà không có khôn, việc học thuộc bản cửu chương chỉ có công năng lâm râm đọc Thần chú?
Và vì rơi vào Ngã chấp, đạo Phật nguyên thủy chấp mà giới Tăng Bảo Nam Tông ngày nay tiếp tục duy trì việc chia rẽ đạo Phật, họ ra sức bài xích, công kích với chiêu bài thiệt hạ Phật giáo phát triển Bắc Tông một cách đầy thù địch và mê muội.
Không chỉ vậy. Ngay trong chính nội tại của hệ phái Nam Tông đang diễn ra việc công kích, bài xích lẫn nhau giữa các chi phái Nam Tông.
- Ai đã kích khởi sự chia rẽ nơi nội tại của hệ phái Phật học Nam Tông?
Hiển nhiên vẫn là giới Tăng Bảo thủ cựu, hẹp lòng cùng với sự tiếp tay của thành phần học Phật Nam Tông sa đọa ở sự cuồng tín, cực đoan.
Những người học Phật Nam Tông cả Tăng lẫn tục đang ra sức "Bới lông tìm vết" Phật giáo nguyên thủy chân truyền không có một chút lai tạp nào và điều này là hoàn toàn không thể.
Những người học Phật thủ cựu này thật đáng thương và cả đáng trách. Hơn 2550 đã trôi qua mà họ vọng tưởng sẽ tìm thấy một giáo trình Phật học chân phương nguyên thủy. Điều này đồng nghĩa rằng họ đang đi tìm chỉ những câu chữ mà chính Phật Thích Ca đã nói mà không qua bất kì sự trùng tuyên của bất kỳ ai; Họ đi tìm điều đó bằng tư duy chấp Ngã hẹp hòi, bằng lòng hoài nghi và đố kị. Người học Phật mà sa đọa vào Tà kiến, Ác kiến này quả thật rất đáng tiếc và nguyên nhân dẫn đến sự lầm lạc nông nổi này chính là do việc đánh mất lý trung đạo ở người học Phật.
Và rất đáng tiếc là chính những vị Tăng Bảo thượng thủ danh tiếng của Phật giáo Nam Tông đã kích khởi sự mê muội, vọng chấp này. Bên cạnh đó là sự tắc trách hộ trì Tam Bảo do việc trói thân vào hệ phái, vào pháp Thực Tại Hiện Tiền, Chánh Niệm Tỉnh Giác, vào danh tiếng ở những vị Tăng Bảo Nam Tông thượng thủ khác.
Giới Tăng Bảo Nam Tông thượng thủ danh tiếng hiện nay có những ai? Và họ đã làm những gì trước sự chia rẽ nơi nội tại của Phật giáo Nam Tông cũng như việc không gắng sức sửa chữa sai lầm từ việc gây chia rẽ đạo Phật thành hệ phái Nam Tông và Bắc Tông?
Họ âm thầm duy trì sự khuấy động làm chia rẽ đạo Phật nhưng giả vờ như không làm gì cả.
Lẽ ra việc họ nên làm là hàn gắn, xoa dịu những vết thương hơn là cào cấu cho tóe máu những vết thương và gây ra thêm những tổn thương khác.
Danh Tăng Phật học Nam Tông ngày nay có thể kể đến là Hòa thượng Viên Minh, Giới Đức, Bửu Chánh, Toại Khanh - Giác Nguyên,...
Và có một sự thật là việc thuyết giáo, hoằng pháp cũng như pháp học, pháp hành của những vị Danh Tăng Nam Tông này đều có dấu tích của sự Tàu hóa, họ kế thừa rất nhiều những nền tảng từ Khổng Giáo, Lão Giáo, Phật giáo Đông Độ gồm thơ Đường, thư pháp, bon sai, tiểu cảnh, cả tư tưởng khí khái của một đại hiệp bước ra từ tiểu thuyết kiếm hiệp Trung Quốc và cả Thiền ngữ của Trung Hoa, Nhật Bản.
Mặc dù pháp ngữ của họ chứa đựng đầy chất liệu Tàu nhưng họ lại ra sức duy trì việc Bài Tàu, triệt hạ Phật giáo phát triển Bắc Tông vì cho rằng đây là Phật giáo hàng Tàu, Phật giáo Bà La Môn.
Và dù thể hiện tư tưởng bài Tàu nhưng giáo lý Phật học hệ phái Nam Tông lại chứa nhiều Hán tự hơn cả những bản dịch của Kinh Phật thuộc hệ phái phát triển Bắc Tông.
Chỉ cần tham khảo những bản dịch Kinh Nikaya và Tạng Vi Diệu Pháp chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy người học Phật Nam Tông cả Tăng lẫn tục chịu sự ảnh hưởng của Hán tự nhiều đến mức đáng kinh ngạc. Pháp học đã nhiễm chất liệu Tàu thì hiển nhiên pháp hành ở người học Phật hệ phái Nam Tông khó thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của nền tảng Tàu hóa.
Qua phần dẫn chứng rất thật, rất xác đáng bên trên chúng ta sẽ nhìn nhận lại vấn đề này như thế nào? Tại sao cách hành xử của giới Tăng Bảo Nam Tông lại có sự trái khoáy, tiền hậu bắt nhất như thế? Thậm chí là tính quân tử, trượng phu - Sự khí khái ở giới Danh Tăng Nam Tông cơ hồ như bị đánh mất? Tại sao?
Tại vì họ đích thực là thành phần học Phật hạng Thanh văn. Chính việc đánh mất trung đạo, rơi vào biên kiến đạo Phật, từng bước dính mắc vào pháp môn, hệ phái, việc hộ trì Tông môn hoằng pháp, việc ngộ nhận nối pháp Phật chánh tông và sự chấp Ngã - Tính tự mãn đã khiến họ lệch lạc, sa ngã như thế. Họ sai mà không biết đã sai và do uy tín nơi Tăng đoàn họ sẽ kéo theo đông đảo đại chúng học Phật lạc lối chánh pháp.
Vị Giác Giả thứ hai ra đời sau Phật Thích Ca những 400, 500 năm nên đã nhìn thấy rõ hiện tướng này và sự thoái hóa của đạo Phật ở tương lai nên lập ra phương tiện khéo Đại Thừa - Tiểu Thừa; Trong đó Tiêu Thừa với thành phần chính là người học Phật hạng Thanh văn cả Tăng lẫn tục.
Còn đại biểu Đại Thừa với thành phần nòng cốt là những cư sĩ tại gia có tâm hạnh đại thừa, là lực lượng chính cúng dường y áo, vật thực, thuốc men,... đảm đang cho sự tồn tại và phát triển của Tăng đoàn , tạo điều kiện tốt nhất cho Tăng đoàn giữ gìn Pháp Bảo.
Do đó về lý Đại Thừa và Tiểu Thừa là một phân ranh giả lập giữa Tăng Bảo xuất gia và Bồ tát cư sĩ tại gia.
Đáng tiếc là do lòng hoài nghi, đố kỵ, tâm tánh hạ liệt của những người học Phật thủ cựu, cực đoan thuở xưa nên họ đã không nhìn ra, không ý thức được rằng phương tiện ngài Xá Lợi Phất bị hoa trời dính trên áo và ra sức phủi hoa mà hoa không rơi xuống chính là nhằm vào việc thể hiện tánh Tiểu Thừa của giới Tăng Bảo học Phật chứ không phải ám chỉ rằng giới Tăng Bảo Nam Tông là Tiểu Thừa, giới Tăng Bảo Bắc Tông là Đại Thừa. Vì hiểu sai dụng tâm của vị Giác Giả thứ hai mà nội bộ của Tăng Đoàn phát sinh mâu thuẫn và mâu thuẫn không được giải tỏa dẫn đến việc chia rẽ đạo Phật ra thành nhiều hệ phái, nhiều Tông môn,...
Và tại sao ngài Xá lợi phất, người được cho rằng đã chứng ngộ A la hán, dứt trừ hết lậu hoặc, đoạn hết các kiết sử mà hoa vẫn dính trên áo?
Vì lúc bấy giờ vị Giác Giả thứ hai cũng đã nhận thấy những bản chú giải Kinh Pháp Cú, Kinh Nikaya đã bị lệch lạc, không đúng với tâm Phật - việc diễn giải về quả vị A la hán bị sai sót, sa đà vào Thần thông huyễn hóa, hoàn toàn không thật đúng.
Tuy nhiên, những bản chú giải này đã phổ truyền, đã ngấm vào máu, vào tri kiến của người học Phật cả Tăng lẫn tục lúc bấy giờ.
Biết rằng sự hiểu biết đó là sai với chánh pháp giác ngộ của Phật Thích Ca nhưng tri thức nền của đại chúng học Phật lúc bấy giờ không đủ sức trạch pháp.
Do đó vị Giác Giả thứ hai nhận định được rằng việc vạch rõ sự chân ngụy nơi Kinh Phật, các bộ Luận, Tạng Vi Diệu Pháp và các bản chú giải Kinh Luận khi tri thức người đương thời chưa vững vàng, chưa sáng tỏ sẽ dẫn đến việc động chúng, hậu quả đối với sự tồn tại giáo lý và con đường giác ngộ giải thoát thật khó lường.
Vì lẽ đó với trí tuệ bất khả tư nghị và tâm bi mẫn khôn cùng vị Giác Giả thứ hai đã phổ truyền bộ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết làm giềng mối trạch pháp cho người đời sau.
Quả thật là quả vị A la hán, Tam Minh - Lục Thông hoàn toàn không đúng như những gì mà người học Phật và người đời xưa nay lầm tưởng.
...
Mời các bạn tiếp tục tham khảo phần 2 của bài này có tiêu đề tương tự để vỡ ra rằng phước báu đích thị là một quả lừa và hơn thế nữa...
...


Ân Oán Truyền Kỳ Giữa Hệ Phái Phật Học Nam Tông Và Bắc Tông



- Ngạo Thuyết
"Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao”
Nguyên nhân của mối ân oán truyền kỳ giữa hai hệ phái Phật học Nam - Bắc Tông chỉ có 1, đó là do người học Phật đã hiểu sai chánh pháp. Đặc biệt là ở người học Phật thuộc hệ phái Nam Tông, kết quả của sự ấu trĩ, thiển cận đã đẩy người học Phật rơi vào Chấp Ngã, từng bước chìm sâu vào sự bảo thủ, cực đoan và mê muội.
Phật Pháp Đại Thừa - Chánh Pháp Hay Tà Pháp?
Giáo lý Đại Thừa là Tà Pháp.
Vì sao nói giáo lý Đại Thừa là Tà Pháp?
Đó là vì 8 nguyên nhân sau đây:
1. Theo các vị sáng lập giáo lý Đại Thừa, vì các chúng sinh có trí tuệ, hạnh nghiệp, căn cơ cao thấp khác nhau nên Đức Phật thuyết pháp có cao thấp khác nhau – điều này là đúng. Ví như:
Với một số cư sĩ còn nhiều tham dục, chưa đủ nhận thức hướng về đạo lộ giải thoát, Đức Phật giảng về việc làm các thiện nghiệp sẽ giúp tái sinh ở các cõi giới tốt đẹp hơn. Và bản thân họ cũng hiểu đây chưa phải là Pháp đưa đến Chánh trí giác ngộ giải thoát.
Tuy nhiên, theo các vị sáng lập Đại Thừa, cũng vì có sự chênh lệch căn cơ của chúng sinh như thế, dẫn đến việc Đức Phật thuyết hai dạng Pháp giải thoát tương ứng cho hai đối tượng khác nhau:
– Pháp giải thoát thấp (Nhị Thừa): cho các Tỷ-kheo, bao gồm cả những vị đã đắc A-la-hán, vì họ có căn cơ và trí tuệ thấp.
– Pháp giải thoát cao (Nhất Thừa): cho các hàng Bồ-tát, bao gồm cả hàng cư sĩ tại gia, vì họ có căn cơ và trí tuệ cao.
Chánh Pháp hướng về giải thoát diệt tận các lậu hoặc mà Đức Phật tuyên giảng, đối với hàng cư sĩ, chư Thiên hay Tỷ-kheo, tựa như biển chỉ có một vị mặn, thì Chánh Pháp này cũng chỉ đưa đến một vị giải thoát duy nhất: tận diệt vô minh.
Toàn Giác, Độc Giác, Thanh Văn, các quả vị giác ngộ khác nhau là do những hạnh nghiệp khác nhau trong quá khứ làm duyên, làm nhân.
Do vậy, tồn tại Pháp giải thoát hạ liệt và Pháp giải thoát thù thắng, điều này không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
2. Các kinh Đại Thừa đều bắt đầu với “Như vầy tôi nghe…”. Nhưng thực tế ngài A-nan (Ananda) có nghe kinh ấy bao giờ chăng?
Nếu đúng là Đức Phật có thuyết những kinh điển Đại Thừa, thì vì sao những kinh điển ấy không được kết tập trong hệ thống kinh nguyên thủy?
Là vì các vị A-la-hán, những bậc đã diệt tận lậu hoặc, cảm thấy xấu hổ vì không hiểu sự cao sâu của Đại Thừa giáo lý, nên đã cố tình che giấu, không truyền dạy lại cho đời sau chăng?
Là vì Đức Phật, đã không thuyết bằng ngôn ngữ thường tình của con người, mà dùng thần thông truyền tải Phạm âm đến những đối tượng riêng biệt. Và thần thông ấy siêu vượt đến mức chỉ những vị sáng lập Đại Thừa mới có thể nghe thấy được, còn như ngài A-na-luật (Anuruddha), người được chính Thế Tôn xác nhận là đệ nhất thiên nhãn, cũng không thể nghe, không thể biết chăng?
Do vậy, tồn tại Pháp do Phật thuyết giảng mà ngay cả một số hàng cư sĩ cũng được nghe, được biết, nhưng những đại đệ tử của Đức Phật lại chưa từng được nghe, được biết, điều này không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Tăng.
Hơn nữa, một trong những điều kiện mà ngài Ananda đưa ra trước khi chấp nhận làm thị giả của Đức Phật, là, nếu những bài pháp mà ngài Ananda, vì lý do nào đó, chưa được nghe, thì Đức Phật phải đích thân thuyết lại cho ngài. Thế Tôn đã đồng ý, và không có việc một vị Chánh Đẳng Giác không giữ lời hứa của mình.
Đức Phật đã từng nói:
“Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).”
~ Trường Bộ: Kinh Đại Bát-niết-bàn (Digha Nikaya: 16. Mahàparinibbàna Sutta)
Do vậy, Đức Phật chỉ thuyết Pháp thù thắng cho một số đối tượng này và che giấu Pháp ấy đối với một số đối tượng khác, việc ấy không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
3. Khi thuyết pháp, Đức Phật có dùng một số hình tượng về cỗ xe, về voi chúa, về người thợ mộc, v.v… để làm ví dụ cho người nghe dễ hiểu. Tuy là ví dụ nhưng những hình tượng ấy đều rất thực tế, đã – đang – hoặc sẽ xảy ra, và tồn tại tùy thuận theo các pháp, không nghịch với các pháp (cấu tạo cỗ xe là thật như thế, công việc của những người thợ mộc đúng thực là như thế,…).
Trong kinh điển Đại Thừa, những người biên soạn cũng thường sử dụng những hình tượng, nhằm mục đích giáo hóa, phá chấp chúng sinh. Nhưng những hình tượng ấy, một cách vô tình hay cố ý, làm cho người nghe, người đọc những kinh điển ấy, nghĩ những hình tượng đó là thực sự tồn tại, những sự kiện ấy là thực sự đã xảy ra. Mà những hình tượng ấy, đa phần không thực tế, đã – đang – và sẽ không xảy ra, tồn tại không tùy thuận các pháp:
“Bấy giờ, trong phòng Duy Ma Cật có một Thiên nữ thấy các vị Trời người đang nghe thuyết pháp, liền hiện hình thiên nữ rãi hoa trên thân các Bồ Tát và đại đệ tử. Hoa đến thân các Bồ Tát liền rơi xuống đất, đến các đại đệ tử thì dính trên thân chẳng rơi xuống. Tất cả đệ tử dùng thần lực phủi hoa cũng chẳng phủi rớt.
Lúc ấy, thiên nữ hỏi Xá Lợi Phất rằng:
-Tại sao phủi hoa?
Ðáp:
-Hoa nầy chẳng đúng pháp nên phủi.
Thiên nữ nói:
-Chớ bảo hoa này chẳng đúng pháp. Tại sao? Vì hoa này chẳng có phân biệt, tại nhơn giả tự sanh phân biệt tưởng mà thôi. Người ở nơi Phật pháp xuất gia, có tâm phân biệt là chẳng đúng pháp, nếu chẳng phân biệt tức là đúng pháp. Nay thử xem các vị Bồ Tát chẳng dính hoa là vì đã đoạn diệt phân biệt tưởng vậy. Ví như người đang có khiếp sợ thì phi nhơn mới được dịp mê hoặc. Cũng thế, các vị đệ tử vì đang sợ sanh tử thì sắc, thanh, hương, vị, xúc mới được dịp mê hoặc. Kẻ đã lìa được khiếp sợ thì tất cả ngũ dục đều chẳng thể mê hoặc. Kẻ kiết tập (tập khí trói buộc) chưa sạch, hoa mới dính vào thân. Kẻ kiết tập đã sạch thì hoa chẳng dính vậy.”
~ Duy-ma-cật Sở Thuyết Kinh
Một bậc A-la-hán, người đã đoạn tận các lậu hoặc, hơn nữa còn là bậc có trí tuệ giải thoát đệ nhất trong hàng Tỷ-kheo, còn có thể có tâm phân biệt, tâm chấp trước được chăng?
Đức Phật dạy rằng về mức độ diệt tận lậu hoặc, thì Mahakassapa, Sariputta, cũng như những đệ tử Thanh văn khác, là ngang hàng với chính Ngài. Vậy có lẽ chính Đức Phật cũng vẫn còn tâm phân biệt, tâm chấp trước chăng?
Nếu những hàng Bồ-tát bất thối chuyển ấy, chưa chứng ngộ được sự diệt tận vô minh, mà vẫn có thể chỉ ra được con đường để đưa một vị A-la-hán, người đã tu tập theo Chánh Pháp của Đức Phật, người mà Đức Phật đã xác chứng rằng vị ấy đã hoàn toàn giải thoát, đến được một mức giác ngộ cao hơn nữa, thì hai sự việc sau đây có thể xảy ra:
– Một vị chưa diệt tận vô minh dạy cho một vị đã diệt tận vô minh con đường đưa đến quả vị cao hơn. Cũng ví như một người mù, trong buổi sáng, muốn nắm tay dắt một người sáng mắt đi trên con đường, mà con đường này người sáng mắt đã đi đến tận cùng, đã tỏ tường các hẻm hóc lớn nhỏ, các viên đá, các chướng ngại vật trên đường như hiểu rõ lòng bàn tay mình, trong khi người mù này vẫn chưa bao giờ đi hết con đường ấy.
– Con đường mà Đức Phật đã tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, Pháp mà Đức Phật đã tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, được chính Ngài truyền dạy cho thế gian, được chính Ngài tuyên bố là con đường duy nhất đưa đến giác ngộ giải thoát, thì con đường ấy, Pháp ấy vẫn chưa đưa đến giải thoát tột cùng. Nghĩa là chẳng những các vị A-la-hán đệ tử, mà ngay chính Đức Phật cũng vẫn còn là một bậc hữu học. Nghĩa là Đức Phật đã nói không như thật.
Những việc nêu trên là phi lý, không tùy thuận Chánh Pháp, nội hàm tự sinh mâu thuẫn, do vậy đó là những điều không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng các Chánh Tăng.
4. Khi thuyết pháp, Đức Phật có dùng một số hình tượng về cỗ xe, về voi chúa, về người thợ mộc, v.v… để làm ví dụ cho người nghe dễ hiểu. Tuy là ví dụ nhưng những hình tượng ấy đều rất thực tế, đã – đang – hoặc sẽ xảy ra, và tồn tại tùy thuận theo các pháp, không nghịch với các pháp (cấu tạo cỗ xe là thật như thế, công việc của những người thợ mộc đúng thực là như thế,…).
Trong kinh điển Đại Thừa, những người biên soạn cũng thường sử dụng những hình tượng, nhằm mục đích giáo hóa, phá chấp chúng sinh. Nhưng những hình tượng ấy, một cách vô tình hay cố ý, làm cho người nghe, người đọc những kinh điển ấy, nghĩ những hình tượng đó là thực sự tồn tại, những sự kiện ấy là thực sự đã xảy ra. Mà những hình tượng ấy, đa phần không thực tế, đã – đang – và sẽ không xảy ra, tồn tại không tùy thuận các pháp:
“Xá-Lợi-Phất! Ông đến đời vị-lai, quá vô-lượng vô-biên bất-khả-tư-nghì kiếp, cúng-dàng bao nhiêu nghìn muôn ức Phật, phụng trì chính-pháp đầy đủ đạo tu-hành của Bồ-tát, sẽ thành Phật hiệu là Hoa-Quang Như-Lai, Ứng-cúng, Chánh-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Ðiều-ngự trượng-phu, Thiên-nhơn-sư, Phật, Thế-Tôn.”
~ Kinh Pháp Hoa – Phẩm 3: Thí dụ
“Ở đời vị lai” là đời nào? Tôn giả Sariputta do đã tu tập thuần thục tứ như y túc, nên có thể duy trì thân mạng chờ ngày thành Phật Chánh Đẳng Giác chăng? Nếu vậy hiện nay vì nguyên nhân gì Ngài không xuất hiện ở đời để hộ trì Chánh Pháp, mà phải đợi đến khi Chánh Pháp diệt vong thì mới xuất hiện trở lại giữa nhân gian với quả vị Phật? Một vị A-la-hán đã diệt tận tham thì còn có sự cầu mong, chờ trông điều gì sao, cho dù đó là quả vị tối thượng Chánh Đẳng Giác.
Một vị được gọi là Toàn Giác chỉ khi vị ấy, vào thời diệt Pháp, không có thầy, tự mình chứng ngộ Chánh trí giải thoát. Nếu tôn giả Sariputta quyết định kéo dài thọ mạng của mình, để vào một lúc nào đó, đạt được quả vị Phật, thì nghĩa là sự giảng dạy giáo pháp của Đức Phật Gotama đối với tôn giả Sariputta ở kiếp cuối này đã bị phủ nhận hoàn toàn sao?
Hay là ngài Sariputta, bậc vốn đã đạt đến vô sinh, nhập diệt trước Phật Gotama vài tháng, sau đó sẽ tái sinh vào thời vị lai nào đó, quên hết tiền kiếp, không thầy và tự thân chứng ngộ quả vị Phật chăng?
Ba việc nêu trên là phi lý, không tùy thuận Chánh Pháp, nội hàm tự sinh mâu thuẫn, do vậy đó là những điều không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng các Chánh Tăng.
5. Khi được hỏi như trên, thì có tình huống sau xảy ra. Các vị sáng lập và những người tin tưởng, tu tập theo giáo lý Đại Thừa sẽ giải thích rằng: khi đọc, khi nghe kinh điển Đại Thừa của họ, đừng nắm bắt vào câu chữ, hình ảnh vì nó chỉ như ngón tay chỉ vào mặt trăng. Nếu cố gắng chấp trước phân tích ngón tay thì mãi sẽ không thấy được mặt trăng.
Tư tưởng Đại Thừa hình thành với mong muốn hướng dẫn thế nhân diệt mọi kiến chấp trong đời, ngay cả những Pháp mà Đức Phật đã giảng dạy cũng không nên trụ lại, không nên chấp ở Pháp ấy thì mới có thể đạt được Chánh trí giác ngộ.
Ở đây, tư tưởng này đã sai ở tiến trình đạt giác ngộ giải thoát.
Đức Phật dạy rằng:
“Chư Tỷ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn”. Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy.
Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè. Thiện pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.”
~ Trung Bộ: Kinh Ví Dụ Con Rắn (Majjhima Nikaya: 22. Alagaddùpama Sutta)
Người an toàn rời bỏ chiếc bè chỉ có thể là những người đã, một cách hoàn toàn, bước sang bên kia bờ sông. Tương tự, một hữu tình an toàn rời bỏ Pháp chỉ có thể là những vị đã, một cách hoàn toàn, bước sang bờ giải thoát, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui đời này nữa: những bậc A-la-hán.
Còn mọi hữu tình khác trong vũ trụ này, cho dù là một ác nhân hay bất cứ hàng Bồ-tát Đại Thừa nào, do chưa diệt tận lậu hoặc, chưa bước được sang bến bờ giải thoát, nếu không chấp vào chiếc bè Pháp, phá đi chiếc bè Pháp, hoặc vì thối đọa mà nhảy khỏi chiếc bè Pháp bơi trở về bờ cũ, thì sẽ vẫn tiếp tục trôi nổi trong trùng trùng kiếp luân hồi sinh tử.
Khi còn là Bồ-tát, Đức Phật Gotama đã từng xuất gia theo Phật Kassapa – bậc Chánh Đẳng Giác thời quá khứ, đã từng được nghe và tu tập Tứ Thánh Đế từ Phật Kassapa truyền dạy. Nhưng do chưa thật sự liễu tri và chứng ngộ nên ngài vẫn mãi đắm chìm trong khổ đau.
“Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt bốn Thánh đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn?
Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này… Thánh đế về Khổ tập… Thánh đế về Khổ diệt… Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này.
Nhưng nay, này các Tỷ-kheo, Thánh đế về Khổ này đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Khổ tập đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt. Ðược chặt đứt là hữu ái, được đoạn tận là những gì đưa đến tái sanh (bhavanetti). Nay không còn tái sanh nữa.”
~ Tương Ưng – Tập 5: Phẩm Kotigama (Samyutta Nikaya 5.56)
Chính tự thân Đức Phật đã xác nhận như trên: chỉ đến kiếp cuối Siddhattha, nhờ toàn triệt liễu tri, tu tập, chứng ngộ Tứ Thánh Đế mà đoạn diệt được vô minh, đạt được vô sanh.
Vậy do nhân gì, duyên gì, Pháp thù thắng gì mà hàng Bồ-tát Đại Thừa, vốn dĩ vẫn chưa chứng vô sanh, có thể phá bỏ chiếc bè Pháp ấy, trôi nổi trong vô minh, mà có thể giảng dạy những bậc A-la-hán, vốn đã đạt Minh, được chăng?
Hay vô số các bậc Bồ-tát Đại Thừa ấy, ai cũng thù thắng hơn Đức Phật Gotama khi ngài còn là Bồ-tát, về công đức, về giới hạnh, về thiền định nào đó nên họ vẫn có thể chứng đắc trí huệ tối thắng rốt ráo toàn triệt, diệt tận đau khổ dù vẫn còn trôi nổi trong luân hồi, điều mà khi còn là Bồ-tát, Đức Phật Gotama đã không làm được chăng?
Hai việc nêu trên là phi lý, không tùy thuận Chánh Pháp, nội hàm tự sinh mâu thuẫn, do vậy đó là điều không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
6. Khi được hỏi như trên, thì có tình huống sau xảy ra. Các vị sáng lập và những người tin tưởng, tu tập theo giáo lý Đại Thừa sẽ giải thích rằng: khi đọc, khi nghe kinh điển Đại Thừa của họ, đừng nắm bắt vào câu chữ, hình ảnh vì nó chỉ như ngón tay chỉ vào mặt trăng. Nếu cố gắng chấp trước phân tích ngón tay thì mãi sẽ không thấy được mặt trăng.
Tư tưởng Đại Thừa hình thành với tôn chỉ là mọi loài hữu tình đều ẩn tàng Phật tính, ai ai cũng có thể thành Phật, và vạch ra con đường đưa chúng sinh đạt đến quả vị Phật.
Ở đây, tư tưởng này đã sai ở nhận thức về giác ngộ giải thoát.
Các vị ấy cho rằng, ngón tay là Pháp, mặt trăng là quả vị Phật. Nhưng thực tế, nếu dùng cùng hình tượng trên, thì y cứ theo Chánh Pháp Đức Phật, ta hiểu rằng ngón tay là Pháp, mặt trăng là sự diệt tận lậu hoặc.
Vì sao nói mặt trăng là sự diệt tận lậu hoặc?
Là bởi vì một bậc Chánh Đẳng Giác, khi chuyển Pháp luân, là hiện thể của Giác Tha – hướng dẫn chúng sinh đạt giác ngộ giải thoát, vượt khỏi đau khổ, vô minh, chứ không phải là chỉ nhằm hướng dẫn chúng sinh đạt quả vị Phật.
Vì sao nói Giác Tha là hướng dẫn chúng sinh đạt giác ngộ giải thoát, vượt khỏi đau khổ, vô minh, chứ không phải là chỉ nhằm hướng dẫn chúng sinh đạt quả vị Phật?
Là bởi vì:
– Không thể cùng lúc xuất hiện hai vị Chánh Đẳng Giác cùng tồn tại trong thế giới được.
– Việc xuất hiện một bậc Chánh Đẳng Giác trên đời là một việc hy hữu, hiếm có, khó gặp.
– Bậc Chánh Đẳng Giác chỉ xuất hiện vào thời kỳ Chánh Pháp tiêu vong.
– Giữa hai lần xuất hiện của hai vị Chánh Đẳng Giác, sẽ luôn là những thời kỳ với trình tự tương ứng như sau: Chánh Pháp hưng thịnh >> Chánh Pháp bị đồng hóa bởi ngoại đạo, bị xuyên tạc bởi Tà pháp, bị suy tàn >> Chánh Pháp diệt vong.
– Thời gian giữa hai lần xuất hiện bậc Chánh Đẳng Giác thường là rất dài, rất lâu, so với tuổi thọ ngắn ngủi của kiếp người thời nay thì khó có thể đo đếm được.
– Chánh Pháp thật sự sẽ hướng dẫn chúng sinh đạt quả Thanh Văn, những vị này do đã đạt được Minh, đạt được Chánh trí, sẽ là những người hộ trì Chánh Pháp hiệu quả nhất. Chánh Pháp nếu có thể hưng thịnh trường tồn thì sự ra đời của một vị Chánh Giác mới là không cần thiết. Vì trong Trường Bộ – Kinh Đại Bát-niết-bàn, Phật dạy rằng “thấy Pháp là thấy Như Lai”.
– Giữa thời gian lâu dài ấy, Pháp giúp chúng sinh thành Phật – nếu có, sẽ giảng dạy điều gì? Dạy rằng chúng sinh khoan hãy đạt giác ngộ giải thoát ngay cả khi họ có thể chăng? Dạy rằng chúng sinh nên làm thật nhiều thiện nghiệp, kiếp sau nếu nhớ lại được nguyện vọng thành Phật của kiếp này, hoặc các chủng tử Bồ-tát khi ấy được tự động thức tỉnh, sẽ tiếp tục con đường Bồ-tát hạnh chăng? Vì mong cầu quả vị Phật mà chấp nhận hy sinh thêm nhiều kiếp, nhiều vạn kiếp, nhiều ức kiếp, trong đau khổ và vô minh chăng?
– Đức Phật Gotama có nói rằng ở thời Thế Tôn Kassapa, Ngài vì mong cầu Phật quả mà tạm gác lại việc giác ngộ giải thoát của mình hay không? Hay Ngài nói rằng ở tất cả các tiền kiếp, vì chưa chứng ngộ Pháp giải thoát mà đành phải đau khổ trong luân hồi như trong phẩm Kotigama của kinh Tương Ưng đã nêu ở 5.?
– Vậy nghĩa là trong một thời gian rất dài, theo Pháp hướng Phật quả này, giữa hai lần xuất hiện của hai bậc Chánh Giác, sẽ không có bất kỳ ai đạt giác ngộ giải thoát, trừ hai vị Chánh Giác ấy. Vậy thì mong cầu đạt quả vị Phật để làm gì trong khi vô lượng chúng sinh, dù là hành những Ba-la-mật về thiện nghiệp, về thiền định, sống ở các cõi trời dục, hữu, vô sắc, định ở các cõi trời dục, hữu, vô sắc, nhưng vẫn chìm trong đau khổ?
Việc nêu trên là phi lý, không tùy thuận Chánh Pháp, nội hàm tự sinh mâu thuẫn, do vậy đó là điều không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
7. Các vị Đại Thừa thường cho rằng: giáo lý này của chúng ta rộng lớn hơn, và có bao gồm bên trong nó các giáo lý nguyên thủy của hàng Nhị Thừa. Nhưng thực tế là ngược lại, giáo lý nguyên thủy vốn dĩ đã bao gồm một số tư tưởng đúng đắn của Đại Thừa, và không bao gồm những tư tưởng sai lệch của Đại Thừa.
Trong nội hàm giáo pháp của các Thế Tôn, thật ra đã bao gồm những yếu tố trợ duyên cho sự hình thành của một vị Phật trong tương lai, được các vị Đại Thừa suy diễn và hệ thống hóa thành con đường Bồ-tát hạnh. Như ta biết, lục độ Ba-la-mật thực chất chính là Giới – Định – Tuệ trong giáo pháp nguyên thủy.
Tuy nhiên họ đã nhầm lẫn giữa các yếu tố trợ duyên này với cứu cánh chân thật của Chánh Pháp. Cứu cánh của Chánh Pháp là diệt tận vô minh, chứ không phải là Phật quả.
Chánh Pháp không vạch ra con đường hay chân lý cụ thể dẫn đến Phật quả. Những trợ duyên nảy sinh từ sự tu tập Chánh Pháp sẽ tích lũy giới, định, tuệ của những vị tu tập nhưng vẫn còn là bậc hữu học. Một vị Bồ-tát (theo nghĩa là người tầm cầu con đường giải thoát vì lợi ích của mình và chúng sinh) trải qua vô lượng kiếp tu tập những thiện nghiệp này, cũng như trải qua nhiều kiếp dưới sự hướng dẫn của các bậc Chánh Giác, nhưng dưới những sự hướng dẫn này vị ấy vẫn chưa đoạn trừ được các lậu hoặc. Vị này trôi nổi trong vòng luân hồi đau khổ, cho đến một thời điểm nào đó trong tương lai, vị ấy khi trí tuệ đủ viên mãn để đạt giải thoát, thì sẽ tùy vào những công đức, hạnh nghiệp trước đây của mình và các điều kiện hiện tại, sẽ đạt giác ngộ giải thoát theo một trong ba quả: hoặc Toàn Giác, hoặc Độc Giác, hoặc Thanh Văn, chứ không chắc chắn là vị ấy sẽ đạt quả vị Phật trong tương lai.
Vì sao nói như vậy?
Là vì lục độ Ba-la-mật, Bồ-tát hạnh chỉ là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ để tạo thành quả vị Phật.
Vì sao nói như vậy?
Lấy đơn cử một trong sáu Ba-la-mật ấy, trí huệ Ba-la-mật. Trí huệ ấy nếu được tự thân chứng đắc, và các Ba-la-mật khác đã được thực hành trọn vẹn, vị ấy sẽ đạt quả vị Phật. Nhưng nếu trí huệ ấy được chứng đắc do sự hướng dẫn của một bậc Đạo sư Chánh Giác, thì dù các Ba-la-mật khác đã được thực hành trọn vẹn, vị ấy cũng chỉ đạt quả vị Thanh Văn mà thôi.
Mà một vị chưa diệt tận lậu hoặc, còn vô minh, thì có thể tự chọn cho mình thời điểm chứng đắc trí tuệ ấy được chăng?
Một vị chưa diệt tận lậu hoặc, còn vô minh, thì có thể tự biết rằng mình đã trọn vẹn các Ba-la-mật còn lại hay chưa không?
Hay vị đạo sư Chánh Giác của vị ấy, với thần thông siêu vượt của một vị Phật, dù cho có tuệ tri rằng người học trò này của mình đã trọn vẹn năm Ba-la-mật kia, nên khuyên người ấy rằng: Ông hãy khoan đạt đến Chánh trí, hãy chờ đến một thời điểm nào đó trong tương lai rồi hãy tu tập tiếp để đạt Chánh trí, nhằm thành Phật, còn hiện tại thì hãy cứ tiếp tục luân hồi trong đau khổ. Sự tình ấy có thể xảy ra hay không?
Đức Phật Gotama có khuyên Sariputta hay Mahakassapa hãy tạm ngưng việc tu tập trí huệ của mình, nhằm chờ thành Phật ở những kiếp sau, còn hiện tại thì hãy cứ tiếp tục trầm luân đau khổ. Sự tình ấy có xảy ra hay không?
Đức Phật dạy rằng các lậu hoặc như lửa cháy trên đầu, cần tinh tấn miệt mài đoạn trừ chúng càng sớm càng tốt. Vậy hóa ra Ngài đã nói hai lời, nói trước sau bất nhất, nói không như thật chăng?
Nếu có thì chỉ xảy ra đối với những vị Phật tưởng tượng, những vị A-la-hán tưởng tượng trong kinh điển Đại Thừa mà thôi.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng các Chánh Tăng.
8. Các vị Đại Thừa thường cho rằng: giáo lý này của chúng ta rộng lớn hơn, và có bao gồm bên trong nó các giáo lý nguyên thủy của hàng Nhị Thừa. Nhưng thực tế là ngược lại, giáo lý nguyên thủy vốn dĩ đã bao gồm một số tư tưởng đúng đắn của Đại Thừa, và không bao gồm những tư tưởng sai lệch của Đại Thừa.
Trong nội hàm giáo pháp của các Thế Tôn, thật ra đã bao gồm những yếu tố trợ duyên cho sự hình thành của một vị Phật trong tương lai, được các vị Đại Thừa suy diễn và hệ thống hóa thành con đường Bồ-tát hạnh. Như ta biết, lục độ Ba-la-mật thực chất chính là Giới – Định – Tuệ trong giáo pháp nguyên thủy.
Chánh Pháp của tất cả các vị Phật là như nhau, nhằm hướng đến sự trừ diệt khổ đau của chúng sinh, và mức độ diệt tận khổ đau thì các Thanh Văn và bậc đạo sư của họ là ngang hàng nhau. “Thấy Pháp là thấy Như Lai”, nếu ta thật sự hiểu mục đích và tôn trọng Chánh Pháp, ta sẽ tinh tấn tu tập, hộ trì, chứng ngộ để giúp Chánh Pháp tồn tại lâu dài, chứ không phải để mong cầu bản thân mình chứng đắc Phật quả, hoặc mong chờ sự ra đời của một vị Phật khác. Vì làm như vậy nghĩa là ta gián tiếp mong chờ sự diệt Pháp, vì chỉ vào thời kỳ diệt Pháp thì mới có Phật ra đời.
Còn nếu nói hàng Bồ-tát Đại Thừa đã diệt tận mong cầu, một người không còn mong cầu cả về giác ngộ giải thoát ở kiếp này và những kiếp vị lai, thì có thể có khi nào đạt được giác ngộ giải thoát chăng?
Chẳng phải Thái tử Siddhattha vì tha thiết mong cầu giác ngộ mà cuối cùng mới đạt được quả Chánh Giác hay sao?
Vậy nên, mong cầu đạt giác ngộ giải thoát, là tùy thuận Chánh Pháp.
Vậy nên, mong cầu quả vị Phật, tránh né quả Thanh Văn, là không tùy thuận Chánh Pháp, là Tà Pháp.
Các vị sáng lập giáo lý Đại Thừa, đã phạm sai lầm trong sự tôn kính Đức Phật của mình.
Họ đã dựa vào những câu chuyện tiền thân Đức Phật, cộng với sự tưởng tri chưa toàn triệt về Chánh Pháp của mình mà hệ thống hóa hành trình cuộc đời Đức Phật từ vô lượng kiếp cho đến kiếp cuối của Ngài để đưa thành tiêu chí tu tập của mình và người.
Do tưởng tri sai lạc như vậy nên họ nhầm lẫn giữa, một bên là hình tượng tổng hợp vô lượng kiếp của một bậc Toàn Giác, một bên là Chánh Pháp mà bậc Toàn Giác ấy giảng dạy.
Do tưởng tri sai lạc như vậy nên họ nhầm lẫn giữa, một bên là hình thức, một bên là nội dung chân chính.
Do tưởng tri sai lạc như vậy nên họ học tập theo hình tượng ấy, học tập cả những thời kỳ vô minh của hình tượng ấy, mà quên mất cái thật sự cần học tập, tu tập, chính là nội dung Chánh Pháp, cái mà hướng đến Minh, cái mà thật sự giúp Siddhattha và học trò Ngài thoát khỏi khổ đau.
Trong kinh Đại Bát-niết-bàn, có một vị Tỷ-kheo, người mà trong lúc Phật sắp nhập diệt, đã không đến thăm Ngài, mà lại độc cư ở trú xứ xa vắng chuyên tâm thiền định mong diệt tận khổ đau. Vì theo vị ấy, đó mới là sự thể hiện lòng tôn kính, biết ơn tối thượng đối với bậc Chánh Giác và Pháp của Ngài. Đức Phật đã xác quyết đó là chánh kiến, là chánh tư duy, Ngài đã khen vị Tỷ-kheo ấy và khuyên các học trò noi gương theo.
Nghĩa là Ngài muốn nhắc thế nhân rằng, đừng tôn sùng hình thức bên ngoài, ngay cả là của một vị Phật, chứ đừng nói gì những kiếp Bồ-tát vô minh. Điều Ngài muốn mọi người tôn trọng thật sự chính là Pháp mà Ngài giảng dạy, hãy chuyên tâm theo đó mà tinh tấn tu tập để Chánh Pháp có thể trường tồn.
Thế Tôn đã cho thế gian này cả biển lớn – là Chánh Pháp mà Ngài tự thân chứng ngộ được. Biển lớn này vốn dĩ đã hội đủ tất cả các yếu tố giúp đưa những người tu tập thoát khỏi khổ đau.
Thế nhưng các vị Đại Thừa, đã bị huyễn hoặc bởi kiến thức của mình, bị huyễn hoặc bởi sự ngã mạn của mình, bị huyễn hoặc bởi những tà kiến và tà tư duy của mình, bị huyễn hoặc bởi sự vô minh của mình.
Do bị huyễn hoặc như thế, họ đã chia chẻ lời dạy của Thế Tôn, suy diễn sai lạc lời dạy của Thế Tôn, hệ thống hóa nên những giáo lý mới không tùy thuận Pháp của Thế Tôn.
Do bị huyễn hoặc như thế, họ đã rời bỏ biển lớn, họ đã ngược dòng, tìm về những nhánh sông, những ao hồ nhỏ bé, những nơi mà không còn mang vị mặn thuần chất của biển lớn kia.
Do bị huyễn hoặc như thế, họ rời bỏ Chánh Pháp, họ sống không tùy thuận Chánh Pháp, chia Tông lập Phái, giảng dạy những giáo lý không đưa chúng sinh giải thoát khổ đau.
Do bị huyễn hoặc như thế, họ khen mình chê người, họ hỷ dục hý luận, hỷ dục tranh đấu, hỷ dục ngụy biện nhằm bảo vệ hệ thống tư tưởng sai lạc mà họ lập nên từ sự vô minh của mình.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng các Chánh Tăng.
Tổng quan:
1. Giáo lý Đại Thừa là Ác Tà Pháp:
– Vì giáo lý này không nói như thật. Cho dù chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, hay cho dù vì bất cứ nguyên nhân gì, nếu đã không phải do Đức Phật giảng dạy, tuyên thuyết, xác chứng, không ý cứ vào Pháp, không tùy thuận Pháp, mà nói là lời của Đức Phật, thì đó là sự phỉ báng, xuyên tạc Thế Tôn, Pháp và Tăng đoàn của Ngài.
– Vì giáo lý này, không do bậc Chánh Đẳng Giác tuyên thuyết và giảng dạy, không do những bậc Chánh Tăng thừa tự và tu tập, không tùy thuận Chánh Pháp.
– Vì giáo lý này nội hàm tồn tại nhiều mâu thuẫn, không đưa đến sự đoạn diệt khổ, tạo nên những chướng ngại pháp trên con đường diệt tận khổ đau.
– Vì giáo lý này là Tượng Pháp, là Giả Pháp, tồn tại trá hình bên dưới Chánh Pháp, nên nó huyễn hoặc chúng sinh, tạo nên những tà tín, tà kiến và tà tư duy.
– Do tạo nên những tà kiến, tà tư duy như vậy, đã dẫn đến sự chia rẽ Tăng đoàn, chia Tông lập Phái, phá hòa hợp Tăng.
Vậy nên nói giáo lý Đại Thừa là Ác Tà Pháp.
2. Nguyên nhân hình thành nên giáo lý Đại Thừa:
– Giáo lý này được hình thành từ tri kiến thế gian thường tình, hình thành từ ngã mạn, hình thành từ dục, hình thành từ tà kiến tà tư duy, hình thành từ hữu lậu, hình thành từ vô minh.
Do những nhân, những duyên như trên mà giáo lý Đại Thừa được hình thành.
3. Sự đoạn diệt của giáo lý Đại Thừa:
– Đưa lại sự trong sáng của Chánh Pháp.
– Đưa lại hòa hợp Tăng.
– Tăng lòng chánh tín, chánh kiến, chánh tư duy của chúng sinh vào Chánh Pháp.
– Giúp Chánh Pháp tồn tại lâu dài hơn.
Nếu Tượng Pháp, Giả Pháp này được đoạn diệt trước khi Chánh Pháp suy vong, thì sẽ tạo nên những kết quả tốt đẹp như thế.
4. Con đường đưa đến sự đoạn diệt giáo lý Đại Thừa:
– Tôn trọng Chánh Pháp, tinh tấn tu tập Bát Chánh Đạo nhằm có được chánh kiến, chánh tư duy để có thể giúp mình và người tránh được những tà kiến, tà tư duy.
Chánh pháp được giảng dạy để chúng sinh đạt quả vị A-la-hán đã được chính Đức Phật thực chứng, xác quyết, tuyên bố, truyền dạy cho đệ tử. Và những vị đệ tử này tu tập theo Pháp ấy, đã thực chứng Thánh quả và được chính Đức Phật xác chứng. Do vậy, đây là Pháp mà chúng sinh cần tu tập.
....