Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

Ân Oán Truyền Kỳ Giữa Hệ Phái Phật Học Nam Tông Và Bắc Tông



- Ngạo Thuyết
"Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao”
Nguyên nhân của mối ân oán truyền kỳ giữa hai hệ phái Phật học Nam - Bắc Tông chỉ có 1, đó là do người học Phật đã hiểu sai chánh pháp. Đặc biệt là ở người học Phật thuộc hệ phái Nam Tông, kết quả của sự ấu trĩ, thiển cận đã đẩy người học Phật rơi vào Chấp Ngã, từng bước chìm sâu vào sự bảo thủ, cực đoan và mê muội.
Phật Pháp Đại Thừa - Chánh Pháp Hay Tà Pháp?
Giáo lý Đại Thừa là Tà Pháp.
Vì sao nói giáo lý Đại Thừa là Tà Pháp?
Đó là vì 8 nguyên nhân sau đây:
1. Theo các vị sáng lập giáo lý Đại Thừa, vì các chúng sinh có trí tuệ, hạnh nghiệp, căn cơ cao thấp khác nhau nên Đức Phật thuyết pháp có cao thấp khác nhau – điều này là đúng. Ví như:
Với một số cư sĩ còn nhiều tham dục, chưa đủ nhận thức hướng về đạo lộ giải thoát, Đức Phật giảng về việc làm các thiện nghiệp sẽ giúp tái sinh ở các cõi giới tốt đẹp hơn. Và bản thân họ cũng hiểu đây chưa phải là Pháp đưa đến Chánh trí giác ngộ giải thoát.
Tuy nhiên, theo các vị sáng lập Đại Thừa, cũng vì có sự chênh lệch căn cơ của chúng sinh như thế, dẫn đến việc Đức Phật thuyết hai dạng Pháp giải thoát tương ứng cho hai đối tượng khác nhau:
– Pháp giải thoát thấp (Nhị Thừa): cho các Tỷ-kheo, bao gồm cả những vị đã đắc A-la-hán, vì họ có căn cơ và trí tuệ thấp.
– Pháp giải thoát cao (Nhất Thừa): cho các hàng Bồ-tát, bao gồm cả hàng cư sĩ tại gia, vì họ có căn cơ và trí tuệ cao.
Chánh Pháp hướng về giải thoát diệt tận các lậu hoặc mà Đức Phật tuyên giảng, đối với hàng cư sĩ, chư Thiên hay Tỷ-kheo, tựa như biển chỉ có một vị mặn, thì Chánh Pháp này cũng chỉ đưa đến một vị giải thoát duy nhất: tận diệt vô minh.
Toàn Giác, Độc Giác, Thanh Văn, các quả vị giác ngộ khác nhau là do những hạnh nghiệp khác nhau trong quá khứ làm duyên, làm nhân.
Do vậy, tồn tại Pháp giải thoát hạ liệt và Pháp giải thoát thù thắng, điều này không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
2. Các kinh Đại Thừa đều bắt đầu với “Như vầy tôi nghe…”. Nhưng thực tế ngài A-nan (Ananda) có nghe kinh ấy bao giờ chăng?
Nếu đúng là Đức Phật có thuyết những kinh điển Đại Thừa, thì vì sao những kinh điển ấy không được kết tập trong hệ thống kinh nguyên thủy?
Là vì các vị A-la-hán, những bậc đã diệt tận lậu hoặc, cảm thấy xấu hổ vì không hiểu sự cao sâu của Đại Thừa giáo lý, nên đã cố tình che giấu, không truyền dạy lại cho đời sau chăng?
Là vì Đức Phật, đã không thuyết bằng ngôn ngữ thường tình của con người, mà dùng thần thông truyền tải Phạm âm đến những đối tượng riêng biệt. Và thần thông ấy siêu vượt đến mức chỉ những vị sáng lập Đại Thừa mới có thể nghe thấy được, còn như ngài A-na-luật (Anuruddha), người được chính Thế Tôn xác nhận là đệ nhất thiên nhãn, cũng không thể nghe, không thể biết chăng?
Do vậy, tồn tại Pháp do Phật thuyết giảng mà ngay cả một số hàng cư sĩ cũng được nghe, được biết, nhưng những đại đệ tử của Đức Phật lại chưa từng được nghe, được biết, điều này không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Tăng.
Hơn nữa, một trong những điều kiện mà ngài Ananda đưa ra trước khi chấp nhận làm thị giả của Đức Phật, là, nếu những bài pháp mà ngài Ananda, vì lý do nào đó, chưa được nghe, thì Đức Phật phải đích thân thuyết lại cho ngài. Thế Tôn đã đồng ý, và không có việc một vị Chánh Đẳng Giác không giữ lời hứa của mình.
Đức Phật đã từng nói:
“Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).”
~ Trường Bộ: Kinh Đại Bát-niết-bàn (Digha Nikaya: 16. Mahàparinibbàna Sutta)
Do vậy, Đức Phật chỉ thuyết Pháp thù thắng cho một số đối tượng này và che giấu Pháp ấy đối với một số đối tượng khác, việc ấy không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
3. Khi thuyết pháp, Đức Phật có dùng một số hình tượng về cỗ xe, về voi chúa, về người thợ mộc, v.v… để làm ví dụ cho người nghe dễ hiểu. Tuy là ví dụ nhưng những hình tượng ấy đều rất thực tế, đã – đang – hoặc sẽ xảy ra, và tồn tại tùy thuận theo các pháp, không nghịch với các pháp (cấu tạo cỗ xe là thật như thế, công việc của những người thợ mộc đúng thực là như thế,…).
Trong kinh điển Đại Thừa, những người biên soạn cũng thường sử dụng những hình tượng, nhằm mục đích giáo hóa, phá chấp chúng sinh. Nhưng những hình tượng ấy, một cách vô tình hay cố ý, làm cho người nghe, người đọc những kinh điển ấy, nghĩ những hình tượng đó là thực sự tồn tại, những sự kiện ấy là thực sự đã xảy ra. Mà những hình tượng ấy, đa phần không thực tế, đã – đang – và sẽ không xảy ra, tồn tại không tùy thuận các pháp:
“Bấy giờ, trong phòng Duy Ma Cật có một Thiên nữ thấy các vị Trời người đang nghe thuyết pháp, liền hiện hình thiên nữ rãi hoa trên thân các Bồ Tát và đại đệ tử. Hoa đến thân các Bồ Tát liền rơi xuống đất, đến các đại đệ tử thì dính trên thân chẳng rơi xuống. Tất cả đệ tử dùng thần lực phủi hoa cũng chẳng phủi rớt.
Lúc ấy, thiên nữ hỏi Xá Lợi Phất rằng:
-Tại sao phủi hoa?
Ðáp:
-Hoa nầy chẳng đúng pháp nên phủi.
Thiên nữ nói:
-Chớ bảo hoa này chẳng đúng pháp. Tại sao? Vì hoa này chẳng có phân biệt, tại nhơn giả tự sanh phân biệt tưởng mà thôi. Người ở nơi Phật pháp xuất gia, có tâm phân biệt là chẳng đúng pháp, nếu chẳng phân biệt tức là đúng pháp. Nay thử xem các vị Bồ Tát chẳng dính hoa là vì đã đoạn diệt phân biệt tưởng vậy. Ví như người đang có khiếp sợ thì phi nhơn mới được dịp mê hoặc. Cũng thế, các vị đệ tử vì đang sợ sanh tử thì sắc, thanh, hương, vị, xúc mới được dịp mê hoặc. Kẻ đã lìa được khiếp sợ thì tất cả ngũ dục đều chẳng thể mê hoặc. Kẻ kiết tập (tập khí trói buộc) chưa sạch, hoa mới dính vào thân. Kẻ kiết tập đã sạch thì hoa chẳng dính vậy.”
~ Duy-ma-cật Sở Thuyết Kinh
Một bậc A-la-hán, người đã đoạn tận các lậu hoặc, hơn nữa còn là bậc có trí tuệ giải thoát đệ nhất trong hàng Tỷ-kheo, còn có thể có tâm phân biệt, tâm chấp trước được chăng?
Đức Phật dạy rằng về mức độ diệt tận lậu hoặc, thì Mahakassapa, Sariputta, cũng như những đệ tử Thanh văn khác, là ngang hàng với chính Ngài. Vậy có lẽ chính Đức Phật cũng vẫn còn tâm phân biệt, tâm chấp trước chăng?
Nếu những hàng Bồ-tát bất thối chuyển ấy, chưa chứng ngộ được sự diệt tận vô minh, mà vẫn có thể chỉ ra được con đường để đưa một vị A-la-hán, người đã tu tập theo Chánh Pháp của Đức Phật, người mà Đức Phật đã xác chứng rằng vị ấy đã hoàn toàn giải thoát, đến được một mức giác ngộ cao hơn nữa, thì hai sự việc sau đây có thể xảy ra:
– Một vị chưa diệt tận vô minh dạy cho một vị đã diệt tận vô minh con đường đưa đến quả vị cao hơn. Cũng ví như một người mù, trong buổi sáng, muốn nắm tay dắt một người sáng mắt đi trên con đường, mà con đường này người sáng mắt đã đi đến tận cùng, đã tỏ tường các hẻm hóc lớn nhỏ, các viên đá, các chướng ngại vật trên đường như hiểu rõ lòng bàn tay mình, trong khi người mù này vẫn chưa bao giờ đi hết con đường ấy.
– Con đường mà Đức Phật đã tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, Pháp mà Đức Phật đã tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, được chính Ngài truyền dạy cho thế gian, được chính Ngài tuyên bố là con đường duy nhất đưa đến giác ngộ giải thoát, thì con đường ấy, Pháp ấy vẫn chưa đưa đến giải thoát tột cùng. Nghĩa là chẳng những các vị A-la-hán đệ tử, mà ngay chính Đức Phật cũng vẫn còn là một bậc hữu học. Nghĩa là Đức Phật đã nói không như thật.
Những việc nêu trên là phi lý, không tùy thuận Chánh Pháp, nội hàm tự sinh mâu thuẫn, do vậy đó là những điều không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng các Chánh Tăng.
4. Khi thuyết pháp, Đức Phật có dùng một số hình tượng về cỗ xe, về voi chúa, về người thợ mộc, v.v… để làm ví dụ cho người nghe dễ hiểu. Tuy là ví dụ nhưng những hình tượng ấy đều rất thực tế, đã – đang – hoặc sẽ xảy ra, và tồn tại tùy thuận theo các pháp, không nghịch với các pháp (cấu tạo cỗ xe là thật như thế, công việc của những người thợ mộc đúng thực là như thế,…).
Trong kinh điển Đại Thừa, những người biên soạn cũng thường sử dụng những hình tượng, nhằm mục đích giáo hóa, phá chấp chúng sinh. Nhưng những hình tượng ấy, một cách vô tình hay cố ý, làm cho người nghe, người đọc những kinh điển ấy, nghĩ những hình tượng đó là thực sự tồn tại, những sự kiện ấy là thực sự đã xảy ra. Mà những hình tượng ấy, đa phần không thực tế, đã – đang – và sẽ không xảy ra, tồn tại không tùy thuận các pháp:
“Xá-Lợi-Phất! Ông đến đời vị-lai, quá vô-lượng vô-biên bất-khả-tư-nghì kiếp, cúng-dàng bao nhiêu nghìn muôn ức Phật, phụng trì chính-pháp đầy đủ đạo tu-hành của Bồ-tát, sẽ thành Phật hiệu là Hoa-Quang Như-Lai, Ứng-cúng, Chánh-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Ðiều-ngự trượng-phu, Thiên-nhơn-sư, Phật, Thế-Tôn.”
~ Kinh Pháp Hoa – Phẩm 3: Thí dụ
“Ở đời vị lai” là đời nào? Tôn giả Sariputta do đã tu tập thuần thục tứ như y túc, nên có thể duy trì thân mạng chờ ngày thành Phật Chánh Đẳng Giác chăng? Nếu vậy hiện nay vì nguyên nhân gì Ngài không xuất hiện ở đời để hộ trì Chánh Pháp, mà phải đợi đến khi Chánh Pháp diệt vong thì mới xuất hiện trở lại giữa nhân gian với quả vị Phật? Một vị A-la-hán đã diệt tận tham thì còn có sự cầu mong, chờ trông điều gì sao, cho dù đó là quả vị tối thượng Chánh Đẳng Giác.
Một vị được gọi là Toàn Giác chỉ khi vị ấy, vào thời diệt Pháp, không có thầy, tự mình chứng ngộ Chánh trí giải thoát. Nếu tôn giả Sariputta quyết định kéo dài thọ mạng của mình, để vào một lúc nào đó, đạt được quả vị Phật, thì nghĩa là sự giảng dạy giáo pháp của Đức Phật Gotama đối với tôn giả Sariputta ở kiếp cuối này đã bị phủ nhận hoàn toàn sao?
Hay là ngài Sariputta, bậc vốn đã đạt đến vô sinh, nhập diệt trước Phật Gotama vài tháng, sau đó sẽ tái sinh vào thời vị lai nào đó, quên hết tiền kiếp, không thầy và tự thân chứng ngộ quả vị Phật chăng?
Ba việc nêu trên là phi lý, không tùy thuận Chánh Pháp, nội hàm tự sinh mâu thuẫn, do vậy đó là những điều không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng các Chánh Tăng.
5. Khi được hỏi như trên, thì có tình huống sau xảy ra. Các vị sáng lập và những người tin tưởng, tu tập theo giáo lý Đại Thừa sẽ giải thích rằng: khi đọc, khi nghe kinh điển Đại Thừa của họ, đừng nắm bắt vào câu chữ, hình ảnh vì nó chỉ như ngón tay chỉ vào mặt trăng. Nếu cố gắng chấp trước phân tích ngón tay thì mãi sẽ không thấy được mặt trăng.
Tư tưởng Đại Thừa hình thành với mong muốn hướng dẫn thế nhân diệt mọi kiến chấp trong đời, ngay cả những Pháp mà Đức Phật đã giảng dạy cũng không nên trụ lại, không nên chấp ở Pháp ấy thì mới có thể đạt được Chánh trí giác ngộ.
Ở đây, tư tưởng này đã sai ở tiến trình đạt giác ngộ giải thoát.
Đức Phật dạy rằng:
“Chư Tỷ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn”. Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy.
Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè. Thiện pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.”
~ Trung Bộ: Kinh Ví Dụ Con Rắn (Majjhima Nikaya: 22. Alagaddùpama Sutta)
Người an toàn rời bỏ chiếc bè chỉ có thể là những người đã, một cách hoàn toàn, bước sang bên kia bờ sông. Tương tự, một hữu tình an toàn rời bỏ Pháp chỉ có thể là những vị đã, một cách hoàn toàn, bước sang bờ giải thoát, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui đời này nữa: những bậc A-la-hán.
Còn mọi hữu tình khác trong vũ trụ này, cho dù là một ác nhân hay bất cứ hàng Bồ-tát Đại Thừa nào, do chưa diệt tận lậu hoặc, chưa bước được sang bến bờ giải thoát, nếu không chấp vào chiếc bè Pháp, phá đi chiếc bè Pháp, hoặc vì thối đọa mà nhảy khỏi chiếc bè Pháp bơi trở về bờ cũ, thì sẽ vẫn tiếp tục trôi nổi trong trùng trùng kiếp luân hồi sinh tử.
Khi còn là Bồ-tát, Đức Phật Gotama đã từng xuất gia theo Phật Kassapa – bậc Chánh Đẳng Giác thời quá khứ, đã từng được nghe và tu tập Tứ Thánh Đế từ Phật Kassapa truyền dạy. Nhưng do chưa thật sự liễu tri và chứng ngộ nên ngài vẫn mãi đắm chìm trong khổ đau.
“Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt bốn Thánh đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn?
Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này… Thánh đế về Khổ tập… Thánh đế về Khổ diệt… Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này.
Nhưng nay, này các Tỷ-kheo, Thánh đế về Khổ này đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Khổ tập đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt. Ðược chặt đứt là hữu ái, được đoạn tận là những gì đưa đến tái sanh (bhavanetti). Nay không còn tái sanh nữa.”
~ Tương Ưng – Tập 5: Phẩm Kotigama (Samyutta Nikaya 5.56)
Chính tự thân Đức Phật đã xác nhận như trên: chỉ đến kiếp cuối Siddhattha, nhờ toàn triệt liễu tri, tu tập, chứng ngộ Tứ Thánh Đế mà đoạn diệt được vô minh, đạt được vô sanh.
Vậy do nhân gì, duyên gì, Pháp thù thắng gì mà hàng Bồ-tát Đại Thừa, vốn dĩ vẫn chưa chứng vô sanh, có thể phá bỏ chiếc bè Pháp ấy, trôi nổi trong vô minh, mà có thể giảng dạy những bậc A-la-hán, vốn đã đạt Minh, được chăng?
Hay vô số các bậc Bồ-tát Đại Thừa ấy, ai cũng thù thắng hơn Đức Phật Gotama khi ngài còn là Bồ-tát, về công đức, về giới hạnh, về thiền định nào đó nên họ vẫn có thể chứng đắc trí huệ tối thắng rốt ráo toàn triệt, diệt tận đau khổ dù vẫn còn trôi nổi trong luân hồi, điều mà khi còn là Bồ-tát, Đức Phật Gotama đã không làm được chăng?
Hai việc nêu trên là phi lý, không tùy thuận Chánh Pháp, nội hàm tự sinh mâu thuẫn, do vậy đó là điều không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
6. Khi được hỏi như trên, thì có tình huống sau xảy ra. Các vị sáng lập và những người tin tưởng, tu tập theo giáo lý Đại Thừa sẽ giải thích rằng: khi đọc, khi nghe kinh điển Đại Thừa của họ, đừng nắm bắt vào câu chữ, hình ảnh vì nó chỉ như ngón tay chỉ vào mặt trăng. Nếu cố gắng chấp trước phân tích ngón tay thì mãi sẽ không thấy được mặt trăng.
Tư tưởng Đại Thừa hình thành với tôn chỉ là mọi loài hữu tình đều ẩn tàng Phật tính, ai ai cũng có thể thành Phật, và vạch ra con đường đưa chúng sinh đạt đến quả vị Phật.
Ở đây, tư tưởng này đã sai ở nhận thức về giác ngộ giải thoát.
Các vị ấy cho rằng, ngón tay là Pháp, mặt trăng là quả vị Phật. Nhưng thực tế, nếu dùng cùng hình tượng trên, thì y cứ theo Chánh Pháp Đức Phật, ta hiểu rằng ngón tay là Pháp, mặt trăng là sự diệt tận lậu hoặc.
Vì sao nói mặt trăng là sự diệt tận lậu hoặc?
Là bởi vì một bậc Chánh Đẳng Giác, khi chuyển Pháp luân, là hiện thể của Giác Tha – hướng dẫn chúng sinh đạt giác ngộ giải thoát, vượt khỏi đau khổ, vô minh, chứ không phải là chỉ nhằm hướng dẫn chúng sinh đạt quả vị Phật.
Vì sao nói Giác Tha là hướng dẫn chúng sinh đạt giác ngộ giải thoát, vượt khỏi đau khổ, vô minh, chứ không phải là chỉ nhằm hướng dẫn chúng sinh đạt quả vị Phật?
Là bởi vì:
– Không thể cùng lúc xuất hiện hai vị Chánh Đẳng Giác cùng tồn tại trong thế giới được.
– Việc xuất hiện một bậc Chánh Đẳng Giác trên đời là một việc hy hữu, hiếm có, khó gặp.
– Bậc Chánh Đẳng Giác chỉ xuất hiện vào thời kỳ Chánh Pháp tiêu vong.
– Giữa hai lần xuất hiện của hai vị Chánh Đẳng Giác, sẽ luôn là những thời kỳ với trình tự tương ứng như sau: Chánh Pháp hưng thịnh >> Chánh Pháp bị đồng hóa bởi ngoại đạo, bị xuyên tạc bởi Tà pháp, bị suy tàn >> Chánh Pháp diệt vong.
– Thời gian giữa hai lần xuất hiện bậc Chánh Đẳng Giác thường là rất dài, rất lâu, so với tuổi thọ ngắn ngủi của kiếp người thời nay thì khó có thể đo đếm được.
– Chánh Pháp thật sự sẽ hướng dẫn chúng sinh đạt quả Thanh Văn, những vị này do đã đạt được Minh, đạt được Chánh trí, sẽ là những người hộ trì Chánh Pháp hiệu quả nhất. Chánh Pháp nếu có thể hưng thịnh trường tồn thì sự ra đời của một vị Chánh Giác mới là không cần thiết. Vì trong Trường Bộ – Kinh Đại Bát-niết-bàn, Phật dạy rằng “thấy Pháp là thấy Như Lai”.
– Giữa thời gian lâu dài ấy, Pháp giúp chúng sinh thành Phật – nếu có, sẽ giảng dạy điều gì? Dạy rằng chúng sinh khoan hãy đạt giác ngộ giải thoát ngay cả khi họ có thể chăng? Dạy rằng chúng sinh nên làm thật nhiều thiện nghiệp, kiếp sau nếu nhớ lại được nguyện vọng thành Phật của kiếp này, hoặc các chủng tử Bồ-tát khi ấy được tự động thức tỉnh, sẽ tiếp tục con đường Bồ-tát hạnh chăng? Vì mong cầu quả vị Phật mà chấp nhận hy sinh thêm nhiều kiếp, nhiều vạn kiếp, nhiều ức kiếp, trong đau khổ và vô minh chăng?
– Đức Phật Gotama có nói rằng ở thời Thế Tôn Kassapa, Ngài vì mong cầu Phật quả mà tạm gác lại việc giác ngộ giải thoát của mình hay không? Hay Ngài nói rằng ở tất cả các tiền kiếp, vì chưa chứng ngộ Pháp giải thoát mà đành phải đau khổ trong luân hồi như trong phẩm Kotigama của kinh Tương Ưng đã nêu ở 5.?
– Vậy nghĩa là trong một thời gian rất dài, theo Pháp hướng Phật quả này, giữa hai lần xuất hiện của hai bậc Chánh Giác, sẽ không có bất kỳ ai đạt giác ngộ giải thoát, trừ hai vị Chánh Giác ấy. Vậy thì mong cầu đạt quả vị Phật để làm gì trong khi vô lượng chúng sinh, dù là hành những Ba-la-mật về thiện nghiệp, về thiền định, sống ở các cõi trời dục, hữu, vô sắc, định ở các cõi trời dục, hữu, vô sắc, nhưng vẫn chìm trong đau khổ?
Việc nêu trên là phi lý, không tùy thuận Chánh Pháp, nội hàm tự sinh mâu thuẫn, do vậy đó là điều không thể có được.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
7. Các vị Đại Thừa thường cho rằng: giáo lý này của chúng ta rộng lớn hơn, và có bao gồm bên trong nó các giáo lý nguyên thủy của hàng Nhị Thừa. Nhưng thực tế là ngược lại, giáo lý nguyên thủy vốn dĩ đã bao gồm một số tư tưởng đúng đắn của Đại Thừa, và không bao gồm những tư tưởng sai lệch của Đại Thừa.
Trong nội hàm giáo pháp của các Thế Tôn, thật ra đã bao gồm những yếu tố trợ duyên cho sự hình thành của một vị Phật trong tương lai, được các vị Đại Thừa suy diễn và hệ thống hóa thành con đường Bồ-tát hạnh. Như ta biết, lục độ Ba-la-mật thực chất chính là Giới – Định – Tuệ trong giáo pháp nguyên thủy.
Tuy nhiên họ đã nhầm lẫn giữa các yếu tố trợ duyên này với cứu cánh chân thật của Chánh Pháp. Cứu cánh của Chánh Pháp là diệt tận vô minh, chứ không phải là Phật quả.
Chánh Pháp không vạch ra con đường hay chân lý cụ thể dẫn đến Phật quả. Những trợ duyên nảy sinh từ sự tu tập Chánh Pháp sẽ tích lũy giới, định, tuệ của những vị tu tập nhưng vẫn còn là bậc hữu học. Một vị Bồ-tát (theo nghĩa là người tầm cầu con đường giải thoát vì lợi ích của mình và chúng sinh) trải qua vô lượng kiếp tu tập những thiện nghiệp này, cũng như trải qua nhiều kiếp dưới sự hướng dẫn của các bậc Chánh Giác, nhưng dưới những sự hướng dẫn này vị ấy vẫn chưa đoạn trừ được các lậu hoặc. Vị này trôi nổi trong vòng luân hồi đau khổ, cho đến một thời điểm nào đó trong tương lai, vị ấy khi trí tuệ đủ viên mãn để đạt giải thoát, thì sẽ tùy vào những công đức, hạnh nghiệp trước đây của mình và các điều kiện hiện tại, sẽ đạt giác ngộ giải thoát theo một trong ba quả: hoặc Toàn Giác, hoặc Độc Giác, hoặc Thanh Văn, chứ không chắc chắn là vị ấy sẽ đạt quả vị Phật trong tương lai.
Vì sao nói như vậy?
Là vì lục độ Ba-la-mật, Bồ-tát hạnh chỉ là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ để tạo thành quả vị Phật.
Vì sao nói như vậy?
Lấy đơn cử một trong sáu Ba-la-mật ấy, trí huệ Ba-la-mật. Trí huệ ấy nếu được tự thân chứng đắc, và các Ba-la-mật khác đã được thực hành trọn vẹn, vị ấy sẽ đạt quả vị Phật. Nhưng nếu trí huệ ấy được chứng đắc do sự hướng dẫn của một bậc Đạo sư Chánh Giác, thì dù các Ba-la-mật khác đã được thực hành trọn vẹn, vị ấy cũng chỉ đạt quả vị Thanh Văn mà thôi.
Mà một vị chưa diệt tận lậu hoặc, còn vô minh, thì có thể tự chọn cho mình thời điểm chứng đắc trí tuệ ấy được chăng?
Một vị chưa diệt tận lậu hoặc, còn vô minh, thì có thể tự biết rằng mình đã trọn vẹn các Ba-la-mật còn lại hay chưa không?
Hay vị đạo sư Chánh Giác của vị ấy, với thần thông siêu vượt của một vị Phật, dù cho có tuệ tri rằng người học trò này của mình đã trọn vẹn năm Ba-la-mật kia, nên khuyên người ấy rằng: Ông hãy khoan đạt đến Chánh trí, hãy chờ đến một thời điểm nào đó trong tương lai rồi hãy tu tập tiếp để đạt Chánh trí, nhằm thành Phật, còn hiện tại thì hãy cứ tiếp tục luân hồi trong đau khổ. Sự tình ấy có thể xảy ra hay không?
Đức Phật Gotama có khuyên Sariputta hay Mahakassapa hãy tạm ngưng việc tu tập trí huệ của mình, nhằm chờ thành Phật ở những kiếp sau, còn hiện tại thì hãy cứ tiếp tục trầm luân đau khổ. Sự tình ấy có xảy ra hay không?
Đức Phật dạy rằng các lậu hoặc như lửa cháy trên đầu, cần tinh tấn miệt mài đoạn trừ chúng càng sớm càng tốt. Vậy hóa ra Ngài đã nói hai lời, nói trước sau bất nhất, nói không như thật chăng?
Nếu có thì chỉ xảy ra đối với những vị Phật tưởng tượng, những vị A-la-hán tưởng tượng trong kinh điển Đại Thừa mà thôi.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng các Chánh Tăng.
8. Các vị Đại Thừa thường cho rằng: giáo lý này của chúng ta rộng lớn hơn, và có bao gồm bên trong nó các giáo lý nguyên thủy của hàng Nhị Thừa. Nhưng thực tế là ngược lại, giáo lý nguyên thủy vốn dĩ đã bao gồm một số tư tưởng đúng đắn của Đại Thừa, và không bao gồm những tư tưởng sai lệch của Đại Thừa.
Trong nội hàm giáo pháp của các Thế Tôn, thật ra đã bao gồm những yếu tố trợ duyên cho sự hình thành của một vị Phật trong tương lai, được các vị Đại Thừa suy diễn và hệ thống hóa thành con đường Bồ-tát hạnh. Như ta biết, lục độ Ba-la-mật thực chất chính là Giới – Định – Tuệ trong giáo pháp nguyên thủy.
Chánh Pháp của tất cả các vị Phật là như nhau, nhằm hướng đến sự trừ diệt khổ đau của chúng sinh, và mức độ diệt tận khổ đau thì các Thanh Văn và bậc đạo sư của họ là ngang hàng nhau. “Thấy Pháp là thấy Như Lai”, nếu ta thật sự hiểu mục đích và tôn trọng Chánh Pháp, ta sẽ tinh tấn tu tập, hộ trì, chứng ngộ để giúp Chánh Pháp tồn tại lâu dài, chứ không phải để mong cầu bản thân mình chứng đắc Phật quả, hoặc mong chờ sự ra đời của một vị Phật khác. Vì làm như vậy nghĩa là ta gián tiếp mong chờ sự diệt Pháp, vì chỉ vào thời kỳ diệt Pháp thì mới có Phật ra đời.
Còn nếu nói hàng Bồ-tát Đại Thừa đã diệt tận mong cầu, một người không còn mong cầu cả về giác ngộ giải thoát ở kiếp này và những kiếp vị lai, thì có thể có khi nào đạt được giác ngộ giải thoát chăng?
Chẳng phải Thái tử Siddhattha vì tha thiết mong cầu giác ngộ mà cuối cùng mới đạt được quả Chánh Giác hay sao?
Vậy nên, mong cầu đạt giác ngộ giải thoát, là tùy thuận Chánh Pháp.
Vậy nên, mong cầu quả vị Phật, tránh né quả Thanh Văn, là không tùy thuận Chánh Pháp, là Tà Pháp.
Các vị sáng lập giáo lý Đại Thừa, đã phạm sai lầm trong sự tôn kính Đức Phật của mình.
Họ đã dựa vào những câu chuyện tiền thân Đức Phật, cộng với sự tưởng tri chưa toàn triệt về Chánh Pháp của mình mà hệ thống hóa hành trình cuộc đời Đức Phật từ vô lượng kiếp cho đến kiếp cuối của Ngài để đưa thành tiêu chí tu tập của mình và người.
Do tưởng tri sai lạc như vậy nên họ nhầm lẫn giữa, một bên là hình tượng tổng hợp vô lượng kiếp của một bậc Toàn Giác, một bên là Chánh Pháp mà bậc Toàn Giác ấy giảng dạy.
Do tưởng tri sai lạc như vậy nên họ nhầm lẫn giữa, một bên là hình thức, một bên là nội dung chân chính.
Do tưởng tri sai lạc như vậy nên họ học tập theo hình tượng ấy, học tập cả những thời kỳ vô minh của hình tượng ấy, mà quên mất cái thật sự cần học tập, tu tập, chính là nội dung Chánh Pháp, cái mà hướng đến Minh, cái mà thật sự giúp Siddhattha và học trò Ngài thoát khỏi khổ đau.
Trong kinh Đại Bát-niết-bàn, có một vị Tỷ-kheo, người mà trong lúc Phật sắp nhập diệt, đã không đến thăm Ngài, mà lại độc cư ở trú xứ xa vắng chuyên tâm thiền định mong diệt tận khổ đau. Vì theo vị ấy, đó mới là sự thể hiện lòng tôn kính, biết ơn tối thượng đối với bậc Chánh Giác và Pháp của Ngài. Đức Phật đã xác quyết đó là chánh kiến, là chánh tư duy, Ngài đã khen vị Tỷ-kheo ấy và khuyên các học trò noi gương theo.
Nghĩa là Ngài muốn nhắc thế nhân rằng, đừng tôn sùng hình thức bên ngoài, ngay cả là của một vị Phật, chứ đừng nói gì những kiếp Bồ-tát vô minh. Điều Ngài muốn mọi người tôn trọng thật sự chính là Pháp mà Ngài giảng dạy, hãy chuyên tâm theo đó mà tinh tấn tu tập để Chánh Pháp có thể trường tồn.
Thế Tôn đã cho thế gian này cả biển lớn – là Chánh Pháp mà Ngài tự thân chứng ngộ được. Biển lớn này vốn dĩ đã hội đủ tất cả các yếu tố giúp đưa những người tu tập thoát khỏi khổ đau.
Thế nhưng các vị Đại Thừa, đã bị huyễn hoặc bởi kiến thức của mình, bị huyễn hoặc bởi sự ngã mạn của mình, bị huyễn hoặc bởi những tà kiến và tà tư duy của mình, bị huyễn hoặc bởi sự vô minh của mình.
Do bị huyễn hoặc như thế, họ đã chia chẻ lời dạy của Thế Tôn, suy diễn sai lạc lời dạy của Thế Tôn, hệ thống hóa nên những giáo lý mới không tùy thuận Pháp của Thế Tôn.
Do bị huyễn hoặc như thế, họ đã rời bỏ biển lớn, họ đã ngược dòng, tìm về những nhánh sông, những ao hồ nhỏ bé, những nơi mà không còn mang vị mặn thuần chất của biển lớn kia.
Do bị huyễn hoặc như thế, họ rời bỏ Chánh Pháp, họ sống không tùy thuận Chánh Pháp, chia Tông lập Phái, giảng dạy những giáo lý không đưa chúng sinh giải thoát khổ đau.
Do bị huyễn hoặc như thế, họ khen mình chê người, họ hỷ dục hý luận, hỷ dục tranh đấu, hỷ dục ngụy biện nhằm bảo vệ hệ thống tư tưởng sai lạc mà họ lập nên từ sự vô minh của mình.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng bậc Chánh Đẳng Giác.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng Chánh Pháp.
Ác tà kiến ấy, ác tà tư duy ấy, phát biểu sai lệch ấy, là xuyên tạc, là phỉ báng các Chánh Tăng.
Tổng quan:
1. Giáo lý Đại Thừa là Ác Tà Pháp:
– Vì giáo lý này không nói như thật. Cho dù chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, hay cho dù vì bất cứ nguyên nhân gì, nếu đã không phải do Đức Phật giảng dạy, tuyên thuyết, xác chứng, không ý cứ vào Pháp, không tùy thuận Pháp, mà nói là lời của Đức Phật, thì đó là sự phỉ báng, xuyên tạc Thế Tôn, Pháp và Tăng đoàn của Ngài.
– Vì giáo lý này, không do bậc Chánh Đẳng Giác tuyên thuyết và giảng dạy, không do những bậc Chánh Tăng thừa tự và tu tập, không tùy thuận Chánh Pháp.
– Vì giáo lý này nội hàm tồn tại nhiều mâu thuẫn, không đưa đến sự đoạn diệt khổ, tạo nên những chướng ngại pháp trên con đường diệt tận khổ đau.
– Vì giáo lý này là Tượng Pháp, là Giả Pháp, tồn tại trá hình bên dưới Chánh Pháp, nên nó huyễn hoặc chúng sinh, tạo nên những tà tín, tà kiến và tà tư duy.
– Do tạo nên những tà kiến, tà tư duy như vậy, đã dẫn đến sự chia rẽ Tăng đoàn, chia Tông lập Phái, phá hòa hợp Tăng.
Vậy nên nói giáo lý Đại Thừa là Ác Tà Pháp.
2. Nguyên nhân hình thành nên giáo lý Đại Thừa:
– Giáo lý này được hình thành từ tri kiến thế gian thường tình, hình thành từ ngã mạn, hình thành từ dục, hình thành từ tà kiến tà tư duy, hình thành từ hữu lậu, hình thành từ vô minh.
Do những nhân, những duyên như trên mà giáo lý Đại Thừa được hình thành.
3. Sự đoạn diệt của giáo lý Đại Thừa:
– Đưa lại sự trong sáng của Chánh Pháp.
– Đưa lại hòa hợp Tăng.
– Tăng lòng chánh tín, chánh kiến, chánh tư duy của chúng sinh vào Chánh Pháp.
– Giúp Chánh Pháp tồn tại lâu dài hơn.
Nếu Tượng Pháp, Giả Pháp này được đoạn diệt trước khi Chánh Pháp suy vong, thì sẽ tạo nên những kết quả tốt đẹp như thế.
4. Con đường đưa đến sự đoạn diệt giáo lý Đại Thừa:
– Tôn trọng Chánh Pháp, tinh tấn tu tập Bát Chánh Đạo nhằm có được chánh kiến, chánh tư duy để có thể giúp mình và người tránh được những tà kiến, tà tư duy.
Chánh pháp được giảng dạy để chúng sinh đạt quả vị A-la-hán đã được chính Đức Phật thực chứng, xác quyết, tuyên bố, truyền dạy cho đệ tử. Và những vị đệ tử này tu tập theo Pháp ấy, đã thực chứng Thánh quả và được chính Đức Phật xác chứng. Do vậy, đây là Pháp mà chúng sinh cần tu tập.
....

Không có nhận xét nào: