Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

T H I Ề N S Ư N I D A E H A E N G - Phần 3

PHẦN BA
ÁP DỤNG LÝ NHẤT TÂM


 














Chương tám
Cốt tủy của Phật giáo nằm trong
ứng dụng và kinh nghiệm

Dù chân lý Phật Thích-ca đã dạy là mênh
mông vô hạn, nếu bạn không kinh nghiệm nó
trong đời sống hằng ngày, nó sẽ vô dụng như
bức tranh vẽ thức ăn đối với người đói. Dù
bạn nhìn nó một trăm lần, nếu bạn không thể
ăn được, nó vô dụng. Nếu bạn muốn nhận ra
chân lý, Phật Pháp, bạn phải kinh nghiệm nó
qua đời sống thường nhật, qua thân và tâm của
bạn. Bạn có thể tìm được gì khi bỏ qua điều
này và kiếm tìm chân lý nơi nào khác? Phật
dạy người kinh nghiệm chân lý cho chính họ,
vì đây là cách duy nhất để trở thành tự do thực
sự.
Dù bạn nhớ hết tên vật liệu cần để xây nhà,
như gạch, ván ép, xà gồ, ngói mái, nếu bạn
không thực sự đặt chúng với nhau và xây nhà,


 






122 Không có sông nào để vượt qua

chúng không giá trị nhiều, phải không? Mục
tiêu của Phật pháp là sự ứng dụng, không phải
kiến thức trí óc.
Từ cái nhìn của bản tâm, “chỉ làm” dễ hơn
là nói. Ngôn từ có lẽ không thỏa đáng hay
hiểu lầm, nhưng làm thì thẳng tiến: Nếu bạn
làm, nó sẽ được chăm sóc. Tuy nhiên, người
ta bị dính mắc bởi ngôn từ và tranh cãi đúng
sai, không bao giờ cố kinh nghiệm trực tiếp về
Pháp.
Đừng để bị vướng vào lý thuyết hay tranh
luận. Hãy nếm chân lý dành cho chính mình.
Thay vì thảo luận xem dưa chín hay chưa, chỉ
cần cắt nó ra và cắn một miếng. Đó là chân
thiền định, và là thiền trong hành động. Tất cả
hiện tượng hữu hình hay vô hình là thiền trong
hành động. Thế thì bao lâu bạn nghĩ rằng giác
ngộ là cái gì ngoài đời sống hằng ngày, bạn sẽ
không bao giờ chứng ngộ.
Học mà không hành động, và học không
theo với hành, chỉ là sự góp nhặt kiến thức vô
hồn. Làm một lần tốt hơn nhìn trăm lần. Trí
tuệ chân thật chỉ đạt được qua ứng dụng và
kinh nghiệm.
Dù bạn có lẽ đã là hành giả Phật giáo hằng


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 123

mười năm, nếu bạn không thể uống được
nước suối trong lành, và không thể cho người
khác nước, thì bao giờ bạn có thể trả lại nợ? Và
bao giờ bạn có thể ban ánh sáng và trí tuệ cho
người khác? Dù bạn có khả năng thành Phật,
trừ khi bạn thực hành những gì bạn học, bạn
không thể vượt khỏi mức độ của một chúng
sanh vô minh.


 

















Chương chín
Thực hành
trong đời sống thường nhật


Chính đời sống là pháp
Phật Pháp là trái cây có mười ngàn vị ngon,
hoa có mười ngàn hương thơm. Có thể nói
rằng những hành giả là những nông dân trồng
trái cây và những người làm vườn chăm sóc
những bông hoa. Tu tập Phật Pháp là loại
trồng trọt kết quả nhất và có ích nhất. Hơn nữa
bạn không cần coi nhẹ những việc khác trong
đời sống hằng ngày để làm điều này. Bạn có
thể làm người trồng trọt Phật Pháp trong khi
đang làm công việc thường lệ của mình, vì sinh
kế cung ứng kinh nghiệm giúp bạn tu tập Phật
Pháp sâu xa hơn.
Phật Pháp là luật của thực tại và luật của đời
sống thường nhật. Nếu bạn thực sự có thể suy
nghĩ và hành động theo lời Phật dạy, thì bạn


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 125

có thể ngộ chân lý thâm sâu mà với nó bạn có
thể giải quyết bất cứ vấn đề nào, không chỉ của
cá nhân, mà còn của xã hội và quốc gia. Không
có tôn giáo hay sự giác ngộ tinh thần nào hiện
hữu ngoài đời sống thường nhật.
Phật Pháp hoàn thành mọi việc trong đời
bạn – đi, nói, và cử động. Như thế chân lý mà
mỗi vị Phật dạy hiện hữu không chỉ ở Pháp
đường, mà cũng ở trong giường, nhà bếp,
và nơi làm việc. Đời sống của cư sĩ và đạo sư
không khác nhau trong sự tu tập.
Bạn phải tu tập trong khi thích ứng với hoàn
cảnh riêng. Đừng nghĩ đến chuyện nhảy khỏi
nó hay ném bỏ việc gì. Thay vào đó, cứ tiến
tới một cách cần mẫn ngay giữa đời sống riêng
và những hoàn cảnh, với tâm dẫn thân và thân
dẫn tâm.

Diễn trình những khó khăn và đau khổ
Nếu ai đó gây khó khăn lớn cho bạn, đừng
bao giờ xem người đó là vật tách biệt khỏi
chính bạn. Đừng phân biệt giữa “tôi” và “những
người khác”. Đừng bị mù vì những hiện tượng
đẹp, và đừng sợ những việc lớn. Vì bạn hiện
hữu, chúng cũng hiện hữu. Vì bạn có mặt, mọi
khó khăn có thể xảy ra. Vì mọi vật trong vũ trụ


 






126 Không có sông nào để vượt qua

đang vận hành như một, như Nhất Tâm, mọi
người khác cơ bản cũng là chính bạn. Đừng bị
lay động. Không sao cả dù bạn gặp Phật, hay
Ma vương hay Hộ pháp, mọi thứ chỉ là hình
dáng khác của chính bạn.
Khi bạn đối mặt với những khó khăn, đừng
trở nên chán nản, tự hỏi “Tại sao những khó
khăn như thế lại xảy ra cho tôi?” Khi những
việc này xảy đến, bạn nên nghĩ “Bây giờ tôi có
một cơ hội để lớn lên.” Tương lai của bạn tùy
thuộc cách bạn chọn. Bạn đã được ban quyền
lực quyết định tương lai của mình.
Thực ra, những hoàn cảnh xấu là cơ hội để
học. Khi bạn hiểu rằng những việc này là Chủ
nhân Không dạy bạn, bạn không thể ngăn
chặn nhưng biết ơn ngay những hoàn cảnh
này. Thực ra, khi những khó khăn đến, bạn có
thể tiến triển nhiều hơn trong tu tập. Như thế,
sự tu tập của bạn sâu hơn và bạn đạt được trí
tuệ và sức mạnh.
“Lặng lẽ ôm những khó khăn” không có
nghĩa chỉ cam chịu chúng. Nó có nghĩa là
những khó khăn bạn đối mặt vốn là không, và
hơn nữa, những khó khăn này có thể hướng
dẫn và luyện tập bạn. Đây là thái độ của hành
giả lặng lẽ ôm mọi sự.
Giấc mơ đang bị đánh thức, và bị đánh thức


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 127

là một giấc mơ. Đừng coi những giấc mơ và
những giờ bạn thức tách biệt nhau. Nếu bạn
nghĩ chúng khác nhau, bạn không thể biết chỗ
sâu hơn.
Khi bạn biết rằng bạn đang nằm mơ, bạn
sẽ không phiền lòng với những gì xảy ra trong
mơ. Cũng thế, những người hiểu rằng những
nhiễm ô cũng không gì khác hơn một loại mơ,
họ không bao giờ bị chúng gạt. Ngay trong
mơ, đừng cho là những sự vật tách biệt với
chính bạn, và đừng cho phép chính bạn bị
vướng mắc trong những gì xảy ra.
Người ta cố thoát khỏi đau khổ, nhưng họ
không cố hiểu những nguyên nhân thật sự của
đau khổ. Như thế, dù họ có thể thoát khỏi một
trường hợp đau khổ, họ không thể tránh đối
mặt với đau khổ nhiều hơn trong tương lai. Tư
tưởng về “tôi” giống như một xưởng sản xuất
liên tục đau khổ và khoái lạc. Bạn là một người
tạo ra chúng, vì thế bạn là người duy nhất có
thể giải quyết chúng. Để làm điều này, đừng
nghĩ những việc này như số phận hay nghiệp,
chỉ phó thác mọi đau khổ, mọi vật chướng ngại
bạn cho chân ngã của bạn, hãy cứ ngắm nhìn
và buông xả.
Dục tri tiền thế nhân, kim triêu thọ giả thị.
Dục tri lai thế quả, kim triêu tác giả thị.” Nếu
bạn xem xét bạn là ai ngay bây giờ và bạn là


 






128 Không có sông nào để vượt qua

loại người nào, có thể thấy bạn đã sống thế nào
trong quá khứ. Nếu bạn xem xét bạn đang làm
gì bây giờ, bạn có thể thấy đời bạn ra sao trong
tương lai. Khi gió mưa đến, mọi bụi bẩn đều
trôi sạch. Dù có lẽ không thấy nó vào lúc đó, về
sau bạn sẽ nhận ra sự đau khổ bạn đang kinh
nghiệm, thực sự là chư Phật và Bồ tát đã đến
làm thanh tịnh bạn và giúp bạn lớn lên.
Bệnh tật
Khi thân bạn bất ổn, thường cần đến hiệu
thuốc hay một bác sĩ, nhưng trước hết bạn cần
nhớ bản tâm. Nó liên kết mọi vật và là nơi mọi
vật bắt đầu, vậy hãy giao điều kiện đó cho nó.
Và trong khi bạn được chữa trị, cứ phó thác
tình trạng đó cho bản thể. Hơn nữa, nếu bạn
nhớ rằng bác sĩ và bạn được nối kết như một
qua bản thể của bạn, và giao cho bản thể tư
tưởng này, thì sự chữa trị có nhiều thành công
hơn.
Như hầu hết mọi vấn đề, người khác có thể
giúp bạn một phần thôi, nhưng chỉ có bạn mới
chăm sóc được những phần cơ bản nhất. Bạn
làm thế bằng cách giao mọi sự - cả bệnh tật
và đau đớn - cho bản thể. Vì mọi vật, gồm cả
bệnh, khởi lên từ bản thể, vậy đó cũng là nơi
cần khởi đầu để giải quyết.


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 129

Thân thể bị rối loạn thường xảy ra khi những
sinh vật làm thành thân chúng ta không nhìn
sự vật từ cái nhìn toàn thân. Chúng không biết
cái gì tốt nhất cho toàn thể và chỉ lo đánh lẫn
nhau, tìm lợi thế và quyền thống trị. Như thế,
một lối chữa bệnh là dạy tất cả những sinh vật
này rằng trên cơ bản chúng đang sống và làm
việc với nhau như một đời sống: điều gì xảy ra
cho một sẽ ảnh hưởng toàn thể.
Phó thác cho bản thể tư tưởng “tất cả chúng
ta đang chia sẻ cùng đời sống, cùng tâm cùng
thân, làm việc với nhau như một, tự do cho và
nhận những gì cần,” thì qua bản thể, tư tưởng
đó sẽ liên tục cộng thông tất cả sinh vật trong
thân chúng ta. Khi những sinh vật trong thân
chúng ta có thể chung sống hài hòa, lúc đó
chúng biết rằng những đời sống khác cũng là
đời sống của chúng, rồi thì vô số vấn đề về thân
chúng ta sẽ cải thiện hay biến mất. Thường có
thể sống đời bình thường ngay dù có gì đó như
ung thư không biến mất, vì những tế bào này
đang sống hòa hợp với phần còn lại của những
sinh vật tạo thân.
Phật tánh của người khác giống như Phật
tánh của bạn. Mọi người và những sinh vật
liên kết như một qua bản thể này. Vì thế khi


 






130 Không có sông nào để vượt qua

chúng ta giao phó cho bản thể một tư tưởng
hay ý định đối với ai, năng lượng đó sẽ được
truyền thông. Ngay cả khi người đó không biết
gì về tu tập, tuy nhiên, năng lượng đó vẫn được
truyền đạt và rơi vào một mức độ rất sâu.
Hầu hết mọi vấn đề, vẫn có một phần người
ta phải giải quyết chúng. Tuy nhiên, tưởng
tượng trường hợp ai đó phải làm việc tại một
môi trường lạnh lẽo và tối tăm. Rồi tưởng
tượng ai đó cũng làm việc này trong bầu không
khí ấm cúng và sáng sủa, thức ăn bổ dưỡng và
quần áo ấm áp. Trường hợp nào tốt hơn? Cái
nào suôn sẻ hơn? Đây là lý do và cách chúng ta
có thể giúp người khác qua bản tâm của mình.

Tiền bạc và thành đạt
Tu tập là chăm sóc một cách khôn ngoan
những việc chướng ngại bạn trong đời sống
thường nhật – gồm cả những vấn đề tiền bạc
và thành đạt. Vì thế sẽ không sao dù bạn có ít
tiền hay nhiều tiền, hãy hiểu rằng bạn chỉ quản
lý nó, bạn không sở hữu nó. Thực ra, tiền bạc
vô chủ, nó không phải là tiền của bạn, cũng
không phải là tiền của người khác. Nó là vật
lưu chuyển không ngừng, đến rồi đi. Vì thế
hãy liên tục từ bỏ sự dính mắc vào nó.


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 131

Khi một người kiếm tiền, họ thường nghĩ
rằng họ kiếm tiền đó một mình. Nhưng không
có người khác giúp thì không thể kiếm được
xu nào. Theo nghĩa nào đó, dễ thấy rằng tiền
kiếm được nhờ sự trợ giúp của người lao động,
khách hàng, người chủ, v.v… Tuy nhiên, trên
những điều này, từ cái nhìn của bản thể, mọi
chúng sanh cùng làm việc với nhau để kiếm
tiền đó. Vì thế tiền đó không thể nói thuộc
một mình bạn. Được và mất như hai mặt của
đồng tiền: chúng luôn làm việc như một cặp,
không đơn độc. Bạn phải biết điều này. Khi
bạn có một lợi tức, đừng bám vào đó, và khi
mất mát, đừng trở nên ngã lòng về nó. Dù
nhiều người khóc cười vì được mất, nếu bạn
có thể chú mục trên bản tâm, bạn sẽ cảm thấy
dễ dàng hơn và ít thấy lạc hướng khi những
việc lạ lùng hay kinh khủng xảy ra trong đời.
Với mọi vật, biết những ý nghĩa riêng của
mình và sống trong chúng. Đừng bám vào sự
vật, thay vào đó, hãy sống hài hòa, biết rằng
không có gì không phải là bạn.

Gia đình
Con đường thành Phật nằm giữa sự chăm
sóc gia đình và quan tâm những người trong


 






132 Không có sông nào để vượt qua

đời bạn. Hãy làm tan biến những việc chướng
ngại bạn ngay bây giờ. Nếu bạn nói và bận lòng
về những việc đã qua, trong khi lơ là những
nhiệm vụ đang ở ngay trước mặt mình, đó có
thể gọi là tâm tham. Nếu bạn không vượt qua
được những vấn đề đối mặt trong đời sống
thường nhật và ở nhà, thì bạn không ở giai
đoạn có thể nói về Phật Pháp. Bạn phải vứt
bỏ mọi vật mà không bỏ bất cứ vật gì. Nghĩa
là bạn bỏ những dính mắc, nhưng bạn không
bỏ con người và những tình trạng chướng ngại
bạn trong cuộc đời. Chăm sóc những việc xảy
ra trong đời là hành động của một Bồ Tát.
Đừng bám vào con cái. Giao chúng cho năng
lượng của bản thể và sống hài hòa với nhau.
Khi bạn sống như thế, chắc chắn những đứa trẻ
của bạn cuối cùng sẽ trở thành những vị Phật
và Bồ tát.
Nếu bạn đời của bạn hay con cái bạn làm
điều xấu, đừng bao giờ phản ứng bằng miệng,
thân hay đồ vật. Chỉ giao mọi thứ cho bản tâm
và quan sát. Chỉ duy trì việc đưa mọi vật đến
bản thể. Rồi thì bạn có thể truyền thông với
nhau. Nếu bạn quay số điện thoại phía bạn,
điện thoại sẽ reo ở phía người kia. Khi bạn làm
thế, lòng thành của bạn có thể được truyền đi.


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 133

Đây là thực sự yêu họ và là sự diễn đạt của Phật
pháp.
Trước khi đổ lỗi cho cha mẹ, con cái, vợ hay
chồng, bạn cần biết rằng mọi chúng sanh tụ
hội với nhau theo nghiệp tương tự của họ. Bạn
cũng nên biết rằng sự đổ lỗi cho người khác là
một trong những việc có hại về mặt tinh thần
nhất mà bạn có thể làm.
Thời kỳ mang thai không những làm tình
trạng tâm và sự tu tập của bạn ảnh hưởng đến
đứa con mà cũng là thời gian rất có tác động
giúp cho tinh thần đứa bé phát triển. Tưởng
tượng một phòng học ấm áp đầy ánh sáng, hay
thường được bạn bè thông tuệ, trưởng thành
vây quanh. Hãy nghĩ về ảnh hưởng sẽ có trên
đời bạn và những chọn lựa bạn đã làm. Cũng
thế, khi bạn dựa vào bản thể và giao những
chướng ngại cho nó, con bạn cũng cảm thấy
được năng lượng và ánh sáng của bản thể bạn.
Đứa bé trong bụng bạn đang thay đổi và lớn lên
nhiều đến nỗi một biến chuyển hay ảnh hưởng
nhỏ ở giai đoạn này có thể có ảnh hưởng lớn
suốt cuộc đời còn lại của nó. Hơn nữa, những
tư tưởng người mẹ phó thác cho bản thể, có
ảnh hưởng mạnh mẽ nhiều hơn họ thường
vẫn muốn đối với người khác vì, những tháng


 






134 Không có sông nào để vượt qua

đó, người mẹ và đứa con chưa sanh đúng là
cùng chia sẻ chung một thân thể.
Chúng ta có khuynh hướng thích người đối
xử tốt với mình, và ghét những ai đối xử xấu
với chúng ta. Ngay cả giữa những cặp vợ chồng
hay giữa cha mẹ và con cái. Chúng ta vui vẻ
khi có người nói tốt mình, nhưng khi họ thực
tình chỉ lỗi, chúng ta thường cảm thấy đau hay
phẫn nộ. Khi chúng ta vui với điều gì hay với ai
đó, chúng ta có khuynh hướng thích điều đó
hay người đó nhiều hơn. Nhưng khi chúng ta
không thích những gì họ đang nói, chúng ta có
thể thình lình trở nên giận dữ. Tất cả thái độ
đó làm hại chúng ta, vậy hãy buông xả chúng
về Chủ nhân Không và luôn dùng nụ cười và
những lời tử tế để ứng xử với sự việc. Nếu bạn
có thể làm thế, chân ngã – vị Phật có sẵn của
bạn, sẽ lặng lẽ giúp tất cả tâm trở nên hài hòa.

Tình yêu đích thực
Nếu một đứa bé rơi xuống nước sâu, cha
mẹ nhảy ngay xuống và cố cứu nó. Họ làm mà
không có ý niệm nào về chết hay không của
chính họ. Họ làm vô điều kiện. Tình yêu mà
nhảy xuống nước là tình yêu vô điều kiện của
cha mẹ và cũng là tình yêu vô điều kiện của


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 135

Phật đối với tất cả chúng sanh. Tình yêu và từ
bi của Phật và của cha mẹ đối với con cái là tình
yêu cơ bản như nhau. Tất cả họ đều nói, “Ta sẽ
cứu con, dù mất hết mọi thứ ta có.” Tình yêu
đích thực của cha mẹ không bao giờ mong đền
đáp – đây là từ bi.
Dù cho những người khác có vẻ tốt hơn bạn,
đừng tự ti. Dù bạn có vẻ tốt hơn những người
khác, đừng tự mãn. Hãy luôn gắng có lòng trắc
ẩn và rộng mở. Yêu thương lẫn nhau, chia sẻ
gánh nặng cho nhau, và chia sẻ cho người khác
những gì bạn có. Tình yêu này sẽ đủ nhiều để
chăm sóc mọi vật trong thế giới.
Hãy bỏ tính ương ngạnh và ngạo mạn. Hãy
bỏ tham dục, làm tan biến những dính mắc
và tự thoát khỏi lòng đố kỵ, ganh ghét. Với nụ
cười từ bi, giao tất cả tâm trạng tai hại đó cho
bản thể, và hãy để chúng tan ra thành một.
Đây là tình yêu và hành động của Bồ tát. Cái gì
khác không thực sự là từ bi, nó là tham luyến
và ảo tưởng.

Hạnh phúc và hòa hợp
Niềm vui và đau khổ khởi lên tại điểm bạn
bắt đầu phân biệt tốt xấu, ưa ghét. Tuy nhiên,
hạnh phúc chân thật hơn hẳn cảm giác vui vẻ


 






136 Không có sông nào để vượt qua

khi việc thuận theo mình. Hạnh phúc chân
thật khởi lên từ sự buông bỏ phân biệt, từ
Trung đạo chuyển hóa mọi đối đãi.
Hạnh phúc do bạn tạo. Đừng mong người
khác ban cho bạn. Nếu bạn cứ bám vào ý nghĩ
người khác đang làm bạn hạnh phúc, thì tất cả
đau khổ sẽ theo sau.
Người ta muốn đời mình tốt đẹp, gia đình
mình hạnh phúc, và đất nước mình thịnh
vượng. Tuy nhiên, gia đình cãi cọ, chiến tranh
xảy ra, và những quốc gia sụp đổ. Những việc
này xảy ra vì người ta có khuynh hướng hành
động và suy nghĩ theo tầm nhìn giới hạn và bất
toàn. Nếu bạn có thể thấy mọi khía cạnh của
việc chướng ngại bạn, có thể tác động và làm
việc với chúng như một, thì tất cả tình trạng
này sẽ được giải quyết hài hòa.
Dù bạn phải chia một miếng bánh trong bữa
ăn, nếu tất cả đều hòa hợp thì đó là thời gian
hạnh phúc. Dù bạn có một bữa tiệc linh đình,
mà mọi người nói cay nghiệt với nhau, bữa ăn
không thể vui vẻ được. Địa ngục ở đâu? Ai tạo
ra nó? Dù bạn giàu có và bố thí nhiều tiền và
thức ăn với những lý do xứng đáng, nếu tâm
bạn nhỏ hẹp và đầy lòng tham, bạn sẽ không


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 137

thể hưởng niềm vui ngay trong phút giây hiện
tại, những quả tốt do bố thí cũng kém đi nhiều.
Tâm là cội nguồn của mọi sự, vì thế bạn được
cứu độ hay không, tùy thuộc cách bạn dùng
tâm. Dù bạn đang giàu thành nghèo hay đang
nghèo thành giàu cũng tùy thuộc chính bạn.
Tịnh Độ của Phật không ở cõi xa xôi. Nếu bạn
tu dưỡng tâm mình, chính cõi này tự nhiên sẽ
thành Tịnh Độ.


 



















Chương mười
Tôn giáo và
đời sống thường nhật


Những vị thầy và việc học đạo
Đối với một người mù, một cây gậy là cần,
và đối với người què, cây nạng là cần. Cũng vậy,
đối với một hành giả thì vị thầy là cần. Nhưng
có thể khó tìm được thầy tốt. Hãy cẩn thận,
đừng bỏ trung tâm chánh trực của riêng mình
và đuổi theo những người khác. Nếu bạn theo
người mù, bạn sẽ rơi xuống hố.
Một khi bạn đã mở mắt của chính mình,
một khi bạn đã ngộ được chân ngã, bạn sẽ có
thể tiến lên lấy đó làm thầy. Tuy nhiên, đến
được đó, quan trọng là theo một vị thầy tốt.
Quy y Tăng không có nghĩa là mù quáng
theo những Tăng Ni. Những gì bạn nên tin vào
là Phật tánh riêng của bạn, Chủ nhân Không.


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 139

Quy y Tăng nghĩa là khi bạn nghĩ rằng hành
động, ngôn ngữ và tư tưởng của một vị thầy
phù hợp hết với mình, và không trái với lương
tâm và lương tri của bạn, rồi bạn theo và chấp
nhận vị tăng hay ni đó làm thầy. Trong quá
trình tu tập, bạn không chỉ cần thầy bên trong
mà cũng cần có thầy bên ngoài để có thể giúp
bạn thêm kinh nghiệm. Thí dụ Huệ Khả được
chỉ dẫn bởi Bồ-đề Đạt-ma, và Wonhyo (617-
686) một trong những vị thầy vĩ đại nhất của
Đại Hàn có thầy là Đại An.
Những ngọn núi kiên định và không nao
núng lặng lẽ nói với chúng ta, “Hãy sống như
một ngọn núi.” Những dòng nước chảy không
ngừng thì thầm, “Hãy sống như nước.” Những
bông hoa nở giữa gai góc yên lặng hát, “Hãy
sống như một đóa hoa.” Một cọng cỏ dại sống
trong đất khô cằn nói, “Hãy sống can đảm.”
Không có gì chẳng phải thầy của ta.
Không nơi nào trong cõi Phật và vũ trụ
không phải nơi của bạn. Không sao cả dù bạn
ở trong Pháp đường hay ngồi trên bồn cầu, vì
bạn có mặt ở đó thì chân ngã của bạn có mặt
với bạn. Tuy nhiên có nhiều người không biết
Chủ nhân Không và lang thang bên ngoài, cố
tìm một ông thầy hay một nơi tốt hơn để cầu


 






140 Không có sông nào để vượt qua

khẩn. Họ không biết rằng bên trong chính họ
có Pháp đường riêng luôn đầy ánh sáng và là
nơi chư Phật luôn hiện diện.

Đảnh lễ
Đảnh lễ thật sự nghĩa là giữ mình khiêm hạ
và tôn kính chư Phật, Bồ tát và Hiền Thánh.
Nhưng đồng thời, hãy biết rằng tâm các ngài
và tâm bạn không hai, và đừng bao giờ đánh
mất quyết tâm và hóa giải. Vì vậy, dù bạn cầu
xin chư Phật Bồ tát cứu giúp, bạn phải gom lời
cầu nguyện vào trong chính bạn. Nếu tâm bạn
rất mực chân thật, bạn có thể có được vài kinh
nghiệm và đạt một số vận tốt nào đó, nhưng
bao lâu bạn còn tìm bên ngoài mình, những cố
gắng của bạn không bao giờ có kết quả trong
công đức thực sự. Bạn sẽ không đạt được mục
đích lớn lao.
Chúng ta lễ Phật vì tâm Phật và bản tâm
chúng ta không hai. Cũng thế, đảnh lễ là từ
bỏ thân và tâm chấp ngã. Do đó khi đảnh lễ
bạn nên luôn cố yên lặng, khiêm tốn, và cực kỳ
chân thật. Và hãy biết ơn mọi vật.
Kính lễ Phật và thiền sư là kính lễ chân tánh
của bạn. Dâng thức ăn lên Phật và thiền sư là
dâng thức ăn cho Chủ nhân Không. Thật vậy,


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 141

tâm Phật, tâm Bồ tát và Hộ pháp, tâm Tổ sư và
những thiền sư quá khứ, tâm tất cả tổ tiên và
tất cả chúng sanh vô minh cùng ở trong Chủ
nhân Không, làm việc như một. Do đó, kính lễ
và dâng thức ăn với một tâm cũng giống như
cùng kính lễ, dâng thức ăn cho tất cả chư Phật
và tất cả chúng sanh vô minh. Như thế dù đang
cúng dường hay làm gì khác, bạn phải không
quên bản thể của bạn, Chủ nhân Không.
Trong kỷ nguyên hiện đại này, khi mọi
người rất bận kiếm sống, làm sao bạn có thể
tu tập nếu bạn phải lạy 108 lạy hay ba ngàn lạy
mỗi ngày? Tâm vượt khỏi không gian và thời
gian, không hình dáng và hoàn toàn tự do, vậy
thì một lạy chí thành nơi bạn là một với bản
thể, có thể vượt hơn lạy ba ngàn lần.
Nếu một lần lạy trước Phật, trong đó đem
mọi sự về bản thể, tâm hiện tại, tâm quá khứ,
tâm vị lai của bạn cùng làm việc như một tâm,
thế thì một lạy có thể vượt hơn mười ngàn lạy.
Khi bạn lạy và đặt trán xuống nền trước Phật,
có nghĩa tâm bạn và tâm chư Phật không hai,
và thân Phật và thân bạn không hai. Như thế
thân xác của bạn lạy Chủ nhân Không, bản thể
của bạn.


 






142 Không có sông nào để vượt qua

Mọi vật sống với nhau như một và chia sẻ
mọi vật như một, vậy bạn lạy bản thể là cái làm
điều này khả thi. Bản thể của bạn bao gồm mọi
vật và kết nối tất cả như một, vượt khỏi không
gian và thời gian; đó là chức năng của bản thể,
nguồn của mọi luật và chân lý của vũ trụ. Lạy
cái ngã bao trùm mọi vật, không phải tự ngã cá
nhân. Khi bạn bố thí hay giúp đỡ người khác,
hãy làm từ bản thể, không từ cái “tôi” cá nhân.
Trong khi lạy, hãy biết rằng mọi vật đã sẵn sàng
được kết nối với bản thể bạn. Đảnh lễ chân thật
là không hướng ra ngoài; thay vào đó, đi vào
trong. Vậy, nếu bạn thật sự lạy Phật, bạn đang
lạy Chủ nhân Không, bản thể của bạn.

Giữ giới
Năm giới theo truyền thống bắt đầu bằng
“Đừng…,” nhưng có thể đọc chúng một cách
tích cực. Như thế, “Đừng giết” trở thành “Hãy
yêu thương mọi chúng sanh bình đẳng và từ
bi.” “Đừng trộm cắp” trở thành “Hãy bố thí
và tạo công đức.” “Đừng tà dâm” trở thành
“Hãy nuôi dưỡng thân tâm trong sạch và chân
chính.” “Đừng nói dối” trở thành “Hãy nói lời
chân thật và giữ thành tín.” “Đừng uống rượu”
trở thành “Hãy luôn giữ trí tuệ sáng suốt và


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 143

ngay thẳng.” Hiểu giới như thế, giới không
phải là những gì bạn giữ do không làm điều
gì đó. Đúng hơn, bạn giữ giới bằng cách đặt ý
Phật vào hành động. Khi bạn dựa vào và giao
mọi vật cho bản tâm thanh tịnh sẵn có, mọi
giới được giữ gìn một cách tự nhiên.
Nếu dơ, hãy làm sạch nó. Nếu bừa bãi, làm
cho nó ngay ngắn. Nếu bị yếu, hãy làm nó
vững chắc. Đây là giữ giới. Sống chân thật và
ngay thẳng trong khi chăm lo sự việc trong đời
sống là giữ giới.
Nếu bạn tu dưỡng tâm, tự nhiên bạn giữ
giới. Người ta tranh đấu với chính mình, nghĩ
“Tôi phải giữ giới,” cuối cùng thất bại. Đừng
quan tâm dù là giới hay gì khác, bạn phải đưa
mọi vật trở về bản thể, rồi giới tự nhiên được
giữ. Tuy nhiên, những hành giả nên hiểu lịch
sử và mục đích đằng sau giới luật. Hiểu chúng
và giao chúng cho bản thể. Trong lối này, bạn
có thể áp dụng chúng trong đời sống thường
nhật một cách tự nhiên.
“Đừng làm thế này, đừng làm thế nọ” không
phải là ý nghĩa thật sự của giới mà Phật ban
hành. Cho dù sự việc là tốt, nếu bạn làm quá
trớn, nó có thể trở thành xấu. Dù sự việc được


 






144 Không có sông nào để vượt qua

cho là xấu, nếu bạn làm vì nhu cầu và hoàn
cảnh, nó có lẽ không nhất thiết là xấu.
Nếu bạn đưa mọi sự đến bản thể, giới sẽ
tự nhiên được giữ, dù cho bạn không thường
xuyên nghĩ về chúng. Khi điều này xảy ra, giới
là những cánh của tự do. Đừng cố tự thích nghi
với giới. Hay hơn, hãy để giới, đã sẵn trong
bạn, biểu hiện ra một cách tự nhiên.
Nếu bạn hoàn toàn buông tư tưởng về “tôi”,
và nhận ra bản tánh của mình, nghiệp mà bạn
tích lũy từ vô thủy không thể trói buộc bạn.
Khi bạn thực sự biết bản tánh, bạn tự nhiên
cũng biết giới là gì, vì vậy bạn không phải cố
phân biệt giữa điều gì phù hợp với giới và điều
gì không.
Nhưng nếu bạn dính mắc vào nghi thức và
luật lệ, tư tưởng về “tôi” không chết và bạn
không thể kinh nghiệm lãnh vực tâm linh.
Trong khi giữ giới, bạn không nên để chúng
trói buộc. Đây là lý do trung đạo là cần thiết.
Không cần đi vòng quanh gây xáo trộn. Hãy
yêu thương người khác. Hãy thấy mọi vật bình
đẳng, hãy nói năng tử tế và lịch sự, và có tâm
rộng lớn bảo bọc người khác.


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 145
Kinh điển
Kinh điển mô tả cách thế giới vận hành. Tuy
nhiên, sau khi có kinh điển, một số người tiêu
hết năng lượng của họ để học kinh và rất ít
chú ý đến thực tại. Vì thế những thiền sư theo
truyền thống không cho phép đệ tử đọc kinh
điển khi bắt đầu tu tập. Nếu bạn quá dính mắc
vào kinh điển, và không thể thoát khỏi chúng,
điều bạn đạt được là trở thành một con mọt
sách.
Những người này đọc kinh sách mà quên ý
nghĩa đích thực giống như những con ong tông
vào cửa sổ và chết trong khi cố đến những đóa
hoa bên ngoài.
Khi bạn có thể chắc chắn giao phó mọi sự
cho bản thể không bị gì trói buộc, chỉ lúc ấy
bạn mới có thể thực sự đọc những kinh như
Tâm Kinh, kinh Kim Cang, kinh Pháp Hoa,
kinh Hoa Nghiêm. Nếu tâm bạn sáng suốt
đúng đắn và thấy chính mình rõ ràng, chỉ khi
ấy bạn mới có thể tham khảo những bài giảng
của các đại sư quá khứ để lại. Bạn phải biết
chân ngã của bạn; rồi thì khi bạn đọc kinh, bạn
có thể hiểu ý nghĩa thực sự của ngôn từ, dù
bạn không đọc kinh, bạn vẫn có thể biết chân
lý cốt tủy chúng diễn tả.


 






146 Không có sông nào để vượt qua

Dù bạn nhớ được toàn bộ kinh Kim Cang,
nếu bạn không kinh nghiệm một nửa thực tại
vô hình, thì bạn sẽ chỉ thấy và theo ngôn từ,
không phải ý nghĩa chân thật của Phật. Phật
giáo là thực hành. Phật giáo là ứng dụng và đặt
chân lý của kinh vào thực hành .
Trong quá trình dạy người, tất cả chư Phật
của lịch sử đã dùng những biểu tượng và những
câu nói đòi hỏi phản quán sâu để hiểu. Đừng
tiếp nhận những biểu tượng này một cách
cẩu thả: Chúng chứa đựng ý nghĩa to lớn. Có
người chỉ hiểu biết cạn cợt về những bài giảng
và đi lang thang nói những điều như, “Mọi vật
đều không, vậy có gì để dính mắc?” Nhưng
bạn không nên hấp tấp như thế. Chỉ những
người thực sự trải nghiệm ý nghĩa của những
biểu tượng này mới tự do nói về chúng. Nếu ai
không có kinh nghiệm về nó cho họ thì chỉ là
lặp lại những bài giảng, nghiệp của hành động
này sẽ không biến mất dù qua cả triệu kiếp.
Nếu người ta hiểu đúng chân lý, thì những vị
thầy quá khứ đã không cần cho nhiều phương
pháp và bài giảng như thế. Tuy nhiên, người ta
không biết chân lý, vì vậy phải có nhiều pháp
thoại và phương pháp như là hát, tụng kinh, và
thắp nến. Nhiều nơi vẫn theo những phương


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 147

pháp và truyền thống này, nhưng bạn phải
hiểu ý nghĩa nằm bên dưới. Nếu không thì bạn
sẽ khăng khăng dùng xe ngựa trong thời đại
xe hơi. Điểm quan trọng là đây: đừng bị rối trí
vì phương pháp hay truyền thống được khai
triển trong thời quá khứ. Mỗi người cần học
cách trực tiếp thành Phật, thay vì bị đè nặng
bởi những phương pháp khác nhau.

Niệm danh hiệu Phật và tụng kinh
Khi những người là một với bản thể của họ
tụng kinh, âm thanh của lời tụng sẽ tràn ngập
toàn vũ trụ và tất cả chư Phật và Bồ tát đều
nghe. Mọi vật cùng làm với nhau như một, vì
thế nếu bạn đọc kinh hay tụng chú từ cái nhìn
bất nhị, thì công đức sẽ khởi lên. Tuy nhiên,
nếu bạn không biết ý nghĩa sâu xa, lời tụng của
bạn không đến được Pháp giới. Bạn nên biết
rằng khi chúng ta đọc Tâm Kinh hay Chú Đại
Bi, chúng ta đang học những nguyên lý mà từ
đó tất cả hiện tượng hữu hình và vô hình cùng
làm việc với nhau như một, tự nhiên và tại mọi
khoảnh khắc. Nếu chúng ta đặt những nguyên
lý này vào đời sống thường nhật, thì chúng ta
cũng học được cách đi và đến mà không có đi
và đến.


 






148 Không có sông nào để vượt qua

Nhiều người niệm danh hiệu Bồ tát Quán
Thế Âm, nhưng trong hầu hết mọi trường hợp,
thay vì làm sáng suốt tâm của chính họ, họ lại
đang tìm ánh sáng bên ngoài mình. Vì họ chỉ
tụng bằng miệng, tâm họ không trở nên sáng
hơn. Nếu bạn không biết rằng bản tánh của
bạn là vốn sáng, làm sao bạn có thể cứu chính
bạn và làm sao bạn có thể ban ánh sáng cho
người chung quanh?
Vài người nghĩ rằng họ phải niệm Phật mỗi
ngày liên tục. Tuy nhiên, đối với người không
để khởi lên tư tưởng về “tôi”, thì chỉ một niệm
thôi, cũng trở thành niệm Phật, chỉ một niệm
thôi, hướng dẫn toàn thế giới và chỉ một niệm
thôi, trở thành sự biểu hiện của chân tánh.
Bạn phải biết nguyên lý này và không chỉ niệm
Phật bằng miệng.

Làm một với tổ tiên
Cha mẹ, tổ tiên của bạn, tất cả Bồ tát, và tất
cả Hộ pháp hiện diện trong tâm bạn. Vì vậy
trong đời sống thường nhật, nếu bạn nghiêm
túc giao mọi chướng ngại cho bản tâm của
bạn, chính đời bạn trở thành sự phục vụ đáng
nhớ đối với cha mẹ và là sự biểu lộ lòng biết ơn
đối với chư Phật và tổ tiên.


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 149

Nói chung, người ta cho rằng một khi ai đó
chết đi, không có thể làm gì thêm cho họ. Điều
này đúng nếu chúng ta là những hữu thể tách
biệt, không liên kết, nhưng chúng ta không
phải là những chúng sanh bị giới hạn như thế.
Trong khi tụng liên tục, tất cả chúng ta đã kết
nối như một bởi bản tánh, Phật tánh, gốc rễ
của chúng ta. Chúng ta được nối kết như một
với mọi chúng sanh, dù họ ở phòng bên hay đã
rời bỏ thân xác hoàn toàn.
Như thế, chúng ta có thể cho họ ánh sáng và
năng lượng tùy thuộc khả năng để thành một
với họ. Điều này có nghĩa phó thác tình trạng
cho bản thể của ta không điều kiện. Nghĩa là
đưa hoàn toàn những lo lắng, ưa và ghét, và
những tập khí vi tế của cái nhìn sự vật như tách
biệt một cách cơ bản, về bản thể của chúng ta.
Chúng ta là ánh sáng tâm linh cho người khác
đến mức độ chúng ta có thể làm được.
Thường thường, người ta đọc một quyển
sách hay nghe một câu chuyện và nghĩ rằng
họ biết. Nhưng họ lầm. Họ sẽ chỉ thực sự biết
qua thực hành, qua ứng dụng hiểu biết và kinh
nghiệm đối với chính họ. Loại “hiểu biết” đầu
tiên này có thể được cho là một loại ảo tưởng
và có thể hoàn toàn nguy hiểm. Hãy tưởng


 






150 Không có sông nào để vượt qua

tượng ai đó chỉ đọc một cuốn sách về bay và
nghĩ họ biết tất cả về nó: Cái gì sẽ xảy ra cho
họ khi cuối cùng họ phải bước vào buồng lái
và cất cánh?
Một khi người ta chết, họ không thể, trên
chính họ, thay đổi mức độ ý thức mà sẽ ở lại
cùng mức độ họ đã kinh nghiệm khi đang
sống. Hơn nữa, đôi khi người ta mắc vào mức
độ họ đang kinh nghiệm khi cận tử, không
may là thường ở mức thấp hơn mức họ đã sống
trong đời. Khi chúng ta trở thành một với họ, ý
thức của họ sẽ nâng lên mức của chúng ta, hay
mức họ đã sống, nếu mức ý thức của chúng
ta cao hơn. Về cơ bản, chúng ta đang giúp họ
không dính mắc và tiến về trước ở mức độ
đúng đắn hơn tương ứng với mức họ đã đạt
được khi sống.
Ngay cả Phật cũng không thể nâng tinh
thần của một người đã chết cao hơn mức họ
đạt được khi sống. Như thế, điều quan trọng là
chúng ta tinh tấn tu dưỡng tâm mình khi sống
và có được thân người.

Tặng phẩm chân thật
Nếu bạn xem mọi vật như thân mình, như
cái đau của mình, như hoàn cảnh riêng mình,


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 151

thì làm sao cuộc sống của bạn có thể quý báu,
còn của người khác thì không? Đây là tặng
phẩm chân thật và là trái tim của một Bồ tát.
Có thể tha thứ mọi sự. Khi một tâm đẹp như
thế làm việc với nhau như một với mọi sinh vật
và sự vật trong vũ trụ, sẽ có thể có quà tặng
chân thật – ban tặng không điều kiện, không
có “bạn” hay “tôi”.
Khi bạn cho đi vật gì, hãy cho mà không có
tư tưởng về cho. Bạn nên đưa ngay cả quà tặng
cho Chủ nhân Không và buông bỏ nó với sự
chân thành sâu xa. Theo lối thường, cho giống
như mang tiền vào tiệm và trao đổi một vật
khác: Cho dù bạn cho người khác, bạn không
chỉ cho mà còn nhận nó nữa.
Hãy cố cho và giúp người khác khi bạn thấy
được chính mình hoàn toàn dính mắc. Người
ta thường dùng rất nhiều năng lượng lo về “cái
của tôi” đến nỗi họ thực sự ngăn chặn hẳn
những gì mới đến với họ. Mọi vật được kết nối,
và tất cả năng lượng sẵn có cố gắng tỏa bình
đẳng giữa mọi sự và mọi sinh vật, nhưng sự
dính mắc của chúng ta và những cái nhìn quy
ngã đã ngăn chặn hẳn năng lượng này.
Dù cho bạn giúp người khác rất nhiều, nếu
bạn làm với tư tưởng không vui hay với gương
mặt cau có, thì do miễn cưỡng, nó không thể


 






152 Không có sông nào để vượt qua

thành công đức. Hơn nữa, không thành vấn đề
bạn đã làm bao nhiêu việc tốt hay bạn đã bố
thí bao nhiêu, chừng nào bạn còn nghĩ “Tôi
làm điều này…,” thì nó không thể thành công
đức. Hãy buông bỏ những tư tưởng tập trung
quanh “tôi” ngay khi bạn nhận ra chúng và
tiến lên. Khi bạn thấy cả hai vật chất và phi vật
chất như một, nếu bạn nhấc một ngón tay, nó
có thể động toàn thế giới. Công đức này vượt
trên sự hiểu biết.
“Ban cho” thiết lập nền tảng mà với nó bạn
có thể báo đáp lòng ân cần của cha mẹ, có thể
ban ánh sáng mặt trời cho con cái và làm mạnh
mẽ cội nguồn của chúng.
“Ban cho” có thể là từ bi, và không cho cũng
có thể là từ bi, chỉ chắc chắn rằng nó lợi ích
người khác.
Số phận và định mệnh
Khi tâm sáng suốt, không phải do số phận.
Khi tâm đen tối không phải do định mệnh.
Trong pháp của Phật, không có số phận và
định mệnh, và tam tai bát nạn cũng không có.
Pháp của Phật thực sự tươi mới và tự do.
Không có gì như là số phận hay định mệnh.
Mọi vật tùy thuộc cách bạn dụng tâm. Khi
bạn không thoát khỏi dính mắc, những điều


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 153

này rốt cuộc sẽ trở thành những nguyên nhân
của những gì bạn kinh nghiệm. Như thế, cuối
cùng, hạnh phúc và bất hạnh tùy vào cách bạn
dụng tâm.
Khi một nghệ sĩ được giao một vai trò, họ
theo kịch bản được giao. Cũng thế, chúng ta
là những nghệ sĩ mà lời thoại của mình đã
được viết bằng những kết quả của hành động
của riêng mình. Không hề gì dù bạn thích lời
thoại hay không, bạn không được phép làm sai
chúng. Bạn là người tạo kịch bản, cái núi tập
khí này được gọi là số phận, định mệnh, vậy
bạn cũng là người làm tiêu tan chúng.
Khi bạn sanh ra với thân, bạn đã mang theo
nghiệp tốt và xấu mà bạn đã tích chứa hằng tỉ
kiếp. Khi điều này biểu lộ, người ta lầm cho nó
là số phận hay định mệnh. Tuy nhiên, nếu bạn
phó thác hết những gì khởi lên từ cả hai bên
trong và bên ngoài thân mình cho bản thể, và
để nó tan biến, thì khi cái “tôi” biến mất, nghiệp
cũ của bạn kết thúc và bạn ngưng tạo nghiệp
mới. Người biết nguyên lý này sẽ không nói về
số phận và định mệnh.

Tin vào ngoại lực
Khi những vấn đề xảy ra, hầu như mọi người
đi tìm giải pháp ở nơi nào đó ngoài chính họ,


 






154 Không có sông nào để vượt qua

thay vì nhìn vào trong. Họ dựa vào bác sĩ và
bệnh viện đối với những vấn đề thuộc thân
thể, và họ cố giải quyết cảnh nghèo cùng nhờ
vào sự giúp đỡ của người khác. Họ hỏi thầy bói
về vận mệnh của mình, và họ dựa vào trường
học về phương diện giáo dục. Đây có thể là
những giải pháp tạm thời, nhưng chúng không
thể là giải pháp vĩnh cửu. Dù người ta nói rằng
y phục là bộ cánh (có nghĩa là khi xuất hiện
đẹp đẽ có thể tạo mọi cơ hội), nếu bạn có mặc
y phục rất đẹp đi nữa, y phục không thể trở
thành thân của bạn. Cũng thế, dù việc gì có
vẻ như có ích, nếu bạn tìm nó ở đâu khác hơn
bên trong bạn, nó không phải giải pháp thực
sự. Như thế trên tất cả, bạn phải tìm chính bạn.
Trí tuệ và năng lượng chăm lo mọi chướng ngại
vật của bạn, đã sẵn có trong bạn. Nếu bạn lang
thang tìm gì ở ngoài, bạn không có được lợi
thế của những giải pháp vô hạn ở bên trong.
Hạnh phúc không đến từ bên ngoài, nó ở bên
trong.
Nếu bạn cầu xin cứu giúp từ ngoại lực, thì
bạn đã rơi vào nhị nguyên. Không nhằm nhò
gì dù bạn tốn bao nhiêu nỗ lực để cầu xin như
thế, nó không đạt được chút công đức nào.
Đây là vì mọi chướng ngại đã khởi lên từ bản


 






Phần ba: Áp dụng lý nhất tâm 155

thể của bạn, vì thế chỉ bản thể của bạn mới có
thể chăm sóc nó.
Bạn trồng trọt, thu hoạch, nấu và ăn gạo của
mình. Không ai có thể cho bạn, và không ai
có thể làm thay bạn. Do đó bạn phải tập trung
trong việc khai mở tâm mình. Nếu thay vào đó,
bạn lang thang mang một bát rỗng đi xin giúp
đỡ, bạn sẽ không bao giờ toại nguyện. Đừng cô
phụ Chủ nhân Không của bạn, đã cưu mang
bạn nơi này qua hằng trăm triệu kiếp.
Nếu bạn tin một cách mù quáng vào ngoại
lực, có thể nói bạn đã quay lưng với tiềm năng
vĩ đại và vô hạn của một con người, khả năng
thành Phật. Nếu bạn là một con người, thì như
loài vật thượng đẳng, bạn phải biết phản quan
tự kỷ.

Xung đột tôn giáo
Tôn giáo là một cái tên. Người ta gọi tên
theo hoàn cảnh hay địa thế, nhưng cơ bản
chúng vẫn là một gia đình. Tôn giáo không
phải là cái để tranh giành. Người ta đấu tranh
vì người ta muốn đấu tranh. Thượng đế không
bảo họ phải đấu tranh, và chúa Jesus không
nói họ đấu tranh. Đức Phật không ra lệnh
chiến đấu, và đấng Allah không hạ lệnh họ đấu


 






156 Không có sông nào để vượt qua

tranh. Người ta chỉ tìm cách biện hộ việc đấu
tranh, họ bảo rằng họ đang chiến đấu nhân
danh đấng tối cao của họ.
Tư tưởng của mỗi người khác nhau, nhưng
làm sao chân lý có thể khác nhau? Ngay trong
đạo Phật, nhiều người khác nhau tin theo
những đường khác nhau. Từ vài cách nhìn, có
thể nói rằng họ tin những tôn giáo khác nhau.
Nếu người ta biết rằng chân lý là một, thì dù
tôn giáo có những tên khác nhau, tất cả họ vẫn
như cùng tin một tôn giáo. Đừng cho rằng một
tôn giáo đặc biệt là lối duy nhất. Thay vì thế,
nếu bạn hiểu đúng những giáo lý của bạn và
thực hành, bạn sẽ trở nên khiêm tốn. Bạn sẽ
nhận ra rằng bạn và tôi, bạn và thế giới, bạn và
vũ trụ, bạn và mỗi một vật, là một. Khi chúng
ta đứng trước chân lý, sự tranh luận về tôn giáo
của bạn và của tôi vô giá trị như những hạt bụi.


 


 









Trung tâm thiền Nhất Tâm,
Hán Thành, Đại Hàn
thương tiếc báo tin




Vị thầy thân yêu của chúng tôi,
Thiền sư ni Đại Hằng đã viên tịch ngày
thứ Hai 21/05/12, thọ 85 tuổi. Sư Bà xuất gia
đã 63 năm. Lễ tang sẽ cử hành ngày thứ Bảy
26/05/12, mọi chi tiết lễ tang sẽ được cập
nhật hoá.
Thiền sư ni Đại Hằng là một vị thầy hi hữu
ở Đại Hàn: một vị ni làm thiền sư, độ cả bên
Tăng, một bậc thầy đã làm hồi sinh Phật giáo
Đại Hàn khi tích cực phát động sự tham gia
của nam giới và người trẻ tuổi.
Sư bà đặt cư sĩ làm trọng tâm cho mọi nỗ
lực làm việc, phá vỡ sự tu tập tâm linh truyền
thống bằng phương cách giảng dạy ai ai cũng
có thể tu tập và chứng đắc. Cùng lúc, Sư bà
là nguồn tác động mạnh mẽ cho sự phát triển
của Ni chúng, hỗ trợ tối đa các trường truyền
thống giáo dục chư Ni cùng sáng lập Ni bộ
Đại Hàn.


 






158 Không có sông nào để vượt qua

Sinh trưởng ở Đại Hàn năm 1927, mới bảy
tuổi Sư bà đã giác ngộ. Những năm về sau, Sư
bà tự học hỏi để ứng dụng những điều mình
đã hiểu vào sự tu tập. Sư bà đi lang thang khắp
núi rừng Đại Hàn trong bộ đồ rách rưới, gặp
gì ăn đó. Nhiều năm về sau, Sư bà bảo không
phải Sư bà muốn sống khổ hạnh, chỉ là vì Sư
bà hoàn toàn tập trung vào việc đưa mọi thứ
trở lại bản tâm Phật tánh, và xem mọi chuyện
sẽ vận hành ra sao nếu hoàn toàn phó thác
vào đó.
Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến phương
cách giảng dạy của Sư bà về sau, bởi rõ ràng
là Sư bà có thể nắm được nguồn năng lực tiềm
tàng rộng lớn cũng như trí tuệ có sẵn trong
mỗi chúng ta. Nhưng Sư bà cũng thấy nhân
loại khốn khổ vì không biết gì về bản tâm mà
lại tìm cầu bên ngoài. Thấu rõ mỗi chúng ta
đều có nguồn ánh sáng rộng lớn đó, Sư bà
dạy phải nương tựa vào bản tâm cùng quyết
không dạy điều gì khiến quên đi nguồn tâm
đó.
Lòng từ bi sâu xa đã khiến Sư bà trở thành
huyền thoại rất lâu trước khi Sư bà khởi sự
ban lời dạy cho mọi người. Sư bà nổi tiếng là
có năng lực tâm linh để giúp đỡ người ta trong


 






Không có sông nào để vượt qua 159

bất kỳ vấn đề nào, vào mọi tình huống. Sư bà
ví lòng từ bi như giải thoát chú cá ra khỏi vũng
nước cạn, cho một gia đình không nhà có nhà
ở, tặng học phí giúp một học sinh tốt nghiệp
trung học. Và khi Sư bà làm những điều đó,
hoặc còn nhiều chuyện nữa, ít ai biết là Sư bà
đã nhúng tay.
Sư bà hỗ trợ nhiều chương trình phúc lợi xã
hội, xây dựng nhiều trung tâm ở 11 quốc gia
trên thế giới (15 trung tâm ở Đại Hàn và 10
ở các quốc gia khác). Bài giảng của Sư bà đã
được dịch sang tiếng Anh, Đức, Tây Ban Nha,
Nga, Ý, tiếng Hoa, Nhật, Pháp và Việt Nam.