Thứ Năm, 11 tháng 4, 2024

Thập Huyền Môn . Bài 3.- VTQ- Tỳ Lô Giá Na Phật.

* Thế Giới Hoa Tạng có đức Tỳ Lô giá Na làm giáo chủ.- Mà Chư Tổ chỉ ra Tỳ Lô là Tánh Hải của Chư Phật.
Kinh hoa Nghiêm diễn tả Hoa Tạng Thế giới:
Tổng đại liên hoa tên là "Nhuy hương tràng" với Tràng này phía rốt dưới có Núi Tu Di và nhiều phong luân bằng số vi trần, mà lớp dưới hết là lớp phong luân thứ nhứt tên là "bình đẳng trụ", lớp này nó duy trì lên trên tất cả Bửu diệm xí nhiên trang nghiêm.... Cho đến lớp phong luân rốt trên là "Thù thắng uy quang tạng", lớp này nó hay duy trì "Biển Phổ quang ma ni hương thủy", biển nầy là "tổng hương thủy hải" ở dưới Đại liên hoa nhụy hương tràng. (lượt trích)
Tỳ Lô tánh hải có nghĩa là:
(毗盧性海): biển tánh Tỳ Lô, nghĩa là thể tánh của đức Phật Tỳ Lô Giá Na (s: Vairocana, 毘盧遮那) rộng lớn vô hạn, giống như biển lớn; còn gọi là Tỳ Lô Tạng Hải (毘盧藏海). Tỳ Lô là pháp thân như lai, nên Tỳ Lô tánh hải cũng thông cả Pháp Tánh Giới (法性界), Phật Tánh Giới (佛性界). Như trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄, CBETA No. 1315) quyển 30 có câu: “Tỳ Lô tánh hải, tự tha vô ngại, mê ngộ ngộ mê, tương vong tương tại, nhất trần bách ức, bách ức nhất trần, bôn tẩu trần sát, bất động bản thân (毗盧性海、自他無礙、迷悟悟迷、相亡相在、一塵百億、百億一塵、奔走塵剎、不動本身, biển tánh Tỳ Lô, ta người không ngại, mê ngộ ngộ mê, cùng mất cùng còn, một trần trăm ức, trăm ức một trần, chạy khắp bụi trần, chẳng động bản thân).”
Ở Nhị Khoá Hiệp giải, có lời giảng rằng:
Thế thì, giữa Hoa tạng có vô lượng chư Phật, mỗi Phật, mỗi Phật đều là lẫn khắp nhau, lẫn ứng hiện nhau, thì Hoa tạng đây tức là diệu cảnh diệu tâm của mỗi mỗi đức Phật mà cũng là những diệu cảnh diệu tâm nơi nhứt tâm của ta với người vậy thôi.
Nên kẻ tu hành nếu y theo tổng đồ để quán xét nhìn tưởng, sự quán tưởng dần dần thuần thục, thì tâm lượng rỗng sáng rộng ra, thế với Hoa tạng huyền môn, Tỳ lô tánh hải ta tự lẫn suốt được.(hết trích)
Mỗi một Phật sát đều có những vật trang nghiêm nhiều bằng số vi trần; mỗi một món trang nghiêm đều phóng ra những tia sáng nhiều nhiều số vi trần; mỗi một ánh sáng đều hiện ra những Hoa tạng thế giới trên và những sự bất khả tư nghị trong chốn sát hải cả ba đời. Tỷ như nghìn mặt gương trung trùng đối diện nhau, lẫn lẫn chói dọi khắp chiếu suốt nhau.
Song, với Hoa tạng và Tâm hải ấy, toàn là cái nhứt tâm của người đương đời, thế thì tâm đủ pháp giới, mà pháp giới tức là tâm, vì đều rộng lớn hòa lẫn nhau vô cùng vô tận, chính thật đây bảo: "Hoa tạng huyền môn Tỳ Lư tâm (tánh) hải".
Thế mới biết:
Xứ xứ tổng thành Hoa Tạng giới
Tòng giao hà xứ bất Tỳ Lô🌿
🌿Chốn chốn đều là Hoa Tạng giới
Nơi nào chẳng phải chỗ Tỳ Lô🌿
HT. Thích Đức Niệm nói:
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.
Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.
Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Đó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Đó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.(hết trích)
Biết rõ tất cả pháp. Đều chẳng có tự tánh. Hiểu pháp tánh như vậy. Tức thấy Lô Xá Na.
* Tỳ Lô Giá Na là Pháp Thân của Phật.- Cũng tức là Pháp Giới, là Vũ Trụ.- Nên nói: Đức Tỳ Lô thân phắp tất cả mọi chỗ, mà chỗ của Phật ở gọi là Thường tịch Quang tịnh Độ
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
3

Không có nhận xét nào: