Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

+ SẮC - KHÔNG Bất Dị (không khác nhau) Bài 4. Quán Chiếu BN tt

- Lưu ý 2/. "Tánh Không" chẳng phải là có 1 cái Tánh là KHÔNG (nếu hiểu vậy thì liền rơi vào Chấp Không, nêu trên).- Mà là Các Pháp đều KHÔNG CÓ TỰ TÁNH, nên là TÁNH KHÔNG.
Nếu chúng ta cho rằng Tánh Không, là các Pháp có một cái Tánh "cố định là KHÔNG", thì chúng ta rơi vào "cái Không " thuộc phạm trù đối đãi của phàm phu" cái Không thuộc ý thức suy lường này của phàm phu chúng ta cần nên loại bỏ, để tiến vào cái Không Bất Dị, và cái không Tuyệt Đãi của Bậc Thánh.
Kinh Bát Nhã, nói về Cái Không Bất Dị này, như sau:
"Tướng không của các pháp, không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không tăng không giảm" …
Nói TƯỚNG là thuận theo ngôn từ thế gian mà nói. Bởi đây vẫn là VĂN TỰ BÁT NHÃ. Vì là văn tự nên nó cho phép ta sử dụng ngôn từ phù hợp với ngữ điệu của thế gian để chúng sinh dễ nhận. Cái không mà ta nói đó, không phải bỏ sắc nhập không, không phải bỏ không nhập sắc, không phải là cái không duyên khởi cùng với sắc, mà là cái không “không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch …”. Nó không thuộc nhị biên phân biệt. Nó không phải là cái sinh của phàm phu, cũng không phải là cái diệt của Nhị thừa. Phi tất cả mà tức tất cả. Nó chính là thể tánh của tất cả pháp.
Kinh nói rằng:
"Cho nên, trong cái không đó, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không có nhãn giới cho đến ý thức giới. Không có vô minh cũng không có hết vô minh. Cho đến, không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không trí cũng không đắc. Vì không có sở đắc, nên Bồ tát y nơi Bát nhã ba la mật đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, ly hẳn tất cả điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn".
Vì "KHÔNG" không thuộc nhị biên phân biệt (Sắc không đối đãi), nên cái ‘không’ mà tâm kinh nói đây, không những không có ấm, giới, nhập như hàng Nhị thừa đã chứng nghiệm, mà cũng không luôn pháp Tứ đế hay Thập nhị duyên sinh. Ngay cả cái gọi là trí, là chứng cũng không. Bởi phần thức ấm sâu xa là Alaida và Matna thảy đều không. Đây là mượn ngôn từ để nói về THỰC TƯỚNG BÁT NHÃ như Bát bất của luận Trung Quán, (trích...)
Nói chung, khi giải trừ Ý Thức, trầm tư vào Thiền quán, sẽ tiếp cận được Sắc Không Bất Dị, thấy được CHƠN KHÔNG - DIỆU HỮU, thấy được CHÂN KHÔNG mà Phật dạy ở Trí Không này.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'BÁT NHÃ TÂM KINH MA Ha BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất di sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.'
Tất cả cảm xúc:
2

Không có nhận xét nào: