Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 29 - 10/. Thập thế cách pháp dị thành môn - Định nghĩa:

Trong mỗi sát na (đơn vị thời gian rất ngắn- tương đương 1 cái chớp mắt) có chia thành ba thời, quá khứ, hiện tại và vị lai và mỗi thời (đã chia trên) đều chứa đựng quá khứ, hiện tại và vị lai.
Tất cả đều có 3 x 3 = 9 làm vị trí, do đó lập thành chín thời.
Chín thời này gom lại thành một pháp môn (cửa ngõ của pháp) duy nhất.
Tuy là chín thời nhưng mỗi thời đều có tướng cách biệt (Cách Pháp).
Vì tất cả đều được thành lập một cách dung thông vô ngại nên tất cả đều có mặt chung trong một niệm (khoảnh khắc thời gian ngắn nhất.).- Trong kinh nói "Trong một sát na có 60 niệm khởi".- Niệm mới là đơn vị thời gian ngắn nhất-.
Cái này gọi là Thập Thế Cách Pháp Dị Thành Môn.
Nói về “sự thành tựu từ đa thù của 10 thời gian tạo thành một thực thể”. Quá khứ, hiện tại, và vị lai, mỗi thời đều chứa đựng ba thời, như thế tạo thành 9 thời, chúng hợp lại thành một thời duy nhứt – chín và một, tất cả là mười thời.
Mười thời, tất cả đều khác biệt, nhưng nhiếp nhập lẫn nhau, hoàn thành cái lý tắc một trong tất cả.
Hoa nghiêm hợp luận của Lí Thông Huyền ghi: “Mười đời xưa nay, trước sau chưa lìa niệm hiện tại”.
* Niệm Hiện Tại.- Còn gọi là ĐƯƠNG NIỆM HIỆN TIỀN. Nghĩa là: An trú Tại đây và bây giờ "Nhất Niệm".(đệ nhất satna). Trong đó có đủ 10 đời, 10 phương.
Đây là Nghĩa của - Thập thế cách pháp dị thành môn.
Có thể là hình ảnh về văn bản
Tất cả cảm xúc:
3

10 Huyền Môn. Bài 28 - 9/. Chư pháp tương tức tự tại môn.- Tương tức, Tương Nhập, Tương Ứng,Tương Dung.

Chư Pháp Tương Tức Tự Tại môn: Mang ý nghĩa Một là tất cả. Tất cả là một. Lớn nhỏ, rộng hẹp chỉ là những danh từ tương đối, vì không có vật nào tuyệt đối lớn hoặc tuyệt đối nhỏ.
Đối với Phật thì đại thiên thế giới tức 1.000.000.000 thế giới như Thái dương hệ của chúng ta cũng chẳng lớn gì, vì trong vũ trụ bao la vô cùng tận, nó chỉ là một hạt cát nhỏ trong những đống cát của sông Hằng. Vì thế mà Đức Phật đã dạy: “Trên đầu sợi lông hiện ra mười phương quốc độ, ngồi trong hạt bụi mà chuyển đại pháp luân”. Ý Phật muốn nói đến lý bình đẳng, tuyệt đối, vô sai biệt giữa các pháp trên trần thế. Sự sai biệt giữa lớn và nhỏ không còn nữa nếu ta từ bỏ được lối nhìn sự vật ở bên ngoài, chỉ hướng tầm mắt nhìn vào bản thể bên trong mà quan sát sẽ thấy rõ sự sự vật vật trong khắp pháp giới đều viên dung, bình đẳng, tự tại, vô ngại.
Cái này là cái kia, cái kia là cái này. Nước là sóng, sóng là nước. Vàng là sư tử, sư tử là vàng.
Chúng ta có thể khái quát:
- Cánh cửa thứ nhất là Tương Ứng . Đồng thời cụ túc tương ứng môn là cùng một lúc tới với nhau. cùng một lượt tới với nhau và làm thành nhau .
- Cánh cửa thứ hai là Tương Thâu hayTương Nhiếp . Nhìn khơi khơi thì thấy cha ở ngoài con và con ở ngoài cha. Nhưng nhìn cho sâu thì thấy cha ở trong con và con ở trong cha. Nhìn bề ngoài là nhìn theo một trật tự tức là ta thấy ánh sáng nằm ngoài mặt trời, bông hoa nằm ngoài mặt trời, và hai cái đó không dính líu gì tới nhau hết. Đó là trật tự ngoại nhiếp. Nhìn cho kỹ thì ta thấy các cái nằm trong một cái, trong con có cha, trong cha có con. Đó là trật tự nội nhiếp.
- Cánh cửa thứ ba là Tương Nhập hay Tương Dung. Đây là danh từ của các nhà vật lý học có hương vị của Hoa Nghiêm. Cái một chứa đựng cái tất cả. Nhất đa tương dung bất đồng môn . Cái một chứa đựng cái tất cả, cái tất cả chứa đựng cái một.- Đây là Cái một chứa đựng cái tất cả. cái tất cả chứa đựng cái một.
Tương nhập nghĩa là trong cái này có cái kia và trong cái kia có cái này. Ví dụ nhìn vào cái bát ta có thể thấy người thợ gốm, nhìn người thợ gốm ta có thể thấy cái bát.
- Cánh cửa thứ tư là Tương Tức: nghĩa là cái này là cái kia, cái kia là cái này.Ví dụ sóng là nước, nước là sóng. Không có cái này thì không có cái kia. Ý nghĩa căn bản là: cái này có thì cái kia có.
Nghĩa là cái này cũng tức là cái kia. Như kinh Bát nhã nói "sắc tức thị không, không tức thị sắc". Bởi vì "Sắc" là NHƯ mà "không" cũng là NHƯ nên "tương tức".- Cái này là cái kia, cái kia là cái này. Nước là sóng, sóng là nước. Cái này là cái kia, chúng ta tức là nhau.
khi nhìn vào một tờ giấy, bạn sẽ thấy một đám mây bay trong ấy. Vì không có mây thì không có mưa, không có mưa thì cây cối không mọc được, và nếu không có cây thì làm sao có tờ giấy này trong tay bạn? Cho nên tờ giấy có mặt là vì đám mây có mặt, không có mây thì không có tờ giấy. Đám mây và tờ giấy phải nương vào nhau để hiện hữu, Do đó, tờ giấy tuy rất mỏng nhưng chứa đựng cả vũ trụ trong lòng nó.- Cái đó gọi là tương tức.
* Cặp khái niệm tương tức, tương nhập của giáo nghĩa Hoa Nghiêm triển khai giáo lý Duyên khởi, nhấn mạnh việc mọi sự mọi vật đều chứa đựng nhau, giao tiếp với nhau không trở ngại tuy có sự đa tạp trong thế giới hiện tượng.
Hỏi: Nếu tương tức lại tương nhập thành vô tận lại vô tận như vậy thì đây và cảnh giới vô cùng trùm khắp. Đâu là thủy, là chung, là nhân, là quả?
Đáp: Đây là căn cứ vào thể tánh pháp giới duyên khởi mà thành vô tận lại vô tận. Nên trước, sau, nhân, quả chẳng mất. Tuy chẳng mất trước sau nhưng trước sau tương tức lại tương nhập mà thành vô tận. Vì trước sau tương tức lại tương nhập nên khi mới phát tâm liền thành chánh giác.Nên kinh này tán thán công đức của người mới phát tâm “Nhất niệm công đức kia sâu rộng không có ngằn mé. Như Lai phân biệt nói cùng kiếp cũng chẳng thể hết”. Đây để rõ một tức tất cả, thành tất cả vô tận. Lại nói “Hà huống trong vô lượng, vô số, vô biên kiếp, tu đầy đủ các hạnh công đức của các độ và các địa”.
Tóm lại: Giáo lý kinh Hoa Nghiêm.- Chư Pháp Tương Tức Tự Tại môn: Trọng tâm nói về Thế giới Bản Thể.- Nơi ấy: Mọi sự mọi vật đều chứa đựng nhau, giao tiếp với nhau không trở ngại, chúng Tương tức, Tương Nhập, Tương Ứng,Tương Dung.
Có thể là hình ảnh về văn bản
Tất cả cảm xúc:
3

10 Huyền Môn. Bài 26 - 8/. Đồng thời cụ túc tương ứng môn- Hải ấn tam muội.

Đây là lý duyên sanh. Cái này có là vì cái kia có, đồng thời có trong nhau.
Tất cả hiện tượng đồng thời tương ứng, đồng thời đầy đủ, theo lí duyên khởi mà thành lập, một và nhiều dung hợp nhau thành một thể, không có trước sau sai khác.
Đây là nói về sự cộng đồng liên hệ, trong đó vạn vật cộng đồng hiện hữu và đồng thời hiện khởi. Tất cả đều cộng đồng hiện hữu không những chỉ trong quan hệ không gian mà cả trong quan hệ thời gian; không có sự phân biệt giữa quá khứ, hiện tại và vị lai, mỗi thời bao hàm các thời phần khác. Mặc dù chúng có vẻ sai biệt và cách biệt trong thời gian, nhưng tất cả đều được hợp nhất thành một thực thể, theo quan điểm viên dung.
* Các pháp trong vũ trụ đều vô ngã, vô thường, dung thông vô ngại. Thới gian, không gian, động lực, sự sống v.v…cùng một lúc đồng thời tồn tại, tương tức, tương nhập, tương sinh, tương diệt, không có pháp nào có tự tướng riêng biệt, độc lập cả. Trong khi nêu lên một pháp gì, đồng thời có đủ ngay các pháp khác trong đó,Muôn pháp đều ảnh hưởng lẫn nhau theo thế giây chuyền trùng trùng điệp điệp.
Kinh Hoa Nghiêm ghi: "Hết thảy mọi pháp như một biển lớn vô tận, cùng chung một đạo tràng. Mỗi pháp ví như một giọt nước biển, có đủ mùi vị của nước trong trùng dương bát ngát do muôn sông ngòi to nhỏ đổ vào".
Đồng thời xuất hiện, đã đầy đủ ý nghĩa không cần phải truy nguyên, suy diễn theo ý người, cũng như ý ta để cố tạo ra một sự đồng cảm, đồng điệu nào. Vì mọi sự chuyển động từ sinh đến diệt trong những hoàn cảnh thời gian nào đều duyên nhau không rời.
* Cụ túc là đồng thời cùng một lúc, như trong ví dụ sư tử vàng.- Khi vàng hiển hiện thì sư tử và vàng có mặt cùng một lúc, tương ứng với nhau, không tính cái nào có trước cái nào có sau thì gọi là cụ túc tương ứng môn.
* Trong kinh có một hình ảnh hồi xưa Đức Thế Tôn hay dùng, đó là hình ảnh giao lô. Giao lô là những cây sậy dựa vào nhau. Lô là cây sậy.
Đức Thế Tôn thấy ba cây sậy chụm lại thì đứng vững không ngã xuống được. Nếu lấy đi một cây thì hai cây kia rớt xuống. Lấy đi bất cứ cây nào trong ba cây thì hai cây còn lại sẽ rớt xuống. Sự đứng vững của cây này tạo thành sự đứng vững của hai cây kia. Chúng ta không thể nói cây này đứng vững được rồi thì mới tới cây kia. Không có sự vững chãi của cọng lau này trước rồi mới có sự vững chãi của cọng lau kia sau. Sự vững chãi của mấy cây lau xảy ra đồng thời.Tương ứng là hưởng ứng với nhau cùng có một lúc.
Cũng giống như một tam giác ABC. Khi vạch một đường thẳng từ A xuống H chúng ta có hai tam giác nhỏ T và S. Không thể nói tam giác S có trước rồi tam giác T có sau hay T có trước rồi S có sau. Hai tam giác T và S đồng thời câu khởi và có mặt cùng một lúc gọi là đồng thời cụ túc tương ứng. Tương ứng là hưởng ứng với nhau cùng có một lúc.
Hỏi: Nếu nhân quả đồng thời thì nhân là quả. Nhân mà thành quả ư? Sao có thể nói chẳng mất nhân quả?[17]
Đáp: Như Địa Luận nói “Y nơi duyên có 2 loại mà thị hiện 2 loại thời. Y nơi nghĩa của nhân gọi là nhân. Y nơi nghĩa của quả gọi là quả”. Há có thể mất nhân quả sao? Đã nói nhân quả đồng thời, sao gọi là mất được? Nếu nó mất sao lại gọi là nhân quả đồng thời? Nhân quả đồng thời đã vậy thì giáo nghĩa, lý sự v.v… đồng thời cũng vậy.
Hỏi: Đã nói đồng thời tương ưng, nay nêu một việc nhân quả là đủ hết 10 môn giáo nghĩa … phải không?
Đáp: Đây chỉ nêu 10 môn là muốn hoàn thành nghĩa vô tận. Nếu luận về 3 thứ thế gian viên dung thì chỉ một sự là đủ 10 môn, cũng đủ vô tận vô lượng pháp giới, hư không, pháp môn, thành vô tận lại vô tận. Nếu y nơi việc riêng lẽ mà luận thì chẳng thành vô tận, chỉ đồng với Đại thừa.
Tính cách đồng thời vừa nói chính là nhân quả đồng thời, nhưng không xét theo tự thể mà chỉ xét theo tác động. Không xét theo tự thể, tức là không nói sự thể này đã sinh ra sự thể kia như thế nào. Nói tác động là nói sự phản chiếu, và là phản chiếu trong toàn diện. Trong cái chủ động, phản chiếu toàn diện cái bị tác động, và ngược lại. Sự phản chiếu ấy lập nên nhân quả đồng thời.
Từ lý luận trên, người ta nói, khi một sự thể tự biểu lộ toàn diện của nó, đồng thời biểu lộ toàn diện tất cả sự thể khác. Đến lượt mỗi sự thể trong cũng tự biểu lộ và biểu lộ tất cả. Như vậy mọi sự thể xuất hiện trong tương quan, và vì tương quan ấy là tương tại và tương thị nên trở thành tương quan vô tận; trật tự nhân quả vẫn không rối loạn.
Thế giới vô hạn là cái một duy nhất, tức là một toàn thể. Cái một toàn thể được chứa đựng, không dư hay thiếu, trong cái một sai biệt. Đây chỉ là luận ly, thuần túy lý luận. Bởi vì người ta cần có một thế giới vô tận và vô tận như vậy để thiết lập mọi tác dụng của mình trong sự sống, và vận dụng chúng cho một cứu cánh độc nhất.
Trước một thế giới vô hạn và vô tận ấy, người ta cảm thấy khỏi cần vượt qua ngoài vị trí cá biệt của mình mà vẫn có thể thực hiện vô biên tác dụng. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tất cả các pháp môn như một biển cả vô tận điều tụ hội ở một pháp trong đạo tràng". Đó là kinh nói về phương tiện vô biên của Phật. Tất cả những điều Phật nói phát ra từ Hải ấn tam muội. Cũng như tất cả mặt trời, mặt trăng, tinh tú, vân vân. Đều in bóng trong lòng biển - hải ấn, vừa như là một - vì có vị trí cố định - và như là tất cả - vì khắp mọi nơi trong lòng biển. Cũng vậy, từ Hải ấn tam muội, thân của Phật như một biển cả, trong mỗi lỗ chân lông xuất hiện vô biên thế giới.
Nói tóm lại, mỗi sự thể phản chiếu tất cả mọi sự thể, và trong tất cả đó, mỗi sự thể này cùng phản chiếu tất cả mọi sự thể. Thế gọi là cụ túc - có đủ. Chúng đồng thời phản chiếu lẫn nhau tạo thành thế giới trùng vô tận.
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
3

10 Huyền Môn. Bài 25- Thác sự hiển pháp sanh giải môn- Pháp Thân.

Thác là vay mượn, sự là cái gì đó, thác sự là vay mượn một cái gì đó. Hiển pháp là làm sáng tỏ bản chất các pháp, sinh giải là giúp cho người ta hiểu được. Thác sự hiển pháp sinh giải có nghĩa là mượn một sự việc hay một hiện tượng nào đó để làm sáng tỏ bản chất của các pháp, để giúp người ta hiểu rõ hơn tự tánh của các pháp.
Pháp Tạng thuyết minh sự bao hàm và dung nạp lẫn nhau giữa Hiện tượng và Bản thể, giữa Sự và Lý, đúng theo ý nghĩa câu “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” trong Tâm kinh. Đó là bước đầu cần thiết cho sự thiết lập hệ thống tư tưởng gọi là thuyết sự sự vô ngại. Ba khí cụ được sử dụng trong giai đoạn mở đầu này. Một là lý duyên khởi, căn cứ sở y của hệ thống, thứ đến là thuyết ba tánh dùng làm khung ý niệm để thảo luận các vấn đề duyên khởi, và cuối cùng là phép tứ cú của Trung quán, phương thức thích hợp nhất để quán sát và phân tích ba tánh.
Có nhiều nguyên nhân được nêu ra khác với lý do cần thiết để cắt nghĩa tại sao Pháp Tạng dùng thuyết ba tánh của phái Duy thức theo truyền thống Huyền Tráng làm khung ý niệm để luận chứng về thuyết sự sự vô ngại hay pháp giới trùng trùng duyên khởi. Bao gồm một học thuyết quan trọng của phái Duy thức như thuyết ba tánh có thể là để hiển bày đặc tính viên dung của hệ thống tư tưởng của Ngài. Lại nữa, đưa thuyết ba tánh làm một phần của toàn bộ tư tưởng của Ngài là một cách gián tiếp chỉ trích thuyết này có tính cách phiến diện chỉ soi sáng một phần của toàn thể mà thôi. Ngoài ra, theo một số học giả Nhật bản, Pháp Tạng muốn chứng tỏ với triều đình nhà Đường rằng triết lý viên dung của Hoa nghiêm theo cách Ngài giải thích đầy đủ hơn thuyết Duy thức của Huyền Tráng và cung cấp một cơ bản lý do thích ứng với các mối quan hệ giữa Triều đình Thiên tử và các nước chư hầu lúc bấy giờ.
Trái với quan điểm Duy thức, Pháp Tạng cho rằng cái gọi là chơn và vọng không phải là hai thứ trật tự của thực tại hoàn toàn riêng biệt và đối nghịch nhau mà thật ra chúng bất tương ly và vô sai biệt. Để chứng minh chỉ có một thực tại trong đó chơn vọng hòa hiệp, không một không khác, Pháp Tạng trước hết giải thích tánh nào trong ba tánh cũng có hai nghĩa giống nhau là vọng và chơn hay Hữu và Không. Từ đó Ngài đồng nhất hóa ba tánh, giảm trừ khoảng cách và sự sai biệt giữa hai đối cực, biến kế và viên thành, vọng và chơn, mê và ngộ, luân hồi và niết bàn, tục đế và chân đế, ... đến độ chúng hóa đồng nhất. Hơn nữa, bằng phương pháp rút ba về hai Pháp Tạng chỉ cho thấy cái thế giới ngoài kia chẳng những là một thế giới sắc tướng mà còn chính là Pháp thân của chư Phật.
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
3