Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA MỘT NGƯỜI TRÊN FACEBOOK

Bạn thân mến!

Tôi không phải là người ham muốn nhận bất cứ một giải thưởng nào ( bạn này có treo giải ), nhưng thấy điều thắc mắc mà bạn đưa ra rất thực tế và có tâm trong sáng lo lắng cho thế hệ trẻ , cũng như bao người học Phật ngày nay đang quan tâm về việc theo Đạo Phật sẽ có được những lợi ích gì? Những điều giảng trong các khóa tu nơi các chùa do các sư thầy chủ trì có đem vào áp dụng một cách thực tế vào đời sống hay không…..?

Chính vì vậy mà không có thể nói hết tất cả trong khuôn khổ của một commen trên FB, tôi chỉ có thể đưa ra một số kinh nghiệm cũng như hiểu biết của mình về mấy vấn đề bạn đã đề cập

“Câu hỏi cho rằm tháng 8 lần này về chữ: Tu

Ở Tuổi Trẻ còn bao hoài bảo mà mỗi khi nói đến Tu thì ai củng cho cọc trọc đầu ăn chay niệm phật mới là Tu.

Vậy theo bạn Tu như thế nào,ở khía cạnh nào ..trong cuộc sống và bạn hãy dẫn chứng cụ thể trường hợp bạn cho đó là Tu áp dụng vào cuộc sống mà bạn đã trải qua ...????”

Tóm lại bạn đưa ra 3 vấn đề:

- Tu như thế nào?

- Các khía cạnh của sự tu tập…?

- Bằng cách gì để đạt được sự mong muốn?

Nói đến chữ TU, có nghĩa là chúng ta muốn hoàn thiện bản thân mình, muốn trở thành một người hữu ích, một người có đầy đủ NHÂN , LỄ , NGHĨA , TRÍ, TÍN mà trong nhà Phật gọi là BI - TRÍ – DŨNG.

Vậy tại sao chúng ta phải Tu?

Nếu không hiểu được vì sao phải Tu , tức là cái nguyên nhân thúc đẩy chúng ta thực hành Phật Pháp, đó chính là cuộc đời này là khổ, mà khổ là do vô minh mà sinh ra khổ.

Vậy muốn thoát khổ để có được một cuộc sống như mong muốn chúng ta không còn cách nào khác là phải áp dụng thực hành Phật Pháp vào đời sống cụ thể.

Vấn đề chính là ở chỗ , nếu không hiểu rõ , tức là không đồng thời y giáo phụng hành theo một môn phù hợp với bản thân , trước để thanh lọc thân tâm để khai mở trí tuệ, có như thế mới áp dụng Phật Pháp vào thực hành TU trong thực tế đời sống mới chính xác được. nếu không chúng ta sẽ nhảy từ hám muốn này sang ham muốn khác, khổ đau vẫn còn đó , nó chỉ thay đổi một chút màu sắc mà thôi.

Tu chính là tư duy , nhận thức được những sai lầm trên tất cả những tư tưởng phát sinh trong tâm mình, thấy được sự hại mình hại người như những tánh tham lam sân hận , ghen ghét trong các mối quan hệ làm ăn, nhận rõ tính ích kỉ của bản thân trong quan hệ bạn bè , anh em trong gia đình, thấy rõ được sự khen , chê , đàm tiếu … đều là đem lại đau khổ và bất an cho chính bản thân mình và mọi người.. nhận rõ được nhân quả mới thấy ra được sự thật khổ đau là do chính bản thân mình tạo ra mà không phải do ai khác làm mình đau khổ.

Với tuổi trẻ, là thời gian , cơ hội để nhận biết và thay đổi bản thân mình, phải nhận rõ con người muốn hạnh phúc thực sự, trước phải hiểu cội nguồn, chính là cái điều căn bản nhất để xây dựng nhân cách làm người. nếu không có được điều đó, thì chẳng khác nào xây nhà trên cát.

Chính vì vậy tuổi trẻ trước phải tu thân. Tâm không nghĩ điều xấu,thân không làm việc ác, miệng không nói điều xấu, điều gian xảo, kính yêu Cha Mẹ, yêu quí anh em , tôn trọng bạn bè , thấy cái xấu nơi người phải rút kinh nghiệm cho bản thân , thấy cái hay cái tốt nơi người nên ráng học tập và thực hành, dày công rèn luyện , nâng cao hiểu biết chuyên môn , thực hành hạnh kiêm tốn , biết đủ, không tham lam, lãng phí, quán xét bản thân hàng ngày đã có việc gì làm chưa đúng , chưa đủ, chưa phù hợp, phải thấy thiếu sót bản thân mỗi ngày để kịp thời sửa chữa , thay đổi, khi mà một tâm niệm tham khởi hay là một chút nhỏ nhen trong tâm sinh khởi phải thực sự nhận biết, nếu ta làm chủ và nhận rõ những điều đó phát sinh trong từng giờ từng khắc.. chính là chúng ta đã áp dụng Phật Pháp vào bản thân mình, đấy gọi là Tu.

Vậy Các khía cạnh của sự tu tập là gì ?

Chính là trong tất cả các mối quan hệ xã hội , việc làm , hành động, học tập, sáng tạo, sinh hoạt, vui chơi , giải trí, nói chung là tất cả hoạt động của con người kể cả ăn,mặc, ngủ ….

Thí dụ trong quan hệ xã hội không kết giao với kẻ xấu, không bè cánh đả kích lẫn nhau với đồng nghiệp, tránh xa những việc làm đem lại khổ đau cho người khác.ví như trong quan hệ làm ăn thương mại không lừa lọc, không thủ đoạn chèn ép, làm ăn kính tế phải bình đẳng , sòng phẳng, chân thật, giúp đỡ người mới lập nghiệp theo mình, nếu là chủ doanh nghiệp thì không mang tư tưởng bóc lột sở hữu cá nhân như nô bộc… sống phải chánh nghiệp , chánh mạng, những việc làm và hành động đem lại lợi ích bản thân mà làm người khác nghèo khổ và thủ ác với các loài chúng sinh cho thỏa mãn thói vui thú của mình như săn bắn , hoặc câu cá, đánh bẫy….

Học tập phải chịu khó rèn luyện , chuyên cần, chọn lọc những gì đem lại lợi ích cho cuộc sống , nếu là những việc làm vô bổ thì không nên tham đắm . sáng tạo những sản phẩm lợi ích đem lại giá trị sử dụng cao cho nhiều người, lấy lợi ích cộng đồng làm động cơ phát triển mà không vì danh lợi bản thân….. trong tất cả các hoạt động sinh hoạt của bản thân phải thực sự trong sáng , lành mạnh và bổ ích , tiết kiệm , thái độ với mọi người khiêm tốn chân thành…..

Đối với gia đình phải thực sự thương yêu và quí trọng , Cha , Mẹ là người sinh thành ra mình thì phải kính trọng , chăm sóc , nuôi dưỡng lúc tuổi già với tâm thành kính., soi xét mọi vấn đề phải vô tư trong sáng không thiên vị mình hay người, , phải tuyết đối giữ được niềm tin với bạn bè và tất cả đồng nghiệp , và người thân trong gia đình…

Một điều quan trọng phải nhớ là thường xuyên thực hành một phương pháp trong TU ĐẠO có thể là Thiền , Tịnh , Mật… môn nào mà phù hợp với bản thân mình thì cứ theo , miễn là phải thực hành đúng , nếu cần thiết thì phải có người đi trước hay Thầy chỉ dạy nhất thiết phải thực hành để duy trì , cân bằng thể chất và tinh thần , từ đó mới phát sinh được trí tuệ, có trí tuệ mới tỉnh giác , nhận biết và phân biệt được thật giả , đúng sai , nên hay không nên….

đây tạm gọi là một chút kinh nghiệm và hiểu biết từ quá trình tu học và áp dụng vào cuộc sống, còn thực tế về nghĩa TU còn có con đường TU GIẢI THOÁT , điều này thì có duyên mới có thể cùng nhau trao đổi . cám ơn bạn đã đưa vấn đề ra cho mọi người tìm hiểu và tham gia .

Phạm Văn Dũng 18 - 9 - 2020


Không có nhận xét nào: