Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 24- Thác sự hiển pháp sanh giải môn- Ý nghĩa & Mục đíc

Có nghĩa là: Tạm mượn một sự một lý để đủ lấy biểu hiện pháp môn vô tận, khiến cho sinh tín giải nên gọi là Thác sự hiện pháp sinh giải môn.
* Ở ví dụ sư tử vàng (Thầy Pháp Tạng):
+ Nói sư tử là để biểu thị cho vô minh,
+ Nói thể của vàng là để hiển rõ chân tánh.
+ Pháp hư vọng sanh diệt là vô minh.
+ Như Lại tạng bất sanh bất diệt là chân tánh.
+ Luận chung lí và sự thì cũng giống như nói thức A-lại-da để giúp sanh chánh giải.
+ Lí sự tức chân vọng.
* Môn này mượn việc để hiển bày pháp.- nhờ đó mà sinh ra hiểu biết.- Đây là 1 trong 10 huyền môn do tông Hoa nghiêm lập ra; Môn này nói theo Trí, nghĩa là tất cả sự pháp đều làm duyên khởi lẫn nhau, tùy dựa vào 1 pháp mà quán xét thì rõ tất cả sự pháp, có năng lực sinh ra hiểu biết thù thắng Sự sự vô ngại. Lí Sự sự vô ngại chẳng phải là lí luận trừu tượng, mà là sự thực cụ thể, sự thực hiện tượng chính là pháp thể duyên khởi; sự thực chính là chân lí. Sự tướng được hiển bày chính là lí của sự tướng ấy được hiển bày, chứ không phải gá vào cái này mà lại có sự biểu hiện khác.
Đây là Thác sự hiển pháp câu thành môn.
* Nếu nói theo việc đồng tử Thiện Tài tham vấn thiện tri thức, thì do gặp ba độc mà ba đức viên mãn (sự), phát sanh chánh giải (Lí).
* Mục đích của môn này là phá kiến chấp cho rằng sự và lí khác nhau.
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
3

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 23- Bí mật ẩn hiển câu thành môn .- Pháp Thân - Báo Thân

Nhìn vào ta, ta có thể thấy ta với tư cách là một chúng sinh có tham, sân, si. Ta không thấy được mặt kia của ta. Mặt kia là Bụt vì ta cũng có hạt giống vô tham, vô sân, vô si và hạt giống từ bi. Hạt giống Bụt bị ẩn, hạt giống chúng sanh hiển. Nhưng nhìn cho kỹ thì thấy có Bụt ở trong ta. Ta có thể làm như thế nào để Bụt hiển ra và chúng sanh ẩn đi. Ví dụ khi ta tập thở, tập thiền hành thì ta làm cho Bụt hiển ra và chúng sanh ẩn đi. Bụt càng hiển lâu chừng nào thì ta càng được hưởng chừng đó. Bụt không ở ngoài ta, Bụt ở trong ta.
Khi vào chùa, ta chắp tay lạy Bụt. Ta thấy có người lạy (tức là ta) và người được lạy (tức là Bụt) đang ngồi trên bàn thờ. Có hai cái rõ ràng đứng ngoài nhau: ta ở đây và Bụt ở trên bàn thờ, hai người hoàn toàn khác nhau. Đó là trật tự ngoại nhiếp. Ta ở ngoài Bụt và Bụt ở ngoài ta. Nhưng nếu quán chiếu thì ta thấy Bụt trong ta và ta ở trong Bụt. Trong kinh Mười nguyện Phổ Hiền ta có thể quán chiếu được có ta trong Bụt, ở đâu có Bụt là có ta.
Trước khi lạy xuống, ta phải quán chiếu theo giáo lý Hoa Nghiêm, có nghĩa là phải thấy Bụt ở trong ta chứ không phải Bụt ngồi trên bàn thờ: "Bạch Đức Thế Tôn, con quán chiếu rằng, Ngài không phải ở ngoài con, Ngài ở trong con và con có thể tiếp xúc được với Ngài ngay ở trong con. Ở đâu có con là ở đó có Ngài, ở đâu có Ngài là ở đó có con." Thấy được thì mới nên lạy xuống. Người lạy và người được lạy không phải là hai thực thể riêng biệt. Như vậy, ta mới tiếp xúc được với Bụt thật. Nếu không, ta chỉ tiếp xúc được với cái tượng Bụt mà thôi.
Lạy Bụt không phải là một sự cầu nguyện, một sự cầu xin hay một hành động tín mộ (act of devotion) mà là một sự quán chiếu.
Năng lễ sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Thực tập cho sâu sắc, cái lạy sẽ trở thành phương pháp thiền quán để quán chiếu sự tiếp xúc với Bụt trong tự thân chứ không phải là sự cầu xin, tín mộ nữa. Ta thấy được sự tương tức giữa ta và Bụt (interbeing between the Buddha and yourself). Ta không có mặc cảm ta là con số không, ta chỉ là khổ đau, còn Bụt là tất cả. Có như vậy thì sự thực tập mới thành công, ta không còn mặc cảm thua sút, đau khổ nữa.
Học giáo lý Hoa Nghiêm, ta phải biết quán chiếu khi nhìn vào hình hài của mình. Chúng ta thấy sự liên hệ của bốn yếu tố (đất, nước, gió và lửa) trong nội thân và ở ngoại thân. Đi sâu hơn nữa ta thấy không khí ta thở không phải là ở trong nội thân chế tạo ra. Chính rừng cây ở ngoài làm ra dưỡng khí cho ta thở. Ta thở và sống được là nhờ không khí ở ngoài thân. Vì vậy thân của ta không phải chỉ là hình hài này, nó là ở ngoài kia nữa. Thái Hư Đại Sư có viết một bài thơ trong đó có câu: Thân ngoại phi thân khước thị thân. Cái không phải thân, ở ngoài thân đó mới chính là thân của mình. The non-body elements out there is your true body. (Như vậy ta hình thành được Pháp Thân- Pháp giới vũ trụ là Thân ta).
Đó là quán thân trong thân. Chúng ta thấy thân của mình lớn như vậy. Ngay trong đạo Bụt nguyên thỉ, quán thân là tiếp xúc được với hình hài của mình. Tiếp xúc cho sâu sắc thì ta thấy hình hài ta cũng là hình hài của tổ tiên, của đất nước, của dòng họ. Vì vậy cái tất cả có trong cái một.
Trong ánh sáng của Hoa Nghiêm thì khi nhìn vào thân, ta phải thấy được những yếu tố “không thân” làm ra thân của ta. Ta tiếp xúc được với cái hiển mà cũng tiếp xúc được với cái ẩn. Ta tiếp xúc được với tổ tiên, quê hương, dòng họ trong thân thể này.
Nhìn vào một mặt ta chỉ thấy mặt đó thôi. Thành ra thực tập là để nhìn vào một mặt để thấy được tất cả các mặt còn lại. Tất cả đều hiển hoặc tất cả đều ẩn, và ta thấy được sự tương tức giữa ẩn và hiển: cái này ẩn thì cái kia hiển, cái này hiển thì cái kia ẩn. Có như vậy thì sự thực tập đi tới một mức rất cao. Khi chúng ta thở vào thì tất cả tổ tiên, ông bà, con cháu đều thở theo. Thấy được như vậy thì chúng ta không bị giam vào ý niệm ta chỉ là hình hài này, cảm thọ này, tri giác này, từ đó chúng ta buông bỏ được tất cả các mặc cảm, thấy được ta là một vị Bụt và báo thân của ta có thể bao trùm cả thế giới. Cho nên sự an vui của ta có liên hệ đến sự an vui của cả thế giới.
(trích học Hoa Nghiêm kinh.-TS. Thích Nhất Hạnh)
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Dharmakaya Dharma Body (The totality of space) Sambhogikakaya Bliss Body who hints at the Dharmakaya Sambhogikakaya Bliss Body Nirmanakakaya Emanational bodies The disciple must see and fully understand tand that his own Guru is all of the kayas at once'
Tất cả cảm xúc:
5

10 Huyền Môn. Bài 22- Bí mật ẩn hiển câu thành môn .

Nghĩa là cái này hiện thì cái kia ẩn (và ngược lại), đều cùng nhau thành tựu không rời.
+ Ví như nhìn bức tường, nếu thấy bức tường (tổng tướng) thì các chi tiết nhỏ nhiệm bên trong (như gạch, đá v.v...) ẩn. Nếu dùng kính hiển vi điện tử để soi, thì thấy các nguyên tử nhỏ nhiệm quay cuồng, lúc đó bức tường (tổng tướng) ẩn.
+ Ví như Khi nhìn con sư tử bằng vàng. Khi chỉ thấy sư tử mà không thấy vàng, trong trường hợp này sư tử hiện ra, vàng thì ẩn dấu đi. Khi nhìn vàng chỉ thấy vàng mà không thấy sư tử, trong trường hợp này vàng biểu hiện còn sư tử ẩn đi.
+ Ví như.- Tám vạn bốn nghìn pháp môn Phật dạy, có pháp nặng về phần tướng, có pháp nặng về phần tính, nhưng Tính-Tướng bất nhị, các pháp đều cùng chung một mục đích, giải thoát con người khỏi vòng luân hồi đau khổ.
+ Ví như.- Những hình thức tụng kinh, niệm Phật, lễ bái, cúng dường, bố thí, xây chùa, dựng tháp, in kinh, thực hành hạnh đầu đà… tức là những sự tướng bên ngoài phát ra từ lý thể bên trong, kết quả sẽ đưa tới sự chứng đắc pháp nọ, pháp kia, hay được sinh về những cõi tịnh độ.
+ Câu nói “Tâm là Phật, Phật là Tâm” hàm ý nghĩa: Ẩn và Hiển đều thành. Dụ như ánh sáng của trăng, nơi này nhìn như trăng khuyết mà nơi khác lại thấy trăng tròn trịa, viên mãn…
* Nói về thuyết tựu thành, nhờ đó mà cái ẩn mật và cái hiển hiện cùng tạo thành một toàn thể bằng hỗ tương chi trì. Nếu cái này ở trong thì cái kia ở ngoài hay ngược lại. Cả hai hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một nhất thể hoàn chỉnh.
Các pháp thâu nhiếp lẫn nhau, trong Ẩn có Hiển, trong Hiển có Ẩn Trong lý tương tức, tương nhập của các pháp, có pháp ở trong, có pháp ở ngoài, nhưng trong ngoài cùng một thể Tính.
chúng ta có thể gọi đó là tương biểu Biểu là biểu hiện ra, khi biểu hiện ra thì mình thấy, khi không biểu hiện ra thì mình không thấy. Có khi biểu, có khi vô biểu nhưng vô biểu không có nghĩa là không có đó.
Phật pháp không ly thế gian tướng và niết bàn không ở đâu xa, nó vẫn tàng ẩn trong nếp sống hiện tiền, ngay trong tâm thức mọi người ở tại thế gian này.
Phật pháp tại thế gian,
bất ly thế gian giác.
Ly thế mích Bồ đề,
kháp như cầu thố giác,
Nghĩa:
Pháp của Phật ở trong thế gian,
không lìa thế gian mà có giác ngộ.
Lìa thế gian mà tìm Bồ đề,
chẳng khác nào đi tìm lông rùa sừng thỏ.
(Pháp Bảo Đàn kinh)
* Nếu biết nhìn hai cái Ẩn - Hiển một lượt thì có thể thấy được tất cả đều ẩn hay tất cả đều biểu hiện. Ẩn nghĩa là bí mật, là dấu đi; hiển nghĩa là biểu hiện ra, là hiển trước. Đó là Ý nghĩa - Bí mật ẩn hiển câu thành môn.
Có thể là hình minh họa
Tất cả cảm xúc:
3

10 Huyền Môn. Bài 21 - Nhân Đà La Võng - phản chiếu nội tại

Nhân đà la là phiên âm chữ Indra tức lấy Phạm Cung La Võng của Cung Trời Đế Thích, còn gọi là "lưới Đế châu".
Sự phản chiếu của hiệu ứng gương (lưới Đế châu); có Nội tại và Ngoại tại.
* Nói về sự phản chiếu nội tại:
* Như trong lãnh vực được bao quanh bằng mảnh lưới Indra (một mảnh lưới với mỗi mắt lưới là một viên ngọc thạch lấp lánh), ở đó những hạt ngọc phản chiếu rực rỡ lẫn nhau. Cũng vậy, những sự kiện thực tế của thế giới đều chen lẫn và chiếu rọi lẫn nhau.- Giao thoa và phản chiếu lẫn nhau là: "Sự phản chiếu nội tại".
* Đây là hình ảnh nói lên ý nghĩa mọi vật trong vũ trụ đều liên quan mật thiết với nhau. Mỗi động tác của từng cá nhân gây ảnh hưởng đến các cá nhân khác trong cộng đồng xã hội đều phải gánh chịu.
Không một lời nói, một việc làm nào lại chẳng gây ảnh hưởng dây chuyền ít nhiều đến phần tử khác. Một cái vẩy tay hay một tiếng động nhỏ cũng có thể phát sinh ra luồng điện lực làm rung chuyển cả bầu khí quyển lan tới các vì tinh tú rất xa trong không gian vô tận.
* Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science) một bài nói chuyện có tựa đề Predictability: Does the Flap of a Butterfly's Wings in Brazil Set off a Tornado in Texas? (Dự đoán: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?).[2] Trước đó vào năm 1961, trong khi mô phỏng một dự đoán về thời tiết trên máy tính, Lorenz đã lỡ nhập số liệu là 0,506 thay vì 0,506127 như dự định, và do đó đã thu được kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác so với tính toán ban đầu.[3] Từ kết quả này Lorenz đã đề cập tới sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài nói chuyện. Theo đó một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra sự thay đổi (dù rất nhỏ) trong điều kiện gốc của hệ vật lý dẫn đến kết quả là những thay đổi rất lớn về thời tiết ví dụ như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng vạn km (hết trích).
- Vâng ! mọi vật trong vũ trụ đều liên quan mật thiết với nhau. Mỗi động tác của từng cá nhân gây ảnh hưởng đến các cá nhân khác trong cộng đồng xã hội . Ý nghĩa Nhân Đà La Võng - phản chiếu nội tại cũng là như thế.
- Không một lời nói, một việc làm nào lại chẳng gây ảnh hưởng dây chuyền ít nhiều đến phần tử khác. Một cái vẩy tay hay một tiếng động nhỏ cũng có thể phát sinh ra luồng điện lực làm rung chuyển cả bầu khí quyển lan tới các vì tinh tú rất xa trong không gian vô tận.
- Trong mỗi bộ phận chi tiết như mắt, tai… của sư tử, cho đến mỗi sợi lông của sư tử đều có sư tử vàng. Sư tử có mặt (đi vào) trong từng sợi lông, đồng thời mỗi sợi lông chứa đựng tất cả sư tử. Mỗi sợi lông đều có vô biên sư tử, và vô biên sư tử đều có mặt trong mỗi sợi lông sư tử. Cứ như thế mà trùng trùng vô tận (lớp này lớp khác đi về vô tận) như là lưới châu của vua trời Phạm thiên. Cái này gọi là Nhân Đà La Võng Cảnh Giới Môn.
* Để Võ Tắc Thiên hoàng đế hiểu được điều này, thầy Pháp Tạng đề nghị làm một nhà kiếng hình tám mặt (bát giác tương tự kính vạn hoa). Thầy đưa hoàng hậu vào trong nhà kiếng, trên tay bà cầm một ngọn nến. Khi nhìn vào một tấm kiếng bà thấy rõ ràng trong đó không chỉ có một ngọn nến (đèn cầy). Khi đèn cầy phản chiếu thì nó gởi hình ảnh đó sang mặt kiếng kế bên và tất cả các mặt kiếng khác. Mặt kiếng bên lại phản chiếu lại, rồi đi vô lại và phản chiếu sang các mặt khác. Điều này cũng xảy ra cho các mặt khác… Như thế không biết bao nhiêu ngọn nến mà kể, không thể dùng toán học (mathematics) mà đếm được. Đó là trùng trùng vô tận.
Giáo lý Hoa Nghiêm cho rằng Vũ trụ chẳng khác nào một sân khấu khổng lồ, trong đó có vô số những sức mạnh chằng chịt, và vô số những phần tử trùng trùng điệp điệp tác động hỗ tương tạo thành những bức tranh muôn màu hòa hợp.
* Cho nên kinh Đệ Thất Địa Tán Thỉnh nói “Trong mỗi vi trần hiện vô lượng vô biên vô số ức Phật thuyết pháp. Đây chính là trí Chánh giác”. Thế gian lại nói “Trong mỗi vi trần hiện vô lượng Phật quốc có núi Tu Di kim cương bao quanh. Thế gian vẫn không bị chèn lấn”. Đây là căn cứ trên khí thế gian. Lại nói “Trong mỗi một vi trần hiện hữu ba đường ác, trời, người và A tu la. Mỗi mỗi nhận lảnh nghiệp báo”. Đây là căn cứ trên chúng sanh thế gian. Lại nói “Một vi trần được thị hiện, tất cả vi trần cũng như vậy. Nơi một vi trần hiện quốc độ. Vi trần của quốc độ đó lại thị hiện. Nên thành vô tận lại vô tận”. Đây chính là PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI như trí, như lý, thật đức như vậy.
Có thể là hình minh họa
Tất cả cảm xúc:
Viên Quang và 4 người khác