Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

10 Huyền Môn. Bài 31- 10 Nền tảng để thiết lập mười huyền môn

Theo TS Japan. JUNJIRO TAKASUSU (Tuệ Sĩ dịch)- trong tác phẩm- TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO:
Nền tảng này y cứ trên những quan niệm tổng quát của Phật học, có mười:
1. Bởi vì mọi loài cũng như mọi vật đều được hiện khởi do nội thức nên căn nguyên là một.
2. Bởi vì mọi loài cũng như mỗi vật đều không có bản tính quyết định, tất cả đều vận hành tự tại nên vô ngã là chân lý tối thượng.
3. Bởi vì lý duyên khởi chỉ cho sự tương y tương quan, nên tất cả đều cộng đồng liên hệ.
4. Bởi vì tất cả đều có chung pháp tính (dharmatā) hay Phật tính (Buddha-svabhāvā), nên tất cả đều có khả năng chứng đắc như nhau.
5. Bởi vì thế giới hiện tượng được cho là mộng huyễn, nên thế giới Nhất chân có thể bàng bạc khắp mọi nơi không bị ước thúc.
6. Bởi vì thế giới hiện tượng được coi như là bóng mờ hay ảo ảnh nên thế giới Nhất chân bàng bạc khắp nơi.
7. Bởi vì trong sự giác ngộ của Phật, những căn nhân của hiện khởi được coi như vô hạn, những cảm quả là vạn trạng và vô biên, nhưng chúng không chướng ngại nhau mà lại còn cộng tác để hình thành một toàn thể nhịp nhàng.
8. Bởi vì sự giác ngộ của Phật là tối thượng và tuyệt đối, nên sự chuyển hóa của thế giới là theo ý chí của Ngài.
9. Bởi tác dụng thiền định thâm áo cuả Phật, sự chuyển hóa của thế giới là tùy theo ý của Ngài.
10. Do bởi năng lực siêu nhiên khởi lên từ sự giải thoát, sự chuyển hóa thế giới là tự tại.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết '© shibuya246.com Shibuya246.com'
Tất cả cảm xúc:
3

10 Huyền Môn. Bài 30 - Thập thế cách pháp dị thành môn - Thời - Không.

HT. Nhất Hạnh có lời giải:
Cánh cửa thứ 10 này cho chúng ta thấy giáo lý tương tức giữa ba đời rất rõ. Nhìn vào các pháp thì thấy thời gian trong đó. Nhìn vào không gian thì thấy thời gian trong đó. Thời gian ôm không gian và không gian ôm thời gian. Có sự tương tức giữa không và thời. Nói thời gian mà không nói các pháp thì làm sao nắm được thời gian? Chính khi nhìn các pháp mới thấy được thời gian. Nói về thời gian là nói về không gian và các pháp. Nói về thời gian là nói về ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Mỗi thời trong ba thời đều có cả ba thời. Đây là hiện tại, trong hiện tại có quá khứ, hiện tại và vị lai; đây là quá khứ, trong đó có quá khứ, hiện tại và vị lai; đây là vị lai, trong đó có vị lai, quá khứ và hiện tại. Nhìn vào ba thời, theo lý tương tức, chúng ta thấy có chín thời. Chín thời đó, tuy chia ra như vậy nhưng nhìn kỹ thì nó tương tức nên có thời tổng hợp thứ mười, gọi là thập thế (mười thời). Nhìn một pháp qua mười thời thì mới thấy được pháp đó.
Thập thế cách pháp dị thành môn có nghĩa là các pháp khác nhau (dị) được thành lập (thành) riêng biệt khác nhau (cách) nhưng nó chia sẻ chung cả mười thời (All things variously arise through the oneness of the ten times). Đó là ý niệm tương tức giữa thời gian và các pháp. Thời gian làm gì có nếu không có các pháp? Chính là nhờ có các pháp và nhìn vào các pháp (không gian cũng là 1 pháp) mà ta thấy được thời gian và tính tương tức của nó.
....
Trong mấy mươi tông phái của thời kỳ đạo Bụt Bộ phái, có tông phái chủ trương: Chỉ có hiện tại, không có quá khứ và tương lai, và hiện tại thì sinh diệt từng sát na. Nhưng có tông phái nói: Có hiện tại, nhưng quá khứ cũng có và tương lai cũng có. Phái Hữu Bộ nói: Tam thế hằng hữu. Nghĩa là ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai luôn luôn có đó, không mất đi đâu hết.
Vấn đề thời gian là một vấn đề lớn, cho nên các tông phái, các bộ phái đạo Bụt đều đề cập tới.(hết trích)
Vâng ! Thời Gian và Không gian (phương) có sự tương quan mật thiết.- Bởi vì đều là biểu hiện của Tâm Như. Và mang ý nghĩa.- Cách Pháp dị thành.
Có thể là hình ảnh về văn bản
Tất cả cảm xúc:
3

10 Huyền Môn. Bài 29 - 10/. Thập thế cách pháp dị thành môn - Định nghĩa:

Trong mỗi sát na (đơn vị thời gian rất ngắn- tương đương 1 cái chớp mắt) có chia thành ba thời, quá khứ, hiện tại và vị lai và mỗi thời (đã chia trên) đều chứa đựng quá khứ, hiện tại và vị lai.
Tất cả đều có 3 x 3 = 9 làm vị trí, do đó lập thành chín thời.
Chín thời này gom lại thành một pháp môn (cửa ngõ của pháp) duy nhất.
Tuy là chín thời nhưng mỗi thời đều có tướng cách biệt (Cách Pháp).
Vì tất cả đều được thành lập một cách dung thông vô ngại nên tất cả đều có mặt chung trong một niệm (khoảnh khắc thời gian ngắn nhất.).- Trong kinh nói "Trong một sát na có 60 niệm khởi".- Niệm mới là đơn vị thời gian ngắn nhất-.
Cái này gọi là Thập Thế Cách Pháp Dị Thành Môn.
Nói về “sự thành tựu từ đa thù của 10 thời gian tạo thành một thực thể”. Quá khứ, hiện tại, và vị lai, mỗi thời đều chứa đựng ba thời, như thế tạo thành 9 thời, chúng hợp lại thành một thời duy nhứt – chín và một, tất cả là mười thời.
Mười thời, tất cả đều khác biệt, nhưng nhiếp nhập lẫn nhau, hoàn thành cái lý tắc một trong tất cả.
Hoa nghiêm hợp luận của Lí Thông Huyền ghi: “Mười đời xưa nay, trước sau chưa lìa niệm hiện tại”.
* Niệm Hiện Tại.- Còn gọi là ĐƯƠNG NIỆM HIỆN TIỀN. Nghĩa là: An trú Tại đây và bây giờ "Nhất Niệm".(đệ nhất satna). Trong đó có đủ 10 đời, 10 phương.
Đây là Nghĩa của - Thập thế cách pháp dị thành môn.
Có thể là hình ảnh về văn bản
Tất cả cảm xúc:
3

10 Huyền Môn. Bài 28 - 9/. Chư pháp tương tức tự tại môn.- Tương tức, Tương Nhập, Tương Ứng,Tương Dung.

Chư Pháp Tương Tức Tự Tại môn: Mang ý nghĩa Một là tất cả. Tất cả là một. Lớn nhỏ, rộng hẹp chỉ là những danh từ tương đối, vì không có vật nào tuyệt đối lớn hoặc tuyệt đối nhỏ.
Đối với Phật thì đại thiên thế giới tức 1.000.000.000 thế giới như Thái dương hệ của chúng ta cũng chẳng lớn gì, vì trong vũ trụ bao la vô cùng tận, nó chỉ là một hạt cát nhỏ trong những đống cát của sông Hằng. Vì thế mà Đức Phật đã dạy: “Trên đầu sợi lông hiện ra mười phương quốc độ, ngồi trong hạt bụi mà chuyển đại pháp luân”. Ý Phật muốn nói đến lý bình đẳng, tuyệt đối, vô sai biệt giữa các pháp trên trần thế. Sự sai biệt giữa lớn và nhỏ không còn nữa nếu ta từ bỏ được lối nhìn sự vật ở bên ngoài, chỉ hướng tầm mắt nhìn vào bản thể bên trong mà quan sát sẽ thấy rõ sự sự vật vật trong khắp pháp giới đều viên dung, bình đẳng, tự tại, vô ngại.
Cái này là cái kia, cái kia là cái này. Nước là sóng, sóng là nước. Vàng là sư tử, sư tử là vàng.
Chúng ta có thể khái quát:
- Cánh cửa thứ nhất là Tương Ứng . Đồng thời cụ túc tương ứng môn là cùng một lúc tới với nhau. cùng một lượt tới với nhau và làm thành nhau .
- Cánh cửa thứ hai là Tương Thâu hayTương Nhiếp . Nhìn khơi khơi thì thấy cha ở ngoài con và con ở ngoài cha. Nhưng nhìn cho sâu thì thấy cha ở trong con và con ở trong cha. Nhìn bề ngoài là nhìn theo một trật tự tức là ta thấy ánh sáng nằm ngoài mặt trời, bông hoa nằm ngoài mặt trời, và hai cái đó không dính líu gì tới nhau hết. Đó là trật tự ngoại nhiếp. Nhìn cho kỹ thì ta thấy các cái nằm trong một cái, trong con có cha, trong cha có con. Đó là trật tự nội nhiếp.
- Cánh cửa thứ ba là Tương Nhập hay Tương Dung. Đây là danh từ của các nhà vật lý học có hương vị của Hoa Nghiêm. Cái một chứa đựng cái tất cả. Nhất đa tương dung bất đồng môn . Cái một chứa đựng cái tất cả, cái tất cả chứa đựng cái một.- Đây là Cái một chứa đựng cái tất cả. cái tất cả chứa đựng cái một.
Tương nhập nghĩa là trong cái này có cái kia và trong cái kia có cái này. Ví dụ nhìn vào cái bát ta có thể thấy người thợ gốm, nhìn người thợ gốm ta có thể thấy cái bát.
- Cánh cửa thứ tư là Tương Tức: nghĩa là cái này là cái kia, cái kia là cái này.Ví dụ sóng là nước, nước là sóng. Không có cái này thì không có cái kia. Ý nghĩa căn bản là: cái này có thì cái kia có.
Nghĩa là cái này cũng tức là cái kia. Như kinh Bát nhã nói "sắc tức thị không, không tức thị sắc". Bởi vì "Sắc" là NHƯ mà "không" cũng là NHƯ nên "tương tức".- Cái này là cái kia, cái kia là cái này. Nước là sóng, sóng là nước. Cái này là cái kia, chúng ta tức là nhau.
khi nhìn vào một tờ giấy, bạn sẽ thấy một đám mây bay trong ấy. Vì không có mây thì không có mưa, không có mưa thì cây cối không mọc được, và nếu không có cây thì làm sao có tờ giấy này trong tay bạn? Cho nên tờ giấy có mặt là vì đám mây có mặt, không có mây thì không có tờ giấy. Đám mây và tờ giấy phải nương vào nhau để hiện hữu, Do đó, tờ giấy tuy rất mỏng nhưng chứa đựng cả vũ trụ trong lòng nó.- Cái đó gọi là tương tức.
* Cặp khái niệm tương tức, tương nhập của giáo nghĩa Hoa Nghiêm triển khai giáo lý Duyên khởi, nhấn mạnh việc mọi sự mọi vật đều chứa đựng nhau, giao tiếp với nhau không trở ngại tuy có sự đa tạp trong thế giới hiện tượng.
Hỏi: Nếu tương tức lại tương nhập thành vô tận lại vô tận như vậy thì đây và cảnh giới vô cùng trùm khắp. Đâu là thủy, là chung, là nhân, là quả?
Đáp: Đây là căn cứ vào thể tánh pháp giới duyên khởi mà thành vô tận lại vô tận. Nên trước, sau, nhân, quả chẳng mất. Tuy chẳng mất trước sau nhưng trước sau tương tức lại tương nhập mà thành vô tận. Vì trước sau tương tức lại tương nhập nên khi mới phát tâm liền thành chánh giác.Nên kinh này tán thán công đức của người mới phát tâm “Nhất niệm công đức kia sâu rộng không có ngằn mé. Như Lai phân biệt nói cùng kiếp cũng chẳng thể hết”. Đây để rõ một tức tất cả, thành tất cả vô tận. Lại nói “Hà huống trong vô lượng, vô số, vô biên kiếp, tu đầy đủ các hạnh công đức của các độ và các địa”.
Tóm lại: Giáo lý kinh Hoa Nghiêm.- Chư Pháp Tương Tức Tự Tại môn: Trọng tâm nói về Thế giới Bản Thể.- Nơi ấy: Mọi sự mọi vật đều chứa đựng nhau, giao tiếp với nhau không trở ngại, chúng Tương tức, Tương Nhập, Tương Ứng,Tương Dung.
Có thể là hình ảnh về văn bản
Tất cả cảm xúc:
3