Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT.

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT.
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu:
1- Tôn giáo: Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.
2- Tín ngưỡng: Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.
3- Triết học: Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.
4- Triết luận: Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.
5- Từ thiện xã hội: Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học viết hoa (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, môt chủ nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu!
6- Cực lạc, cực hạnh phúc: Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian - chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại như thế.
7- 8 vạn 4 ngàn pháp môn: Đạo Phật có nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến 8 van 4 ngàn pháp môn (dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp, che mờ và nghĩa chồng lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết, tập hợp ví như Giới uẩn (nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm tuệ). Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được! Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ thời. Ví dụ 84 ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền não, 84 ngàn cách tu...
8- Xin xăm, bói quẻ, cầu sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu: Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong kinh tụng Pāli có đoạn: “Sunakkhataṃ sumaṅgalaṃ supabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ, sukhno ca suyiṭṭaṃ brahmacārisu. Padakkhinaṃ kāyakammaṃ vācākammaṃ padakkhinaṃ padakkhinaṃ manokammaṃ paṇidhī te padakkhinā...”
Có nghĩa là: Giờ nào (chúng ta) thực hành thân, khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là khắc tốt, là canh tốt... Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế rồi sẽ được những lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm nghĩa nhiêu ích).
9- Định mệnh: Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui - chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.
10- Siêu độ, siêu thoát: Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh, vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Theravāda (nguyên thuỷ) còn duy trì. Có thể có hai trường hợp:
- Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương trầm... để “thần thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự tạo “cận tử nghiệp” tốt cho mình.
- Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất.
Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi. Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực: “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”.
Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả.
11- Huyền bí, bí mật: Giáo pháp của đức Phật không có cái gì được gọi là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là “Như Lai thuyết pháp với bàn tay mở ra”; có nghĩa là ngài không có pháp nào bí mật để giấu kín cả!
12- Tâm linh: Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn lan mọi loại điện thờ với những hình thức mê tín, dị đoan, sa đoạ văn hoá... mà ở đâu cũng rêu rao các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề tìm ra nguồn Phật học Pāli hay Sanskrit có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!
13- Niết-bàn: Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài Huệ Năng đã nói rõ: “Phật pháp tại thế gian. Bất lý thế gian giác. Ly thế mịch bồ-đề. Cáp như tầm thố giác”. Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền não mới giác ngộ bài học được.
14- Bỏ khổ, tìm lạc: Tu Phật không phải là bỏ khổ, tìm lạc. Xin lưu ý cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền não!
15- Tu để được cái gì! Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã.
16- Tu là sửa: Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng trệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.
17- Vía: Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía. Ví dụ, nam thất, nữ cửu – nam bảy vía, nữ chín vía. Nếu là nam thất, nữ cửu thì nó trùng với nam 7 khiếu, nữ 9 khiếu. Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh - phần tâm, sắc - phần thân – luôn nương tựa vào nhau. Chỉ có năng lực thiền định mới tạm thời tách lìa danh ra khỏi sắc, như Cõi trời Vô tưởng của tứ thiền. Tuy nhiên, cõi trời Vô tưởng hữu tình này không phải là không có danh tâm mà chúng ở dạng tiềm miên. Còn các Cõi trời Vô sắc thì sắc không phải là không có, chúng cũng ở dạng tiềm miên. Thật đáng phàn nàn, Phật và Bồ-tát đều có “vía” cả! Và cũng thật là “đau khổ” khi trong lễ an vị Phật, người ta còn hô “Thần nhập tượng” nữa chứ!
18- Bồ-tát: Bồ-tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sanh có trí tuệ. Vậy, chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ-tát” quen thuộc trong kinh điển mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sanh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có hạng chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Chánh Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sanh có trí tuệ trên – không có loại chúng sanh có trí tuệ nào khác.
19- Phật: Phật là âm của chữ Buddha, nghĩa là người Giác ngộ. Vậy chúng ta nên tạm thời bỏ quên “khái niệm Phật” từ lâu đã mọc rễ trong tâm thức mà trở về nghĩa gốc là bậc Giác ngộ. Vậy, có người Giác ngộ do nghe pháp từ bậc Chánh Đẳng Giác, được gọi là Thanh Văn Giác. Có người Giác ngộ do tự mình tu tập vào thời không có đức Chánh Đẳng Giác, được gọi là Độc Giác. Có vị Giác ngộ do trọn vẹn 30 ba-la-mật, trọn vẹn minh và hạnh nên gọi là Chánh Đẳng Giác.
Không có vị Giác ngộ (Phật) nào ngoài 3 loại Giác ngộ trên.
20- Thể nhập: Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cái ngã khác ấy có thể là dòng sông, có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh, thượng đế. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm. Khi đi, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái đi; khi nói, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái nói; khi ăn, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái ăn – thì đấy mới đúng nghĩa “thể nhập pháp giới”, ngay giây khắc ấy, mọi tham sân, phiền não không có chỗ để , sanh khởi.
🌹Sādhu! Sādhu! Sādhu🌹
(Sư Ôn Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Ý KIẾN 2 : HIỂU TU PHẬT và TU PHẬT..

Ý KIẾN 2 : HIỂU TU PHẬT và TU PHẬT..
Chưa GIẢI THOÁT KHỔ mà chúng ta vẫn còn sống trong cuộc đời đau khổ mà...??.
Đây là một sự thật hiển nhiên bao nhiêu lâu nay chúng ta đã BỊ, trong khi đó Đức Phật đã bảo : " Niết bàn tại thế "; " chúng sanh là Phật sẽ thành " mà đã có ai, có ai đâu ?. Rồi chúng ta yên lặng, không dám nói, không dám hỏi...Hay là chúng ta LẠI NÉ ĐI bằng cách là chúng ta còn phải tu nhiều kiếp nữa, bởi tự cho mình nghiệp lực còn quá nặng, bây giờ chúng ta phải trả cho hết đi đồng thời phải chấp nhận những gì phủ phàn đưa đến,...rồi chúng ta sẽ.......và chúng ta sẽ......?
Người Giác ngộ - Đức Phật không bao giờ bảo : " có một linh hồn hay một dòng sinh mệnh bất diệt, tồn tại miên viển " vì như thế không phải MÂU THUẨN với luật VÔ THƯỜNG sao ?. mà thế thì LÚC NÀO đó có phải tôi không ?. SAI LẦM! Vâng có thể chúng ta sai lầm.........vậy luật Nhân quả và Biến dích thì sao ?.
Vâng, Ngài vẫn công nhận đúng...không có gì sai, nhưng điều đó KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ..." Tôi vẫn là tôi ..sau biến chuyển khi tôi HẾT KIẾP NGƯỜI ".
Mập mờ vì nhiều người nói....chúng ta TỰ AN ỦI mình bắng cách nào đó như TUYỆT ĐỐI...., NHẤT TÂM..... quán niệm một danh xưng nào đó của một Vị Phật mà chính con người chúng ta đặt ra - chứ các Vị KHÔNG CẦN thế, KHÔNG MUỐN TÔN VINH, CA NGỢI thế bao giờ để - rồi...rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ giác ngộ, chúng ta sẽ vãng sanh đến Tây phương Cực lạc, đến Miền đất hứa HẾT KHỔ ......nhưng chúng ta phải tuyệt đối quán niệm một danh xưng " một vị thuốc " mà cũng chính con người lập nên - mà không uống thuốc - rồi...rồi...một ngày nào đó chúng ta hết bịnh ??.
** Có phải chăng chúng ta SAI LẦM ?.
** Có phải chăng chúng ta TÔN VINH đến độ Người đươc tôn vinh cũng PHẢI NGƯỢN vì không nghe theo lời dạy bảo mà không cần suy nghĩ cứ chỉ " nhắm mắt tôn vinh, xùng bái "
** Có phải chúng ta quá dể dải khi dùng từ TU trong Đạo nhân, trong xã hội con người vào một lãnh vực khác ?.
** Có phải chăng chúng ta sai lầm TU, hay THAM THIỀN trong tôn giáo mà YẾU CHỈ của Tôn giáo đó là GIẢI THOÁT KHỔ chứ không phải HỌC ĐỨC TÁNH TỐT, HỌC, THEO PHƯƠNG PHÁP HAY, TUYỆT MẬT, BÍ TRUYỀN ?.
Không phải ít trường phái khác nhau ở Ấn Độ hay ở phương Đông, nơi mà người ta thường dạy những pháp môn tu hay tham thiền thật kinh khủng nhất...nó đã quy định, bắt buộc tâm trí không còn được một chút tự do nào, nó gò ép, chèn nén tâm trí không còn tự do, tự tại nên không thẻ thấu hiểu được vấn đề, không còn hiểu, THẤY, BIẾT " cái gì đang xảy ra " mà chỉ biết hành trì,...hành trì .... và hành trì.....với hy vọng " cái bánh vẻ " phía trước mà muôn đời không biết, không thể đạt đến đièu gì mới mẻ... !! ?.
VÀ CÓ BAO LẦN NGHĨ RẰNG CHÚNG TA ...chúng ta SAI. Chúng ta thoát khổ hay " nhai lại, nhái lại " một phương pháp hoặc " ca ngợi, tôn vinh một danh xưng, van xin.... "
VÀ CÓ BAO LẦN NGHĨ RẰNG CHÚNG TA " HIỂU CÁCH TU " nắm vững các pháp TU, các Đức tánh tốt hay chúng ta TU.., nghĩa là chúng ta PHẢI SỐNG ....phải BUÔNG BỎ Tham, Sân, Si của chính mình để BỚT hay HẾT KHỔ ?. hay Bạn đang cười... cho....vì nhận xét của tôi sai...TÙY BẠN...

.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

VẤN ĐỀ 1 ; HIỂU TU và TU ĐẠO PHẬT..

VẤN ĐỀ 1 ; HIỂU TU và TU ĐẠO PHẬT..
.
Con người, bất cứ ai với " cái từ TU " đều nghe dể chịu trong mọi hoàn cảnh, mọi thời gian bởi nó hàm ý là một sự sửa chữa CHO ĐƯỢC TỐT HƠN trước đây. Và như thế từ TU trở thành dể dải cho người dùng nó, nó bắt đầu đi vào phạm vi khác - như Phật giáo .....và...và nó SAI, sai hoàn toàn với TINH THẦN GIẢI THOÁT KHÔ mà Thái Tử Tất Đạt Đa đã " xả thân, liều mạng " mới NHẬN RA !!. TU PHẬT là để GIẢI THOÁT KHỔ cho con người trong cuộc sống hiện tại con người ĐANG KHỔ chứ KHÔNG PHẢI LÀ ĐỂ LÀM CHO TỐT HƠN mặc dầu khi BỚT hay HẾT khổ những Đức tánh tốt SẼ HIỆN HỮU.
Trên phương diện cuộc đời, trong cách hành xử với nhau, trong phạm vi đối nhân xử thế hay trong Đạo nhân TU là mong muôn TỐT HƠN, LÀNH HƠN, và như thế tâm trí tôi chỉ có một khả năng lập đi lập lại, thực hành từ ngày này qua ngày khác một phương pháp nào đó, rập khuôn theo một hệ thống nào đó để cuối cùng tôi sẽ GIỐNG '" một mẫu mực nào đó.... TỐT ", với cố gắng, đương nhiên phải cố gắng rồi.....tôi ĐƯỢC một KẾT QUẢ, có một THÀNH QUẢ như đã DỰ KIẾN - một mô thức sống, một mẫu mực đã quy định, nghĩa là tâm trí tôi ĐÃ sao chép, bắt chước lập lại mà thôi, nghĩa là tôi cố gắng học hỏi, huấn luyện tâm trí của tôi hay nói cách khác tôi vặn vẹo, uốn nắn, tâm trí của tôi, để trong quá trình đó hay đến lúc nào đó với hy vọng của mình - tôi đạt được một phần thưởng vào lúc kết thúc, lời đánh giá tốt, một tấm bằng khen. bằng một giá trị mà xã hội con người chấp nhận hay ít ra tôi khen tôi. Cho dù lúc đó tôi có khác hơn lúc trước nhưng chắc chắn suốt quá trình đó TÔI MẤT TỰ DO, tôi bị tôi chèn ép, tôi phải rập khuôn.....!!!. Và chẳng biết gì ngoài " cái tôi đã học " cái tôi ĐÃ BIẾT, tôi đã nghe .
Nhưng TU trong Phật giáo KHÔNG PHẢI THẾ. hoàn toàn không phải thế......
Nếu chúng ta cứ giữ quan điểm tu như thế thì đó là một SAI LẦM, một cách không thể chấp nhận trong Phật giaso... nhất là Phật giáo nói riêng.
Bạn có thấy, có khám phá ra rằng bằng cách như thế thì kết cuộc là những gì Bạn đã DỰ KIẾN hay NGHE NÓI " lúc đầu " không ?. Trong quá trình đó Bạn khư khư với những hứa hẹn, những thú vui, những phần thưởng, những hình phạt mà hệ thống đó vẻ ra đã làm cho tâm trí trở thành máy móc, ngu đần, hôn trầm, mê mẫn...lúc khởi đầu bằng sự gò bó, ép buộc, không tự do ...vào lúc khởi đầu Bạn đã đặt ra một con đường mà tâm trí phải theo thì làm gì quá trình đó cho phép Bạn tự do quan sát, khám phá, thì làm gì có quá trình đó cho phép Bạn tự do, tự tại để THẤY, BIẾT cái gì khác hơn cái mà nó " được cho biết trước và mong đợi ".
Thế Bạn chỉ có lại CÁI ĐÃ BIẾT hoặc Ai đó ĐÃ BIẾT và nói lại Bạn nghe hay những TƯỞNG THỨC mà Bạn đã đặt ra mà thôi.
Thế nhưng trong Phật giáo TU nhất định không phải là chúng ta muốn nói đến một cái gì đó phải được thực tập, phải lập đi lập lại, nhái đến nhái lui, hành trì - nghĩa là chúng ta không thể chấp hành, theo một phương pháp, một pháp môn, một tông phái nào cả; nghĩa là chúng ta không thể giữ gìn, tuân thủ một hệ thống giáo điều, giáo quy, giáo bang nào cả.
Đây là một SAI LẦM, sai lầm trầm trọng vì chúng ta quá dể dui ....hời hợt, cho nên chúng ta cứ mãi nói chúng ta đã tu, đã mà tham thiền mà sao chúng ta KHÔNG GIÁC NGỘ mà chỉ được Thầy, Sư phụ khen và CHƯA GIẢI THOÁT KHỔ !!.
tiếp.....2.


Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Hậu Chùa Ba Vàng Đắng Lòng Người Học Phật

Hậu Chùa Ba Vàng Đắng Lòng Người Học Phật (https://www.youtube.com/watch?v=xDQLOXHYL0w&t=54s)
Bạn Trúc Viên Trang tham vấn:
Pháp Niệm Phật Vãng Sanh, Hộ Niệm Vãng Sanh, Cầu An, Cầu Siêu,… Có Phải Là Pháp Do Phật Chỉ Dạy Hay Không?
Nhân sự kiện Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ làm Phật môn dậy sóng khiến rất nhiều người học Phật cả Tăng lẫn tục rơi vào vòng xoáy thị phi điên đảo, bạn Trúc Viên Trang đã cảm thán và hoài nghi tham vấn Ngạo Thuyết rằng:
Vậy pháp niệm phật vãng sanh..hộ niệm vãng sanh có phải pháp của Đức Phật không? Cầu an cầu siêu? Trai đàn chẩn tế? Trai tăng? 49 ngày đại tưởng tiểu tưởng? Tham gia xã hội...? Cho Trúc Viên Tra hỏi là pháp phật dạy...chứ?
Nếu phải thì phát huy..mà nếu không phải mà người học Phật cứ làm thì có bị gì không?
Ai là người ... phán quyết điều này?
Trong giới luật sadi cấm rờ đến tiền bac....vậy bây giờ tỳ kheo giữ tiền có trái với giới luật không?
Bạn Trúc Viên Trang lập luận:
Cuộc đời ngắn ngủi... như mộng, như chiêm bao nếu rảnh rang đi tìm đúng sai ..mình nghĩ như đi nắm hư không... như lấy vàng bắn chim... danh và lợi như là cái bánh vẽ, tranh giành để nắm lấy chiếc bánh vẽ thì thật vô nghĩa..., việc tranh giành tham đắm dễ khiến việc mình quên đi thực tại, quên đi rằng mình đang sống… biết bao bất công, biết bao điều dối gian, trí trá ... ở cuộc đời nơi mình, người… có lẽ vậy... mình nghĩ đó là pháp phật. Phật có nói: Cuộc đời là để nhận thức chứ không phải giải quyết nó... không biết nên làm sao?

Trả Lời Những Câu Hỏi Của Bạn Trúc Viên Trang, Ngạo Thuyết đáp rằng:
Trước tiên Ngạo Thuyết trả lời câu hỏi ai là người phán quyết sự đúng sai, chánh tà ở các pháp mà người đời sau nói rằng là pháp Phật. Về người phán quyết ở đạo Phật có thể nói là không có người phán quyết cụ thể, đây là điểm khác biệt khách quan và cũng đồng thời là khuyết điểm tối hậu ở đạo Phật so với ngoại đạo. Với các tôn giác khác như Nhất Thần Giáo thì ngoại đạo vì muốn ép tín đồ thuần phục, lệ thuộc hoàn toàn thì vai trò người phán quyết được giới lãnh đạo tinh thần được tối ưu hóa và bất khả xâm phạm.
Cụ thể như vai trò của đức giáo hoàng ở Kito giáo, đây là người phán quyết tối cao của Kito giáo, nhân vật này có đặc quyền phán quyết đúng sai dựa trên nền tảng hiểu biết cá nhân về kinh Thánh, về tri thức cộng đồng. Tính chủ quan, bảo thủ cá nhân ở đức giáo hoàng là rất lớn. Tuy nhiên, do có được đặc quyền đại diện Tiếng nói của Chúa nên lời nói của Đức giáo hoàng luôn đúng và bất khả xâm phạm. Và tín đồ con chiên của Chúa buộc phải tin một cách tuyệt đối, tin một cách thuần phục về những điều hoang đường, vô lý. Đơn cử như có một thời Giáo Hội Công Giáo bảo thủ rằng trái đất có hình vuông, vũ trụ - con người do một tay Chúa Cha nhào nặn, tượng hình trong 6 ngày, việc Đức mẹ Maria đồng trinh mà vẫn có thể sinh ra Chúa Jesu nơi máng cỏ. Hiển nhiên là những phán quyết này sẽ do Đức giáo hoàng xác lập, những lời phán quyết đấy hoàn toàn không đúng nhưng những lời phán quyết thiếu hiểu biết đó đã từng khuynh đảo cả mặt bằng chung tri thức loài người trong suốt một khoảng thời gian rất lâu xa. Và chi phối, ảnh hưởng đến con chiên ngoan đạo ngay đến tận bây giờ.
Đạo Phật không có việc áp đặt, ép uổng tín đồ Phật tử theo lối như thế. Phật dạy hãy tự thắp đuốc mà đi tức là người học Phật phải vận dụng trí tuệ của bản thân nhìn nhận, nhận thức, tư duy các pháp một cách khách quan, trong sáng nhất có thể. Nếu bản thân thiếu tri kiến Phật học thì nên gần gũi thiện tri thức học hỏi, tham vấn. Tuy nhiên, việc gần gũi thiện tri thức không đồng nghĩa việc giao phó tuệ tri, vận mạng của mình cho thiện tri thức mà người học Phật phải dùng tuệ tri tăng trưởng quán chiếu, tư duy, nhìn nhận lại những điều mà thiện tri thức chia sẻ có khế hợp với Phật pháp, với đương thời hay không.
Người phán quyết ở đạo Phật không lập thành chế định. Việc đúng sai, chánh tà ở các pháp sẽ do các thiện ác tri thức nhận diện và mỗi người học Phật phải tự quán chiếu, tư duy lại. Vai trò người tỏ ngộ hay nói cách khác là người sáng mắt nơi đạo Phật là người hoàn toàn có thể nhận diện đúng đắn việc đúng sai, chánh tà ở các pháp, song họ sẽ không buộc đại chúng phải tin nhận một cách tuyệt đối hoàn toàn. Họ có thể xác quyết việc đúng sai, chánh tà trong từng trường hợp, từng pháp cụ thể nhưng họ vẫn để ngỏ khả năng tư duy, nhận diện chánh pháp ở đại chúng học Phật.
Chính do không chế định hay nói đúng hơn là không thể chế định ra người phán quyết bởi lẽ người tỏ ngộ, chứng đắc hoàn toàn Phật pháp không hẳn lúc nào của xuất thế, hộ pháp nên những khi thiếu bóng dáng của Giác Giả trụ thế thì giáo lý đạo Phật dễ thường xảy ra hiện tượng đúng sai hỗn độn, chân ngụy rối bời. Đấy chính là khuyết điểm tối hậu của đạo Phật khi không có người phán xét chế định. Tuy nhiên, một khi giáo lý đạo Phật hãy còn đó thì tùy thời, khi khổ não chúng sinh Tam giới chạm đến sự cùng cực đau thương, Giác Giả sẽ xuất thế tùy duyên minh định lại chánh pháp, vạch rõ ranh giới chánh tà, chân ngụy ở đạo Phật, ở vạn pháp.

Về pháp niệm Phật vãng sanh, hộ niệm vãng sanh, cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạn, trai đàn chẩn tế, Trai Tăng, 49 ngày đại tưởng, tiểu tưởng, tham gia công tác xã hội,… có phải là pháp do Phật khởi xướng, xác lập hay không?
Phần đa những hình thức mà giới Tăng Bảo đạo Phật ngày nay đang chi trì đều không phải do Phật Thích Ca chế định. Một số rất ít trong các hình thức hoằng pháp ở Tăng Bảo đương thời đang lạm dùng mà bạn đề cập đến ở trên đã từng là một pháp phương tiện khéo để giúp người học đạo biết đến chánh pháp đạo Phật. Và những pháp phương tiện này vốn là pháp hành của ngoại đạo, Phật Thích Ca đã tùy biến ngõ hầu giúp người học đạo đến gần với đạo Phật.
Tiếc rằng giới Tăng Bảo từ lâu xa đã không thấu tỏ, hoặc có thể rõ biết đó là pháp hành ngoại đạo nhưng lại vì danh lợi nên vẫn lạm dùng các pháp phương tiện trên nhưng không theo đúng tinh thần chánh pháp đạo Phật mà hoàn toàn là pháp hành của ngoại đạo. Có thể nói các vị Tăng Bảo đã hành pháp phương tiện đạo Phật nhưng đã biến thể hoàn toàn thành pháp hành dẫn dụ ngoại đạo.
Những việc như cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạn, cúng vong tức trai đàn chẩn tế,… là những việc mà Phật Thích Ca bài trừ, khuyên dạy người học Phật nhất thiết phải xả bỏ khi dấn thân trên con đường chánh đạo giác ngộ giải thoát.
Việc tham gia công tác xã hội là điều mà Phật không khuyên Tăng chúng dấn thân. Phật dạy Bồ tát, tức người học Phật có tâm hạnh bồ tát – trước hãy tự giác, sau mới giác tha, hành được như vậy giác hạnh đồng viên mãn. Thế nên Phật khuyên người nên tự độ trước sau mới ra sức độ người bởi lẽ người mù chẳng thể dẫn người đi xa, đi đúng lối được. Ngu dốt mà nhiệt tình quá thành ra phá hoại chứ đâu thể hoằng pháp đúng với tinh thần chánh pháp đạo Phật.
49 ngày đại tưởng, tiểu tưởng hiển nhiên không do Phật Thích Ca bày ra, đấy chỉ là chiêu trò của người học Phật chưa ngộ.
Pháp niệm Phật vãng sanh, hộ niệm vãng sanh thời Phật Thích Ca là hoàn toàn không có. Và Phật Thích Ca cũng không truyền dạy pháp niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương. Tuy nhiên, ngoại đạo thời Phật tại thế có những pháp hành tương tợ như pháp cầu siêu, pháp nguyện cầu trợ duyên cho người bệnh tật, già yếu chết dễ.
Và bởi do người đời ở các nước quanh lưu vực sông Hằng có tín tâm với giới Tăng lữ, Bà la môn, các vị giáo chủ tôn giáo,… nên khi người nhà mất họ sẽ mời giới Tăng lữ, Bà la môn đến cầu nguyện, làm lễ rửa tội, lễ thánh tẩy để người sống an lòng, người chết an tâm. Phật và các vị đệ tử Phật được giới cư sĩ tại gia tín tâm, thuần phục nên những khi gia đình tín đồ đạo Phật có hữu sự cũng được mời đến. Do nhân duyên đó Phật đã tùy biến dùng việc thăm viếng người đã khuất khi được mời thỉnh làm phương tiện thuyết giảng chánh pháp độ sinh, Phật và đệ tử Phật sẽ thuyết giảng về Tứ diệu đế, về Bát chánh đạo. Và với đời sống của người xuất gia học Phật với 3 y 1 bát thì việc dùng phương tiện tạm gọi là cầu siêu để thuyết giảng chánh pháp Phật môn sẽ không đòi hỏi, không nhận lấy tiền cúng đám, hành lễ.
Trai Tăng không phải là việc Phật chế định, lễ Trai Tăng ra đời do bởi những vị cư sĩ vì kính ngưỡng Phật cùng giáo đoàn khất sĩ mà tổ chức ra việc dâng vật thực, cúng dường thuốc men, y bát,… Nói cho rốt ráo thì Lễ Trai Tăng cũng chỉ là lễ tiết của người đời dành cho chư Tăng Bảo lấy giới hạnh nghiêm thân. Tuy nhiên, ngày nay giới Tăng Bảo lạc lối chánh pháp sa đà lợi dưỡng đã làm lệch lạc đi ý nghĩa cũng như giá trị thật của những buổi lễ Trai Tăng, những buổi lễ Trai Tăng được tổ chức hoành tráng khuyến dụ người học Phật tu phước tranh giành nhau cúng dường, dâng y, dâng bát.
Đạo Phật ngày nay với sự quản lý điều tiết thiếu tâm, thiếu tầm của người làm công tác quản lý tôn giáo cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã từng bước hủy hoại chánh pháp sáng rõ nơi đạo Phật. Những điều mê tín dị đoan của ngoại đạo lần lượt được thành phần Tăng Bảo chèn vào đạo Phật, họ ra sức PR, makerting cho tà pháp ngang nhiên xâm hại sự sáng rõ minh bạch nơi viên ngọc quý chánh pháp.
Câu hỏi những việc như pháp niệm Phật vãng sanh, hộ niệm vãng sanh, cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạn, trai đàn chẩn tế, Trai Tăng, 49 ngày đại tưởng, tiểu tưởng, tham gia công tác xã hội,… không phải là chánh pháp mà là sự mê tín dị đoan nếu không loại trừ mà tiếp tục phát huy thì vấn đề sẽ ra sao, có bị nguy hại gì?
Câu trả lời là khi tà kiến, mê tín được gieo rắc sâu rộng vào lòng xã hội loài người thì đương nhiên là cuộc sống nhân sinh sẽ đảo lộn, âm thịnh – dương suy sẽ khiến việc vong nhập thêm nhiều làm náo loạn, khổ não giăng giăng. Tà kiến, tà pháp vượng thì chánh tín, chánh pháp suy vong, khổ não, phiền muộn, hận thù sẽ bức bách loài người.
Sadi không được rờ đến tiền chỉ là chế định của người đời sau nhằm ngăn chặn những người học Phật giai đoạn tập tu tham đắm tài vật, lạc lối chánh pháp. Tỳ kheo tích trữ, thâu đoạt tiền của có phạm giới luật không? Đây là câu hỏi rất ý vị. Người xuất gia chân chính sẽ sống đời với 3 y 1 bát, tỳ kheo mà không thuận hành 3 y, 1 bát thì vốn đã có thể xếp vào hạng tỳ kheo phạm giới rồi. Tham đắm tài vật, dùng mưu chước thâu đoạt của cải thì vị tỳ kheo đó đã đánh mất hoàn toàn giới thể, so với phàm phu hạng tỳ kheo đó đã không xứng hỏi rằng vị tỳ kheo đó có phạm giới luật không nghe thật đau lòng.
Trúc Viên Trang lại nói “Cuộc đời ngắn ngủi... như mộng, như chiêm bao nếu rảnh rang đi tìm đúng sai ..mình nghĩ như đi nắm hư không... như lấy vàng bắn chim... danh và lợi như là cái bánh vẽ, tranh giành để nắm lấy chiếc bánh vẽ thì thật vô nghĩa..., việc tranh giành tham đắm dễ khiến việc mình quên đi, thực tại, quên đi rằng mình đang sống… biết bao bất công, biết bao điều dối gian, trí trá ... ở cuộc đời nơi mình, người… có lẽ vậy... mình nghĩ đó là pháp phật. Phật có nói: Cuộc đời là để nhận thức chứ không phải giải quyết nó... không biết nên làm sao?”.
Cuộc đời ngắn ngủi như giấc chiêm bao ai đã sống được với lối lập luận đó hay đấy chỉ là lời nói suông. Chúng sinh Tam giới trôi lăn trong giấc trường mộng vô minh chưa biết đến ngày ra cớ sao lại tự trói mình vào kiến chấp cuộc đời như giấc mộng ngắn ngủi rồi từ bỏ giềng mối thoát khỏi lưới mộng vô minh luân hồi sinh tử. Danh lợi phù vân chỉ đúng với người có chí hướng thoát trần, xuất thế. Còn với đại đa số nhân sinh thì danh lợi luôn có sức cám dỗ lớn lao và có lắm kẻ sẳn sàng đoạt vật, mất người không tiếc. Người đời si mê là thế! Do đó, nhân sinh hàng ngàn năm vẫn cứ tranh đoạt, tham lam, trí trá, dối gian… người học Phật là người phải nhìn vào đấy, nhìn vào những Tham Sân Si Mạn Nghi đó cho thấu tột ngõ hầu hóa giải, chuyển hóa tất cả để thoát ra khỏi những mê lầm nhân vay, quả trả.
Cuộc đời là để nhận thức chứ không phải giải quyết nó, câu nói này không phát ra từ kim khẩu Phật Thích Ca. Một ai đó đã trí trá lộng giả thành chân, ngụy tạo một câu nói có hơi hướm minh triết thành lời Phật nói, điều này thật vô sỉ! Đáng tiếc!

Bóng ma vẫn lởn vởn trên bầu trời Phật pháp. Chuyện xưa kể rằng một thuở có một kẻ hãy còn u mê, nông nổi đã lập ngôn thế giới này vô thần. Và có một bầy đàn người đã tin nhận đều đó lập ra chủ nghĩa vô thần chuyên đả phá thế giới duy tâm, cho rằng những cõi giới vô hình không có. Với công cụ quyền lực trong tay những kẻ vô thần đó ra sức triệt hạ, tìm diệt những tôn giáo, những người theo chủ thuyết duy tâm. Việc làm sai trái, tầm bậy, tầm bạ này đã đẩy xã hội loài người vào vũng lầy của lòng tham và sự thực dụng.
Và ngày nay … tiếp nối những sai lầm xưa cũ, có những kẻ nắm trong tay quyền lực sinh sát đó lại không thừa nhận sai lầm ở việc đã truyền bá tư tưởng vô thần si mê, họ lại sai lầm hơn nữa khi hợp thức hóa việc có “vong nhập”, “Thỉnh vong”,… để gieo tà kiến rộng khắp xã hội loài người.
Ô hay! Chủ nghĩa vô thần thì vẫn cứ vô thần nhưng sau rốt lại làm bạn lữ với ma, cùng nắm tay ma, dắt dìu nhau đi vào ngõ tối. Thật gớm ghê thay ở lòng Tham khôn lường của con người.

Theo nguồn tin không chính thức nhưng khá tin cậy là Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ sẽ được hợp thức hóa, điều đó đồng nghĩa với việc mô hình Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ sẽ được nhân rộng ra toàn quốc. Do đó, có thể mai này chư Tăng sẽ kéo về chùa Ba Vàng nườm nượp để học cho kỳ được diệu pháp lừa người, mị dân. Thầy Thích Trúc Thái Minh - Chùa Ba Vàng sẽ từ vị trí tội đồ sẽ trở thành công thần trong việc triển khai mô hình điểm Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ.
Và hẳn là để hợp thức hóa điều này trong tình hình sóng gió Phật môn quá ư đa biến, và nếu vượt mức kiểm soát thì bàn tay ma sẽ chặn đứng dư luận bằng cách khóa mõm cơ quan ngôn luận báo đài về những vụ việc liên quan đến chùa Ba Vàng. Một khi dư luận lắng xuống, lộ trình hợp thức hóa Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ chính thức xác lập.
Điều này liệu có thể xảy ra không? Việc này hẳn là hồi sau sẽ rõ.
Doanh thu từ Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ, cầu siêu, cúng sao giải hạn,… quá ư khủng. Từ bỏ những điều đó quá ư phí phạm. Người học Phật hãy còn lắm kẻ mê, thế nên cớ sao phải từ bỏ miếng mồi béo bở như thế. Dẹp bỏ tất thì cả lũ cùng đói, thế nên duy trì ắt danh lợi theo về, vấn đề còn lại chỉ là chia chác theo một tỷ lệ thế nào cho đẹp lòng nhau. Và đây cũng là một kênh thu gom ngoại tệ, tiền vàng trong dân. Lợi ích nhiều đường… Rất nên duy trì, đã có người nghĩ như thế.
Chùa chiền, tự viện Việt Nam phần đa nếu không muốn nói là tất cả đều có cầu siêu, cầu an, cúng sao giải hạn,… do đó số lượng Tăng Bảo ủng hộ việc hợp thức hóa Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ nghe đồn là rất khủng. Lời nhận định này là đúng hay sai, đành thôi hạ hổi phân giải.
Có lẽ quả sẽ trổ thế nào sẽ dựa vào gió sẽ thổi theo hướng nào. Ngọn gió công luận có vẻ như không có một giá trị rõ rệt nào cả.
Lẽ nào hậu chùa ba vàng để lại dư vị chát đắng trong lòng người học Phật có đạo tâm.

Những điều Ngạo Thuyết nói là đúng hay sai với chánh pháp mà Phật Thích Ca trao truyền, mọi người hãy lắng lòng xuống, suy nghiệm, tư duy lại bằng tuệ tri cởi mở, khách quan nhất có thể, hãy lìa xa hai biên kiến Đoạn – Thường, ngã chấp, ngã kiến.
Trước sự suy vi, rối bời của chánh pháp có nơi đạo Phật – Ngạo Thuyết sẽ minh định lại chánh pháp bằng tuệ tri khách quan, sáng rõ nhất. Và nếu đến một lúc nào đó, chánh pháp cần đến một ngọn lửa chánh tín bùng cháy, Ngạo Thuyết sẽ sẳn sàng tự thiêu để soi sáng lại những tri kiến mê lầm, những vô minh bền bỉ hiện tồn trong lòng nhân loại. 

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Vài hạn chế đáng lưu tâm ở thầy Thích Nhật Từ qua buổi pháp thoại liên quan đến sự kiện chùa Ba Vàng

Vài Hạn Chế Đáng Lưu Tâm Ở Thầy Thích Nhật Từ Qua Buổi Pháp Thoại Ngày 21/3/2019 lúc 19h 22’ Liên Quan Đến Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ Ở Chùa Ba Vàng (https://www.youtube.com/watch?v=dydQ05maqTM)
Thưa tiến sĩ Phật Học Thích Nhật Từ! Ngạo Thuyết được biết danh tiếng của thầy rất lâu rồi và Ngạo Thuyết cũng từng nghe một vài buổi pháp thoại của thầy. Tuy nhiên, Ngạo Thuyết không đánh giá cao những bài thuyết giảng ấy.
Ngạo Thuyết phải thừa nhận rằng kiến thức Phật học của thầy rất sâu rộng, thầy có tác phong sư phạm nên việc giảng giải rất chuyên nghiệp. Và đó có lẽ là tất cả những gì mà thầy học hỏi, tích lũy được ở những năm tháng dài học Phật để mang về tấm bằng tiến sĩ Phật học hữu vi.
Ngạo Thuyết phải thừa nhận rằng Ngạo Thuyết rất kén chọn việc nghe Tăng Bảo giảng giải kinh Phật. Ngay khi mới tìm đến đạo Phật Ngạo Thuyết cũng từng thả lòng nghe sư thầy thuyết giảng song Ngạo Thuyết không tìm được một vị giảng sư Phật học nào giảng thoát ý, rõ nghĩa.
Tất cả những buổi pháp thoại ở các giảng sư mà Ngạo Thuyết từng nghe không thỏa mãn tri kiến Phật học buổi đầu còn non nớt của Ngạo Thuyết. Những bài giảng không có chiều sâu, mang đậm tư kiến và rất nhiều những mê tín dị đoan được các giảng sư Phật học vô minh gán ghép vào đạo Phật.
Và về sau, thi thoảng Ngạo Thuyết mới nghe pháp thoại của các giảng sư Tăng Bảo miền nam, ít khi nếu không muốn nói rằng không bao giờ xem chư Tăng miền bắc giảng pháp.
Tại sao lại như vậy?
Bởi lẽ Ngạo Thuyết biết rõ giới hạn tri kiến Phật, chánh kiến, chánh tín, chánh tư duy cũng như năng lực, vai trò của chư Tăng Bảo miền bắc. Ngạo Thuyết nông cạn nên sớm có sự nhìn nhận rằng Tăng Bảo mà là Đảng viên ưu tú, hưởng lương nhà nước thì khó có thể là một vị Tăng Bảo đúng mực theo tinh thần chánh pháp đạo Phật.
Nguyên tắc “Ăn cơm chúa phải múa tối ngày” dễ thường sẽ khiến việc học Phật của Tăng Bảo sẽ bị lạc lối, đây là điều khó tránh khỏi. Ngạo Thuyết ngu ngơ tin rằng phần đa Tăng Bảo danh tiếng miền bắc là Tăng Bảo hưởng lương nhà nước, và nếu điều đó là đúng thì những vị Tăng Bảo ấy chỉ là những thằng bù nhìn rơm, những con rối do người đời giật dây. Ngạo Thuyết thấy họ thật đáng thương, đáng tội nghiệp.
Song Ngạo Thuyết biết họ, những vị Tăng Bảo đó không nghĩ vậy bởi lẽ khi họ đến với đạo Phật là nhân duyên trọng trách “ý đảng, lòng dân”, họ gieo nhân khác nên quả họ hướng đến đâu từng là bồ đề, nhân sai biệt quả thành hư vọng. Họ đến với đạo Phật bằng dụng tâm khác nên tâm họ không trong sáng đúng theo tinh thần Phật đạo âu cũng là lẽ thường. Thế nên hẳn là họ đang choáng ngợp với thụ hưởng danh lợi theo về cùng với những đặc quyền, đặc lợi.
Tương tợ như vậy, Ngạo Thuyết không thừa nhận Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) cũng những tổ chức liên quan đến đạo Phật ở Việt Nam là thuộc về đạo Phật bởi lẽ Ngạo Thuyết tin rằng phần đa Tăng Bảo hoạt động ở các tổ chức Phật giáo đó ít nhiều đều hưởng lương nhà nước. Hưởng lương nhà nước vốn không có tội, hưởng lương nhà nước không phải là yếu tố quyết định đúng sai ở giới Tăng Bảo; Vấn đề phát sinh ở đây chính là tính khách quan, minh bạch trong công cuộc hoằng pháp đạo Phật đã không còn. Đạo Phật mà họ, những vị Tăng Bảo đó truyền thừa chỉ còn là một công cụ điều tiết, quản lý xã hội con người, tính giác ngộ giải giải thoát ở đạo Phật đã hoàn toàn vô nghĩa, mất hẳn tính khả dụng. Thậm chí, để tiện bề quản lý những vị Tăng Bảo này sẽ sẵn sàng gieo vào lòng tín đồ Phật tử sự mê tín dị đoan cũng như chính sách “ngu” tri kiến Phật. Đây là minh chứng cụ thể của nhân sai biệt, quả thành hư vọng.
Chính vì việc nhận diện vai trò, vị trí của Tăng Bảo ở GHPGVN đối với nước nhà nên Ngạo Thuyết không thừa nhận GHPGVN là đạo Phật, Ngạo Thuyết không kỳ vọng vào khả năng hoằng pháp đúng mực theo tinh thần chánh pháp đạo Phật ở GHPGVN cũng như ở các tổ chức liên quan đến đạo Phật.

Thưa thầy Thích Nhật Từ! Ngạo Thuyết được biết rằng thầy trước tu học theo Phật giáo Bắc Tông, về sau thầy theo về Phật giáo Nam Tông. Và từ đó ở những buổi pháp thoại thầy có xen vào tư tưởng bài xích Phật giáo Bắc Tông với lối lập luận kinh điển phát triển đại thừa Bắc Tông không phải là những bài pháp thoại do Phật Thích Ca thuyết giảng. Không chỉ vậy! Thầy còn tiến thêm một bước để “triệt phá” Phật giáo Bắc Tông bằng cách cho rằng kinh điển Bắc Tông là giáo lý Phật giáo bị Tàu lai (tức giáo lý của Trung Quốc ngụy tạo) nhằm thổi bùng lên tư tưởng “Bài Tàu” ở người đời cũng như người học Phật.
Và phải chăng đấy là việc thầy đang cố khắc dấu ấn đạo Phật mang thương hiệu Thích Nhật Từ?
Buổi pháp thoại lúc 19h 22’ ngày 21/3/2019, thầy Thích Nhật Từ đã có những trao đổi với phóng viên báo Lao Động TV về những vấn đề liên quan đến sự kiện chùa Ba Vàng, Ngạo Thuyết có nghe buổi pháp thoại đấy và nhận ra thầy vẫn dính mắc quá nhiều về những lỗi cũ rích thường thấy ở các bài pháp thoại của thầy. Một vài hạn chế đáng lưu tâm ở buổi pháp thoại đó, hạn chế thứ nhất là thầy Nhật Từ cho rằng hiện tượng vong nhập chỉ là một dạng bệnh về thần kinh, bệnh đa nhân cách; Hạn chế thứ hai là thầy quá quan trọng việc học Phật nhất thiết phải qua trường lớp chính quy, bài bản, phải đọc thật nhiều kinh sách Phật học; Hạn chế thứ ba là thầy có vẻ bức xúc thái quá về hiện tượng chùa Ba Vàng đến đáng ngờ,…
Về điểm hạn chế thứ ba, thầy thể hiện sự bức xúc thái quá đối với sai phạm của thầy Thích Trúc Thái Minh, rất nhiều câu chữ được thầy nhấn nhá để gần như là tuyên án tội trạng của thầy Thái Minh. Và đáng ngờ hơn khi thầy làm một việc mà theo Ngạo Thuyết là quá phận khi gần như là đưa ra khung hình phạt để tuyên xử thầy Thích Trúc Thái Minh theo đúng với luật pháp Việt Nam hiện hành. Việc làm này của thầy Ngạo Thuyết thấy không đúng, và rất không thỏa đáng. Việc làm sai trái của thầy Thích Trúc Thái Minh nếu lọt vào những khung hình phạt đó thì đó là việc làm của tòa án và pháp luật chứ không thể là cách thể hiện vung tay quá trán ở thầy Nhật Từ.
Và dường như thầy Nhật Từ đã chuẩn bị sẵn những tư liệu đầy đủ để tuyên án thầy Thái Minh ở buổi pháp thoại mà ban đầu thầy Nhật Từ khởi xướng là hỏi đáp tự do nhưng sau rốt là cuộc trao đổi giữa phóng viên báo Lao Động và sư Nhật Từ về vấn đề chùa Ba Vàng. Vô hình chung Ngạo Thuyết xét lại … cơ hồ như đây không phải là một buổi pháp thoại khách quan, mọi việc đã có sự sắp xếp, có kịch bản trước và việc còn lại chỉ là sự diễn xuất thể hiện ở mỗi người.
Về nhận định vong nhập thầy Nhật Từ khẳng định đấy chỉ là một dạng bệnh thần kinh đa nhân cách. Ở chỗ biết của Ngạo Thuyết thì Ngạo Thuyết khẳng định sự hiểu biết của thầy Nhật Từ về vong nhập hãy còn quá hẹp kém và hoàn toàn thiếu thực tế.
Có lẽ thầy Nhật Từ bị nhồi sọ và tự nhồi sọ kiến thức Phật học quá nhiều và lại mãi lo việc Phật sự nên không có thời gian suy nghiệm, tư duy lại, vì thế kiến thức Phật học ở thầy Nhật Từ cứ đá nhau, trước sau bất nhất.
Hiện tượng vong nhập thực tế là có thật, chứ không ảo – không là một dạng bệnh đa nhân cách như thầy Thích Nhật Từ lầm tưởng.
Và hiển nhiên khi có thật liền có giả. Cụ thể là việc vong nhập ở Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ ở chùa Ba Vàng phần đa là giả trá, là những vở diễn nhố nhăng, hý cuội…
Có một điều chắc thật là rất nhiều người đời cũng như kẻ học đạo đều biết ít nhiều về hiện tượng vong nhập xác phàm. Và để “trị” vong nhập, người thân sẽ đưa nạn nhân đến các thầy bùa nhờ “trục vong” hoặc đưa đến chùa nhờ sư thầy hóa giải. Các vị Tăng bảo có thể đưa nạn nhân lên chánh điện dùng câu kinh, lời kệ, chú thuật và niệm Phật để “trục vong”, với những vong cứng đầu thì lấy áo cà sa của vị Tăng Bảo chân tu với giới hạnh nghiêm thân khoác lên người nạn nhân hoặc đưa đầu nạn nhân vào đại hồng chuông, gióng chuông lên vong liền “chạy gấp” ra khỏi người nạn nhân. Đây là điều mà rất nhiều người biết đến. Việc giả trá hiển nhiên là có, song sự thật thì vẫn là sự thật.
Thầy Nhật Từ không tin việc vong nhập là có thật nhưng lại tin và tom góp, biên soạn một vài quyển sách nói về hiện tượng tái sinh ở người chết và khẳng định việc tái sinh là có thật, khoa học đã chứng thực. Điều này cho thấy ngã kiến của thầy Nhật Từ quá ư sâu nặng, kiến chấp trùng trùng.
Thêm nữa, nếu thầy Nhật Từ cho rằng không có việc vong nhập, điều này phải chăng là thầy nhìn nhận không có vong?
Trường hợp nếu thầy Nhật Từ cho rằng không có vong vậy thì sau mỗi thời pháp hoặc cụ thể hơn là ở cuối bài pháp thoại ngày 21/3/2019 thầy Nhật Từ khởi niệm hồi hướng, Ngạo Thuyết xin hỏi rằng việc hồi hướng đó, thầy Nhật Từ đang hồi hướng cho ai?
Trường hợp nếu thầy Nhật Từ cho rằng có vong vất vưỡng lang thang. Vậy Ngạo Thuyết hỏi thầy Nhật Từ rằng điều gì quyết định việc vong không nhập vào xác phàm, khi mà định tâm, định lực của nạn nhân quá yếu ớt, tán thần?

Về vấn đề thầy thể hiện điều tự phụ bình sinh sở học uyên nguyên, tri kiến Phật học hàm thụ ở bằng cấp tiến sĩ, điều này là rất dễ nhận thấy ở các buổi pháp thoại của thầy Nhật Từ.
Thầy Nhật Từ rất coi trọng việc học Phật nhất thiết phải qua trường lớp Phật học, phải được đào tạo bài bản, kinh sách đạo Phật phải tham cứu cho nhiều. Điều này không phải là vô ích, song xem kinh chuyển được kinh hay bị kinh chuyển mê mờ tri kiến Phật mới là vấn đề.
Học Phật là hàm thụ, chuyển hóa, buông bỏ bản ngã chứ không dừng lại ở nuôi lớn ngã chấp, ngã kiến ta biết, ta hiểu. Nay thầy Nhật Từ luôn thấy sở tri Phật học uyên nguyên, đấy chẳng phải là bị kinh chuyển đến điên đảo hay sao? Mong rằng thầy Nhật Từ sẽ sớm biết đến những lời cảnh tỉnh của Ngạo Thuyết mà tỉnh ngộ. Thầy Nhật Từ nên nhớ cho trung ngôn, nghịch nhĩ.
Lục tổ Huệ Năng khi xưa chỉ là gã đốn củi, quê mùa, ít học. Về sau, chỉ vì thâm đạt một câu Phàm Sở Hữu Tướng Giai Thị Hư Vọng mà liền thành thầy Tổ. Do vậy, Thường Bất Khinh Bồ Tát chẳng dám khinh người chưa học.
Ngạo Thuyết đến với đạo Phật không quá 6 tháng, và cũng không có duyên tham cứu nhiều kinh sách Phật học như thầy Nhật Từ, song Ngạo Thuyết có một điều mà thầy Nhật Từ cũng như chư Tăng Bảo hiện nay không có, cái Ngạo Thuyết đang có là một vầng trăng chánh pháp sáng viên dung.
Thưa thầy Nhật Từ! Thầy luôn tự hào rằng thầy là một vị giảng sư lâu năm, nhiều kinh nghiệm, nhiều học trò là những vị Tăng Bảo danh tiếng đương thời. Song thầy có từng nghĩ đến những vị học trò đó có thật sư kính nể, tôn trọng thầy hay không, hay chỉ là xem thầy trên tinh thần lục hòa tôn giáo.
Ngạo Thuyết tin rằng với ngã kiến lẫy lừng được thể hiện ở các bài thoại của thầy Nhật Từ sẽ khiến các vị Tăng Bảo khác không phục, không nể trọng vị Tăng Bảo tiến sĩ Phật học, vậy thì tấm bằng tiến sĩ Phật học cũng chỉ là tờ giấy không gói nổi ngọn lửa chánh pháp, chánh kiến, chánh tư duy.
Ngạo Thuyết xin hỏi một vài câu hỏi về nhân quả luân hồi mà giới Tăng Bảo thường giảng giải, chỉ bày, khuyên người học Phật tin nhận, thọ trì. Câu hỏi rằng thầy Nhật Từ có thật sự rõ biết về luật nhân quả không? Sát sinh đền mạng phải hiểu như thế nào cho đúng? Lẽ nào giết một con gà đền một mạng gà? Nếu thật thế thì sẽ mãi mãi không có chúng sinh giải thoát hoàn toàn khỏi Tam giới mất.
Tương truyền, khi xưa thầy Thích Thanh Từ vì không trả lời được một câu vấn đạo của Phật tử đã phải bế quan, ẩn tu một khoảng thời gian cho sáng đạo. Nay thầy Thích Nhật Từ sẽ phải hành xử thế nào?

Ngạo Thuyết biết giới Tăng Bảo ngày nay chịu rất nhiều áp lực, nhất là với những vị Tăng Bảo danh tiếng. Và thầy Thích Nhật Từ lại là người thể hiện rất năng nổ trong việc hoằng pháp, thế nên Phật tử luôn kỳ vọng thầy Nhật Từ sẽ giải thích rốt ráo những Sự Lạ, Hiện Tượng Lạ ở chốn Phật môn, chính vì lẽ đó, nếu không tỉnh táo, sáng suốt thì thầy Nhật Từ sẽ bị cuốn vào vòng xoáy thị phi điên đảo.
Vấn đề đặt ra là vậy làm cách nào để giới Tăng Bảo hữu danh không bị cuốn vào vòng thị phi điên đảo? Đứng ngoài cuộc ư? Không được! Vai trò của Tăng Bảo hoằng pháp không thể cô phụ lòng kỳ vọng, tin yêu của tín đồ Phật tử cũng như việc tránh né báo đền Phật ân.
Vậy phải làm sao trong những vòng xoáy thị phi chốn Phật môn?
Tăng Bảo hãy cởi trên sóng thj phi điên đảo mà dấn thân bằng vào tuệ tri khách quan, sáng suốt, tránh rơi vào ngã kiến là điều cần thiết. Trân trọng!

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Trong bài 1 - Ý KIẾN - Niết bàn, Tây phương cực lạc

Trong bài 1 - Ý KIẾN - Niết bàn, Tây phương cực lạc có Bạn hỏi nguồn bài viết nên......xin trả lời...
79 tuổi đời chẳng gì vui
Nên viết " đại đại " cho tui đỡ buồn
Làm sao nhớ hết cội nguồn
Nhớ thì...thêm khổ....viết "tuông " cho lành
Bạn vui.....nhặt sớm....còn xanh
Chốc nữa ...nó héo...nó tanh nhất đời
Viết là....viết vậy để chơi
Xin Bạn lượng thứ....tôi mời trà nha...