Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương 10 - 13

Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương
Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư
Sài Gòn 1998 – 2543
THI CA 10 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO: NHỮNG PHÚT
GIÂY TỰ NHỦ
Phiên âm:
Thường độc hành, thường độc bộ
Đạt giả đồng du Niết bàn lộ
Điệu cổ thần thanh phong tự cao
Mạo tụy cốt cang nhân bất cố
Dịch nghĩa:
* Tôi chấp nhận cô đơn trên đường đạo
Vui một mình, vui theo nhịp bước chân đi
Tôi những mong có pháp lữ chung lòng
Cùng tiến bước vào Niết-bàn thường lạc
* Không như ý, tôi nguyền làm người cổ lỗ
Sống theo mình, sống với gió mát trăng thanh
Dù xương trơ, thân đét, thịt teo gầy
Không ân hận, tôi vui với lập trường kiên định ấy.
---o0o---
TRỰC CHỈ
Những phút giây TỰ NHỦ của tác giả CHỨNG ĐẠO CA, HUYỀN
GIÁC, nói lên ý chí quyết liệt và xác định lập trường kiên định của mình
trên con đường hành Đạo. Thực vậy, tu hành mà không có mục tiêu cho ý
chí vươn lên, không có lập trường để định hướng cho hành động, để rồi bạ
đâu theo đó, "vui đâu chúc đó", "nghe đâu tin đó" thử hỏi một cuộc đời như
thế con người đó sẽ ra sao?
Xác định lập trường là việc cần
Ý chí quyết liệt cũng là việc cần
Chấp nhận cô đơn cũng lại là việc cần.
Nhưng người tu hành cũng không biến mình trở thành một con người lập
dị. Lập dị là một thói xấu trong muôn ngàn thói xấu. Cho nên lập trường của
tác giả: có thể "cô đơn", có thể "vui một mình", nhưng rồi:
"… Tôi những mong có Pháp lữ chung lòng
Cùng tiến bước vào Niết-bàn thường lạc…"
Chưa hết, nếu ý chí đó, lập trường đó mà không được toại nguyện, vì một
lý do gì đó thì tác giả lại xác định lập trường thêm một bước nữa: Tác giả có
thể trở thành người lang thang nơi thâm sơn cùng cốc hoặc lê bước chốn cơ
nội hoa đồng để được sống cho lý tưởng của mình mà mình đã vạch ra bằng
bao nhiêu nhọc nhằn trên những năm tháng dài tu học.
Tác giả bằng lòng với cuộc sống đó:
"… Không như ý, tôi nguyện làm người cổ lỗ
Sống theo mình, sống với gió mát trăng thanh"
Cuối cùng, tác giả nâng lập trường lên một cấp cao hơn để "kiên định
hóa" ý chí của mình trở thành như một lời tuyên thệ:
"… Dù xương trơ, thân đét, thịt teo gầy
Không ân hận, tôi vui, với lập trường kiên định ấy"
---o0o---
THI CA 11 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỚI DANH
XƯNG BẦN ĐẠO
Phiên âm:
Cùng thích tử, khẩu xưng bần
Thực thị thân bần đạo bất bần
Bần tắc thân thường phi lũ hạt
Đạo tắc tâm tàng vô giá châu
Vô giá châu, dụng vô tận
Lợi vật ứng cơ chung bất lận
Tam thân tứ trí thể trung viên
Bát giải lục thông tâm địa ấn
Dịch nghĩa:
* Người thích tử với danh xưng BẦN ĐẠO
Thân có BẦN, ĐẠO có BẦN chi!
BẦN biểu hiện áo khâu áo vá
ĐẠO không BẦN, tâm chứa NHƯ Ý châu (1)
* Ngọc NHƯ Ý, dùng sao cho hết
Nó chứa đầy TỨ TRÍ (2), TAM THÂN (3)
Vẹn LỤC THÔNG (4), BÁT GIẢI (5) cùng tròn
TÂM ĐỊA (6) sáng độ sinh vô cùng số.
---o0o---
TRỰC CHỈ
Người đạo sĩ trong đạo Phật hoặc cũng có hàng đạo sĩ không phải đạo
Phật, thường tự xưng BẦN ĐẠO. Bần đạo là cái từ khiêm tốn nhún nhường,
về kiến thức, đạo hạnh và phước đức… của một đạo sĩ. Nhưng theo tác giả
Chứng Đạo Ca thì người đạo sĩ của Phật giáo phải là người giàu chứ không
được nghèo. Người đạo sĩ phải phát hiện Như Ý châu vô giá của mình để lợi
vật ứng cơ trên đường sự nghiệp.
Người đạo sĩ "Thân bần", "Khẩu bần" có lợi hơn. Nhưng tâm thì không
thể "bần". "Thân bần", "Khẩu bần", hạn chế ngã mạn cống cao để tiến tới
diệt trừ cái "bản ngã", vĩ đại tiềm phục trong A-lạy-gia thức của con người
muôn thuở. Đạo tâm không thể "bần", cần có đủ những chất lượng như: Tam
thân, tứ trí, bát giải, lục thông… và nhị đế dung thông tâm địa ấn nữa. Được
vậy, mới thuyết pháp độ sinh, lợi mình, lợi người, mới là vị "thầy" đúng
nghĩa của người "bần tăng" trong dòng thích tử. Cho nên người Thích tử:
… "Khẩu xưng BẦN, ĐẠO bất bần"
Cái Bần của người Thích tử nghèo biểu hiện mặc áo chấp "phước điền
y". BẦN để làm ruộng phước cho chúng sanh, chớ không BẦN để than van,
cầu cạnh, để "quyên tởi" quá nhiều cách ấy.
Theo ý chí của tác giả Chứng Đạo Ca, Huyền Giác thì BẦN ĐẠO của
dòng họ Thích, là con người thân BẦN, khẩu BẦN còn tâm ý phải là đại
phú, phải phát hiện NHƯ Ý châu vốn có của mình thì sự nghiệp mình mới
rạng rỡ, mới xứng đáng ít nhất là "trung lưu chi sĩ" đó là cơ hội, là điều
kiện… "Báo Phật ân đức của mình".
---o0o---
THI CA 12 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ CHỦNG
TÁNH VÀ CĂN CƠ
Phiên âm:
Thượng sĩ nhất quyết nhất thiết liễu
Trung hạ đa văn đa bất tín
Đản tự hoài trung giải cấu y
Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tiến?
Dịch nghĩa:
* Rồi tất cả, khỏi tu không cầu chứng
Đó là hạng Đại thừa, Thượng sĩ tối lợi căn
Diệt KIẾN TƯ diệt sạch hết cái TRIỀN
Rồi tất cả, mà khỏi để tâm tu chứng
* Bậc Trung hạ, những căn cơ thấp kém
Học thì nhiều, học trích cú tầm chương
Luôn mồm khoe, học vị với văn bằng
Cởi áo bẩn, còn không biết đường mở nút!
---o0o---
TRỰC CHỈ
Đứng bên "bình đẳng môn" thì Phật tánh ai cũng có như ai. Đứng bên
"sinh diệt môn: thì vấn đề CHỦNG TÁNH, CĂN CƠ, góp phần rất quan
trọng cho sự "nhất quyết" "nhất thiết liễu" của người tu hành. Phải cương
quyết, phải nhất quyết, quyết định cho mình một hướng đi, một mục đích
đến mà không thể do dự, phân vân bán nghi bán tín, bởi vì NGHI là một
trong "Tư hoặc", trong "Thập sử", trong "Ngũ cái". Một khúc gỗ ở thượng
nguồn, muốn trôi đến biển cả phải vượt qua năm điều cấm kkhông được
trôi tắp hai bờ. Không để cho người vớt. Không theo nước xoáy mà thôi.
Không vướng vào cồn đảo. Tự nó không ruỗng mục bên trong. Phải thẳng
tắp mà trôi mới ra biển được. Chần chờ, do dự "không nhất quyết" thì không
đến đích giải thoát giác ngộ được. Vì còn vướng, còn "tắp" chưa chịu trôi!
Học theo kiểu tầm chương trích cú, học hiểu để ngâm phong vịnh nguyệt,
uốn ba tấc lưỡi nói chuyện trên mây, trên "trời" để dọa hù những người cả
tin nhẹ dạ. Với cuộc sống của tự mình, việc làm, chuyện nói rặt mùi ám
chướng u mê. Hở môi ra thì khoe khoang học vị văn bằng. Chạm mặt với
phiền não đành nằm gác tay lên trán mà chịu đựng cho lương tâm hành hạ.
Miệng oang oang nói về Cực lạc, Thiên đàng lòng u uẩn đắm chìm trong A
tỳ ngục.
Đó là cái học của kẻ "hạ lưu". Dưới nhãn quan của tác giả Chứng Đạo
Ca, vấn đề Chủng Tánh Căn Cơ, người Thích tử phải lưu tâm bồi dưỡng nó.
---o0o---
THI CA 13 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VẤN
ĐỀ THỊ PHI
Phiên âm:
Tùng tha báng, nhậm tha phi
Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bì
Ngã văn kháp tự ẩm cam lộ
Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì
Dịch nghĩa:
* Tốt và xấu nhà nhà đều có
Thị với phi, chốn chốn "hưởng" đồng nhau
Mặc tâng khen, mặc phỉ báng, đừng nao
* Lời phỉ báng, nghe như ru, như gió thoảng
Họ tự bỏng, bằng ngọn lửa đốt trời trong tay họ
Ngọt như cam lồ, mát tợ xuân phong
Tìm đâu ra! Bực bội với u sầu?
Nó tan biến trong cảnh giới "bất tư nghì" giải thoát.
---o0o---
TRỰC CHỈ
Thị phi, nhơn ngã, hỉ nộ, ái ố… suốt ngày ở đâu cũng có, nhà nhà đều có.
Hay dở, khen chê, tốt xấu, xứ nào cũng có. Tất cả những cái đó, muốn cho
nó trở thành không có, thì: Một, không nghe. Hai, nghe mà không để dạ,
không tư duy về nó, thì tự nó "tiêu dung".
"Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì"
Đó là việc có thật. Mọi người có thể tự thí nghiệm bằng cuộc sống của
mình, trong những trường hợp mình "lỡ" bị thị phi ập đến.
Người tu hành rất cần "chánh niệm" để kịp thời đối phó với nghịch cảnh,
nếu có. Trường hợp bị phỉ báng, thị phi, ta nhớ: Họ sẽ tự bỏng bởi ngọn lửa
đốt trời trong tay họ. Miệng họ tự ô uế trước, vì máu họ ngậm để phun
người. Quán chiếu và tư duy như vậy, người tu sẽ nhẹ nhõm ngay, cơn bực
tức sẽ hạ tức thời, nếu chánh niệm đến kịp lúc.
Người chân tu nghe thị phi như gió thoảng, như ru hời, ngọt như cam lồ,
mát như xuân phong, tỉ tê như nhạc thính phòng, nỉ non như tiếng sáo
Trương Lương… là chuyện có thật. Đó là ý thú của câu và của người.
"Kiến sắc phi can sắc
Văn thanh bất thị thanh
Sắc thanh vô quái ngại
… Thị đáo pháp vương thành"
"Ngã văn pháp tự ẩm cam lộ"
"Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì"
Là chuyện có thật của người chân tu, biết tu, thường giữ được… "Chánh
niệm" và chánh định trong đời sống tu hành.
Tu mà không đem lại kết quả, không hóa giải được vô minh phiền não,
không có chút an lạc nào trong đời sống hiện tại là "Tu sai" cần phải sửa.
Hy vọng kết quả ở đời sau, sau khi chết càng sai nghiêm trọng.

---o0o--- 

Duy lực Ngữ Lục Quyển Thượng. 94


 

Duy lực Ngữ Lục Quyển Thượng. 93


 

Duy lực Ngữ Lục Quyển Thượng. 92


 

Duy lực Ngữ Lục Quyển Thượng. 91


 

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2023

Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương 7 - 9

 Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư
Sài Gòn 1998 – 2543
THI CA 7 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ LẬP
TRƯỜNG VÀ LÝ TƯỞNG CỦA MÌNH
Phiên âm:
Quyết định thuyết, biểu chân tăng
Hữu nhơn bất khẳng nhiệm tình trung
Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn
Trích diệp tầm chi ngã bất năng!
Dịch nghĩa:
* Nếu được nói, tôi lập trường thẳng thắng
Để tỏ ra, lời của một chân tăng
Huynh đệ nghe, nghịch ý chẳng chung lòng
Gay gắt trách, tôi xin cam nhận hết
* Tôi không thích ba hoa vặt vãnh
Thích học điều, Phật tổ đã đinh ninh
Diễn rõ căn nguyên "liễu nghĩa thượng thừa"
Không được vậy, tôi không còn gì để nói
---o0o---
TRỰC CHỈ
Quyết định thuyết là lời nói có lập trường, có trách nhiệm, nhàm bảo vệ
mục đích và lý tưởng của mình. Lý tưởng của tác giả là chánh pháp liễu
nghĩa thượng thừa của Phật tổ đã đinh ninh dặn dò khuyên dạy. Lập trường
của tác gải là "nói thẳng, nói thật". Nói để diễn đạt chân lý, truyền bá chân lý
liễu nghĩa thượng thừa cho mọi người con Phật cùng học hỏi, tiếp thu để
hành đạo và chứng đạo. Không nói "vuốt đuôi". Không nói để "chiếm cảm
tình". Không nói kiểu "thỏa hiệp". Không nói kiểu "phương tiện"… để rồi
người nghe không được tí nào lợi ích.
Học chánh pháp, hành chánh pháp, sống theo chánh pháp và truyền bá
chánh pháp không thể sử dụng các kiểu nói tầm thường vừa kể. Để bảo đảm
giá trị lời nói của một "chân tăng", một vị thầy đúng danh nghĩa của đệ tử
mình, lời nói phải có lập trường, phải phục vụ cho một lý tưởng giải thoát,
giác ngộ tuyệt vời cao đẹp.
Một chân tăng, theo tác giả Chứng Đạo Ca, sẵn sàng chấp nhận cô đơn,
chấp nhận sự công kích, sự thóa mạ… của mọi người. Hoặc sẵn sàng "không
nói gì hết". Bao nhiêu ngôn ngữ nhường hết cho…
---o0o---
THI CA 8 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO TÂM TÁNH LÀ
NGỌC MA NI
Phiên âm:
Ma Ni Châu, nhân bất thức
Như Lai tàng lý thân thâu đắc
Lục ban thần dụng không bất không
Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc
Dịch nghĩa:
* Tâm trong sáng người người ai cũng có
Nó là Ma Ni là Như Ý bảo Châu (1)
Chẳng mấy ai, biết rõ cái tâm này
Nó mầu nhiệm, thu gọn cả Như Lai tàng tánh (2)
* Sáu thần dụng, thấy sắc mà phi sắc (3)
Một viên quang, rằng không nhưng lại phi không (4)
Nghĩa sắc không, mầu nhiệm vô cùng
Chứng "thật tướng", mối nghi này mới mở hết.
---o0o---
TRỰC CHỈ
Con người ai cũng có Chân Tâm. Tự thể chân tâm vốn trong sáng, thanh
tịnh, vắng lặng, nhiệm mầu. Trong Chân Tâm không có một gợn phiền não
khổ đau, bất mãn, bất bình. Cũng không có ý niệm ta, người, thương, ghét,
thân, sơ… Kinh điển Phật thường ví Chân Tâm ấy như Ngọc Ma Ni.
Ai cũng sẵn có ngọc Ma Ni mà không biết mình có ngọc Ma Ni quí báu
ấy. Ngọc Ma Ni vô giá trong người mà không phát hiện để sử dụng cái công
dụng NHƯ Ý của ngọc. Có ngọc Như Ý, con người sẽ không còn gì để
"thiếu". Phát hiện ngọc Như Ý, sử dụng ngọc Như Ý, nhìn vạn pháp bằng
"Phật nhãn" cho nên:
"Sáu thần dụng thấy sắc mà phi sắc
Một viên quang, rằng không nhưng lại phi không"
Vì, người phát hiện ngọc Như Ý, sử dụng ngọc Như Ý là người chứng
thật tướng của vạn pháp rồi.
"… Chứng thật tướng vô nhơn pháp
Sát na diệt khước A tỳ nghiệp"…
---o0o---
THI CA 9 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO MỐI TƯƠNG
QUAN CỦA NGŨ NHÃN VÀ NGŨ LỰC
Phiên âm:
Tịnh ngũ nhãn, đắc ngũ lực
Duy chứng nãi tri nan khả trắc
Kính lý khán hình kiến bất nan
Thủy trung tróc nguyệt tranh niêm đắc
Dịch nghĩa:
Tịnh ngũ nhãn, sẽ kéo thêm ngũ lực
Chung môi trường mới biết được diệu dụng kia
Rủ giành trăng, đáy nước… chuyện còn khuya!
Đứng trước kính, ngắm thân hình là việc dễ!
---o0o---
TRỰC CHỈ
Giáo lý đạo Phật dạy rằng, con người có khả năng và quyền sử dụng "ngũ
nhãn". "Khả năng" và "quyền" thì mọi người đều có quyền thừa hưởng, sử
dụng bình đẳng. Tuy nhiên, đây là thứ bình đẳng có điều kiện. Mọi người
phải cùng ở "môi trường TU" thì mới cùng được ở trong "môi trường
CHỨNG".
"Tịnh ngũ nhãn" là người đạt đến giai đoạn CHỨNG. Ngũ nhãn đạt đến
giai đoạn CHỨNG ĐẮC THANH TỊNH thì chỉ có người tự chứng tự biết.
Người khác môi trường nói và kể cho họ bảo kể cho nghe, chẳng khác "Rủ
nhau giành trăng ở đáy nước" hy vọng gì người khác môi trường bảo họ hiểu
hoàn cảnh của riêng mình. Phải cùng đứng trong vườn LAN HUỆ mới cùng
thưởng thức được mùi hoa Lan Huệ. Phải cùng đứng nơi chợ cá ươn mới
thấm thía "hương vị" của chợ bán cá ươn.
Vì vậy, TỊNH NGŨ NHÃN, ĐẮC NGŨ LỰC là việc có thực, nhưng
diễn đạt cảnh giới thanh tịnh của "ngũ nhãn" của mình cho người khác nghe
biết là điều không dễ. Bảo người khác phải nghe và phải hiểu về cảnh giới
CHỨNG ĐẮC của mình lại càng khó, khó đến nỗi tác giả Chứng Đạo Ca ví
với chuyện "Rủ nhau giành trăng đáy nước".
Ngũ nhãn là năm thứ mắt, nói cách khác, năm cách "tư duy" mà cùng
một cách ngó nhìn. Đó là: nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, tuệ nhãn và
Phật nhãn.
Ngũ nhãn thanh tịnh, con người tự có năm thứ sức mạnh, đủ sức tiến
mạnh trên con đường Bồ Đề Vô thượng. Đó là:
CHÁNH TÍN, CHÁNH TINH TẤN, CHÁNH NIỆM, CHÁNH ĐỊNH
VÀ TRÍ TUỆ BA LA MẬT.
Điều đó nói với ai? Dễ có mấy người biết! Dễ có mấy người tin! Đó là:
"… Duy chứng nãi tri, nan khả trắc"
Họ không tin, không có gì đáng trách, vì họ khác "môi trường"!
---o0o---

Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương bài 4 - 6

 Chứng Đạo Ca

Trực Chỉ Đề Cương
Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư
Sài Gòn 1998 – 2543
THI CA 4 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ TỘI PHƯỚC
VÀ THIỆN ÁC
Phiên âm:
Vô tội phước, vô tổn ích
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch
Tỉ lai trần kính vị tằng ma
Kim nhật phân minh tu phẫu tích
Dịch nghĩa:
+ Tội là chi, phước lại là chi?
Đa mang chi hai gánh nặng như chì!
Ai bắt tội? Ai là người chịu tội?
+ Thiện là chi, ác cũng lại là chi?
Sợ làm chi hai danh tự vô nghì!
Sợ cái đáng sợ! Lương tâm tự hành hạ lấy.
+ Gương lòng sáng, xưa nay ta vốn có
Mặc cho bụi mờ vĩnh viễn chẳng quan tâm
Ngày hôm nay, có cơ hội lau chùi
Sáng soi thấy, "phước" và "tội" không ai ban ai phạt!
---o0o---
TRỰC CHỈ
Nền giáo lý Phật nhằm đào tạo cho con người đức tánh tự tôn. Cái nhân
bản của con người là tối tôn và hoàn toàn trong sáng. Con người hãy phát
huy đức tánh vốn có ấy để mà sống một cách tự tin ở khả năng, ở nơi nhân
bản cao đẹp vốn có của mình.
Người đệ tử Phật không tôn trọng ai khác, ngoài nhân bản thanh cao
trong sáng, mà tác giả Chứng Đạo Ca gọi cái đó là "Bản nguyên tự tánh
thiên chân Phật" của chính con người. Vì vậy, người đệ tử Phật, học Phật, tu
theo đạo Phật không được sợ bất cứ một thế lực "linh thiêng", một sức mạnh
vô hình hay một đấng thưởng phạt siêu nhiên nào đó, như một số người nhẹ
dạ dễ tin thường sợ. Người theo đạo Phật chỉ sợ nhân quả. Tâm não của con
người là "căn cứ địa" phát xuất và biểu hiện ra "nghiệp nhân" THIỆN hay
ÁC. Chữ "nghiệp" trong đạo Phật chỉ sự hành động của THÂN của KHẨU
của Ý được biểu hiện cụ thể. Gieo nghiệp nhân THIỆN sẽ#7863;t hái trái
ngon, tốt lành. Gieo nghiệp nhân BẤT THIỆN cũng sẽ được thu hoạch trái
không ngon, cay đắng… Nhân thế nào quả thế ấy, như bóng theo hình.
Chung qui lại, do TÂM làm chủ hết. Tạo nghiệp nhân thiện hay ác, sẽ tự
nhận lấy quả khổ hay vui. Hễ nhận lấy quả khổ thì người ta cho là do mắc
TỘI. Nếu nhận lấy quả vui thì người ta cho là được PHƯỚC. TỘI hay
PHƯỚC rõ ràng chỉ là kết quả của con người gieo nhân THIỆN hay ÁC ở
thời gian trước đó mà thôi.
Đúng chân lý mà nói thì không ai là người có quyền ban cho và không ai
là người phải chịu tội với ai cả.
Lập trường bình đẳng của đạo Phật, biểu hiện cụ thể qua tính "bình đẳng
về nhân bản của mọi con người".
"Sáng soi thấy: TỘI, PHƯỚC không ai ban và ai phạt".
---o0o---
THI CA 5 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ TĨNH TÂM
VÔ NIỆM
Phiên âm:
Thùy vô niệm? Thùy vô sanh?
Nhược thực vô sanh vô bất sanh
Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn
Cầu Phật thi công tảo vãn thành
Dịch nghĩa:
* Ai là người thường ước mơ vô niệm
Ai là người hằng mong đạt đến vô sanh
Vô niệm vô sanh là ước mơ cuồng vọng hảo huyền
Rất oan uổng! Hóa đá một kiếp người tràn đầy linh động.
* Để trắc nghiệm, xin hỏi, "ông Robot" người máy
Quả Bồ đề! Bao năm tháng nữa, ông thành?
Hỏi là hỏi vậy thôi, hỏi tức trả lời
Ai can đảm, đủ sức chờ "ông" giải đáp.
---o0o---
TRỰC CHỈ
Tu đạo Phật, rất cần CHÁNH NIỆM mà không cần VÔ NIỆM. Có thể
nói: Có chánh niệm là có tất cả đức tốt, hạnh lành. Có chánh niệm rất dễ
thành công trên tám nẻo đường "bát chánh". Suốt cuộc đời hóa đạo chúng
sanh, đức Phật không lúc nào rời chánh niệm. Chánh niệm nuôi lớn ngũ căn,
chánh niệm phát triển ngũ lực, chánh niệm gìn giữ thất thánh tài, chánh niệm
trưởng dưỡng thất giác chi. Chánh niệm cũng là chất liệu bổ dưỡng để tưới
tẩm, để đượm nhuần cho quá trình phát triển của 18 pháp bất cộng của Như
Lai Phật.
Tu Phật mà mong cầu VÔ NIỆM là tu sai. Vô niệm thì còn ai để biết, để
tư duy chân lý và những gì phi chân lý!
Tu mà cầu được vô sanh cũng là lối tu sai lạc. Trên cõi đời, có cái gì
không biến chuyển vận hành sinh diệt? Đá gỗ còn không ra ngoài vòng vận
động vô thường "hằng chuyển" sát na sanh diệt, huống hồ là một hữu tình
"tối linh ư vạn vật"!
Mong trở thành người VÔ NIỆM, cầu được chứng đắc VÔ SANH là ý
tưởng cuồng vọng sai lầm và không có ngày hiện thực. Giả sử cái ngày hiện
thực đến, con người VÔ NIỆM VÔ SANH "tệ" hơn loài khoáng vật, thực
vật vô tình… Con người hữu tình, vốn có tri giác lại trở thành người máy có
"cơ quan" điều khiển vậy thôi sao?
Việc làm của người tu hành, tương tợ như việc làm của người huấn luyện
khỉ. Người huấn luyện khỉ có tài là "thuần hóa" được khỉ, dạy khỉ làm trò,
làm xiếc… theo ý muốn của mình. Chứ huấn luyện khỉ làm cho "óc khỉ" trở
thành chứng bệnh phân liệt, không còn hoạt động được gì, đó không phải là
cách huấn luyện khỉ của người có tài, có trí.
Tu hành cần có những giờ phút "tĩnh tâm" nhưng tĩnh tâm, không được
hiểu đó là những phút giây VÔ NIỆM.
VÔ SANH là một ý niệm mà người tu Phật phải từ bỏ dứt khoát. Vô sanh
đồng nghĩa với "đoạn diệt". Tự mình làm cho mình "rớt" vào hàng ngũ của
ngoại đạo "đoạn kiến" là cách tu sai lạc, đáng thương!
---o0o---
THI CA 6 - CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO Ả NGÃ XẢ
PHÁP LÀ THÀNH PHẬT
Phiên âm:
Phóng tứ đại mạc bả tróc
Tịch diệt tánh trung tùy ẩm trác
Chư hạnh vô thường nhất thiết không
Tức Thị Như Lai Đại Viên Giác
Dịch nghĩa:
* Thân tứ đại đừng sanh tâm chấp đắm
Quay trở về thể vắng lặng của chính mình
Đói thì ăn, khát uống ngại ngùng chi?
Gọi là Ngã thể, vẫn hư thì đời còn chi thật
* Các hành pháp luật vô thường chi phối hết
Tuệ nhãn nhìn, đương thể tức không
Hiểu sâu xa, quán chiếu tận nguồn chân
Tánh của vạn pháp, là NHƯ LAI VIÊN GIÁC
---o0o---
TRỰC CHỈ
Thân tứ đại là thân kết hợp bởi bốn chất: địa, thủy, hỏa, phong. Nó là cái
thân bị lệ thuộc chi phối bởi luật vô thường như vạn vật hiện tượng khác. Nó
còn là cái kết quả của khổ và bất an nhiều mặt. Kinh điển thường ví sự tạm
bợ mong manh vô chủ của nó qua từ "huyễn thân". Ấy thế mà ở đời không
có mấy ai thấy được tánh chất huyễn của nó. Trái lại người ra rất qúi trọng
nó hơn bất cứ thứ gì trên cõi đời. Điều đáng nói là vì nó mà tạo nghiệp bất
thiện, trong suốt cuộc đời để phục dịch vun bồi cho nó không có phút giây
nhàm chán. Ý niệm đam mê luyến ái nặng nề về thân, kinh điển gọi đó là
"chấp ngã", tức là quá tôn tọng cái thân. Rồi vì thân mà tạo ác nghiệp, vì
thân mà chịu khổ…
"Thân tứ đại đừng sanh tâm chấp mắc
Quay trở về thể vắng lặng của chính mình
Đói thì ăn, khát uống ngại ngùng chi
Gọi là "ngã thể" vẫn hư, thì đời còn chi thật.
"Phóng tứ đại" con người sẽ nhẹ nhàng, sẽ có an lạc trong cuộc sống, vì
con người vốn có tánh vắng lặng, thanh tịnh, trong sáng, có thể thọ dụng nó
từ đời này sang đời khác vĩnh viễn không có cạn kiệt.
Nhận thấy được tánh chất "ngã không" thì "pháp không" không còn là
vấn đề khó biết nữa. Chủ thể nhận thức đã là vô thường, vô ngã, khổ, bất
tịnh và không, thì đối tượng nhận thức cũng không vượt qua ngoài sự chi
phối đó! Cho nên người đạt đạo sẽ nhận thấy rõ:
"Chư hạnh vô thường nhất thiết không".
Thấy được tánh "giai không" của vạn pháp, thấy được tánh vô thường
của hành pháp, thì cái NĂNG TRI và SỞ TRI đó trở thành một bầu vũ trụ
NHƯ LAI VIÊN GIÁC nhiệm mầu. Lúc bấy giờ:
Ta không cầu thành Phật
Phật cũng chẳng cầu thành ta
Ta là Phật
Phật là ta.
---o0o---