Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018


Ý KIẾN : TRONG MỘT QUÁ TRÌNH TU PHẬT CON NGƯỜI THẬT SƯ CÓ BỎ CÁI TRÍ THƯỜNG DÙNG ....???
:
Viết xong một phần Bài QUÁ TRÌNH TÌM CHÂN LÝ GIẢI THOÁT của Thái Tử Tất Đạt Đa, tôi nhận được sự đóng góp TRỞ LẠI - "" không nên viết nhiều, lý nhiều về Phật Đạo..."".
Xin thành thật đa tạ các Bạn, tôi xin ghi nhận hảo ý của các Thấy và các Bạn; nhưng có lẽ trong tôi vẫn cưu mang Ý - BẤT TRI BẤT KIẾN và BẤT KIẾN BẤT GIẢI và chắc có lẽ VỚI TÔI - hiểu, biết, cảm, thọ nơi con người khi còn là con người MÀ BẤT TRI có lẽ là đồng nghĩa với CHẾT RỒI hoặc là người thưc vật, ngay cả người tâm thần ( điên ) vẫn còn tri, kiến. Đồng thời tôi rất thích thú khi sơ lượt lại " quá trình tìm Chân lý của Thái Tử Tất Đạt Đa " thì THẤY, BIẾT rất rõ Ngài cũng bưt đầu " đi " từ PHẢI TRI, chứ không là PHẢI TIN hay BỊ BẮT BUỘC TIN.
Cho dù Ngài ĐÃ TRI nhưng cũng ĐÃ TIN ở thời gian học hỏi nơi 2 Tôn giáo, nơi 2 Thiền Sư nhưng rồi Ngài biết rằng TIN là " không tời đâu " hay có thể nói rõ hơn là TIN thì chỉ lậo lại CÁI GÌ AI ĐÓ ĐÃ NÓI, AI ĐÓ ĐÃ LÀM cho dù là người đó NÓI LÊN CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI thì người TIN chỉ đí đến CUỐI CON ĐƯỜNG CỦA AI ĐÓ VẺ LẠI cho dù là tốt tuyệt vời thì cũng chỉ là cảm thọ " cái mà người khác cảm thọ " biết " cái người khác đã biết " chứ không phải Chân lý giải thoát cho chính mình.
Không ai có thể trao tay cho chúng ta Chân lý - sự thật tuyệt đối cả.
CÓ THỂ TÔI CÒN U MÊ, nhưng tôi cũng tin rằng Đạo Phật là Đạo TRÍ chứ không phải Đạo TIN, bao gồm các Tín điều, giáo lý cố định và giáo qui... được dẩn dắt bởi giáo hội hay giáo đoàn với những Chúc sắc cao thấp phẩm hàm.
Đức Phật dạy : tôi cũng nghe lại từ các sách ghi lại bởi các Tiền nhân gọi là Kinh NHƯNG xét cho cùng, xét cho rõ thì ĐÁNG TIN, ĐÁNG GHI NHỚ :
-- Hãy đến để ( tự ) THẤY và BIẾT.
-- Tự Uống nước đi thì mới biêt nước như thế nào.
và
-- Đừng tin tưởng Ta chỉ vì các người đã xem ta là Người giác ngộ, đã xem Ta là Thầy các người. Đừng tin tưởng nơi Ta chỉ vì nhiều người khác đã làm vậy và cũng đừng tin tưởng bất cứ điều gì bởi các người khác nói lại trong Kinh, sách hay do người khác nữa kể lại. Đừng tin tưởng những tin đồn, những hệ thống giáo dục hay tôn giáo nào. Đừng tin tưởng bởi uy tín của các Bậc Trưởng thượng hay bởi uy tín của bất cứ ai. Đừng dựa vào kết luận của lý luận cho là chính xác nào do suy đoán. Hãy tự thân biết rõ ràng rằng điều nào đó làm chính mình buồn phiiền, đau khổ hay người khác buồn phiền, đau khổ THÌ VỨT BỎ CHÚNG ĐI .
Từ khi tôi - cũng ví những bức xúc cá nhân - tôi thâm nhập ( chứ không dám dùng từ nghiên cứu ) vào Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hindu, Đạo Cao Đài và Thần võ.. rồi trở lại Đạo Phật tôi mới thấy tôi trước kia thường hay nói : " không, tôi không làm như thế hay tôi phải làm như vậy bởi tôi là người tu hành ....bởi tôi tu theo tôn giáo này......"...v....v và v....v.trước một biến cố mà tôi tương tác và tôi biết tôi lầm, tôi sai.... ...!!. Tôi đã gò ép mình, bắt buộc mình làm một cái gì đó , theo một khuông thức mẫu mực nào đó CÓ Ý THỨC. Tôi BỊ KẸT vào " cái bẩy " CÁI NÀY TỐT, CÁI KIA XẤU hay CÁCH NÀY MỚI THOÁT KHỔ........ ...CÁCH ĐÀO THOAT qua một thực tại hiện tiền mà tôi không vừa ý, không mong muốn.
Thế là tôi lại phải TỰ " TRI " khi học ở Phật giáo " cái gì tốt ", " cái gì xấu " hoặc cái gì u mê, sai lầm ...mà Phật giáo gọi là VÔ MINH.
Thế là tôi lại phải TỰ " TRI " khi học được ỏ Phật giao KHI KHÔNG " VÔ MINH " thì là " TUỆ " - không vô minh thì là tuệ....không vô minh thì là tuệ ......chứ KHÔNG VỊ NÀO ĐỊNH NGHĨA TUỆ LÀ GÌ...cũng như KHI KHÔNG CÒN KHỔ là HẾT KHỔ..., cũng như KHI KHÔNG CÒN BỊNH là HẾT BỊNH ......trạng thái đó là CẢM và THỌ của con người - CẢM THỌ - nghĩa là Bạn vẫn TRI..., vẫn BIẾT mà không diễn đạt được bằng ngôn từ, văn tự....nếu ai nói là Bạn sung sướng...thì Ờ CŨNG ĐÚNG; nếu ai nói là Bạn Hạnh phúc....thì Ờ CŨNG ĐÚNG......; nếu ai nói là Bạn thong dong tự tại, bình an, ....hay là cảm thọ Niết bàn.....thì Ờ CŨNG ĐÚNG......BẤT TƯ NGHÌ là thế; CHỨ KHÔNG PHẢI PHẬT PHÁP BÂT TƯ NGHÌ - PHÁP ( cách, phương pháp ) GIẢI THOÁT KHỔ thì con người PHẢI BIỂT nghĩa là TRI ngay bằng " cái tí thường dùng để Họ mới có thể TỰ QUYẾT, TỰ TU...và đương nhiên là TỰ GIẢI THOÁT KHỔ như ý chỉ của Đạo Phật. và cũng như thế Thái Tử Tất Đạt Đa lúc sanh thời - cho dù con người chúng ta nói Ngài ĐÃ GIÁC NGỘ - hay các Sư, Thầy PHẢI DẠY, PHẢI GIẢNG " những PHÁP ( cách giải khổ ) THÍCH HỢP VỚI CĂN CƠ MỖI NGƯỜI....RÕ RÀNG, ĐƠN GIẢN, DỂ HIỂU để người khổ mới lãnh hội được.
Đó là tôi, riêng tôi, mong các Bạn hoan hỉ và cho tôi ý kiến khi tôi trình bày một vấn đề - điều này giứp tôi có được Bạn " đồng hành " đồng cảm hay những lời phản bát cho dù nặng hay nhẹ cũng đều là lời góp ý cho tôi chiệm nghiệm lại mình và tôi coi đó là " cái gỏ đầu cảnh giác " của Sư phụ ban cho.

   

 Ảnh đính kèm 

MỘT Ý KIẾN CỦA MỘT NGƯỜI NHƯNG THẬT LÀ CỦA MỌI NGƯƠI.
Cư Sĩ Tấn Lực Tất cả pháp đều là Phật pháp . Vậy pháp nào là pháp sai lầm ? Xin Ngài khai thị .
Quản lý
Thích · Trả lời · 3 giờ · Đã chỉnh sửa
Thientu Tran
Thientu Tran : Bạn Cư sĩ Tấn Lực, tôi hiểu rằng khi Bạn nêu vấn đề với tôi dù Bạn dùng "" Xin Ngài khai thị "" thì KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BẠN KHÔNG HIỂU vấn đề hay tôi hiểu hơn Bạn hoặc Bạn cho là tôi đã giác ngộ, để đủ sức KHAI THỊ cho Bạn mà Bạn muốn nêu lên vấn đề CỦA GẦN NHƯ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI PHẬT TỬ CÒN TRĂN TRỞ mà không nói ra hay còn hưng phấn khi tôn xưng Thầy mình, môn phái mình, .....cho rằng CHỈ "" Pháp của tôi, pháp của Thầy tôi, pháp của Tông , Chi tôi là chánh Phật pháp, là nguyên thuỷ, là vi diệu...,... là hữu hiệu nhất...nhất......
Nên việc tôi trình bày ý kiến sau đây góp ý vơi Bạn thôi
chứ không phải là " TÔI KHAI THỊ CHO BẠN "". Mong Bạn hiểu cho như thế.
Tại sao Đức Phật lại nói :" Mọi thế pháp ( mọi pháp do con người nói lên, lập lại ) đều Hư dối cho dù pháp đó Như lai vừa mới ban truyền "" ??.
Tại sao thế ??. Tại sao rõ ràng pháp mà Đức Phật vừa mới ban truyền đó.. mà bất cứ người lập lại đều là HƯ DỐI KHÔNG NÊN TIN CHĂC CHẮN vì cho rằng Đức Phật vừa mới ban truyền, vì đó là Kim ngôn Phật tổ....
Bình tỉnh...bình tỉnh....điều này Ngài KHÔNG NÓI các Tông, Chi, Phái truyền pháp SAI...cho con người MÀ Ngài lưu ý con người .. từ các Thầy, các Đạo sư, Pháp sư...và cả chúng ta.....
Thang thuốc nào trị hết " cái bịnh " gọi là diệu dược và không phải thang diệu dược đó cũng trị mọi thứ bịnh mà CHỈ HẾT BỊNH ĐO THÔI. Do đó CÁCH nào - pháp nào - giải thoát khổ chúng ta gọi là Phật pháp; NHƯNG không phải hể Phật pháp là giải được khổ, thế nên Đức Phật mới dạy :" Thế pháp ( tức là cách mà do con người lập lại ) đều là HƯ DỐI cho dù pháp ấy Như lai vừa mới ban truyền "" . Thế nên, cũng từ những pháp ( cách ) do Thái Tử Tất Đạt Đa - Đức Phật lúc còn sanh tiền - chỉ bảo, giáo giảng cho bất cứ NGƯỜI NÀO ĐỂ HỌ TỰ THOÁT KHỔ thì đều là Phật pháp, rồi các Vị Tiền nhân lưu truuyèn về sau này cho con người ... chúng ta hân hoan đón nhận.....lập thành Tông, Chi, Phái ...... thì các Kinh sách, giảng luận của các Tông, Chi, Pháo đó KHÔNG SAI NHƯNG điều đó KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ pháp của Tiền nhân lưu lại dạy đổ con người chúng ta LÀ ĐÚNG.........ĐÚNG HẾT CHO MỌI "" CÁI KHỔ " của con người..........không khéo thang DIỆU DƯỢC trở thành thuôc độc VỚI NGƯỜI BỊNH KHÁC, Nhân sâm rất tốt cho người bịnh phục hồi sức khoẻ, người già yếu hay người thiếu sức ..nhưng Bạn thử dùng QUÁ LIỀU trong 1 tuần...1 tuần thôi Bạn sẽ thấy TÁC HẠI của nó...!!. . Do vậy có thể nói khác đi...Phật pháp KHÔNG SAI mà người vận dụng...người chỉ giảng cho đệ tử KHÔNG RÕ RÀNG........... hay vì lý do nào đó mà Họ cố ý LỜ ĐI điều này....như Bạn đã và đang tháy nhan nhản trong đời sống Phật tử, trong giới Tăng tu hiện tại..... . Trình bày với Bạn chỉ là Y KIẾN CÁ NHÂN TÔI, mong Bạn hiểu và hoan hỉ thông cảm cho nha.

   

 Ảnh đính kèm 

Ý KIẾN : ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI TU PHẬT...
SỰ NGỘ NHẬN CỦA CON NGƯỜI LÀ TẤT YẾU, BỞI VÌ CON NGƯỜI LÀ "" CON NGƯỜI QUI ƯỚC...''. ( Trình bày vơi Bạn Bình Lặng Mãi ).
Bài vừa rồi tôi đã trình bày với các Bạn phương tiện trao truyền để thông cảm nhau của con người là ngôn ngữ thì ngôn ngữ QUÁ CỤC BỘ, HẠN HẸP và GIỚI HẠN trên một qui ươc chung, nhưng chung của cũng chỉ một số lượng giơi hạn con người, trên một một số lượng giới hạn hình ảnh do đó NGÔN NGỮ TRỞ THÀNH CỐ ĐỊNH đối với hiện tượng giới luôn luôn thay đổi - hay nói theo quan điểm Phật giáo ngôn ngữ của con người tuy cần thiết với con người nhưng luôn luôn SAI TRÁI 
1/. đối với hiện tượng giới - VẬT THỂ - thì luôn luôn biến động VÔ THƯỜNG nhưng ngôn ngữ, tri thức của con người BẮT NÓ CỐ ĐỊNH, nhất là Khoa học - bộ óc vĩ đại đại diện cho con người càng cố định hiện tượng giới hơn, định danh, định phẩm, định lượng rõ ràng hơn là đièu con người muốn.. ; nên sai lầm là tất yếu và con người ĐÃ BIẾT, ĐÃ HIỂU nhưng phải dùng, do đó có từ TƯƠNG ĐỐI sinh ra trong sự đòi hỏi chính xác của Khoa học, và của con người.
2/. đối với hiện tượng giới - PHI VẬT THỂ - TINH THẦN - thì cũng luôn luôn biến động VÔ THƯỜNG cho dù ở mỗi CÁ NHÂN, mỗi con người, xúc cảm và cảm thọ là chắc chắn, là xác định được rõ ràng NHƯNG cũng CHỈ PHẢI Ở NGAY SÁT NA ĐÓ - tức LÚC ĐÓ tại NƠI ĐÓ và CON NGƯỜI ĐÓ mà thôi..thế nên ngôn ngữ qui nạp để diễn đạt là ngôn ngữ LÀM MỘT VIỆC SAI LẦM. 
Điều này, những bộ óc vĩ đại của chúng ta - những nhà Khoa học, những Triết gia - quá ngở ngàng nhận ra vào cuối thế kỷ 19, mà Thái Tử Tất Đạt Đa - Đức Phật - đã nói ra trên 2500 năm nay rồi !!
Tóm lại, đứng trên QUAN ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI, ngôn ngữ và " chủ nhân của nó - tư tưởng " là hữu dụng, là hữu ích, là cần thiết NHƯNG đứng trên QUAN ĐIỂM GIẢI THOÁT KHỔ CỦA PHẬT trong cuộc sống này thì SAI LẦM,
Thê nên, trong " thế lấp lững " đúng và sai - thực dụng và giải thoát, con người cũng đã không ít thời gian tranh biện vơi nhau về SỰ HIỆN DIỆN CỦA MÌNH trên quả địa cầu này !!!, ĐƯỢC hay BỊ - là TÙY theo cảm thọ " được nhận định BẰNG TƯ TƯỞNG " trong quá trình sống, quá trình tương tác, mà chấp thuận một trong hai từ trên; nhưng ĐÃ HIỆN HỮU RỒI trong thế giới này, trong không-thời-gian này là một điều tất yếu và xử dụng Ngôn ngữ của con người mà CHÍNH CON NGƯỜI hình thành cũng là một điều tất yếu nhưng SỰ NGỘ NHẬN của con người thì không bao giờ con người thoát khỏi
Sáng nay đọc Bài " SỰ BẤT TỬ CỦA LINH HỒN ĐƯỢC CÁC NHÀ KHOA HỌC CHỨNG MINH BẰNG CƠ HỌC LƯỢNG TỬ " với một luận-thuật hoàn toàn mới do Nhà Khoa học Mỹ Robert Lanza, đề xuất tại Đại Học Wake Forest North Carolica, cùng với sự hổ trợ từ hai năm trước của Nhà Vật Lý học nổi tiếng người Anh Roger Penrose, Tiến sĩ Stuart Hameroff, nhất là Tiến sĩ Hamer Rove, họ đã tiến thêm một bước về hiểu biết Linh hồn của con người. Tôi vụt thấy mừng, thấy " khoái chí, thú vị " bởi những vấn nạn của tôi hay cũng có lẽ là vấn nạn của các Bạn, hình như SẼ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP bởi các Nhà Khoa học Lượng tử.
Rồi bổng nhớ đến lời Đức Phật dạy trong Kinh sách lưu truyền
" CÓ NGƯỜI TẠO NGHIỆP nhưng KHÔNG PHẢI CHÍNH NGAY NGƯỜI ĐÓ THỌ NGHIỆP ". 
Bổng nhớ tới Bát Thức trong Đạo Phật - 7 thức đầu - huân tập, tương tác và giúp con người nhận định, cảm thọ - thọ CÓ THỂ con người cho là khổ, thọ CÓ THỂ con người gọi là hạnh phúc sung sướng. Duy chỉ, duy chỉ Thức thứ tám - là A Lại Gia Thức - được diễn tả như " một kho chứa ", một tàng-các CHỈ dung chứa những chủng tử, hay CÓ PHẢI CHĂNG BÂY GIỜ trong Khoa học Lượng tử coi như những hạt cơ bản nhất mà con người chấp nhận hiện nay.
Những chủng tử này, hạt tử này không định phẩm, không định lượng, không hàm ý mang " một tính chất đặc thù " nào và............khi HỘI ĐỦ ĐIỀU KIỆN "" CẦN và ĐỦ " nói theo Khoa học - đến một cơ duyên tương hợp nào đó thì NÓ HÓA SINH, chuyển biến, hình thành " một thứ khác ", Một THỨ KHÁC chứ không phải " BẤT CỨ CÁI NÀO VỪA QUA ".. 
Bài viết này của các Nhà Khoa học Lượng tử Robert Lanza.... chỉ nói đến "" một sự chuyển đổi, tiếp tục theo ĐIỀU KIỆN CẦN và ĐỦ - nhân duyên tương tác..Nghĩa là Họ không XÁC QUYẾT hay tạo cho chúng ta một XÁC TÍN " CÁI NÀY thành CÁI KIA " nghĩa là Ông ta không XÁC ĐỊNH với con người " một sự biến thể nhưng NÓ VẪN LÀ CHÍNH NÓ " tuy rằng Họ " buộc phải dùng từ LINH HỒN ".
Ở trường hợp này, chính con người với sự KHÔNG THÍCH, không muốn, và SỢ HẢI hay sự MƠ MỘNG, hảo vọng của con người đã hình thành từ Linh hồn - một cái gì đó của chính mình ở một không-thời-gian nào đó chưa biết !!!!
Tuy rằng hàng giờ, hàng ngày chúng ta nói chúng ta là con Phật, là người noi theo Phật, là Đạo sư minh triết chân truyền, mà có bao giờ chúng ta lưu tâm đến YẾU CHỈ, lời dạy của Ngài !!. ( Xin ghi lại một phần ở bài trước - và tiện đây tôi xác định là tôi ghi theo những sách, kinh mà các Vị Tiền bối lưu truyền......... ...chúng ta thấy THAY VÌ Đức Phật tham dự vào những biện luận vô tận của Nhị nguyên và qui ước, thì Ngài thường " LÔI " người tương tác, người " được độ " trở về THỰC TẾ để nhìn thẳng vào bản chất thực sự của thực tại.
" Này Malunkyaputta, mặc dù có một quan điểm theo đó vũ trụ vô tận và cũng có một quan điểm khác, theo đó vũ trụ không vô tận, nhưng trước nhất phải hiểu rằng có sinh, có già, có chết, có khổ, có đau đớn xót xa và tuyệt vọng. Nhưng đối với Ta, Ta chỉ giảng cho con về sự CHẤM DỨT những thứ ấy trong thế giới này, trong chính sự sống này. Vì thế, này Malunkuyaputta, hãy giữ lấy trong tâm những gì Ta giảng, đúng như Ta đã giảng, và những gì Ta không giảng, đúng như Ta không giảng ....." ( Kinh Cula-Malunkya- sutta ).
Đã có bao lần chúng ta đọc vấn nạn " với một A La Hán thì việc gì xảy đến với Ngài sau khi Ngài viên tịch - chết đi ... ??". Với sự SỢ SỆT hay MONG CẦU, với lòng ham muốn tồn tại của con người chúng ta VẺ RA một con đường liên tục, một dòng sống của CHÍNH TA nên vô tận, một Linh hồn CỦA TA như vĩnh cữu, phải vĩnh cữu......và mơ mộng một không-thời-gian HOÀN HẢO ở đâu đó - đại loại như Niết bàn, Thiên đàng, Tây phương Cực Lạc để chúng ta né tránh Địa ngục, Hỏa ngục. Từ đó chúng ta NGỘ NHẬN Niết bàn là PHÁP SIÊU THẾ, ngoài không gian, thời gian và ngôn ngữ không thể diễn tả được điều tuyệt mật đó !!. 
Đức Phật bảo :
-- Ai cho rằng Niết bàn là không có gì........kẻ ấy lầm
-- Ai cho rằng Niết bàn là thường hằng vĩnh cữu thực có mãi mãi.........kẻ ấy cũng lầm
-- Họ đâu có hiểu, thực có một cảnh cực kỳ sung sướng vẫn thường ở trong đời sống của con người và thời gian.
............và " NẾU TÌM THẤY MỘT CÁI GÌ THUỘC VỀ CON NGƯỜI MÀ Ở NGOÀI CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI thì ĐÓ CHỈ LÀ ẢO VỌNG, TƯỞNG THỨC "" 
Ý nghĩ, suy tưởng và ngôn ngữ của con người được hình thành từ khái niệm, qui ước nghĩa là từ " CÁI CON NGƯỜI ĐÃ BIẾT " thế nên NÓ không diễn tả được CÁI CHƯA BIẾT là đương nhiên, thế nên sự NGỘ NHẬN là tất yếu bởi ĐỂ HIỂU, ĐỂ BIẾT nó phải áp đặt một CÁI NÀY vào cái KHÔNG PHẢI CÁI NÀY.
Theo lời Đưc Phật dạy, "" nói rằng một Vị A La Hán còn sống hay không còn sống, " tại " hay " bất tại " SAU KHI NGÀI viên tịch đều không đúng..... . 
Tỷ như ngọn lửa đang cháy bổng nhiên tắt, không thể nói ngọn lửa ấy đi về phía nào của bốn phương, tám hướng. Và Ngài thường im lặng khi có vấn đề như thế - mà sau này con người chúng ta gọi là SỰ IM LẶNG CAO CẢ bởi chúng ta không thể nào biết mà thôi.
Với ý tưởng này chúng ta trở lại nền Khoa Học hiện đại - Robert Oppenheimer, cũng có một thời gian " âm thầm nghiên cứu " Đạo đã phát biểu : 
" Thí dụ, nếu hỏi hạt điện tử có giử nguyên vị trí không ?. Ta phải nói - KHÔNG . Nếu hỏi với thời gian, hạt điện tử có thay đổi vị trí không ?. Ta phải nói - không. Nếu hỏi hạt điện tử có ở yên không ?. Ta phải nói - KHÔNG. Nếu hỏi hạt điện tử có di động không ?. Ta phải nói - KHÔNG " . 
Đức Phật đã giải đáp tương tự TRƯỚC ĐÂY HƠN 2500 NĂM.khi có người hỏi Ngài về " một người sau khi quá vãng ", sau khi chết. Nhưng đó là câu trả lời không QUEN với con người, không quen thuộc với giới truyền thông khoa học trước thế kỷ 18 nghĩa là NGỘ NHẬN chắc chắn là không thể không xảy ra !!
Khi con người hiện diện trên hành tinh này và với con người thì Đạo Phật không phủ nhận ý tưởng THỜI GIAN CỦA CON NGƯỜI, một dòng chảy triền miên mà con người hình thành trong tư tưởng, nhưng mục tiêu cứu cánh của Đạo Phật không phải là sự TIUYỆT DIỆT, bởi vì KHÔNG CÕ CÁI GÌ LÀ THƯỜNG HẰNG, cũng không phải là "" trường tồn vĩnh cữu, thường hằng "", bởi không có một "" con người bất tử ", không có một LINH HỒN TỒN TẠI TRƯỜNG TỒN VĨNH CỬU.
Đối tượng " giải quyết bức xúc KHÔNG CÒN CÓ THỂ CHỊU ĐƯỢC " của Thái Tử Tất Đạt Đa LÀ CÁI KHỔ ĐANG CÓ CỦA CON NGƯỜI...nên Mục tiêu cứu cánh của Phật giáo có thể đạt được CHỈ CHÍNH TRONG KIẾP SỐNG NÀY..........
ngoài ra Ngài trả lời LÀ KHÔNG THÍCH HỢP....nghĩa là không nên nghĩ..., không nên làm.........- như lời khuyên trong truyện "" người trúng mủi tên độc ""..
Chúng ta hãy tự mình " bước đi " trong cuộc đời của chúng ta, với những gì chúng ta học hỏi được - kiến thức trong đời thường lẫn trong Đạo, trong cuộc đời của Bạn; những gì Bạn SẼ TRẢI NGHIỆM "" ở từng bước đi "" là THÀNH ĐẠT, là HẠNH PHÚC, là THOÁT KHỔ cuộc đời hay tu tập của con người Bạn, chứ không LÀ TỔNG KẾT một kết quả ở cuối con đường . Và Bạn hãy lắng nghe lời dạy bảo của Người Giác ngộ, để tránh những NGỘ NHẬN, những sai lầm do mê mờ, ảo vọng rồi " bước đi "......." bước đi "........ bởi Bạn không thể không " bước đi " và khi vì lý do nào đó Bạn nói tôi KHÔNG BƯỚC ĐI, Tôi BUÔNG XUÔI. TUỲ DUYÊN.... thì quyết định đó đồng nghĩa với " Bạn ĐÃ CHỌN MỘT CÁCH SỐNG DỞ NHẤT CHO CHÍNH MÌNH. ". 
Chắc chắn Đạo Phật không dạy chúng ta thế. 
Đạo Phật có phải chăng ĐÃ VẠCH RA CHO CON NGƯỜI THẾ GIỚI TA BÀ LÀ ĐAU KHỔ, nghĩa là kích thích " bộ máy tính vi xử lý " nhận thức, lựa chọn và TU TẬP, nhưng LỰA CHỌN và QUYẾT ĐỊNH là CỦA CHÚNG TA....mà KHÔNG KHỔ.... TẠI THẾ GIAN NÀY.
Chúc các Bạn NGÀY MỚI VUI VẺ YÊU THƯƠNG.

   

 Ảnh đính kèm 

VẤN ĐỀ : MỤC TIÊU, CỨU CÁNH và CÁC PHÁP CỦA PHẬT GIÁO.
Như trong 6 bài trước tôi trình bày ( là để trao đổi học tập, nhận thêm sự hiểu biết nơi các Bậc cao nhân, nơi các Bạn ) và tôi xác định theo mình - CÁI "" TRÍ THẤY, BIẾT "" HIỆN ĐANG CÓ của con người - xin tạm dùng từ Nhân trí -thì luôn luôn " đi cùng " với con người trong cuộc đời và con người luôn luôn sử dụng nó trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống tương tác NHƯNG giữa người TU PHẬT và người không tu Phật khác nhau là BIẾT hay không BIẾT " TÍNH ĐẶC THÙ SỬ DỤNG" của nó và vận dụng vào cuộc đời mình để đạt đến mục đích của mình..
Thế nên, trong phạm vi, trong " chiều hướng riêng ", trong quan điểm của mỗi người, việc gọi Nhân trí là vô minh, u mê, sai lầm, thì ĐÓ LÀ CỦA CHỈ Ở NHỮNG NGƯỜI MUỐN THOÁT KHỔ THEO QUAN ĐIỂM PHẬT ĐẠO, trsi lại thì không phải thế, mà nó còn được đề cao, nhân rộng nữa là đằng khác.
Do vậy, trở lại vấn đề thiển ý, tôi vẫn NHÌN " cái nhân trí hiện có của tôi " hay của mọi con người hiện đang chỉ là một " công cụ tối cần thiết " mà TUỲ THEO CÁCH SỬ DỤNG RIÊNG ĐỂ ĐƯA ĐẾN MỤC ĐÍCH SỐNG CỦA MÌNH mà con người gọi tên khác nhau..
Với người Phật tử còn đang sanh sống trong đời thường - lúc là vô minh trí, u mê trí,...........lúc là Tuệ trí tức là lúc THẤY, BIẾT mà con người KHÔNG CÒN "" VƯỚNG MĂC...sai lầm, u mê.."", không còn tạo nghiệp nữa trong cuộc sống thường nhật này, thì cuộc sống trở nên HÀI HOÀ DUNG HỢP hơn.
Trình bày đến đây tôi tin chắc rằng CÓ Bạn KHÔNG ĐỒNG TÌNH, không đồng ý, bởi tôi cho rằng Đạo Phật có mục đích, Bạn cho rằng tôi sai - ĐẠO PHẬT MÀ CÓ MỤC ĐÍCH à?
Vâng, về tổng thể hướng đến một cách sống nào đó là CÓ MỤC ĐÍCH, như đến KHÔNG KHỔ đã là mục đích rồi. Còn về PHƯƠNG PHÁP để đạt đến thoát khổ, " giải thoát hết rốt ráo các vọng tưởng " - chấm dứt vọng tưởng thì KHÔNG CÓ MỤC ĐÍCH..
Chúng ta trở lại cuộc đời Ngài Thái Tử Tất Đạt Đa - xin thông cảm, hoan hỉ bởi chúng ta đang tìm hiểu và trình bày để hiểu - thoát ly gia đình là Ngài muốn điều gì ??. Có mục đích không ? Ngài ĐI TÌM những gì ?? và để làm gì ??. MỤC ĐÍCH nằm ở đây.
Tuy rằng Ngài CHỈ MƯỜNG TƯỢNG trong tâm trí ", chúng ta con người chỉ có thể nói như thê, chư ngay ở Ngài, Ngài cũng không thể BIẾT TRƯỚC những điều Ngài CHƯA BIẾT.và rằng phải có con đường giải thoát khổ " và đó CHÍNH LÀ " nỗi băng khoăn chết người của chính Ngài " - tôi nghĩ thế - khi tôi CÒN và RẤT TÔN KÍNH NGÀi. Thế nghĩa là Ngài ra đi CÓ MỤC ĐÍCH, CÓ MỤC TIÊU.
Thế thì MỤC TIÊU của Thái Tử Tất Đạt Đa quá rõ ràng - GIẢI THOÁT KHỔ cho chính bản thân mình và con người bởi CÙNG CẢNH NGỘ; Đến khi giác ngộ thì ( với chúng ta nói thế thôi ) là CỨU CÁNH là Niết bàn ( hoặc các từ khác mà sau này con người khi sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt cho nhau là Thiên đàng, Tây phương Cực Lạc hay Tịnh độ quốc.....).
Để bắt đầu quá trình nấy không có ai có thể nói rằng Ngài KHÔNG SỬ DỤNG NHÂN TRÍ ĐANG CÓ như các con người khác, cho đến khi " nhân trí HẾT CÁCH tìm tòi, HẾT CÁCH hướng dẩn BẤT LỰC nên nó VẮNG BẶT, im hơi lặng tiếng dưới cội Bồ đề thì Ngài mới phát hiện ra À.......À CHÍNH NÓ - chính CÁI DỤNG QUEN THUỘC , chính cái TÍNH HÀNH HOẠT ĐẶC THÙ của nó giúp cho con người THƯỜNG hướng đến ĐƯỢC THOẢ MÃN nhưng những thoả mãn ấy lại luôn luôn hàm chứa BẤT THOẢ MÃN - nghĩa là KHỔ, nghĩa là "" con người SAI LẦM ở chỗ này "" nên Ngài gọi nó là VÔ MINH trí, trí u mê và Ngài cũng phát hiện ra rằng cái Nhân trí đang có, hiện có của con người luôn luôn đeo bám, luôn luôn hiện hữu trong con người khi còn sống hay nói một cách khác
như Đức Phật ban truyền Chân lý : "" CON NGƯỜI LUÔN LUÔN ĐEO BÁM NHỮNG SAI LẦM CỦA MÌNH nên con người KHỔ "" là thế.
Điều này không phải là mới lạ ở thời đại của Ngài, điều này không phải là trước Ngài không ai biết đến " cái khổ " của con người NHƯNG TẤT CẢ ĐỀU cho rằng KHỔ của con người là DO THẦN LINH ĐỊNH ĐOẠT hay GIÁN HOẠ cho con người khi con người KHÔNG LÀM "" VỪA LÒNG HỌ "...
.....; không có ai PHÁT HIỆN RA chính " sự vô minh, mê mờ của nhân trí " nên KHỔ....
Thời đó cũng có người phản bát, chê bay Ngài, cũng có người tôn danh Ngài và xem Ngài như Thần Thánh; Ngài nói :
-- Ta không phải là một thần thánh, không phải là vị được mặc khải mà CHỈ LÀ NGƯỜI GIÁC NGỘ .
Người giác ngộ là người THẤY LẼ THẬT, thật không còn chối cải như Chân lý và sau này chúng ta gọi người ấy là Phật.
Đơn giản, Phật là người thấy, biết Chân lý chấm dứt khổ và bất cứ con người nào cũng có khả năng thành phật NẾU XA RỜI VÔ MINH Ngài dạy ;
-- " Ta là phật đã thành và con người là phật sẽ thành ".
Mọi con người có thể sẽ thành phật; mọi con người sẽ là người đạt đến " hết khổ ", nghĩa là đạt đến một trạng thái KHÔNG BẤT TOẠI,
Cái quái oăm là trạng thái - tức " cái mà con người cảm thọ " TOẠI hay BẤT TOẠI thì duy chỉ của một người - CHỈ NGƯỜI ẤY BIẾT ( nên gọi là thân chứng ) không có một " ký hiệu truyền thông " nào của ngôn ngữ nào diễn tả chính xác được, nên KHÔNG BẤT TOẠI cũng thế VÔ NGÔN THUYẾT.
Thế nên chúng ta không lạ gì tất cả những từ TẠM DÙNG để CHỈ TRẠNG THÁI ĐÓ như Niết bàn, hạnh phúc viên mãn ......Tây phương cực lạc.....thì KHÔNG MỘT VỊ NÀO ĐỊNH NGHĨA RÕ RÀNG cho chúng ta.
Thế nên chúng ta không lạ gì tất cả các Vị Cao Tăng, các Vị Thiền sư không bao giờ dùng ""XÁC-ĐỊNH CÁCH "" mà chỉ trả lời theo ""PHỦ-ĐỊNH-CÁCH "" - nghĩa là Họ chỉ nói "" cái này không phải là.....Niết bàn "", thế kia không phải là.......và Họ không bao giờ giải thích, phân trần mà Họ KÉO, LÔI, ĐẠP NHÀO ..........các môn sinh VÀO THỰC TẠI để mốn sinh, thiền sinh TỰ THÂN CHỨNG thì biết CỨU CÁNH của việc tu tập Phật đạo.
Thế nên MÁT CỦA NƯỚC không thể nói với nhau, không thể giải trình nhưng CÁCH UỐNG thì CÓ NHIỀU, rất nhiều, và có thể giảng giải cho nhau..
Phật giáo trình bày mục tiêu Niết bàn cho những ai cảm thấy CẦN ĐẾN và không bao giờ ý CƯỠNG BÁCH.. .
Đức Phật chỉ khuyên : " HÃY ĐẾN VÀ THẤY
Phật giáo có những nguyên tắc luân lý tốt đẹp, thích hợp với người khác, người sa cơ trên đường Đạo pháp cũng như người đã tiến khá xa. Đó là những nguyên tắc GIỚI HẠN DẦN VÔ MINH trí trong cuộc sống đời thường, đó là những nguyên tắc cảnh giác, giữ gìn không để Vô minh khống chế.....giảm dần...giảm dần......:
-- 1/. Năm giới - Panca Sĩla - : không sát sanh, không trộm xắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không dùng chất say.
-- 2/. Bốn trạng thái cao thượng - Brahma Vihãra, Tu vô luơng tâm - Từ, Bi, Hỷ và Xả.
-- 3/. Mười phẩm hạnh siêu thê - Pãramita, Ba la mật - Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nại, Chân thật, Quyết định, Tâm từ và tâm xã.
-- 4/. Bát chánh Đạo : Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
Với ý KHÔNG CƯỠNG BÁCH, chỉ đường thì có, chỉ pháp thì có - cho những ai có nguyện vọng BIẾT CÁI MÁT CỦA NƯỚC hay giải thoát đau khổ thì điều lưu tâm suy niệm đến CÁC PHÁP rút ra từ các nguyên tắc trên từ các Vị Tiền bối, nhưng Đức Phật cũng lưu tâm con người " Mọi Thế pháp đều HƯ DỐI cho dù lập lại pháp của Như lai " . Pháp nào giải thoát khổ mới là pháp Phật nhưng không phải các pháp được Ngài thuyết - các cách được Ngài chỉ bày trước đây đều ÁP DỤNG ĐÚNG cho mọi người. Các Vị Tiền nhân còn vì Đức Phật như một Lương ý là thế - TUỲ BỊNH CHO THUỐC chứ khjông phải thuốc của Lương ý trị mọi bịnh.
Nếu người ta có gọi Đức Phật là người " cứu thế " đi nữa thì cũng chỉ có nghĩa rằng Ngài ĐÃ PHÁT HIỆN RA và CHỈ CHO BIẾT CÓ ĐƯỜNG đi đến Giải thoát, Niết bàn nhưng tự chính chúng ta , ta phải bước trên con đường của mình.
Trong Kinh Đại Bát Niết bàn - Mahàparinibbàna - chúng ta thấy Ngài không bao giờ có ý nghĩ áp đặt một pháp cho bất cứ trường hợp nào, Ngài không bao giờ có ý điều khiển, áp đặt ai hay đoàn thể tăng già - Sangha - và Ngái cũng không muốn đoàn thể này tuỳ thuộc vào Ngài, Ngài dạy rằng trong giáo lý của Ngài không có lý thuyết huyền bí, mầu nhiệm, không có gì giấu diếm trong " nắm tay của Bậc Đạo sư - àcariyamutthi - hay nói cách khác, MUỐN BIẾT ...HÃY UỐNG ĐI THÌ BIẾT NƯỚC MÁT thế nào.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018


Ý KIẾN : CÂU VÔ SANH PHÁP NHẪN....
Chào các Bạn - Sau khi trình bày với các Bạn "" sự bó tay của ngôn ngữ trong Giác ngộ Phật giáo, tôi đọc bài của các Bạn lại gặp câu "" VÔ SANH PHÁP NHẪN " 
Thấy cũng vui vui khi đọc câu Vô sanh pháp nhẫn Nhẫn....Nhẫn Ở chỗ nào đây ?. Cùng để trao đổi học hỏi về Phật pháp - có lẽ thế nếu tôi nghĩ không lầm - do đó nói " bá nhân vạn pháp " nên tôi gởi Bạn câu này có thể " đồng cảm" với nhau thôi - hy vọng vậy - chứ không thể góp ý với Bạn được. 
Thế nào là Vô sanh pháp nhẫn..??
-- 1/. Có phải chăng pháp HAY NHẤT, TỐT NHẤT là TẬP NHẪN ???
-- 2/. Có phải chăng " Phật pháp - pháp giải được khổ cho con người " thì không thể SUY NGHĨ MÀ RA....không phải tính toán mà có...??.không phải NGHE NGƯỜI NÓI mà được Pháp Phật? bởi Đức Phật dạy :: "" Mọi thế pháp đều hư dối cho dù pháp áy Như lai vừa mới ban truyền mà bất cứ người nào lập lại "" và...và... rồi con người thấy ra trong đời sống NỔI BẬT TÍNH NHẪN..??....và thực tế trong đời AI CŨNG ĐÚNG, nhiều Tông, nhiều Chi, nhiều Phái.....; Bá nhân vạn pháp mà. 
Như bài vừa trình bày ...Tiểu thừa, Đại thừa hay Thiền tông .....v....v.....ĐỀU CHỈ LÀ CON THUYỀN để nguòi tu " BƠI ĐI "" đi qua sông đến bến giác; . ĐỀU CHỈ LÀ NGÓN TAY CHỈ TRĂNG 
để người tu " ĐỊNH HƯỚNG " mục đích là thấy TRĂNG.....
Trong " quá trình ĐẾN BỜ GIÁC "" đến giác ngộ giải thoát khổ, người thì tập trung,chú trọng "" VIỆC BƠI "" cho cản thận, người thì cho rằng bơi là chuyện đương nhiên phải tập trung, chú trọng "" BẾN GIÁC " sau cùng.....
......và KHÔNG AI LÀ KHÔNG ĐÚNG 
Bất cứ người nào nói ....CHỈ NÓI RẰNG..Tiểu thừa quan trọng cho người tu Phật...... hay Đại thừa là quan trọng cho người tu Phật .....hoặc CHỈ CÓ PHÁP MÔN CỦA TÔI, CỦA THẦY, TỔ TÔI là nhất nhát.thôi.......liệu có vỏ đoán chăng ? .Liệu có tự tôn chăng ?. 
Như trong Tây Du Ký Vị Thiền sư tác giả viết ::"" Ở trên không có. Ở dưới không có. Đông, Tây, Nam, Bắc đều không có ". . 
Vậy Ở CHỖ nào ?. Đây là câu hỏi mà ai cũng đặt ra khi đọc....
truyện này...nhưng với tinh thần của người Phật tử tại sao chúng ta không tự hỏi ::"" AI ...ai đã đặt ra câu hỏi này ??.""phải chăng chúng ta thấy ngay là NHÂN TRÍ - cũng là TRÍ, trí của con người, THẤY, BIẾT của con người NHƯNG NÓ HÀNH HOẠT THEO HƯỚNG mà Đức Phật gọi là SAI LẦM, VÔ MINH.hoặc chúng ta cũng nghe câu ::"" Đừng TÌM...bởi TÌM thì không thấy, mà Niết bàn trong chính các người ". TÌM..tìm là hành hoạt của Nhân trí theo hướng "" CẦN CÓ, CẦN BIẾT...."" nên theo Đạo giải thoát khổ thì TÌM SẼ KHÔNG THẤY.....Niết bàn. 
. Thiển ý là thế....trình bày như vậy...." đồng cảm " hay " không đồng cảm "" mà nhận được góp ý cũng là điều hữu ìch cho bản thân tôi. Xin thành thật đa tạ và kính chúc các Bạn..
.

Ý KIẾN : NGỘ NHẬN CHĂNG ????................xx
Sau khi lướt trên FB thấy các Bạn nhiều thoái mái bước vào một ngày mới, lòng mình cũng càng vui thêm - những nụ cười, những lời thơ yêu người, yêu đời, những trích dẩn kim ngôn Phật tổ, cùng những bài pháp thoại của các Bạn .......... 
Ô..quả thật một ngày đẹp cho mọi người trong thế giới hiện tại đầy nhiểu nhương, lo âu và khổ sở !!..Mình cầu mong được thế, ngày nào hay ngày nấy...
Mình muốn la to lên Sáng mở mắt ra " một ngày tươi đẹp cho mọi người ".và viết những suy nghĩ của mình với các Bạn..
Nhưng ...ôi trời ơi, ôi Phật ơi.......một dòng FB ghi :
" CÓ TIỀN QUẢ THẬT SẼ KHỞI VỌNG TƯỞNG, THÌ BỐ THÌ LÀ TỐT ĐẸP HƠN, ĐÂY LÀ SỰ THẬT MÀ QUÍ VỊ PHẢI BIẾT, CHẲNG GIẢ TÍ NÀO "" . 
Với tinh thần trao đổi HỌC PHẬT mà chúng ta thường trao đổi với nhau - nghĩa là học cách " sống cho ra sống " và hợp với Đạo giải thoát rốt ráo khổ đau...........thì câu này trong một bài Pháp thoại của Vị Pháp sư - đã xác định " Có tiền QUẢ THẬT sẽ khởi vọng tưởng ", " Đây là sự thật mà Quí Vị phải biết, chẳng giả tí nào ", làm mình giật mình....
Có phải chắc thế không ?. Có phải thật thế không ?. Có phải đây là SỰ THẬT chẳng giả tí nào ư ? mà chúng ta cần PHẢI BIẾT ??
Chúng ta bình tỉnh nhớ.....
1/. Thư nhất trong suốt quá trình phổ Đạo, qua với bao nhiêu Kinh sách lưu truyền chưa bao giờ có việc Đức Phật dạy con người KHÔNG BẢO VỆ CUỘC SỐNG của chính mình, nói nôm na là bảo vệ " thân xác này, ngũ uẩn này " bởi Ngài cũng đã từng có ý nghĩ " ngũ uẩn này là cản trở lớn đối với tu tập ", chúng ta đã thấy bao nhiêu lâu Ngài đã khổ hạnh ?. và Ngài đã thấy mình SAI. Đồng thời chúng ta cũng thấy KHÔNG BẤT CỨ TÔN GIÁO nào lại dạy con người chấp nhận " không lưu tâm hoặc ít lưu tâm " đến thân xác này. Thế thì trong thế giới con người HIỆN TẠI " không tiền thì sống bằng gì ?. Cho dù dưới hình thức nào đi nữa như : lá cây, vỏ sò, con vật, kim loại hay giấy qui ước TIỀN .... thì " phương tiện trao đổi này " vẫn là cần thiết - là cần có của con người BẢO TỒN CUỘC SỐNG nếu còn tiếp tục sống trong cộng đồng con người. Giảm thiểu... TRI TÚC ngoại trừ các Vị Tăng tu qui ẩn, các Vị Tăng tu " chưa méo mó, lăng xã vào đời sống tham dụcái - để giữ đời sống PHẠM HẠNH thì đồng ý nhưng không phải ĐẾN ĐỘ SỢ SỆT SỰ HIỆN HỮU CỦA TIỀN bởi tiền VÔ NGHĨA đối với Họ..
2/. " Có tiền QUẢ THẬT sẽ khởi vọng tưởng " ????. Có thể, có thể chăng ?... ..nhưng chúng ta đã từng tự nhủ " mình là con Nhà Phật " và ít ra cũng hiểu " tác hại của CHẤP HỮU " thì liệu chắc chắn có tiền sẽ khởi vọng tâm chăng ?. Đối với Phật tử, nghĩa là đối với con người hiểu biết tác hại của sự CHẤP HỮU thì không ai bảo phải rời bỏ " phương tiện sống " mà trái lại còn bảo " có thì cứ có mất thì cứ mất nhưng.......... nhưng phải giử gìn để làm phương tiện sinh tồn cho chính bản thân mình, cho chúng sinh mà mình có duyên tương tác, như người hàng xóm, như người neo đơn, cùng khổ, như Cha Mẹ, như vợ con...... " 
ĐẤY BỐ THÍ ĐẤY " Bó thí VÔ ĐIỀU KIỆN, Bó thí KHI XÚC ĐỘNG, Bố thì không bởi CHỌN CÁCH TỐT HƠN. Tư BỐ THÍ trong Đạo Phật - theo thiển ý nó có thể MỘT PHẦN tương đồng về hình thức với từ CHO ĐI " cái của mình đang có " trong đời sống bình thường nhưng ĐIỂM CỐT YẾU QUAN TRỌNG mà người Phật tử Bố thí là : 
a/. Bản thân mình CÓ XÚC CẢM DO LÒNG "TỪ" TRỰC TIẾP trước đối tượng bố thí, có xót xa thương cảm trước đối tượng bố thí..... Thế nên gần như Bố thí là " hành dộng LÀM CHO ĐỐI TƯỢNG GIẢM hay HẾT ĐAU KHỔ - cho dù bố thí TÂM hay bố thí VẬT.
b/. Bố thí mà do lòng sợ VỌNG TÂM KHỞI LÊN..., do lòng sợ CHẤP HỮU; bố thí mf có kế hoạch ĐỂ GIẢI TRỪ " cái gì ", để biết rằng SẼ TĂNG THÊM " cai gì " ; bố thí mà bản thân mình không CÓ CẢM THỌ HÃNH DIỆN, VUI SƯỚNG, HÂN HOAN, hay HẠNH PHÚC trong tiến trình hay sau tiến trình tương tác Bố thí.
c/. Bản thân mình BIẾT " không có một động lực nào bên ngoài hay trong lòng mình " tác dộng. Nghĩa là không nhằm mục đích LÀM HÀI LÒNG, VỪA Ý bất cứ ai - chính mình hay đoàn thể, Thầy, Bạn...của mình.
Thế nên BỐ THÍ vời tinh thần Đạo Phật có thể xem như...... " hình ảnh mặt trời ban phát ánh sáng cho vạn vật " - không phải vì "" tốt hơn hay nên làm hơn... "", không biết VÌ AI, CHO AI, BỞI VÌ, DO RẰNG,......SẼ ĐƯỢC GÌ..... 
-- GIỬ GÌN là cụm từ thường dùng, ở đây chỉ có nghĩa " đừng bỏ nó ngoài đường, đừng phô trương, đừng khoe của mà gây loạn, chứ không phải là CHẤP HỮU ". Giữ gìn - có thể coi như một đức tính tốt của người Phật tử. Thế thì làm gì có vọng tâm phát khởi ?. Bạn thử nghĩ một Phật tử - ngoại trừ, CHỈ những Phật tử MỘT BÁT, BA Y thì một con người tu tại gia, sống trong xã hội này, nếu chỉ còn 4 cái áo, 3 cái quần và cơm ngày 2 bửa thì liệu Vọng tâm có chấm dứt không ? . Hay lại biện hộ rằng như thế là ĐỂ CHO CHẤM DỨT TỪ TỪ...
Một Phật tử Tăng tu MỘT BÁT, BA Y có xúc cảm, có Bố thí vật thực trong bát cho một người đói lã nằm trước mặt mình không ?.
Đối với Phật tử tại gia, Họ KHÔNG THỂ CHẤM DỨT, HỌ CÒN ĐANG SỐNG TRONG mọi tương quan với " xung quanh " thì làm việc để tự có những phương tiện đó thì tốt rồi, nhưng Họ có " xót ruột, đau lòng " chăng trước những cơ duyên tương tác ?. 
KHÔNG THỂ NÀO CÓ Ý THỨC SỢ VỌNG TÂM ( sợ có nhiều riền ) mà chúng ta cố diệt nó bằng mọi cách, bằng mọi hình thức MÀ CHẤM DỨT ĐƯỢC NÓ - nó vẫn là ý thức SỢ tồn tại ĐỂ CHO BẠN SỢ.......Chúng ta nhớ - cho dù được KỂ LẠI NHƯNG HỢP LÝ, ĐÚNG ĐẮN ...Thái Tử Taát Đạt Đa "" SỢ NGỦ UẢN "", sợ cái thân xác này ô trược, cám dổ, cản trở.......RỒI NGÀI THẾ NÀO với các csch NÉ TRÁNH, UỶ HOẠI NÓ ??....
Theo thiển kiến - NGOẠI TRỪ những Vị Tăng tu xuất gia ( phải thực là Tăng tu chân chánh Phật giáo ) thì Phật tử ĐANG TU , Phật tử tại gia, nghĩa là còn ĐANG SỐNG TRONG CUỘC ĐỜI CON NGƯỜI, nghĩa là NGƯỜI ĐÃ Ý THỨC TU PHẬT - TU GIẢI THOÁT KHỔ , nghĩa là những người BIẾT YẾU CHỈ GIẢI THOÁT KHỔ CỦA ĐỨC PHẬT, nghĩa là những người ĐÃ Ý THỨC "" sự cám dổ của lục trần...""thì KHÔNG CÓ GÌ PHẢI SỢ NỮA......nên nhiều tiền hay ít tiền...nhiwwfu dola hay ít dola KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ HỌ LƯU TÂM.; KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ ĐỂ HỌ PHẢI '' BỎ ĐÍ,mà gọi là bố thí "" bởi Họ KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ BỎ ĐI - KHÔNG CHẤP THỦ mà.....
Như thế theo thiển kiến - VỀ HIỆN TƯỚNG - người Phật tử VẪN LÀM VIỆC TICH CỰC ( HẾT LÒNG ) để có phương tiện sinh tồn và trợ giúp chúng sanh bằng mọi hình thức......
để lo cho vợ con những thứ mà Họ cần thiết - vì Họ không phải là Anh ta.....người Phật tử có thể "" mua một tờ giấy số giúp Bà Cụ già "" và...và.....nếu trúng độc đắc thì CHẮC CÓ LẼ KHÓ TRÁNH ĐƯỢC VUI MỪNG THOÁNG QUA...và CHẮC CÓ LẼ HỌ CŨNG CÒN BIẾT nên mua tủ sắc Hàn quốc để giữ gìn cẩn thận.....tuy nhiên...tuy nhiên ..khi đi đến Ngân hàng để đổi......
.......nhưng khi móc túi ra thì tờ giấy số trúng ĐÃ KHÔNG CNH MÀ BAY ĐI... ( chắc có lẽ ở một lúc nào đó bất cẩn..)
thì...thì.....Ồ, ồ...NÓ ĐÃ HẾT DUYÊN RỒI.......Chắc có lẽ, người Phật tử CỨ THONG DONG RA VỀ......nhưng PHẢI RẤT KHÓ KHĂN "" thuyết trình.." với những người - KHÔNG PHẢI ANH TA - mà có tương quan xã hội với Anh ta.............
( Chắc có lẽ...lại chắc có lẽ...lúc đó PHẢI NÓI NHIỀU VỀ từ "" buông bỏ ", "" buông xuống " theo ý nghĩa của ĐẠO PHẬT ...)
""Đây mới là SỰ THẬT MÀ QUÍ VỊ PHẢI BIẾTCHẲNG GIẢ TÍ NÀO "". 
Khó...khó ...à nha......nhưng cũng tùy.....tùy.......
Chúc các Bạn MỘT NGÀY MỚI BÌNH YÊN nha.


CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN " .........xx "" BỊ DÍ."".......TRỜI ƠI TÔI BỊ NẮM CHÂN....
Trời ơi tôi bị nắm chân.....
Một đứa cháu cố mới lên năm lên ba " miệng còn hơi sửa " như một Thiên thần...ôi thánh thiện, ôi chân thật và dể thương...theo Ông Bà đến chơi nhà Ông Cố.
Quậy là chuyện tất yếu, nó không bao giờ yên, vừa chơi cái này một cách thích thú say mê thì buông ra và bắt qua cái khác với tất cả sự thích thú say mê mà không một thái độ lưu luyến những món đồ đã chơi vừa qua.
-- Thôi này Quân, con bày phá quá Cố chịu sao nổi.
Đứa bé ngở ngàn nhìn Bà nó với đôi mắt tròn ngẩn ngơ !!
-- Kệ nó con, Cháu nó chơi cùng lắm là chiều nó về với các con rồi, cứ để nó chơi, chiều Bà nó dẹp, có sao đâu.
Tôi bế cháu vào lòng, thương làm sao - không sao đâu con, con chơi đi Ông xin cho con rồi đó.
Nụ cười hồn nhiên trẻ thơ với đôi mắt cũng tròn xoe
-- Ông ơi, Ba của Ông đâu rồi ?.
-- À,....à...à....Ông ở trên trời đó con.
-- Ông ở trên trời làm gì vậy Ông ?.
-- À,...à.....làm...à....làm.....cho Phật.
-- Phật nhà Ông sao không giống Phật nhà Bà Ngoại con vậy Ông ?.
Tôi ngọng !!. Tôi ngọng thiệt các Bạn ạ.
-- Mỹ Duyên, Ba mệt rồi ẩm cháu cho Ba đi con
-- Làm sao Ba mệt vậy ?. Mới giởn đây mà.
-- Không, con cứ ẩm cháu đi. Ba bị cháu nó "" DÍ KHÔNG TRẢ LỜI ĐƯỢC "" mệt quá chứ không có việc gì ?.
Tôi phải trả lới sao đây các Bạn ?. Tôi phải nói dối cách nào đây các Bạn ?. Nếu ẩm chàu thêm chút nữa thì các câu hỏi ..Ông trời là người nào ?. Ông Phật là ai ?. Tại sao Ông Cố không gọi Ông Phật là Ông Sơ ?....... Thật quả trẻ thơ là " một triết gia " như một Triết gia nổi tiếng đã khẳn định.
Tại sao chúng ta lại luôn luôn nói với nhau Thái Tử Tất Đạt Đa giác ngộ và thành Phật - mà hàm ý như là một thần linh ở đâu đó ?. Ai, ai có thể thăm định Thái Tử Tất Đạt Đa giác ngộ ??. hay chúng ta chỉ " đánh giá " Ngài ( xin lỗi tôi dùng từ này để dể hiểu thôi ) qua thời gian Ngài còn sanh tiền và thái độ tiếp cận của Ngài với con người ?.
Chúng ta đã biết Ngài thường minh định mình với con người Ngài chỉ là một CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG như những con người bình thường khác trên thế gian này. Ngài sanh ra là một con người có Cha có Mẹ, sống như một con người và từ giả cõi đời như một con người Điều con người chúng ta BIẾT là Ngài đã trở thành một người phi thường - theo cách nhìn của chúng ta- một bậc siêu nhân, do những cá tính đặc biệt duy nhất của Ngài. Đức Phật đã ân cần nhắc nhở nhiều lần như vậy và không điểm nào trong cuộc sống hoặc trong lời dạy của Ngài để chúng ta hiểu rằng Ngài là một nhân vật vô sanh, bất diệt.
Đạo quả của Ngài -CON NGƯỜI CHÚNG TA GỌI THẾ - là thành đạt trạng thái tối thượng của sự toàn thiện, do sức kiên trì cá nhân. Nhưng Ngài không giử riêng cho mình " sự liễu ngộ " siêu phàm đặc biệt đó. Ngài công bố với con người rằng con người có thể giác ngộ như Ngài và thoát khổ, trầm luân ngay tại thế gian mà ai cũng than đau khổ này - " địa ngục hiện tiền, Niết bàn tại thế ".
Ngài xác định với thế gian rằng : " tâm có khả năng và oai lực bất khuât để đến giác ngộ". Ngài không khi nào tựhào rằng chỉ có Ngài là người duy nhất đắc quả Phật - người HIỂU, BIẾT CHÂN TÍNH VẠN HỮU, THOÁT NHỮNG ĐAU KHỔ...... hay Ngài cũng không xâc định Ngài là " gạch nối " của con người với thần linh nào.bởi quả Phật - như con người gọi - không phải là một ơn huệ đặc biết dành riêng cho một cá nhân tốt phước nào đó hay một cá nhân nào đó được chọn trước.
Lúc sanh tiền, Đức Phật không cưỡng bách tín đồ phải nô lệ cho giáo lý của mình hay cho chính mình. Nếu có ai bước theo dấu chân Ngài đều được tự do tư tưởng. Ngài khuyên dạy hàng môn đồ không nên nhắm mắt chấp nhận những lời của Ngài chỉ vì kính nể, tôn trọng, mà phải xem xét, nghiên cứu, suy ngẫm cẩn thận cũng như người trí tuệ muốn thử vàng phải " đốt, cắt, và chà vào đá "; cũng như người muốn biết " cái mát của nước " thì chỉ có cách là tự mình phải " uống nước đó " chứ không có cách nào nghe theo mà biết được mát là gì.
Tuy thế, sao mà tôi vẫn lấn cấn, tôi vẫn nói với cháu tôi Ông Trời, Ông Phật, tôi vẫn nói ...và tôi bị cháu tôi " DÍ " đến ngỏ cùng nên thấm mệt......thật là cuộc đời như thế
. Nếu mình không tu, không liên tục bước từng bước như người đi dây thăng bằng thì mình sẽ rơi vào miệng cá sấu .....ôi cuộc đời là đau khổ, tu Phật là tự độ mà.