Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Bá Trượng Hoài Hải

Bá Trượng Hoài Hải

    Bá Trượng1 hỏi Triệu Châu:
-         Từ đâu đến?
Triệu Châu đáp:
-         Nam Tuyền.
-         Nam Tuyền nói pháp gì?
-         Người chưa được đạo phải im lặng.
Bá Trượng liền hét to một tiếng, Triệu Châu giả bộ sợ. Bá Trượng nói:
-         Im lặng rất tốt.
Triệu Châu bèn múa rồi đi.

 1. Bá Trượng hiệu Hoài Hải, nối pháp Mã Tổ Đạo Nhất, đời thứ 2 dưới ngài Nam Nhạc.
 

BÁ TRƯỢNG ĐẠO HẰNG
 
Hòa thượng Bá Trượng đang đứng hầu Pháp Nhãn, nhân đó hỏi rằng:
-         Có ông ngoại đạo hỏi Phật: “Chẳng hỏi có lời, chẳng hỏi không lời”. Phật im lặng không đáp.
Pháp Nhãn1 nói:
-         Dừng! Dừng! Ông phải hướng đến chỗ im lặng của Phật mà lãnh hội.
Đạo Hằng liền đại ngộ.

1. Pháp Nhãn Văn Ích là người sáng lập tông Pháp Nhãn, nối pháp La Hán Quế Sâm đời thứ 8 dưới ngài Thanh Nguyên.
 

BÀ XÁ TƯ ĐA
Bà-xá Tư-đa (Tổ 25) nghị luận Phật lý với ngoại đạo Vô Ngã.
Ngoại đạo nói:
-         Xin Thầy im lặng mà luận, không dùng lời nói.
Tổ bảo:
-         Không dùng lời nói làm sao biết ai hơn ai thua?
-         Chỉ cần lấy nghĩa lý mà thôi.
-         Ngươi lấy gì làm nghĩa lý?
-         Lấy vô tâm.
-         Ngươi đã vô tâm, làm sao hiểu được nghĩa lý?
-         Tôi nói vô tâm nên tên chẳng phải nghĩa lý.
-         Ngươi nói vô tâm nên tên chẳng phải nghĩa lý. Ta nói phi tâm nên nghĩa lý ấy chẳng phải tên.
-         Nghĩa lý ấy chẳng phải tên, ai phân biệt được?
-         Ngươi nói tên chẳng phải nghĩa lý, vậy tên ấy là tên gì?
-         Vì phân biệt cái chẳng phải nghĩa lý nên tên ấy chẳng phải tên.
-         Tên chẳng phải tên, nghĩa lý chẳng phải nghĩa lý, vậy ai là người phân biệt và phân biệt cái gì?
Bàn luận qua lại hơn 59 lần, cuối cùng ngoại đạo bí lối mới chịu quy phục.
 

Diệu Hỷ bình:
Bà-xá Tư-đa đâu cần nhiều lời? Nếu lúc ấy nghe ông ngoại đạo nói: “Xin thầy im lặng mà luận không dùng lời nói”, liền bảo: “Nói lầm rồi!”. Ta biết kẻ ấy làm kế sống trong hang quỷ.

 
BÁO ÂN KHẾ TÙNG
 
Có vị tăng hỏi Hòa thượng Báo Ân1:
-         Sư tử khi chưa ra khỏi hang thì thế nào?
Báo Ân nói:
-         Mũi nhọn khó cầm.
-         Sau khi ra khỏi hang thì sao?
-         Ẩn thân không lối.
-         Muốn ra khỏi hang mà không ra được thì thế nào?
-         Mạng như dây tóc đồng hồ.
-         Việc sau này thế nào?
-         Chặt đứt.2

1. Báo Ân Khế Tùng nối pháp Đức Khiêm Minh Chiêu, đời thứ 8 dưới ngài Thanh Nguyên.
2. Chặt dứt duy nghĩ.

BÀN SƠN BẢO TÍCH
 
Hòa thượng Bàn Sơn1 nói:
Thí như cầm kiếm quơ hư không, hư không không dấu vết, kiếm không thương tổn. Nếu được như thế thì mới tự tại.

 
Diệu Hỷ bình:
Chà chà chà! Kho báu nhà vua của ta không có con dao như thế.
 

1. Bàn Sơn Bảo Tích là thiền tăng đời Đường nối pháp Mã Tổ Đạo Nhất, đời thứ 2 dưới ngài Nam Nhạc.

BÀNG UẨN
 
Cư sĩ Bàng Uẩn1 nói:
-         Chỉ mong tất cả cái có đều không, dè dặt tất cả cái không cho là thật.
Cư sĩ Bàng Uẩn hỏi Mã Đại Sư2:
-         Người không làm bạn với muôn pháp3, là ai?
Mã Đại Sư đáp:
-         Đợi ông uống một hớp cạn nước Tây Giang4, ta sẽ nói cho ông.
Có vị tăng hỏi:
-         Thế nào là Phật?
Mã Đại Sư đáp:
-         Tức tâm tức Phật. 

1. Tự Đạo Huyền, nối pháp Mã Tổ Đạo Nhất.
2. Mã Tổ Đạo Nhất.
3. Bản Tánh.
4. Bao dung muôn pháp, cũng có nghĩa là không thể mở miệng nói.

 
BẢO NINH NHÂN DŨNG
 
Hòa thượng Bảo Ninh1 dạy chúng, nêu ra bài kệ
Đêm đêm ôm Phật ngủ,
Ngày ngày cùng Phật dậy.
Đứng ngồi cùng theo nhau,
Nói nín cùng chung ở.
Phút giây chẳng tạm rời,
Như hình cùng với bóng.
Muốn biết chỗ Phật ngự,
Chỉ ngay lời nói ấy.
 
Dạ dạ bão Phật miên,
Tiêu triêu hoàn cộng khởi.
Khởi tọa trấn tương tùy,
Ngữ mặc đồng cư chỉ,
Phân hào bất tương ly,
Như thân ảnh tương tợ.
Khước thức Phật khứ xứ,
Chỉ già mặc ngữ thị.
(Phó Đại Sĩ)2
Bảo Ninh nói:
Đại chúng, Phó Đại Sĩ nói bài kệ này từ xưa đến nay không ai có thể lý giải nổi. Có nhiều người nghiên cứu bài kệ này, nhưng đa số đều hiểu lầm.
Bảo Ninh tôi cũng có một bài kệ:
Ưng ngủ thì ngủ khò,
Ưng dậy thì dậy ngay,
Nước rửa mặt sáng rỡ,
Chung trà miệng nhâm nhi.
Hồng trần trong biển cả,
Đất bằng nổi ba đào.
Ha ha a ha ha,
La lý lý la lý.
 
Yếu miên thời tức miên,
Yếu khởi thời tức khởi,
Thủy tẩy diện bì quang,
Xuyết trà thấp khước chủy.
Đại hải hồng trần sanh,
Bình địa ba đào khởi.
Ha ha a ha ha,
La lý lý la lý.
Có vị tăng hỏi:
-         Thế nào là cảnh giới Bảo Ninh?
Bảo Ninh đáp:
-         Ngọn núi chủ đảo ngược.
-         Thế nào là người trong cảnh giới Bảo Ninh?
-         Lỗ mũi không có một bên.
-         Thế nào là gia phong (tông chỉ) của Bảo Ninh?
Bánh mè cứng, bánh bao mềm.
-         Nếu gặp khách đến ngài đối phó thế nào?
-         Ăn ngốn mau no, ăn chậm lâu đói.

 
Hòa thượng Huyền Sa3 bình:
Ngài Phó Đại Sĩ chỉ nhận được một tâm sáng rỡ.
Hòa thượng Động Sơn4 bình:
Ông hãy nói mỗi ngày thiền tăng có ngủ chăng?
Hai chuyển ngữ5 của hai tôn túc ai dám bảo trên đời này không có thần tiên? Phải tin rằng trong lời bình có trời.

 
Hòa thượng Bảo Ninh dạy chúng:
Có tay có chân mà không mặt trái, mặt phải, người sáng mắt nhìn cũng không thấy. Trời xoay bên trái, đất chuyển bên phải. Rồi vỗ vào đầu gối, nói:
Ào ào một trận gió tây,
Vài ba lá rụng cội cây lộ bày.
 
Tây phong nhất trận lai,
Lạc diệp lưỡng tam phiến.
Có vị tăng hỏi:
-         Thế nào là đại ý Phật Pháp6?
Sư đáp:
-         Nước nóng trong nồi không chỗ lạnh.
 
Hòa thượng Bảo Ninh nói:
Một là một, hai là hai, ba là ba, bốn là bốn7, số chữ rất rõ ràng, thứ tự trên dưới giúp nhau. Có việc gì để bàn?
Bảo Ninh cầm gậy vẽ một đường, nói:
Đại chúng, cả đời làm loạn rồi.
 
Hòa thượng Bảo Ninh dạy chúng:
Cái của người xưa người nay dùng, cái của người nay là do người xưa làm ra. Xưa và nay nào có khác (dung thông một thể), nhưng có mấy ai biết được xưa và nay. Ôi! Chín và mười gặp nhau mà chẳng ra tay.
Lại nói:
Linh miêu không giống trồng là hồng.
Cây sắt trên cành lại trổ bông,
Bỗng dưng đủ tháng kết thành quả.
Từ đâu chín mộng đượm hương nồng?
 
Vô chủng lình miêu hỏa lý tài.
Thiết hoa hoàn hướng thọ đầu khai,
Mạch nhiên kết cá đoàn loan quả.
Chỉ tự thời nhân xưa đắc lai?
 
Hòa thượng Bảo Ninh dạy chúng:
Ông già Thích Ca thuyết pháp 49 năm mà không nói một chữ. Ưu-ba Cúc-đa chất đầy thẻ trong thất mà chưa từng độ một người8. Đạt-ma chẳng ở Thiếu Thất, Lục Tổ chẳng trụ Tào Khê. Vậy ai là con cháu? Ai là Tiên thánh? Thế thì, họ vốn không thương tích, không nên làm tổn thương họ. Rồi vỗ gối nhìn chúng nói:
May thay thiên hạ được thái bình.
Bảo Ninh lại tụng điển cố gió cờ9:
Thênh thang dịch trạm một lối chung,
Sớm tối ngươi đi mặc thung dung,
Lão bà nào phải không tiến bước,
Cớ sao ngay cửa gai gốc bung.
 
Đãng đãng nhất điều quan dịch lộ,
Thần hôn tằng bất cấm nhân hành.
Lão bà bất thị bất tiến bộ,
Vô nại đương môn kinh cức sanh.

1. Thiền sư Bảo Ninh Nhân Dũng nối pháp Dương Kỳ Phương Hội, đời thứ 12 dưới ngài Nam Nhạc.
2. Phó Đại Sĩ bổn danh Phó Hấp, tự Huyền Phong, hiệu Thiện Huệ. Là bậc tôn túc trứ sanh trong Thiền Tông đời Lương, Nam Triều.
3. Thiền sư Huyền Sa Sư Bị nối pháp Vân Môn Văn Yển, đời thứ 6 dưới ngài Thanh Nguyên.
4. Thiền sư Động Sơn Hiểu Thông là tăng nhân tông Vân Môn, nối pháp Thiền sư Văn Thù Ứng  Chân, đời thứ 9 dưới ngài Thanh Nguyên.
5. Lời nói khiến người chuyển mê thành ngộ.
6. Đây là câu hỏi thường sử dụng trong thiền môn. Ý hỏi chỗ căn bản của Phật pháp là gì?
7. Tỷ dụ thiền pháp xưa nay rõ ràng.
8. Ngôi thất của Ưu-ba Cúc-đa rất nhỏ, mỗi khi độ một người , ngài đánh dấu một thẻ. Thời gian sau thẻ chất đầy thất, đủ thất ngài độ người rất nhiều.
9. Trong kinh Pháp Bảo Đàn ghi: "Lúc Huệ Năng đến chùa Pháp Tánh, Quảng Châu, thấy hai vị tăng tranh luận về gió động và cờ động - một người nói gió động, một người nói cờ động - Huệ Năng nói: - Chẳng phải gió động, chẳng phải cờ động, chính tâm các ông động". 

BẢO PHONG HỒNG ANH
 
Hòa thượng Bảo Phong dạy chúng:
Tiên Thánh1 nói: “Trăng rọi sông, gió thổi tùng. Đêm dài vắng lặng làm việc gì? Phật tánh, giới châu ấn tâm địa, sương móc ánh sáng thân mặc y”.
Các thiền đức, Tiên Thánh nói như thế chỉ uổng tương giấm mà thôi. Nếu là sơn tăng tôi thì không như vậy mà nói thế này:
Trăng rọi nước, gió thổi tùng.
Đêm dài vắng lặng làm việc gì?
Mục đồng trên núi ngồi thổi sáo.
Chim chóc kinh hồn lươn quanh cây.
 
Giang nguyệt chiếu, tùng phong xuy.
Vĩnh dạ thanh tiêu hà sở vi?
Mục đồng lãnh thượng nhất thinh địch.
Kinh khởi quần nha nhiễu thụ phi.

1. Tức Vĩnh Gia Huyền Giác, đoạn văn sau rút từ Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca. Huyền Giác còn gọi là Nhất Túc Giác, nối pháp Lục Tổ Huệ Năng.

 
BẢO PHONG VĂN CHUẨN
 
Hòa thượng Bảo Phong1 dạy chúng:
Pháp thân trùm khắp trên tất cả muôn vật, ngay muôn vật mà nhận ra pháp thân. Mây tan mặt trời ló dạng, nước trong hiện núi xanh.
Chợt cầm gậy đánh một cái nói: Đại sư Vân Môn nói: “Bồ Tát Quán Âm đem tiền mua bánh hồ2, khi đem về té là bánh bao”.
Đại chúng, Vân Môn chỉ thấy đầu dùi nhọn mà không thấy đầu đục vuông3. Bảo Phong tôi thì không nói như thế.
Khi ấy, ném cây gậy xuống, nói:
Chớ nên thờ Phật giữa đường,
Hãy mau chống gậy quê hương trở về.
 
Vật ư trung lộ sự Không Vương,
Sách trượng hoàn tu đạt bản hương.
Hôm sau có người từ Hoài Nam đến, không biết tin tức Phước Kiến thế nào, lại nói: “Con voi lớn Giạ Châu nuốt trâu sắt Thiểm Tây”.
Rồi hét một tiếng, nói:
-         Nói cái gì?
Cười ngất thổ địa Vân Cư.

 
1. Tức Lặc Đàm Văn Chuẩn.
2. Làm từ đất Hồ (Ấn Độ) truyền qua nên lấy đó đặt tên.
3. Chỉ thấy hiện tượng các pháp mà không thấy bản tánh chân thật.

BẢO PHƯỚC TÙNG TRIỂN
 
Có vị tăng hỏi Bảo Phước1:
-         Tuyết Phong bình thường nói ra điều gì cũng như con linh dương khi ngủ treo mình trên cây, không ai biết được tung tích2.
Bảo Phước đáp:
-         Nói như thế, ta cũng không dám làm đệ tử Tuyết Phong.
 
Bảo Phước hỏi một vị tăng:
-         Trong điện là Phật gì?
Tăng đáp:
-         Mời Hòa thượng nói xem.
-         Phật Thích-ca.
-         Hòa thượng chớ gạt con.
-         Chính ông gạt ta.
Bảo Phước lại hỏi một vị tăng:
-         Ông tên gì?
Tăng đáp:
-         Hàm Trạch.
-         Nếu gặp người khô cạn đến phải làm sao?
-         Ai là người khô cạn?
-         Ta.
-         Hòa thượng chớ gạt con.
-         Chính ông gạt ta.
Bảo Phước lại hỏi Phạn đầu:
-         Cái nồi chứa bao nhiêu?
Phạn đầu đáp:
-         Hòa thượng thử nói xem.
Bảo Phước dùng tay làm bộ lường.
-         Hòa thượng chớ gạt con.
-         Chính ông gạt ta.
Bảo Phước lại thấy một vị tăng bèn nói:
-         Ông làm việc gì mà được to lớn như thế?
Tăng lại hỏi Bảo Phước:
-         Hòa thượng lùn bao nhiêu?
Bảo Phước ngồi xổm làm thế lùn.
-         Hòa thượng chớ gạt con.
-         Chính ông gạt ta.

1. Thiền sư Bảo Phước Tùng Triển, đệ tử nối pháp Tuyết Phong Nghĩa Tồn, đời thứ 6 dưới ngài Thanh Nguyên.
2.  Tỷ dụ thiền sư khi khêu gợi người học lãnh ngộ thiền pháp không nương vào văn tự ngôn ngữ, tri thức kiến giải.

Chơn Tịnh Khắc Văn

Chơn Tịnh Khắc Văn

         Hòa thượng Chơn Tịnh1 dạy chúng:
       Hai chữ Phật pháp thật khó thể hiểu được. Ai cũng có Phật mà không tin Phật của mình, chỉ nương tựa chút ít Bát-nhã tương tự2 của người xưa cho là bản tánh thường trụ bất biến. Vừa dấy niệm thì trái giác hợp trần, dính khằng không thoát ra được. Có học giả đến liền đem cái ấn nê3 lần lượt truyền thọ. Đâu biết rằng sự truyền thọ như thế không những mình lầm mà làm cho người khác lầm luôn. Môn hạ của Động Sơn không có Phật pháp cho người, chỉ có một thanh kiếm, hễ thấy học giả đến liền chặt đứt, khiến cho tánh mạng của họ không thể bảo tồn, tất cả thấy nghe hiểu biết đều dứt bặt, sẽ gặp nhau trước khi cha mẹ chưa sanh4. Thấy người đến gần liền rút kiếm chặt đứt. Tuy kiếm bén mà không thể chém người vô tội. Các ông có ai vô tội5 chăng? Nếu có ta cũng đánh ông 30 gậy.
 
Hòa thượng Chơn Tịnh6 dạy chúng, nêu ra công án:
Tam Thánh7 hỏi Tuyết Phong:
-         Cá nhảy khỏi lưới8 lấy gì ăn?
Tuyết Phong đáp:
-         Đợi ông ra khỏi lưới tôi sẽ nói cho ông nghe.
Tam Thánh nói:
-         Giả sử 1.500 thiện tri thức nói như thế, ông cũng chẳng biết. Hay tuyệt! Hay tuyệt! Vui tuyệt! Vui tuyệt! Như được diều thì không cần đến cò.
Bảo Ninh9 tôi không nói như thế, chỉ cần cầm gậy đánh đuổi ra khỏi sơn môn. Lại nói “Vui tuyệt! Vui tuyệt! Như một con cọp, chớ động đến!”.
Các thiền đức, thử nói cái vui của Bảo Ninh tôi sánh với cái vui của Tam Thánh thế nào? Hãy bước ra nói xem?
Giây lâu, sư hét một tiếng, nói:
-         Giả sử có khám xét cũng không khám xét được.
 
Hòa thượng Chơn Tịnh dạy chúng, nêu công án:
Tam Thánh nói: “Nếu có người đến thì ta tiếp mà không chỉ dạy”.
Hưng Hóa10 nói: “Nếu có người đến, ta không tiếp mà lại chỉ dạy”.
Xem hai lão thiền sư này cơ phong bén nhọn, trộm được chút ít kế sống của Lâm Tế, mỗi vị tự phong cương giới, khí thế xông thẳng vũ trụ, khiến cho thiền tăng sáng mắt buồn cười.
Các thiền sư, hãy nói buồn cười ông ấy cái gì? Có biết nguyên do trong đó chăng? Nếu biết, mặt tình cho ông khuynh đảo tự tại, nếu chẳng biết, chỉ nhai lại cặn bã11 của Tam Thánh và Hưng Hóa mà thôi.
 
Hòa thượng Chơn Tịnh dạy chúng:
Phật pháp không tùy thuận tình người, trưởng lão các nơi mở miệng nói: “Ta hiểu thiền, hiểu đạo”. Các ông hãy nói xem, họ đã hiểu chăng? Vô cớ ngồi trong hầm phân, lừa thần dọa quỷ. Người như thế, đánh chết ngàn người, muôn người cho chó ăn có lỗi gì?
Lại có một số người tham thiền bị họ làm mê hoặc chỉ trố mắt nhìn mà có hay biết gì đâu, dù bị dội phân lên đầu cũng không biết sợ.
Đại chúng, ai cũng là đại trượng phu cớ sao lại chịu như thế? Vậy phải làm thế nào?
 
Hòa thượng Chơn Tịnh dạy chúng:
Trời đất và ta đồng một nguồn, muôn vật cùng ta đồng một thể, bàn chân ngang ba, dài bốn, Bắc Cu-lô-châu bốc lửa đốt cháy lông mày trời Đế-thích, Long vương ở biển Đông chịu đau không nổi. Một tiếng sấm nổ chấn động ao hồ núi sông. Ở ngã tư đường12 có một thổ phỉ đang say, tỉnh dậy, vỗ tay cười to ha hả, nói: “Gần đây trong thành Quân Vân không có giặc”. Rồi cầm cây gậy giơ lên nói: “Giặc! Giặc!”
 
Hòa thượng Chơn Tịnh dạy chúng, nêu ra công án:
Tuyết Phong nói: “Núi Nam có con rắn lớn13, các ông tới lui phải đề phòng”. Tuyết Phong không có tướng bậc đại nhân nên con rắn không đầu chẳng chịu đi. Trường Khánh Đại An như cô dâu mới sợ cha chồng. Lại nói: “Hôm nay trong pháp đường có người tán thân mất mạng”. Vân Môn Văn Yển chống gậy đến trước mặt Tuyết Phong giả bộ sợ. Đó là vẽ rắn thêm chân rồi.
Huyền Sa Sư Bị nói: “Dùng con rắn lớn núi Nam làm gì?”. Nói kiến giải của mình phù hợp với thiền pháp mà không thoát khỏi sự cột trói trong hang ổ, lại không ai có khí khái cả. Môn hạ của Bảo Ninh chẳng lẽ không có ai có khí khái sao? Tôi không dám mong các ông lập bày tông chỉ, để nêu cao tông phong, chỉ cần chút ít tro kiến trần tục cũng khó lắm rồi.
 
Hòa thượng Chơn Tịnh dạy chúng, giơ cây gậy lên nói:
Niết-bàn tâm thì dễ hiểu, còn sai biệt trí thật khó biết. Người xưa14 nói: “Ông có cây gậy, ta cho ông cây gậy. Ông không có cây gậy, ta cướp cây gậy của ông”.
Qui Tông15 không nói như thế: “Ông có cây gậy, ta cướp cây gậy của ông. Ông không có cây gậy, ta cho ông cây gậy”.
Đại chúng, Ba Tiêu nói như thế, còn Qui Tông thì không nói như thế. Hãy nói, ai đúng?
Khắc Văn ném cây gậy xuống, nói:
-         Là cái gì?
Giây lâu lại nói:
-         Nếu đúng, thì Long Nữ chóng thành Phật16, nếu chẳng đúng, thì Thiện Tinh rơi vào địa ngục17.
 
Hòa thượng Chơn Tịnh dạy chúng:
Ngày nay lại đã qua rồi,
Mạng căn huyết mạch lần hồi khô khao.
Dường như cá cạn ở ao,
Khổ thêm thì có, lại nào vui đâu.
 
Thị nhật dĩ quá,
Mạng diệc tùy giảm.
Như thiểu thủy ngư,
Tư hữu hà lạc.
Chỉ có thiền định của Nhị thừa18 lấy tịch diệt làm vui. Bồ Tát học trí huệ Bát nhã lấy pháp hỷ và thiền duyệt19 làm vui. Chư Phật trong ba đời có đủ từ bi hỷ xả20 - tứ vô lượng tâm – lấy đó làm vui. Đó là cái vui chân chánh.
Thạch Sương Phổ Hội21 nói:
Dừng đi! Nghỉ đi! Lặng đi!22 Đó là cái vui tịch diệt của hàng Nhị thừa. Vân Môn Văn Yển nói: “Tất cả trí huệ thông suốt vô ngại”. Lại đưa cây quạt lên, nói: “Ông già Thích-ca đến rồi!”. Đó là cái vui pháp hỷ, thiền duyệt. Đức Sơn đánh, Lâm Tế hét. Đó là cái vui từ bi hỷ xả của chư Phật ba đời.
Ngoài ba cái vui này ra, những cái vui khác không phải là vui. Các ông hãy nói xem, tăng chúng thuộc môn hạ của Qui Tông23 tôi ở trong hay ở ngoài ba cái vui này?.
Giây lâu lại nói:
-         Hôm nay trang chủ thiết trai phạn và bố thí tiền vật. Đại chúng hãy lui vào tăng đường uống trà24.
Rồi hét một tiếng.
 
Giải hạ, Hòa thượng Chơn Tịnh dạy chúng:
-         Có ai thưa hỏi không?
Sư bèn lấy phất tử gõ giường thiền nói: “Tạo hóa trời đất đều có âm dương, có sanh có diệt. Mặt trời, mặt trăng chiếu soi muôn vật cũng có sáng tối, có ẩn hiện. Sông ngòi trôi chảy cũng có chỗ cao chỗ thấp, chỗ thông chỗ nghẹt. Một ông vua sáng suốt trị dân cũng phải có quân thần, có lễ nhạc, có thưởng phạt. Phật pháp xuất hiện ở đời cũng có đốn ngộ có tiệm tu, có quyền thật (có phương tiện, có cứu cánh), có kiết hạ giải hạ. Kiết hạ là ngày 14 tháng 4. Mười phương thế giới không luận thánh phàm, cỏ cây cũng lại như thế”.
Sư dùng phất tử gõ bên trái một cái, nói: “Từ chỗ này đồng thời kiết hạ”.
Sư lại đưa phất lên, nói: “Tất cả đều ở trên đầu phất tử, thấy không?”.
Sư hét một tiếng, nói: “Giải hạ là ngày 15 tháng 7”.
Sư dùng phất tử gõ bên phải, nói: “Từ chỗ này đồng thời giải hạ”.
Sư lại đưa phất tử lên, nói: “Tất cả đều ở trên đầu phất tử, thấy không?”.
Sư hét một tiếng, nói: “Chư Đại Đức, trong ba tiếng hét này, tiếng thứ nhất là bảo kiếm kim cang vương25, tiếng thứ hai là sư tử ngồi xổm26, tiếng thứ ba là gậy trúc dò cỏ27. Nếu các vị hiểu được mới thể hội thiền pháp của Lâm Tế - Hoàng Bá bị đánh, Đại Ngu ăn hèo, siêu xuất thường tình.
Tuy xa cách hai, ba trăm năm, nhưng vẫn chấp nhận cho ông làm đích tử của ngài và mở bày pháp môn bất nhị, quyền hành đạo pháp chư Tổ, dẹp trừ tà ma, tuyên dương chánh pháp, chống đỡ tông môn, dựng lập giáo pháp, chỉnh đốn kỷ cương. Nếu người có đại tri kiến, có con mắt sáng suốt thì phải quyết chí chiến thắng ma quân, bất động trước mọi cảnh.
Sư hét một tiếng, nói: “Phải biết có một tiếng hét mà không có cái dụng của tiếng hét28”. Đến chỗ này phải có con mắt kim cang mới phân biết nổi. Xoay lại không có cục phân để cầm. Chư Đại đức! Hãy nói cầm cái gì?
Im lặng giây lâu, rồi hét một tiếng. 

1. Chơn Tịnh Khắc Văn đệ tử Huệ Nam Hoàng Long, đạo tràng hoằng pháp tại Bảo Phong Long Hưng gọi là Bảo Phong Khắc Văn.
2. Tri thức hư vọng.
3. Một trong ba ấn của Tông môn (ấn không, ấn thuỷ, ấn nê), vốn chỉ màu sắc in trên bùn, chỗ hoàn chỉnh hiển hiện ra, dụ chỉ bản thể bình đẳng nhất như mà hiện ra tướng sai biệt.
4. Bản lai diện mục của chúng sanh.
5. Kiếm bén chỉ chém dứt tình chấp tội nhân  - người chưa giác ngộ - người giác ngộ không bị kiếm chém.
6. Thiền sư Chơn Tịnh Khắc Văn.
7. Tam Thánh Huệ Nhiên nối pháp Lâm Tế Nghĩa Huyền, đời thứ 5 dưới ngài Nam Nhạc.
8. Dụ cho thoát khỏi sự trói buộc mà được cảnh giới giải thoát.
9. Khắc Văn từng trụ trì chùa Bảo Ninh ở Kim Lăng - Chơn Tịnh Khắc Văn.
10. Hưng Hoá Tồn Tương nối pháp Lâm Tế Nghĩa Huyền, đời thứ 5 dưới ngài Nam Nhạc.
11. Chỉ cơ phong ngôn ngữ của người khác, nếu chấp vào đó thì như bị dây leo quấn buộc khó được giải thoát.
12. Nơi nhiều người ồn náo. Dụ cho trần thế. Thiền tông chẳng lìa thế gian mà giác ngộ, phải ngay trần tục mà giác ngộ.
13. Ví dụ cơ phong bức bách người học của thiền sư, hoặc ví dụ cơ ngữ nghiệt ngã nghiêm khắc.
14. Chỉ cho Ba Tiêu Huệ Thanh, là thiền tăng hệ Nam Tháp tông Qui Ngưỡng, đệ tử Nam Tháp Quang Dũng, nối pháp Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, đời thứ 6 dưới ngài Nam Nhạc.
15. Khắc Văn tự xưng. Khắc Văn từng trụ trì chùa Qui Tông Lô Sơn. Đoạn pháp ngữ này lúc ngài trụ trì tại Qui Tông.
16. Vốn là kinh Pháp Hoa. Long Nữ là con gái Bà-kiệt-la Long Vương. Lúc 8 tuổi nghe Bồ-tát Văn Thù nói kinh Pháp Hoa mà liễu đạt các pháp, sau đó dâng bảo châu cho Phật, biến thành thân nam, tức khắc thành Phật. Xem (phẩm Đề-ba Đạt-đa). Thiền tông cho rằng đốn ngộ liền thành Phật.
17. Còn gọi là Thiện Túc. Thiện Tinh sau khi xuất gia tu chứng Tứ Thiền. Sau đó, vì thân cận bạn ác, khởi tà kiến mà đọa vào địa ngục, được gọi là "Xiển-đề Tỳ-kheo", tức Tỳ-kheo không thể thành Phật. Thiền tông dẫn chuyện này để nói rằng khi mê là chúng sanh.
18. Thanh-văn và Duyên-giác. Hai thừa này lấy tịch diệt là cảnh giới tối cao.
19. Pháp hỷ là tu tập Phật pháp mà được niềm vui; thiền duyệt là do nhập định hoặc  tham thiền được niềm vui.
20. Nói những điều làm cho chúng sanh vui, đó là từ, dẹp trừ khổ não cho chúng sanh đó là bi, thấy người khác vui mình vui đó là hỷ, tâm không chấp giữ đó là xả.
21. Tức Thạch Sương Khách Chư, nối pháp Đạo Ngô Vân Trí đời thứ 4 dưới ngài Thanh Nguyên.
22. Đây là ba thứ trong pháp môn thiền định của Thạch Sương.
  • Thôi đi. Đình chỉ tất cả động tác hành vi.
  • Dừng đi. Bặt tất cả vọng niệm.
  • Lặng đi. Lặng tất cả nghĩ tưởng mê ngộ phàm thánh.
  • Một niệm muôn năm đi. Bảo trì một niệm như như bất động.
  • Tro lạnh cây khô đi. Không còn bất cứ tình thức nào.
  • Miếu cổ lò hương đi. Khử trừ chấp trước như sạch hết tro hương trong miếu cổ.
  • Một sợi lụa trắng đi. Trong quá trình đốn ngộ Phật pháp, đối với thiên chánh tân chủ đều phân biệt rõ ràng, như một tấm lụa trắng trong sạch.
23.  Chơn Tịnh Khắc Văn từng trụ những nơi như: Kim Lăng Bảo Ninh, Lô Sơn Qui Tông và Bảo Phong...Đoạn pháp ngữ này ngài giảng ở chùa Qui Tông, cho nên lấy tên chùa mà gọi.
24. Vốn là một phương thức tiếp dẫn của Triệu Châu Tùng Thẩm, còn gọi là Triệu Châu uống trà. Nghĩa là muốn cho người học tiêu trừ tình kiến chấp trước.
25. Dụ tiếng hét thứ nhất của Lâm Tế. Tiếng hét này có thể tức khắc chặt đứt tất cả chấp trước phiền não của chúng sanh.
26. Dụ tiếng hét thứ hai của Lâm Tế. Tiếng hét này như sư tử rống, làm chấn tỉnh chúng sanh ngu tối.
27. Dụ tiếng hét thứ ba của Lâm Tế. Tiếng hét này như gậy trúc dò cỏ, xem có rắn hay không, dò xét căn cơ sâu cạn của người học
28. Dụ tiếng hét thứ tư của Lâm Tế. Tiếng hét này không có ý nghĩa xác định.

 
 
CỔ SƠN THẦN YẾN
 
Cổ Sơn1 dạy chúng:
Các Hòa thượng đều nói: “Đến các nơi tham thiền học đạo”. Chẳng hay tham cái gì? Học cái gì? Có ai tham được chăng? Nếu có, ra trước chúng nghiệm chứng xem?
Các Hòa thượng, tham thiền hay tham đạo? Tham Phật hay tham pháp thân Phật? Tham Phật pháp vi diệu hay tham việc sau khi Niết-bàn?
Nếu tham được câu này thật là lầm to. Có thể nói rằng: “Tâm hướng thượng chẳng dừng”. Những việc ấy không quan hệ2 với các Hòa thượng.
Khi ấy có vị tăng hỏi:
-         Thế nào là đại ý Phật pháp?
Cổ Sơn đáp:
-         Mửa ra đi.
Lại hỏi
-         Hễ có ngôn ngữ là xúc phạm tông phong, chẳng hay thế nào là tông phong Thiền tông?
Đáp:
-         Ngậm miệng lại!
 
Quốc sư Thần Yến ban đầu tham học với Tuyết Phong. Vừa vào cửa Tuyết Phong nắm chặt hỏi: “Là cái gì?”. Thần Yến bỗng dưng khế ngộ, đưa tay vẫy.
Tuyết Phong hỏi:
-         Ông làm đạo lý gì vậy?
Thần Yến thưa:
-         Đâu có đạo lý gì?
Tuyết Phong vỗ Thần Yến mà ấn khả.
 
Hòa thượng Cổ Sơn dạy chúng:
Việc lớn chưa sáng thì không thể thông được Thiền tông. Rất kỵ ghi nhớ ngôn cú, sống bằng ý thức. Đâu chẳng nghe nói: “Ý là giặc, thức là sóng”, đều bị chúng nhận chìm không được tự do tự tại.
Các Hòa thượng, nếu việc lớn chưa sáng, chi bằng thôi nghỉ, dừng lại để tâm thanh tịnh, không nên chấp trước vào sự vật, như thế chơn tâm mới hiển lộ. Bất đắc dĩ ta mới nói như vậy. Người xưa nói: “Ngựa chết làm cho sống lại”. Nếu người đã sáng, ta nói như thế cũng như nói mớ mà thôi.
Còn các ông thì sao? Mười hai phần giáo có dùng được câu nào chăng? Nếu dùng được, huynh đệ thuộc phần nào? Cho nên nói: “Mười hai phần giáo nói không được, phàm thánh nhiếp trì cũng không được, xưa nay thông qua cũng không được, ngôn ngữ bao hàm chẳng xong”.
Bởi vì các ông cứ vùi đầu vào kinh giáo cho nên ta mới tạm phân khai. Nếu kẻ nào chưa sáng mà nói như thế, thì hãy vả vào miệng họ.
Huynh đệ, phải phân biệt được tốt xấu rõ ràng. Có người nào phân biệt được rõ ràng, bước ra trước chúng khám nghiệm xem?
Trời lạnh, phiền các vị đứng lâu!

1.Cổ Sơn Thần Yến nối pháp Tuyết Phong Nghĩa Tồn, đời thứ 6 dưới ngài Thanh Nguyên.
2. Không quan hệ gì với thiền pháp.

HIỂU BIẾT VÀ DỐT NÁT

HIỂU BIẾT VÀ DỐT NÁT

Thuộc một khía cạnh, chúng ta vun đắp sự hiểu biết về thiên nhiên, về vật chất, khoa học, và vân vân; và có thể lại hoàn toàn lơ là một sự việc quan trọng nhất trong sống, đó là cấu trúc và bản chất của cái trí riêng của chúng ta. Chắc chắn, nó là sự dốt nát.
Gặp gỡ này được thực hiện cho những sinh viên, và tôi lại không thấy có bao nhiêu sinh viên hiện diện. Nhưng dẫu vậy, tôi hy vọng các bạn không phiền nếu người nói chú ý vào những sinh viên.
Người ta thường không hiểu tại sao người ta nhận được sự giáo dục. Liệu nó là để thâu lượm hiểu biết thuộc những loại khác nhau đang xảy ra trên thế giới, hầu hết để cung cấp thông tin – thuộc công nghệ, xã hội, và kinh tế? Chắc chắn, hiểu biết đó là cần thiết. 

Và có thể hầu hết chúng ta, khi chúng ta đi đến cao đẳng hay đại học, đều hy vọng để chuẩn bị – dù từ ngữ đó có bất kỳ ý nghĩa gì – cho tương lai sắp đến, cho cuộc sống mà người ta phải sống hàng ngày: kiếm được một việc làm, giữ gìn việc làm, và leo lên những nấc thang của thành công, nếu người ta có khả năng. Chắc chắn, muốn có điều đó, hiểu biết thuộc khoa học, kinh tế, hay văn chương là cần thiết.
Vậy thì hiểu biết và dốt nát bắt đầu từ đâu? Người ta có lẽ có tất cả hiểu biết công nghệ về thế giới, về nguyên tử, về cách chế tạo những máy tính phi thường, làm thế nào đi đến mặt trăng, và làm tất cả những việc phi thường mà con người đang thực hiện khắp thế giới. Một tiến bộ thuộc công nghệ phi thường nhất, một cách mạng to tát, đang xảy ra ở đó, và tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều nhận biết việc này. Chúng ta đang trở nên có thông tin nhiều hơn, càng ngày càng có thể gặp gỡ thế giới, gặp gỡ thiên nhiên và những cơn bão của nó, đi đến mặt trăng và ra xa khỏi đó. Cái trí có khả năng lạ thường. Và người ta hỏi: Dốt nát là gì? Bạn biết hiểu biết là gì: đi đến cao đẳng, đại học, nếu bạn đủ may mắn, thâu lượm tất cả hiểu biết sách vở và điều gì những giáo sư và những chuyên gia có thể trao cho bạn trong bất kỳ phạm vi đó – xã hội, kinh tế, vật lý, sinh học, nhân loại học, và vân vân. Điều đó chúng ta gọi là hiểu biết.
Tiếp theo, dốt nát là gì? Rõ ràng, chúng ta là những người dốt nát, và vì vậy chúng ta phải thâu lượm hiểu biết để gặp gỡ xã hội phức tạp lạ lùng này, để sống trong thế giới này. Vì vậy chúng ta nói, ‘Chúng ta phải có hiểu biết, không chỉ kiếm được một công việc tốt hơn nhưng còn cả sống trong thế giới hiện đại này.’ Điều đó là hiển nhiên, điều đó là như vậy. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta sẽ đồng ý rằng điều này là cần thiết. Vậy thì, cái sự việc được gọi là dốt nát là gì? Hay tìm hiểu dốt nát là gì không bao giờ có trong những cái trí của chúng ta? Chúng ta đã thâu lượm hiểu biết, nhưng rõ ràng chúng ta đã không tìm hiểu toàn lãnh vực thuộc dốt nát của con người.
Dốt nát là gì? Liệu nó không là hoàn toàn xem thường, hoàn toàn bỏ quên thế giới thuộc tâm lý, rất tinh tế, và phức tạp, hay sao? Và chắc chắn ở đó cũng vậy, chúng ta có hiểu biết nào đó được trao tặng bởi những chuyên gia, những người triết lý, những người tâm lý, những người phân tích và vân vân. Nhưng lại nữa, chúng ta đã thâu lượm hiểu biết về chính chúng ta qua những người khác, qua Gita, qua Upanishads, Koran, Bible, Freuds, và Jungs. Họ đã chỉ bảo cho con người anh ấy là gì. Điều đó vẫn còn là hiểu biết: được thông tin qua những người khác về chính chúng ta. Liệu hiểu biết này, hay liệu nó là dốt nát tổng thể, khi chúng ta vun đắp thông tin, khi chúng ta học hành từ những người khác về chúng ta là gì và chúng ta nên suy nghĩ như thế nào và chúng ta nên suy nghĩ cái gì? Liệu nó không là chính bản thể của dốt nát khi chúng ta phụ thuộc vào những người khác cho tầm nhìn phía bên trong này, hiểu rõ phía bên trong, quan sát phía bên trong này về những tiến trình xảy ra? Phụ thuộc vào những người chuyên môn để chỉ bảo cho chúng ta phải suy nghĩ ra sao về chính chúng ta, và quan sát chúng ta qua đôi mắt của người triết lý, hay qua đôi mắt của người đạo sư, hay qua đôi mắt của bất kỳ những người lãnh đạo tôn giáo nào khắp thế giới – đó không là dốt nát hay sao? Một mặt chúng ta vun đắp hiểu biết về thiên nhiên, về vật chất, khoa học, và vân vân, và mặt khác chúng ta lại hoàn toàn quên bẵng một sự việc quan trọng nhất trong sống, mà là cấu trúc và bản chất của cái trí riêng của chúng ta. Chắc chắn, đó là dốt nát. Dù có lẽ chúng ta khôn ngoan bao nhiêu, dù chúng ta có những thông tin tốt và uyên bác về tất cả những sự kiện hiện nay, dù chúng ta tài giỏi thuộc công nghệ ra sao, khi chúng ta hoàn toàn bỏ quên điều gì đang xảy ra phía bên trong làn da, nó là một dạng của dốt nát tổng thể. Vì vậy, một mặt bạn có hiểu biết phi thường về một khía cạnh và mặt kia bạn lại dốt nát tuyệt đối về khía cạnh còn lại.
Và dốt nát này, không hiểu rõ về chính chúng ta này, đang tạo ra thảm họa trong thế giới, bất kể tất cả những trường đại học, dù chúng là những trường đại học cộng sản hay những trường đại học tư bản hay những trường đại học trong quốc gia này. Sự bỏ quên hoàn toàn điều gì đang xảy ra phía bên trong, thuộc tâm lý này, và sự phân chia này đang tạo ra thảm họa khôn lường; người ta thấy điều này nếu người ta quan sát, nếu người ta nhận biết được điều gì đang xảy ra trong thế giới. Những nổi loạn của sinh viên khắp thế giới để có việc làm tốt hơn, để tạo ra cuộc sống chắc chắn hơn trong một thế giới quá dư thừa dân số và nơi mọi thứ đã trở thành không chắc chắn, không an toàn lạ kỳ; và bởi vì không thể giải quyết được nó, chúng ta nương dựa những người khác để được thông tin về chính chúng ta, để được hướng dẫn. Và đây là nơi xung đột, đau khổ bắt đầu, khi chúng ta phân chia thế giới thành bên ngoài và bên trong; khi chúng ta hoàn toàn tập trung vào bên ngoài và lại hoàn toàn bỏ bê bên trong; hay trao tất cả ý nghĩ của chúng ta vào bên trong và hoàn toàn không lưu tâm đến bên ngoài, đang tìm kiếm bản thể và không màng đến sự diễn tả của bản thể đó. Vì vậy chúng ta có hai thế giới này: bên ngoài và bên trong. Tương tự như vậy, chúng ta đã phân chia con người thành cái cao hơn, linh hồn, đại ngã, và cơ quan thuộc vật chất như hai trạng thái hay thực thể tách rời. Nhưng nếu người ta nhận biết, người ta thấy rằng chỉ có một liên hệ tương quan giữa cái trí và thân thể đang xảy ra liên tục – một trao đổi giữa thân thể và cái trí, và cái trí và thân thể. Vì vậy câu hỏi không phải là làm cách nào tạo ra một cách mạng bên ngoài. Đã có những cách mạng bên ngoài, mà đã không thay đổi con người gì cả: cách mạng Cộng sản, cách mạng Pháp, và những hình thức cách mạng khác mà đã cố tình hủy diệt hàng triệu con người để cưỡng bách con người tuân phục vào một khuôn mẫu. Tất cả chúng đã hoàn toàn thất bại.
Và chắc chắn chỉ có một cách mạng duy nhất, cách mạng bên trong này, mới gây ảnh hưởng bên ngoài. Không phải bên ngoài trước, rồi sau đó bên trong, hay bên trong trước và bên ngoài là thứ hai; nó là một chuyển động đồng nhất. Vì vậy người ta không thể dốt nát hay bỏ bê phía bên trong, bởi vì những đòi hỏi bên trong, những thôi thúc bên trong, những ham muốn, những động cơ, những thúc đẩy bên trong, thay đổi bên ngoài – hình thức bên ngoài, diễn tả bên ngoài, luân lý bên ngoài. Vì vậy trong thâm nhập bên trong chúng ta không đang lơ là bên ngoài. Chúng ta chỉ đang nói rằng, nếu không có hiểu rõ bên trong, dù bạn có lẽ thay đổi bên ngoài nhiều bao nhiêu bởi những luật lệ mới, những cấu trúc xã hội mới, kinh tế mới, những quy định xã hội mới, bạn không thể giải quyết được vấn đề của con người. Bạn có lẽ mang lại một chút trật tự hơn, trật tự đó rõ ràng sẽ bị hủy hoại bởi những đòi hỏi, tham lam, sợ hãi bên trong riêng của bạn. Vì vậy dù bạn thông thái ra sao, dù bạn có nhiều bằng cấp bao nhiêu, dốt nát là chất lượng của cái trí đó mà hoàn toàn không nhận biết được điều gì đang xảy ra bên trong làn da. Không phải phụ thuộc người giáo sư nào đó, không phải phụ thuộc hệ thống triết học hay một đạo sư đặc biệt nào đó, nhưng tùy theo điều gì đang thực sự xảy ra, không phải dựa vào ‘cái gì nên là’ nhưng ‘cái gì là’. Vì vậy sự phân chia này đang xảy ra trong thế giới và sự bỏ bê hoàn toàn này về điều gì đang xảy ra bên trong tạo ra không chỉ thảm họa mà còn cả một biến dạng hoàn toàn của cái trí con người. Và tôi nghĩ rất quan trọng phải tìm hiểu việc đó. Tìm hiểu, không phải được chỉ bảo tìm hiểu cái gì, quan sát, không phải được chỉ bảo quan sát cái gì.
Trước hết, muốn tìm hiểu cần đến sự tự do. Nếu cái trí bị thành kiến, nếu nó bám chặt vào một niềm tin, giáo điều, hy vọng nào đó – và vì vậy thất vọng và sợ hãi – nó không được tự do để tìm hiểu. Một cái trí bị trói chặt vào một niềm tin nào đó – rằng có một linh hồn, một đại ngã, rằng không có đại ngã và vân vân – bị trói buộc vào một kết luận đặc biệt, thuộc tôn giáo hay không tôn giáo, Marxist hay Vedantist, không thể tìm hiểu. Vì vậy phải có tự do.
Bên trong, chúng ta không được tự do. Bạn có lẽ có tiền bạc, một công việc khiến cho bạn đi lại khắp thế giới – công việc đặc biệt của tôi là đi lại khắp thế giới – nhưng đó không là tự do. Tự do là học hành, thâm nhập, khám phá, tìm ra. Và không thể thâm nhập, học hành nếu có sợ hãi, nếu có một đòi hỏi ép buộc hay một quy định cố chấp. Vì vậy muốn tìm hiểu cần đến sự tự do. Ngược lại người khoa học không thể nhìn vào kính hiển vi và khám phá; anh ấy phải được tự do khỏi tất cả những giả thuyết. Nếu anh ấy nhìn những sự việc qua một kính hiển vi bằng một cái trí có một giả thuyết, anh ấy không thể thấy điều gì thực sự đang xảy ra. Vậy là muốn tìm hiểu toàn thế giới này của chính chúng ta, sự tự do tuyệt đối là cần thiết, không phải sự tự do tương đối.

Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu tự do đó là gì mà sẽ giúp chúng ta quan sát – không phải quan sát cái gì, nhưng sự tự do để quan sát. Nếu có bất kỳ hình thức nào của biến dạng, bất kỳ xuyên tạc, không chỉ trong đôi mắt vật chất nhưng cũng còn trong đôi mắt bên trong, trong cái trí, trong quả tim, lúc đó tìm hiểu không có ý nghĩa gì cả. Không phải như thế sao? Nếu tôi nói, ‘Tôi là một người Ấn giáo’ và quan sát bằng tất cả những thành kiến, những mê tín, và tình trạng bị quy định của tôi, tôi không thể thấy. Tôi sẽ thấy. Tôi sẽ thấy điều gì tôi đã bị chỉ bảo hay bị quy định, chiếu rọi điều đó từ nền quá khứ của tôi, và thấy điều gì tôi nên thấy. Vì vậy tự do là phủ nhận bất kỳ biến dạng nào.
Tự do chỉ có thể khi không có sợ hãi. Sợ hãi ngăn cản người ta không nhìn. Nó giống như một cái trí sống trong bóng tối và đang tìm kiếm ánh sáng. Tự do là chuyển động đó của cái trí và quả tim khi không có sợ hãi thuộc bất kỳ loại nào. Đúng chứ? Vậy thì câu hỏi của chúng ta là: Liệu cái trí và bộ não và các cơ quan vật chất có thể được hoàn toàn tự do khỏi sợ hãi? Lúc này, cùng nhau chúng ta sẽ tìm ra. Bạn sẽ không được chỉ bảo phải làm gì bởi người nói, để cho bạn ghi nhớ và sau đó áp dụng điều gì bạn đã học hành để loại bỏ sợ hãi – đó là điều gì chúng ta đã và đang làm trong hàng triệu năm. Chúng ta sẽ tìm ra cho chính chúng ta sợ hãi là gì, tìm hiểu nó, học hành tất cả về nó, thâm nhập nó, và thấy liệu cái trí có thể làm tự do chính nó hoàn toàn khỏi sợ hãi.

Có sợ hãi, sợ hãi của các cơ quan để tồn tại: sợ hãi thuộc thân thể mà đòi hỏi thực phẩm, quần áo, và chỗ ở; sợ hãi mà nảy sinh khi bạn gặp con rắn hay nguy hiểm. Và có nhiều hình thức sợ hãi khác, một số mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong chốc lát. Sự đòi hỏi có an toàn vật chất cho các cơ quan có thể tồn tại – nó là sợ hãi sao? Bạn hiểu rõ chứ? Khi bạn gặp một nguy hiểm thuộc vật chất và bạn phản ứng đến nó, nó là sợ hãi à? Khi bạn gặp một con rắn hay một con thú hoang nào đó và bạn phản ứng tức khắc, phản ứng đó được đặt nền tảng trên sợ hãi? Làm ơn, chúng ta đang tìm hiểu. Người nói sẽ không bảo cho bạn nó được đặt nền tảng trên cái gì; chúng ta đang học hành, chúng ta đang chuyển tải lẫn nhau. Cơ quan thân thể, cùng bộ não của nó, đã bị quy đinh trong hàng triệu năm để gặp gỡ sự nguy hiểm. Khi bạn thấy một con rắn, có phản ứng tức khắc. Phản ứng đó được đặt nền tảng trên sợ hãi hay trên thông minh?
Hãy tìm hiểu điều này cho chính bạn. Đừng chờ đợi một đáp án từ người nói. Nếu bạn chờ đợi một đáp án, vậy thì bạn biến người nói thành một uy quyền, thành một giáo sư; và như chúng ta đang nói trong một trường đại học, người giáo sư trở thành uy quyền, và tôi hy vọng bạn sẽ không biến người nói thành một uy quyền, bởi vì uy quyền là sự khước từ tự do khi chúng ta đang thâm nhập. Vì vậy không có uy quyền, ít nhất đến mức độ mà chúng ta quan tâm. Và đó là một hành động vĩ đại của hiểu rõ khi bạn gạt đi tất cả uy quyền với mục đích để tìm ra, để thâm nhập – cái trí của bạn được tự do rồi. Và thâm nhập toàn câu hỏi về uy quyền không phải điều gì chúng ta quan tâm vào lúc này. Nhưng trong tìm hiểu sợ hãi, chúng ta sẽ thấy sự liên quan của nó đến uy quyền.
Vì vậy chúng ta đang hỏi: Liệu do bởi sợ hãi mà khơi dậy hành động tức khắc khi bạn gặp nguy hiểm? Mặc dù ngay từ khởi đầu của thời gian những tế bào não và toàn cơ quan thân thể đã bị quy định để phản ứng đến sự nguy hiểm, chắc chắn phản ứng không là sợ hãi nhưng là thông minh. Thông minh đòi hỏi rằng bạn phải tồn tại; nếu không, bạn sẽ đi và và quăng bạn vào gầm một xe buýt! Vì vậy thông minh là nhận biết được sự nguy hiểm và hiểm họa của bị hủy diệt, của không-tồn tại. Tôi biết điều này mở ra nhiều câu hỏi, nhưng chúng ta sẽ gặp gỡ những câu hỏi đó nếu chúng ta bắt đầu hiểu rõ bản chất của sợ hãi.
Lúc này, chúng ta đang thâm nhập vào sợ hãi, không chỉ tại mức độ ý thức mà còn tại những tầng sâu thẳm hơn của cái trí, không phải bằng cách theo sát những từ ngữ nhưng bằng cách quan sát những sợ hãi riêng của chúng ta. Nếu bạn là một sinh viên, bạn sợ hãi về tương lai, rõ ràng như vậy. Trong một quốc gia dư thừa dân số như thế này, có sự hoang mang về những việc làm, và vân vân. Vì vậy có sợ hãi, và khi có sợ hãi chúng ta không thể tìm hiểu – hoặc vào cấu trúc bên ngoài của xã hội hoặc vào lãnh vực tinh tế, phức tạp hơn nhiều của chính chúng ta. Vì vậy người ta phải hiểu rõ, học hành, nhận biết được toàn cấu trúc và bản chất của sợ hãi.
Sợ hãi là kháng cự, và kháng cự hàm ý sự phân chia. Và nơi nào có phân chia có không-an toàn, và vì vậy phải có sợ hãi. Chúng ta đang theo cùng nhau chứ? Chúng ta đã học hành cái gì đó mới mẻ, chúng ta đã khám phá cái gì đó mới mẻ: kháng cự đó có những hình thức khác nhau, như quốc tịch, như gia đình, như niềm tin của tôi và niềm tin của bạn, quan điểm của tôi và quan điểm của bạn, thượng đế của tôi và thượng đế của bạn, cách suy nghĩ của tôi và cách suy nghĩ của bạn, trải nghiệm của tôi đối nghịch với trải nghiệm hay hiểu biết của bạn. Và bất kỳ kết luận nào là một kháng cự. Nơi nào có bất kỳ hình thức của kháng cự, chắc chắn nó phải tạo ra sợ hãi.
Vì vậy cái trí, trong quan sát, đang học hành về bản chất và cấu trúc của sợ hãi. Vì vậy, khi bạn đang học hành về sợ hãi, nó là đang học hành của bạn, không phải đang học hành của tôi đang trao tặng cho bạn. Bạn biết, một trong những việc kỳ lạ nhất trong sống là chúng ta muốn được chỉ bảo phải làm gì, chúng ta luôn luôn đang tìm kiếm ai đó để dẫn dắt chúng ta. Người nói không có gì để cống hiến, ông ta không có thông điệp nào để trao tặng cho bạn. Ông ta không đang chỉ bảo cho bạn phải làm gì hay đang gửi gấm cho bạn những lý tưởng mới, những triết lý mới, hay một bộ mới mẻ của những qui luật. Tất cả ông ta đang nói là, ‘Hãy quan sát, hãy nhìn ngắm.’ Và bạn không thể nhìn ngắm, quan sát, và lắng nghe nếu có sợ hãi.
Vì vậy có sợ hãi khi có bất kỳ hình thức nào của phân chia, và kháng cự. Khi bạn sử dụng từ ngữ ‘chủ nghĩa quốc gia’, bạn phân chia thế giới. Khi bạn tách rời chính bạn như một người Ấn giáo, một người Hồi giáo, một người Parsi, và mọi chuyện của nó, và người khác cũng làm tương tự như vậy, chắc chắn các bạn có những chiến tranh. Vì vậy bất kỳ hình thức nào của tách rời, loại trừ, rõ ràng sẽ tạo ra thảm hoạ và sợ hãi. Đúng chứ? Vì vậy sự kháng cự, mà là dựng lên một bức tường quanh chính người ta, chắc chắn sẽ tạo ra sợ hãi.
Vậy thì sự thâm nhập kế tiếp là: Tại sao cái trí và những tế bào não kháng cự, phân chia như ‘chúng tôi’ và ‘chúng nó’ và vân vân? Tại sao? Tôi không biết chúng ta sẽ thâm nhập câu hỏi này như thế nào, bởi vì cái trí bị phân chia trong chính nó, như tầng ý thức bên ngoài và tầng ý thức bên trong, như truyền thống và hiểu biết mới mẻ, như cái của tôi và cái của bạn. Và một phần, một mảnh, của cái trí nói, ‘Tôi phải tìm hiểu tại sao toàn phân chia và kháng cự này lại xảy ra.’ Kháng cự hiện diện vì chúng ta không muốn bị tổn thương; chúng ta mong muốn được an toàn. Và chính kháng cự đó tạo ra sợ hãi. Vì vậy cái trí, khi nhận ra điều này, chất vấn, ‘Tại sao tôi phân chia, tại sao tôi kháng cự?’ Bây giờ, phần nào của bộ não đang đặt ra câu hỏi này? Nó là một phần mà đã tự-tách rời chính nó hay là tổng thể của thân tâm mà đang đặt ra câu hỏi? Bạn thấy sự khác biệt? Một mảnh của cái trí mà đã tự-tách rời chính nó khỏi sợ hãi nói, ‘Bây giờ tôi đã hiểu rõ rằng sợ hãi hiện diện khi có bất kỳ hình thức nào của kháng cự.’ Cái phần riêng biệt đó đặt ra câu hỏi, ‘Tại sao tôi kháng cự?’ Đó không là câu hỏi sai lầm hay sao? Làm thế nào bạn có thể trả lời một nghi vấn tổng thể, căn bản khi nghi vấn đó bị đặt ra bởi một mảnh nhỏ của cái trí? Đáp án của nó sẽ luôn luôn là từng phần và không đúng thực. Liệu một mảnh của cái trí có thể đặt ra một nghi vấn mà là tổng thể hay sao? Hay chính là một cái trí không-phân chia mới có thể đặt ra nghi vấn này?
Vậy là lúc này, sự thâm nhập không phải cái gì tạo ra sự kháng cự nhưng liệu cái trí có thể thấy tổng thể của sợ hãi: sợ hãi của chết, sợ hãi của bị chi phối bởi một người khác, sợ hãi của không có an toàn, sợ hãi của mất đi cuộc sống của một người – bạn sẽ trả lời mỗi sợ hãi riêng của nó, bằng một trong những phân chia của cái trí, hay bạn sẽ đặt ra một nghi vấn tổng thể mà sẽ có đáp án tổng thể?
Vậy là lúc này, chúng ta sẽ tìm ra, thâm nhập, không phải vào sợ hãi nhưng vào bản chất của một cái trí không-phân chia, để cho khi nó đặt ra một nghi vấn sẽ có một đáp án tổng thể. Bạn nắm được chứ? Lúc này, cái trí và quả tim mà không-phân chia, không-kháng cự và vì vậy không-sợ hãi, và vì vậy có thể thâm nhập vào sợ hãi, là gì? Khi chúng ta nói ‘một mảnh của cái trí’, ‘một miếng’, ‘một phần’, điều đó có nghĩa gì? Bạn có khi nào quan sát cái trí riêng của bạn? Hãy quan sát nó, không sửa đổi nó, không nói nó đúng hay sai, nhưng chỉ quan sát nó? – làm thế nào có vô số những phân chia này trong chính người ta, vô số ham muốn, vô số vui thú, sợ hãi, đau khổ; và làm thế nào có sự theo đuổi vui thú và lẩn tránh đau khổ, sợ hãi. Bạn có khi nào quan sát nó trong chính bạn? Nếu bạn đã quan sát, ai là người quan sát? Anh ấy không là một mảnh của bộ não, của cái trí, đang quan sát? Đó là, một phần, một mảnh, đang quan sát những mảnh khác, những phần bị vỡ vụn khác. Điều này thực sự thú vị. Nếu một mảnh đang quan sát mảnh còn lại, đáp án của nó sẽ luôn luôn là từng phần, và thế là sự kháng cự không bao giờ có thể được giải đáp. Và vì vậy sợ hãi không bao giờ có thể biến mất. Vì vậy câu hỏi của chúng ta là: Cái trí nhìn ngắm, quan sát như thế nào? Nó quan sát như một phần, một mảnh, hay tổng thể của cái trí đang quan sát?
Lúc này, chúng ta đang tìm hiểu liệu cái trí có thể quan sát mà không có bất kỳ mảnh vỡ nào, không có người quan sát đang tham gia. Liệu có một quan sát mà không có miếng, mảnh, đang hành động? Mà là, quan sát không có người quan sát. Người quan sát là mảnh, quá khứ. Khi bạn quan sát cái micro này, hay nghìn ngắm hoàng hôn, cây dừa, hay người vợ của bạn, bạn đang nhìn ngắm qua quá khứ, quá khứ là hiểu biết, thông tin, trải nghiệm, mà cốt lõi là một mảnh. Và chắc chắn quá khứ phải tạo ra sự kháng cự. Bởi vì bạn đã có sợ hãi, bạn đã có vui thú, bạn nói rằng, ‘Chúa ơi, liệu ngày mai tôi sẽ có nhiều đau khổ hơn nữa?’ ‘Liệu, ngày mai tôi sẽ có nhiều vui thú hơn nữa?’ Vì vậy quá khứ là người quan sát, là mảnh vỡ. Và cái trí hỏi, ‘Liệu có thể có sự quan sát mà không có người quan sát?’ Đây thực sự là một nghi vấn quan trọng lạ thường. Bởi vì nếu đáp án là đúng thực, vậy thì bạn đã phá vỡ toàn cấu trúc của nỗ lực, của đấu tranh, của xung đột, và thế là của bạo lực.
Vì vậy muốn tìm ra, người ta phải quan sát cách thấy của người ta trong sống hàng ngày như thế nào: cái nhìn của bạn đến cái cây, đến người vợ hay người chồng của bạn, đến vị giáo sư của bạn, đến tương lai. Và liệu bạn có thể thấy mà không có người quan sát? Bởi vì khi có một người quan sát, anh ấy tạo tác không gian và thời gian, mà là một kháng cự. Vì vậy chính bản thể của xung đột là sự phân chia này giữa người quan sát và vật được quan sát. Và đó là tình trạng bị quy định của chúng ta. Chúng ta đã được nuôi dưỡng như thế từ thời niên thiếu. Đó đã là tình trạng bị quy định của chúng ta trong hàng ngàn năm – cái tôi cao hơn và cái tôi thấp hơn, đại ngã và vật chất, Thượng đế và quỉ dữ, tốt lành và xấu xa, luân lý xã hội và vô-luân lý của nó, và vân vân. Vì vậy, liệu ‘Cái tôi’, đó là quả tim, cái trí, những tế bào não, những cơ quan vật chất có thể tự-quan sát mà không chiếu rọi những hàm ý, những liên tưởng của quá khứ?
Bạn biết, những người sử dụng thuốc men, đặc biệt loại thuốc LSD, đã bảo với chúng tôi rằng khi họ sử dụng dạng đặc biệt của chất hóa học này, không gian giữa người quan sát và vật được quan sát biến mất. Và vì vậy có một liên hệ tức khắc, một tiếp xúc tức khắc, một tiếp xúc trực tiếp, một liên hệ trực tiếp. Bạn thấy những vật như thể bạn chưa bao giờ thấy bất kỳ thứ gì trước kia trong sống của bạn. Tôi biết một người dùng thuốc này và đi đến viện bảo tàng quan sát những bức tranh ở đó. Và những màu sắc và những nét cân đối, chiều sâu, những chuyển màu và ánh sáng anh ấy thấy là cái gì đó không thể tin được. Và việc đó bị gây ra bởi phản ứng hóa học; thế là, bạn lệ thuộc vào thuốc men và bạn phải sử dụng nó nhiều thêm nữa, giống như một người nghiện rượu. Bạn phải luôn luôn sử dụng nó để thấy những tuyệt vời của thế giới.
Bây giờ, điều gì chúng ta đang nói là: nếu không có thuốc men, nếu không có qui trình hóa học – mà cũng xảy ra khi bạn nhịn đói, làm cho thân thể của bạn nhạy cảm lạ thường – nếu không làm bất kỳ trò ma mãnh này, liệu bạn có thể thấy, quan sát mà không có người quan sát? Vậy thì bạn sẽ thấy điều lạ thường nhất đang xảy ra, điều nào đó khác biệt lạ thường với điều gì xảy ra qua thuốc men. Bởi vì lúc đó nó không là một việc bị thôi thúc, không là một việc được vun quén, nhưng một thực tế, trải nghiệm được. Điều đó có nghĩa không có sự tách rời của thời gian và khoảng cách và, vì vậy, không có nỗ lực. Lúc đó sống là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Nếu bạn tạo ra một lỗi lầm, bạn sửa chữa ngay tức khắc. Nếu có chút ít xung đột, bạn quan sát nó và loại bỏ nó; có một loại bỏ của nó qua sự quan sát, bởi vì không có người quan sát. Vì vậy có hành động tức khắc.
Thế là, cái trí quan sát sợ hãi mà không có người quan sát. Chỉ đến lúc đó bạn có thể đặt ra nghi vấn tổng thể. Và đáp án tổng thể, chắc chắn, là, ‘Không có sợ hãi’, mà không là một kết luận hợp lý nhưng một sự kiện thực sự. Hãy quan sát, thưa các bạn, người ta sợ chết. Tôi không biết tại sao, nhưng người ta là như thế. Lúc này, làm thế nào bạn sẽ trả lời nghi vấn đó? Làm ơn, hãy quan sát nó, hãy thâm nhập nó một cách tự do, không đang hỏi rằng liệu có đầu thai hay một linh hồn vĩnh viễn và mọi chuyện như thế. Đó là tất cả những trả lời lỗi thời, truyền thống và thực sự không giải đáp bất kỳ vấn đề nào cả. Bởi vì nếu bạn thực sự tin vào luân hồi, nó có nghĩa rằng lúc này bạn phải sống tại tột đỉnh; nếu không bạn phải trả lại cho nó vào đời sau. Đúng chứ? Và bạn không sống; bạn tin vào luân hồi và vẫn vậy bạn sống theo cái cách cũ kỹ. Vì vậy, niềm tin đó không có giá trị gì cả. Điều gì có giá trị là đang sống của bạn, không phải điều gì xảy ra ngày mai.
Bây giờ, người ta sợ hãi chết. Bạn biết chết, sự kết thúc của các cơ quan thân thể, chết của tất cả điều gì bạn đã ấp ủ, đã giữ gìn quý báu; bạn biết điều gì được hàm ý bởi chết. Lúc này, làm thế nào cái trí nhìn vào vấn đề này? Cái trí kháng cự nó? Cái trí sợ hãi nó? Liệu có một hy vọng trong một ý tưởng luân hồi hay một cuộc đời tương lai, hay ngồi bên cạnh Thượng đế trong một đám mây, và mọi chuyện như thế? Hay cái trí quan sát mà không có người quan sát? Bạn đang theo kịp điều này chứ? Nếu bạn quan sát mà không có người quan sát, liệu có chết hay không? Có chết các cơ quan thân thể. Nhưng lúc đó liệu có một sự việc được gọi là chết mà đã chi phối sống của chúng ta như thế? Hãy tìm ra, không phải qua thuốc men, nhưng qua sự quan sát tổng thể cấu trúc của sợ hãi; hãy tìm ra sự quan sát là gì, sợ hãi là gì, kháng cự là gì, nhận biết được sự kháng cự, nhận biết được không chỉ những sợ hãi tầng bên ngoài mà cũng còn cả những sợ hãi tầng bên trong. Nhưng chúng ta không có đủ thời gian để tìm hiểu vấn đề đó lúc này.
Vì vậy chúng ta quay trở lại câu hỏi căn bản: Dốt nát là gì? Dốt nát là không nhận biết được toàn cấu trúc và bản chất của cái trí, bộ não, và tất cả chuyển động của nó; đó chính là bản thể của dốt nát. Bạn học hành từ những quyển sách, từ những giáo sư của bạn, đậu những kỳ thi, có một vài mảnh bằng và có một việc làm – đó không là gì cả. Nó cần thiết trong thế giới điên cuồng này, nhưng hoàn toàn không nhận biết được chuyển động lạ thường, vẻ đẹp, sự tinh tế, sự mau lẹ của tất cả chuyển động bên trong đó, không ý thức được, không tỉnh thức được nó, không chỉ là dốt nát, nhưng nó còn tạo ra sự hủy hoại riêng của nó.
Có lẽ, nếu bạn không chán nản hay mệt mỏi, bạn muốn đặt ra những câu hỏi. Nhưng trước khi bạn đặt những câu hỏi, hãy tìm ra tại sao bạn đặt ra chúng, bởi vì nếu bạn có thể trả lời ‘tại sao’, vì lý do gì bạn đang hỏi, bạn sẽ tìm ra đáp án cho chính bạn. Chúng ta đặt ra một câu hỏi cho ai đó để chỉ bảo cho chúng ta đáp án, và hoặc đồng ý hoặc không-đồng ý với đáp án đó. Vì vậy lúc đó bạn thực sự không đặt ra một câu hỏi gì cả; bạn chỉ đang cống hiến một quan điểm trong hình thức một câu hỏi. Và quan điểm không là sự thật. Theo lý luận, quan điểm không thể hiện sự thật là gì. Vì vậy nếu bạn tìm hiểu toàn nghi vấn của đặt ra những câu hỏi, nó là một sự việc lạ thường. Tại sao chúng ta đặt ra một câu hỏi? Ai sẽ trả lời? Và khi bạn nghe đáp án liệu bạn có thể hiểu rõ nó? Hay bạn muốn có đáp án tùy theo tình trạng bị quy định của bạn, tùy theo ưa thích và không-ưa thích của bạn? Đó là, khi bạn nghe đáp án, liệu bạn diễn giải nó tùy theo những đòi hỏi và những ham muốn đặc biệt của bạn? Hay bạn đang lắng nghe một cách tự do. Nếu bạn đang lắng nghe một cách tự do và nếu bạn đặt câu hỏi một cách tự do, vậy thì có một vẻ đẹp trong đáp án. Vậy thì, bạn có muốn đưa ra bất kỳ câu hỏi nào hay không?

Người hỏi: Có một vật như là linh hồn hay không?
Krishnamurti: Có một vật như là linh hồn, s-o-u-l linh hồn? Hay s-o-l-e­ một mình? (Tiếng cười) Có cái gì đó tách khỏi thân thể, khỏi bộ não, khỏi suy nghĩ, cái gì đó không thời gian, cái gì đó không bị trói buộc trong lãnh vực của thời gian, không hướng về thời gian? Đúng chứ? Đó là điều gì chúng ta thường thường có ý qua từ ngữ ‘linh hồn’. Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ đó, sự thật đằng sau từ ngữ. Làm thế nào bạn biết rằng linh hồn có tồn tại? Bạn đã được dạy dỗ, phải không? Bạn đã bị quy định – giống như người cộng sản bị quy định để không tin một linh hồn. Bạn bị quy định để tin tưởng một linh hồn, đại ngã, cái tôi siêu việt, vân vân, vân vân, và một người khác bị quy định để không tin tưởng tất cả điều này. Lúc này, chúng ta sẽ tìm ra sự thật của vấn đề. Liệu có cái gì đó vĩnh cửu trong chúng ta? Vĩnh cửu có nghĩa không thời gian, cái gì đó không thể bị tác động bởi suy nghĩ – bởi vì suy nghĩ là thời gian, suy nghĩ là quá khứ. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng có một linh hồn, bạn đã tạo ra nó trong thời gian, và nếu suy nghĩ có thể mang nó vào trong phạm vi của nó, vậy thì nó là bộ phận của suy nghĩ. Thế là, linh hồn không vĩnh cửu; nó là bộ phận của suy nghĩ, và bởi vì đã tạo ra ý tưởng về linh hồn này như cái gì đó vĩnh cửu, suy nghĩ có sự an toàn trong đó.

Vì vậy câu hỏi là: Liệu có cái gì đó vĩnh cửu mà không bị đặt vào chung bởi suy nghĩ, suy nghĩ là trải nghiệm, lặp lại, thói quen, truyền thống, tình trạng bị quy định? Liệu có cái gì đó vượt khỏi thời gian, vượt khỏi tất cả đo lường của suy nghĩ? Bây giờ, muốn tìm ra điều đó – không phải như một niềm tin hay bằng cách lặp lại điều gì Shankara hay Buddha hay người nào đó đã nói – muốn thực sự tìm ra điều đó, suy nghĩ phải hoàn toàn không còn, suy nghĩ là người quan sát. Vì vây nếu bạn quan sát mà không có thời gian, bạn có toàn vũ trụ trong hai mắt của bạn, trong quả tim của bạn.

Người hỏi: Sau cái chết của nó, liệu thực thể ‘cái tôi’, mà cố gắng vô vàn để tích lũy, sở hữu, và thành tựu qua sự tồn tại của nó, và trong tiến trình sống nó trải nghiệm những dòng chảy lần lượt của hạnh phúc và đau khổ, liệu cái tôi đó có tiếp tục tồn tại qua sự vĩnh cửu, miễn là thực thể cái tôi còn ao ước tiếp tục trong cùng hình thức này hay trong bất kỳ hình thức nào khác?

Krishnamurti: Chỉ lắng nghe rất cẩn thận. Câu hỏi này được đặt ra bởi một sinh viên và nó nói về chết, về ‘cái tôi’. Nó không nói về sống có nghĩa gì, sống hạnh phúc, sáng tạo, cùng hân hoan vô cùng trong thế giới. Đây là một câu hỏi kiểu mẫu của Ấn độ. Ở Châu âu và Mỹ họ không đặt ra một câu hỏi như thế. Họ đặt ra những loại câu hỏi khác. Trong quốc gia này, bởi vì chúng ta nghĩ chúng ta là những người tôn giáo, chúng ta đặt ra những câu hỏi này, mà có nghĩa rằng chúng ta đã tách rời tôn giáo khỏi sống, khỏi đang sống hàng ngày. Vì vậy người hỏi đang muốn biết: ‘Cái tôi’ này là gì, và khi thân thể chết đi, liệu cái tôi vẫn còn sống trong một hình dạng khác hay trong cùng hình dạng này, và ‘cái tôi’ đó có một tiếp tục hay không?
Bây giờ rõ ràng rằng từ câu hỏi, ‘cái tôi’ được coi như một vật vĩnh cửu, cái gì đó không thể bị hủy diệt. Liệu có bất kỳ cái gì trong sống mà không thể bị hủy diệt? Liệu có bất kỳ cái gì trong sống mà vĩnh cửu? ‘Cái tôi’ của bạn vĩnh cửu hay sao? Bạn muốn nó được như thế, nhưng nó vĩnh cửu hay sao? Làm ơn hãy tìm hiểu. ‘Cái tôi’ này là gì? Nó không là một mớ của những kỷ niệm: những trải nghiệm của tôi, ngôi nhà của tôi, đồ đạc của tôi, sự nhận dạng cùng người vợ của tôi, con cái của tôi, đồ đạc của tôi, tài khoản ngân hàng của tôi, hay cùng một nghề nghiệp đặc biệt, một khả năng đặc biệt, hay sao? ‘Cái tôi’ mà giận dữ, ghen tuông, đố kỵ, chiếm hữu, thống trị, hung hăng – ‘Cái tôi’ đó vĩnh cửu hay sao? Nó là một ký ức, bạn hiểu chứ? Và ký ức là vĩnh cửu hay sao? Người ta muốn nghĩ rằng ‘cái tôi’ là vĩnh cửu bởi vì, lại nữa, trong đó có sự an toàn rằng ít nhất ‘cái tôi’ vẫn tiếp tục, bất kể các cơ quan thân thể. Và vì thế chúng ta bám vào điều đó. Bạn có lẽ không gọi nó là ‘cái tôi’. Bạn có lẽ gọi nó là cái đại ngã, linh hồn, cái tôi cao hơn, cho nó vô số danh tánh, nhưng nó được sinh ra cùng khuynh hướng, cùng động cơ để có cái gì đó vĩnh cửu trong thế giới không vĩnh cửu này. Và khi người ta quan sát một cách tự do, người ta thấy rằng không có sự việc như ‘cái tôi’ như là một thực thể vĩnh cửu. Vậy thì người ta có lẽ hỏi: ‘Nếu không có gì vĩnh cửu, tại sao lại vun đắp bất kỳ đạo đức nào? Làm việc đó có ý nghĩa gì? Tất cả trải nghiệm này là gì?
Muốn tìm ra sự thật của vấn đề, thưa bạn, bạn phải tìm hiểu toàn vấn đề này của cái gì đang suy nghĩ, tìm hiểu liệu suy nghĩ, được gắn kết với ‘cái tôi’ – đồ đạc của tôi, trải nghiệm của tôi, vui thú của tôi, sợ hãi của tôi – có bất kỳ vĩnh cửu nào hay không. Chắc chắn nó không-vĩnh cửu. Cái gì có, nếu người ta có thể sử dụng từ ngữ ‘vĩnh cửu’, là chuyển động của sự sống. Chuyển động – không phải chuyển động của bạn và chuyển động của tôi, chỉ vẻ đẹp của chuyển động. Và chuyển động cùng chuyển động đó, không người quan sát, là nhận biết được cái gì đó thuộc một kích thước hoàn toàn khác hẳn.
Bạn biết không, thưa bạn, thiền định là một trong những sự việc quan trọng nhất trong sống. Thiền định là một sự việc tuyệt vời. Muốn hiểu rõ thiền định là gì bạn phải hiểu rõ người thiền định. Người thiền định là thiền định và không còn gì nữa. Và nếu bạn hiểu rõ người thiền định, bạn đã hiểu rõ sự khởi đầu tổng thể và sự kết thúc của sống.

Ngày 19 tháng mười hai năm 1969

J. KRISHNAMURTI

Trích:TẠI SAO BẠN ĐANG ĐƯỢC GIÁO DỤC?
WHY ARE YOU BEING EDUCATED?
[www.thuvienhoasen.org ]
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 2-2011 –

Giòng Sông Của Ðời Sống

Giòng Sông Của Ðời Sống

Tôi tự hỏi có khi nào bạn đi dọc theo bờ sông, bạn chợt thấy có một cái vũng ao nhỏ nằm kế bên giòng sông hay không? Chắc là có, anh chàng câu cá nào đã đào chơi để đó. Bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt: giòng sông thì rộng, sâu, luôn trôi chảy không ngừng nghỉ, trong khi vũng nước đặc sệt những bùn lầy vì nó nằm một chỗ, không thông thương với giòng sông. Dĩ nhiên là không thể nào có cá lội trong vũng nước đó được, không thể nào sinh động như giòng sông. Bạn có thấy nhân loại giống như thế hay không? Mỗi người tự đào lấy một cái vũng nhỏ cho mình, ẩn nấp trong đó, tự tách rời ra khỏi mạch sống của cuộc đời kẹt cứng trong vũng nước ao tù đó cho tới chết và gọi là sự dính mắc, thối rửa, đó là kiếp người.

Không phải sao? Tất cả chúng ta đều mong cầu sự vĩnh cửu, chúng ta muốn một thú vui nào đó cứ kéo dài vô tận. Chúng ta đã đào một cái hố nhỏ rồi dùng gia đình, phong tục tập quán, tôn giáo làm hàng rào tự giam mình trong đó, chết trong đó. Chúng ta đã để đời sống trôi qua. Cái đời sống tuy vô thường, luôn luôn biến đổi chớp nhoáng, nhưng là một đời sống có chiều sâu thăm thẳm, có vẻ đẹp tuyệt vời và có sức sống kỳ diệu! Nếu bạn chịu khó ngồi yên lặng cạnh giòng sông, bạn sẽ nghe được tiếng sóng vỗ, tiếng nước chảy. Ðó là khúc hát của dòng sông! Luôn luôn có một sự chuyển động hướng về chỗ sâu thẳm hơn, bao la hơn. Ngược lại, trong vũng bùn kia, mặt nước ao tù ứ đọng không hề có một sự sống nào. Nếu đem đối chiếu, bạn sẽ thấy phần lớn chúng ta muốn hiện hữu theo kiểu vũng nước ao tù, tách rời khỏi quy luật của đời sống. Chúng ta cho rằng kiểu hiện hữu này là đúng, do đó chúng ta phát minh ra hàng loạt những triết lý để biện minh cho nó. Chúng ta muốn được an toàn, muốn né tránh tất cả mọi xáo trộn trong đời sống . Sự kiện nói trên có ý nghĩa bạn mong cầu những chuyện vui sướng sẽ không bao giờ chấm dứt, trái lại những điều buồn khổ, khó khăn cần phải chấm dứt càng sớm càng tốt! Chúng ta muốn tên tuổi chúng ta được mọi người biết đến, muốn gia đình tài sản còn mãi mãi, lưu truyền đến đời con cháu. Muốn kéo dài một cuộc sống vĩnh cửu trong vũng nước ao tù, muốn mọi việc không thay đổi gì cả. Vì lẽ đó chúng ta đã dựng lên một xã hội nhằm bảo đảm cho sự tồn tại của tài sản, tên tuổi, danh vọng của chúng ta. Nhưng tiếc thay, cuộc sống không phải như vậy! Cuộc sống vốn dĩ vô thường! Cũng giống như những chiếc lá xanh tươi trên cây kia rồi một ngày nào đó cũng phải lìa cành! Tất cả mọi vật đều biến dời. Có bao giờ bạn thấy bức tranh tuyệt mỹ của một bóng cây trơ cành in trên nền trời bao la hay chưa? Ðường nét của những cành khẳng khiu trụi lá, là cả một bài thơ hay một khúc hát tuyệt vời. Không còn một chiếc lá nào, nhưng rõ ràng là cây đang chờ mùa xuân tới để rồi một lần nữa lá xanh sẽ rì rào reo vang đầy cành, qua mùa Thu hong lá cho vàng úa, để rồi đến đầu Ðông gió sẽ cuốn đi hết. Ðó chính là đời sống! Nhưng chúng ta không hề nghĩ như vậy. Chúng ta bám víu vào con cái, nhà cửa, truyền thống, tên tuổi... Vì chúng ta muốn mọi sự đều còn hoài. Ðó chính là lý do khiến ta sợ chết! chúng ta sợ đánh mất những cái mà chúng ta đã quen thuộc, đã biết. Cuộc đời không đứng yên một chỗ như ta muốn. Lá rụng, tuyết tan, trăng tàn, hoa úa, người vật đều sẽ chết..v..v.. Vậy cớ sao ta lại cứ muốn đi ngược lại để tham cầu địa vị, quyền thế cứ còn mãi mãi Cuộc sống giống như một giòng sông: Trôi chảy không ngừng, luôn luôn tìm tòi, khám phá, thúc giục, sóng nước tràn lên bờ, soi vào tận những hang hóc xa xôi. Khổ thay! cái tâm con người lại không chịu chấp nhận chuyện đó. Chúng ta nghĩ nếu phải sống thường xuyên trong cảnh biến dời như thế thì quá nguy hiểm, quá bất trắc. Còn đâu là sự bình an nữa! Vì thế mỗi người tự xây lấy một thành trì kiên cố bằng những bức tường tập tục, giáo điều, triết lý, chánh trị, xã hội. Rồi thì gia đình, tên tuổi, danh vọng... mà chúng ta khổ công gây dựng... tất cả đều nằm gọn trong những bức tường này, xa rời khỏi cuộc sống. Họ không hề biết rằng cuộc sống nằm ở ngoài những bức tường, cuộc sống luôn luôn biến đổi, luôn luôn tìm cách xâm nhập để phá vỡ những bức tường chứa đầy hệ lụy, khổ đau này. Thượng Ðế hay thần thánh nằm trong những bức tường này đều là giả tạo, những giáo điều, triết lý trong đó cũng vô nghĩa vì đời sống thực sự là ở ngoài những bức tường kia. Một cái tâm không bị giam hãm trong những bức tường này, không mang gánh nặng của những tích lũy, thủ đắc; Một cái tâm với sự hiểu biết chân chính để sống theo định luật vô thường của vũ trụ, cái tâm ấy chính là đời sống. Cái tâm cứ đi tìm kiếm sự trường tồn sẽ sớm đi đến chỗ chết cứng, giống như vũng nước ao tù ở cạnh giòng sông đầy dẫy thối rữa, hư nát. Khi bạn hiểu được điều này, cuộc đời bạn sẽ hoàn toàn thay đổi, tương quan giữa bạn và đời sống, với bạn bè, vợ chồng con cái sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Lúc ấy bạn sẽ không cần phải tự chứng minh bằng cách đạt tới một mục tiêu nào cả, vì bạn hiểu rõ mọi sự tham cầu đều chỉ đem lại khổ đau và buồn phiền. Lúc bạn khám phá ra sự thật kỳ diệu của đời sống, bạn sẽ tìm thấy cái đẹp của tình thương, lòng nhân ái. Về phần cái tâm cố sức đào xới một vũng nước phẳng lặng, an toàn, trường tồn... chỉ dẫn dắt đến sự tối tăm, thối nát. Một khi đã ngủ yên trong vũng nước ao tù đó rồi, người ta sẽ ngại ngùng, không muốn phiêu lưu, tìm tòi, khám phá gì nữa. Bạn có biết tôn giáo là gì không? không phải bài ca ngợi Chúa trong giáo đường, cũng không phải tụng kinh nơi chùa chiền hoặc bất cứ một hình thức lễ nghi hay mê tín dị đoan nào do con người bày đặt ra. Tôn giáo thực sự là những tình cảm thân thương, là tình yêu vĩnh cửu, cũng giống như giòng nước trên sông cũng mãi mãi lưu chuyển không ngừng. Với sự hiểu biết này, sẽ có một khoảnh khắc nào đó bất chợt bạn thấy những cuộc săn đuổi, tìm kiếm không còn cần thiết nữa! Và sự dừng lại này, sự chấm dứt này chính là khởi đầu cho một trạng thái khác hoàn toàn mới lạ, vượt ra ngoài những phát minh hay những trò chơi của trí óc. Bạn thể nhập vào chính đời sống, đó là tôn giáo thật sự. Bạn chỉ làm được điều này khi bạn từ bỏ cái vũng ao tù để hòa nhập vào với giòng sông của cuộc đời. Lúc ấy, bạn cứ phó mặc cho cuộc đời đưa đẩy bạn, nó sẽ dẫn dắt bạn, tự bạn không phải làm gì cả. Vì bạn đã là một phần của đời sống rồi. Bạn không phải lo lắng cho sự an toàn, không phải quan tâm tới điều thiên hạ bàn tán hay không bàn tán. Ðó chính là vẻ đẹp của cuộc sống.
Hỏi : Ðiều gì làm chúng ta sợ chết ?
KrishnamurtiBạn có nghĩ khi chiếc lá lìa cành nó có sợ chết hay không? Cánh chim bay trên trời tìm cách tránh chết? Không! chúng nó không hề quan tâm tới cái chết. Chúng nó quá bận rộn đi kiếm sâu, làm tổ, ca hát, hay bay lượn rất là vui thú. Bạn có khi nào thấy một cánh chim soải thẳng lên trời xanh buông thả tận cùng, không đập cánh để mặc cho gió đưa đi? Chắc là chúng chẳng buồn nhớ đến cái chết làm chi, chúng đang tận hưởng cuộc đời. Nếu cái chết đến, được thôi! tức là chấm dứt sống. Cái gì xảy ra sẽ xảy ra; bây giờ hãy cứ sống tận cùng từng giờ từng phút. Chỉ có chúng ta, cứ mãi bận tâm về cái chết, vì chúng ta không biết sống. Chúng ta đang chết mà không biết. Những người già đi gần tới nấm mồ đã đành, nhưng những người trẻ cũng không xa lắm đâu! Chúng ta sợ chết vì chúng ta sẽ mất vợ con, bạn bè; mất những cái khổ công học hỏi, gầy dựng. Nếu như có thể đem theo hết những thứ đó, có lẽ chúng ta ít sợ chết hơn chăng? Bạn thử sống một ngày xả bỏ tất cả những lo âu, dẹp bỏ mọi chuyện qua một bên để xem xét sự gì xảy ra! đừng mang những buồn phiền từ ngày này sang ngày nọ, từ giờ này qua giờ khác. Khi bạn được giải thóat khỏi những ràng buộc này, bạn được tự do, từ đó một cuộc sống mới nảy sinh ra bao gồm cả sự sống lẫn cái chết. Chết chỉ là sự chấm dứt một trạng thái, và chính trong cái chết có ẩn chứa một sự đổi mới.
Hỏi: Công trình của nhân loại là gì ?
Krishnamurti: Theo bạn nó là gì? Phải chăng là đi học, thi đậu, kiếm việc làm và cứ thế mà tiếp tục cho đến hết đời! hoặc là đi nhà thờ, lui tới chùa chiền, gia nhập hội đoàn? Hay giết chết thú vật để ăn thịt? Còn nữa, xây cầu cho xe cộ chạy qua sông, đào giếng để lấy nước uống, khoan giếng dầu, leo núi, chinh phục không gian, sáng tác thi văn, yêu thương thù hận... ? Chung quanh chúng ta, thiên hạ đang xây dựng một nền văn minh để rồi sẽ bị sụp đổ vài thế kỷ sau đó, gây ra chiến tranh, tạo ra Thượng Ðế theo hình ảnh của con người, tàn sát đồng loại, nhân danh tôn giáo hay tổ quốc, thảo luận hòa bình và tình anh em trong khi đối xử tàn tệ với đồng loại. Ðó là công trình của con người ư? !! Tất cả những sự việc kể trên đưa tới sự đổ nát và khốn cùng, xáo trộn và tuyệt vọng. Tột đỉnh xa hoa hiện hữu ngay kế bên tận cùng nghèo khổ, bệnh tật, đói khát. Còn gì nữa? còn gì được coi là công trình thực sự của con người? Phải chăng là khám phá ra chân lý; là yêu thương mọi người chớ không phải là lòng ích kỷ, chỉ quan tâm tới những hoạt động trong phạm vi nhỏ hẹp của mỗi người.
Hỏi: Tại sao chúng ta tôn thờ Thượng Ðế ?
Krishnamurti: Thực ra chúng ta không hề tôn thờ Thượng Ðế. Bạn đừng cười. Chúng ta đâu có yêu Thượng Ðế, vì nếu chúng ta yêu Thượng Ðế thì chúng ta sẽ không tôn thờ Thượng Ðế. Khi tôn thờ có nghĩa là bạn sợ sệt. Ðền đài, những nơi thờ phượng thiêng liêng không phải là không có Thượng Ðế trong đó. Ðấy chỉ là sản phẩm tạo ra từ lòng sợ hãi mà thôi. Chỉ những người đau khổ, những người sợ sệt mới tôn thờ Thượng Ðế. Và thường chính những kẻ quyền thế, giàu sang, địa vị là những kẻ đau khổ. Hạnh phúc chỉ có khi bạn tự giải thoát ra khỏi ràng buộc đó, nhất là sự tôn thờ Thượng Ðế. Chỉ có những kẻ khốn khổ, bị dằn vặt, đang tuyệt vọng là thường lui tới chỗ thờ phượng để van cầu, xin xỏ. Nếu họ tạm gác sự tôn thờ để suy nghĩ về sự khốn khổ của mình, hiểu rõ bản chất của nó; họ sẽ trở thành người hạnh phúc, vì lúc ấy họ khám phá thấy đâu là chân lý, đâu là Thượng Ðế. 

Krishnamurti
Diệu Quế dịch